Lý luận về giá trị và vận dụng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
-------***-------
BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: Lý luận về giá trị và vận dụng trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của kinh tế Việt Nam.
Họ tên sinh viên : Đỗ Nguyễn Minh Đức
Lớp tín chỉ : Kinh tế chính trị Mac-Lenin(221)-10
Mã sinh viên : 11217520
GV hướng dẫn : Tô Đức Hạnh
Hà Nội, 4/2022
Mục lục
I. Lý luận về giá trị :......................................................................3
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa :..........................3
1.1, Khái niệm:...........................................................................................3
1.2, Các thuộc tính của hàng hóa :...........................................................3
1.3. Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị hàng hóa.....................................4
2. Lượng giá trị của hàng hóa...................................................4
2.1. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa................................................5
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng......................................................................5
II, Thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế...............................7
1. Thực trạng...............................................................................7
2. Đánh giá về thực trạng nền kinh tế việt nam.......................9
2.1. Kết quả đạt được.................................................................................9
2.2, Hạn chế và nguyên nhân..................................................................10
III, Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam..........................................................................12
1. Với Nhà nước........................................................................12
2. Đối với doanh nghiệp...........................................................13
2
Nội dung
I. Lý luận về giá trị :
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa :
1.1, Khái niệm:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động mà có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người thông qua trao dổi, mua bán.
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích trao
đổi, mua bán trên thị trường
Hàng hóa được biểu hiện dưới hai dạng: hữu hình ( như xe máy, ô tô, đồ
ăn,…) hoặc phi vật thể (như các dịch vụ vui chơi giải trí,….)
1.2, Các thuộc tính của hàng hóa :
Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau thì sản xuất hàng hóa có bản
chất khác nhau, nhumg hàng hóa đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị
sử dụng :
1.2.1, Giá trị sử dụng :
Giá trị sử dụng là giá trị sử dụng là công dụng của vật phầm có thể thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người (có thể là nhu cầu vật chất hoặc tinh thần)
Hàng hóa nào cũng có ít nhất một công dụng nhất định. Chính công dụng
đó (tính có ích đó) cấu thành nên giá trị sử dụng của hàng hóa.
Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện theo tiến trình phát triển của
khoa học - kỹ thuật và của cả lực lượng sản xuất. Vì vậy, khi xã hội càng tiến bộ,
lực lượng sản xuất càng phát triển thì giá trị sử dụng ngày càng phong phú
Giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn, và là giá trị sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua. Cho nên, nếu là người sản xuất thì
phải chủ ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
1.2.2, Giá trị của hàng hóa
Để phát hiện ra giá trị của hàng hóa, cần xét trong mối quan hệ trao đổi
3
Ví dụ, ta có mối quan hệ trao đổi 2 cân dưa = 3 cân thóc.
Để có được sự trao đổi như vậy là vì giữa chúng có một điểm chung,
nhưng không phải là giá trị sử dụng, cho dù giá trị sử dụng là yếu tố cần thiết để
trao đổi đó được diễn ra. Mặc dù vậy, điểm chung đó phải nằm ngay trong hàng
hóa, và nếu loại giá trị sử dụng sang một bên thì giữa chúng còn tồn tại một cái
chung nhất: đều là sản phẩm của lao động. Một lượng lao động bằng nhau đã
hao phí để sản xuất ra giá trị sử dụng trong quan hệ trao đổi đó. Lao động hao
phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu ngay bên trong hàng hóa chính là cơ sở để
trao đổi và đây được gọi là giá trị của hàng hóa.
Như vậy, giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa. Thực chất trao đổi hàng hóa với nhau chính là trao đổi lượng lao
động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó với nhau. Do đó,
bản chất xã hội của giá trị hàng hóa là biểu hiện quan hệ sản xuất, quan hệ giữa
người sản xuất hàng hóa với nhau.
1.3. Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị hàng hóa
Giữa giá trị và giá trị hàng hóa tồn tại mối quan hệ biện chứng, vừa thống
nhất mà vừa mâu thuẫn với nhau. Trong đó giá trị là nội dung, là cơ sở quyết
định giá trị trao đổi còn giá trị chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa
trong trao đổi mà thôi.
Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí
của mình chứa đựng trong các hàng hóa. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã
hội giữa những người sản xuất hàng hóa. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn
liền với nền sản xuất hàng hóa. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá
trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
Trước khi thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa phải thực hiện giá trị của
nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.
2. Lượng giá trị của hàng hóa
Chất giá trị hàng hóa chính là lao động trừu tượng của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Do đó, lượng giá trị của hàng hóa do lượng
lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
2.1. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa
4
Trên thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa nhưng trong
các điều kiện làm việc khác nhau khiến thời gian lao động hao phí để sản xuất ra
hàng hóa đó là khác nhau.
Nhưng lượng lao động đã hao phí phải được tính bằng thời gian lao động
mà xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của các đơn vị cá biệt mà
là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao đông xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ
thuật trung bình, trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình
và trong điều kiện làm việc bình thường. Về bản chất, thời gian lao động xã hội
cần thiết là mức hao phí lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng hóa.
Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể thay đổi. Do đó, lượng giá trị của
hàng hóa cũng thay đổi.
Thông thường trong thực tế, thời gian lao động xã hội cần thiết do thời
gian lao động cá biệt của người cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị
trường quyết định.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng
2.2.1. Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian
cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động
cần thiết trong một đơn vị hàng hóa. Do vậy giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa sẽ
giảm xuống khi năng suất lao động tăng lên.
Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Trình độ khéo léo trung bình của người công nhân
- Mức độ phát triển của khoa học,
- Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào
sản xuất.
- Sự kết hợp của xã hội trong quá trình sản xuất
5
- Quy mô và hiệu xuất của tư liệu sản xuất.
- Các điều kiện tự nhiên.
Mục tiêu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được bằng
cách tăng doanh thu thông qua mở rộng thị trường, tăng số lượng sản phẩm tiêu
thụ và hạ giá thành sản phẩm. Tăng năng suất giúp cho doanh nghiệp đạt được
mục tiêu nêu trên. Có thể nói, tăng năng suất là yếu tố gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Năng suất chính là thước đo hiệu quả nhất trong
việc tối ưu các nguồn lực để đạt được mục tiêu
2.2.2. Cường độ lao động
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao
động trong sản xuất.
Việc tăng cường độ lao động làm tổng số hàng hoá sản xuất ra tăng lên và
sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Song, giá trị của một đơn vị hàng
hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời
gian lao động. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố như trình độ
tay nghề, công tác tổ chức và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao
động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự
phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.
2.2.3. Tính chất phức tạp của lao động
Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia lao động thành lao
động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một
cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ mà vẫn có thể
thao tác được. Đây là lao động mà bất kì người nào có khả năng lao động đều có
thể làm được.
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua đài
tạo theo yêu cầu của những chuyên môn nhất định.
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra
nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao
động giản đon được nhân bội lên.
6
Muốn sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng tốt đòi hỏi lao động kết
tinh trong đó phải phức tạp, tỉ mỉ. Vì vậy, tay nghề của lao động rất quan trọng.
Khi người lao động có trình độ cao hơn, đồng nghĩa lao động phức tạp kết
tinh trong hàng hóa tăng lên, làm cho sản phẩm làm ra ngày càng có chất lượng,
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là một trong những điều kiện để tăng
năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường trong nước và trên thế
giới.
II, Thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế
1. Thực trạng
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so
với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và
3,66% của quý I năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I
năm 2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng
góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm tỷ trọng 10,94%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,97%;
khu vực dịch vụ chiếm 41,70%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm
9,39% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2021 là 11,61%; 36,61%; 42,38%;
9,40%).
Về sử dụng GDP quý I năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,28% so với
cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 3,22%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
tăng 5,08%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,20%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 02/2022 ước đạt 23,42 tỷ
USD, cao hơn 470 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 3/2022, kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 34,06 tỷ USD, tăng 45,5% so với tháng trước và
tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý
I/2022 ước đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
khu vực kinh tế trong nước đạt 23,27 tỷ USD, tăng 22%, chiếm 26,3% tổng kim
ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 65,31 tỷ
7
USD, tăng 10%, chiếm 73,7%. Trong quí I năm 2022 có 15 mặt hàng đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt
hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 58%).
Tính chung quí I năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất
siêu 809 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,76 tỷ USD). Trong đó, khu
vực kinh tế trong nước nhập siêu 6,16 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 6,97 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm
2022 ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là
mức vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I năm 2022 ước
tính là 51,2 triệu người, tăng 441,1 nghìn người so với quý trước và tăng 158,9
nghìn người so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt
68,1%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,6 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước; lao động 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính là 50 triệu
người, tăng 132,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi lao động của cả nước quý I năm 2022 ước tính là 2,46%, trong đó tỷ lệ
thất nghiệp khu vực thành thị là 2,88%; khu vực nông thôn là 2,19%. Tỷ lệ thiếu
việc làm trong độ tuổi lao động của cả nước quý I năm 2022 ước tính là 3,01%,
trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 2,39%; khu vực nông thôn là
3,40%.Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lê thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm
so với quý trước, tuy vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm
dần.
GCI 4.0 năm 2019 xếp hạng Việt Nam ở vị trí 67/141 quốc gia trên thế
giới, và đứng ở vị trí 7/9 quốc gia ASEAN (tương tự như 2018, Việt Nam vẫn
chỉ đứng trên Lào và Campuchia). So với 2018, Việt Nam đã tăng 3,5 điểm tổng
thể (từ 58 điểm lên 61,5 điểm), cao hơn điểm trung bình toàn cầu (60,7 điểm) và
tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên vị trí 67). Điều đáng ghi nhận là Việt Nam là quốc
gia có điểm số và thứ hạng tăng nhiều nhất trên bảng xếp hạng GCI 4.0 2019. Sự
thăng hạng này cho thấy năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Việt Nam đã được
đánh giá là cải thiện vượt trội so với những lần đánh giá trước đó.
8
Trong khi đó, Việt Nam đang bắt kịp đà tăng chỉ số ĐMST của thế giới.
Trong bảng xếp hạng GII 2021, Việt Nam xếp thứ 44 trên 132 quốc gia/nền kinh
tế (so với thứ hạng 42 năm 2019 và năm 2020) sau khi WIPO đã cập nhật số liệu
GDP theo tính toán mới của Việt Nam (tăng khoảng 36% so với năm 2020).
2. Đánh giá về thực trạng nền kinh tế việt nam
2.1. Kết quả đạt được
Trải qua một đợt đại dịch COVID-19 kéo dài cùng với các biến thể mới,
nền kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng rất nặng nề. Tăng trưởng kinh tế năm
2021 chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Tuy vậy, theo dự báo
của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt
6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023. Và trên thực tế, kinh tế-xã hội nước ta ba
tháng đầu năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh
vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Đó chính là một dấu hiệu tích
cực cho một nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch.
Về xuất nhập khẩu hàng hóa: Trong tháng 3/2022, hoạt động xuất, nhập
khẩu hàng hóa hồi phục mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa
ước đạt 66,73 tỷ USD, tăng 36,8% so với tháng trước và tăng 14,7% so với cùng
kỳ năm trước. Trước khó khăn của đại dịch những con số như vậy thật sự rất
đáng mừng, khẳng định hàng hóa Việt Nam đang vững bước và khẳng định
mình hơn trên trường quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế.
Việc giảm cơ cấu lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng lượng lao
động các ngành công nghiệp, dịch vụ cho thấy nước ta đang đi đúng hướng
trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động sao cho phù hợp với xu hướng vận động
và phát triển của nền kinh tế, đẩy mạnh hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước
tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538
USD so với năm 2020) chứng tỏ việc Nhà nước, doanh nghiệp và bản thân
người lao động đang ngày càng nhận thức được những tác động của cách mạng
công nghiệp 4.0. Vì thế người lao động đã không ngừng rèn luyện nâng cao tay
9
nghề, Nhà nước và doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào khoa
học - công nghệ, vào quá trình đào tạo, gia tăng nguồn lao động chất lượng cao
để phục vụ sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) đang tăng trong các năm gần đây,
phản ánh sức hút của nền kinh tế Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng
cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quý I năm 2022, vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so
với cùng kỳ năm trước - đây là mức cao nhất của quý I trong 5 năm qua. FDI
vừa là thách thức nhưng cũng là động lực để giúp các doanh nghiệp trong nước
đổi mới, cải tiến về chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị hiếu
của người tiêu dùng.
2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Năng suất lao động của nước ta trong giai đoạn gần đây đang liên tục gia
tăng (Trong giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam
là 5,1%, cao hơn mức trung bình của ASEAN, chỉ đứng sau Campuchia), nhưng
nếu so sánh thì mức tăng này vẫn thấp hơn Trung Quốc là 7% và Ấn Độ là 6%.
Mức tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam vẫn chưa đủ nhanh để thu
hẹp khoảng cách với các quốc gia khác gia. Cụ thể, năng suất lao động của Việt
Nam vẫn thấp hơn 26 lần so với Singapore, 7 lần so với Malaysia, 4 lần so với
Trung Quốc, 2 lần so với Philippines, 3 lần so với Thái Lan. Đáng nói hơn khi
chúng ta đang bị tụt hậu 10 năm so với Thái Lan, 40 năm so với Malaysia và 60
năm so với Nhật Bản. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ
phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức
năng suất lao động của các nước.
Nước ta có một nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ thấp, chủ yếu là
lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo. Tỉ lệ lao động qua đào tạo năm 2021 đạt
71,2%, tăng thêm 1,2% so với năm 2020, tương ứng có 566.120 lao động qua
đào tạo của lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (ước
tính năm 2021 là 795.100 người). Tuy đã có tăng nhưng còn là quá thấp với một
nước đang chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa. Chính vì
công nhân không lành nghề nên chất lượng sản xuất thấp, năng suất lao động
không được tối ưu. Đặc biệt, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ sơ
10
cấp trở lên tại khu vực nông thôn chỉ đạt 16%, thấp hơn nhiều so với khu vực
thành thị (39,3%). (Số liệu cập nhật tháng 1/2022). Đây là một thách thức lớn
trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn.
Đổi mới công nghệ cũng là một vấn đề rất nhức nhối khi mà nó đang diễn
ra rất chậm, không đồng đều. Phần lớn doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam vẫn
đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ,
trong đó có đến 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước
ngoài thuộc thế hệ những năm 1960-1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50%
thiết bị được tân trang lại. Tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Việt Nam là dưới 0,5% doanh thu (trong khi Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc 10%). Tỷ
lệ đổi mới máy móc, thiết bị hàng năm chỉ đạt khoảng 10% trong 5 năm vừa qua
(các nước khác trong khu vực tỷ lệ tương ứng là 15-20%). Bên cạnh đó môi
trường và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp không được đảm bảo, ảnh
hưởng tới sức khỏe và năng suất của người lao động. Thực trạng này đang đặt ra
những thách thức lớn đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật, cũng như điều kiện lao động kém sẽ tạo ra
chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định khiến cho hàng hóa của Việt Nam khó
cạnh tranh hơn.
Tỷ lệ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến trên 95% tổng số
doanh nghiệp đăng ký, vì vậy các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, nhất là
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thị trường toàn cầu do các công ty đa quốc
gia, xuyên quốc gia chi phối. Thêm nữa các khó khăn chung mà các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải như: Tình trạng thiếu vốn, khó tiếp cận các
nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đang là rào cản lớn
nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
III, Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế Việt Nam
Với việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA),
việc nâng cao năng lực cạnh tranh là thiết yếu. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng
của cả Nhà nước và bản thân mỗi doanh nghiệp.
11
1. Với Nhà nước
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Nhà nước đẩy mạnh hoàn thiện môi
trường pháp lý, cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp. Theo đó, tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, trước hết là chi phí
bất hợp lý phát sinh từ quản lý nhà nước; ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm
phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; cắt giảm, đơn giản hóa
quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, nộp thuế, bảo hiểm xã hội để nâng cao
Chỉ số Môi trường kinh doanh của Việt Nam. Tăng cường cải cách, cắt giảm,
đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh phân
cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát. Đồng thời, không ngừng
cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; nghiên
cứu nội dung của các Hiệp định thương mai tự do (FTA) thế hệ mới để thay đổi
thể chế, tạo dựng môi trường, chính sách kinh tế phù hợp với nội dung của các
hiệp định này.
Để doanh nghiệp có thể tiếp cận gần hơn tới các nguồn vốn tín dụng, các
ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường;
cải tiến thủ tục cho vay, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm rút ngắn
thời gian xét duyệt cho vay; tăng cường sự hỗ trợ về vốn, cơ chế, chính sách,
luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục - đào tạo, tư vấn về thiết bị, công nghệ
hiện đại... cho doanh nghiệp.
Nhà nước cần có các thể chế, chính sách phù hợp để phát triển khoa học -
công nghệ; hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, tăng
cường huấn luyện để năng cao trình độ, trang bị các tri thức căn bản cho các cán
bộ quản lý doanh nghiệp và người lao động. Ngoài ra, Nhà nước cần tạo môi
trường khuyến khích, hình thành, phát triển liên kết doanh nghiệp; tăng cường
liên kết, hợp tác đa phương; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược nhằm phát triển
xuất khẩu về lâu dài.
Nhà nước cũng cần chủ động kết nối với các tổ chức quốc tế; tạo lập kênh
phối hợp để cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin nhằm đánh giá, xếp
hạng khách quan, chính xác. Cùng với đó, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp
thuộc một số ngành phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như:
dệt may, kim loại chế tạo, linh kiện, phụ kiện ô tô,… ; tập trung phát triển và đẩy
12
mạnh một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như: sắt, thép, vải,
vật liệu mới...; phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp chủ chốt,
ngành chiến lược có lợi thế cạnh tranh.
2. Đối với doanh nghiệp
Cùng với các biện pháp và sự nỗ lực của Nhà nước, các doanh nghiệp
cũng đóng một vai trò cực kì to lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Do
đó, để dần dần chiếm được ưu thế trong cạnh tranh doanh nghiệp cần nắm bắt
các cơ hội, tận dụng tối đa các thay đổi, hỗ trợ đến từ Nhà nước.
Mỗi chủ doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các tri thức mới trên
nhiều lĩnh vực, đồng thời trau dồi các kĩ năng về quản trị và vận hành; chủ động
đổi mới mô hình cũng như tư duy kinh doanh để thúc đẩy nâng cao năng suất,
chất lượng của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Thêm vào đó, cần phải đầu tư cho việc nghiên cứu những xu hướng thay đổi
mới nhất của thị trường.
Mỗi cá thể kinh doanh cần cập nhất những công nghệ, dây chuyền sản
xuất phù hợp để làm ra những sản phẩm có chất lượng tốt mà chi phí thấp. Đầu
tư phát triển công nghệ, mua sắm các loại máy móc, thiết bị, hiện đại hóa quy
trình sản xuất. Đổi mới công nghệ vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của doanh
nghiệp, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để duy trì (cũng như
tăng) vị thế của mình trên thị trường; đa dạng hóa sản phẩm; giảm hao phí
nguyên vật liệu, năng lượng, tạo ưu thế cạnh tranh về giá cả; cải thiện điều kiện
làm việc, nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động sản xuất, đảm bảo sức khỏe
cho công nhân.
Đồng thời, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp
ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh, tham gia
chuỗi kinh doanh toàn cầu với việc đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao,
dịch vụ chất lượng quốc tế; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn
nhân lực của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng trang bị
những tri thức, kỹ năng mới; đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục
tiêu phát triển bền vững.
13
14
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (dành cho bậc Đại học – không
chuyên lý luận chính trị) Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật.
2. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2022.
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
4. Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ: Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
năm 2022
15
| 1/15

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ -------***------- BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: Lý luận về giá trị và vận dụng trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của kinh tế Việt Nam. Họ tên sinh viên : Đỗ Nguyễn Minh Đức Lớp tín chỉ
: Kinh tế chính trị Mac-Lenin(221)-10 Mã sinh viên : 11217520 GV hướng dẫn : Tô Đức Hạnh Hà Nội, 4/2022 Mục lục
I. Lý luận về giá trị :......................................................................3
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa :..........................3
1.1, Khái niệm:...........................................................................................3
1.2, Các thuộc tính của hàng hóa :...........................................................3
1.3. Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị hàng hóa.....................................4
2. Lượng giá trị của hàng hóa...................................................4
2.1. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa................................................5
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng......................................................................5
II, Thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế...............................7

1. Thực trạng...............................................................................7
2. Đánh giá về thực trạng nền kinh tế việt nam.......................9
2.1. Kết quả đạt được.................................................................................9
2.2, Hạn chế và nguyên nhân..................................................................10
III, Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam..........................................................................12

1. Với Nhà nước........................................................................12
2. Đối với doanh nghiệp...........................................................13 2 Nội dung
I. Lý luận về giá trị :
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa :
1.1, Khái niệm:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động mà có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người thông qua trao dổi, mua bán.
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích trao
đổi, mua bán trên thị trường
Hàng hóa được biểu hiện dưới hai dạng: hữu hình ( như xe máy, ô tô, đồ
ăn,…) hoặc phi vật thể (như các dịch vụ vui chơi giải trí,….)
1.2, Các thuộc tính của hàng hóa :
Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau thì sản xuất hàng hóa có bản
chất khác nhau, nhumg hàng hóa đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử dụng :
1.2.1, Giá trị sử dụng :
Giá trị sử dụng là giá trị sử dụng là công dụng của vật phầm có thể thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người (có thể là nhu cầu vật chất hoặc tinh thần)
Hàng hóa nào cũng có ít nhất một công dụng nhất định. Chính công dụng
đó (tính có ích đó) cấu thành nên giá trị sử dụng của hàng hóa.
Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện theo tiến trình phát triển của
khoa học - kỹ thuật và của cả lực lượng sản xuất. Vì vậy, khi xã hội càng tiến bộ,
lực lượng sản xuất càng phát triển thì giá trị sử dụng ngày càng phong phú
Giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn, và là giá trị sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua. Cho nên, nếu là người sản xuất thì
phải chủ ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.2.2, Giá trị của hàng hóa
Để phát hiện ra giá trị của hàng hóa, cần xét trong mối quan hệ trao đổi 3
Ví dụ, ta có mối quan hệ trao đổi 2 cân dưa = 3 cân thóc.
Để có được sự trao đổi như vậy là vì giữa chúng có một điểm chung,
nhưng không phải là giá trị sử dụng, cho dù giá trị sử dụng là yếu tố cần thiết để
trao đổi đó được diễn ra. Mặc dù vậy, điểm chung đó phải nằm ngay trong hàng
hóa, và nếu loại giá trị sử dụng sang một bên thì giữa chúng còn tồn tại một cái
chung nhất: đều là sản phẩm của lao động. Một lượng lao động bằng nhau đã
hao phí để sản xuất ra giá trị sử dụng trong quan hệ trao đổi đó. Lao động hao
phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu ngay bên trong hàng hóa chính là cơ sở để
trao đổi và đây được gọi là giá trị của hàng hóa.
Như vậy, giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa. Thực chất trao đổi hàng hóa với nhau chính là trao đổi lượng lao
động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó với nhau. Do đó,
bản chất xã hội của giá trị hàng hóa là biểu hiện quan hệ sản xuất, quan hệ giữa
người sản xuất hàng hóa với nhau.
1.3. Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị hàng hóa
Giữa giá trị và giá trị hàng hóa tồn tại mối quan hệ biện chứng, vừa thống
nhất mà vừa mâu thuẫn với nhau. Trong đó giá trị là nội dung, là cơ sở quyết
định giá trị trao đổi còn giá trị chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa trong trao đổi mà thôi.
Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí
của mình chứa đựng trong các hàng hóa. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã
hội giữa những người sản xuất hàng hóa. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn
liền với nền sản xuất hàng hóa. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá
trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
Trước khi thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa phải thực hiện giá trị của
nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.
2. Lượng giá trị của hàng hóa
Chất giá trị hàng hóa chính là lao động trừu tượng của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Do đó, lượng giá trị của hàng hóa do lượng
lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
2.1. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa 4
Trên thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa nhưng trong
các điều kiện làm việc khác nhau khiến thời gian lao động hao phí để sản xuất ra
hàng hóa đó là khác nhau.
Nhưng lượng lao động đã hao phí phải được tính bằng thời gian lao động
mà xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của các đơn vị cá biệt mà
là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao đông xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ
thuật trung bình, trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình
và trong điều kiện làm việc bình thường. Về bản chất, thời gian lao động xã hội
cần thiết là mức hao phí lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng hóa.
Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể thay đổi. Do đó, lượng giá trị của hàng hóa cũng thay đổi.
Thông thường trong thực tế, thời gian lao động xã hội cần thiết do thời
gian lao động cá biệt của người cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường quyết định.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng
2.2.1. Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian
cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động
cần thiết trong một đơn vị hàng hóa. Do vậy giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa sẽ
giảm xuống khi năng suất lao động tăng lên.
Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Trình độ khéo léo trung bình của người công nhân
- Mức độ phát triển của khoa học,
- Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.
- Sự kết hợp của xã hội trong quá trình sản xuất 5
- Quy mô và hiệu xuất của tư liệu sản xuất.
- Các điều kiện tự nhiên.
Mục tiêu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được bằng
cách tăng doanh thu thông qua mở rộng thị trường, tăng số lượng sản phẩm tiêu
thụ và hạ giá thành sản phẩm. Tăng năng suất giúp cho doanh nghiệp đạt được
mục tiêu nêu trên. Có thể nói, tăng năng suất là yếu tố gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Năng suất chính là thước đo hiệu quả nhất trong
việc tối ưu các nguồn lực để đạt được mục tiêu
2.2.2. Cường độ lao động
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất.
Việc tăng cường độ lao động làm tổng số hàng hoá sản xuất ra tăng lên và
sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Song, giá trị của một đơn vị hàng
hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời
gian lao động. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố như trình độ
tay nghề, công tác tổ chức và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao
động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự
phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.
2.2.3. Tính chất phức tạp của lao động
Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia lao động thành lao
động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một
cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ mà vẫn có thể
thao tác được. Đây là lao động mà bất kì người nào có khả năng lao động đều có thể làm được.
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua đài
tạo theo yêu cầu của những chuyên môn nhất định.
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra
nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao
động giản đon được nhân bội lên. 6
Muốn sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng tốt đòi hỏi lao động kết
tinh trong đó phải phức tạp, tỉ mỉ. Vì vậy, tay nghề của lao động rất quan trọng.
Khi người lao động có trình độ cao hơn, đồng nghĩa lao động phức tạp kết
tinh trong hàng hóa tăng lên, làm cho sản phẩm làm ra ngày càng có chất lượng,
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là một trong những điều kiện để tăng
năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường trong nước và trên thế giới.
II, Thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế
1. Thực trạng
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so
với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và
3,66% của quý I năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I
năm 2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng
góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm tỷ trọng 10,94%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,97%;
khu vực dịch vụ chiếm 41,70%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm
9,39% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2021 là 11,61%; 36,61%; 42,38%; 9,40%).
Về sử dụng GDP quý I năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,28% so với
cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 3,22%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
tăng 5,08%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,20%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 02/2022 ước đạt 23,42 tỷ
USD, cao hơn 470 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 3/2022, kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 34,06 tỷ USD, tăng 45,5% so với tháng trước và
tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý
I/2022 ước đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
khu vực kinh tế trong nước đạt 23,27 tỷ USD, tăng 22%, chiếm 26,3% tổng kim
ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 65,31 tỷ 7
USD, tăng 10%, chiếm 73,7%. Trong quí I năm 2022 có 15 mặt hàng đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt
hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 58%).
Tính chung quí I năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất
siêu 809 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,76 tỷ USD). Trong đó, khu
vực kinh tế trong nước nhập siêu 6,16 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 6,97 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm
2022 ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là
mức vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I năm 2022 ước
tính là 51,2 triệu người, tăng 441,1 nghìn người so với quý trước và tăng 158,9
nghìn người so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt
68,1%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,6 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước; lao động 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính là 50 triệu
người, tăng 132,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi lao động của cả nước quý I năm 2022 ước tính là 2,46%, trong đó tỷ lệ
thất nghiệp khu vực thành thị là 2,88%; khu vực nông thôn là 2,19%. Tỷ lệ thiếu
việc làm trong độ tuổi lao động của cả nước quý I năm 2022 ước tính là 3,01%,
trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 2,39%; khu vực nông thôn là
3,40%.Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lê „ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm
so với quý trước, tuy vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm dần.
GCI 4.0 năm 2019 xếp hạng Việt Nam ở vị trí 67/141 quốc gia trên thế
giới, và đứng ở vị trí 7/9 quốc gia ASEAN (tương tự như 2018, Việt Nam vẫn
chỉ đứng trên Lào và Campuchia). So với 2018, Việt Nam đã tăng 3,5 điểm tổng
thể (từ 58 điểm lên 61,5 điểm), cao hơn điểm trung bình toàn cầu (60,7 điểm) và
tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên vị trí 67). Điều đáng ghi nhận là Việt Nam là quốc
gia có điểm số và thứ hạng tăng nhiều nhất trên bảng xếp hạng GCI 4.0 2019. Sự
thăng hạng này cho thấy năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Việt Nam đã được
đánh giá là cải thiện vượt trội so với những lần đánh giá trước đó. 8
Trong khi đó, Việt Nam đang bắt kịp đà tăng chỉ số ĐMST của thế giới.
Trong bảng xếp hạng GII 2021, Việt Nam xếp thứ 44 trên 132 quốc gia/nền kinh
tế (so với thứ hạng 42 năm 2019 và năm 2020) sau khi WIPO đã cập nhật số liệu
GDP theo tính toán mới của Việt Nam (tăng khoảng 36% so với năm 2020).
2. Đánh giá về thực trạng nền kinh tế việt nam
2.1. Kết quả đạt được
Trải qua một đợt đại dịch COVID-19 kéo dài cùng với các biến thể mới,
nền kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng rất nặng nề. Tăng trưởng kinh tế năm
2021 chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Tuy vậy, theo dự báo
của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt
6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023. Và trên thực tế, kinh tế-xã hội nước ta ba
tháng đầu năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh
vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Đó chính là một dấu hiệu tích
cực cho một nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch.
Về xuất nhập khẩu hàng hóa: Trong tháng 3/2022, hoạt động xuất, nhập
khẩu hàng hóa hồi phục mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa
ước đạt 66,73 tỷ USD, tăng 36,8% so với tháng trước và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. T
rước khó khăn của đại dịch những con số như vậy thật sự rất
đáng mừng, khẳng định hàng hóa Việt Nam đang vững bước và khẳng định
mình hơn trên trường quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Việc giảm cơ cấu lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng lượng lao
động các ngành công nghiệp, dịch vụ cho thấy nước ta đang đi đúng hướng
trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động sao cho phù hợp với xu hướng vận động
và phát triển của nền kinh tế, đẩy mạnh hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước
tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538
USD so với năm 2020) chứng tỏ việc Nhà nước, doanh nghiệp và bản thân
người lao động đang ngày càng nhận thức được những tác động của cách mạng
công nghiệp 4.0. Vì thế người lao động đã không ngừng rèn luyện nâng cao tay 9
nghề, Nhà nước và doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào khoa
học - công nghệ, vào quá trình đào tạo, gia tăng nguồn lao động chất lượng cao
để phục vụ sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) đang tăng trong các năm gần đây,
phản ánh sức hút của nền kinh tế Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng
cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quý I năm 2022, vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so
với cùng kỳ năm trước - đây là mức cao nhất của quý I trong 5 năm qua. FDI
vừa là thách thức nhưng cũng là động lực để giúp các doanh nghiệp trong nước
đổi mới, cải tiến về chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Năng suất lao động của nước ta trong giai đoạn gần đây đang liên tục gia
tăng (Trong giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam
là 5,1%, cao hơn mức trung bình của ASEAN, chỉ đứng sau Campuchia), nhưng
nếu so sánh thì mức tăng này vẫn thấp hơn Trung Quốc là 7% và Ấn Độ là 6%.
Mức tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam vẫn chưa đủ nhanh để thu
hẹp khoảng cách với các quốc gia khác gia. Cụ thể, năng suất lao động của Việt
Nam vẫn thấp hơn 26 lần so với Singapore, 7 lần so với Malaysia, 4 lần so với
Trung Quốc, 2 lần so với Philippines, 3 lần so với Thái Lan. Đáng nói hơn khi
chúng ta đang bị tụt hậu 10 năm so với Thái Lan, 40 năm so với Malaysia và 60
năm so với Nhật Bản. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ
phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức
năng suất lao động của các nước.
Nước ta có một nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ thấp, chủ yếu là
lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo. Tỉ lệ lao động qua đào tạo năm 2021 đạt
71,2%, tăng thêm 1,2% so với năm 2020, tương ứng có 566.120 lao động qua
đào tạo của lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (ước
tính năm 2021 là 795.100 người). Tuy đã có tăng nhưng còn là quá thấp với một
nước đang chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa. Chính vì
công nhân không lành nghề nên chất lượng sản xuất thấp, năng suất lao động
không được tối ưu. Đặc biệt, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ sơ 10
cấp trở lên tại khu vực nông thôn chỉ đạt 16%, thấp hơn nhiều so với khu vực
thành thị (39,3%). (Số liệu cập nhật tháng 1/2022). Đây là một thách thức lớn
trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn.
Đổi mới công nghệ cũng là một vấn đề rất nhức nhối khi mà nó đang diễn
ra rất chậm, không đồng đều. Phần lớn doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam vẫn
đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ,
trong đó có đến 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước
ngoài thuộc thế hệ những năm 1960-1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50%
thiết bị được tân trang lại. Tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Việt Nam là dưới 0,5% doanh thu (trong khi Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc 10%). Tỷ
lệ đổi mới máy móc, thiết bị hàng năm chỉ đạt khoảng 10% trong 5 năm vừa qua
(các nước khác trong khu vực tỷ lệ tương ứng là 15-20%). Bên cạnh đó môi
trường và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp không được đảm bảo, ảnh
hưởng tới sức khỏe và năng suất của người lao động. Thực trạng này đang đặt ra
những thách thức lớn đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật, cũng như điều kiện lao động kém sẽ tạo ra
chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định khiến cho hàng hóa của Việt Nam khó cạnh tranh hơn.
Tỷ lệ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến trên 95% tổng số
doanh nghiệp đăng ký, vì vậy các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, nhất là
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thị trường toàn cầu do các công ty đa quốc
gia, xuyên quốc gia chi phối. Thêm nữa các khó khăn chung mà các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải như: Tình trạng thiếu vốn, khó tiếp cận các
nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đang là rào cản lớn
nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
III, Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
Với việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA),
việc nâng cao năng lực cạnh tranh là thiết yếu. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng
của cả Nhà nước và bản thân mỗi doanh nghiệp. 11 1. Với Nhà nước
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Nhà nước đẩy mạnh hoàn thiện môi
trường pháp lý, cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp. Theo đó, tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, trước hết là chi phí
bất hợp lý phát sinh từ quản lý nhà nước; ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm
phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; cắt giảm, đơn giản hóa
quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, nộp thuế, bảo hiểm xã hội để nâng cao
Chỉ số Môi trường kinh doanh của Việt Nam. Tăng cường cải cách, cắt giảm,
đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh phân
cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát. Đồng thời, không ngừng
cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; nghiên
cứu nội dung của các Hiệp định thương mai tự do (FTA) thế hệ mới để thay đổi
thể chế, tạo dựng môi trường, chính sách kinh tế phù hợp với nội dung của các hiệp định này.
Để doanh nghiệp có thể tiếp cận gần hơn tới các nguồn vốn tín dụng, các
ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường;
cải tiến thủ tục cho vay, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm rút ngắn
thời gian xét duyệt cho vay; tăng cường sự hỗ trợ về vốn, cơ chế, chính sách,
luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục - đào tạo, tư vấn về thiết bị, công nghệ
hiện đại... cho doanh nghiệp.
Nhà nước cần có các thể chế, chính sách phù hợp để phát triển khoa học -
công nghệ; hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, tăng
cường huấn luyện để năng cao trình độ, trang bị các tri thức căn bản cho các cán
bộ quản lý doanh nghiệp và người lao động. Ngoài ra, Nhà nước cần tạo môi
trường khuyến khích, hình thành, phát triển liên kết doanh nghiệp; tăng cường
liên kết, hợp tác đa phương; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược nhằm phát triển xuất khẩu về lâu dài.
Nhà nước cũng cần chủ động kết nối với các tổ chức quốc tế; tạo lập kênh
phối hợp để cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin nhằm đánh giá, xếp
hạng khách quan, chính xác. Cùng với đó, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp
thuộc một số ngành phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như:
dệt may, kim loại chế tạo, linh kiện, phụ kiện ô tô,… ; tập trung phát triển và đẩy 12
mạnh một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như: sắt, thép, vải,
vật liệu mới...; phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp chủ chốt,
ngành chiến lược có lợi thế cạnh tranh.
2. Đối với doanh nghiệp
Cùng với các biện pháp và sự nỗ lực của Nhà nước, các doanh nghiệp
cũng đóng một vai trò cực kì to lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Do
đó, để dần dần chiếm được ưu thế trong cạnh tranh doanh nghiệp cần nắm bắt
các cơ hội, tận dụng tối đa các thay đổi, hỗ trợ đến từ Nhà nước.
Mỗi chủ doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các tri thức mới trên
nhiều lĩnh vực, đồng thời trau dồi các kĩ năng về quản trị và vận hành; chủ động
đổi mới mô hình cũng như tư duy kinh doanh để thúc đẩy nâng cao năng suất,
chất lượng của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Thêm vào đó, cần phải đầu tư cho việc nghiên cứu những xu hướng thay đổi
mới nhất của thị trường.
Mỗi cá thể kinh doanh cần cập nhất những công nghệ, dây chuyền sản
xuất phù hợp để làm ra những sản phẩm có chất lượng tốt mà chi phí thấp. Đầu
tư phát triển công nghệ, mua sắm các loại máy móc, thiết bị, hiện đại hóa quy
trình sản xuất. Đổi mới công nghệ vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của doanh
nghiệp, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để duy trì (cũng như
tăng) vị thế của mình trên thị trường; đa dạng hóa sản phẩm; giảm hao phí
nguyên vật liệu, năng lượng, tạo ưu thế cạnh tranh về giá cả; cải thiện điều kiện
làm việc, nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động sản xuất, đảm bảo sức khỏe cho công nhân.
Đồng thời, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp
ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh, tham gia
chuỗi kinh doanh toàn cầu với việc đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao,
dịch vụ chất lượng quốc tế; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn
nhân lực của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng trang bị
những tri thức, kỹ năng mới; đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục
tiêu phát triển bền vững. 13 14 Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (dành cho bậc Đại học – không
chuyên lý luận chính trị)
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật.
2. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2022.
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022
4. Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ: Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 15