Lý luận về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản và vận dụng nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn triết học mác - lênin
Lý luận về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản và vận dụng nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***-------
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI:
Lý luận về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản và vận dụng nhằm
phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay.
Họ và tên SV: Lê Long Vũ Lớp: TCDNCLC63E Mã SV: 11216287
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Tô Đức Hạnh
HÀ NỘI, NGÀY 22 THÁNG 05 NĂM 2022 lOMoAR cPSD| 23022540 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2
NỘI DUNG .......................................................................................................... 3
I. LÝ LUẬN VỀ TUẦN HOÀN, CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN .............. 3
1.1. Tuần hoàn tư bản ................................................................................. 3
1.2. Chu chuyển tư bản ............................................................................... 6
II. THỰC TRẠNG VỀ TUẦN HOÀN, CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN ... 7
NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ............. 7
2.1. Khái quát chung về vấn đề kinh doanh dựa trên lý luận Kinh tế ... 7
Chính trị Mác – Lênin và bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung .... 7
2.2. Sơ lược về Tập đoàn Hòa Phát ........................................................... 8
2.3. Thực trạng phát triển kinh tế của Tập đoàn Hòa Phát ................... 8
2.4. Đánh giá thực trạng ............................................................................. 9
III. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TẬP ................................................................................................................ 11
ĐOÀN HÒA PHÁT ....................................................................................... 11
3.1. Giải quyết tình trạng nợ .................................................................... 11
3.2. Cải thiện chất lượng nguồn lao động ............................................... 12
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 14 MỞ ĐẦU
Đối với nền văn minh nhân loại, lịch sử đã ghi nhận những bước ngoặt lớn
trong đời sống gắn liền, song hành mật thiết, tác động qua lại với một hoạt động
được coi là phong phú nhất của xã hội loài người – sản xuất, trao đổi hàng hoá.
Trên góc nhìn tổng thể các yếu tố sản xuất, điều kiện sống của con người, các mối
quan hệ tương tác lẫn nhau của các cá thể tham gia vào quá trình sản xuất và tái
sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thì được gọi 2 lOMoAR cPSD| 23022540
là kinh tế. Kinh tế Chính trị ra đời, là một môn khoa học nghiên cứu việc sản xuất
và trao đổi hàng hoá đặt vào mối quan hệ với chính trị dưới lăng kính của chính
trị gia. Giữa nhiều trường phái kinh tế chính trị khác nhau, kinh tế chính trị Mác
– Lênin cho đến nay vẫn là kim chỉ nam cho đường lối hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay – nền kinh tế quá độ lên chủ
nghĩa xã hội có sự quản lý của nhà nước, việc quản lý và dựng vốn của cả nước,
của từng thành phần kinh tế, từng doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp và hết sức
bức thiết. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây kinh tế thị trường đã tạo ra một môi
trường kinh tế hết sức sôi động và cạnh tranh gay gắt, do đó để tồn tại và phát
triển đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần kết hợp phân tích lý thuyết
tuần hoàn và chu chuyển tư bản với điều kiện hiện có của doanh nghiệp. Và từ đó
vận dụng vào thực tế để tối đa hóa giá trị thặng dư, lợi nhuận cho doanh nghiệp
nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.
Xuất phát từ những thực tiễn trên em lựa chọn đề tài “Lý luận về tuần hoàn,
chu chuyển của tư bản” nhằm tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu về tuần hoàn và chu
chuyển của tư bản từ đó phân tích thực trạng và vận dụng nhằm phát triển kinh tế
của Tập đoàn Hòa Phát tại Việt Nam hiện nay. NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN VỀ TUẦN HOÀN, CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN
1.1. Tuần hoàn tư bản
1.1.1 Khái niệm tuần hoàn của tư bản
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua giai đoạn
dưới ba hình thái kế tiếp nhau (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa)
gắn với thực hiện những chức năng tương ứng (chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để sản xuất giá trị thặng dư, sản xuất giá trị thặng dư, thực hiện giá trị thặng dư)
và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư.
1.1.2. Các giai đoạn trong sự vận động của tư bản
Tư bản công nghiệp – sản xuất vật chất trong quá trình tuần hoàn đều
vậnđộng theo mô hình công thức: 3 lOMoAR cPSD| 23022540 SLĐ
T – H < … SX … H’ – T’ TLSX
• Giai đoạn 1: Giai đoạn lưu thông, thực hiện hành vi mua hàng hóa (T – H)
Giai đoạn này nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất để
mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Tức là các nhà tư bản dùng tiền để mua tư
liệu sản xuất và sức lao động của con người.
Hình thái ban đầu là tư bản tiền tệ. Chức năng của tư bản là mua các yếu tố
đầu vào hay biến tư bản tiền tệ thành hàng hoá dưới dạng tư liệu sản xuất và sức
lao động để đưa vào quá trình sản xuất. Hình thái kinh tế của tư bản là tư bản sản xuất.
• Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất, nhà tư bản tiêu dùng những hàng hoá đã mua
Ở giai đoạn thứ hai, nhà tư bản tiêu dùng những hàng hoá đã mua, tức là
tiến hành sản xuất. Trong quá trình sản xuất, người lao động hao phí sức lao động
và tạo ra giá trị mới; nguyên liệu được chế biến; máy móc hao mòn thì giá trị của
chúng được bảo toàn và chuyển dịch vào sản phẩm mới. Khi hoàn thành sản xuất,
người lao động tạo ra hàng hoá mới với giá trị lớn hơn các yếu tố đầu vào đã mua
ban đầu, trong khoảng chênh lệch đó có bao gồm giá trị thặng dư được tạo ra.
Hình thái ban đầu là tư bản sản xuất. Chức năng của tư bản là tạo ra giá trị
thặng dư trong quá trình sản xuất nhờ sức lao động của nhân công để tạo ra hàng
hoá mới có giá trị cao hơn yếu tố sản xuất đã đầu tư. Hình thái kinh tế của tư bản
từ tư bản sản xuất chuyển thành tư bản hàng hoá.
• Giai đoạn 3: Giai đoạn lưu thông, thực hiện hành vi bán (H’ – T’)
Giai đoạn cuối cùng, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán
hàng. Lúc này, hàng hoá của nhà tư bản lại được chuyển đổi trở về tiền. Đến đây,
mục đích của các nhà tư bản đã được thực hiện khi tư bản quay trở về với hình
thái ban đầu với số lượng lớn hơn, với giá trị lớn hơn. 4 lOMoAR cPSD| 23022540
Hình thái ban đầu là tư bản hàng hoá. Chức năng của tư bản là thực hiện
giá trị thặng dư. Hình thái kinh tế của tư bản từ tư bản hàng hoá trở về với hình
thái ban đầu là tư bản tiền tệ.
Tuần hoàn của tư bản trải qua hai giai đoạn gồm hai giai đoạn lưu thông và
một giai đoạn sản xuất. Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn hai
– giai đoạn sản xuất là giai đoạn đóng vai trò quyết định do giai đoạn này gắn liền
trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Cụ thể hơn, giai đoạn này thể hiện rõ nhất nguồn gốc của giá trị thặng dư
là tới từ sản xuất và do hao phí sức lao động của người lao động tạo ra chứ không
phải do mua rẻ bán đắt, hưởng lợi ích từ giá trị chênh lệch của hàng hoá mà có;
hay còn có thể diễn tả đó là sự bóc lột khi nhà tư bản sử dụng quyền lực để trích
xuất giá trị lao động từ một người nhiều hơn so với những giá trị họ được trao
cho ở mức ngang với sức lao động của mình.
Tuy nhiên, nhờ hiện tượng này mới có thể tạo ra giá trị thặng dư. Kết quả
của quá trình sản xuất là H’ và trong giá trị của H’ đã bao hàm giá trị thặng dư.
Khi bán H’, nhà tư bản lại thu được một lượng T’; trong T’ lại mang giá trị thặng
dư dưới hình thái tiền tệ.
1.1.3. Điều kiện để tuần hoàn tư bản tiến hành bình thường
Để tuần hoàn của tư bản được diễn ra một cách bình thường, tuần tự, đúng
quy trình thì có hai điều kiện cần được thoả mãn:
• Các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục.
• Các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hoá một cách đều đặn.
Hai điều kiện này quan hệ chặt chẽ với nhau, làm tiền đề cho nhau. Chỉ khi
có sự sắp xếp kế tiếp của các bộ phận tư bản tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái
thì mới có sự kế tục nhau của cả ba bộ phận đó. Điều trên cho thấy sự vận động
của tư bản là sự vận động không ngừng nghỉ, không có sự đứt quãng. Ngoài ra,
để việc tái sản xuất được diễn ra bình thường thì tư bản xã hội cũng như từng tư
bản cá biệt đều phải tồn tại cùng lúc dưới cả ba hình thái của một tư bản công
nghiệp biểu hiện trong quá trình vận động của nó. 5 lOMoAR cPSD| 23022540
1.2. Chu chuyển tư bản
Nhằm tối đa hoá giá trị thặng dư, nhà tư bản phải có khả năng tính toán
chính xác giá trị đầu tư, các yếu tố đầu vào, hao phí sức lao động, hao phí máy
móc,… để đạt được hiệu quả lợi nhuận lớn nhất trong sản xuất. Ngoài ra, trong
mỗi điều kiện môi trường kinh doanh khác nhau, mỗi nhà tư bản thực hiện các
quy trình kinh doanh khác nhau với các mức độ hiệu quả khác nhau do chu chuyển
tư bản của họ là không giống nhau. Nếu như tuần hoàn tư bản là sự nghiên cứu
về mặt chất trong sự vận động của tư bản thì chu chuyển của tư bản tập trung
nghiên cứu về mặt lượng.
1.2.1. Khái niệm chu chuyển của tư bản
Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường
xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
Chu chuyển tư bản được đo lường bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển tư bản.
1.2.2. Thời gian chu chuyển của tư bản
Thời gian chu chuyển là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới một
hình thái nhất định cho đến khi thu về dưới hình thái đó có kèm theo giá trị thặng
dư. Thời gian chu chuyển bao gồm: thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất; gồm
thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất. Thời
gian sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào tính chất của ngành sản xuất, quy mô
hoặc chất lượng các sản phẩm tuỳ vào sự tác động của quá trình tự nhiên, năng
suất lao động và tình trạng dự trữ các yếu tố sản xuất.
Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong
thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất nên không sản xuất ra
hàng hoá, không tạo ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông gồm thời gian mua
và thời gian bán hàng hoá. Thời gian lưu thông dài hay ngắn phụ thuộc vào khoảng
cách thị trường, tình hình thị trường, trình độ phát triển giao thông vận tải. Thời
gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư
được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn. 6 lOMoAR cPSD| 23022540
1.2.3. Tốc độ chu chuyển của tư bản
Chu chuyển tư bản phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.
Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số vòng
chu chuyển không giống nhau. Tốc độ chu chuyển của tư bản thể hiện ở số vòng
chu chuyển của tư bản trong một thời gian nhất định và thường là một năm.
Số vòng chu chuyển trong năm được tính bằng công
thức: n = CH/ch Trong đó:
n: số vòng chu chuyển trong năm CH: thời gian
trong năm ch: thời gian cho một vòng chu chuyển
của tư bản Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ
nghịch với thời gian một vòng chu chuyển của tư
bản. Nếu muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư
bản thì buộc phải giảm đi thời gian sản xuất và
thời gian lưu thông của nó. Tốc độ chu chuyển
của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản.
II. THỰC TRẠNG VỀ TUẦN HOÀN, CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN
NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
2.1. Khái quát chung về vấn đề kinh doanh dựa trên lý luận Kinh tế Chính
trị Mác – Lênin và bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung
Dựa trên lý luận về tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, để tối đa hoá lợi
nhuận, nhà tư bản cần sử dụng quyền lực để trích xuất tối đa sự chênh lệch giữa
giá trị lao động của người lao động so với những giá trị họ được trao tương đương
với sức lao động của họ; đồng thời, rút ngắn thời gian chu chuyển; đẩy nhanh tốc
độ chu chuyển tư bản, sử dụng hiệu quả tư bản cố định và tư bản lưu động.
Về mặt thực tế, để sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả, chủ thể kinh
doanh phải có các yếu tố sản xuất cần thiết với số lượng, chất lượng, cơ cấu phù
hợp, có tổ chức sắp xếp và thực hiện công việc theo quy trình; ngoài ra, còn cần
hội tụ các điều kiện bên ngoài thuận lợi cho việc thực hiện quá trình đó. Bởi vậy,
nỗ lực từ phía nhà tư bản, các tập đoàn, doanh nghiệp thôi là chưa đủ mà còn cần 7 lOMoAR cPSD| 23022540
tới sự hỗ trợ của nhà nước để tạo nên một môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh.
Trong bối cảnh nền kinh tế quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội có sự quản lý
của nhà nước, việc tận dụng nguồn lực của mọi thành viên trong nền kinh tế là
vấn đề hết sức phức tạp. Những năm gần đây, kinh tế thị trường đã tạo ra một môi
trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Lý luận về tuần hoàn, chu chuyển có
thể được vận dụng dựa trên điều kiện mỗi doanh nghiệp để đưa ra những quyết
định đúng đắn trong việc phân bổ các yếu tố sản xuất.
2.2. Sơ lược về Tập đoàn Hòa Phát
Tập đoàn Hoà Phát là một tập đoàn tư nhân, khởi đầu từ công ty buôn bán
máy móc, các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, tới nay đã phát triển trở thành
một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề (nội thất, ống thép, thép, điện lạnh, bất
động sản, nông nghiệp,…) với các công ty thành viên và nhiều công ty con tại Việt Nam.
Tuy hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng Gang – Thép vẫn là lĩnh vực cốt
lõi, chủ đạo của Hoà Phát. Đồng thời, Tập đoàn cũng là đơn vị phân phối hàng
đầu về nội thất văn phòng, điện lạnh trên cả nước. Không chỉ phát triển mạnh mẽ
trong nước và khu vực, Tập đoàn Hoà Phát đang dần lấn sân sang thị trường quốc tế.
2.3. Thực trạng phát triển kinh tế của Tập đoàn Hòa Phát
Về tình hình tài chính, xuyên suốt quá trình phát triển, cho đến nay, lĩnh
vực Gang thép – Sản phẩm thép vẫn là lĩnh vực tạo nên nhiều cột mốc cho Tập
đoàn với công suất thép thô hiện nay đã đạt gần 9 triệu tấn/năm cùng quy mô sản
lượng lớn với thị phần sản xuất thép xây dựng và ống thép đã ghi nhận lên đến
32,56% và 24,7% tại Việt Nam – đứng đầu quốc gia.
Hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục ghi nhận kỷ lục, doanh thu năm
2021 vượt 26% kế hoạch đề ra, tăng 65% so với năm 2020 và cao gấp 8,3 lần
cách đây 10 năm – năm 2011. Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn vượt trên 192%
kế hoạch đề ra, tăng 156% so với cùng kỳ 2020 khi đạt được 34.520 tỷ đồng, xác
lập kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Lợi nhuận năm 2021 vượt 92% kế hoạch và
tăng 156% so với cùng kỳ 2020, trong đó lĩnh vực thép có mức tăng vượt trội 8 lOMoAR cPSD| 23022540
200% và bất động sản tăng 26%. Chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay
và khấu hao) năm 2021 là 45.665 tỷ đồng, tăng 99% so với 2020 cho thấy hiệu
quả thuần từ hoạt động kinh doanh không tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp,
lãi vay và dòng khấu hao tăng đột biến so với năm trước.
Về cơ cấu tài sản, tổng tài sản của Tập đoàn tăng mạnh trong năm 2021,
tăng gần 36% so với 2020. Trong đó, tài sản dài hạn vẫn chiếm phần lớn khi tăng
thêm 9.318 tỷ đồng, đạt mức 84.082 tỷ đồng, qua đó thấy được quá trình đầu tư
vào tài sản cố định vẫn được Tập đoàn ghi nhận bổ sung tài sản khi các dự án lớn
hoàn thành. Năm 2021 ghi nhận sự tăng mạnh của tài sản ngắn hạn lên tới 37.408
tỷ đồng, tương ứng tăng 66% so với cùng kỳ 2020. Sự tăng mạnh này là để bổ
sung vốn lưu động khởi đầu cho quy mô sản xuất lên tầm vóc mới. Tính đến cuối
năm 2021, cơ cấu tài sản chuyển dần ở thế cân bằng, tài sản ngắn hạn chiếm 53%,
tài sản dài hạn chiếm 47%.
Về cơ cấu nguồn vốn, trong năm 2021, cơ cấu tài chính của Tập đoàn được
duy trì ở mức ổn định. Vốn chủ sở hữu tăng 53%, từ 59.220 tỷ đồng lên 90.780
tỷ đồng đến từ dòng lợi nhuận làm ra trong năm. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ
sở hữu giảm dưới mức 1, hệ số nợ vay ngân hàng trên vốn chủ sở hữu giảm còn
0,63 lần, hệ số nợ vay ròng trên vốn chủ sở hữu giảm còn 0,18 lần. Nguyên nhân
do tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng, giúp Tập đoàn đảm bảo tiềm
lực tài chính mạnh mẽ trong tương lai gần.
2.4. Đánh giá thực trạng
2.4.1. Kết quả đạt được
Trong thời kì đại dịch COVID - 19 càn quét trên toàn cầu, đi kèm với khủng
hoảng kinh tế - chính trị - xã hội, năm 2021 lại là năm ghi nhận nhiều thành quả
nhất đối với Tập đoàn khi lợi nhuận được ghi nhận cao nhất trong lịch sử giúp
Hoà Phát vinh dự đứng thứ 13 trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam.
Ngoài ra, năm 2021 đánh dấu mốc Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất
đi vào hoạt động đồng bộ, cho ra sản phẩm chất lượng, 3 triệu tấn thép HRC chính
thức ra lò đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Dòng tiền thuần
từ hoạt động kinh doanh bắt đầu gia tăng nhiều hơn, tăng 1,37 lần so với cùng kỳ
năm trước và cho thấy sức khỏe tài chính của Hòa Phát ngày càng tốt. 9 lOMoAR cPSD| 23022540
Chỉ riêng năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Hoà Phát đã đạt 34.521 tỷ đồng,
sản lượng thép thô, thép cuộn cán, ống thép, dây thép rút và tôn mạ đều tăng
trưởng vượt trội. Lợi nhuận năm 2021 vượt 92% kế hoạch và tăng 156% so với
cùng kỳ 2020, trong đó lĩnh vực thép có mức tăng vượt trội 200% và bất động sản tăng 26%.
Năm 2021, hoạt động xuất khẩu có sự tăng trưởng lớn đóng góp 1 phần
quan trọng trong tổng sản lượng. Doanh thu từ xuất khẩu đạt 49.722 tỷ VNĐ
chiếm 33% tổng doanh thu năm 2021 toàn Tập đoàn. Lần đầu tiên xuất khẩu phôi
thép và thép xây dựng ghi nhận gần 2,3 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu rất đa dạng
như Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Đồng thời, Tập đoàn tiếp
tục củng cố được vị thế trên thị trường trong khu vực, dần mở rộng sang thị trường
quốc tế. Hệ sinh thái Gang – Thép và các sản phẩm liên quan đủ tiêu chuẩn đáp
ứng những thị trường khó tính như Hoa Kỳ và EU. Hoà Phát có chỉ số tăng trưởng
và lãi biên EBITDA tốt hơn nhiều các công ty thép trên toàn cầu.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành lớn đã gặt hái được trong năm vừa qua, Tập đoàn
Hòa Phát vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Hai hạn chế nổi bật nhất chính
là nguồn nợ lớn và chất lượng người lao động chưa ổn định.
Tại thời điểm dịch bệnh Covid 19 và thiên tai – bão lũ xảy ra tại khu vực
miền Trung năm 2020, Tập đoàn tiến hành mở rộng quy mô kinh doanh, trong số
đó bao gồm việc vận hành Khu Liên hợp Gang thép Hoà Phát Dung Quất với vốn
đầu tư 60.000 tỷ đồng tại tỉnh Quảng Ngãi – khu vực tâm bão năm 2020. Do đó,
kết thúc năm 2020, Tập đoàn Hoà Phát đã ghi nhận tổng số nợ vay vượt 41.300
tỷ đồng và chiếm đến 38,6% tổng nguồn vốn. Cả phần nợ vay ngắn hạn và nợ vay
dài hạn đều tăng mạnh. Xét riêng quý I năm 2020, Hoà Phát phải chi hơn 5,3 tỷ
đồng mỗi ngày chỉ để thanh toán lãi vay. Trong năm 2021, Tập đoàn thu về nguồn
lợi nhuận khổng lồ nên hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu giảm dưới mức 1,
hệ số nợ vay ngân hàng trên vốn chủ sở hữu giảm còn 0,63 lần, hệ số nợ vay ròng
trên vốn chủ sở hữu giảm còn 0,18 lần. Mặc dù hệ số nợ đã giảm đáng kể song
nguồn vốn đầu tư không ổn định dễ dẫn tới quá trình sản xuất, tái sản xuất có khả
năng bị gián đoạn, các nguồn lực không được phân bổ hợp lý. 10 lOMoAR cPSD| 23022540
Bên cạnh đó, lĩnh vực mũi nhọn của Tập đoàn là sản xuất thép luôn đòi hỏi
lượng lớn lao động kỹ thuật có chuyên môn và tay nghề cao, trong khi hệ thống
đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tế nên biến động nhân sự không ổn định, chất
lượng lao động không cao. Từ đó dẫn tới tốc độ chu chuyển chậm do thời gian
sản xuất bị đình trệ, gián tiếp gây ảnh hưởng đến thời gian lưu thông và tăng hao
mòn hữu hình, hao mòn vô hình của tư bản cố định.
III. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
3.1. Giải quyết tình trạng nợ
Thứ nhất, cần điều động nhiều nguồn vốn một cách hợp lí. Ngoài vốn ngân
sách tự huy động trong nội bộ, Tập đoàn Hòa Phát cần đa dạng hoá nguồn vốn
bằng cách huy động những nguồn vốn bổ sung như vốn vay ngân hàng, vốn vay
các đơn vị liên doanh, đối tượng khác nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh tiến
hành bình thường và mở rộng quy mô hoặc đầu tư. Ngoài ra, Tập đoàn còn cần
kiểm soát chặt chẽ số lượng vốn vay, số lượng phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu,
thống kê, hạch toán tình hình tài chính, cân bằng nguồn vốn. Giải pháp này giúp
ổn định các giai đoạn trong tuần hoàn tư bản, đảm bảo các quá trình sản xuất, tái
sản xuất diễn ra bình thường.
Thứ hai, quản lý nguồn vốn chặt chẽ. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn bằng cách tận dụng hiệu quả tư bản cố định, giảm thiểu hao mòn bằng cách:
bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất tư liệu sản xuất, giảm
tối đa chi phí khấu hao trong giá thành khâu sản xuất; phân cấp quản lý tài sản cố
định cho từng bộ phận trong doanh nghiệp nhằm giảm tối đa thời gian sửa chữa;
thường xuyên bảo dưỡng để tránh hư hại trước tình trạng khấu hao; tiết kiệm và
tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lao động.
Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lựa chọn đúng đắn phương án
kinh doanh dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường nhằm cải thiện khả năng tiêu thụ
giúp đẩy nhanh thời gian lưu thông, thời gian sản xuất khiến quá trình sản xuất
diễn ra bình thường. Từ đó, giúp tài sản cố định có khả năng phát huy hết công
suất và vốn lưu động chu chuyển đều đặn. Việc quản lý chặt chẽ quá trình sản 11 lOMoAR cPSD| 23022540
xuất sẽ kìm hãm sự ngưng trệ của máy móc, thiết bị, nhà xưởng, ngăn việc gây
lãng phí yếu tố sản xuất hay làm chậm tốc độ luân chuyển của vốn.
3.2. Cải thiện chất lượng nguồn lao động
Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do nhà tư bản trích xuất giá trị lao động
từ một người nhiều hơn so với những giá trị họ được trao cho ở mức ngang với
sức lao động, vậy nên để khai thác sức lao động một cách triệt để, nhà tư bản cần
sở hữu càng nhiều lao động chất lượng cao càng tốt. Vậy nên, để giải quyết khó
khăn về chất lượng lao động, Hoà Phát cần tập trung cải thiện hệ thống đào tạo
cho người lao động bằng những chương trình đào tạo chuyên môn ngay từ đầu,
đào tạo nghiệp vụ thường niên (đào tạo mới, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao)
để đảm bảo chất lượng lao động luôn đi trước so với các đối thủ cạnh tranh, bắt
kịp sự phát triển của thời kì bùng nổ khoa học – công nghệ.
Ngoài ra, Tập đoàn có thể gián tiếp tối ưu sức lao động của nhân công bằng
việc quản lý, giám sát năng suất lao động, đánh giá chất lượng lao động của người
lao động định kỳ, sàng lọc lao động nhằm cải thiện hiệu quả lao động chung.
Cùng với đó, áp dụng công nghệ kĩ thuật vào quá trình sản xuất, tăng cường máy
móc thay thế cho sức người. Công nghệ kĩ thuật là điều kiện vật chất để doanh
nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, hợp thị hiếu, chất lượng cao, nhờ đó rút
ngắn chu kì sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các
vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm. KẾT LUẬN
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản lần lượt qua ba giai
đoạn dưới ba hình thái kế tiếp nhau gắn với thực hiện các chức năng tương ứng
rồi quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư. Tuần hoàn tư bản phản
ánh những mối quan hệ khách quan giữa các hoạt động cần sự kết hợp linh hoạt,
đúng thời điểm trong nền kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa nói riêng.
Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường
xuyên, lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian. Những tư bản khác nhau chu
chuyển với vận tốc khác nhau tuỳ theo thời gian sản xuất và lưu thông của hàng 12 lOMoAR cPSD| 23022540
hoá. Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư
bản. Nếu như tuần hoàn tư bản là sự nghiên cứu về mặt chất trong sự vận động
của tư bản thì chu chuyển của tư bản tập trung nghiên cứu về mặt lượng.
Trên con đường phát triển theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, nền
kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò là thành
viên của nền kinh tế nói riêng cần kế thừa, phát huy và vận dụng một cách sáng
tạo những lý luận Kinh tế Chính trị Mác – Lênin có sẵn vào đường lối phát triển
kinh tế thời kỳ này. Chính việc nghiên cứu lý luận tuần hoàn, chu chuyển của tư
bản để áp dụng trọn vẹn, triệt để, phù hợp nhất với bối cảnh hiện nay thông qua
đó tìm ra phương án cân bằng nguồn vốn các yếu tố đầu vào nhằm tối đa hoá giá
trị thặng dư là một mắt xích quan trọng trên chặng đường đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
Bài tiểu luận trên sử dụng những dẫn chứng thực tiễn mới nhất, vận dụng
tư duy khoa học, kiến thức lí luận về học phần Kinh tế chính trị Mác – Lênin và
các kiến thức có liên quan để áp dụng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, bởi kiến thức
và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Kính mong quý thầy cô thông cảm và có những ý kiến
đóng góp giúp em hoàn thiện hơn trong những bài tập lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn! 13 lOMoAR cPSD| 23022540
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin – Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
2. Báo cáo thường niên 2021, https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-
comvn/2022/04/bao-cao-thuong-nien-2021.pdf, truy cập ngày 21/05/2022.
3. Nghiêm Thị Thu Nga, Tiểu luận lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản,
https://123docz.net/document/3818132-tieu-luan-ly-luan-tuan-hoanva-chu-
chuyen-tu-ban.htm, truy cập ngày 21/05/2022. 14