Lý thuyết chương 4 - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
CHƯƠNG 4: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
Tìm hiểu chương này sẽ cho chúng những kiến thức bản về các khái
niệm dân chủ, dân hội chủ nghĩa, nhà nước hội chủ nghĩa quan niệm
của chủ nghĩa Mác Lênin về các vấn đề này để từ đó thể liên hệ thực tiễn
Việt Nam hiện nay
1. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Dân chủ và sự ra đời phát triển của dân chủ
1.1.1. Quan niệm về dân chủ
Tìm hiểu phần này sẽ giúp chúng ta giải quyết được câu hỏi dân chủ
gì ?
Về ý nghĩa nguyên thủy, ý nghĩa ban đầu thì
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VII VI trước công
nguyên. Các nhà tưởng Lạp cổ đại đã dùng cụm từ “demoskratos” để nói về
dân chủ, trong đó demos nhân dân (danh từ) kratos cai tr (động từ).
Theo đó dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị và sau này được các nhà chính trị
gọi giản lượt là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân.
Cần phải chú ý nhân dân ở đây không phải để chỉ tất cả mọi người mà còn
phải phụ thuộc vào chế độ hội, quan điểm của giai cấp cầm quyền, giai cấp
thống trị về nhân dân, ai là dân và ai không phải dân.
DÂN CHỦ KHÁC GÌ VỚI TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, CÔNG BẰNG?
Ở đây chúng ta cần phân biệt quan niệm dân chủ với các quan niệm khác
mà chúng có sự tương quan với nhau như là tự do, bình đẳng, công bằng
Dân chủ là nhân dân cai trị, quyền lực thuộc về nhân dân, của nhân dân...
Tự do tình trạng khi nhân không chịu sự ép buộc, hội đê lựa
chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình.
Bình đăng là nói lên vị trí như nhau của con người trong xã hội...
Công bằng là sự bình đăng giữa những người có cùng địa vị xã hội.
Bản chất đây nói đến dân chủ nói đến quyền lực quyền lực thuộc
về ai – về nhân dân và quyền lực thể hiện rõ nhất qua đâu, thực thi quyền lực thể
hiện qua đâu biểu hiện qua một chế độ hội nhất thông qua nhà
nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin dân chủ một số nội dung
cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân
dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước.
Thứ hai, trên phương diện chế độ hội trong lĩnh vực chính trị, dân
chủ một hình thức hay hình thái nhà nước, chính thể dân chủ hay chế độ
dân chủ.
Thứ ba, trên phương diện tổ chức quản hội, dân chủ một
nguyên tắc nguyên tắc dân chủ. Nguyên ắc này kết hợp với nguyên tắc tập
trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lí xã hội.
Từ những cách tiếp cận trên, dân chủ có thể hiểu Dân chủ là một giá trị xã
hội phản ánh những quyền bản của con người; một hình thức tổ chức nhà
nước của giai cấp cầm quyền; có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử
hội của nhân loại.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ
Kế thừa, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo Hồ Chí Minh,
dân chủ có nghĩa “dân là chủ”.
Người giải thích rất là đơn giản không hề lí luận cao siêu để ai cũng có thể
hiểu được chúng ta hiểu trình độ dân trí của nước ta thời điểm đó như thế
nào giải thích cao siêu khó đi vào lòng người và về sau khi chúng ta học môn Tư
tưởng HCM cũng vậy câu nào của Bác chúng ta đều thể hiểu được, rất dễ
hiểu.
Người khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa nước nhà do nhân
dân làm chủ”, “Chế độ ta chế độ dân chủ, tức nhân dân người chủ”,
“Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” ở đây Người còn
nhấn mạnh rằng Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
1.1.2. Sự ra đời, phát triển của dân chủ
Với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch
sử nhân loại, cho đến nay có ba nền (chế độ) dân chủ. Nền dân chủ chủ nô, gắn
với chế độ chiếm hữu lệ; nền dân chủ sản, gắn với chế độ bản chủ
nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Giới thiệu sơ qua về các hình thức dân chủ:
1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.2.1. Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp
Pháp Công Pari năm 1871. Tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng Tháng
Mười Nga thành công với sự ra đời của nhà nước chủ nghĩahội đầu tiên trên
thế giới (1917), nền dân chủ hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập, Sự
ra đời của nền dân chủ hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất
của dân chủ. Quá trình phát triển của nền dân chủ hội chủ nghĩa bắt đầu từ
thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Trong đósự kế thừa những
giá trị của nền dân chủ trước đó, đồng thời bổ sunglàm sâu sắc thêm những
giá trị của nên dân chủ mới.
Dân chủ hội chủ nghĩa nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân
chủ có trong lịch sử nhân loại,nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về
nhân dân, dân chủ dân làm chủ; dân chủ pháp luật nằm trong sự thống
nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa,
đặc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
1.2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Với cách đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hoá của dân chủ, dân
chủ xã hội chủ nghĩa có những bản chất cơ bản sau:
Về bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một Đảng giai
cấp công nhân (Đảng Mác Lênin) trên mọi lĩnh vựchội đều được thực
hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền
con người, thoả mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ít của nhân dân.
Bản chất kinh tế: nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu
họi về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn hội đáp ứng sự phát triển ngày càng
cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học công nghệ hiện đại nhằm
thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất tinh thần của toàn thể nhân
dân lao động.
Bản chất tư tưởng - văn hoá - xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ
tư tưởng Mác – Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm chủ đạo đối với
mọi hình thái ý thức hội khác trong hội mới. Đồng thời kế thừa, phát
huy những tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng
văn hoá, văn minh, tiến bộ hội, .... nhân loại đã tạo ra tất cả các quốc
gia, dân tộc,...Trong nền dân chủ hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ
những giá trị văn hoá tinh thần; được nâng cao trình độ văn hoá, điểu kiện
phát triển nhân. Dưới góc độ này dân chủ là một thành tựu văn hoá, một quá
trình sáng tạo văn hoá, thể hiện khác vọng tự do sáng tạo phát triển của con
người.
2. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
2.1.1. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Trong lịch sử phát triển của hội loài người xuất hiện bốn kiểu nhà
nước: Nhà nước chủ nô Nhà nước phong kiến Nhà nước sảnNhà nước
xã hội chủ nghĩa. Nhà nước hội chủ nghĩa ra đời từ Cách mạng Tháng Mười
Nga (1917).
Nhà nước hội chủ nghĩa một kiểu nhà nước đó, sự thống trị
thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ
mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị
làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao –
xã hội xã hội chủ nghĩa.
2.1.2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là
kiểu nhà nước mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bốc lột
trong lịch sử. Tính ưu việt về mặt bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa được
thể hiện trên các phương diện:
Về chính trị, nhà nướchội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công
nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.
Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của
cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ
yếu.
Về văn hoá hội, nhà nước hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền
tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và những giá trị văn hoá tiên
tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc.
2.1.3. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Tuỳ theo góc độ tiếp cận. chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được
chia thành các chức năng khác nhau, đó là:
Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà
nước hội chủ nghĩa được chia thành chức năng đối nội chức năng đối
ngoại.
Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà
nước xã hội chủ nghĩa được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hoá,
hội.
Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước xã
hội chủ nghĩa được chia thành chức năng giai cấp (trấn áp)chức năng xã hội
(tổ chức và xây dựng).
Mối quan hệ giữa dân chủ hội chủ nghĩa nhà nước dân chủ hội
chủ nghĩa
Một là: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xâu dựng va
hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Hai là: Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc
thực thi quyền làm chủ của người dân.
3. DÂN CHỦ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Trước khi đi vào phần này chúng ta sẽ cùng nhau đảo qua một chút về vấn
đề “dân chủ” ở các nước trên thế giới cụ thể ở đây là vấn đề dân chủ trực tiếp để
xem họ giống và khác chúng ta như thế nào.
các quốc gia trên thế giới, người dân thực hiện quyền lực của mình
bằng hai phương thứcbản là dân chủ đại diện (hay dân chủ gián tiếp - thông
qua các cơ quan đại diện) và dân chủ trực tiếp. Dân chủ trực tiếp được hiểu là sự
thể hiện ý chí trực tiếp của người dân để quyết định một vấn đề của nhà nước
hay của cộng đồng không cần thông qua một thiết chế trung gian, cụ thể
quan đại diện do dân lập ra qua bầu cử. Sự thể hiện ý chí này thông thường
ý nghĩa quyết định, bắt buộc phải được thi hành ngay không phụ thuộc
vào mong muốn của chính quyền.
Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới
Nền dân chủ “trực tiếp” đầu tiên trên thế giới là Nhà nước dân chủ Athen
do người Hy Lạp thiết lập cách đầy hơn 2.500 năm (508-322 TCN). Mặc dù Nhà
nước này chưabộ máy quan lại chuyên nghiệp nhưng đã bước đầu quy định
những biểu hiện đầu tiên của DCTT như: biểu quyết thông qua các luật, bỏ
phiếu bất tín nhiệm lãnh đạo... Trong hội hiện đại, DCTT ngày càng được
nhiều quốc gia quan tâm thực hiện.
Dân chủ trực tiếp ở Thụy Sỹ
Trong tất cả các nền dân chủ trên thế giới, Thụy Sỹ được đánh giá một
quốc gia áp dụng hình thức DCTT phổ biến nhất. Cho đến nay, chưamột nhà
nước nào tổ chức một số lượng lớn các cuộc trưng cầu ý dân ở cấp quốc gia như
ở Thụy Sỹ. Ở Thụy Sỹ, DCTT cùng tồn tại song hành với nền dân chủ nghị viện
(dân chủ đại diện), thông qua đó người dân thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động quản đất nước. Các cuộc trưng cầu ý dân (referendum) được tổ
chức từ năm 1291, từ năm 1848 đã được chính thức quy định trong Hiến
pháp Thụy Sỹ. Ngày nay, Thụy Sỹ thực thi các hình thức DCTT ở tất cả các cấp
chính trị (cấp địa phương, cấp bang, cấp nhà nước liên bang). Ở Thụy Sỹ, ba
loại loại hình quan trọng nhất của DCTT là: trưng cầu ý dân bắt buộc, trưng cầu
ý dân không bắt buộc và sáng quyền nhân dân.
Trưng cầu ý dân bắt buộc: Theo quy định của Điều 140 Hiến pháp liên
bang, tất cả các dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được Nghị viện thông qua - không
phụ thuộc vào việc đó sửa đổi từng điều khoản hoặc sửa đổi toàn bộ - đều
phải được người dân chấp thuận thông qua một cuộc trưng cầu ý dân (toàn dân
phúc quyết). Cụ thể,trưng cầu ý dân bắt buộc về sửa đổi Hiến pháp liên bang
phải được tiến hành trong các trường hợp sau: a) Yêu cầu sửa đổi toàn bộ Hiến
pháp liên bang theo sáng kiến (đề xuất) của người dân; b) Yêu cầu sửa đổi toàn
bộ Hiến pháp liên bang theo sáng kiến (đề xuất) của Thượng viện (Hội đồng
quốc gia) hoặc Hạ viện (Hội đồng bang) nhưng không được viện kia ủng hộ; c)
Yêu cầu sửa đổi một phần (một số điều) của Hiến pháp liên bang theo sáng kiến
(đề xuất) của người dân dưới hình thức đề xuất chung nhưng đã bị Nghị viện
liên bang chung (Hội đồng quốc gia Hội đồng bang tiến hành phiên họp
chung) bác bỏ.
Trưng cầu ý dân không bắt buộc: Thụy Sỹ, trưng cầu ý dân không bắt
buộc đã được áp dụng từ năm 1874. Theo quy định của Điều 141 Hiến pháp liên
bang, 4 loại văn bản sau đây thuộc đối tượng thể được đưa ra trưng cầu ý
dân: , các luật liên bang (các luật mới hoặc các luật sửa đổi); cácMột Hai là,
luật liên bang được tuyên bố khẩn cấp có thời hạn áp dụng trên một năm; ,Ba là
các nghị quyết liên bang nếu được Hiến pháp hoặc luật trù liệu; , các điềuBốn là
ước quốc tế thuộc loại sau: thời hạn không xác định không được hủy bỏ;
quy định về gia nhập vào một tổ chức quốc tế; chứa đựng các quy định quan
trọng hoặc việc thực hiện đòi hỏi phải ban hành luật liên bang.
Điều kiện đặt ra đối với yêu cầu trưng cầu ý dân không bắt buộc phải
sự ủng hộ (yêu cầu) của 50.000 người dân quyền biểu quyết (cử tri) hoặc
của 8 bang trở lên. Danh sách chữ của cử tri được đưa ra làm bằng chứng
phải được lập trong thời hạn 100 ngày sau khi công bố luật hoặc nghị quyết
được thông qua.
Sáng quyền nhân dân: Hình thức sáng quyền nhân dân (Nhân dân đưa ra
sáng kiến) được áp dụng từ năm 1891. Người dân Thụy Sỹ thể yêu cầu tiến
hành một cuộc trưng cầu ý dân về việc sửa đổi toàn bộ hay một phần của Hiến
pháp liên bang. Hình thức sáng quyền nhân dân được coiyếu tố động lực của
nền DCTT.
Trưng cầu ý dân cấp bang địa phương: Trưng cầu ý dân không chỉ
được áp dụng cấp liên bang còn được áp dụng đối với các nghị quyết của
nghị viện bang và hội đồng xã. Ở các đô thị nhỏ, người dân có quyền biểu quyết
tại hội nghị đô thị về các vấn đề quan trọng. Người dân Thụy Sỹ cấp bang và
cấp địa phươngthể thực hiện sáng quyền lập pháp trưng cầu ý dân về các
quyết định hành chính. Trưng cầu ý dân về luật các quyết định hành chính
cho phép người dân thể hiện ý kiến về các văn bản luật các quyết định hành
chính của chính quyền bang hoặc chính quyền đô thị. Hầu hết các bang đều áp
dụng hình thức trưng cầu ý dân bắt buộc hoặc trưng cầu ý dân không bắt buộc
về luật hoặc kết hợp cả hai hình thức này. Ví dụ, các nghị quyết về chi tiêu trên
một mức tiền nhất định hoặc về những loại thuế mới nhiều bang được quy
định phải tiến hành trưng cầu ý dân bắt buộc; ở các bang còn lại thì trưng cầu ý
dân thể thưc hiện nhưng không bắt buộc. Bằng cách đó, người dân Thụy Sỹ
thể tham gia quyết định về các công trình hạ tầng công cộng được xây dựng
hoặc tài trợ từ ngân sách công hoặc việc chi tài chính cho các trường học, bệnh
viện.
Dân chủ trực tiếp ở Hoa Kỳ
Hoa Kỳ cũng được coi quốc gia tiêu biểu trong việc thực hiện DCTT.
DCTT cũng được thực hiện ở Hoa Kỳ từ rất lâu và hiện vẫn đang được thực hiện
một cách phổ biến hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ, DCTT chỉ được thực hiện cấp bang. Nước này
chưa từng tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân (kể cả bắt buộc hoặc chỉ có tính chất
tham vấn) ở cấp liên bang. Những nỗ lực áp dụng các thiết chế DCTT ở cấp liên
bang cho đến nay vẫn chưa thành công.
Về mặt pháp lý, mặc DCTT với cách một nguyên tắc lập pháp
chưa được ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳ, nhưng lý thuyết về DCTT đã được
hiện thực hóa ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ. Cuộc đấu tranh cho các quyền dân
sự công bằng hội đã diễn ra trong nhiều thế kỷ Hoa Kỳ trong quá
trình đó, DCTT đã được vận dụng như một công cụ pháp quan trọng thực
hiện quyền lực nhân dân. dụ, thông qua hình thức trưng cầu ý dân, toàn bộ
các bang phía Tây của Hoa Kỳ trao quyền bầu cử cho phụ nữ; bang Oregon,
việc trưng cầu ý dân đã dẫn tới việc xoá bỏ hình phạt tử hình và áp dụng chế độ
làm việc 8 tiếng tuần và quy định mức lương tối thiểu của người lao động...
Xét về mặt lịch sử, các yếu tố DCTT cũng đã truyền thống lâu đời
Hoa Kỳ. Một hình thức được gọi là “town hall meetings” (các cuộc họp ở tòa thị
chính) - một loại hình hội nghị công dân, đã được thực hiện từ khi nước này còn
là một thuộc địa của Anh. Năm 1778, cuộc trưng cầu ý dân đầu tiên đã được tiến
hành cấp bang - đó một cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp bang
Massachusetts. Năm 1898, bang South Dakota đã ghi nhận trưng cầu ý dân
không bắt buộc sáng quyền nhân dân trong Hiến pháp của mình. Năm 1902,
Nghị viện bang Oregon cũng thông qua quy định tổ chức trưng cầu ý dân bắt
buộc về sửa đổi Hiến pháp. Năm 1911, bang California cũng ghi nhận các hình
thức DCTT.
Từ 1898 đến 1918, 24 bang của Hoa Kỳ đã ghi nhận trưng cầu ý dân
sáng quyền nhân dân trong Hiến pháp của mình. vậy, sau năm 1918, việc
thiết lập các hình thức DCTT trở lên chậm hơn. Năm 1959, bang Alaska đưa vào
áp dụng sáng quyền nhân dân,các bang tiếp theo Florida vào năm 1972
Mississippi vào năm 1992…
Hiện nay, hầu hết các bang của Hoa Kỳ đều ghi nhận một số hình thức
DCTT, thông thường sáng quyền nhân dân trưng cầu ý dân. Đối với sáng
quyền nhân dân về Hiến pháp và luật, điều kiện cần thiết trong việc thu thập chữ
sự khác nhau từng tiểu bang, dao động trong khoảng từ 2% đến 15%.
Thời gian thu thập chữ ký trung bình là 15 tháng.
Việc bầu cử trực tiếp thống đốcđược ghi nhận tất cả các tiểu bang.
cấp sở thì thị trưởng, cảnh sát trưởng, v.v. cũng được bầu trực tiếp. Tất cả
những người do dân trực tiếp bầu ra thể bị bãi nhiệm theo sáng kiến của
Nhân dân.
Dân chủ trực tiếp ở một số nước phát triển khác
các nước phát triển khác (Anh, Úc, New Zealand, Áo, Thụy Điển,
CHLB Đức, Nhật Bản…) hiện đều đã áp dụng những hình thức DCTT phổ biến
IDEA đã xác định là:trưng cầu ý dân,sáng kiến của công dân, sáng kiến
chương trình nghị sự, bãi miễn đại biểu dân cử, mặc dù mức độ, cách thứccả
tên gọi của các hình thức DCTT nêu trên ít nhiều khác nhau ở các quốc gia.
- Trưng cầu ý dân: Pháp luật nhiều nước phát triển trao cho người dân
quyền, thông qua cuộc trưng cầu ý dân, trực tiếp quyết định các vấn đề chính trị,
xã hội, pháp quan trọng của đất nước hay của địa phương. Ở một số nướcnhư
New Zealand, vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân không bị hạn chế, kể cả trong
lĩnh vực ngân sách nhà nước. Thông thường, kết quả trưng cầu ý dân có hiệu lực
ràng buộc đối với các cơ quan nhà nước.
- Sáng kiến công dân: Pháp luật ở nhiều nước phát triển khác còn trao cho
công dân quyền đề nghị đưa một vấn đề quan trọng quốc gia ra quyết định thông
qua cuộc trưng cầu ý dân. Điều kiện để thực hiện sáng kiến công dân là người đề
xuất phải thu thập đủ một số lượng chữ ủng hộ theo luật định. Nội dung bỏ
phiếu khá đa dạng như: đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi văn bản pháp luật,
hay vấn đề quan trọng của quốc gia, cộng đồng. Thông thường kết quả của sáng
quyền công dân có hiệu lực bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước.
- Sáng kiến chương trình nghị sự: Pháp luật của nhiều nước phát triển
cũng trao cho người dân quyền đề xuất đưa một vấn đề cụ thể vào chương trình
làm việc của quan lập pháp. Tương tự như sáng kiến công dân, sáng kiến
chương trình nghị sự cần nhận được một số lượng tối thiểu chữ ký ủng hộ để
thể được chấp nhận bởi cơ quan lập pháp.
- Pháp luật ởnhiều nước phát triển trao choBãi nhiệm đại biểu dân cử:
người dân quyền bãi miễn đại biểu dân cử. Theo nghiên cứu của tổ chức IDEA,
hiện nay, các nước phát triển trên thế giới ghi nhận hai hình thức bãi miễn chính
theo mức độ tham gia của người dân trong quá trình này: (1) bãi miễn đầy đủ -
là bãi miễn đòi hỏi phảisự tham gia của người dân cả ở giai đoạn đề xuất
cả giai đoạn bỏ phiếu thông qua; (2) bãi miễn hỗn hợp - bãi miễn đòi hỏi sự
tham gia của người dân ở giai đoạn đề xuất, hoặc giai đoạn bỏ phiếu thông qua.
Cả hai hình thức này đều có thể sử dụng ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương,
cũng có thể được sử dụng cho cả các quan chức của cơ quan hành pháp hoặc các
thành viên được bầu của cơ quan lập pháp.
Dân chủ trực tiếp ở một số nước Đông Nam Á
DCTT cũng được đề cập trong Hiến pháp của nhiều quốc gia thuộc Hiệp
hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). dụ, Hiến pháp Indonesia (1945),
Malaysia (1957), Brunei (1959); Hiến pháp Myanmar (2008), Hiến pháp
Camphuchia năm 1993; Hiến pháp Lào năm 2015; Hiến pháp Singapore năm
1965; Hiến pháp Thái Lan (2017). Trong số các bản Hiến pháp này, ngoại trừ
Brunei, Hiến pháp của các nước còn lạiđều thể hiện bảo đảm cho người dân
được hưởng quyền trưng cầu ý dân.
- Hiến pháp Campuchia Thái Lan quy định các quyền công dân trong
lĩnh vực chính trị như quyền không phân biệt giới tính khi tham gia vào các hoạt
động của chính quyền; quyền đề xuất ý kiến để trưng cầu ý dân về hoạt động
chính trị, văn hoá, kinh tế, các vấn đề xã hội.
- Hiến pháp năm 2017 của Thái Lan nhấn mạnh đến vấn đề tham nhũng,
chế kiểm soát tham nhũng, trong đó khẳng định vai trò của người dân tham
gia chống tham nhũng.
- Hiến pháp Indonesia xác định nguyên tắc công dânquyền bình đẳng
trong việc tham gia chính quyền
3.1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3.1.1. Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Sau 35 năm đổi mới dân chủ hội chủ nghĩa ngày càng được phá triển
và hoàn thiện phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa
bản chất của chế độ ta vừa mục tiêu vừa động lực của sự phát triển đất
nước. Xây dựng từng bước hoàn thiện nền dân chủ hội chủ nghĩa, đảm bảo
dân chủ thực hiện trong tực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân
chủ gắn liền với kỉ luật, kỉ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được
pháp luật bảo đảm”.
3.1.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Đó tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân gốc, dân làm chủ.
Điều này đã được Hồ Chí Minh khẳng định:
“Nước ta một nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều dân. Bao nhiêu
quyền hạn đều của dân (...). Chính quyền từ đến Chính phủ Trung ương đều
do dân cử ra. Ðoàn thể từ Trung ương đến do dân tổ chức nên. Nói tóm lại,
quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.”
Bản chất dân chủ hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện thông qua
các hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp.
Hình thức dân chủ gián tiếphình thức dân chr đại diện, được thực hiện
do nhân dân “uỷ quyền”, giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân dân trực
tiếp bầu ra. Những con người tổ chức ấy đại diện cho nhân dân, thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân.
Hình thức dân chủ trực tiếp hình thức thông qua đó, nhân dân bằng
hành động trực tiếp của mình thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội.
3.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3.2.1.Quan niệm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Theo quan niệm chung, nhà nước pháp quyền nhà nước thượng tôn
pháp luật, nhà nước hướng tới những vấn đề phúc lợi cho mọi người, tạo điều
kiện cho nhân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình.
Trong hoạt đọng của nhà nước pháp quyền, các quan của nhà nước được
phân quyền rõ ràng và được mọi người chấp nhận trên nguyên tắc bình đẳng.
3.2.2. Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Từ thực tiễn nhận thức xây dựng Nhà nước pháp quyền hội chủ
nghĩa ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, có thể thấy Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở nước ta có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó Nhà
nước của dân, do dân, vì dân.
Thứ hai, Nhà nước được tổ chức hoạt động dựa trên sở của Hiến
pháp và pháp luật. Trong tất cả các hoạt động hội, pháp luật được đặc ở vị trí
tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Thứ ba, quyên lực nhà nước là thống nhất, có sự phân côngràng, có cơ
chế phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và
tư pháp.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa Việt Nam phải do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với 4 điều Hiến pháp năm 2013. Hoạt
động của nhà nước được giám sát bởi nhân dân với phương châm: “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các nhân được nhân
dân uỷ nhiệm.
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng
quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển. Quyền
dân chủ của nhân dân được thực hành một cách rộng rãi “nhân dân có quyền bầu
vào bãi miễn những đại biểu không xứng đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện
sự nghiêm minh của pháp luật,
Thứ sáu, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm tra lẫn nhau, nhưng
đảm bảo quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
3.3. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
3.3.1. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Mở rộng phát huy dân chủ hội chủ nghĩa một trong những mục
tiêu hoạt động xuyên suốt của Đảng Cộng sản Nhà nước Việt Nam kể từ
khi bắt đầu công cuộc đổi mới. Cốt lõi tưởng của Đảng về mở rộng phát
huy dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện ở việc hoàn thiện và hiện thực hóa cơ chế
bảo đảm sự tham gia hiệu quả của mọi tầng lớp nhân dân vào tất cả các quá
trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám sát thực hiện các đường lối, chủ
trương, chính sách quy định pháp luật của Đảng Nhà nước trên mọi lĩnh
vực.
Mở rộng phát huy dân chủ hội chủ nghĩa một trong những mục
tiêu hoạt động xuyên suốt của Đảng Cộng sản Nhà nước Việt Nam kể từ
khi bắt đầu công cuộc đổi mới. Cốt lõi tưởng của Đảng về mở rộng phát
huy dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện ở việc hoàn thiện và hiện thực hóa cơ chế
bảo đảm sự tham gia hiệu quả của mọi tầng lớp nhân dân vào tất cả các quá
trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám sát thực hiện các đường lối, chủ
trương, chính sách quy định pháp luật của Đảng Nhà nước trên mọi lĩnh
vực.
Để tiếp tục phát huy dân chủ hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ
của nhân dân, thực hiện mục tiêu nước ta trở thành nước phát triển theo định
hướng hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI, văn kiện Đại hội XIII của Đảng
xác định:
Một là, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Hai là, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh với
cách và điều kiện tuyên quyết để xây dựng nền dân chủhội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Ba là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vững
mạnh với tư cách và điều kiện để thực thi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - hội trong xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Năm là, xây dựng từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản
biện xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
3.3.2. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền chủ nghĩa
hội
Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
Hai là, cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.
Bốn là, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
| 1/17

Preview text:

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
CHƯƠNG 4: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Tìm hiểu chương này sẽ cho chúng những kiến thức cơ bản về các khái
niệm dân chủ, dân xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa và quan niệm
của chủ nghĩa Mác – Lênin về các vấn đề này để từ đó có thể liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay
1. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Dân chủ và sự ra đời phát triển của dân chủ
1.1.1. Quan niệm về dân chủ
Tìm hiểu phần này sẽ giúp chúng ta giải quyết được câu hỏi dân chủ là gì ?
Về ý nghĩa nguyên thủy, ý nghĩa ban đầu thì
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VII – VI trước công
nguyên. Các nhà tư tưởng Lạp cổ đại đã dùng cụm từ “demoskratos” để nói về
dân chủ, trong đó demos là nhân dân (danh từ) và kratos là cai trị (động từ).
Theo đó dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị và sau này được các nhà chính trị
gọi giản lượt là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân.
Cần phải chú ý nhân dân ở đây không phải để chỉ tất cả mọi người mà còn
phải phụ thuộc vào chế độ xã hội, quan điểm của giai cấp cầm quyền, giai cấp
thống trị về nhân dân, ai là dân và ai không phải dân.
DÂN CHỦ KHÁC GÌ VỚI TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, CÔNG BẰNG?
Ở đây chúng ta cần phân biệt quan niệm dân chủ với các quan niệm khác
mà chúng có sự tương quan với nhau như là tự do, bình đẳng, công bằng
Dân chủ là nhân dân cai trị, quyền lực thuộc về nhân dân, của nhân dân...
Tự do là tình trạng khi cá nhân không chịu sự ép buộc, có cơ hội đê lựa
chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình.
Bình đăng là nói lên vị trí như nhau của con người trong xã hội...
Công bằng là sự bình đăng giữa những người có cùng địa vị xã hội.
Bản chất ở đây nói đến dân chủ là nói đến quyền lực và quyền lực thuộc
về ai – về nhân dân và quyền lực thể hiện rõ nhất qua đâu, thực thi quyền lực thể
hiện qua đâu – nó biểu hiện qua một chế độ xã hội và rõ nhất là thông qua nhà nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin dân chủ có một số nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân
dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước.
Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân
chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, chính là thể dân chủ hay chế độ dân chủ.
Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lí xã hội, dân chủ là một
nguyên tắc – nguyên tắc dân chủ. Nguyên ắc này kết hợp với nguyên tắc tập
trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lí xã hội.
Từ những cách tiếp cận trên, dân chủ có thể hiểu Dân chủ là một giá trị xã
hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một hình thức tổ chức nhà
nước của giai cấp cầm quyền; có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội của nhân loại.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ
Kế thừa, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo Hồ Chí Minh,
dân chủ có nghĩa “dân là chủ”.
Người giải thích rất là đơn giản không hề lí luận cao siêu để ai cũng có thể
hiểu được vì chúng ta hiểu trình độ dân trí của nước ta ở thời điểm đó như thế
nào giải thích cao siêu khó đi vào lòng người và về sau khi chúng ta học môn Tư
tưởng HCM cũng vậy câu nào của Bác chúng ta đều có thể hiểu được, rất dễ hiểu.
Người khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân
dân làm chủ”, “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ”,
“Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” ở đây Người còn
nhấn mạnh rằng Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
1.1.2. Sự ra đời, phát triển của dân chủ
Với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch
sử nhân loại, cho đến nay có ba nền (chế độ) dân chủ. Nền dân chủ chủ nô, gắn
với chế độ chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản chủ
nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Giới thiệu sơ qua về các hình thức dân chủ:
1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.2.1. Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp
ở Pháp và Công xã Pari năm 1871. Tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng Tháng
Mười Nga thành công với sự ra đời của nhà nước chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên
thế giới (1917), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập, Sự
ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất
của dân chủ. Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ
thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Trong đó có sự kế thừa những
giá trị của nền dân chủ trước đó, đồng thời bổ sung và làm sâu sắc thêm những
giá trị của nên dân chủ mới.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân
chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về
nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống
nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
đặc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
1.2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hoá của dân chủ, dân
chủ xã hội chủ nghĩa có những bản chất cơ bản sau:
Về bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một Đảng và giai
cấp công nhân (Đảng Mác – Lênin) mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều được thực
hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền
con người, thoả mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ít của nhân dân.
Bản chất kinh tế: nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã
họi về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng
cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học – công nghệ hiện đại nhằm
thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.
Bản chất tư tưởng - văn hoá - xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ
tư tưởng Mác – Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm chủ đạo đối với
mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới. Đồng thời nó kế thừa, phát
huy những tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng
văn hoá, văn minh, tiến bộ xã hội, .... mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc
gia, dân tộc,...Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ
những giá trị văn hoá tinh thần; được nâng cao trình độ văn hoá, có điểu kiện
phát triển cá nhân. Dưới góc độ này dân chủ là một thành tựu văn hoá, một quá
trình sáng tạo văn hoá, thể hiện khác vọng tự do sáng tạo và phát triển của con người.
2. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
2.1.1. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người có xuất hiện bốn kiểu nhà
nước: Nhà nước chủ nô – Nhà nước phong kiến – Nhà nước tư sản – Nhà nước
xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời từ Cách mạng Tháng Mười Nga (1917).
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở đó, sự thống trị
thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ
mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị
làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao –
xã hội xã hội chủ nghĩa.
2.1.2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là
kiểu nhà nước mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bốc lột
trong lịch sử. Tính ưu việt về mặt bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa được
thể hiện trên các phương diện:
Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công
nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.
Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của
cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Về văn hoá – xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền
tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và những giá trị văn hoá tiên
tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc.
2.1.3. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Tuỳ theo góc độ tiếp cận. chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được
chia thành các chức năng khác nhau, đó là:
Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà
nước xã hội chủ nghĩa được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà
nước xã hội chủ nghĩa được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước xã
hội chủ nghĩa được chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng).
Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa
Một là: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xâu dựng va
hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Hai là: Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc
thực thi quyền làm chủ của người dân.
3. DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Trước khi đi vào phần này chúng ta sẽ cùng nhau đảo qua một chút về vấn
đề “dân chủ” ở các nước trên thế giới cụ thể ở đây là vấn đề dân chủ trực tiếp để
xem họ giống và khác chúng ta như thế nào.
Ở các quốc gia trên thế giới, người dân thực hiện quyền lực của mình
bằng hai phương thức cơ bản là dân chủ đại diện (hay dân chủ gián tiếp - thông
qua các cơ quan đại diện) và dân chủ trực tiếp. Dân chủ trực tiếp được hiểu là sự
thể hiện ý chí trực tiếp của người dân để quyết định một vấn đề của nhà nước
hay của cộng đồng mà không cần thông qua một thiết chế trung gian, cụ thể là
cơ quan đại diện do dân lập ra qua bầu cử. Sự thể hiện ý chí này thông thường
có ý nghĩa quyết định, bắt buộc phải được thi hành ngay mà không phụ thuộc
vào mong muốn của chính quyền.
Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới
Nền dân chủ “trực tiếp” đầu tiên trên thế giới là Nhà nước dân chủ Athen
do người Hy Lạp thiết lập cách đầy hơn 2.500 năm (508-322 TCN). Mặc dù Nhà
nước này chưa có bộ máy quan lại chuyên nghiệp nhưng đã bước đầu quy định
những biểu hiện đầu tiên của DCTT như: biểu quyết thông qua các luật, bỏ
phiếu bất tín nhiệm lãnh đạo... Trong xã hội hiện đại, DCTT ngày càng được
nhiều quốc gia quan tâm thực hiện.
Dân chủ trực tiếp ở Thụy Sỹ
Trong tất cả các nền dân chủ trên thế giới, Thụy Sỹ được đánh giá là một
quốc gia áp dụng hình thức DCTT phổ biến nhất. Cho đến nay, chưa có một nhà
nước nào tổ chức một số lượng lớn các cuộc trưng cầu ý dân ở cấp quốc gia như
ở Thụy Sỹ. Ở Thụy Sỹ, DCTT cùng tồn tại song hành với nền dân chủ nghị viện
(dân chủ đại diện), thông qua đó người dân có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động quản lý đất nước. Các cuộc trưng cầu ý dân (referendum) được tổ
chức từ năm 1291, và từ năm 1848 đã được chính thức quy định trong Hiến
pháp Thụy Sỹ. Ngày nay, Thụy Sỹ thực thi các hình thức DCTT ở tất cả các cấp
chính trị (cấp địa phương, cấp bang, cấp nhà nước liên bang). Ở Thụy Sỹ, có ba
loại loại hình quan trọng nhất của DCTT là: trưng cầu ý dân bắt buộc, trưng cầu
ý dân không bắt buộc và sáng quyền nhân dân.
Trưng cầu ý dân bắt buộc: Theo quy định của Điều 140 Hiến pháp liên
bang, tất cả các dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được Nghị viện thông qua - không
phụ thuộc vào việc đó là sửa đổi từng điều khoản hoặc sửa đổi toàn bộ - đều
phải được người dân chấp thuận thông qua một cuộc trưng cầu ý dân (toàn dân
phúc quyết). Cụ thể,trưng cầu ý dân bắt buộc về sửa đổi Hiến pháp liên bang
phải được tiến hành trong các trường hợp sau: a) Yêu cầu sửa đổi toàn bộ Hiến
pháp liên bang theo sáng kiến (đề xuất) của người dân; b) Yêu cầu sửa đổi toàn
bộ Hiến pháp liên bang theo sáng kiến (đề xuất) của Thượng viện (Hội đồng
quốc gia) hoặc Hạ viện (Hội đồng bang) nhưng không được viện kia ủng hộ; c)
Yêu cầu sửa đổi một phần (một số điều) của Hiến pháp liên bang theo sáng kiến
(đề xuất) của người dân dưới hình thức đề xuất chung nhưng đã bị Nghị viện
liên bang chung (Hội đồng quốc gia và Hội đồng bang tiến hành phiên họp chung) bác bỏ.
Trưng cầu ý dân không bắt buộc: Ở Thụy Sỹ, trưng cầu ý dân không bắt
buộc đã được áp dụng từ năm 1874. Theo quy định của Điều 141 Hiến pháp liên
bang, 4 loại văn bản sau đây thuộc đối tượng có thể được đưa ra trưng cầu ý
dân: Một là, các luật liên bang (các luật mới hoặc các luật sửa đổi); Hai là, các
luật liên bang được tuyên bố khẩn cấp có thời hạn áp dụng trên một năm; Ba là,
các nghị quyết liên bang nếu được Hiến pháp hoặc luật trù liệu; Bốn là, các điều
ước quốc tế thuộc loại sau: có thời hạn không xác định và không được hủy bỏ;
quy định về gia nhập vào một tổ chức quốc tế; chứa đựng các quy định quan
trọng hoặc việc thực hiện đòi hỏi phải ban hành luật liên bang.
Điều kiện đặt ra đối với yêu cầu trưng cầu ý dân không bắt buộc là phải
có sự ủng hộ (yêu cầu) của 50.000 người dân có quyền biểu quyết (cử tri) hoặc
của 8 bang trở lên. Danh sách chữ ký của cử tri được đưa ra làm bằng chứng
phải được lập trong thời hạn 100 ngày sau khi công bố luật hoặc nghị quyết được thông qua.
Sáng quyền nhân dân: Hình thức sáng quyền nhân dân (Nhân dân đưa ra
sáng kiến) được áp dụng từ năm 1891. Người dân Thụy Sỹ có thể yêu cầu tiến
hành một cuộc trưng cầu ý dân về việc sửa đổi toàn bộ hay một phần của Hiến
pháp liên bang. Hình thức sáng quyền nhân dân được coi là yếu tố động lực của nền DCTT.
Trưng cầu ý dân ở cấp bang và địa phương: Trưng cầu ý dân không chỉ
được áp dụng ở cấp liên bang mà còn được áp dụng đối với các nghị quyết của
nghị viện bang và hội đồng xã. Ở các đô thị nhỏ, người dân có quyền biểu quyết
tại hội nghị đô thị về các vấn đề quan trọng. Người dân Thụy Sỹ ở cấp bang và
cấp địa phương có thể thực hiện sáng quyền lập pháp và trưng cầu ý dân về các
quyết định hành chính. Trưng cầu ý dân về luật và các quyết định hành chính
cho phép người dân thể hiện ý kiến về các văn bản luật và các quyết định hành
chính của chính quyền bang hoặc chính quyền đô thị. Hầu hết các bang đều áp
dụng hình thức trưng cầu ý dân bắt buộc hoặc trưng cầu ý dân không bắt buộc
về luật hoặc kết hợp cả hai hình thức này. Ví dụ, các nghị quyết về chi tiêu trên
một mức tiền nhất định hoặc về những loại thuế mới ở nhiều bang được quy
định phải tiến hành trưng cầu ý dân bắt buộc; ở các bang còn lại thì trưng cầu ý
dân có thể thưc hiện nhưng không bắt buộc. Bằng cách đó, người dân Thụy Sỹ
có thể tham gia quyết định về các công trình hạ tầng công cộng được xây dựng
hoặc tài trợ từ ngân sách công hoặc việc chi tài chính cho các trường học, bệnh viện.
Dân chủ trực tiếp ở Hoa Kỳ
Hoa Kỳ cũng được coi là quốc gia tiêu biểu trong việc thực hiện DCTT.
DCTT cũng được thực hiện ở Hoa Kỳ từ rất lâu và hiện vẫn đang được thực hiện
một cách phổ biến hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, DCTT chỉ được thực hiện ở cấp bang. Nước này
chưa từng tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân (kể cả bắt buộc hoặc chỉ có tính chất
tham vấn) ở cấp liên bang. Những nỗ lực áp dụng các thiết chế DCTT ở cấp liên
bang cho đến nay vẫn chưa thành công.
Về mặt pháp lý, mặc dù DCTT với tư cách là một nguyên tắc lập pháp
chưa được ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳ, nhưng lý thuyết về DCTT đã được
hiện thực hóa ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ. Cuộc đấu tranh cho các quyền dân
sự và công bằng xã hội đã diễn ra trong nhiều thế kỷ ở Hoa Kỳ và trong quá
trình đó, DCTT đã được vận dụng như là một công cụ pháp lý quan trọng thực
hiện quyền lực nhân dân. Ví dụ, thông qua hình thức trưng cầu ý dân, toàn bộ
các bang phía Tây của Hoa Kỳ trao quyền bầu cử cho phụ nữ; ở bang Oregon,
việc trưng cầu ý dân đã dẫn tới việc xoá bỏ hình phạt tử hình và áp dụng chế độ
làm việc 8 tiếng tuần và quy định mức lương tối thiểu của người lao động...
Xét về mặt lịch sử, các yếu tố DCTT cũng đã có truyền thống lâu đời ở
Hoa Kỳ. Một hình thức được gọi là “town hall meetings” (các cuộc họp ở tòa thị
chính) - một loại hình hội nghị công dân, đã được thực hiện từ khi nước này còn
là một thuộc địa của Anh. Năm 1778, cuộc trưng cầu ý dân đầu tiên đã được tiến
hành ở cấp bang - đó là một cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp ở bang
Massachusetts. Năm 1898, bang South Dakota đã ghi nhận trưng cầu ý dân
không bắt buộc và sáng quyền nhân dân trong Hiến pháp của mình. Năm 1902,
Nghị viện bang Oregon cũng thông qua quy định tổ chức trưng cầu ý dân bắt
buộc về sửa đổi Hiến pháp. Năm 1911, bang California cũng ghi nhận các hình thức DCTT.
Từ 1898 đến 1918, 24 bang của Hoa Kỳ đã ghi nhận trưng cầu ý dân và
sáng quyền nhân dân trong Hiến pháp của mình. Dù vậy, sau năm 1918, việc
thiết lập các hình thức DCTT trở lên chậm hơn. Năm 1959, bang Alaska đưa vào
áp dụng sáng quyền nhân dân,các bang tiếp theo là Florida vào năm 1972 và Mississippi vào năm 1992…
Hiện nay, hầu hết các bang của Hoa Kỳ đều ghi nhận một số hình thức
DCTT, thông thường là sáng quyền nhân dân và trưng cầu ý dân. Đối với sáng
quyền nhân dân về Hiến pháp và luật, điều kiện cần thiết trong việc thu thập chữ
ký có sự khác nhau ở từng tiểu bang, dao động trong khoảng từ 2% đến 15%.
Thời gian thu thập chữ ký trung bình là 15 tháng.
Việc bầu cử trực tiếp thống đốcđược ghi nhận ở tất cả các tiểu bang. Ở
cấp cơ sở thì thị trưởng, cảnh sát trưởng, v.v. cũng được bầu trực tiếp. Tất cả
những người do dân trực tiếp bầu ra có thể bị bãi nhiệm theo sáng kiến của Nhân dân.
Dân chủ trực tiếp ở một số nước phát triển khác
Ở các nước phát triển khác (Anh, Úc, New Zealand, Áo, Thụy Điển,
CHLB Đức, Nhật Bản…) hiện đều đã áp dụng những hình thức DCTT phổ biến
mà IDEA đã xác định là:trưng cầu ý dân,sáng kiến của công dân, sáng kiến
chương trình nghị sự, bãi miễn đại biểu dân cử, mặc dù mức độ, cách thức và cả
tên gọi của các hình thức DCTT nêu trên ít nhiều khác nhau ở các quốc gia.
- Trưng cầu ý dân: Pháp luật ở nhiều nước phát triển trao cho người dân
quyền, thông qua cuộc trưng cầu ý dân, trực tiếp quyết định các vấn đề chính trị,
xã hội, pháp lý quan trọng của đất nước hay của địa phương. Ở một số nướcnhư
New Zealand, vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là không bị hạn chế, kể cả trong
lĩnh vực ngân sách nhà nước. Thông thường, kết quả trưng cầu ý dân có hiệu lực
ràng buộc đối với các cơ quan nhà nước.
- Sáng kiến công dân: Pháp luật ở nhiều nước phát triển khác còn trao cho
công dân quyền đề nghị đưa một vấn đề quan trọng quốc gia ra quyết định thông
qua cuộc trưng cầu ý dân. Điều kiện để thực hiện sáng kiến công dân là người đề
xuất phải thu thập đủ một số lượng chữ ký ủng hộ theo luật định. Nội dung bỏ
phiếu khá đa dạng như: đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi văn bản pháp luật,
hay vấn đề quan trọng của quốc gia, cộng đồng. Thông thường kết quả của sáng
quyền công dân có hiệu lực bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước.
- Sáng kiến chương trình nghị sự: Pháp luật của nhiều nước phát triển
cũng trao cho người dân quyền đề xuất đưa một vấn đề cụ thể vào chương trình
làm việc của cơ quan lập pháp. Tương tự như sáng kiến công dân, sáng kiến
chương trình nghị sự cần nhận được một số lượng tối thiểu chữ ký ủng hộ để có
thể được chấp nhận bởi cơ quan lập pháp.
- Bãi nhiệm đại biểu dân cử:Pháp luật ởnhiều nước phát triển trao cho
người dân quyền bãi miễn đại biểu dân cử. Theo nghiên cứu của tổ chức IDEA,
hiện nay, các nước phát triển trên thế giới ghi nhận hai hình thức bãi miễn chính
theo mức độ tham gia của người dân trong quá trình này: (1) bãi miễn đầy đủ -
là bãi miễn đòi hỏi phải có sự tham gia của người dân cả ở giai đoạn đề xuất và
cả giai đoạn bỏ phiếu thông qua; (2) bãi miễn hỗn hợp - là bãi miễn đòi hỏi sự
tham gia của người dân ở giai đoạn đề xuất, hoặc giai đoạn bỏ phiếu thông qua.
Cả hai hình thức này đều có thể sử dụng ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương,
cũng có thể được sử dụng cho cả các quan chức của cơ quan hành pháp hoặc các
thành viên được bầu của cơ quan lập pháp.
Dân chủ trực tiếp ở một số nước Đông Nam Á
DCTT cũng được đề cập trong Hiến pháp của nhiều quốc gia thuộc Hiệp
hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Ví dụ, Hiến pháp Indonesia (1945),
Malaysia (1957), Brunei (1959); Hiến pháp Myanmar (2008), Hiến pháp
Camphuchia năm 1993; Hiến pháp Lào năm 2015; Hiến pháp Singapore năm
1965; Hiến pháp Thái Lan (2017). Trong số các bản Hiến pháp này, ngoại trừ
Brunei, Hiến pháp của các nước còn lạiđều thể hiện và bảo đảm cho người dân
được hưởng quyền trưng cầu ý dân.
- Hiến pháp Campuchia và Thái Lan quy định các quyền công dân trong
lĩnh vực chính trị như quyền không phân biệt giới tính khi tham gia vào các hoạt
động của chính quyền; quyền đề xuất ý kiến để trưng cầu ý dân về hoạt động
chính trị, văn hoá, kinh tế, các vấn đề xã hội.
- Hiến pháp năm 2017 của Thái Lan nhấn mạnh đến vấn đề tham nhũng,
cơ chế kiểm soát tham nhũng, trong đó khẳng định vai trò của người dân tham gia chống tham nhũng.
- Hiến pháp Indonesia xác định nguyên tắc công dân có quyền bình đẳng
trong việc tham gia chính quyền
3.1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3.1.1. Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Sau 35 năm đổi mới dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phá triển
và hoàn thiện phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa
là bản chất của chế độ ta vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất
nước. Xây dựng từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo
dân chủ thực hiện trong tực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân
chủ gắn liền với kỉ luật, kỉ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”.
3.1.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Đó là tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, dân làm chủ.
Điều này đã được Hồ Chí Minh khẳng định:
“Nước ta là một nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu
quyền hạn đều của dân (...). Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều
do dân cử ra. Ðoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại,
quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.”
Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện thông qua
các hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp.
Hình thức dân chủ gián tiếp là hình thức dân chr đại diện, được thực hiện
do nhân dân “uỷ quyền”, giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân dân trực
tiếp bầu ra. Những con người và tổ chức ấy đại diện cho nhân dân, thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân.
Hình thức dân chủ trực tiếp là hình thức thông qua đó, nhân dân bằng
hành động trực tiếp của mình thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội.
3.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3.2.1.Quan niệm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Theo quan niệm chung, nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn
pháp luật, nhà nước hướng tới những vấn đề phúc lợi cho mọi người, tạo điều
kiện cho cá nhân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình.
Trong hoạt đọng của nhà nước pháp quyền, các cơ quan của nhà nước được
phân quyền rõ ràng và được mọi người chấp nhận trên nguyên tắc bình đẳng.
3.2.2. Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, có thể thấy Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở nước ta có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà
nước của dân, do dân, vì dân.
Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến
pháp và pháp luật. Trong tất cả các hoạt động xã hội, pháp luật được đặc ở vị trí
tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Thứ ba, quyên lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ
chế phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với 4 điều Hiến pháp năm 2013. Hoạt
động của nhà nước được giám sát bởi nhân dân với phương châm: “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân uỷ nhiệm.
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng
quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển. Quyền
dân chủ của nhân dân được thực hành một cách rộng rãi “nhân dân có quyền bầu
vào bãi miễn những đại biểu không xứng đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện
sự nghiêm minh của pháp luật,
Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm tra lẫn nhau, nhưng
đảm bảo quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
3.3. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
3.3.1. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những mục
tiêu và hoạt động xuyên suốt của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam kể từ
khi bắt đầu công cuộc đổi mới. Cốt lõi tư tưởng của Đảng về mở rộng và phát
huy dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện ở việc hoàn thiện và hiện thực hóa cơ chế
bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của mọi tầng lớp nhân dân vào tất cả các quá
trình xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các đường lối, chủ
trương, chính sách và quy định pháp luật của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực.
Mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những mục
tiêu và hoạt động xuyên suốt của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam kể từ
khi bắt đầu công cuộc đổi mới. Cốt lõi tư tưởng của Đảng về mở rộng và phát
huy dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện ở việc hoàn thiện và hiện thực hóa cơ chế
bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của mọi tầng lớp nhân dân vào tất cả các quá
trình xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các đường lối, chủ
trương, chính sách và quy định pháp luật của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực.
Để tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ
của nhân dân, thực hiện mục tiêu nước ta trở thành nước phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI, văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định:
Một là, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Hai là, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh với tư
cách và điều kiện tuyên quyết để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ba là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vững
mạnh với tư cách và điều kiện để thực thi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Năm là, xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản
biện xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
3.3.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội
Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hai là, cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.
Bốn là, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.