Lý thuyết, khái niệm và cách xây dựng đường IS

Chúng ta đã biết thị trường hàng hóa cân bằng khi tổng cung bằng tổng cầu (AS = AD). Do đó, đường IS còn được gọi là đường cân bằng thị trường hàng hóa. Đường IS phản ánh mối quan hệ giữa lãi suất, đầu tư và sản lượng với các điều kiện khác không đổi.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

lOMoARcPSD| 47206071
I/ Đường IS
1. Khái niệm
Đường IS là: Đường IS tập hợp các phối hợp khác nhau giữa lãi suất sản lượng
tại đồ thị trường hàng hóa cân bằng (Y=AD).
Chúng ta đã biết thị trường hàng hóa cân bằng khi tổng cung bằng tổng cầu (AS = AD).
Do đó, đường IS còn được gọi là đường cân bằng thị trường hàng hóa. Đường IS phản
ánh mối quan hệ giữa lãi suất, đầu tư và sản lượng với các điều kiện khác không đổi
2. Cách xây dựng đường IS
Đường IS phản ánh tác động của lãi suất đến sản lượng cân bằng trên thị trường
hàng hóa.
Thị trường hàng hóa chỉ cân bằng khi sản lượng cung ứng (AS hay Y) đúng bằng
tổng cầu dự kiến (AD) của nền kinh tế: AS = AD
Đường IS được xây dựng nhằm xem t tác động của biến lãi suất (r) trên thị trường
tiền tệ đến sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa, do đó trong hàm đầu
ngoài biến sản lượng còn có biến lãi suất.
Đầu tư (I) là hàm phụ thuộc đồng biến với sản lượng (Y) và nghịch biến với lãi suất
(r).
Thị trường hàng hóa cân bằng khi đường AD cắt đường chéo(AD=Y), tại đó I=S.
Khi lãi suất thay đổi, đầu nhân, thay đổi làm AD thay đổi, đường AD dịch
chuyển dẫn đến Y thay đổi, như vậy tương ứng với mỗi mức lãi suất ta có một mức
thu nhập
Tập hợp những tổ hợp trên ta được một đường, đó là đường IS
Lãi suất r
Đường IS
Thu nhập Y
Hình 1.1
lOMoARcPSD| 47206071
Hình 2.1
3. Ý nghĩa đường IS
Đường IS phản ánh tình trạng cân bằng của thị trường hàng hóa và dịch vụ, hay tất cả
các điểm nằm trên đường IS đều có tổng cung bằng tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ. Ta
AS = AD tức luôn thỏa mãn: Y = C + I + G + X - M
Tất cả các điểm nằm ngoài đường IS đều có tổng cung khác tổng cầu (AS ≠ AD).
Nếu nền kinh tế đang ở điểm A (hình 4.2) , phía trái đường IS. Tại A: lãi suất i
2
, tổng
cầu là AD
2
trong khi tổng cung là Y
1
. Điều này có nghĩa trên thị trường hàng hóa dịch
vụ lúc này có AD > AS. Lúc đó, mức gia sẽ tăng, dự trữ hàng hóa của các doanh
nghiệp giảm ngoài dự kiến, các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng sản xuất cho đến khi
sản lượng của nền kinh tế đạt ở mức Y
2
(tức cân bằng ở E
2
).
lOMoARcPSD| 47206071
Phương trình đường IS Hình 3.1
Tương tự với điểm B ta thấy tại B: lãi suất i
1
, tổng cầu là AD1 trong khi tổng cung là
Y
2
. Điều này có nghĩa trên thị trường hàng hóa dịch vụ lúc này có AS > AD. Lúc đó,
mức gia sẽ giảm, dự trữ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng cao hơn mức dự kiến, các
doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng sản xuất cho đến khi sản lượng của nền kinh tế đạt ở
mức Y
1
(tức cân bằng ở E
1
).
Tóm lại, chỉ có những điểm nằm trên đường IS thì thị trường hàng hóa và dịch vụ sẽ
cân bằng. Những điểm nằm ngoài đường IS (nằm bên trái hoặc phải) thì thị trường
hàng hóa, dịch vụ đều không cân bằng, khi đó sẽ có những thay đổi trong sản lượng
sản xuất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
4. Phương trình, độ dốc đường IS
4.1. Phương trình đường IS
lOMoARcPSD| 47206071
Đường IS thể hiện mối quan hệ phụ thuộc của sản lượng cân bằng vào lãi suất, vì thế
phương trình của đường IS là một hàm của sản lượng Y theo lãi suất r , có thể viết như
sau:
Y=f(r).
Lãi suất làm thay đổi về đầu tư và dẫn tới thay đổi về sản lượng cân bằng.
Phương trình đường IS được hình thành từ phương trình cân bằng của sản lượng.
Y = C + I + G + X M
Trong đó:
C=C
0
+ C
m
.Y
d
I = I
0
+I
m
.Y + I
r
m
.r
G = G
0
T = T
0
+T
m
.Y
M = M
0
+ M
m
.Y
X = X
0
Ví dụ:
Cho các giá trị
sau:
C = 300 +
0.8Yd
G = 800
Với A
0
= C
0
+I
0
+ G
0
+ X
0
– M
0
Cm.T
0
Y = k.A
0
+ k.I
r
m
.r
Vậy phương trình trên chính là phương trình đường IS. Trong đó lãi suất (r) biến
độc lập còn sản lượng cân bằng (Y) là biến phụ thuộc.
Ta thấy phương trình đường IS có dạng tuyến tính với hệ số góc k.I
r
m
. Với k > 0 n
I
r
m
< 0 . Vì thế, đường IS có độ dốc âm và có dạng dốc xuống từ trái sang phải thể
hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng cân bằng và lãi suất
lOMoARcPSD| 47206071
I = 400 + 0.2Y
50i X = 600
M = 150 + 0.2Y
T= 90 + 0.25Y
Viết phương trình IS
Giải:
Đường IS thể hiện sự cân bằng trên thị trường hàng hóa nên ta có: Y = AD
AD = C + I + G + X – M
= 300 + 0.8 (Y - T) + 400 + 0.2Y – 50i + 800 + 600 - 150 - 0.2Y
= 300 + 0.8 ( Y - 90 - 0.25Y) + 400 + 0.2Y – 50i + 800 + 600 - 150 - 0.2Y
Y =1878 + 0.6Y -50i
0.4Y = 1878 – 50i
=> Y = 4695 – 125i ( phương trình IS)
4.2. Độ dốc đường IS
Hình 3.1 đã cho ta thấy đường IS có dạng dốc xuống biểu thị: lãi suất thấp hơn sẽ làm
đầu tư tăng, tổng cầu tăng và sản lượng cân bằng tăng.
Dựa vào phương trình đường IS ta dễ dàng nhận thấy k.I
r
m
: là hệ số góc của đường IS.
Trong đó, k là số nhân của tổng cầu luôn mang giá trị dương, I
r
m
, (đầu tư biên theo lãi
suất – độ nhạy cảm của đầu tư trước sự thay đổi của lãi suất) luôn mang giá trị âm.
Chính vì thế mà k.I
r
m
< 0 và đường IS luôn dốc xuống.
Đường IS dốc nhiều, hay dốc ít phụ thuộc vào độ nhạy cảm của đầu tư tư nhân trước
sự thay đổi của lãi suất.
Nếu đầu tư càng nhạy cảm trước sự thay đổi của lãi suất (độ nhạy cảm cao) hay I
r
m
càng lớn có nghĩa là khi lãi suất giảm, đầu tư sẽ tăng mạnh, tổng cầu tăng mạnh và sản
lượng cân bằng tăng mạnh. Lúc đó đường IS sẽ dốc ít (thoải).
Ngược lại, nếu đầu tư ít nhạy cảm trước sự thay đổi của lãi suất (độ nhạy cảm thấp)
hay I
r
m
càng nhỏ có nghĩa là đầu tư sẽ tăng ít khi lãi suất giảm, sẽ làm tổng cầu và sản
lượng cân bằng cũng tăng ít. Lúc đó đường IS sẽ dốc nhiều.
lOMoARcPSD| 47206071
Nếu I
r
m
= 0 có nghĩa là đầu tư tư nhân hoàn toàn không phụ thuộc vào lãi suất, khi đó
đường IS sẽ có dạng thẳng đứng.
Nếu I
r
m
= có nghĩa là đầu tư tư nhân hoàn toàn nhạy cảm với lãi suất, khi đó đường
IS sẽ có dạng nằm ngang.
Ngoài biến số độ nhạy cảm của đầu tư thì chúng ta thấy độ dốc của đường IS còn phụ
thuộc vào hệ số k, bất cứ yếu tố nào làm thay đổi số nhân tổng cầu k đều làm độ dốc
của đường IS thay đổi.
Hình 4.1 Đầu tư nhạy cảm với lãi suất Hình 4.2 Đầu tư ít nhạy cảm với lãi
5. Sự dịch chuyển trên đường IS
Khi xây dựng đường IS chúng ta giả định rằng chỉ có nhân tố lãi suất thay đổi, còn các
nhân tố khác không đổi. Tuy nhiên, nếu các nhân tố khác thay đổi làm tổng cầu AD
thay đổi trong khi lãi suất lại không đổi thì sẽ làm dịch chuyển đường IS.
Giả sử khi lãi suất cố định, các yếu tố cấu thành tổng cầu như C, I, G… thay đổi làm
cho tổng cầu thay đổi. Dẫn đến sự dịch chuyển toàn bộ đường IS.
Nếu các yếu tố C, I, G tăng → tổng cầu AD tăng → đường IS dịch chuyển sang phải
một lượng Y = k. AD .
Nếu các yếu tố C, I, G…giảm → tổng cầu giảm → đường IS dịch chuyển sang trái một
lượng Y = k. AD
Giả sử chính phủ tăng chi tiêu G một lượng làm cho tổng cầu AD tăng một lượng đúng
bằng sự gia tăng của chi tiêu chính phủ, làm cho sản lượng tăng thêm một lượng Y =
lOMoARcPSD| 47206071
k. AD và sản lượng cân bằng của nền kinh tế lúc này là Y
2
(hình 5.1) trong khi lãi suất
trên thị trường không thay đổi vẫn là i
0
. Do đó, đường IS1 không còn mô tả được trạng
thái cân bằng của thị trường hàng hóa. Vì thế ta phải vẽ đường IS
2
tương ứng với lãi
suất i
0
nhưng sản lượng là Y
2
song song với đường IS
1
.
Ngược lại, nếu chính phủ giảm chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ (giảm G) thì đường IS
sẽ dịch chuyển sang trái (chứng minh tương tự).
Hình 5.1
Tóm lại, nếu lãi suất không đổi trong khi các nhân tố khác thay đổi, làm tổng cầu AD
thay đổi thì đường IS sẽ dịch chuyển sang phải hoặc sang trái tùy thuộc vào sự thay
đổi của tổng cầu tăng hay giảm
| 1/7

Preview text:

lOMoAR cPSD| 47206071 I/ Đường IS 1. Khái niệm
• Đường IS là: Đường IS là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà
tại đồ thị trường hàng hóa cân bằng (Y=AD).
• Chúng ta đã biết thị trường hàng hóa cân bằng khi tổng cung bằng tổng cầu (AS = AD).
Do đó, đường IS còn được gọi là đường cân bằng thị trường hàng hóa. Đường IS phản
ánh mối quan hệ giữa lãi suất, đầu tư và sản lượng với các điều kiện khác không đổi Lãi suất r Đường IS Thu nhập Y Hình 1.1
2. Cách xây dựng đường IS
Đường IS phản ánh tác động của lãi suất đến sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa. •
Thị trường hàng hóa chỉ cân bằng khi sản lượng cung ứng (AS hay Y) đúng bằng
tổng cầu dự kiến (AD) của nền kinh tế: AS = AD •
Đường IS được xây dựng nhằm xem xét tác động của biến lãi suất (r) trên thị trường
tiền tệ đến sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa, do đó trong hàm đầu tư
ngoài biến sản lượng còn có biến lãi suất. •
Đầu tư (I) là hàm phụ thuộc đồng biến với sản lượng (Y) và nghịch biến với lãi suất (r). •
Thị trường hàng hóa cân bằng khi đường AD cắt đường chéo(AD=Y), tại đó I=S.
Khi lãi suất thay đổi, đầu tư tư nhân, thay đổi làm AD thay đổi, đường AD dịch
chuyển dẫn đến Y thay đổi, như vậy tương ứng với mỗi mức lãi suất ta có một mức thu nhập •
Tập hợp những tổ hợp trên ta được một đường, đó là đường IS lOMoAR cPSD| 47206071 Hình 2.1
3. Ý nghĩa đường IS
Đường IS phản ánh tình trạng cân bằng của thị trường hàng hóa và dịch vụ, hay tất cả
các điểm nằm trên đường IS đều có tổng cung bằng tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ. Ta
có AS = AD tức luôn thỏa mãn: Y = C + I + G + X - M
Tất cả các điểm nằm ngoài đường IS đều có tổng cung khác tổng cầu (AS ≠ AD).
Nếu nền kinh tế đang ở điểm A (hình 4.2) , phía trái đường IS. Tại A: lãi suất i2, tổng
cầu là AD2 trong khi tổng cung là Y1. Điều này có nghĩa trên thị trường hàng hóa dịch
vụ lúc này có AD > AS. Lúc đó, mức gia sẽ tăng, dự trữ hàng hóa của các doanh
nghiệp giảm ngoài dự kiến, các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng sản xuất cho đến khi
sản lượng của nền kinh tế đạt ở mức Y2 (tức cân bằng ở E2). lOMoAR cPSD| 47206071
Phương trình đường IS Hình 3.1
Tương tự với điểm B ta thấy tại B: lãi suất i1, tổng cầu là AD1 trong khi tổng cung là
Y2. Điều này có nghĩa trên thị trường hàng hóa dịch vụ lúc này có AS > AD. Lúc đó,
mức gia sẽ giảm, dự trữ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng cao hơn mức dự kiến, các
doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng sản xuất cho đến khi sản lượng của nền kinh tế đạt ở
mức Y1 (tức cân bằng ở E1).
Tóm lại, chỉ có những điểm nằm trên đường IS thì thị trường hàng hóa và dịch vụ sẽ
cân bằng. Những điểm nằm ngoài đường IS (nằm bên trái hoặc phải) thì thị trường
hàng hóa, dịch vụ đều không cân bằng, khi đó sẽ có những thay đổi trong sản lượng
sản xuất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
4. Phương trình, độ dốc đường IS
4.1. Phương trình đường IS lOMoAR cPSD| 47206071
Đường IS thể hiện mối quan hệ phụ thuộc của sản lượng cân bằng vào lãi suất, vì thế
phương trình của đường IS là một hàm của sản lượng Y theo lãi suất r , có thể viết như sau: Y=f(r).
Lãi suất làm thay đổi về đầu tư và dẫn tới thay đổi về sản lượng cân bằng.
Phương trình đường IS được hình thành từ phương trình cân bằng của sản lượng. Y = C + I + G + X – M Trong đó: C=C0 + Cm.Yd X = X0 I = I0 +Im.Y + Irm.r Ví dụ: G = G Cho các giá trị 0 sau: T = T0 +Tm.Y C = 300 + M = M0 + Mm.Y 0.8Yd G = 800
Với A0 = C0 +I0 + G0 + X0 – M0 – Cm.T0 Y = k.A0 + k.Irm.r
Vậy phương trình trên chính là phương trình đường IS. Trong đó lãi suất (r) là biến
độc lập còn sản lượng cân bằng (Y) là biến phụ thuộc.
Ta thấy phương trình đường IS có dạng tuyến tính với hệ số góc là k.Irm . Với k > 0 còn
Irm < 0 . Vì thế, đường IS có độ dốc âm và có dạng dốc xuống từ trái sang phải thể
hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng cân bằng và lãi suất lOMoAR cPSD| 47206071 I = 400 + 0.2Y – M = 150 + 0.2Y 50i X = 600 T= 90 + 0.25Y Viết phương trình IS Giải:
Đường IS thể hiện sự cân bằng trên thị trường hàng hóa nên ta có: Y = AD AD = C + I + G + X – M
= 300 + 0.8 (Y - T) + 400 + 0.2Y – 50i + 800 + 600 - 150 - 0.2Y
= 300 + 0.8 ( Y - 90 - 0.25Y) + 400 + 0.2Y – 50i + 800 + 600 - 150 - 0.2Y Y =1878 + 0.6Y -50i 0.4Y = 1878 – 50i
=> Y = 4695 – 125i ( phương trình IS)
4.2. Độ dốc đường IS
Hình 3.1 đã cho ta thấy đường IS có dạng dốc xuống biểu thị: lãi suất thấp hơn sẽ làm
đầu tư tăng, tổng cầu tăng và sản lượng cân bằng tăng.
Dựa vào phương trình đường IS ta dễ dàng nhận thấy k.Irm: là hệ số góc của đường IS.
Trong đó, k là số nhân của tổng cầu luôn mang giá trị dương, Irm, (đầu tư biên theo lãi
suất – độ nhạy cảm của đầu tư trước sự thay đổi của lãi suất) luôn mang giá trị âm.
Chính vì thế mà k.Irm < 0 và đường IS luôn dốc xuống.
Đường IS dốc nhiều, hay dốc ít phụ thuộc vào độ nhạy cảm của đầu tư tư nhân trước
sự thay đổi của lãi suất.
Nếu đầu tư càng nhạy cảm trước sự thay đổi của lãi suất (độ nhạy cảm cao) hay Irm
càng lớn có nghĩa là khi lãi suất giảm, đầu tư sẽ tăng mạnh, tổng cầu tăng mạnh và sản
lượng cân bằng tăng mạnh. Lúc đó đường IS sẽ dốc ít (thoải).
Ngược lại, nếu đầu tư ít nhạy cảm trước sự thay đổi của lãi suất (độ nhạy cảm thấp)
hay Irm càng nhỏ có nghĩa là đầu tư sẽ tăng ít khi lãi suất giảm, sẽ làm tổng cầu và sản
lượng cân bằng cũng tăng ít. Lúc đó đường IS sẽ dốc nhiều. lOMoAR cPSD| 47206071
Nếu Irm = 0 có nghĩa là đầu tư tư nhân hoàn toàn không phụ thuộc vào lãi suất, khi đó
đường IS sẽ có dạng thẳng đứng.
Nếu Irm = có nghĩa là đầu tư tư nhân hoàn toàn nhạy cảm với lãi suất, khi đó đường
IS sẽ có dạng nằm ngang.
Ngoài biến số độ nhạy cảm của đầu tư thì chúng ta thấy độ dốc của đường IS còn phụ
thuộc vào hệ số k, bất cứ yếu tố nào làm thay đổi số nhân tổng cầu k đều làm độ dốc
của đường IS thay đổi.
Hình 4.1 Đầu tư nhạy cảm với lãi suất
Hình 4.2 Đầu tư ít nhạy cảm với lãi
5. Sự dịch chuyển trên đường IS
Khi xây dựng đường IS chúng ta giả định rằng chỉ có nhân tố lãi suất thay đổi, còn các
nhân tố khác không đổi. Tuy nhiên, nếu các nhân tố khác thay đổi làm tổng cầu AD
thay đổi trong khi lãi suất lại không đổi thì sẽ làm dịch chuyển đường IS.
Giả sử khi lãi suất cố định, các yếu tố cấu thành tổng cầu như C, I, G… thay đổi làm
cho tổng cầu thay đổi. Dẫn đến sự dịch chuyển toàn bộ đường IS.
Nếu các yếu tố C, I, G tăng → tổng cầu AD tăng → đường IS dịch chuyển sang phải một lượng Y = k. AD .
Nếu các yếu tố C, I, G…giảm → tổng cầu giảm → đường IS dịch chuyển sang trái một lượng Y = k. AD
Giả sử chính phủ tăng chi tiêu G một lượng làm cho tổng cầu AD tăng một lượng đúng
bằng sự gia tăng của chi tiêu chính phủ, làm cho sản lượng tăng thêm một lượng Y = lOMoAR cPSD| 47206071
k. AD và sản lượng cân bằng của nền kinh tế lúc này là Y2 (hình 5.1) trong khi lãi suất
trên thị trường không thay đổi vẫn là i0. Do đó, đường IS1 không còn mô tả được trạng
thái cân bằng của thị trường hàng hóa. Vì thế ta phải vẽ đường IS2 tương ứng với lãi
suất i0 nhưng sản lượng là Y2 song song với đường IS1.
Ngược lại, nếu chính phủ giảm chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ (giảm G) thì đường IS
sẽ dịch chuyển sang trái (chứng minh tương tự). Hình 5.1
Tóm lại, nếu lãi suất không đổi trong khi các nhân tố khác thay đổi, làm tổng cầu AD
thay đổi thì đường IS sẽ dịch chuyển sang phải hoặc sang trái tùy thuộc vào sự thay
đổi của tổng cầu tăng hay giảm