-
Thông tin
-
Quiz
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: “Quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vận dụng quan điểm đó vào nghiên cứu
văn hóa, phong tục tập quán, làng nghề truyền thống tại Việt Nam.”
Họ và tên: Dương Thùy Linh Mã số SV: 24 Lớp: Kế toán CFAB K64
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 24/11/2022 LỜI NÓI ĐẦU
Vào khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, tại các trung tâm văn minh cổ đại
của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, triết học bắt đầu hình thành. Ngay
tại thời điểm ra đời, ở Hy Lạp- đất nước đầu tiền có khái niệm triết học ở phương
Tây, triết học mang tính định hướng và giúp nhấn mạnh khát vọng của con người
về một chân lý đích thực mà họ đang tìm kiếm. Ở đất nước Trung Quốc, chữ
TRIẾT trong TRIẾT HỌC nghĩa là người có trí tuệ, thông minh và sáng suốt,
ngoài ra nó cũng chỉ hành động tìm tòi để biết tới cái lẽ tận cùng của sự vật. Từ đó
cho thấy, đối với Trung Quốc (phương Đông), triết học mang ý nghĩa là sự truy tìm
bản chất của đối tượng nghiên cứu, là trí tuệ, thông minh, tinh tường của con
người. Tóm lại, ở cả phương Đông và phương Tây, triết học đều là những hoạt
động biểu hiện sự nhận thức, đánh giá của bản thân con người và nó luôn tồn tại
như một hình thái ý thức xã hội. Trải qua quãng thời gian lịch sử dài, triết học cũng
có những thay đổi đáng kể để cải thiện quan niệm của triết học đối với con người
và xã hội. Đến tận đầu thế kỉ XIX, triết học mới thật sự chấm dứt được những quan
niệm sai lầm như “ triết học là khoa học của mọi khoa học” và tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ đối với xã hội hiện đại. Làm nên được bước chuyển mình ngoạn mục đó
chính là triết học Mác. Một trong ba nhân tố cấu thành triết học Mác- Lênin, chủ
nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, được
nhiều nhà nghiên cứu sử dụng với vai trò là phương pháp luận cho các nghiên cứu
thuộc lĩnh vực sử học, xã hội học, ....Mối quan hệ của ý thức xã hội và tồn tại xã
hội là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các quan
điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về sự tác động qua lại giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội chính là cơ sở phương pháp luận phù hợp nhất để áp dụng vào nghiên
cứu phong tục tạp quán, làng nghề truyền thống tại Việt Nam. Từ đây, tìm ra hướng
đi đúng đắn để đưa nên văn hóa truyền thống dân tộc lên tầng cao mới, phát huy
được hết ưu điểm và góp phần tạo lợi thế cho sự phát triển kinh tế đất nước.Đó
cũng là mục đích em chọn đề tài “Quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ biện
chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vận dụng quan điểm đó vào nghiên cứu
văn hóa, phong tực tập quán, làng nghề truyền thống tại Việt Nam”.
I. PHẦN NỘI DUNG LÝ THUYẾT
1. Khái niệm về chủ nghĩa duy vật, tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Trong Triết học Mác- Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan
điểm duy vật biện chứng về xã hội và là hệ thống những quy luật, động lực
phát triển xã hội theo cách thực tiễn, đúng đắn nhất. Ra đời khi vận dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy
vật vào nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại, chủ nghĩa duy vật
lịch sử luôn chỉ ra những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển
xã hội, vai trò mỗi mặt của đời sống xã hội, những nét cơ bản trong lịch sử
quá trình phát triển và mối liên hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau của các hiện
tượng khác nhau của đời sống xã hội loài người, trong đó có mối quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai khái niệm thuộc hai yếu tố căn bản của
triết học. Thứ nhất ta nói về tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội là mốt khái niệm
dùng để nói đến toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất, như là phương
thức sản xuất, điều kiện tự nhiên và dân cư. Ngoài những điều kiện sinh hoạt
vật chất, tồn tại xã hội còn là quan hệ vật chất quy định tồn tại và phát triển
xã hội chính là phương thức sản xuất, điều kiện địa lý, tự nhiên, mật độ dân
số,... trong đó phương thức sản xuất là yếu tố quan trọng nhất, nó có mức
ảnh hưởng lớn nhiều đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Yếu tố thứ hai nằm trong mối quan hệ qua lại với tồn tại xã hội là ý thức xã
hội. Ý thức xã hội là khái niệm dùng để chỉ những hình thái khác nhau của
tinh thần trong đời sống xã hội gồm tư tưởng, quan điểm, tâm tư, tình cảm,
thói quen, tập quan, phong tục, truyền thống,...Ý thức xã hội khác với ý thức
cá nhân vì ý thức cá nhân chỉ là thế giới tinh thần của một cá thể riêng biệt,
cụ thể, nó không phải lúc nào cũng thể hiện quan điểm, suy nghĩ, tình cảm
phổ biến của cộng đồng mà chỉ mang tính xã hội. Kết cấu của ý thức xã hội
gồm có tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Tâm lý xã hội gồm những tâm tư, tình
cảm... hình thành hình thành một cách tự phát, được hình thành trực tiếp từ
cuộc sống hàng ngày mà chưa được hệ thống hóa, nó có tính đa dạng của
tâm lý con người, xã hội; tính ỳ trong văn hóa, truyền thống; luôn phản ánh
vẻ ngoài và chịu ảnh hưởng từ các quy luật tâm lý chung. Tác động qua lại
với tâm lý xã hội chính là hệ tư tưởng- một khái niệm chỉ trình độ cao của ý
thức xã hội, hình thành từ nhận thức 1
sâu sắc của con người. Cả tâm lý xã hội và hệ tự tưởng đều có vai trò quan
trọng phản ánh ý thức xã hội. Tuy nhiên, con người ở các tầng lớp xã hội
khác nhau sẽ có đời sống sinh hoạt vật chất và điều kiện, lợi ích khác nhau
nên cũng sinh ra ý thức xã hoàn toàn khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Thế nên ngoài tâm lý xã hội và hệ tư tưởng, ý thức xã hội còn bao gồm tâm
lý dân tộc, tình cảm, thói quen, tập quán của từng dân tộc hoặc từng giai cấp.
Ý thức xã hội còn tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, trong đó có các
hình thái chủ yếu như: Hình thái ý thức kinh tế, hình thái ý thức chính trị,
hình thái ý thức khoa học, hình thái ý thức đạo đức, hình thái ý thức tôn giáo
và hình thái ý thức triết học.
Bàn về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, quan điểm duy vật lịch sử của Triết
học Mác- Lênin khẳng định hai điều sau. Thứ nhất là, Tồn tại xã hội có vai
trò quyết định ý thức xã hội. Thứ hai là, ý thức xã hội có tính độc lập tương
đối và cũng có thể tác động trở lại tồn tại xã hội. Đây cũng chính là cơ sở
nền tảng của phương pháp luận để khoa học vận dụng vào nghiên cứu đời
sống, từ đó phát hiện ra những tiêu cực cản trở sự phát triển của kinh tế- xã
hội để loại bỏ và cải thiện.
H&nh 1. Karl Heinrich Marx(C. Mác) H&nh 2. Friedrich Engels(Ph. Ăngghen) H&nh 3. Vladimir Lenin( Lênin)
2. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Quan điểm duy vật lịch sử khẳng định “Tồn tại xã hội nào th& sinh ra ý thức
xã hội ấy”. Một trong những nền văn minh lâu đời nhất, đã góp phần đưa
Việt Nam trở thành nước đi đầu về xuất khẩu gạo ở Đông Nam Á- nền văn
minh lúa nước vẫn đang tồn tại và phát triển thịnh vượng cho đến ngày nay.
Nền văn minh ấy gắn liền với sự phát triển của nước nhà: thưở xưa, thời kì
đầu của nhà nước Văn Lang dân ta mới biết trồng lúa, còn nhiều thiếu sót
nên chưa thu được nhiều sản lượng, chưa đủ để lan rộng nghề trồng lúa
nước. Nhưng cho đến nay, khi nông nghiệp phát triển, trở thành ngành sản 2
xuất chính của Việt Nam, nhà nước đầu tư, khuyến khích phát triển ngành
nghề này, các máy móc, công nghệ được chế tạo cho nông nghiệp ngày càng
nhiều đồng thời người nông dân cũng siêng năng học hỏi, tìm hiểu thêm
những phương thức tiện lợi nhất, phù hợp nhất cho từng mùa vụ, từng giống
lúa. Nhờ đó mà thị trường lúa gạo giàu có, phong phú các loại mặt hàng,
nghề trồng lúa cũng phổ biến hơn, lan rộng ra khắp các vùng miền, trở thành
nét đặc trưng nhất khi nói đến Việt Nam ta.
Một đặc điểm nữa cần được phân tích đó là khi tồn tại xã hội thay đổi một
cách căn bản th& sau đó ý thức xã hội cũng thay đổi theo, đặc biệt khi
phương thức sản xuất của tồn tại xã hội thay đổi th& ý thức xã hội theo thời
gian sẽ có những thay đổi nhất định. Ví dụ cụ thể từ thời kì cổ đại, lúc đó
hoạt động chính tạo ra của cải, vật chất vẫn là săn bắn, hái lượm. Tuy nhiên,
hoạt động hái lượm vẫn chiếm ưu thế hơn, mà người lao dộng chính đương
nhiên là phụ nữ vì họ khéo léo, tỉ mỉ hơn đàn ông, phù hợp với việc hái
lượm hơn. Đây chính là sự mở đầu cho xã hội theo chế độ mẫu hệ, với quan
niệm người phụ nữ là lao động chính trong việc sản xuất của cải. Sau đó, xã
hội tiến vào thời kì đồ đá, nông nghiệp bước đầu được hình thành với 2 lĩnh
vực duy nhất là trồng trọt và chăn nuôi. Lúc bấy giờ, việc cuốc đất nặng
nhọc lại là cần người lao động khỏe mạnh, nên đàn ông thay thế và trở thành
lao động chính. Đồng nghĩa với điều này là chế độ nam quyền- điểm khởi
đầu cho quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội.
3. Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối
a. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội
Theo dòng chảy của thời gian, tồn tại xã hội cơ những thay đổi tích
cực và ý thức xã hội cũng theo đó mà biến đổi. Nhưng thực tế cho
thấy rằng một số ý thức của xã hội cũ vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại như quan niệm , tục trọng nam khinh nữ
Bắt vợ của người dân tộc
Mông. Nguyên nhân có thể kể đến như:
Hoạt động thực tiễn của tồn tại diễn ra quá nhanh, ý thức xã hội
không thể theo kịp tồn tại xã hội.
Sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và tính bảo thủ
của hình thái ý thức xã hội, tồn tại xã hội chưa đủ mạnh mẽ để tác động.
Bám víu, duy trì tư tưởng, quan niệm lạc hậu để giữ phần quyền
lợi ích kỉ của một giai cấp, bộ phận trong xã hội.
b. Ý thức xã hội có tính “vượt trước” tồn tại xã hội 3
Ngoài tính lạc hậu, ý thức xã hội còn có tính vượt trước so với tồn tại
xã hội. Trong một số điều kiện nhất định, ý thức xã hội có thể đưa ra
những dự báo, suy tính trong tương lai và hướng hoạt động thực tiễn
của con người vào một mục đích nhất định. Nói về lĩnh vựa chính trị,
C. Mác khẳng định “ Nền dân chủ là con đường dẫn tới xã hội chủ
nghĩa”, trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm nhận định đó và nhiều
nhận định khác của C. Mác vẫn còn nguyên giá trị. Điều kiện để ý
thức xã hội có thể vượt trước đó là nó phải phản ánh đúng mối liên hệ
logic, khách quan và bản chất của tồn tại xã hội, lấy đó làm cơ sở để
đưa ra quan điểm dự báo.
c. Ý thức xã hội có tính kế thừa
Qua quá trình nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của xã hội
loài người, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng những tư tưởng lớn,
những quan điểm lý luận của thế hệ trước luôn là tiền đề cho tư duy
của thế hệ sau. C. Mác và Ph. Ăngghen đã nghiên cứu và tạo ra chủ
nghĩa Mác vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Phải đến cuối thế kỉ
XIX, Lê-nin đã kế thừa chủ nghĩa Mác, ông đã bổ sung, hoàn thiện,
hình thành nên chủ nghĩa Triết học Mác- Lênin. Có thể thấy đây là
biểu hiện của sự kế thừa ý thức xã hội.
d. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
Mối liên hệ giữa các hình thái của ý thức xã hội cũng là một biểu hiện
của tính độc lập tương đối. Các hình thái ý thức xã hội không tồn tại
đơn lẻ mà luôn có sự tương tác, ảnh hưởng qua lại, từ đó hỗ trợ cùng
nhau phát triển, ví dụ: Triết học, văn học, nghệ thuật và những hoạt
động tư tưởng khác luôn gắn chặt với đường lối chính trị của Đảng
để tránh đưa ra những quan điểm sai lầm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển xã hội,...
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội đã cho thấy, thông thường ở mỗi
thời đại tuỳ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà những hình thái ý thức
nổi bật lên hàng đầu sẽ tác động mạnh đến những hình thái khác, ví
dụ: Trong xã hội có giai cấp th& ý thức chính trị là h&nh thái ý thức xã
hội giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Giai cấp
thống trị có quyền lực v& thế ý thức chính trị của giai cấp đó chính là
hệ tư tưởng chi phối toàn bộ xã hội.
Từ tất cả những điều trên, ta thấy được là mối liên hệ và tác động lẫn
nhau giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho mỗi hình thái ý thức xã 4
hội có những tính chất và những mặt không thể giải thích trực tiếp
được bằng các quan hệ vật chất.
e. Ý thức xã hội tác động ngược lại tồn tại xã hội
Thực tế cho thấy rằng ý thức xã hội hoàn toàn có thể tác động ngược
trở lại tồn tại xã hội. Tuy nhiên, cần phải có một số điều kiện để sự
tác động này có thể xảy ra:
Điều kiện về hoàn cảnh lịch sử: Trong các hoàn cảnh cụ thể, tư
tưởng của bộ phận có địa vị lớn trong xã hội sẽ trở thành
nguyên tắc trong xã hội đó. Nếu tư tưởng của bộ phận đứng đầu
là tư tưởng tiến bộ thì đời sống tinh thần xã hội sẽ phát triển
theo hướng tiến bộ, con đường phát triển tích cực cho hoạt động
sản xuất. Ngược lại, nếu tư tưởng của bộ phận đầu não có xu
hướng phản động hay lạc hậu thì xã hội sẽ theo chiều hướng tiêu cực mà vận hành.
Mức độ phản ánh quy luật phát triển của đời sống xã hội: Nếu
tư tưởng phản ảnh chính xác quy luật phát triển khách quan của
đời sống xã hội và phù hợp với quần chúng nhân dân, thì nó sẽ
hỗ trợ rất nhiều trong việc thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển.
Mức độ thâm nhập vào đời sống nhân dân: Một tư tưởng, quan
niệm có ảnh hưởng đến tồn tại xã hội phải có một vị trí nhất
định trong đời sống phần đa xã hội, chứ không phải chỉ là suy
nghĩ của một cá nhân hay quan điểm của tiểu số nảy sinh vô
căn cứ. Đương nhiên, nếu tư tưởng đó tính khách quan và phù
hợp với sự tiến bộ của đất nước thì vẫn được xem xét trở thành
tư tưởng phát triển chung.
Ý thức xã hội vô cùng phức tạp, tác động trở lại tồn tại xã hội theo hai
chiều hướng tiêu cực và tích cực. Ý thức xã hội bao gồm những tư
tưởng tiến bộ, khách quan, phát triển để thúc đẩy phát triển tồn tại xã
hội thì là tác động tích cực; ngược lại, ý thức, quan niệm lạc hậu, cổ
hủ, chỉ gắn với lợi ích của một cá nhân hoặc một bộ phận cố chấp
trong xã hội thì mang đến những những tác động tiêu cực, kìm hãm
các quá trình của tồn tại xã hội. II. PHẦN VẬN DỤNG
1. Thực trạng đời sống văn hóa, phong tục tập quán, các làng nghề truyền
thống của Việt Nam hiện nay 5
a. Các nét văn hóa, phong tục tập quán
Việt Nam có 54 dân tộc anh em sinh sống khắp nơi trên dải đất hình
chữ S, mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng mang màu sắc, tinh thần đặc
trưng của dân tộc ấy. Từ đó hình thành nên nét đa dạng của văn hóa
truyền thống Việt Nam. Trải qua ngàn năm hình thành và phát triển, ta
vẫn giữ được sự đa dạng đó.
H&nh 4. Đa dạng văn hóa Việt Nam
Nhưng đang buồn thay, một phần của văn hóa truyền thống, tinh hoa
dân tộc đang dần trở nên hiếm hoi trong các dịp sinh hoạt xã hội. Thế
hệ ngày nay dường như đang mải bận rộn bon chen với tốc độ ánh
sáng của thế giới mà quên mất cuội nguồn văn hóa của mình. Điển
hình như điệu múa truyền thống của dân tộc Mường giờ đây chỉ còn
có các bà, các mẹ biết đến, miếng trầu đã từng đi vào cổ tích Việt
Nam nay cũng chỉ dừng lại ở cổ tích khi mà cà phê, trà sữa đã là “đầu
câu chuyện” của các bạn trẻ; hay thậm chí bánh chưng-bánh dày
không thể trong ngày lễ Tết đầu năm, cho đến bây giờ cũng được đặt
sẵn ở các cửa hàng. Có thể nói rằng, cuộc sống hiện đại, con người
hiện đại đang rút ngắn đi các thủ tục trong một lễ hội, văn hóa cổ xưa,
làm mất đi giá trị tinh thần chỉ được cảm nhận trong quá trình thực
hiện để tổ chức một lễ, hội.
b. Các làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là nơi sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập
quán riêng. Cơ sở vững chắc của các làng nghề truyền thống là sự vừa
làm ăn tập thể, phát triển kinh tế và vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc. Việt Nam ta có rất nhiều làng nghề truyền thống, như Làng nghề
Gốm Bát Tràng, Làng Lụa Hà Đông, Làng cói Kim Sơn,....Nhưng thời
gian dường như đang bào mòn đi tất cả, sự biến mất của các làng nghề
truyền thống đã chẳng còn là điều gì xa lạ. Nghề cốm Làng Vòng ( Hà 6
Nội) bị “ cơn lốc” đô thị hóa thổi bay, số hộ gia đình còn duy trì nghề
làm cốm dùng đầu ngón tay để đếm vẫn còn thừa. Ở thành phố Hồ
Chí Minh, đã từng có rất nhiều làng nghề đúc đồng theo phương thức
thủ công nhưng đến giờ chỉ còn lại duy nhất làng An Hội.
c. Lễ, hội văn hóa dân tộc
H&nh 5. Nhóm thanh niên yêu cầu tổ chức cướp Phết Hiền Quan
Trước sự xâm chiếm của “hiện đại”, tuy có những phong tục truyền
thống vẫn còn giữ được chỗ đứng trong đời sống sinh hoạt của nhân
dân, nhưng đã phần nào bị biến đổi khác ý nghĩa văn hóa trước kia.
Vật chất, của cải quyết định nhiều thứ trong xã hội, vì vậy mà vật chất
cũng được cho là mục đích mặc định trong hầu hết mọi việc diễn ra
trong xã hội. Một số ví dụ cho điều đó: Tại lễ hội quan họ, người ta
thay thế hình thức hát mộc bằng hình thức hát vào micro như hát
karaoke, thậm chí ngửa nón ra để xin tiền; Lễ hội Bà Chúa Kho (Bắc
Ninh) được tổ chức để nhân dân tỏ lòng biết ơn đến người phụ nữ Việt
Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho
tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt
(1077). Tuy nhiên, hiện nay, lễ hội ấy không khác gì nơi để người ta cầu xin tài lộc;.....
d. Sự du nhập văn hóa từ các nước khác
Đất nước ta đang trong qua trình thực hiện “ toàn cầu hóa”. Chính lý
đó, có rất nhiều văn hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam và được
nhân dân đón nhận rất nhiệt tình. Đặc biệt là những nét văn hóa từ các
nước lớn, hiện đại nhất thế giới ( Trung Quốc, Nhật Bản, Mĩ, Hàn
Quốc,...) mang theo nét hiện đại, năng động, rất được giới trẻ yêu thích. 7
H&nh 6. Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc du nhập Việt Nam
H&nh 7. Du nhập văn hóa từ lễ hội Halloween
Sự lan rộng của các nền văn hóa ngoại quốc vượt xa dự kiến, dần
chiếm lĩnh vị trí của các nền văn hóa truyền thống. Nét văn hóa chào
hỏi, giao tiếp bằng lời giờ thành văn hóa soạn thảo tin nhắn và chèn
thêm những ngôn ngữ tiếng anh, từ viết tắt theo phong cách cá nhân;
đi chợ phiên giờ thành săn sale trên các ứng dụng trên điện thoại
thông minh; trang phục truyền thống dân tộc giờ được cách tân, đổi
mới thành một kiểu dáng khác, cách điệu hơn,phù hợp hơn với phong cách hiện hành.
e. Tinh thần tham gia các hoạt động văn hóa
Ngày xưa, các hoạt động văn hóa là những dịp đặc biệt để nhân dân ta
lao động, vui chơi , nhảy múa, hát hò, ... cùng nhau. Từ đó nâng cao
tinh thần đoàn kết, tinh thần dân tộc và thể hiện tình yêu bản sắc văn
hóa dân tộc. Cho đến ngày nay, các hoạt động ấy vẫn được tổ chức
mỗi năm một lần. Mặc dù vẫn còn tổ chức, nhưng ta không còn thấy
được tinh thần hồ hởi, năng nổ, phấn khích ngày xưa mà những người
tham gia dường như toàn “trên tinh thần bắt buộc” đặc biệt là giới
trẻ. Họ cảm thấy không có gì trong hoạt động văn hóa thu hút và gợi
cảm giác hào hứng cho họ. Một ngày hội Quan họ sẽ thật tẻ nhạt với
những bạn trẻ đam mê giai điệu sôi động, bắt tai; những điệu múa
nhẹ nhàng, yểu điệu của các cô gái dân tộc Mường, dân tộc Thái sẽ
thật nhàm chán với những thành viên của câu lạc bộ nhảy. Sự khác 8
biệt quá lớn đang dần đẩy giới trẻ ngày nay ra xa hơn với văn hóa, tập
quán truyền thống dân tộc.
2. Giải pháp để cải thiện và phát triển văn hóa, truyền thống Việt Nam
Khi nghiên cứu sự vận động của lịch sử qua các thời kỳ, C.Mác và Ph.
Ăngghen đã chỉ ra rằng “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại
của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”. Chính vì thế,
muốn thay đổi ý thức xã hội trước hết phải thay đổi tồn tại xã hội, muốn
thay đổi ý thức về văn hóa, truyền thống dân tộc trước tiên phải xem xét quá
tr&nh sản xuất của cải, vật chất ngay tại thời điểm đó. Nâng cấp điều kiện
vật chất cho các làng nghề truyền thống là để phù hợp với thời đại và con
người hiện đại, từ đó loại bỏ được sự cổ hủ, lỗi thời còn tồn tại trong các lễ
hội văn hóa, nghề truyền thống.
H&nh 8. Máy gặt được dùng trong nông nghiệp trồng lúa
Hơn nữa, Việt Nam đang trong quá trình phát triển theo xu hướng toàn cầu
hóa, hội nhập quốc tế, nên việc các lĩnh vực trong đó có văn hóa bị ảnh
hưởng bởi những yếu tố nước ngoài là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên,
quần chúng nhân dân cần biết tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị
tinh thần du nhập từ nước ngoài. Điều này vừa giúp làm phong phú văn hóa
đất nước ta, vừa không làm mất đi giá trị tinh hoa văn hóa vốn có của dân
tộc. Mặt khác, Việt Nam cũng nên tích cực đi theo quốc tế, đem văn hóa dân
tộc Việt đến với bạn bè quốc tế, ví dụ như đưa các làng nghề truyền thống trở
thành khu du lịch, chào đón mọi người đến tham quan và tham gia sản xuất cũng người dân. 9
H&nh 9. Du khách tham gia hoạt động văn hóa Việt Nam Tuyên truyền, giáo dục cũng là một phương án nên được
áp dụng để xây dựng ý
thức xã hội về việc giữ
g&n truyền thống, giá trị văn hóa đặc trưng.
H&nh 10. B&a báo đăng bài về văn hóa Tuyên Quang
Từ phạm vi gia đình, làng, xã, huyện, thành phố đến phạm vi cả nước đều
phải ý thức rõ ràng tầm quan trọng và cần thiết phải duy trì của phong tục,
giá trị tinh thần nhân dân Việt Nam. Để làm được điều đó, chúng ta có thể
thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông. Báo đài, tivi, mạng xã
hội, trang thông tin xã hội sẽ là nơi mà thông tin được tuyên truyền rộng rãi
nhất đến xã hội. Ngoài phương thức trên, còn có thể thực hiện công tác giáo
dục ý thức xã hội qua đường lối chính thức của Đảng và Nhà nước. Phát huy
vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc khơi dậy tính chủ động, tính tự giác
của toàn thể nhân dân trong việc hưởng ứng lễ hội, ngày lễ truyền thống và
trong việc tiếp thu chọn lọc văn hóa ngoại quốc. 10
H&nh 11. Xử phát hành vi gây rối trật tự trong thời gian lễ hội Làm Chay
Hơn thế nữa, Đảng và Nhà nước, nhất là bộ phận công an, an ninh và quản
lý trật tự cộng đồng nên thắt chặt quản lý tại các khu vực diễn ra lễ hội
thường niên hoặc những khu vực có khách tham quan. Mục đích là để tránh
những trường hợp bất ngờ ảnh hưởng xấu đến con người và các giá trị văn
hóa, đồng thời còn để ngăn chặn các hành vi tác động tiêu cực đến giá trị
văn hóa dân tộc làm biến chất ý nghĩa thiêng liêng vốn có. Việc đưa ra h&nh
phạt và áp dụng công bằng, đúng đắn với các trường hợp vi phạm quy định
luật pháp về bảo vệ, giữ g&n giá trị tinh thần dân tộc cũng là phương pháp
cần thiết để chặn đứng các tư tưởng sai lệch trong xã hội hiện đại. 11 KẾT LUẬN
Tóm lại, quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội gồm hai điểm chính: Thứ nhất, tồn tại xã hội giữ vai
trò quyết định ý thức xã hội, là cơ sở để hình thành và phát triển ý thức xã hội. Thứ
hai, ý thức xã hội đôi khi không hoàn toàn dựa vào tồn tại mà còn có tính độc lập
tương đối và có thể tác động ngược lại tồn tại xã hội. Giống như Lê-nin từng nhấn
mạnh rằng: “ Tồn tại xã hội và ý thức xã hội không phải là đồng nhất”, đó là hai
yếu tố tách biệt, cùng tác động lẫn nhau, giúp xã hội loài người phát triển một cách
toàn diện nhất. Quan điểm của triết học Mác- Lênin đã bác bỏ hoàn toàn mọi quan
điểm siêu hình máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội. Từ đó tạo nên cơ sở lý luận đúng đắn để xóa bỏ chế độ lạc hậu của xã hội
cũ và nâng đỡ xã hội loài đến với tầm vóc mới, phát triển thịnh vượng cả đời sống
vật chất cũng như đời sống tinh thần.
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dựa vào mối quan hệ biện chứng này mà nghiên
cứu và tìm ra phương pháp xây dựng ý thức văn hóa trong thời đại mới mới hiệu
quả và đúng đắn. Trong đó, bước đi đầu tiên, quan trọng đó là cải tạo tồn tại xã hội
và đặc biệt là cải tạo phương thức sản xuất. Sau đó là dựa vào các hình thái ý thức
xã hội, lấy hình thái ý thức có tính phổ biến hơn để tác động các hình thái ý thức
khác. Đồng thời, nhanh chóng tìm kiếm, phát hiện và loại bỏ những tư tưởng trái
chiều, mang tính chất phản động, tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. 12 MỤC LỤC I.
PHẦN NỘI DUNG LÝ THUYẾT
1. Khái niệm chủ nghĩa duy vật lịch sử, tồn tại xã hội và ý thức xã hội1
2. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội 2
3. Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối 3
a. Ý thức xã hội lạc hậu hơn tồn tại xã hội...............................................3
b. Ý thức xã hội có tính “ vượt trước” tồn tại xã hội................................3
c. Ý thức xã hội có tính kế thừa 4
d. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội............................4
e. Ý thức xã hội tác động ngược lại tồn tại xã hội 5 II. PHẦN VẬN DỤNG
1. Thực trạng đời sống văn hóa, phong tục tập quán, các làng nghề truyền
thống, của Việt Nam hiện nay 5
a. Các nét văn hóa, phong tục tập quán....................................................6
b. Các làng nghề truyền thống..................................................................6
c. Lễ, hội văn hóa dân tộc.........................................................................7
d. Sự du nhập văn hóa từ các nước khác...................................................7
e. Tinh thần tham gia các hoạt động văn hóa............................................8
2. Giải pháp để cải thiện và phát triển văn hóa, truyền thống Việt Nam.......9
KẾT LUẬN.............................................................................................12
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 13