Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
III. Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX:
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, do
vậy chúng tồn tại song song với nhau, tác động qua lại với nhau theo quan hệ biện
chứng, tạo nên quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.
1.Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi và phát triển dưới ảnh hưởng quyết
định của sự phát triển lực lượng sản xuất:
a) Sự phát triển của lực lượng sản xuất:
Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự
phát triển đó căn cơ là bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất, cụ
thể hơn là về cả trình độ và tính chất của nó. Trình độ của lực lượng sản xuất trong
từng giai đoạn là trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn đó,
được thể hiện qua công cụ lao động và trình độ kĩ năng của người lao động. Gắn
liền với trình độ là tính chất của lực lượng sản xuất. Tính chất của lực lượng sản
xuất là tính chất của tư liệu lao động và người lao động. Khi công cụ sản xuất được
sử dụng bởi từng cá nhân riêng biệt để sản xuất ra một sản phẩm mà không cần đến
lao động của nhiều người, lực lượng sản xuất mang tính chất cá nhân.Ngược lại,
công cụ sản xuất được nhiều người sử dụng để sản xuất ra các vật phẩm thì lực
lượng sản xuất lại mang tính chất xã hội.
b)Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định tới sự biến đổi, phát triển của quan hệ sản xuất:
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi
quan hệ sản xuất để phù hợp với nó. Có nghĩa là, khi một phương thức sản xuất
mới ra đời, quan hệ sản xuất được coi là hình thức phát triển của lực lượng sản
xuất, sẽ có sự thay đổi để tạo điều kiện sử dụng và khai thác tối ưu nhất mối liên hệ
giữa người lao động với tư liệu sản xuất cũng như với người lao động khác, giúp
lực lượng sản xuất có cơ sở để tiếp tục phát triển. Nói kĩ hơn, ta thấy rằng sự phát
triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ cao hơn khiến quan hệ sản xuất từ
chỗ đang phù hợp trở nên lạc hậu, không phù hợp, bỗng nhiên trở nên kìm hãm lực
lượng sản xuất. Do vậy, quan hệ sản xuất cũ tất yếu phải được thay bằng quan hệ
sản xuất mới. Nhưng rồi cái quan hệ sản xuất mới ấy cũng sẽ không còn phù hợp
với lực lượng sản xuất đã phát triển hơn nữa ở trong giai đoạn tương lai nào đó, và
vì thế quá trình biến đổi thay thế lại cứ thế diễn ra.
VD: Thời nguyên thủy, con người chủ yếu sản xuất dựa trên chế độ sở hữu
công cộng tư liệu sản xuất, lực lượng sản xuất ở trình độ hết sức thấp kém, và lao
động sản xuất mang tính tập thể. Sau đó, các công cụ bằng đồng xuất hiện,trồng
trọt và chăn nuôi thay thế cho săn bắt và hái lượm. Vì thế năng suất lao động tăng,
dẫn tới mâu thuẫn với quan hệ sản xuất công xã nguyên thủy lúc bấy giờ. Với sự
phát triển của lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng lên, bắt đầu xuất hiện sản
phẩm thặng dư và trao đổi xã hội phân chia thành giai cấp với các lợi ích kinh tế
khác nhau. Vì thế chế độ công hữu tan rã và chế độ tư hữu xuất hiện. Lúc này
phương thức sản xuất nguyên thuỷ không còn phù hợp nữa. Và phương thức chiếm hữu nô lệ xuất hiện.
Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ là phương thức sản xuất đầu tiên dựa
trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, lao động cưỡng bức, có sự đối kháng
giai cấp giữa chủ nô và nô lệ. Nhưng cũng phải thừa nhận là trong thời kỳ chiếm
hữu nô lệ lực lượng sản xuất đã phát triển đáng kể, với sự xuất hiện của công cụ sắt
sự phân công trong lao động trong nội bộ ngành xuất hiện xã hội có các ngành sản
xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi và thủ công nghiệp. Trao đổi phát triển thương
nhân tách khỏi sản xuất. Nhưng về quan hệ sản xuất thì tất cả tư liệu sản xuất lẫn
người lao động đều thuộc sở hữu tư nhân. Nô lệ bị coi như "công cụ biết nói" họ
chịu sự chi phối hoàn toàn của chủ nô (cả về thân thể). Chủ nô dùng thủ đoạn cực
hình như roi vọt, cùm xích, đóng dấu để bóc lột lao động. Chủ nô chiếm đoạt hầu
hết sản phẩm của nô lệ, chỉ cấp cho họ chút ít tư liệu sinh hoạt để khỏi chết đói và
có thể tiếp tục lao động. Điều nay dẫn đến sự mâu thuẫn sâu sắc giữa chủ nô và nô
lệ và sự đấu tranh đã nổ ra tầng lớp nô lệ đã đứng lên đòi quyền lợi cho mình. Họ
không còn lo lắng đến việc cải tiến hay là hoàn thiện công cụ nữa thay vào đó họ
phá hoại công cụ lao động, bỏ công việc đồn điền. Điều này đã làm cho kinh tế bị
suy sụp nhanh chóng bắt buộc nhiều chủ nô phải giải phóng nô lệ, tiến hành chia
ruộng đất. Như vậy chế độ chiếm hữu nô lệ không còn tồn tại được vì quan hệ sản
xuất không còn phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó cần một
phương thức mới đó là phương thức sản xuất phong kiến.
Trong chế độ phong kiến.Thủ công nghiệp phát triển thúc đẩy sự phát triển
của sản xuất và trao đổi. Tuy vậy, những biến đổi kỹ thuật dưới chế độ phong kiến
diễn ra chậm chạp, sản xuất dựa chủ yếu vào lao động thủ công của nông dân và
thợ thủ công. Công cụ chủ yếu dùng bằng sắt.Thời kỳ đầu, tất cả ruộng đất thuộc
địa chủ phong kiến được chia làm hai phần .Một phần do địa chủ trực tiếp quản lý,
phần còn lại được chia cho nông nô. Nông nô có quyền canh tác trên phần đất của
mình để sinh sống, đồng thời phải thực hiện canh tác trên phần đất của địa chủ dưới
hình thức địa tô lao dịch. Sản phẩm làm ra trên phần đất thuộc về địa chủ. Thời kỳ
sau, hầu như toàn bộ ruộng đất đều được giao cho nông dân tá điền sử dụng, những
nông dân này phải nộp địa tô hiện vật và sau này là địa tô tiền cho địa chủ. Như vậy
trong quan hệ sản xuất phong kiến nông dân đã được tự do hơn và có phần hứng
thú lao động hơn trên phần đất của mình. Vì người nông dân có nền kinh tế riêng,
có thời gian riêng để lao động tạo ra của cải cho mình. Điều này nó thúc đẩy đến sự
phát triển của lực lượng sản xuất không ít. Như cày sắt phát triển rộng rãi, kỹ thuật
canh tác được cải tiến hơn, nhân công trong nông nghiệp được mở rộng. Mặc dù
vậy, nhưng đối với sự phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất, đặc biệt khi diễn
ra các cuộc cách mạng công nghiệp, thì quan hệ sản xuất phong kiến không còn
thích ứng và trở thành lực cản. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản
xuất phong kiến ngày càng trở nên sâu sắc, đó là nguyên nhân làm cho nền kinh tế
phong kiến bị đình đốn, khủng hoảng lực lượng sản xuất càng phát triển càng làm
cho xã hội phong kiến thêm bất ổn định. Do đó, quan hệ sản xuất phải nhường chỗ
cho quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn.