Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất môn Triết học Mác – Lênin | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin(HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47886956 Mục lục Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu
3. Kết cấu của đề tài Nội dung
I. Mối quan hệ giữa lực lượng sản suất và quan hệ sản xuất
1.1. Khái niệm, kết cấu của lực lượng sản suất và quan hệ sản xuất
1.2. Mối quan hệ giữa lực lượng sản suất và quan hệ sản xuất
II. Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lực lượng sản suất và quan hệ
sản xuất phân tích sự phát triển của làng nghề Đông Hồ -Bắc Ninh
2.1. Khái quát về làng tranh Đông Hồ
2.2. Từ phương thức sản xuất
2.3. Từ hoàn cảnh địa lý 2.4. Dân cư Kết bài Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài
Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc
độ của kinh tế xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Cũng cần nhận
thấy rằng ở thời đại của công nghệ tin học và công nghệ cao khác ngày nay dẫu có
phát triển tới đâu cũng không thay thế được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề
truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian. lOMoAR cPSD| 47886956
Không những thế làng Nghề truyền thống không những có giá trị về kinh tế
trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Dù nhiều làng nghề truyền thống đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện
nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các
nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ,vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt,
giấy, tranh dân gian, gỗ, đá...Và làng tranh Đông Hồ là một ví dụ tiêu biểu. Chính vì
thế em xin chọn đề tài “Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lực lượng sản suất
và quan hệ sản xuất; hãy phân tích sự phát triển của làng nghề tranh Đông Hồ”
làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này để khảo sát làng nghề tranh Đông Hồ
Bắc Ninh để thây rõ hoạt động của làng nghề thông qua hai phương diện lực lượng
lao dộng và quan hệ sản xuất. Từ đó thấy được phương hướng phát triển của làng nghề trong tương lai.
3. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 2 nội dung chính và và phụ lục.
I. Mối quan hệ giữa lực lượng sản suất và quan hệ sản xuất
II. Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lực lượng sản suất và quan hệ
sản xuất phân tích sự phát triển của làng nghề Đông Hồ -Bắc Ninh Nội dung
I. Mối quan hệ giữa lực lượng sản suất và quan hệ sản xuất
1.1. Khái niệm, kết cấu của lực lượng sản suất và quan hệ sản xuất
1.1. 1. Lực lượng sản suất - Khái niệm: lOMoAR cPSD| 47886956
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo
ra sứcsản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đối các đối tượng vật chất của giới
tự nhiên theo nhucầu nhất định của con người và xã hội.
Lực lượng sản xuất chính là sự kết hợp giữa lao động sống với lao động vật
hóa tạo rasức sản xuất, là toàn bộ những năng lực thực tiễn dung trong sản xuất
của xã hội ở các thờikỳ nhất định. - Kết cấu:
Lực lượng sản xuất bao gồm 2 bộ phận cơ bản: tư liệu sản xuất và người laođộng
+Tư liệu sản xuất là những tư liệu để tiến hành sản xuất bao gồm tư liệu lao
độngvà đối tượng lao động. Trong đó tư liệu sản xuất bao gồm công cụ lao
động(máy móc,…) và đối tượng lao động khác (phương tiện để vận chuyển bảo
quảnchứa đựng công cụ lao động và sản phẩm). Còn đối tượng lao động gồm 2
bộphận là những yếu tố nguyên nhiên vật liệu có sẵn trong tự nhiên (đất đai,
thanđá và bộ phận phải trải qua sự cải tạo của con người - còn gọi là nhân tạo, ví
dụnhư nhựa, gỗ ép,…Trong tư liệu sản xuất thì công cụ lao động là yếu tố quantrọng nhất.
+ Người lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất vì người
laođộng đóng vai trò là chủ thể của quá trình sản xuất, là người tạo ra tư liệu
laođộng và sử dụng tư liệu lao động vào đối tượng lao động tạo ra sản phẩm, còn
tưliệu sản xuất chỉ đóng vai trò là khách thể chịu sự tác động trong quá trình
sảnxuất.Ngày nay sự phát triển vượt bậc và khả năng ứng dụng nhanh chóng các
thànhtựu khoa học công nghệ vào sản xuất đã khiến cho tri thức khoa học công
nghệtrở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Các yếu tố trong lực lượng sản xuất tác động lẫn nhau một cách khách quan
làmcho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất
trongmột phương thức sản xuất. 1.1.2. Quan hệ sản xuất -Khái niệm:
Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế -vật chất giữa người với
ngườitrong quá trình sản xuất vật chất. Đây chính là một quan hệ vật chất quan
trong nhất –quan hệ kinh tế, trong các mối quan hệ vật chất giữa người với người. lOMoAR cPSD| 47886956 - Kết cấu:
Quan hệ sản xuất bao gồm 3 mặt quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất quan
hệ vềtổ chức quản lý quá trình sản xuất quan hệ về phân phối sản phẩm sau quá trìnhsản xuất
Quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất (quan hệ sở hữu) nói lên ai chủ sở hữu
đốivới nhà máy, xí nghiệp, các thiết bị, các nguyên nhiên vật liệu trong quá trìnhsản xuất.
Quan hệ sản xuất về tổ chức quản lý quá trình sản xuất (quan hệ quản lý) nói
lênai là người thực hiện quyền tổ chức, quản lý, điều hành, giám sát quá trình
(đóchính là người sở hữu tư liệu sản xuất)
Quan hệ phân phối sau quá trình sản xuất (quan hệ phân phối) nói lên ai là
ngườicó quyền quyết định việc phân phối, chia thành quả của quá trình sản xuất
choai, bao nhiêu và như thế nào ?
Một trong 3 mặt trên của quan hệ sản xuất thì quan hệ về sở hữu tư liệu sản
xuấtcó vai trò quan trọng nhất, quyết định 2 mặt kia, đồng thời quan hệ quản lý
vàquan hệ phân phối có tác động trở lại, kìm hãm hoặc thúc đẩy quan hệ sở hữu
1.2. Mối quan hệ giữa lực lượng sản suất và quan hệ sản xuất
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy
định sự vận động, phát triển cùa các phương thức sản xuất trong lịch sử. Lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất
cótác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất,
còn quan hệ sản xuất tác động trở lại to lớn đối với lực lượng sản xuất. Nếu quan
hệ sản xuất phù hơp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì thúcđẩy lực
lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển xã hội.
1.2.1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:
- Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi
của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất có lOMoAR cPSD| 47886956
tính năng động, cách mạng, thường xuyên vận động và phát triển; quan hệ sản
xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính ổn định tương đối. Trong sự
vận động của mâu thuẫn biện chứng đó, lực lượng sản xuất quỵết định quan hệ sản xuất.
- Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động,
pháttriển không ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ
sản xuất.Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất xã hội là phải xoá bỏ quan hệ sản xuất
cũ,thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển.
- Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất mới
trong lịch sử, quyết định đến nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất. Con
người bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, phát hiện và giải quyết mâu
thuẫn,thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới một nấc thang cao hơn.
1.2.2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
- Do quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính độc
lập tương đối nên tác động mạnh mẽ ừở lại đối với lực lượng sản xuất. Vai trò của
quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất được thực hiện thông qua sự phù hợp
biện chứng giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
lực lượng sản xuất là một trạng thái trong đó quan hệ sản xuất là “hình thứcphát
triển” của lực lượng sản xuất và “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát
triển. - Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quy định mục
đích,xu hướng phát triển của nền sản xuất xã hội; hình thành hệ thống động lực
thúcđẩy sản xuất phát triển; đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất.
- Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo
haichiều hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. lOMoAR cPSD| 47886956
- Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất diễn ra là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp
mới ở trình độ cao hơn. Con người bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, phát
hiện và giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất
phát triển đạt tới một nấc thang cao hơn.
- Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, do những điều kiện khách quan và chủ quan
quy định, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất có những đặc điểm tác động riêng, Sự phù hợp giữa quan hệ sảnxuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi tất yếu thiết lập chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa dần dần
loại trừ đối kháng xã hội. Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa có thể bị “biến dạng” do nhận thức và vận
dụng không đúng quy luật
II. Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lực lượng sản suất và quan hệ sản
xuất phân tích sự phát triển của làng nghề Đông Hồ
2.1. Khái quát về làng tranh Đông Hồ
Tranh Đông hồ ra đời lần đầu tiên vào khoảng thế kỉ thứ 16, sở hữu số lượng
tranh vô cùng phong phú. Thời kỳ đạt cực thịnh của làng tranh Đông Hồ là vào thế kỷ thứ 19.
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng
tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (phường Song Hồ, thị xã
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho
dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm
lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối
hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành
nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình
UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể.
Thơ Tú Xương có tranh Đông Hồ về ngày Tết là: lOMoAR cPSD| 47886956
Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Loẹt lòe trên vách bức tranh gà
Đó cũng là lí do để chứng minh rằng tranh gỗ dân gian Đông Hồ rất phổ biến.
2.2. Từ phương thức sản xuất
2.2.1. Lao động sản xuất - Tư liệu sản xuất:
Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp,
một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo
nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng
từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi
lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường
quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp
nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.
Màu sắc được sử dụng trong tranh Đông Hồ là màu tự nhiên:màu đen lấy từ
than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng rồi
mới sử dụng được; màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu
số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo; màu vàng lấy từ hoa dành dành,
hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt;
màu đỏ lấy từ gỗ vang và sỏi son trên núi Thiên Thai; màu trắng lấy từ điệp. Những
chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in
để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô.
Ván khắc in tranh có hai loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường
được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực.
Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc. Dụng cụ khắc ván là những mũi
đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có khoảng 30-40
chiếc. Ván in màu được làm bằng gỗ mỡ bởi vì khi phết màu nên để in tranh gỗ
mỡ có khả năng giữ màu cao hơn nhiều loại gỗ khác. lOMoAR cPSD| 47886956 - Người lao động
Người thợ làm ra tranh Đông Hồ là người có tay nghề cao, khéo léo, tỉ mỉ và
yêu nghề. Họ là những người đã dành cả cuộc đời để gìn giữ và phát triển nghề
làm tranh Đông Hồ, một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Để làm ra một bức tranh Người thợ làm tranh Đông Hồ phải trải qua nhiều
công đoạn phức tạp để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh. Từ khâu chuẩn bị nguyên
liệu, khắc ván, in tranh, phơi tranh,... đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người thợ.
Kỹ năng khắc ván: Người thợ cần có tay nghề cao để đục khắc được những tấm
ván khắc tinh xảo, thể hiện được những chi tiết nhỏ nhất của bức tranh.
Kỹ năng in tranh: Người thợ cần có sự khéo léo, tỉ mỉ để in được những bức
tranh đẹp, màu sắc hài hòa.
Kỹ năng tô tranh: Người thợ cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ để tô màu cho bức
tranh, tạo nên những bức tranh Đông Hồ rực rỡ sắc màu.
Ngoài ra, người thợ làm tranh Đông Hồ cũng cần có tinh thần yêu nghề, yêu
truyền thống để có thể gìn giữ và phát triển nghề làm tranh Đông Hồ, một nét đẹp
văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Hiện nay, chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu
Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ.
Những người thợ làm tranh Đông Hồ hiện nay đang nỗ lực để khôi phục và phát
triển nghề làm tranh Đông Hồ, đưa tranh Đông Hồ đến với nhiều người hơn nữa trên thế giới. 2.2.2. Quan hệ sản xuất
- Quan hệ sản xuất của làng nghề Đông Hồ là quan hệ sản xuất tiểu thủ công
nghiệp. Trong đó, người thợ là người làm chủ tư liệu sản xuất, tự tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Quan hệ sản xuất của làng nghề Đông Hồ được thể hiện qua các đặc điểm sau: lOMoAR cPSD| 47886956
Sở hữu tư liệu sản xuất: Tư liệu sản xuất của làng nghề Đông Hồ chủ yếu là
lao động thủ công, các công cụ, dụng cụ sản xuất đơn giản và nguyên liệu tự nhiên.
Người thợ là người sở hữu tư liệu sản xuất, họ tự tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Cách thức tổ chức sản xuất: Sản xuất trong làng nghề Đông Hồ chủ yếu là sản
xuất theo lối gia đình, hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình có thể tham gia một hoặc nhiều
công đoạn sản xuất, tùy theo quy mô sản xuất.
Cách thức phân phối sản phẩm: Sản phẩm của làng nghề Đông Hồ được phân
phối theo hình thức tự do, dựa trên nhu cầu và khả năng của người sản xuất.
Trong những năm gần đây, quan hệ sản xuất của làng nghề Đông Hồ có xu
hướng chuyển đổi từ tiểu thủ công nghiệp sang tư bản chủ nghĩa. Một số hộ gia
đình đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm. Đồng thời, một số hộ gia đình đã liên kết với nhau thành các hợp tác xã để
mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn là chủ đạo trong làng
nghề Đông Hồ. Điều này là do nghề làm tranh Đông Hồ là một nghề truyền thống,
đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của người thợ.
2.3. Từ hoàn cảnh địa lý
Vị trí địa lý: Làng Đông Hồ nằm ở ven sông Đuống, cách trung tâm thành phố
Hà Nội khoảng 20km. Vị trí này thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển nguyên
liệu và sản phẩm. Trước đây, người dân làng Đông Hồ thường dùng thuyền để vận
chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Ngày nay, người dân có thể sử dụng đường bộ để vận chuyển.
Khí hậu: Khí hậu của vùng Bắc Bộ, nơi có làng Đông Hồ, tương đối ôn hòa,
thuận lợi cho việc bảo quản nguyên liệu và sản phẩm. Giấy điệp và màu sắc được
làm từ các nguyên liệu tự nhiên, có thể bị hư hỏng nếu gặp thời tiết khắc nghiệt.
Khí hậu ôn hòa của vùng Bắc Bộ giúp bảo quản nguyên liệu và sản phẩm được lâu hơn. lOMoAR cPSD| 47886956
Nguồn nguyên liệu: Làng Đông Hồ có nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, bao gồm:
Giấy điệp: được làm từ vỏ cây dó, có thể tìm thấy ở nhiều vùng quê của Việt Nam.
Màu sắc: được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như gạch non, hoa hòe, than
lá tre, lá chàm, vỏ sò điệp,...
Ván khắc: được làm từ gỗ mít, có thể tìm thấy ở nhiều vùng quê của Việt Nam.
Những thuận lợi về địa lý đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nghề
làm tranh Đông Hồ. Nhờ đó, tranh Đông Hồ đã trở thành một nét đẹp văn hóa
truyền thống của Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. 2.4. Dân cư 2.4.1. Tâm lý xã hội
Tinh thần yêu nghề: Người dân làng Đông Hồ có truyền thống làm tranh lâu
đời, được đào tạo bài bản, có tay nghề cao, khéo léo, tỉ mỉ. Họ luôn nỗ lực học hỏi,
sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Người
dân làng Đông Hồ luôn tự hào về nghề làm tranh của mình. Họ coi nghề làm tranh
là một nghề cao quý, là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Người dân
làng Đông Hồ thường có câu nói "Cha truyền con nối, nghề truyền đời". Điều này
thể hiện tinh thần yêu nghề, gắn bó với nghề của người dân làng Đông Hồ.
Tinh thần đoàn kết: Người dân làng Đông Hồ sống trong một cộng đồng làng
nghề, họ có mối quan hệ gắn bó, đoàn kết với nhau. Điều này đã góp phần quan
trọng giúp làng nghề phát triển và tồn tại qua nhiều thế hệ.
Tính tự hào: Người dân làng Đông Hồ tự hào về nghề làm tranh của mình. Họ
luôn nỗ lực gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của nghề. Họ luôn cố
gắng học hỏi, sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tính sáng tạo, đổi mới: Trong những năm gần đây, người dân làng Đông Hồ
đã có nhiều sáng tạo mới trong việc sản xuất tranh Đông Hồ. Ví dụ như, họ đã sử lOMoAR cPSD| 47886956
dụng các chất liệu mới, các kỹ thuật in mới để tạo ra những bức tranh Đông Hồ độc đáo, bắt mắt.
2.4.2. Quan điểm của Đảng Và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề tranh Đông Hồ
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển các
làng nghề truyền thống, trong đó có làng nghề tranh Đông Hồ. Quan điểm của
Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề tranh Đông Hồ được
thể hiện qua các văn bản pháp luật và các chính sách cụ thể.
- Về văn bản pháp luật
Luật Thủ công mỹ nghệ năm 2006: quy định về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.
Nghị định số 57/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính
sách khuyến khích phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống: quy định về các
chính sách khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống, trong đó có làng nghề tranh Đông Hồ.
- Về các chính sách cụ thể
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, trong đó
có làng nghề tranh Đông Hồ, như: hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất,
hỗ trợ marketing, xúc tiến thương mại,...
Các địa phương cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tranh
Đông Hồ, như: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể,...
- Nội dung của quan điểm
Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề
tranh Đông Hồ bao gồm các nội dung sau:
Bảo tồn và phát triển làng nghề tranh Đông Hồ là nhiệm vụ quan trọng lOMoAR cPSD| 47886956
Làng nghề tranh Đông Hồ là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của dân tộc
Việt Nam. Bảo tồn và phát triển làng nghề tranh Đông Hồ là nhiệm vụ quan trọng,
góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bảo tồn và phát triển làng nghề tranh Đông Hồ phải gắn liền với phát triển kinh tế
Bảo tồn và phát triển làng nghề tranh Đông Hồ phải gắn liền với phát triển
kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Bảo tồn và phát triển làng nghề tranh Đông Hồ phải dựa trên sự tham gia của cộng đồng
Bảo tồn và phát triển làng nghề tranh Đông Hồ phải dựa trên sự tham gia của
cộng đồng, góp phần phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó của người dân làng nghề.
- Các giải pháp thực hiện
Để thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát
triển làng nghề tranh Đông Hồ, cần thực hiện các giải pháp sau:
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về giá trị văn hóa, kinh tế của
làng nghề tranh Đông Hồ, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan
trọng của việc bảo tồn và phát triển làng nghề. Hỗ trợ đào tạo nghề
Hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân làng nghề, nhằm nâng cao tay nghề, chất lượng sản phẩm.
Hỗ trợ phát triển sản xuất
Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.
Hỗ trợ marketing, xúc tiến thương mại lOMoAR cPSD| 47886956
Hỗ trợ marketing, xúc tiến thương mại, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến làng nghề tranh Đông Hồ,
như: nghề làm tranh, kỹ thuật in tranh,...
Tăng cường quản lý nhà nước
Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát triển làng
nghề tranh Đông Hồ, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của làng nghề.
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, làng nghề tranh Đông Hồ sẽ tiếp tục
phát triển, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Kết bài
Tranh dân gian Đông Hồ là sản phẩm của xã hội nông nghiệp cổ truyền, nó gắn liền
với phong tục, tập quán, sinh hoạt, nếp nghĩ và phù hợp với tâm lý cũng như phần
nào thoả mãn nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của người nông dân.
Với những nội dung phong phú, đa dạng phù hợp tâm tư nguyện vọng, tư tưởng,
tình cảm của nhân dân lao động Tranh dân gian Đông Hồ như “hoà trong máu,
thấm trong thịt, bám trong tâm khảm” biết bao thế hệ của dân tộc, cho tới tận
hôm nay, Tranh dân gian Đông Hồ không chỉ là di sản vô cùng quý báu trong kho
tang nghệ thuật dân tộc ta, mà đã có một vị trí quan trọng trong lịch sử mỹ thuật thế giới.