Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội - Triết học Mác-Lê nin | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội - Triết học Mác-Lê nin | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học mác - lênin(MLN)
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1.1. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là mối quan hệ vật chất- xã hội giữa
con người với tự nhiên và giữa con người với nhau; trong đó quan hệ
giữa con người với tự nhiên và quan hê vật chất, kinh tế giữa con người
với nhau là quan hệ cơ bản
- Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm,
tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận,... nảy sinh từ tồn tại
xã hội và phản ánh tồn tai xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau.
1.2. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Thứ nhất: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và
quyết định ý thức. Trong lĩnh vực xã hội thì quan hệ này đươc biểu hiện
là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội, điều đó
được thể hiện cụ thể là:Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức
là người ta không thể tìm nguồn gốc tư tưởng ấy trong đầu óc con người,
mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó, tồn tại xã hội để lý giải
cho ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là
khi phương thức sản xuất đã thay đổi thì sớm hay muộn ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo.
Thứ hai: Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi thậm chí đã mất rất lâu,
nhưng ý thức xã hội cũ đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập
tương đối này biểu hiện đặc biêt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội như trong
truyền thống, tập quán, thói quen.
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội do những nguyên nhân sau đây:
- Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và
trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người; thường diễn ra với
tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp thời và trở nên
lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói
chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội.
- Do sức mạnh của thói quen truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc
hậu, bảo thủ của một số hình thái xã hội.
- Ý thức xã hội luôn gắn với những lợi ích nhóm, những tập đoàn người,
những giai cấp nhất định trong xã hội.
Thứ ba: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là
những tư tưởng khoa học tiên tiến, có thể vượt trước sự phát triển của tồn
tại xã hội, dự báo được tương lai, và có tác dụng tổ chứ chỉ đạo hoạt động
thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào hướng giải quyết những
nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất mà xã hội đặt ra.
Thứ tư: Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm
tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan niệm duy vật
tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế, phủ nhận tác dụng tích cực của
ý thức xã hội trong đời sống xã hội. Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối
với sự phát triển của xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lich sử cụ thể,
vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà tư tưởng đó sinh ra.
Sự tác động của ý thức xã hội đến tồn tại xã hội theo hai chiều hướng : Ý
thức, tư tưởng tiến bộ sẽ giúp thúc đẩy xã hội phát triển. Và ngược lại ý
thức, tư tưởng phản tiến bộ, phản khoa học sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội
mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào các
quan hệ kinh tế vốn là cơ sở hình thành các hình thái ý thức xã hội; vào
trình độ phản ánh và sức lan tỏa của ý thức đối với các nhu cầu khác nhau
của sự phát triển xã hội; đặc biệt là vào vai trò lịch sử của giai cấp đại
diện cho ngọn cờ tư tưởng đó. Vì vậy, cần phân biệt ý thức xã hội tiến bộ
với ý thức xã hội lạc hậu, cản trở sự tiến bộ xã hội.
1.2. Ý nghĩa phương pháp luận
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng
của đời sống xã hội. Vì vây, công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Cần quán triệt rằng thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay
đổi ý thức xã hội. Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận này luôn trong
sự nghiệp cách mạng của nước ta. Một mặt phải coi trọng cuộc cách
mạng tư tưởng văn hóa, phát huy vai trò tác động tích cực của đời sống
xã hội tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.