Nền Kinh Tế Việt Năm Năm 2021 | Tiểu luận môn kinh tế học Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Những năm gần đây được xem làm những năm đầy khó khăn và trở ngại rất lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do sự ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 mà mọi sự tăng trưởng trong kinh tế lớn đều giảm mạnh làm cho nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Để tìm hiểu sâu hơn về những chuyển biến trong nền kinh tế Việt Nam năm 2021, chính vì thế nhóm đã quyết định chọn và phân tích đề tài “Nền kinh tế Việt Nam năm 2021”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
KHOA: KINH TẾ
------oOo-----
TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế học
ĐỀ TÀI: NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
NĂM 2021
GVHD: Bùi Thu Anh
SVTH:
- 21125337 Nguyễn Hoàng Trúc Phương
- 21125315 Trần Thị Linh
Phan - 21125189 Quốc Việt
- 21125359 Văn Nhật Tuấn
- 21125369 Lê Nguyên Anh Vũ
- 21125346s Nguyễn Thị Mỹ Tho
ECON240206_21_1_08 Mã lớp:
TPHCM, Tháng 1 năm 2022.
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2021-2022
Tên đề tài : NỀN KINH TẾ VIỆT NĂM NĂM 2021
STT
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
MSSV
TỈ LỆ HOÀN
THÀNH
1
Nguyễn Hoàng Trúc Phương
21125337
100%
2
Trần Thị Linh
21125315
100%
3
Phan Quốc Việt
21125189
100%
4
Văn Nhật Tuấn
21125359
100%
5
Lê Nguyên Anh
21125369
100%
6
Nguyễn Thị Mỹ Tho
21125346
100%
Nhận xét của giảng viên:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………
Ngày…….., tháng……năm……..
Điểm của giảng viên
KÝ TÊN
……………………………
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây được xem làm những năm đầy khó khăn và trở ngại rất lớn đối với
nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do sự ảnh hưởng tiêu cực của đại
dịch Covid mà mọi sự tăng trưởng trong kinh tế lớn đều giảm mạnh nền -19 làm cho
kinh tế suy thoái nghiêm trọng Để tìm hiểu sâu hơn về những chuyển biến trong nền .
kinh tế Việt Năm năm vì thế nhóm đã quyết định chọn và phân tích đề tài 2021, chính
“Nền kinh tế Việt Nam năm 2021”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về nền kinh tế Việt Nam năm 2021
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, chứng minh
- So sánh , đối chiếu
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Tốc độ tăng trưởng
Năm 2021, đất nước gặp vô vàn khó khăn, thách thức do dịch COVID-19. Tính
chung cả năm 2021, GDP của Việt Nam tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm
ngoái, và cũng là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
(29/12), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với
cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc
độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.
1.1 Phân tích tốc độ tăng/giảm GDP các quý 2021:
Sáu tháng đầu năm 2021, nền kinh đã có khởi sắc tốt với sự tăng trưởng của
nhiều địa phương đạt mức khá cao. Tăng trưởng GDP của nền kinh tế quý I/2021 đạt
4,72% và quý II/2021 đạt 6,73%.
Nhưng sự khó khăn do đại dịch mang lại đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi
lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách
xã hội kéo dài. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 giảm 6,02%, là mức
giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Khi đại dịch cơ bản được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2021 đã
phục hồi khá nhanh chóng, với mức tăng trưởng GDP ước đạt 5,22% (cao hơn tốc độ
tăng 4,61% của quý IV/2020). Sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế giữa 2 đợt
dịch đã cho thấy nội lực và tiềm năng phát triển của nền kinh tế của Việt Nam.
1.2 Phân tích tốc độ tăng GDP năm 2021 theo khu vực kinh tế
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2021 của Tổng cục
Thống kê (TCTK), trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế năm 2021, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị
tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng
góp 63,80%, khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất của phần lớn cây trồng
đạt khá so với năm trước, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số
nông sản năm 2021 tăng cao góp phần duy trì nhịp tăng trưởng của cả khu vực. Ngành
nông nghiệp tăng 3,18%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị
tăng thêm của toàn nền kinh tế, ngành lâm nghiệp tăng 3,88%, đóng góp 0,02 điểm
phần trăm, ngành thủy sản tăng 1,73%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp
1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành
sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm. Ngành khai
khoáng giảm 6,21%, làm giảm 0,23 điểm phần trăm do sản lượng dầu mỏ thô khai thác
giảm 5,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 19,4%. Ngành xây dựng tăng 0,63%,
đóng góp 0,05 điểm phần trăm.
Trong khu vực dịch vụ, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4 vừa
qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm
của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực
dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước,
làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền
kinh tế, ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm, ngành dịch
vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm. Ngành y tế
và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức
tăng 42,75%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm tăng 9,42%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm, ngành thông tin và truyền thông tăng
5,97%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm
2. Lạm phát
Năm 2021, Quốc hội cũng đặt ra mục tiêu kìm giữ lạm phát dưới 4%. Tuy trong
bối cảnh lạm phát toàn cầu năm 2021 dự báo tăng khá mạnh lên 2,8% so với mức 2%
của năm 2020. Việc giá nhiều mặt hàng nghiên nhiên liệu đầu vào đã bắt đầu tăng
mạnh trong 5 tháng đầu năm cùng với những ảnh hưởng bởi độ trễ của lượng cung tiền
của nền kinh tế lên chỉ số lạm phát. Vì vậy, các chuyên gia dự báo lạm phát sẽ có xu
hướng tăng dần từ nay đến cuối năm.
GDP năm 2021 ước tăng 2,58% so với năm 2020, đây là mức tăng thấp nhất
trong một thập kỷ qua (từ năm 2011 đến nay). CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so
với bình quân năm 2020 là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 5 năm trở lại đây
(giai đoạn 2016-2021), trong đó: có 5 tháng giảm là tháng 3, 4, 9, 10 và 12; và có tháng
7 tăng là 1, 2, 5, 6, 7, 8 và tháng 11. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2021 giảm 0,18% so
với tháng 11/2021.
Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng 11/2021, tăng 0,67% so với
tháng 12/2020.
Nguyên nhân.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn, do một số mặt hàng thiết yếu có
biến động tăng giá do ảnh hưởng từ chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển
logistics tăng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng; giá mặt hàng xăng
dầu, LPG trong nước tăng do tác động từ giá thế giới tăng mạnh khi nhu cầu chung trên
thế giới tăng…
Bên cạnh đó, các nguyên nhân làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như tổng cầu
nền kinh tế vẫn chưa hồi phục trong bối cảnh quý II và quý III chịu tác động rất lớn bởi
tình hình dịch bệnh; một số lĩnh vực vẫn chịu tác động mạnh của dịch bệnh như dịch vụ
văn hóa, giải trí du lịch giảm mạnh, tiêu dùng cơ bản ở mức thấp; giá các mặt hàng
thực phẩm cơ bản ổn định, trong đó có thịt lợn giảm so với cùng kỳ năm trước do
nguồn cung trong nước dồi dào; nền tảng kinh tế vĩ mô, tỷ giá ổn định với các chính
sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt, thận trọng
3. Thất nghiệp
Năm 2021, tình hình dịch bệnh kéo dài và diễn biến phức tạp hơn năm 2020 đã
khiến cho hàng triệu người mất việc, lao động trong các ngành tiếp tục giảm, đặc biệt là
khu vực dịch vụ.
Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 14,18 triệu người tăng
0,03 triệu người. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 16,26 triệu người
giảm 0,25 triệu người. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 18,58 triệu người giảm 0,8
triệu người.
Lao động có việc làm theo khu vực kinh tế, 2019 – 2021. Đơn vị: triệu người.
(Nguồn: TCTK)
Năm 2021, lực lượng trong độ tuổi lao động đạt 50,5 triệu người, giảm 791,6
nghìn người so với năm 2020. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 18,6 triệu
người, chiếm 36,8%, lực lượng lao động nữ đạt 23,5 triệu người, chiếm 46,5% lực
lượng lao động của cả nước.
Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2021 là 49,0 triệu người, giảm 1,0
triệu người so với năm trước. Trong đó, giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và ở nam
giới. Số lao động có việc làm ở khu vực nông thôn là 31,2 triệu người, giảm 1,5 triệu
người và ở nam giới là 26,2 triệu người, giảm 729,5 nghìn người so với năm trước.
Trong năm 2021, số lao động có việc làm chính thức và phi chính thức đều
giảm. Số lao động có việc làm phi chính thức là 19,8 triệu người, giảm 628,0 nghìn
người, mức giảm này cao hơn so với mức giảm ở lao động có việc làm chính thức; số
lao động có việc làm chính thức là 15,4 triệu người, giảm 469,8 nghìn người so với
năm 2020.
Thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 370,8 nghìn
người so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%, tăng
0,71 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,33%, cao hơn
0,37 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
Nguyên nhân
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID – 19 lần thứ tư và thời gian thực
hiện giãn cách kéo dài ở nhiều địa phương. Do e ngại rủi ro dịch bệnh nhiều lao động
bỏ về quê.
4. Tổng cung cầu
4.1 Tổng cầu:
4.1.1 Tiêu dùng hộ gia đình
Theo báo vnexpress, Thu nhập của người dân giảm cùng với đó là cách lệnh
giản cách xã hội đã khiến cho chi tiêu của người tiêu dùng thay đổi đến mức thấp nhất
và chỉ chi tiêu cho những khoản cần thiết và thiết yếu
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
đã tăng hơn năm ngoái 1.84% và đây là mức tăng thấp nhất tính từ năm 2016
Nguyên nhân:
- Do tình hình phức tạp của dịch covid đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến
người tiêu dùng
- Dịch vụ, vui chơi giải trí bị hạn chế và giảm mạnh
- Chính phủ triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người dân gặp khó
khăn bởi dịch covid như trợ cấp, miễn giảm học phí cho học sinh, giảm giá tiền
điện,tiền nước, hỗ trợ dịch vụ viễn thông...
4.1.2 Hoạt động của doanh nghiệp
Theo báo lao động (2021) mặc dù tình hình covid làm ảnh hưởng đến thị trường.
Dù vậy nhưng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng chủ yếu ở
những dự án có nguồn vốn lớn. Vì thế vốn dự án đã tăng lên 4,1% so với năm trước.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư , tính chung năm 2021, cả
nước đã có đến 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập ( tức giảm 13,4% so với
năm 2020)
- Tổng số vốn đăng ký: 1.611,1 nghìn tỷ đồng ( tức giảm 27,9% so với năm 2020)
- Tổng số lao động đăng ký: khoảng 854 nghìn lao động ( so với năm 2020 thì giảm
18,1%)
Vốn đăng bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong đạt khoảng 13,8 tỷ của
đồng ( tức giảm 16,8% so với năm trước). Nếu tính cả vốn đăng kí thêm của các doanh
nghiệp thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm nay đạt 4.136 nghìn
tỷ đồng (giảm 25,8% so với năm 2020).
Doanh nghiệp quay trở lại họat động còn 43,1 nghìn (giảm 2,2%)
Làm tổng số doanh nghiệp tăng lên 160 nghìn doanh nghiệp trong năm
2021 (giảm 10,7% ). Tức 1 tháng bình quân khoảng 13,3 nghìn doanh nghiệp
hoạt động
4.1.3 Xuất, nhập khẩu
- Xuất khẩu: xuất khẩu cả năm 2021 là 335,23 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ.
- Nhập khẩu: nhập khẩu cả năm 2021 là 332,27 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ.
Tổng xuất nhập khẩu năm 2021 đạt khoảng 667,5 tỷ USD (tăng 22,4% so với năm
2020).
4.2 Tổng cung:
Theo : Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Khu vực nông thủy sản: tăng- - lâm nhẹ 2,9% so với năm 2020
- Khu vực công nghiệp và xây dựng: tăng lên 4,05% so với năm 2020
- Khu vực dịch vụ: tăng nhẹ 1,22% so với năm 2020
- Tổng mức bán lẻ doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm hàng hóa và
trước, bởi nhu cầu người dân giảm.
- Vận tải hành khách: có giảm mạnh, cụ thể:
: + Vận chuyển hành khách giảm 33,0%
: + Luân chuyển hành khách giảm 42,0%
+ Vận chuyển hàng hóa: giảm 8,7%
+ L uân chuyển hàng hóa: giảm 1,8%
- Khách quốc tế đạt khoảng 157,3 nghìn lượt người, đã giảm mạnh so với năm 2020
với mức giảm 95,9%. Chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật đang làm việc
tại các dự án tại Việt Nam. triển khai
- Hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm và thị trường chứng khoán:
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh các khoảng lãi
xuất, nhằm tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất tạo điều kiện cho các ngân hàng,
cho vay.
+ Hoạt động kinh doanh bảo hiểm không có sự : thay đổi nhiều;
+ Thị trường chứng khoán phát triển một cách mạnh mẽ với mức cổ phiếu
năm 2021 tăng 45,5% so với cuối năm trước. mạnh
- Hoạt động đầu tư: Vốn đầu tư theo giá hiện hành đã tăng 3,2% so với năm trước,
mặc đây mức thấp nhất trong những năm qua nhưng trong bối cảnh dịch
bệnh thì nó là một kết quả tốt. Cụ thể:
+ Khu vực Nhà nước: 713,6 nghìn tỷ đồng
+ Khu vực ngoài Nhà nước: 1.720,2 nghìn tỷ đồng
+ Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đạt 458,1 nghìn tỷ đồng
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đã tăng trở lại, đạt khoảng
19,74 tỷ USD
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: có 61 dự án được đầu tư với tổng số vốn
409,1 triệu USD, đã tăng 28,6% so với năm trước; và có 22 dự án điều chỉnh vốn đầu tư
với tổng vốn sau khi điều chỉnh điều chỉnh giảm 776 triệu USD.
5. Chính sách của Chính phủ
Theo ý kiến của ông Vũ Nhữ Thăng, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát
tài chính Quốc gia, năm 2021 là năm đầu triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 nhưng là một năm có rất nhiều khó khăn, thách
thức trong công tác điều hành của Chính phủ, đặc biệt là trong bối cảnh Chính phủ mới
được thành lập, cũng là lúc đợt dịch COVID 19 lần thứ tư bùng phát với mức độ -
nghiêm trọng và khó dự đoán hơn rất nhiều so với trước, với sự xuất hiện của biến thể
Delta.
Bối cảnh năm 2021 so với năm 2020 khó khăn rất nhiều, đặc biệt, đợt bùng phát
dịch lần thứ tư tác động cực kỳ bất lợi, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nên theo
ông Nam, quan điểm chỉ đạo điều hành tiếp tục kiên định thực hiện “mục tiêu kép” vừa
phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch bệnh, trong đó, mục tiêu phục hồi phát triển
kinh tế trong điều kiện “bình thường mới” là thách thức lớn nhất đối với Chính phủ
nhiệm kỳ này.
Đánh giá về những nỗ lực của Chính phủ trong năm 2021, Tổng Thư ký Hiệp
hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chia sẻ: Nếu tiếp cận vấn đề trên tinh thần
quyết tâm xây dựng một bộ máy Chính phủ có hiệu quả, phục vụ người dân và doanh
nghiệp thì Chính phủ Việt Nam xứng đáng nhận được lời chúc mừng về những nỗ lực
cải cách đang diễn ra với những thành tựu đã đạt được. Trong đó, nhiều doanh nghiệp,
chuyên gia rất ấn tượng với một số lĩnh vực:
- Thứ nhất, hệ thống thông tin, trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến, được
hoàn thiện rất cơ bản và áp dụng vận hành trên hệ thống của Chính phủ đến các
địa phương đã thực sự nâng cao khả năng kiểm soát và quản lý điều hành đất
nước. Các hoạt động cải cách thủ tục hành chính; các phiên họp chỉ đạo điều
hành trực tuyến, công tác chỉ đạo hiều hành, kiểm tra, đôn đốc, động viên trong
phòng chống dịch… thực sự rất ấn tượng, nhất là sự thay đổi nhanh chóng theo
hướng hiện đại
- Thứ hai, về ngoại giao vacine, cùng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội,
lãnh đạo Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và quyết liệt vận động nhiều quốc gia
trên thế giới để có được vacine tiêm chủng miễn phí cho nhân dân. Với sự huy
động tổng lực hàng chục nghìn cơ sở y tế, hàng trăm nghìn cán bộ y tế từ Trung
ương đến địa phương, quân đội, công an và khu vực tư nhân, tất cả đã tạo nên
một chiến dịch tiêm chủng thành công, có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm
chủng tại Việt Nam.
- Thứ ba, trong một thời gian tương đối ngắn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo
điều hành, văn bản quy phạm pháp luật theo hình thức rút gọn để kịp thời phục
vụ cho công tác phòng chống dịch COVID 19, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho -
người dân, doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực phòng chống dịch bệnh; bảo đảm
an sinh xã hội; phục hồi sản xuất kinh doanh để tiếp tục phát triển kinh tế.
Trong năm 2021, về kết quả nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, ông
Thăng cho rằng, trước tiên phải kể đến việc triển khai thành công, đẩy nhanh tiến độ
bao phủ vaccine, từ chỗ chỉ có dưới 0,5% dân số được tiêm chủng vào cuối tháng
4/2021, đến nay đã có khoảng hơn 80% dân số được tiêm (khoảng 100% dân số trên 18
tuổi), là một trong 3 nước có tốc độ tiêm nhanh nhất thế giới tính theo số liều tiêm ngày
và tuần.
Tiếp đó, sau các đợt phong tỏa, giãn cách xã hội diện rộng kéo dài gây ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, Chính phủ đã kịp
thời chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch phù hợp tình hình mới, từ Zero
COVID sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID 19, vừa -
phòng, chống dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế xã hội.-
Báo cáo trước đó về tình hình kinh tế xã hội năm 2021, Phó thủ tướng Phạm
Bình Minh cho hay, dịch Covid-19 khiến đất nước đối mặt với những thách thức chưa
có tiền lệ. Nhờ những nỗ lực, kinh tế vĩ mô vẫn duy trì ổn định, lạm phát được kiểm
soát, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 là 2,58%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,84%. Thu
ngân sách nhà nước đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 3,7%, chi ngân sách nhà nước đạt 1,4
triệu tỷ đồng, bội chi ngân sách ở mức thấp, ước dưới 4%.
Hiệu quả của chính sách là:
- S phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế trước và sau đợt dịch lần 4 thể hiện
tính năng động của thị trường và năng lực thích ứng, sáng tạo của các doanh
nghiệp.
- Hệ thống thông tin, trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến, được hoàn thiện
rất cơ bản và áp dụng vận hành trên hệ thống của Chính phủ đến các địa phương
đã thực sự nâng cao khả năng kiểm soát và quản lý điều hành đất nước
- Với những nỗ lực cuả chính phủ , nền kinh tế đang từng bước được phục hồi, ổn
định vĩ mô được giữ vững, bức tranh kinh tế xuất hiện nhiều hơn những gam
màu sáng.
- Các chính sách được triển khai theo hướng khẩn trương, quyết liệt hơn, tháo gỡ
được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai trước đó, nâng cao
hiệu quả tiếp cận và lan tỏa của các gói hỗ trợ, đồng thời trong quá trình thực
hiện Chính phủ cũng chủ động lắng nghe, tiếp thu sửa đổi, bổ sung các chính
sách này để các gói hỗ trợ có thể đi vào cuộc sống, được cộng đồng doanh
nghiệp và người dân ghi nhận.
Nếu tiếp cận vấn đề trên tinh thần quyết tâm xây dựng một bộ máy Chính phủ có hiệu
quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp thì Chính phủ Việt Nam xứng đáng nhận được
lời chúc mừng về những nỗ lực cải cách đang diễn ra với những thành tựu đã đạt được.
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục cải thiện, năm 2021 thu hút đầu tư nước
ngoài tăng trưởng cao. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định là vai trò trụ đỡ của nền kinh
tế, thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, thương mại điện tử, chuyển đổi số...
III. KẾT LUẬN
Tóm lại, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 có khá nhiều “điểm sáng” tạo đà
cho bước phát triển mới của nền kinh tế trong các năm tới. Năm 2022, kinh tế Việt
Nam sẽ có bước phát triển khởi sắc, với các quyết sách phù hợp, kịp thời của Chính
phủ và tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp, người dân. Đây cũng chính là
nhân tố quyết định, là động lực và niềm tin, để nền kinh tế Việt Nam duy trì tăng
trưởng nhanh và bền vững trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ công thương Việt Nam, BDP tháng 4 đảo chiều, cả năm 2021 tăng trưởng
2,58%.
Truy cập 1/2022 từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/gdp-quy- -dao- -iv chieu ca-
nam-2021-tang-truong-2-58-.html
2. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Kinh tế Việt Nam
2021 Những ấn tượng dưới góc nhìn chuyên gia.
Truy cập 1/2022 từ: http://baochinhphu.vn/Kinh- -Nam-2021-Nhung- -te/Kinh te- -Viet an
tuong-duoi-goc-nhin-chuyen-gia/457851.vgp
3. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điểm sáng kinh
tế năm 2021 tạo động lực phát triển trong năm 2022.
Truy cập 1/2022 từ: http://baochinhphu.vn/Kinh- -kinh- -nam-2021- -te/Diem-sang te tao
dong- -phat- ong-nam-2022/457749.vgpluc trien tr-
4. Cổng thông tin điện tử Bộ kế hoạch và đầu tư, Chi tiêu kinh tế xã hội năm 2021. -
Truy cập 1/2022 từ:
https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=49567&idcm=136
5.Dịp sống doanh nghiệp, Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng trong năm 2021, duy
nhất lao động lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng dương.
Truy cập 1/2022 từ: https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/viec-lam/ty- -le
that thieu lam trong linh-nghiep- -viec- -gia-tang- -nam-2021-duy-nhat-lao-dong- -vuc-
nong-nghiep-tang-truong-duong-3574874.html
6. Lao động, Vốn đầu nước ngoài của người Việt Nam tăng mạnh các dự án chất
lượng.
Truy cập 1/2022 từ: https://laodong.vn/kinh- -dau- -nuoc-ngoai-vao-viet-nam-te/von tu
tang manh luong- -o- -du-cac an- -chat -989063.ldo
7.Thời báo Tài chính Việt Nam, Dự báo lạm phát năm 2022 từ 2 – 3%. Truy cập 1/2022
từ: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/du-bao-lam-phat-nam-2022- -2-3-98280.htmltu
8.Trang tin điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Lạm phát năm 2021 nằm trong tầm
kiểm soát của Chính phủ. Truy cập 1/2022 từ:
https://hcmcpv.org.vn/tin- -phat-nam-2021-nam-trong- -kiem- -chinh-tuc/lam tam soat-cua
phu-1491886380
9. VNEXPRESS, Người Việt thay đổi lớn thói quen chi tiêu trong năm 2021.
Truy cập 1/2022 từ: https://vnexpress.net/nguoi-viet-thay-doi-lon- -quen-chi- -thoi tieu
trong-nam-2021-4407625.html
| 1/12

Preview text:


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
KHOA: KINH TẾ ------oOo----- TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế học
ĐỀ TÀI: NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 GVHD: Bùi Thu Anh SVTH:
Nguyễn Hoàng Trúc Phương - 21125337 Trần Thị Linh - 21125315
Phan Quốc Việt - 21125189
Văn Nhật Tuấn - 21125359
Lê Nguyên Anh Vũ - 21125369
Nguyễn Thị Mỹ Tho - 21125346s
Mã lớp: ECON240206_21_1_08 TPHCM, Tháng 1 năm 2022.
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2021-2022
Tên đề tài : NỀN KINH TẾ VIỆT NĂM NĂM 2021 TỈ LỆ HOÀN STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MSSV THÀNH 1
Nguyễn Hoàng Trúc Phương 21125337 100% 2 Trần Thị Linh 21125315 100% 3 Phan Quốc Việt 21125189 100% 4 Văn Nhật Tuấn 21125359 100% 5 Lê Nguyên Anh Vũ 21125369 100% 6 Nguyễn Thị Mỹ Tho 21125346 100%
Nhận xét của giảng viên:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………… ……………
Ngày…….., tháng……năm…….. Điểm của giảng viên KÝ TÊN
…………………………… I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây được xem làm những năm đầy khó khăn và trở ngại rất lớn đối với
nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do sự ảnh hưởng tiêu cực của đại
dịch Covid-19 mà mọi sự tăng trưởng trong kinh tế lớn đều giảm mạnh làm ch o nền
kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Để tìm hiểu sâu hơn về những chuyển biến trong nền
kinh tế Việt Năm năm 2021, chính vì thế nhóm đã quyết định chọn và phân tích đề tài
“Nền kinh tế Việt Nam năm 2021”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về nền kinh tế Việt Nam năm 2021
3. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích, chứng minh - So sánh, đối chiếu II. PHẦN NỘI DUNG
1.
Tốc độ tăng trưởng
Năm 2021, đất nước gặp vô vàn khó khăn, thách thức do dịch COVID-19. Tính
chung cả năm 2021, GDP của Việt Nam tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm
ngoái, và cũng là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
(29/12), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với
cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc
độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. 1.1
Phân tích tốc độ tăng/giảm GDP các quý 2021:
Sáu tháng đầu năm 2021, nền kinh đã có khởi sắc tốt với sự tăng trưởng của
nhiều địa phương đạt mức khá cao. Tăng trưởng GDP của nền kinh tế quý I/2021 đạt
4,72% và quý II/2021 đạt 6,73%.
Nhưng sự khó khăn do đại dịch mang lại đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi
lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách
xã hội kéo dài. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 giảm 6,02%, là mức
giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Khi đại dịch cơ bản được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2021 đã
phục hồi khá nhanh chóng, với mức tăng trưởng GDP ước đạt 5,22% (cao hơn tốc độ
tăng 4,61% của quý IV/2020). Sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế giữa 2 đợt
dịch đã cho thấy nội lực và tiềm năng phát triển của nền kinh tế của Việt Nam. 1.2
Phân tích tốc độ tăng GDP năm 2021 theo khu vực kinh tế
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2021 của Tổng cục
Thống kê (TCTK), trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế năm 2021, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị
tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng
góp 63,80%, khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất của phần lớn cây trồng
đạt khá so với năm trước, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số
nông sản năm 2021 tăng cao góp phần duy trì nhịp tăng trưởng của cả khu vực. Ngành
nông nghiệp tăng 3,18%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị
tăng thêm của toàn nền kinh tế, ngành lâm nghiệp tăng 3,88%, đóng góp 0,02 điểm
phần trăm, ngành thủy sản tăng 1,73%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp
1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành
sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm. Ngành khai
khoáng giảm 6,21%, làm giảm 0,23 điểm phần trăm do sản lượng dầu mỏ thô khai thác
giảm 5,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 19,4%. Ngành xây dựng tăng 0,63%,
đóng góp 0,05 điểm phần trăm.
Trong khu vực dịch vụ, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4 vừa
qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm
của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực
dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước,
làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền
kinh tế, ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm, ngành dịch
vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm. Ngành y tế
và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức
tăng 42,75%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm tăng 9,42%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm, ngành thông tin và truyền thông tăng
5,97%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm 2. Lạm phát
Năm 2021, Quốc hội cũng đặt ra mục tiêu kìm giữ lạm phát dưới 4%. Tuy trong
bối cảnh lạm phát toàn cầu năm 2021 dự báo tăng khá mạnh lên 2,8% so với mức 2%
của năm 2020. Việc giá nhiều mặt hàng nghiên nhiên liệu đầu vào đã bắt đầu tăng
mạnh trong 5 tháng đầu năm cùng với những ảnh hưởng bởi độ trễ của lượng cung tiền
của nền kinh tế lên chỉ số lạm phát. Vì vậy, các chuyên gia dự báo lạm phát sẽ có xu
hướng tăng dần từ nay đến cuối năm.
GDP năm 2021 ước tăng 2,58% so với năm 2020, đây là mức tăng thấp nhất
trong một thập kỷ qua (từ năm 2011 đến nay). CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so
với bình quân năm 2020 là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 5 năm trở lại đây
(giai đoạn 2016-2021), trong đó: có 5 tháng giảm là tháng 3, 4, 9, 10 và 12; và có tháng
7 tăng là 1, 2, 5, 6, 7, 8 và tháng 11. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng 11/2021.
Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng 11/2021, tăng 0,67% so với tháng 12/2020. ❖ Nguyên nhân.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn, do một số mặt hàng thiết yếu có
biến động tăng giá do ảnh hưởng từ chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển
logistics tăng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng; giá mặt hàng xăng
dầu, LPG trong nước tăng do tác động từ giá thế giới tăng mạnh khi nhu cầu chung trên thế giới tăng…
Bên cạnh đó, các nguyên nhân làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như tổng cầu
nền kinh tế vẫn chưa hồi phục trong bối cảnh quý II và quý III chịu tác động rất lớn bởi
tình hình dịch bệnh; một số lĩnh vực vẫn chịu tác động mạnh của dịch bệnh như dịch vụ
văn hóa, giải trí du lịch giảm mạnh, tiêu dùng cơ bản ở mức thấp; giá các mặt hàng
thực phẩm cơ bản ổn định, trong đó có thịt lợn giảm so với cùng kỳ năm trước do
nguồn cung trong nước dồi dào; nền tảng kinh tế vĩ mô, tỷ giá ổn định với các chính
sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt, thận trọng…
3. Thất nghiệp
Năm 2021, tình hình dịch bệnh kéo dài và diễn biến phức tạp hơn năm 2020 đã
khiến cho hàng triệu người mất việc, lao động trong các ngành tiếp tục giảm, đặc biệt là khu vực dịch vụ.
Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 14,18 triệu người tăng
0,03 triệu người. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 16,26 triệu người
giảm 0,25 triệu người. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 18,58 triệu người giảm 0,8 triệu người.
Lao động có việc làm theo khu vực kinh tế, 2019 – 2021. Đơn vị: triệu người. (Nguồn: TCTK)
Năm 2021, lực lượng trong độ tuổi lao động đạt 50,5 triệu người, giảm 791,6
nghìn người so với năm 2020. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 18,6 triệu
người, chiếm 36,8%, lực lượng lao động nữ đạt 23,5 triệu người, chiếm 46,5% lực
lượng lao động của cả nước.
Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2021 là 49,0 triệu người, giảm 1,0
triệu người so với năm trước. Trong đó, giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và ở nam
giới. Số lao động có việc làm ở khu vực nông thôn là 31,2 triệu người, giảm 1,5 triệu
người và ở nam giới là 26,2 triệu người, giảm 729,5 nghìn người so với năm trước.
Trong năm 2021, số lao động có việc làm chính thức và phi chính thức đều
giảm. Số lao động có việc làm phi chính thức là 19,8 triệu người, giảm 628,0 nghìn
người, mức giảm này cao hơn so với mức giảm ở lao động có việc làm chính thức; số
lao động có việc làm chính thức là 15,4 triệu người, giảm 469,8 nghìn người so với năm 2020.
Thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 370,8 nghìn
người so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%, tăng
0,71 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,33%, cao hơn
0,37 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. ❖ Nguyên nhân
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID – 19 lần thứ tư và thời gian thực
hiện giãn cách kéo dài ở nhiều địa phương. Do e ngại rủi ro dịch bệnh nhiều lao động bỏ về quê.
4. Tổng cung cầu 4.1 Tổng cầu:
4.1.1 Tiêu dùng hộ gia đình
Theo báo vnexpress, Thu nhập của người dân giảm cùng với đó là cách lệnh
giản cách xã hội đã khiến cho chi tiêu của người tiêu dùng thay đổi đến mức thấp nhất
và chỉ chi tiêu cho những khoản cần thiết và thiết yếu
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
đã tăng hơn năm ngoái 1.84% và đây là mức tăng thấp nhất tính từ năm 2016 ❖ Nguyên nhân: -
Do tình hình phức tạp của dịch covid đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến người tiêu dùng -
Dịch vụ, vui chơi giải trí bị hạn chế và giảm mạnh -
Chính phủ triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người dân gặp khó
khăn bởi dịch covid như trợ cấp, miễn giảm học phí cho học sinh, giảm giá tiền
điện,tiền nước, hỗ trợ dịch vụ viễn thông...
4.1.2 Hoạt động của doanh nghiệp
Theo báo lao động (2021) mặc dù tình hình covid làm ảnh hưởng đến thị trường.
Dù vậy nhưng đầu tư ở nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng chủ yếu ở
những dự án có nguồn vốn lớn. Vì thế vốn dự án đã tăng lên 4,1% so với năm trước.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư , tính chung năm 2021, cả
nước đã có đến 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập ( tức giảm 13,4% so với năm 2020)
- Tổng số vốn đăng ký: 1.611,1 nghìn tỷ đồng ( tức giảm 27,9% so với năm 2020)
- Tổng số lao động đăng ký: khoảng 854 nghìn lao động ( so với năm 2020 thì giảm 18,1%)
Vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp thành lập mới trong đạt khoảng 13,8 tỷ
đồng ( tức giảm 16,8% so với năm trước). Nếu tính cả vốn đăng kí thêm của các doanh
nghiệp thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm nay đạt 4.136 nghìn
tỷ đồng (giảm 25,8% so với năm 2020).
Doanh nghiệp quay trở lại họat động còn 43,1 nghìn (giảm 2,2%) ➔
Làm tổng số doanh nghiệp tăng lên 160 nghìn doanh nghiệp trong năm
2021 (giảm 10,7% ). Tức là 1 tháng bình quân có khoảng 13,3 nghìn doanh nghiệp hoạt động
4.1.3 Xuất, nhập khẩu
- Xuất khẩu: xuất khẩu cả năm 2021 là 335,23 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ.
- Nhập khẩu: nhập khẩu cả năm 2021 là 332,27 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ.
➢ Tổng xuất nhập khẩu năm 2021 đạt khoảng 667,5 tỷ USD (tăng 22,4% so với năm 2020).
4.2 Tổng cung:
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Khu vực nông - lâm - thủy sản: tăng nhẹ 2,9% so với năm 2020
- Khu vực công nghiệp và xây dựng: tăng lên 4,05% so với năm 2020
- Khu vực dịch vụ: tăng nhẹ 1,22% so với năm 2020
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm
trước, bởi nhu cầu người dân giảm.
- Vận tải hành khách: có giảm mạnh, cụ thể:
+ Vận chuyển hành khách: giảm 33,0%
+ Luân chuyển hành khách: giảm 42,0%
+ Vận chuyển hàng hóa: giảm 8,7%
+ Luân chuyển hàng hóa: giảm 1,8%
- Khách quốc tế đạt khoảng 157,3 nghìn lượt người, đã giảm mạnh so với năm 2020
với mức giảm 95,9%. Chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật đang làm việc
tại các dự án triển khai tại Việt Nam.
- Hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm và thị trường chứng khoán:
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh các khoảng lãi
xuất, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
+ Hoạt động kinh doanh bảo hiểm: không có sự thay đổi nhiều;
+ Thị trường chứng khoán phát triển một cách mạnh mẽ với mức cổ phiếu
năm 2021 tăng mạnh 45,5% so với cuối năm trước.
- Hoạt động đầu tư: Vốn đầu tư theo giá hiện hành đã tăng 3,2% so với năm trước,
mặc dù đây là mức thấp nhất trong những năm qua nhưng trong bối cảnh dịch
bệnh thì nó là một kết quả tốt. Cụ thể:
+ Khu vực Nhà nước: 713,6 nghìn tỷ đồng
+ Khu vực ngoài Nhà nước: 1.720,2 nghìn tỷ đồng
+ Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đạt 458,1 nghìn tỷ đồng
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đã tăng trở lại, đạt khoảng 19,74 tỷ USD
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: có 61 dự án được đầu tư với tổng số vốn là
409,1 triệu USD, đã tăng 28,6% so với năm trước; và có 22 dự án điều chỉnh vốn đầu tư
với tổng vốn sau khi điều chỉnh điều chỉnh giảm 776 triệu USD.
5. Chính sách của Chính phủ
Theo ý kiến của ông Vũ Nhữ Thăng, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát
tài chính Quốc gia, năm 2021 là năm đầu triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 nhưng là một năm có rất nhiều khó khăn, thách
thức trong công tác điều hành của Chính phủ, đặc biệt là trong bối cảnh Chính phủ mới
được thành lập, cũng là lúc đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát với mức độ
nghiêm trọng và khó dự đoán hơn rất nhiều so với trước, với sự xuất hiện của biến thể Delta.
Bối cảnh năm 2021 so với năm 2020 khó khăn rất nhiều, đặc biệt, đợt bùng phát
dịch lần thứ tư tác động cực kỳ bất lợi, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nên theo
ông Nam, quan điểm chỉ đạo điều hành tiếp tục kiên định thực hiện “mục tiêu kép” vừa
phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch bệnh, trong đó, mục tiêu phục hồi phát triển
kinh tế trong điều kiện “bình thường mới” là thách thức lớn nhất đối với Chính phủ nhiệm kỳ này.
Đánh giá về những nỗ lực của Chính phủ trong năm 2021, Tổng Thư ký Hiệp
hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chia sẻ: Nếu tiếp cận vấn đề trên tinh thần
quyết tâm xây dựng một bộ máy Chính phủ có hiệu quả, phục vụ người dân và doanh
nghiệp thì Chính phủ Việt Nam xứng đáng nhận được lời chúc mừng về những nỗ lực
cải cách đang diễn ra với những thành tựu đã đạt được. Trong đó, nhiều doanh nghiệp,
chuyên gia rất ấn tượng với một số lĩnh vực:
- Thứ nhất, hệ thống thông tin, trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến, được
hoàn thiện rất cơ bản và áp dụng vận hành trên hệ thống của Chính phủ đến các
địa phương đã thực sự nâng cao khả năng kiểm soát và quản lý điều hành đất
nước. Các hoạt động cải cách thủ tục hành chính; các phiên họp chỉ đạo điều
hành trực tuyến, công tác chỉ đạo hiều hành, kiểm tra, đôn đốc, động viên trong
phòng chống dịch… thực sự rất ấn tượng, nhất là sự thay đổi nhanh chóng theo hướng hiện đại
- Thứ hai, về ngoại giao vacine, cùng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội,
lãnh đạo Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và quyết liệt vận động nhiều quốc gia
trên thế giới để có được vacine tiêm chủng miễn phí cho nhân dân. Với sự huy
động tổng lực hàng chục nghìn cơ sở y tế, hàng trăm nghìn cán bộ y tế từ Trung
ương đến địa phương, quân đội, công an và khu vực tư nhân, tất cả đã tạo nên
một chiến dịch tiêm chủng thành công, có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam.
- Thứ ba, trong một thời gian tương đối ngắn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo
điều hành, văn bản quy phạm pháp luật theo hình thức rút gọn để kịp thời phục
vụ cho công tác phòng chống dịch COVID-19, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho
người dân, doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực phòng chống dịch bệnh; bảo đảm
an sinh xã hội; phục hồi sản xuất kinh doanh để tiếp tục phát triển kinh tế.
Trong năm 2021, về kết quả nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, ông
Thăng cho rằng, trước tiên phải kể đến việc triển khai thành công, đẩy nhanh tiến độ
bao phủ vaccine, từ chỗ chỉ có dưới 0,5% dân số được tiêm chủng vào cuối tháng
4/2021, đến nay đã có khoảng hơn 80% dân số được tiêm (khoảng 100% dân số trên 18
tuổi), là một trong 3 nước có tốc độ tiêm nhanh nhất thế giới tính theo số liều tiêm ngày và tuần.
Tiếp đó, sau các đợt phong tỏa, giãn cách xã hội diện rộng kéo dài gây ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, Chính phủ đã kịp
thời chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch phù hợp tình hình mới, từ Zero
COVID sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, vừa
phòng, chống dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội.
Báo cáo trước đó về tình hình kinh tế xã hội năm 2021, Phó thủ tướng Phạm
Bình Minh cho hay, dịch Covid-19 khiến đất nước đối mặt với những thách thức chưa
có tiền lệ. Nhờ những nỗ lực, kinh tế vĩ mô vẫn duy trì ổn định, lạm phát được kiểm
soát, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 là 2,58%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,84%. Thu
ngân sách nhà nước đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 3,7%, chi ngân sách nhà nước đạt 1,4
triệu tỷ đồng, bội chi ngân sách ở mức thấp, ước dưới 4%. ❖
Hiệu quả của chính sách là:
- Sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế trước và sau đợt dịch lần 4 thể hiện
tính năng động của thị trường và năng lực thích ứng, sáng tạo của các doanh nghiệp.
- Hệ thống thông tin, trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến, được hoàn thiện
rất cơ bản và áp dụng vận hành trên hệ thống của Chính phủ đến các địa phương
đã thực sự nâng cao khả năng kiểm soát và quản lý điều hành đất nước
- Với những nỗ lực cuả chính phủ , nền kinh tế đang từng bước được phục hồi, ổn
định vĩ mô được giữ vững, bức tranh kinh tế xuất hiện nhiều hơn những gam màu sáng.
- Các chính sách được triển khai theo hướng khẩn trương, quyết liệt hơn, tháo gỡ
được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai trước đó, nâng cao
hiệu quả tiếp cận và lan tỏa của các gói hỗ trợ, đồng thời trong quá trình thực
hiện Chính phủ cũng chủ động lắng nghe, tiếp thu sửa đổi, bổ sung các chính
sách này để các gói hỗ trợ có thể đi vào cuộc sống, được cộng đồng doanh
nghiệp và người dân ghi nhận.
Nếu tiếp cận vấn đề trên tinh thần quyết tâm xây dựng một bộ máy Chính phủ có hiệu
quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp thì Chính phủ Việt Nam xứng đáng nhận được
lời chúc mừng về những nỗ lực cải cách đang diễn ra với những thành tựu đã đạt được.
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục cải thiện, năm 2021 thu hút đầu tư nước
ngoài tăng trưởng cao. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định là vai trò trụ đỡ của nền kinh
tế, thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, thương mại điện tử, chuyển đổi số... III. KẾT LUẬN
Tóm lại, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 có khá nhiều “điểm sáng” tạo đà
cho bước phát triển mới của nền kinh tế trong các năm tới. Năm 2022, kinh tế Việt
Nam sẽ có bước phát triển khởi sắc, với các quyết sách phù hợp, kịp thời của Chính
phủ và tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp, người dân. Đây cũng chính là
nhân tố quyết định, là động lực và niềm tin, để nền kinh tế Việt Nam duy trì tăng
trưởng nhanh và bền vững trong năm 2022 và các năm tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ công thương Việt Nam, BDP tháng 4 đảo chiều, cả năm 2021 tăng trưởng 2,58%.
Truy cập 1/2022 từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/gdp-quy-i - v dao-chieu-ca-
nam-2021-tang-truong-2-58-.html
2. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Kinh tế Việt Nam
2021 Những ấn tượng dưới góc nhìn chuyên gia.
Truy cập 1/2022 từ: http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Kinh-te-Viet-Nam-2021-Nhung-an-
tuong-duoi-goc-nhin-chuyen-gia/457851.vgp
3. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điểm sáng kinh
tế năm 2021 tạo động lực phát triển trong năm 2022.
Truy cập 1/2022 từ: http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Diem-san - g kinh-te-nam-2021-tao- dong-luc-phat-trien-t o r ng-nam-2022/457749.vgp
4. Cổng thông tin điện tử Bộ kế hoạch và đầu tư, Chi tiêu kinh tế - xã hội năm 2021. Truy cập 1/2022 từ:
https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=49567&idcm=136
5.Dịp sống doanh nghiệp, Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng trong năm 2021, duy
nhất lao động lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng dương.
Truy cập 1/2022 từ: https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/viec-lam/ty-l - e
that-nghiep-thieu-viec-lam-gia-tang-trong-nam-2021-duy-nhat-lao-dong-linh-vuc-
nong-nghiep-tang-truong-duong-3574874.html
6. Lao động, Vốn đầu tư nước ngoài của người Việt Nam tăng mạnh ở các dự án chất lượng.
Truy cập 1/2022 từ: https://laodong.vn/kinh-te/vo - n dau-t - u nuoc-ngoai-vao-viet-nam-
tang-manh-o-cac-du-an-chat-luong-989063.ldo
7.Thời báo Tài chính Việt Nam, Dự báo lạm phát năm 2022 từ 2 – 3%. Truy cập 1/2022
từ: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/du-bao-lam-phat-nam-2022-t - u 2-3-98280.html
8.Trang tin điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Lạm phát năm 2021 nằm trong tầm
kiểm soát của Chính phủ. Truy cập 1/2022 từ:
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/lam-phat-nam-2021-nam-trong-ta - m kiem-soat-cua-chinh- phu-1491886380
9. VNEXPRESS, Người Việt thay đổi lớn thói quen chi tiêu trong năm 2021.
Truy cập 1/2022 từ: https://vnexpress.net/nguoi-viet-thay-doi-lon-thoi-quen-chi-tie - u trong-nam-2021-4407625.html