-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nêu tình huống thực tiễn của lạm phát ở một quốc gia mà bạn biết. Nêu rõ nguyên nhân | Tiểu luận môn kinh tế học Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa Bolivar là một tập hợp các học thuyết chính trị mà hiện tại được theo đuổi trong một số nơi ở Nam Mỹ, đặc biệt là Venezuela. Chủ nghĩa Bolivar được đặt tên theo ông Simón Bolíva, một vị tướng của Venezuela trong thế kỷ 19, được gọi là nhà giải phóng, mà đã dẫn đầu cuộc đấu tranh giành độc lập nhiều nơi ở Nam Mỹ. Những cuộc đấu tranh do ông lãnh đạo đã lật đổ sự thống trị của Tây Ban Nha, giành độc lập cho 6 quốc gia ngày nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Nguyên nhân lạm phát ở Venezuela
Chủ nghĩa xã hội Boliva
Chủ nghĩa Bolivar là một tập hợp các học thuyết chính trị mà hiện tại được theo
đuổi trong một số nơi ở Nam Mỹ, đặc biệt là Venezuela. Chủ nghĩa Bolivar được
đặt tên theo ông Simón Bolíva, một vị tướng của Venezuela trong thế kỷ 19, được
gọi là nhà giải phóng, mà đã dẫn đầu cuộc đấu tranh giành độc lập nhiều nơi ở
Nam Mỹ. Những cuộc đấu tranh do ông lãnh đạo đã lật đổ sự thống trị của Tây
Ban Nha, giành độc lập cho 6 quốc gia ngày nay
là: Venezuela, Colombia, Panama, Ecuador, Peru, và Bolivia. Chủ nghĩa Bolivar
bao gồm 7 điểm chính: Độc lập dân tộc, Quyền tự chủ của nhân dân, Công bằng xã
hội, Giáo dục toàn dân, Chống tham nhũng, Chống chủ nghĩa quân phiệt, Liên kết Mỹ Latinh.
Chủ nghĩa Bolivar lại đóng một phần quan trọng ở Nam Mỹ khi Hugo Chávez lên
nắm quyền ở Venezuela. Vào năm 1999, Venezuela bắt đầu đi theo mô hình “chủ
nghĩa xã hội Bolivar”, với những chính sách kinh tế sai lầm, triệt tiêu sức cạnh
tranh của nền kinh tế và đi tới mức cạn kiệt khi giá dầu sụt giảm kéo dài. Ông
Chávez tự cho mình là nhà yêu nước Bolivar và áp dụng những tư tưởng của
Bolivar vào sách của chính quyền, gọi đó là một phần của cuộc cách mạng
Bolavar. Các điểm chính của Chủ nghĩa Bolivar của Chávez là:
Chủ quyền kinh tế và chính trị Nam Mỹ (chống chủ nghĩa đế quốc)
Sự tham gia vào cơ sở chính trị của người dân thông qua phiếu bầu phổ thông và
trưng cầu dân ý (dân chủ có sự tham gia (Participative democracy))
Kinh tế tự lập cánh sinh (trong thực phẩm, hàng tiêu dùng, v.v...)
Thấm nhuần vào con người một nền đạo đức quốc gia có tinh thần yêu nước.
Phân phối công bằng Nam Mỹ tài nguyên thiên nhiên rộng lớn Loại bỏ tham nhũng
Đến năm 2012, trong lần tái nhiệm Tổng thống nhiệm kỳ 3, Chávez cho công bố
bản kế hoạch mới mang tên "Chủ nghĩa xã hội Bolivar", với những sáng kiến mới
để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa Xã hội thế kỷ XXI. Theo báo chí Venezuela,
bản kế hoạch "Chủ nghĩa xã hội Bolivar" mới đưa ra những mục tiêu rộng lớn hơn,
đồng thời đặt ra những mục tiêu cụ thể như củng cố ngành chăn nuôi, tăng cường
sản lượng lương thực, khai thác dầu hỏa, xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở, sản
xuất công nghiệp,… Ngoài ra, mục tiêu bao quát nhất của bản kế hoạch là "bảo
đảm tính kế tục và vững mạnh của Cách mạng Bolivar", làm cho việc xây dựng
chủ nghĩa xã hội trở thành một xu thế tất yếu, không thể thay đổi.
Ngay năm sau, ông Chavez cho ban hành hiến pháp mới, , đặt trọng tâm vào các
nhiệm vụ như: cải tạo xã hội, kiểm soát nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phân phối
lại đất đai và của cải... Cùng với việc “quốc hữu hóa” các mỏ dầu, năm 2005
Venezuela hoàn thành việc phân phối lại ruộng đất, xóa bỏ các điền trang lớn để
chia đất cho dân cày. Dưới thời ông Chavez, đầu tư cho giáo dục đã tăng từ 3,4%
GDP trước đó lên 5,1%; đầu tư y tế cũng tăng từ 1,6% lên 7,71%...
Nhờ giá dầu duy trì ở mức cao trong những năm từ 2005 đến 2014, ông Chavez có
được nguồn tài chính phong phú để “trợ giá” cho các mặt hàng nhu yếu phẩm, có
những mức trợ giá không tưởng như 1.000 lít xăng có giá chỉ 1 đô la Mỹ. Năm
2003 chính phủ bắt đầu kiểm soát giá cả 400 mặt hàng lương thực thực phẩm; theo
đó thương nhân chỉ được bán theo giá quy định. Những biện pháp này làm cho
người nghèo dễ thở hơn và tỷ lệ ủng hộ ông ngày càng cao, giúp ông vượt qua
được các vụ đảo chính, phế truất... của phe đối lập.
Nhưng thời hoàng kim nhanh chóng đi qua vì thiếu sự đầu tư nên ngành dầu mỏ
Venezuela bắt đầu đi xuống: lúc ông Chavez lên nắm quyền, Venezuela khai thác
3,12 triệu thùng dầu mỗi ngày song con số đó giảm còn 2,95 triệu thùng/ngày vào
năm 2007, trong số này nhà nước thu được lợi nhuận ở 1,4 triệu thùng; số còn lại
được cho không hoặc bán với giá vốn. Trong khi thu nhập từ dầu giảm dần thì chi
tiêu công của chính phủ lại tăng không ngừng, lên tới 50% GDP vào năm 2012. Vì
thiếu tiền nên Venezuela phải bù đắp bằng cách in tiền, quốc hữu hóa các doanh
nghiệp tư nhân, kiểm soát ngoại hối, đồng thời tăng vay mượn trên thị trường tài chính thế giới.
Khó khăn lớn mà ông Chavez phải đối mặt là cuộc tổng đình công toàn quốc kéo
dài từ tháng 12-2002 đến tháng 2-2003 của công nhân tập đoàn dầu khí quốc gia
PDVSA. Cuộc đình công khiến Venezuela thiệt hại 13,3 tỉ đô la Mỹ, GDP 4 tháng
đầu năm 2003 giảm 27% so với năm trước. Để thoát khỏi tình trạng tháo chạy của
dòng vốn, chính phủ khôi phục chính sách kiểm soát ngoại tệ đã bãi bỏ từ năm
1989, buộc các doanh nghiệp nhà nước phải bán hết ngoại tệ cho ngân hàng trung
ương. Từ đó ở Venezuela hình thành 2 thị trường: thị trường chính thức do nhà
nước kiểm soát và thị trường chợ đen có giá cao hơn nhiều lần. Vào giữa năm
2012, tỷ giá chính thức là 1 đô la Mỹ ăn 11 đồng Bolivar Fuerte (VEF) trong khi ở
chợ đen 1 đô la Mỹ ăn 20 VEF; hiện nay, sau nhiều lần phá giá, tỷ giá này đã lên
đến mức không tưởng tượng nổi: vào đầu tháng 7-2016, tỷ giá chính thức 1 đô la
Mỹ ăn 450 VEF nhưng ở chợ đen 1 đô la Mỹ đổi được tới 1050 VEF; lạm phát đạt
mức 100%/năm vào năm 2015 và tăng nhanh phi mã. Vòng xoáy lạm phát - mất
giá liên tục diễn ra từ giữa năm 2012 đã đẩy kinh tế Venezuela vào suy thoái từ năm 2014 Căn bệnh Hà Lan
Thuật ngữ “căn bệnh Hà Lan” được đặt ra năm 1977. Đó là tên gọi một loại nguy
cơ kinh tế xảy ra khi đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làm suy
giảm ngành công nghiệp chế tạo - một hiện tượng giảm công nghiệp hóa. Đôi khi,
thuật ngữ “căn bệnh Hà Lan” được dùng để chỉ nguy cơ xảy ra khi sự phụ thuộc
vào nguồn lực bên ngoài dẫn tới suy giảm của nguồn lực trong nước.
Căn bệnh Hà Lan có hai tác động kinh tế chính:
- Làm giảm khả năng cạnh tranh về giá cả hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia - Làm gia tăng nhập khẩu
Cả hai hiện tượng này đều là kết quả của đồng nội tệ tăng giá.
Trong dài hạn, những yếu tố này có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp, khi các
công việc sản xuất chuyển sang những nước có chi phí thấp hơn. Trong khi đó, các
ngành công nghiệp không dựa trên tài nguyên phải chịu tổn thất do của cải được
tạo ra bởi các ngành công nghiệp dựa trên tài nguyên.
Venezuela là một trong 10 nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Dầu mỏ chiếm
một nửa tổng sản lượng GDP 480 tỉ đô la Mỹ (tính theo sức mua tương đương,
PPP), 80% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp một nửa số thu ngân sách hàng năm.
Với GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 13.000 đô la Mỹ/người/năm,
Venezuela đứng vào hàng các quốc gia có thu nhập trung bình khá, xếp thứ 85 trên thế giới.
Mặc dù tài nguyên dồi dào nhưng thể chế quản trị quốc gia kém đã biến Venezuela
thành một trường hợp điển hình của “căn bệnh Hà Lan”: nền kinh tế quốc gia phụ
thuộc hoàn toàn vào khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, các ngành nghề khác bị chèn
ép không phát triển được. Theo tài liệu của Wikipedia, đóng góp của các ngành
công nghiệp (ngoài dầu mỏ) vào GDP của Venezuela đã giảm từ mức 17,4% năm
1998 (thời điểm ông Hugo Chavez lên làm tổng thống) xuống mức 14,2% năm
2012. Sự phụ thuộc ngày càng lớn vào tài nguyên dầu mỏ của Venezuela đã được
các chuyên gia kinh tế cảnh báo là “một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà
chính phủ Chavez phải đối mặt”.
Để kiểm soát nguồn tài nguyên dầu khí, từ đầu năm 2002 Venezuela thi hành luật
Dầu khí mới, theo đó tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA nắm giữ tối
thiểu 51% vốn tất cả các dự án dầu khí, tăng tỷ lệ tiền thuê mỏ mà tập đoàn nước
ngoài phải trả cho nhà nước Venezuela từ 16,5% lên 30% giá trị sản lượng. Đến
năm 2007, chính phủ nắm toàn bộ quyền kiểm soát các mỏ dầu ở Đồng bằng
Orinoco - trung tâm dầu mỏ của Venezuela - và sau đó truất hữu quyền khai thác
của các tập đoàn dầu mỏ nước ngoài. Từ đó, nguồn lực quốc gia rơi vào tay các
quan chức hành chính thay vì các nhà quản trị doanh nghiệp, dẫn tới những sai lầm
nghiêm trọng, chẳng hạn như lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ hoặc rơi vào túi tham
nhũng, hoặc được phân bổ vào các dự án “cải tạo xã hội” đầy tính chất dân túy
thay vì tái đầu tư để mở rộng sản xuất hoặc đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghiệp khác.
Một trong những hậu quả của tình trạng phụ thuộc vào dầu mỏ là Venezuela gần
như phải nhập khẩu toàn bộ hàng tiêu dùng, từ lương thực thực phẩm tới thiết bị.
Sự phụ thuộc vào nhập khẩu khiến Venezuela rất dễ bị tổn thương trước những
biến động của thị trường, nhất là thị trường tài chính luôn chao đảo sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tình hình lạm phát thực tế ở Venezuela
Lạm phát ở Venezuela vẫn luôn ở mức rất cao trong suốt nhiệm kỳ của tổng thống
Chávez. Đến năm 2010, lạm phát đã khiến cho việc tăng lương cho người lao động
trở nên hoàn toàn vô ích bởi đồng tiền mất giá liên tục. Tỷ lệ lạm phát năm 2014
đạt 69% và là mức cao nhất trên thế giới thời điểm đó . Tỷ lệ lạm phát sau đó tăng
lên tới 181% vào năm 2015 , 800% vào năm 2016, 4.000% vào năm 2017 và 1.698.488% vào năm 2018
Vào tháng 11 năm 2016, Venezuela chính thức bước vào thời kỳ . siêu lạm phát
Chính phủ Venezuela "về cơ bản" đã ngừng đưa ra các ước tính chính thức về lạm
phát kể từ đầu năm 2018.
Lạm phát đã ảnh hưởng đến người dân Venezuela đến nỗi vào năm 2017, nhiều
người trong số họ đã ồ ạt tham gia các trò chơi điện tử trực tuyến, chẳng hạn như
trò chơi RuneScape với mục đích kiếm được thật nhiều tiền ảo trong trò chơi, rồi
đổi số tiền ảo đó cho những người chơi khác ở nước ngoài để nhận lấy tiền thật.
Trong nhiều trường hợp, những game thủ này kiếm được nhiều tiền hơn cả những
người làm công ăn lương ở Venezuela mặc dù họ chỉ kiếm được vài USD mỗi
ngày . Trong mùa Giáng sinh 2017, một số cửa hàng ở Venezuela đã quyết định
không sử dụng thẻ báo giá đối với các loại mặt hàng được bày bán vì giá cả tăng
quá nhanh, vì vậy khách hàng được yêu cầu hỏi nhân viên tại các cửa hàng số tiền
của mỗi món hàng mà họ muốn mua .
Vào tháng 8 năm 2018, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố rằng để
chống lại siêu lạm phát, nước này sẽ phát hành một loại tiền tệ mới, được gọi là
Sovereign Bolivar (đồng Bolivar tối cao). Đồng tiền mới này ít hơn năm số 0 so
với đồng tiền cũ của Venezuela (nghĩa là 1 đồng Bolivar mới có giá trị bằng
100.000 đồng Bolivar cũ), gồm có các mệnh giá là 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200 và
500. Đồng tiền mới này đã chính thức được phát hành vào ngày 20 tháng 8 năm 2018
Năm 2010, tỉ lệ lạm phát lên mức đỉnh điểm 27%, nằm trong số những nước có tỉ
lệ lạm phát cao nhất thế giới, mặc dù Chính phủ Venezuela nỗ lực trợ giá các mặt
hàng lương thực và xăng dầu. Hãng tin AAP dẫn nguồn thống kê của chính phủ
cho biết lạm phát ở Venezuela năm 2011 sẽ tăng 28-30%. Trong những tháng đầu
năm 2011, giá một phần bánh ngô đã tăng gấp đôi, từ 3,5 lên đến 7,5 bolivar (71.000 đồng) Hậu quả
Nguồn thu suy giảm: Trong năm 2016, thâm hụt ngân sách đối với các khoản thu
nước ngoài của Venezuela đã lên tới con số 87% và chỉ đạt gần 5,3 tỷ USD do ảnh
hưởng của giá dầu xuống thấp và khủng hoảng cơ cấu kinh tế. Ngân sách quổc gia
45% phụ thuộc nguồn thu từ dầu mỏ, nhưng năm 2016 sản lượng dầu thô của nước
này chỉ đạt 2,501 triệu thùng/ngày, sản lượng năm 2017 cũng được dự báo sẽ còn
xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 20 năm qua2. Để phục hồi nền kinh tế – dầu
mỏ này, thì giá dầu phải đạt mức trên 60 USD/thùng, nhưng điều này khó xảy ra,
do nguồn cung dầu trên thị trường thế giới vẫn lớn hơn cầu.
Lạm phát tăng, đồng tiền mất giá: Ngày 16/1 vừa qua, Chỉnh phủ Venezuela đã
phải phát hành 2,65 triệu tờ tiền mới, với các mệnh giá 500, 1.000, 2.000, 5.000,
10.000 và 20.000 Bolivar. Theo dự báo của IMF, thì tốc độ lạm phát ở Venezuela
sẽ lên tới 642% vào cuối năm 2017, và năm 2017 có thể vượt con sổ 2.800%,
khiến GDP sẽ tụt thêm khoảng 10%. Năm 2016 cũng là năm thứ ba liên tiếp nền
kinh tế Venezuela chìm trong suy thoái với tổng giá trị nhập khẩu giảm hơn 50%, chỉ đạt 18 tỷ USD3.
Thu nhập quốc dân suy giảm: GDP của Venezuela đã giảm tới 20,4% khiến thu
nhập bình quân đầu người giảm 56,8%. Theo Ngân hàng thế giới (WB) kinh tế
Venezuela trong năm 2016 giảm 3% và tỷ lệ lạm phát ở mức cao kỷ lục 475%. Còn
theo số liệu của ENCOVI 2016 thì 81% hộ gia đình ở Venezuela đang phải sống
với mức nghèo, tăng 75,6% so với năm 2015. Trong đó có 74,3% dân số bị sụt cân,
trung bình 8,7kg; khoảng 9,6/32 triệu người dân nước này chỉ ăn 2 bữa hoặc ít hơn mỗi ngày.
Những hệ lụy tài chính: Sự biến động của nền tài chính quốc gia, khiến số lượng
và quy mô doanh nghiệp hoạt động ở Venezuela cũng giảm mạnh. Theo Ngân hàng
Trung ương Venezuela (BCV), tổng giá trị vốn hóa, bao gồm cả vốn tài chính và tài
sản của Venezuela tại nước ngoài đã giảm từ mức 16,327 tỷ USD từ đầu năm 2016
xuống còn 10,974 tỷ USD vào đầu năm 2017, đồng nghĩa với việc nước này mất đi
32,87% từ nguồn dự trữ ngoại hối.
III. Hướng giải quyết của chính phủ Venezuela
1.Chính sách đổi đồng nội tệ mới
Vào tháng 8 năm 2018, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố rằng để
chống lại siêu lạm phát, nước này sẽ phát hành một loại tiền tệ mới, được gọi là
Sovereign Bolivar (đồng Bolivar tối cao). Đồng tiền mới này ít hơn năm số 0 so
với đồng tiền cũ của Venezuela (nghĩa là 1 đồng Bolivar mới có giá trị bằng
100.000 đồng Bolivar cũ), gồm có các mệnh giá là 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200 và
500. Đồng tiền mới này đã chính thức được phát hành vào ngày 20 tháng 8 năm 2018