Nêu vai trò của phương thức sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay? | Bài tập lớn học phần Triết học Mác – Lênin
Các nhà triết học duy tâm giải thích nguyên nhân, động lực phát triển của xã hộilà từ ý thức tư tưởng của con người hay là lực lượng siêu nhiên nào đó. Các nhàduy vật trước Mác cũng giải thích một cách duy tâm về sự phát triển của xã hội. Riêng Mác thì cho rằng sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và của xã hội loài người đó là cái để phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa xã hội loàingười với loài súc vật, đó là quá trình hoạt động có mục đích và không ngừng sángtạo của con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Triết học mác - lênin (LT1011)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ SỐ 49: NÊU VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT VẬT CHẤT
ĐỐI VỚI SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI. LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY?
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Sinh Hùng
Mã số sinh viên : 21012552
Lớp : i.Triết học Mác – Lênin_1.2(15FS).1_LT
Giảng viên hướng dẫn: Đồng Thị Tuyền
NĂM HỌC: 2021 – 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................1
2.1 Mục đích nghiên
cứu.......................................................................................1
2.2 Nhiệm vụ nghiên
cứu......................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................2
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản xuất vật chất và vai trò của phương thức sản xuất
vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội.................................3
1.1 Định nghĩa sản xuất vật chất và phân tích quá trình sản xuất vật chất..........3
1.1.1. Định nghĩa...................................................................................................3
1.1.2. Quá trình sản xuất vật chất.........................................................................3
1.2 Vai trò của phương thức sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển
của con người và xã hội............................................................................................4
Chương 2: Liên hệ vào thực ti n Việt Nam ta hiện
nay.................................................7
2.1. Tình hình thực ti n của đất nước trong giai đoạn hiện
nay............................7
2.2. Như뀃ng mạꄆt khuy Āt điểm và y Āu
k攃Ām................................................................8
2.3. Một số giải pháp.................................................................................................8
KẾT LUẬN.............................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................11 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa người nguyên thủy chỉ biết sử dụng đá, gỗ,... tạo thành các công cụ lao
động đơn sơ tác động đến giới tự nhiên để tạo thành các vật chất đơn giản trong đời
sống con người. Trải qua quá trình tiến hóa, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vật
chất của con người ngày càng nâng cao, dẫn đến sự ra đời của các công cụ lao động
ngày càng tiên tiến phục vụ cho đời sống con người và xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam là nước đang trong thời kì đổi mới, do vậy
việc xây dựng cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại là vô cùng quan trọng, mang tính tất
yếu. Việc xây dựng đó gắn liền với việc phát triển lực lượng sản xuất và phương
thức sản xuất. Chúng tồn tại không tách rời và tác động qua lại lẫn nhau. Nhận thức
được tầm quan trọng của sản xuất vật chất, phương thức sản xuất nói chung và vai
trò đặc biệt của nó trong sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa hiện đại hóa
nước ta nói riêng, em quyết định nghiên cứu đề tài “Nêu vai trò phương thức sản
xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay?".
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về sản xuất vật chất, phân tích đánh giá về sản xuất vật chất
nói chung, cũng như vai trò của nó đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đồng
thời làm rõ vai trò của sản xuất vật chất đối với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam ta. Từ đó đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được tiến hành đúng quy luật và hoàn thiện hơn.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài tiểu luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Một là, Cơ sở lý luận về sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất đối với
sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội. 1
Hai là, Vai trò của sản xuất vật chất với thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Ba là, Nêu ra những hạn chế và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo như mục tiêu đã đề ra, đề tài tập trung
xem xét, phân tích, đánh giá các yếu tố nằm trong phạm vi giáo trình Triết học Mác-
Lênin: nghiên cứu tổng quát về sản xuất vật chất, phương thức sản xuất và vai trò
của nó đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu -
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất chohoạt
động nghiên cứu khoa học là Triết học Mác-Lênin. Đồng thời đề tài nghiên cứu dựa
trên nhiều góc độ khác nhau, dựa trên nghiên cứu một cách tổng thể giáo trình Triết học Mác - Lênin. -
Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản và các phương pháp so sánh, phân tích,tổng hợp,..
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản xuất vật chất và vai trò của phương thức sản xuất
vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội.
1.1 Định nghĩa sản xuất vật chất và phân tích quá trình sản xuất vật chất
1.1.1. Định nghĩa
Các nhà triết học duy tâm giải thích nguyên nhân, động lực phát triển của xã hội
là từ ý thức tư tưởng của con người hay là lực lượng siêu nhiên nào đó. Các nhà duy
vật trước Mác cũng giải thích một cách duy tâm về sự phát triển của xã hội. Riêng
Mác thì cho rằng sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và của xã
hội loài người đó là cái để phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa xã hội loài người với
loài súc vật, đó là quá trình hoạt động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con
người. Sự sản xuất xã hội bao gồm: Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất
ra chính bản thân con người. Ba quá trình này không tách rời nhau trong đó sản xuất 2
vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội và xét đến cùng, quyết
định đến cùng toàn bộ sự vận động đời sống xã hội.
Từ đó ta đi đến định nghĩa: Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công
cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất
của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
1.1.2. Quá trình sản xuất vật chất
Theo Ph.Ăngghen: “Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài
vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất. Như
vậy, sản xuất vật chất là một trong những loại hoạt động đặc trưng của con người.
Đó cũng là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng
của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại và phát triển của con người và xã hội. Với
nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính
lịch sử và tính sáng tạo".
Sản xuất vật chất bao giờ cũng dựa vào các nhân tố cơ bản như điều kiện tự nhiên,
dân số và phương thức sản xuất, trong đó phương thức sản xuất giữ vai trò chủ đạo.
Bất cứ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng được tiến hành với mục đích
nhất định và được tiến hành theo những cách thức xác định. Cách thức tiến hành đó
là phương thức sản xuất.
Hai mặt của phương thức sản xuất là: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất biểu hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tác
động vào tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Lực lượng sản xuất bao gồm: Tư liệu sản xuất và Người lao động với kinh
nghiệm sản xuất, kỹ năng, kỹ xảo và thói quen lao động của họ. Trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ năng lực lao động xã hội. 3
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân
phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã hội. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội
của sản xuất. Nó biểu hiện quan hệ giữa người với người trên ba mặt chủ yếu: quan
hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối
sản phẩm. Trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định.
1.2 Vai trò của phương thức sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển
của con người và xã hội
Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết
định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội loài người, là hoạt động nền tảng
làm phát sinh phát triển những mối quan hệ của con người. Nó chính là cơ sở của sự
hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.
Khác với các quan điểm duy tâm về lịch sử, C.Mác đã xuất phát từ “ Con người
hiện thực” và đi đến kết luận rằng : “... tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con
người và do đó là tiền đề của mọi lịch sử đó là: người ta phải có khả năng sống đã
rồi mới có thể làm ra lịch sử, nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức
ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu
tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra
bản thân đời sống vật chất...”. Cũng vì vậy, có thể khẳng định: con người với tư cách
“Người” được bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình.
Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên,
biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất không
ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát
triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Như
vậy, sự vận động phát triển của toàn bộ đời sống xã hội, suy đến cùng có nguyên
nhân từ tình trạng phát triển của nền sản xuất xã hội. Do đó, để giải thích và giải
quyết đúng đắn các vấn đề của đời sống xã hội thì cần phải tìm nguyên nhân cuối 4
cùng của nó từ tình trạng phát triển của nền sản xuất vật chất của xã hội đó, mà căn
bản là từ trình độ phát triển phương thức sản xuất của nó.
Sản xuất vật chất không những là cơ sở cho mọi sự sinh tồn của xã hội mà còn
là cơ sở để hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội khác như nhà nước,
pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật,... Theo C.Mác “ việc sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt vật chất trực tiếp và chính, mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của
một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể
chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật, và thậm chí cả những quan
niệm tôn giáo của con người ta”.
Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội, không phải lúc nào sản xuất
cũng ở trong trình độ cũ mà nói chung là không ngừng tiến lên từ thấp đến cao, mỗi
khi sản xuất đến giai đoạn mới cách thức sản xuất cũng thay đổi theo, kỹ thuật được
cải tiến, năng suất lao động được nâng cao các quan hệ sản xuất đều biến đổi theo.
Như chúng ta đã biết: trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người,
con người luôn phải nổ lực sản xuất để tạo ra của cải vật chất để phục vụ cuộc sống
và thúc đẩy sự phát triển trong xã hội.
Từ thời nguyên thủy đến nay con người đã trải qua rất nhiều hình thức lao động
từ thô sơ lạc hậu nhưng qua quá trình biến đổi trong xã hội đến ngày nay con người
đã sáng tạo ra được nhiều hình thức lao động hết sức tinh xảo và hiện đại. Ơꀉ tất cả
các hình thức lao động mà con người đã tạo ra đó cũng chỉ nhằm mục đích biến đổi
tự nhiên để tạo ra những sản phẩm xã hội phục vụ cho nhu cầu chính yếu cho họ và
nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong quá trình phát triển, loài người đã vượt
qua nhiều nấc thang lịch sử, cơ sở của việc chuyển từ nấc thang lịch sử này sang nấc
thang lịch sử khác, rồi cơ sở của tiến bộ xã hội là gì?
C.Mác và Ăngghen đã có một phát minh vĩ đại đó là: “sản xuất vật chất là cơ sở
cho sự phát triển của xã hội loài người” vì: Muốn sống trước hết con người phải có 5
thức ăn, nhà ở và những của cải vật chất khác. Những tư liệu sinh hoạt cho con người
không có sẵn trong tự nhiên mà chúng được tạo ra thông qua lao động của con người.
Vì vậy sản xuất vật chất là cơ sở của tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Việc
chuyển từ nấc thang này sang nấc thang khác của sự phát triển ấy trước hết gắn liền
với sự phát triển của quá trình sản xuất.
Kết luận trên đây có ý nghĩa to lớn động viên sự hình thành giai cấp vô sản nói
chung và kinh tế chính trị của giai cấp vô sản nói riêng.
Ngày nay ý nghĩa của các nhân tố xã hội và tinh thần ngày càng được đề cao
trong xã hội. Lĩnh vực không sản xuất vật chất phát triển nhanh chóng nhưng vai trò
của sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội vẫn còn nguyên
giá trị. Một dân tộc, một đất nước s攃̀ bị diệt vong không phải trong một năm mà
chỉ trong vòng một tuần nếu ngừng sản xuất.
Sản xuất vật chất không chỉ tạo ra sản phẩm xã hội cần thiết phục vụ cho nhu
cầu của con người mà nó còn tạo ra sản phẩm thặng dư. Sản phẩm cần thiết dùng để
duy trì khả năng lao động và đào tạo thế hệ lao động mới để thay thế những người
mất khả năng lao động, rồi dùng để bù đắp những chi phí về ăn, mặc, ở, để thỏa mãn
các nhu cầu về văn hóa, xã hội và các nhu cầu kinh tế khác. Sản phẩm thặng dư là
kết quả và cũng là nguồn gốc của tiến bộ xã hội, là điều kiện quyết định để nâng cao
mức sống của nhân dân và mở rộng khả năng phát triển của kinh tế xã hội trong
tương lai. Nó bắt nguồn từ trình độ của năng suất lao động tăng lên với quy cách là
một quy luật kinh tế chung cho các xã hội có trình độ sản xuất phát triển nhất định.
Qua sự phân tích trên ta có thể kết luận rằng: Sản xuất vật chất có vai trò hết sức
quan trọng. Nó có thể tạo ra tư liệu sản xuất, tạo ra các mặt các quan hệ xã hội, rồi
nó có thể cải biến tự nhiên - xã hội - bản thân con người và cuối cùng nó quyết định
sự tồn tại và phát triển của xã hội. 6
Tóm lại, dù được xét trong toàn bộ lịch sử của sự hình thành và phát triển của xã
hội loài người hay trong giai đoạn lịch sử cụ thể thì sản xuất vật chất vẫn luôn đóng
vai trò là cơ sở, là nền tảng của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Chương 2: Liên hệ vào thực ti n Việt Nam ta hiện nay
2.1. Tình hình thực ti n của đất nước trong giai đoạn hiện nay
Ơꀉ Việt Nam ta, do đặc điểm đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp
lạc hậu, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, cơ sở vật chất còn thiếu
thốn ngh攃o nàn, phương tiện sản xuất còn thô sơ, trình độ sản xuất còn thấp kém,
muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu
nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, cần phải tiến hành đổi mới nhiều
mặt. Trong đó, có đổi mới về kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, phát huy nội lực, thu
hút ngoại lực, từng bước đưa nền kinh tế tăng trưởng bền vững tạo ra nguồn của cải
vật chất dồi dào không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ
cho xuất khẩu. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế
mũi nhọn, kết hợp phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội.
Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về công
nghiệp hoá vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra quan
niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là
quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến
hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo
ra năng suất lao động xã hội cao.
Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta
hiện nay phải kết hợp chặt ch攃̀ hai nội dung công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong
quá trình phát triển. Quá trình ấy không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn 7
phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng nghành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền
kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ
tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá mà còn sử dụng kết
hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào
hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định.
2.2. Như뀃ng mạꄆt khuy Āt điểm và y Āu k攃Ām
Thứ nhất, nước ta còn ngh攃o và kém phát triển. Chúng ta lại chưa thực hiện tốt
trong tiết kiệm sản xuất, tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển chưa đúng cách, chưa tập trung.
Thứ hai, tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Thứ ba, việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng
Thứ tư, quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội còn yếu.
Thứ năm, hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm.
2.3. Một số giải pháp
- Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
để xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định và triển khai đường lối, chủ trương
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đạt hiệu quả cao với tốc độ nhanh.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để đánh giá chính xác tài nguyênquốc
gia, nắm bắt các công nghệ cao cùng những thành tựu mới về khoa học của thế giới,
hướng mạnh vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng
lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
- Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển một nền khoa học tiên tiến, bao gồm:
đẩymạnh các hình thức đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học, chuyên gia; tăng cường
cơ sở vật chất kĩ thuật cho các nghành khoa học và công nghệ; xây dựng và thực
hiện tốt cơ chế, chính sách tạo động lực cho sự phát triển khoa học và công nghệ;
đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. 8
- Phải có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dươꄃng thường xuyên nguồn nhân
lực,đảm bảo cơ cấu, tốc độ và quy mô phát triển hợp lý, đáp ứng yêu cầu của mỗi
thời kỳ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời bố trí, sử dụng tốt
nguồn nhân lực đã được đào tạo, phải phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt
tình lao động sáng tạo của mỗi người để họ tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế cao, đónh góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại thì chúng ta cần phải xây dựng mộtđương
lối kinh tế đối ngoại đúng đắn vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, kết hợp được sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, vừa giữ vững được độc lập, chủ quyền dân tộc, xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
KÊT LUẠN
Nước ta là một nước đông dân, có nguồn lao động rất dồi dào, để tạo ra một nguồn
lực to lớn để phát triển nền kinh tế xã hội. Hơn nữa người lao động nước ta rất tr攃ऀ
trung, năng động, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Từ sau năm 1945, sau khi giành được chính quyền, nhân dân ta đã rất hăng hái
tham gia lao động sản xuất. Từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ nhưng nước ta vẫn không ngừng sản xuất và vươn lên sau khi đất nước được
thống nhất năm 1975, nhân dân ta đã thực hiện chiến lược khôi phục kinh tế và hàn
gắn vết thương chiến tranh và đã đạt được những kết quả khả quan. Từ năm 1986
đến nay thì ta tiến hành đổi mới, thực hiện những chiến lược lâu dài, áp dụng những
thành tựu khoa học kĩ thuật lần thứ hai, theo phương châm đi tắt đón đầu và chúng
ta đã đạt được những thành tựu to lớn.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự nổ lực phấn đấu vươn lên của
nhân dân cả nước, nước ta đã từng bước xóa đói giảm ngh攃o và từng bước nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đưa nước ta từ một nước có nền kinh tế 9
kém phát triển thành một nước có nền kinh tế phát triển năng động trong khu vực
Đông Nam 䄃Ā và Châu 䄃Ā Thái Bình Dương.
Là sinh viên, là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải hành động
ngay hôm nay, ngay bây giờ bằng cách cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập,
trao dồi r攃n luyện phẩm chất đạo đức để trở thành một công dân có ích cho xã hội,
cùng tham gia lao động sản xuât với toàn dân để xây dựng nước Việt nam ta ngày
càng văn minh, giàu đ攃⌀p hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2020
2. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3. Minh Trí, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Kế thừa và phát triển của Đại hội XIII
https://hcma2.hcma.vn/tintuc/Pages/tin-tuc-su-
kien.aspx?ItemID=11413&CateID=0 10