-
Thông tin
-
Quiz
Ngân hàng bài tập Kiểm toán tài chính (có lời giải) | Đại học kinh tế quốc dân
Ngân hàng bài tập ôn tập học phần Kiểm toán tài chính chia theo từng chương được biên soạn tại trường Đại học kinh tế quốc dân giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao
Kiểm toán tài chính 6 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Ngân hàng bài tập Kiểm toán tài chính (có lời giải) | Đại học kinh tế quốc dân
Ngân hàng bài tập ôn tập học phần Kiểm toán tài chính chia theo từng chương được biên soạn tại trường Đại học kinh tế quốc dân giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao
Môn: Kiểm toán tài chính 6 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
Bài 1: Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót sau đến báo cáo tài chính của năm tài chính kết thúc ngày
31.12.20X0, tạm thời bỏ qua ảnh hưởng của thuế TNDN
1. Đơn vị ghi nhận vào chi phí bán hàng một khoản tiền chi mua thiết bị đủ tiêu chuẩn tính vào
TSCĐ, thời điểm ghi nhận là ngày 1.1.20X0. Thiết bị này có giá trị là 400 triệu, tỷ lệ KH 10%.
2. Nhiều tài sản cố định dùng vào công tác quản lý đã khấu hao hết được tiếp tục tính khấu hao. Số
tiền khấu hao vượt này là 371.000.000 đồng.
3. Đơn vị không thuyết minh được cơ sở hợp lý một số khoản trích trước chi phí sửa chữa lớn tài
sản cố định vào CPBH trong năm 20X0. Tổng số tiền đã trích trước không đúng này là
360.000.000 đồng được ghi nhận vào CP phải trả. Tuy nhiên, đến cuối năm năm 20X0, số dư
này chỉ còn là 120.000.000 đồng do DN đã dùng một phần khoản trích trước này để chi quảng
cáo. Việc kiểm tra chứng từ và nội dung các CP quảng cáo này cho thấy chúng hợp lý, hợp lệ.
4. Đơn vị đã cấn trừ số dư bên Nợ và bên Có của tài khoản Phải thu khách hàng để lấy chênh lệch
trình bày trên phần Nợ phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán. Số dư bên Nợ và bên Có
của tài khoản này lần lượt là 1.460.000.000 đồng và 375.000.000 đồng.
5. Đơn vị khóa sổ các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 15.12.20X0, các nghiệp vụ bán hàng từ ngày
16.12.20X0 được ghi vào năm 20X1. Các khoản tiền khách hàng đã trả cho các này được ghi
chép như một khoản khách hàng ứng trước tiền. Tổng doanh thu từ 16.12.20X0 đến 31.12.20X0
là 1.980.000.000 đồng (giá này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%) , giá vốn hàng bán của số
hàng này là 1.400.000.000 đồng. Khách hàng đã thanh toán 400.000.000 đồng.
Bài 2 : Đối với mỗi nghiệp vụ dưới đây hãy cho biết:
1. Có những vấn đề gì có thể nghi ngờ?
2. Bằng chứng kiểm toán viên cần thu thập để giải tỏa các nghi ngờ trên?
3. Phân tích ảnh hưởng và mức độ trọng yếu
4. Đề xuất bút toán điều chỉnh nếu thấy cần thiết Nghiệp vụ 1: a) Nợ TK 214 900.000 Nợ TK 811 18.700.000 Có TK 211 19.600.000 b) Nợ TK 138 16.900.000 Có TK 338: 16.900.000 Nghiệp vụ 2; a) Nợ TK 531: 2.000.000 Có TK 131: 2.000.000 b) Nợ TK 156: 1.000.000 Có TK 632: 1.000.000 1
Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 2: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG, PHẢI THU VÀ THU TIỀN
Bài 1: Khi kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền của DN ABC năm N đã phát hiện những sai sót sau:
1. Ghi hóa đơn bán hàng phát sinh ngày 10.1.N+1 vào kết quả kinh doanh năm N theo giá
bán 150 tr.VNĐ, giá vốn hàng bán 100 tr.VNĐ, thuế GTGT 10% (chưa có trong giá bán).
2. Một lô hàng giá bán 200 tr.đ ( chưa có thuế GTGT , thuế suất 10%), đã xuất kho nhưng
chưa đến được kho bên mua. Tuy nhiên kế toán đã ghi nhận nghiệp vụ này vào doanh thu
năm N. Giá gốc của lô hàng này là 150 tr.đ.
3. Đối trừ nhầm nợ phải trả cho công ty VIVA vào nợ phải thu từ công ty EVA, giảm nợ
phải thu của công ty EVA từ 230 tr.VNĐ xuống còn 50 tr. VNĐ. Yêu cầu:
a/ Nêu ảnh hưởng (nếu có) của mỗi sai sót trên đến các khoản mục của BCTC .
b/ Khái quát thủ tục kiểm toán thích hợp của việc phát hiện các sai sót trên. Lập bút toán điều chỉnh tương ứng.
Bài 2: Khi kiểm toán BCTC cho DN T.T, bước đầu KTV thu thập được một số thông tin, tài liệu sau (ĐVT: 1000đ):
Trích Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N :
Phải thu khách hàng: - Số đầu năm: 650.000 - Số cuối kỳ: 850.000
Dự phòng phải thu khó đòi: Số đầu năm: (10.000) - Số cuối kỳ: (8.000)
Theo số liệu trên sổ cái tài khoản 131- Phải thu khách hàng, tháng 12/N: Số dư đầu tháng:
650.000; Tổng số PS bên Nợ: 2.350.000; Tổng số PS bên Có: 2.150.000; Số dư cuối tháng: 850.000.
Có 3 Hoá đơn bán hàng cho khách hàng mới trong tháng 12, số hàng khá lớn, chưa thu
tiền; nhưng không thấy có đơn đặt hàng và hợp đồng thương mại.
Trong các người mua, chỉ có khách hàng X nợ quá hạn chưa thanh toán đủ (nợ tháng
10/N, số tiền: 10.000; cho đến tháng 11/ N đã trả được 5.000). Yêu cầu:
a/ Hãy phân tích để chỉ ra các nghi ngờ về các khả năng sai phạm có thể xảy ra.
b/Trình bày các thủ tục kiểm toán chủ yếu cần áp dụng để thu thập bằng chứng nhằm giải toả các nghi ngờ trên. 2
Bài tập Kiểm toán tài chính
Bài 3: Trong kỳ hoạt động, DN có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được kế toán ghi nhận như sau :
1. DN bán 200 sản phẩm cho 1 khách hàng theo giá bán lẻ là 22 tr.VNĐ (trong đó thuế suất VAT
= 10%), đã thu tiền bằng chuyển khoản. Giá bán buôn chưa thuế tại DN là 18 tr.VNĐ. Bê n
cạnh nghiệp vụ ghi nhận giá vốn, kế toán ghi nghiệp vụ phản ánh giá bán như sau:: Nợ TK 112: 22 tr.VNĐ Có TK 511: 18 tr.VNĐ Có TK 333: 1,8 tr.VNĐ Có TK 711: 2,2 tr.VNĐ
2. Doanh nghiệp bán được lô hàng với tổng giá thanh toán 33 tr.VNĐ, trong đó thuế GTGT 10%.
Giá vốn bằng 25 tr.VNĐ. Khách hàng chưa trả tiền. Kế toán ghi: a/ Nợ TK 632: 25 tr.VNĐ Có TK 155: 25 tr.VNĐ b/ Nợ TK 131: 33 tr.VNĐ Có TK 338: 33 tr.VNĐ
3. Doanh nghiệp xuất tiêu thụ nội bộ 1 lô hàng trị giá 11 triệu VNĐ (trong đó VAT 10%). Giá
vốn của lô hàng này bằng 8 triệu VNĐ. Kế toán ghi: Nợ TK 136: 11 triệu VNĐ Có TK 155: 8 triệu VNĐ Có TK 911: 3 triệu VNĐ
4. Theo hợp đồng với công ty a, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công ty a. Mỗi năm công ty a
phải trả cho doanh nghiệp là 22 triệu VNĐ, trong đó VAT bằng 2 triệu VNĐ. Theo thoả thuận
khách hàng phải trả trước tiền dịch vụ theo hợp đồng là 3 năm bằng chuyển khoản. Kế toán ghi: Nợ TK 112: 66 triệu VNĐ Có TK 511: 60 triệu VNĐ Có TK 333: 6 triệu VNĐ Yêu cầu:
a. Nhận xét về các bút toán định khoản của kế toán. Nêu các ảnh hưởng (nếu có) của các bút toán
này đến các BCTC trong doanh nghiệp.
b. Đưa ra các kiến nghị cần thiết và các bút toán điều chỉnh cho các trường hợp trên. 3
Bài tập Kiểm toán tài chính
Bài 4: Bạn đang kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty XYZ có niên độ kết thúc vào ngày 31/12/N.
Bạn quyết định thực hiện một số thủ tục kiểm toán trước ngày lập bảng cân đối kế toán, trong đó có
thực hiện việc xác nhận các khoản nợ phải thu vào ngày 31/12/N
Vào ngày 31/12/N có 200 khoản nợ phải thu với tổng số dư là 956.750.000đ và bạn đã chọn 75 khoản
nợ phải thu với tổng số dư 650.725.000đ để xin xác nhận. Trong các thư xác nhận có 09 thư có thêm
đoạn giải thích như sau :
1. Ngày 01/10/N, chúng tôi đã ứng trước 60.000.000đ, số tiền trên lớn hơn hóa đơn ngày 22/10/N (số
tiền 35.000.000đ), nên chúng tôi không hiểu tại sao quý ông lại đề nghị chúng tôi xác nhận số dư nợ là 35.000.000đ ?
2. Số dư 12.800.000 đ đã được thanh toán ngày 23.12.N.
3. Số dư 23.600.000 đ đã được thanh toán vào ngày 12.01.N+1.
4. Chúng tôi không nợ gì quý đơn vị vào thời điểm 31.12.N bởi vì số hàng hóa của quý công ty theo
hóa đơn số 1245 ngày 30.11.N với số tiền 30.000.000 đồng chúng tôi chỉ mới nhận được ngày 4.1.N+1.
5. Chúng tôi đã xem lại giá của lô hàng 12.500.000đ và nhận thấy là quá cao so với giá thị trường tại cùng thời điểm.
6. Số dư trên đã được thanh toán.
7. Đồng ý tổng số tiền. Hàng hóa ký gởi đã nhận được và chúng tôi sẽ thanh toán khi nào bán được hàng.
8. Chúng tôi chưa bao giờ nhận được lô hàng này.
9. Số tiền 12.000.000đ mà quý ông đề nghị xác nhận là số tiền ký cược để thuê tài sản, chúng tôi sẽ
cấn trừ vào tiền thuê của năm N+2 (năm cuối của hợp đồng thuê) theo đúng thỏa thuận của hai bên.
Yêu cầu : Trong mỗi trường hợp trên, theo bạn cần thẩm tra các vấn đề nào ? Cách giải quyết và lý do ?
Bài 5: KTV Nga được giao phụ trách khoản mục nợ phải thu trong BCTC của Công ty An Bình cho
niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31.12.N. An Bình là công ty thương mại kinh doanh các mặt hàng
thực phẩm. Khi thực hiện thủ tục phân tích KTV đã tính toán các số liệu sau:
Số liệu bình quân ngành
Số liệu của Công ty Năm N-1 Năm N Năm N-1 Năm N
Vòng quay của TS ngắn hạn 3,3 3,8 2,2 2,6
Số ngày thu nợ bình quân 87 93 67 60 Số ngày bán hàng 126 121 93 89 HTK/ TS ngắn hạn 56% 51% 49% 48% Tỷ suất lãi gộp 21% 27% 21% 19% Yêu cầu:
Hãy nhận diện những điểm bất thường thông qua các tỷ số được tính toán nêu trên. Cho biết các thông
tin KTV cần thu thập thêm. 4
Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 3: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG, PHẢI TRẢ, TRẢ TIỀN
Bài 1Trong nhóm kiểm toán thực hiện báo cáo tài chính tại Công ty EAM, bạn được phân công
làm tiếp tục chu trình “ Mua hàng và thanh toán” do một trợ lý khác đã làm, nhưng nay chuyển
công tác khác do công việc. Trợ lý kia đã làm xong thủ tục đối chiếu với thư xác nhận, và đưa ra
những đề xuất. Bạn phải xem xét lại giấy làm việc của trợ kia và hãy đưa ra những ý kiến đề xuất
nếu người trợ lý trước đưa ra không đúng ( nếu có ), những việc cần làm tiếp..
Khách hàng : Công ty EAM
Niên độ kế toán : 31/12/N
Ký hiệu tham chiếu:
Khoản mục: Các khoản phải trả
Người thực hiện: HTH
Bước công việc : Đề xuất sau khi đối chiếu thư xác nhận
Ngày thực hiện : 7/2/N+1 ST Tên
Số dư theo Số dư theo Chênh lệch Các thông tin bổ Các thủ tục kiểm tra tiếp Các đề xuất T khách CT của đơn thư xác (USD ) sung và kết luận hàng vị ($ ) nhận ( $) 1 Công 1.280.000 1.695.100 -415.100 Có 1 hoá đơn Hàng hoá nhận ngày Không ty CS mua hàng ngày
15/1/N+1, đơn vị đã hạch 3/12/N toán vào 27/1/N+1 2 Công 0 30.000
-30.000 Hoá đơn ngày Đơn vị đã thanh toán Không ty LDR 5/1/N+1 cho khoản này trong tháng dịch vụ SC 1/N+1 MMTB đã hoàn thành 28/12/N 3 Công 0 265.987
-265.987 Có hoá đơn mua Đơn vị đã trả lại hàng Không ty ABE
hàng số 75230 vào 29/12/N và đã được ngày 15/12/N chấp nhận 4 Công 5.375.000 0
5.375.000 Thư xác nhận Đơn vị khẳng định là Không ty
quay trở lại do Công ty đó đã chuyển, DDC Công ty
đó nhưng số liệu theo dõi
không còn ở địa của đơn vị là đúng chỉ đó nữa 5 Công 27.500 75.500
-48.000 Hoá đơn mua Đơn vị nói rằng, hàng Bút toán điều ty SA
hàng số 5724 hoá này không phù hợp chỉnh: ngày 5/12/N với đơn đặt hàng. Nợ TK 156 Có TK331: 48.000 $
Bài 2: Khi kiểm toán tại công ty ABC, việc gửi thư xác nhận nợ phải trả người bán cho thấy số liệu
khoản phải trả công ty X trên sổ sách của đơn vị thấp hơn số liệu xác nhận là 644.000.000 VNĐ. Sau
khi đối chiếu, nguyên nhân được xác định như sau:
1. Số tiền 180.000.000 VNĐ công ty ABC thanh toán chuyển khoản cho công ty X vào ngày
31/12/N được công ty X ghi nhận vào ngày 2/1/N+1
2. Một trường hợp doanh nghiệp trả lại hàng cho người bán nhưng công ty X ghi sót (giá chưa có
thuế VAT là 250.000.000 VNĐ).
3. Hóa đơn mua hàng ngày 30/12/N của công ty X chưa được công ty ABC ghi nhận vì hàng chưa
về kho, hàng đã nhận tại kho người bán (giá đã có thuế VAT là 189.000.000 VNĐ) Yêu cầu
a. Thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết với các nghiệp vụ trên. 5
Bài tập Kiểm toán tài chính
b. Giả sử vì nhiều lý do, đơn vị không đồng ý điều chỉnh các sai sót nêu trên (trong khi các sai sót
khác đã được điều chỉnh thích hợp và không có giới hạn trong phạm vi kiểm toán). Theo chính
sách của công ty kiểm toán, báo cáo tài chính sẽ được coi là sai phạm trọng yếu nếu tổng tài sản
bị chênh lệch trên 240.000.000 VNĐ (đối với Bảng cân đối kế toán) hoặc lợi nhuận sau thuế bị
chênh lệch trên 100.000.000 VNĐ (đối với BC KQKD). Theo anh chị, ý kiến nào nên đưa vào
báo cáo kiểm toán trong trường hợp này?
Bài 3 Khi thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả cho năm kết thúc ngày 31/12/N của Công ty
Minh Mẫn, KTV đã gửi 22 thư đề nghị xác nhận cho người cung cấp. Kết quả có 4 thư không được trả
lời và 5 thư có số dư khác với số liệu kế toán của Cty Minh Mẫn. KTV giữ bản sao của bảng kê hóa
đơn của người bán và gửi bản gốc cho đơn vị để chỉnh hợp các khác biệt. Hai ngày sau, nhân viên kế
toán của Cty Minh mẫn đã hoàn trả lại năm bản kê hóa đơn của người bán kèm theo các thông tin sau : Bảng kê 1
Số dư theo bảng kê của người bán 66.180.100
Minh mẫn đã trả ngày 31.12.N (46.010.100) ----------------- Số dư theo sổ cái 20.170.000 Bảng kê 2
Số dư theo bảng kê của người bán 96.189.300
Hóa đơn Minh Mẫn chưa nhận được (27.331.800)
Minh Mẫn đã trả ngày 15.12.N (10.000.000) ---------------- Số dư theo sổ cái 58.857.500 Bảng kê 3
Số dư theo bảng kê của người bán 262.518.000 Số dư theo Sổ cái 205.161.100 ---------------
Chênh lệch không xác định nguyên nhân (NCC không đưa chi tiết số dư) 57.356.900 Bảng kê 4
Số dư theo bảng kê của người bán 61.701.500
Hàng trả lại theo giấy báo ngày 15.12.N 23.601.500 -------------- Số dư theo Sổ cái 38.100.000 Bảng kê 5
Số dư theo Bảng kê của người bán 86.192.100
Minh Mẫn đã trả ngày 3.1.N+1 (30.000.000)
Chênh lệch không theo dõi do số tiền nhỏ 2.150.600 --------------- Số dư theo sổ cái 58.342.700 Yêu cầu :
a. Đánh giá khả năng chấp nhận việc nhờ nhân viên khách hàng thực hiện chỉnh hợp, giả sử rằng
kiểm toán viên dự định sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung.
b. Mô tả các thử nghiệm bổ sung mà KTV nên thực hiện cho mỗi trường hợp khác biệt nêu trên. 6
Bài tập Kiểm toán tài chính
c. KTV nên thực hiện các thủ tục kiểm toán nào đối với các thư xác nhận không được trả lời.
Bài 4: Cho biết ảnh hưởng của mỗi sai sót sau đây đến khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định,
khoản phải trả, nguồn vốn kinh doanh, lãi chưa phân phối của niên độ này và của niên độ sau ( Đơn vị
sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, không xét ảnh hưởng của thuế) :
a. Hàng ký gởi được kiểm kê vào hàng tồn kho cuối kỳ, trị giá $10,000
b. Số lượng đúng là 1,000 đơn vị kiểm kê ghi thành 100 dơn vị, đơn giá $50
c. Một nghiệp vụ mua hàng trị giá $40,000 không được ghi chép và dù số hàng này có trong kho
nhưng khi kiểm kê nó được loại ra không tính. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ mua hàng được ghi
nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau.
d. Một nghiệp vụ mua hàng trị giá $30,000 không được ghi chép và khi kiểm kê nó được tính vào
hàng tồn kho. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ mua hàng được ghi nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau.
e. Một nghiệp vụ bán hàng không được ghi chép. Vì hàng người mua còn gửi lại kho nên được kiểm
kê vào hàng tồn kho cuối kỳ. Giá bán $100,000, giá vốn $80,000. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ bán
hàng được ghi nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau.
f. Một nghiệp vụ bán hàng không được ghi chép. Mặc dù người mua còn gửi lại kho nhưng khi kiểm
kê được loại trừ khỏi hàng tồn kho cuối kỳ. Giá bán $60,000, giá vốn $40,000. Xét 2 trường hợp:
Nghiệp vụ bán hàng được ghi nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau. Bài 5
Khi kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty Hoa Hồng, bạn quyết định gửi thư yêu cầu xác
nhận một số khoản phải trả. Bạn đang lựa chọn đối tượng để gửi thư xác nhận. Giả sử danh sách các
khoản phải trả như sau : Tên nhà cung cấp Số dư cuối năm Tổng lượng mua trong năm 1. Công ty Mạnh Hùng ------ 19.800.000.000 2. Công ty Phát Đạt 226.500.000 461.000.000 3. Công ty Đông phương 650.000.000 750.000.000 4. Công ty Đống Đa 1.900.000.000 21.230.000.000 Yêu cầu :
a. Hãy lựa chọn hai trong số bốn khoản phải trả trên để gửi thư xác nhận. Giải thích lý do sự lựa chọn của mình.
b. Giả sử trên đây là danh sách khách hàng cần gửi thư xác nhận, và số liệu trên là số dư cuối năm phải
thu cùng với doanh số bán trong kỳ cho từng khách hàng. Bây giờ sự lựa chọn của bạn sẽ thay đổi thế nào ? Giải thích. 7
Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 4: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO, GIÁ THÀNH, GIÁ VỐN
Bài 1: Nêu ảnh hưởng của những vấn đề sau đến BCTC của đơn vị:
1. Lượng hàng trị giá 10 tr.VNĐ được chuyển từ kho nguyên vật liệu thô cho khu vực sản xuất
vào ngày 31 tháng 12 năm N. Hàng này không được tính vào hàng tồn kho trong kho nguyên
liệu thô, nhưng do thiếu sót cũng không được tính vào khu vực sản xuất. Hàng hoá này đã được
sử dụng vào sản xuất ngày 2 tháng 1 năm N+1.
2. Thành phẩm có giá thành xuất xưởng 15 tr.VNĐ được chuyển đến kho thành phẩm vào 12:30
chiều ngày 31 tháng 12 năm N. Nhóm kiểm kê hàng tồn kho tại phân xưởng đã kết thúc việc
kiểm kê tại kho phân xưởng vào 12 giờ trưa và cho đến tận 2 giờ mới bắt đầu kiểm kê tại kho
thành phẩm của nhà máy.
3. Lượng hàng trị giá bán cả thuế là 30 tr.VNĐ được gửi cho khách hàng vào ngày 2 tháng 1 năm
N+1 nhưng được làm hoá đơn vào ngày 31 tháng 12 năm N. Lượng hàng này được tính vào
hàng tồn kho thành phẩm và được tính vào bảng cân đối kế toán với giá gốc 20 tr.VNĐ.
Bài 2: Trong tháng 3 năm N+1 anh (chị) cùng tham gia kiểm toán tại doanh nghiệp A cho năm
tài chính kết thúc ngày 31/12/N. Trong quá trình kiểm toán đã thu được một số bằng chứng kiểm toán sau:
1. Doanh nghiệp xuất tiêu thụ nội bộ 1 lô hàng trị giá 11 triệu VNĐ (trong đó VAT 10%). Giá
vốn của lô hàng này bằng 8 triệu VNĐ. Kế toán ghi Nợ TK 136: 11 triệu VNĐ Có TK 155: 8 triệu VNĐ Có TK 911: 3 triệu VNĐ
2. Biên bản kiểm kê thành phẩm tồn kho tại ngày 31/12/N cho thấy:
Số lượng thành phẩm tồn kho theo sổ kế toán là: 1.500 sản phẩm
Số lượng thành phẩm tồn kho theo thực tế là 1.400 sản phẩm.
Chênh lệch 100 sản phẩm do ngày 31/12/N đã xuất bán 100 SP cho Công ty X theo hoá đơn
lập ngày 31/12/N. Kế toán công ty đã ghi nhận doanh thu và kê khai thuế VAT phải nộp đầy đủ.
3. Công ty không khai báo về phương pháp tính giá hàng tồn kho trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Yêu cầu:
a. Xác định ảnh hưởng của các vấn đề trên đến BCTC của doanh nghiệp
b. Đề xuất những điều chỉnh cần thiết để hoàn tất BCTC cho doanh nghiệp. (DN tính thuế
VAT theo phương pháp khấu trừ) 8
Bài tập Kiểm toán tài chính
Bài 3: Có một số tình huống sau về hàng tồn kho tại Công ty Thiên Hùng vào thời điểm 31.12.N:
a. Một lô hàng trị giá 2.000 USD nhận vào ngày 3.1.N+1, hóa đơn ghi ngày 5.1.N+1, hàng được gửi đi ngày 29.12.N.
b. Một số hàng hóa trị giá 1.200 USD nhận được ngày 28.12.N nhưng chưa nhận được hóa đơn. Kiểm
toán viên thấy trong hồ sơ số hàng này có ghi chú : hàng ký gửi.
c. Một kiện hàng trị giá 560 USD tìm thấy ở bộ phận gửi hàng khi kiểm kê. Kiểm toán viên kiểm tra
hồ sơ thấy đơn đặt hàng ngày 18.12.N nhưng hàng được gửi đi và hóa đơn được lập ngày 10.1.N+1.
d. Một lô hàng nhận ngày 6.1.N+1 trị giá 720 USD được ghi trong Nhật ký mua hàng ngày 7.1.N+1.
Hóa đơn cho thấy hàng được giao tại kho người bán ngày 31.12.N theo giá FOB tại cảng đi. Vào
thời điểm kiểm kê (31.12.N) hàng chưa nhận được nên không nằm trong biên bản kiểm kê.
Yêu cầu: Hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên, số hàng hóa đó có được tính vào hay loại trừ ra khi
kiểm kê hàng tồn kho. Giải thích?
Bài 4: KTV phát hiện những thông tin sau về công ty AC năm N
1. Công ty bán một lô hàng theo phương thức bán hàng đại lý ( bán đúng giá quy định của công
ty). Lô hàng có giá vốn 300 tr.đ; giá bán chưa có VAT10% là 400 tr.đ. CÔng ty đã hạch toán
doanh thu và chi phí cho toàn bộ lô hàng này, mặc dù đến hết năm đại lý thông báo mới bán
được 50% số hàng đã nhận của công ty.
2. Theo hợp đồng với công ty B, AC bán cho B một lô hàng có giá gốc khi mua là 40 tr.đ vào
ngày 6/2/N. Tuy nhiên do tại thời điểm 31/12/N-1, giá thị trường của lô hàng này là 46 tr.đ nên
kế toán công ty đã ghi nhận giá vốn của lô hàng khi xuất là 46 tr.đ.
3. Số dư của hàng tồn kho trên BCTC tăng so với số liệu kiểm kê thực tế ngày 31/12/N là 20 tr.đ.
Kế toán trưởng giải thích do công ty đánh giá lại hàng tồn kho cho những hàng hóa mua có gốc bằng ngoại tệ.
Yêu cầu: Thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết. 9
Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 5: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH LƯƠNG VÀ PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Bài 1 : Bạn được giao kiểm toán tại một doanh nghiệp sản xuất X, trong quá trình kiểm toán bạn đã
thu thập được một số tài liệu và thông tin sau:
Công ty này hiện đang có 500 nhân viên. Tất cả công nhân viên trong công ty đều được trả
lương theo tháng bằng tiền mặt. Để tính lương cho công nhân viên công ty sử dụng hệ thống
bảng lương đã được thiết kế sẵn trên máy tính.
Bộ phận nhân viên gián tiếp (kể cả nhân viên quản lý phân xưởng) được trả lương theo thời
gian. Số liệu về thời gian làm việc của công nhân viên được ghi trên bảng chấm công và bảng
kê thời gian làm việc ngoài giờ của từng bộ phận, các tài liệu này đều có xác nhận của người
phụ trách các bộ phận. Chi tiết về thời gian làm việc sẽ được nhân viên Kế toán chuyển vào máy để tính lương.
Bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất được trả lương theo sản phẩm. Số liệu về sản phẩm sản
xuất hoàn thành của từng bộ phận được ghi trên “Biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành” có
xác nhận của quản đốc, nhân viên thống kê, nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Số liệu
này cũng được nhân viên kế toán chuyển vào máy để tính lương.
Phòng nhân sự của công ty chịu trách nhiệm lưu giữ và quản lý các dữ liệu về CBCNV gồm:
Danh sách công nhân viên của công ty.
Ngày bắt đầu làm việc và nghỉ việc của từng CBCNV có xác nhận của người phụ trách từng bộ phận.
Hợp đồng lao động và chữ ký mẫu của từng công nhân viên.
Bộ phận làm việc của từng công nhân viên..
Công ty trả lương tháng cho công nhân viên một lần vào đầu tháng sau, việc trả lương được
thực hiện theo phương thức lương được trả cho từng bộ phận và các bộ phận có trách nhiệm chi
trả cho từng người lao động của bộ phận mình. Yêu cầu:
1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với chu trình tiền
lương và nhân viên tại doanh nghiệp.
2) Trình bày các thủ tục kiểm toán sẽ cần thực hiện để:
- Kiểm tra sự tồn tại thực tế của công nhân viên trên bảng lương của công ty.
- Phương thức kiểm tra với số công nhân viên tăng giảm trong kỳ của công ty.
Bài 2: Có tình hình sau về công ty Hoa Hướng Dương như sau:
1. Khi kiểm tra thanh toán lương nghỉ việc cho một công nhân cho thấy:
- Thời gian bắt đầu nghỉ việc từ 01/11/N.
- Khoản trợ cấp nghỉ việc mà công nhân được hưởng là 2 triệu VNĐ. 10
Bài tập Kiểm toán tài chính
- Tuy nhiên khi kiểm tra bảng thanh toán lương tháng 11 và tháng 12/N vẫn thấy tên công nhân
này trong bảng thanh toán lương (tổng khoản tiền lương 2 tháng là 10 tr.VNĐ). Kế toán trưởng
Công ty giải thích rằng Giám đốc Công ty quyết định trợ cấp thêm cho công nhân này do hoàn cảnh
gia đình khó khăn. Mặc dù vậy không có một quyết định chính thức nào bằng văn bản về vấn đề này.
2. Tính tổng số lương phải trả cho CNV trong kỳ là 200 tr. VNĐ, trong đó phải trả cho CNV trực
tiếp sản xuất là: 150 tr. VNĐ; NVQLPX:35 tr. VNĐ; NVQLDN: 15 tr. VNĐ. Kế toán ghi:
Nợ TK 621: 150.000.000 VNĐ.
Nợ TK 627 (6272): 35.000.000 VNĐ.
Nợ TK 641 (6411): 15.000.000 VNĐ. Có TK 334: 200.000.000 VNĐ.
3. Xuất lô hàng trị giá vốn 200 triệu.VNĐ để trả thay lương cho CBCNV (vì trong tháng không
bán được hàng). Kế toán hạch toán như sau Nợ TK 334: 200 tr.VNĐ Có TK 155: 200 tr.VNĐ
4. Các khoản chi thưởng dịp ngày lễ, chi hiếu hỉ trong năm đã được kế toán hạch toán vào chi phí
quản lý của doanh nghiệp là 50 tr.đ.
5. Công ty nộp hộ thuế TNCN của một số chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại DN với số tiền
là 60 tr.đ. Kế toán định khoản Nợ TK 642: 60 tr.đ Có TK 111: 60 tr.đ
Yêu cầu: Anh/chị hãy thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết và cho nhận xét về C.ty Hoa Hướng
Dương. Biết rằng công ty nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. 11
Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 6: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Bài 1:Có tình hình về công ty Thái Bình Dương như sau:
1. Công ty hoàn thành việc xây dựng một nhà xưởng và bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 5/N. Theo
hồ sơ quyết toán công trình được công ty và nhà thầu chấp nhận như sau:
- Tổng giá trị quyết toán công trình: 5 tỷ VNĐ. - VAT: 500 triệu VNĐ.
- Số tiền công ty đã trả cho nhà thầu: 4, 5 tỷ.
- Số tiền bảo hành công ty giữ lại: 250 triệu VNĐ.
- Phần còn lại đã thanh toán bằng TGNH, kế toán công ty đã ghi sổ trong tháng 5/N như sau: Nợ TK 211: 5,5 tỷ VNĐ. Có TK 331: 5,5 tỷ VNĐ.
2. Tháng 10/N, Công ty thanh lý một số tài sản cố định cũ có nguyên giá 2 tỷ VNĐ, hao mòn luỹ kế là
1,5 tỷ VNĐ. Giá bán là 450 triệu VNĐ. Người mua chưa thanh toán tiền. Kế toán công ty hạch toán như sau:
Nợ TK 411: 500 triệu VNĐ. Nợ TK 214: 1,5 tỷ VNĐ. Có TK 211: 2 tỷ VNĐ.
Yêu cầu: Anh/chị hãy thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết và cho nhận xét về C.ty Thái Bình
Dương. Biết rằng công ty nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.
Bài 2: Trong quá trình kiểm toán BCTC ngày 31/12/N của doanh nghiệp An Nam, kiểm toán viên phát hiện những sai sót sau:
DN thanh lý một số TSCĐ dùng cho việc bán hàng, nguyên giá là 240 tr.đ; hao mòn lũy kế tính
đến thời điểm thanh lý vào ngày 2/1 năm N là 220 tr.đ. Mức trích khấu hao của TS này trong năm
N là 20 tr.đ. Số tiền thu được từ bán tài sản này là 11 tr.đ ( đã bao gồm VAT 10%), đã ghi thu quỹ và thuế phải nộp.
Công trình xây dựng Tổng kho trị giá 900 tr.đ đã hoàn thành và kết chuyển vào TSCĐ vào ngày
1/7/N. Kết quả kiểm tra cho thấy
Đơn vị đã tính vào giá trị công trình chi phí lãi vay ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh trị giá 60 tr.đ.
Đơn vị bỏ sót chưa tính vào giá trị công trình chi phí tư vấn thiết kế của công ty ACD là 42 tr.đ.
Khoản tiền ứng trước cho ACD là 30 tr.đ vẫn còn “treo” như một khoản ứng trước cho nhà cung
cấp. Số còn lại chưa thanh toán hết.
Tỷ lệ khấu hao của TS là 6%/năm, tính vào chi phí bán hàng.
Yêu cầu: Hãy nêu ảnh hưởng (nếu có) của mỗi sai sót trên đến các khoản mục của BCTC. 12
Bài tập Kiểm toán tài chính
Bài 3: Anh (chị) đang kiểm toán BCTC cho công ty BBC, cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N.
Sau đây là các thông tin liên quan đến TSCĐ năm N do công ty báo cáo (đơn vị tính: triệu đồng).
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình: 53.690
- Giá trị hao mòn luỹ kế : 27.762
Liên hệ với các số liệu đã được kiểm toán (năm N-1) các số liệu được thuyết minh cụ thể như sau: Chỉ tiêu 31/12/N-1 Tăng trong năm N Giảm trong năm N 31/12/N NG TSCĐ HH 50.500 5.790 2.600 53.690 - Nhà xưởng 12.000 1.750 13.750 - Máy móc thiết bị 38.500 4.040 2.600 39.940 Giá trị hao mòn 23.325 4.437 27.762 - Nhà xưởng 6.000 515 6.515 - Máy móc thiết bị 17.325 3.922 21.247
Trong quá trình kiểm toán, KTV thu thập được những thông tin sau đây:
Tất cả các loại tài sản cố định đều được khấu hao theo đường thẳng (không có giá trị thu hồi thanh
lý), thời gian khấu hao của nhà xưởng là 25 năm, còn các loại TSCĐ khác là 10 năm.
Ngày 1/4/N công ty thuê tài chính một TSCĐ loại máy móc thiết bị, thời gian thuê là 10 năm. Số
tiền phải trả hàng năm là 500 tr. vào ngày 1/4, bắt đầu từ năm N. Thời gian sử dụng hữu dụng của
TSCĐ là 10 năm, không có giá trị thu hồi thanh lý. Công ty đã ghi tài sản này vào mục TSCĐHH
loại máy móc thiết bị với số tiền theo giá trị hợp lý của tài sản tại ngày thuê là 4.040, đồng thời trích
khấu hao tài sản này vào chi phí trong năm là 202. Lãi suất trên thị trường là 14%/năm.
Công ty đã hoàn thành xây dựng thêm một bộ phận của một toà nhà xưởng vào ngày 30/6/N. Thời
gian sử dụng hữu ích của toà nhà không tăng thêm bởi bộ phận xây dựng thêm này. Bộ phận này do
công ty tự tổ chức xây dựng, chi phí xây dựng là 1.600 (trong đó: chi phí NVLTT là 750, chi phí
NCTT là 550, và chi phí SXC là 300). Giá đấu thầu thấp nhất là 1.750, công ty đã ghi tăng nguyên
giá của nhà xưởng theo mức giá này, (Công ty chỉ có 1 toà nhà xưởng).
Số liệu ở cột giảm trong năm N là số tiền thu được vào ngày 5/9 nhượng bán một máy mua vào
tháng 7 năm N-2, nguyên giá của TSCĐ này là 4.800. Kế toán công ty đã trích KH tính vào chi phí
năm N đối với tài sản này là 350.
Ngày 1/9, công ty được tặng một TSCĐ trị giá 1.200. Tài sản này được đưa vào sử dụng ngay phục
vụ hoạt động sản xuất, thời gian sử dụng là 10 năm, nhưng do không phát sinh một khoản chi phí
nào liên quan đến quá trình hình thành và đưa tài sản này vào trạng thái sẵn sàng sử dụng nên kế
toán công ty không ghi chép tài sản này vào sổ kế toán công ty.
Yêu cầu: Hãy phát hiện những sai phạm của công ty trong hạch toán TSCĐ và lập các bút toán điều
chỉnh cần thiết. (Tạm thời không quan tâm đến thuế GTGT, TNDN có liên quan). 13
Bài tập Kiểm toán tài chính Bài 4:
Anh (chị) đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31.12.N của Công ty
Thịnh Phú. Dưới đây là Bảng kê về tình hình biến động tài sản cố định trong năm N do nhân viên đơn
vị cung cấp theo yêu cầu của anh (chị). Công ty Thịnh Phú
Bảng kê tình hình tăng giảm Tài sản cố định và hao mòn
Năm tài chính kết thúc ngày 31.12.N Đơn vị: ngàn đồng
Tài sản cố định Số dư 31.12.N-1 Tăng trong năm Giảm trong năm Số dư 31.12.N Văn phòng 325.100 136.000 26.700 461.100 Phương tiện vận tải 408.200 96.000 477.500 Dụng cụ quản lý 145.300 18.000 163.300 Cộng 878.600 250.000 26.700 1.101.900
Hao mòn tài sản cố định
Số dư 31.12.N-1 Tăng trong năm Giảm trong năm Số dư 31.12.N (*) Văn phòng 142.620 16.044 158.664 Phương tiện vận tải 124.620 41.370 165.990 Dụng cụ quản lý 65.100 30.300 95.400 Cộng 332.340 87.714 420.05
(*) Hoàn toàn là chi phí khấu hao trong năm N.
Số dư 31.12.N-1 đã được đối chiếu và thống nhất với số liệu trong hồ sơ kiểm toán năm trước. Anh
(chị) đã tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết và phát hiện những vấn đề sau:
a. Trong năm N, đơn vị đã xây dựng mới cửa hàng số 3 với tổng chi phí là 104.000.000 đồng, hoàn
thành và đưa vào sử dụng ngày 3.6.N. Ngoài ra, đơn vị đã chi 32.000.000 đồng cho việc cải tạo văn
phòng làm việc của Giám đốc, bao gồm:
Trang trí nội thất 10.400.000 đồng
Trang bị bàn ghế 4.600.000 đồng
Trang bị máy lạnh 17.000.000 đồng
Công trình cải tạo văn phòng làm việc hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 3.N.
b. Ngày 1.1.N, đơn vị thuê 1 xe tải trong 10 năm với số tiền thanh toán hàng năm là 12.000.000 đồng
trả vào ngày 1.1 mỗi năm từ năm N+1. Theo hợp đồng, một trong hai bên có quyền chấm dứt hợp
đồng sau khi thông báo cho bên kia 60 ngày. Hợp đồng` không quy định về việc chuyển giao quyền
sở hữu sau khi thuê cũng như bất kỳ một điều kiện mua ưu đãi nào khi hết thời hạn thuê. Đơn vị đã
ghi nhận xe tải trên vào tài sản cố định của đơn vị với nguyên giá là 96.000.000 đồng tương ứng 14
Bài tập Kiểm toán tài chính
với một khoản nợ dài hạn cũng là 96.000.000 đồng. Số tiền chênh lệch giữa tổng số tiền phải trả
trong 10 năm (120.000.000 đồng) với nguyên giá (96.000.000 đồng) được đơn vị xem như lãi trả
chậm, ghi nhận vào ngày 31.12 mỗi năm. Số tiền lãi được ghi nhận trong năm N là 8.600.000 đồng.
Xe tải này được áp dụng chính sách khấu hao giống như các xe tải của đơn vị. Đơn vị đã chuyển nợ
dài hạn sang nợ dài hạn đến hạn trả số tiền đơn vị phải trả vào ngày 1.1.N+1 theo hợp đồng.
c. Ngày 25.3.N, đơn vị nhượng bán một xe tải có nguyên giá 110 triệu đồng, đã khấu hao đến 31.12.N-
1 là 82.500.000 đồng. Số tiền mặt thu được là 26.700.000 đồng (giá chưa thuế GTGT) được đơn vị
ghi giảm trực tiếp nguyên giá tài sản cố định. Đơn vị không ghi bút toán giảm tài sản cố định theo quy định.
d. Các dụng cụ quản lý tăng thêm trong kỳ chủ yếu là hai máy tính trang bị cho Phòng kế toán vào
tháng 6.N, trị giá 6.200.000 đồng/cái và 1 máy tính cho bộ phận bán hàng trị giá 5.600.000đ. Thông tin bổ sung:
• Chính sách khấu hao của đơn vị là khấu hao đường thẳng với tỷ lệ 4% cho văn phòng, 10% cho
phương tiện vận tải và 20% cho dụng cụ quản lý. Khấu hao được tính từ tháng kế tiếp sau tháng
tăng tài sản, ngưng khấu hao từ tháng kế tiếp sau tháng giảm tài sản. Chính sách này được xem là
phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và tình trạng sử dụng tài sản của đơn vị.
• Tất cả giá trị tài sản tăng trong kỳ nêu trên đều là giá chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất đầu vào là
10%. Đơn vị thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Yêu cầu:
a. Hãy lập Bảng kê các bút toán điều chỉnh mà anh (chị) cho rằng cần thiết. Đơn vị chưa khóa sổ cuối
năm. Giả sử không xem xét ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
b. Hãy lập Biểu chỉ đạo cho khoản mục tài sản cố định, phản ảnh số dư đơn vị, điều chỉnh của kiểm
toán viên và số dư kiểm toán .
Bài 5: KTV Sáng đang thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐHH trong một cuộc kiểm toán BCTC của
Công ty AVAN – Công ty sản xuất rượu, bia, nước giải khát. Sáng phát hiện:
a. Vào 10/01/N, AVAN có nhập một thiết bị sản xuất rượu với giá nhập là 10.000.000.000
VNĐ, thuế nhập khẩu 10%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. AVAN đã hạch toán và khấu
trừ thuế GTGT hết trong năm. Thiết bị này được đưa vào sản xuất từ 01/02/N. Tính đến
31/12/N, thiết bị đã sản xuất ra sản phẩm gồm thành phẩm (60%) và dở dang 40%. Số lượng
thành phẩm đã tiêu thụ được 50%, còn lại chưa bán được.
b. Ngày 01/07/N, AVAN đưa vào sử dụng một tòa nhà văn phòng do bộ phận xây dựng cơ bản
tự làm. Giá trị của công trình là 6.600.000.000VNĐ. Kiểm tra chi tiết chi phí xây dựng cơ
bản dở dang, kiểm toán viên phát hiện một khoản chi phí thuê xe vận chuyển hàng để chuẩn
bị bán với số tiền đã thanh toán là 396.000.000.000VNĐ.Công trình có thời gian sử dụng
ước tính khoảng 30 năm. Yêu cầu:
a. Xác định ảnh hưởng của sai phạm trên tới BCTC.
b. Anh/Chị hãy đưa ra bút toán điều chỉnh thích hợp cho mỗi tình huống trên. 15
Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 7: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HUY ĐỘNG VÀ HOÀN TRẢ VỐN
Bài 1: Trong quá trình kiểm toán tại một doanh nghiệp sản xuất ABC, các trợ lý kiểm toán đã thu thập
được các tài liệu và ghi nhận một số vấn đề sau:
1. Đối chiếu xác nhận khoản tiền vay dài hạn tại Ngân hàng cho thấy kết quả như sau:
- Số dư tiền vay đối chiếu khớp đúng với số dư tiền vay dài hạn (TK 341) hạch toán tại đơn vị tại
31/12/N là 600.000.000đ, tiền lãi phải trả của tháng 12/N là 10.000.000đ.
- Xem xét hợp đồng vay này ghi nhận đây là khoản vay dài hạn (gốc 1.000.000.000đ để mua TSCĐ
và được hoàn trả trong vòng 5 năm mỗi năm 200.000.000đ) từ năm N-2, đồng thời DN chưa hạch
toán ghi nhận lãi phải trả của năm N vào chi phí trong kỳ.
2. Qua kiểm tra tại đơn vị cho thấy, đơn vị có sở hữu một tín phiếu kho bạc mệnh giá 1.000.000.000đ
được mua vào năm N-3, lãi suất 12%/ năm lãi trả khi đáo hạn. Xem xét việc hạch toán lãi trong
năm kiểm toán viên nhận thấy Doanh nghiệp mới hạch toán vào thu nhập bất thường 60.000.000đ
tiền lãi tạm tính của tín phiếu này.
3. Số dư tài khoản trả trước cho người bán (dư Nợ TK 331) phản ánh trên báo cáo tài chính và sổ kế
toán của đơn vị ngày 31/12 như sau:
- Xí nghiệp xây lắp Y 50.000.000đ, đây là tiền ứng trước 10% giá trị hợp đồng xây dựng nhà cho
công ty phát sinh từ tháng 2 theo phương thức chìa khoá trao tay.
- Trả trước cho Công ty thương mại M về tiền đặt cọc mua ôtô con cho Công ty là 100.000.000đ.
Trao đổi với khách hàng về số dư các khoản trả trước này nhân viên kiểm toán thu thập được thêm các thông tin sau:
- Ngày 28/12 đã nhận được biên bản bàn giao nhà kho của XN xây lắp Y cho Công ty, tổng giá trị
quyết toán là 525.000.000đ bao gồm cả VAT (thuế VAT của hoạt động xây lắp là 5%).
4. Xem xét công nợ nội bộ nhận thấy trên TK 136 còn có số dư là 195.000.000đ, qua xem xét chứng
từ cho thấy đây là một giá trị số hàng hoá được Công ty xuất cho một cửa hàng của Công ty, phỏng
vấn kế toán trưởng được biết cửa hàng này là một đơn vị trực thuộc của công ty nhưng không có tổ
chức kế toán độc lập.
5. Số dư của các tài khoản phải thu khác phản ánh trên báo cáo tài chính là 179.000.000đ bao gồm dư
Nợ TK 1388 là 9.000.000đ và dư Nợ TK 3388 là 170.000.000đ. Xem xét chứng từ phát sinh cho
thấy dư Nợ TK 3388 là giá trị vật tư hàng hoá đã xuất cho công ty P vay ngắn hạn 3 tháng từ 25/12
đến 25/3 theo lãi suất 1%/1tháng.
Yêu cầu: Xem xét những phát hiện của trợ lý kiểm toán và đưa ra nhận xét và bút toán điều chỉnh. 16
Bài tập Kiểm toán tài chính
Bài 2: Trong quá trình kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N của công ty Thảo
Cầm, kiểm toán viên ghi nhận được tình huống sau đây:
1. Trong năm N, đơn vị có hai khoản vay dài hạn là :
Ngân hàng X: 200 tr.đ, lãi suất đơn 8%/năm ( bắt đầu từ ngày 1/2/N-1 và đáo hạn vào ngày 1/2/N+1).
Công ty tài chính ML 600 tr.đ, lãi suất đơn 1,5%/tháng (bắt đầu từ ngày 1/5/N và đáo hạn vào ngày 1/2/N+5)
2. Ngoài ra, vào ngày 1/4/N, đơn vị vay quỹ đầu tư D một khoản là 450 tr.đ để thanh toán cho nhà
thầu vào ngày 1/6/N (lãi suất ưu đãi 0,25%/tháng, tính lãi đơn theo tháng). Trong thời gian chưa
sử dụng, số tiền vay của Quỹ đầu tư đã mang lại cho đơn vị số tiền lãi vay là 3 tr.đ. Do vậy, đơn
vị tính vào giá trị công trình phân xưởng A chi phí lãi vay năm N là 7,125 tr.đ.
3. Đầu năm N-1 công ty có nhận được một khoản vốn góp của công ty Y, tuy nhiên kế toán hạch
toán thành khoản vay dài hạn và tính lãi hàng năm (lãi lũy kế đến thời điểm 31/12/N-1 là 30 tr.đ;
đến 31/12/N là 60 tr.đ) vào chi phí và làm tăng nợ gốc.
Yêu cầu: Hãy cho biết các sai sót trong cách xử lý mỗi nghiệp vụ trên và ảnh hưởng của nó đến các chỉ
tiêu trên BCTC, giả sử chưa xét đến ảnh hưởng của thuế TNDN.
Bài 3: Bạn đang kiểm toán khoản mục Nợ phải trả của Công ty Hoàn vũ cho niên độ kết thúc ngày
31/12/N. Trên bảng cân đối kế toán, có một số khoản nợ phải trả như sau:
a. Tiền lương lũy kế phải trả công nhân viên: 21.270.000đ
b. Phải trả cho nhà cung cấp về số hàng mua đã nhận nhưng chưa nhận được hóa đơn vào ngày 31/12/N là 40.000.000đ
c. Phải trả ngắn hạn Ông X số tiền 150.000.000đ từ ngày 1/6/N thời gian vay 8 tháng, lãi suất 24%/năm. Yêu cầu:
Cho biết các thử nghiệm chi tiết mà bạn cần thực hiện nhằm xác đính tính trung thực và hợp lý của các khoản trên. 17
Bài tập Kiểm toán tài chính
CHƯƠNG 8: KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ CHI PHÍ
Bài 1: Tài liệu về báo cáo KQKD của Công ty A (DNNN) năm n như sau:
Báo cáo kết quả kinh doanh năm N (ĐVT: 1.000 VNĐ) Chỉ tiêu Số tiền
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.400.000
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 208.000
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.192.000 4. Giá vốn hàng bán 7.106.000
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.086.000
6. Doanh thu hoạt động tài chính 130.000 7. Chi phí tài chính -
- Trong đó: Chi phí lãi vay - 8. Chi phí bán hàng 250.000
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.116.000
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 850.000 11. Thu nhập khác 70.000 12. Chi phí khác 20.000 13. Lợi nhuận khác 50.000
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 900.000
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 225.000
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 675.000
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
B – Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính năm N tại Công ty A, KTV đã đưa ra các bằng chứng
sau, các bằng chứng này đã được khách hàng thừa nhận và thống nhất điều chỉnh BCTC.
1. Kiểm tra bảng tính khấu hao TSCĐ, KTV thấy số khấu hao một số máy móc thiết bị sản xuất
vượt quá quy định, tổng số tiền vượt là 120.000.000đ.
2. Phiếu thu tiền mặt số 62 ngày 15/3/N thu tiền mặt bán phế liệu 3.500.000đ. Kế toán công ty đã
hạch toán giảm chi phí theo định khoản: Nợ TK 642: 3.500.000 Có TK 111: 3.500.000
3. Phiếu chi tiền mặt số 103 ngày 17/6/N chi ủng hộ quỹ khuyến học: 4.000.000đ và ủng hộ công
an phường 4.000.000đ. Kế toán công ty đã hạch toán như sau: Nợ TK 642: 8.000.000 18
Bài tập Kiểm toán tài chính Có TK 111: 8.000.000
4. Chứng từ ngân hàng số 97 ngày 20/8/N, công ty mua máy phôtô copy đã đưa vào sử dụng, trị
giá máy chưa có thuế VAT là: 21.000.000 đ. Thuế VAT là 10% kế toán đã hạch toán: Nợ TK 642: 10.500.000 Nợ TK 142: 10.500.000 Nợ TK 133: 2.100.000 Có TK 112: 23.100.000
5. Trị giá NVL thực tế theo biên bản kiểm kê là: 425 tr. đ, thừa chưa rõ nguyên nhân là 5 tr. đ.
6. Chứng từ Ngân hàng số 120 ngày 04/10/N trả trước tiền thuê nhà để làm văn phòng giao dịch
của công ty tại một địa phương từ tháng 10/N đến hết tháng 03/N+2 là 120.000.000đ . Kế toán công ty đã hạch toán Nợ TK 642: 120.000.000 Có TK 112: 120.000.000
7. Lãi vay NH phải trả trong tháng 12/N là: 20.000.000 đ, kế toán chưa hạch toán vào chi phí. Yêu cầu:
1)Anh (chị) hãy thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết
2).Lập báo cáo kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh năm N đã được kiểm toán, tạm thời chưa xét
đến ảnh hưởng của chỉ tiêu thuế TNDN.
Bài 2: Khi kiểm toán BCTC ngày 31/12/N của công ty ABC, KTV phát hiện ra những sai sót sau đây :
1. Đơn vị không phản ánh một số khoản chi phí lãi vay của năm N trị giá 120 triệu. Các chi phí này
được ghi chép vào đầu tháng 1/N+1 khi đơn vị thanh toán số tiền này
2. Đơn vị khóa sổ các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 15/1/N+1 thay vì khóa sổ vào ngày 31/12/N.
Tổng doanh thu từ ngày 31/12/N đến 15/1/N+1 là 1.800 triệu, giá vốn hàng bán của số hàng này là
1.400 triệu. Khách hàng đã thanh toán 400 triệu.
3. Một khoản chi phí tiền lương nhân viên bán hàng 120 triệu được ghi nhận nhầm vào giá trị công
trình Y. Công trình này hoàn thành và đưa vào sử dụng với mục đích phục vụ bán hàng từ tháng
2/N, thời gian sử dụng ước tính là 10 năm.
4. Khoản tiền thuê kho quý IV/N đơn vị chưa ghi nhận có số tiền 36 triệu. Số tiền này được thanh toán vào tháng 1/N+1. Yêu cầu :
a) Hãy nêu ảnh hưởng (nếu có) của mỗi sai sót trên đến các khoản mục của BCĐKT và
BCKQKD ? Biết rằng giá trong các nghiệp vụ trên là giá chưa thuế, VAT 10% đầu vào và đầu ra. Tạm
thời chưa xét đến ảnh hưởng của thuế TNDN
b) Giả sử KTV quyết định cần phải điều chỉnh các sai sót trên, hãy đưa ra các bút toán điều
chỉnh thích hợp cho mỗi trường hợp. 19
Bài tập Kiểm toán tài chính
Bài 3: Anh/chị đang kiểm toán BCTC kết thúc năm N của C.ty Sao Mai. Dưới đây là Bảng cân đối kế
toán kết thúc ngày 31/12/N (chưa được kiểm toán) của công ty
Bảng Cân đối kế toán Công ty Sao Mai năm N ( ĐVT: 1 triệu VNĐ) Khoản mục Số cuối năm Tài sản 7.770 1. Tiền 420 2. Phải thu khách hàng 1.220 3. Hàng tồn kho 2.830 4. TSCĐ 5.600 5. Hao mòn luỹ kế (2.300) Nguồn vốn 7.770 1. Phải trả người bán 2.470 2, Nguồn vốn kinh doanh 3.000 3. Lãi chưa phân phối 2.300
Trong quá trình kiểm toán anh/chị phát hiện ra những vấn đề sau:
1. Kế toán công ty đã ghi chép chi phí trang bị dụng cụ văn phòng và lương nhân viên bán hàng tại
cửa hàng số 3 vào CP XDCB của cửa hàng này, số tiền là: 150 triệu VNĐ. Công trình XDCB này
đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 8/N. Tỷ lệ khấu hao của CH này là 12%/năm.
2. Một số tài sản cố định dùng trong quản lý của Công ty Sao Mai đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục
tính khấu hao trong năm N, số tiền khấu hao của số tài sản này là 40 triệu VNĐ.
3. Anh/ chị đã gửi thư xác nhận đối với một mẫu các khoản phải thu được lựa chọn ngẫu nhiên. Kết
quả cho thấy các khoản phải thu đều chính xác và có khả năng thu hồi, trừ khoản phải thu của
công ty ABC là 320 triệu VNĐ. Công ty này đã chấm dứt hoạt dộng vì mất khả năng thanh toán
nợ tới hạn. Các bằng chứng được công bố cho thấy công ty ABC chỉ có khả năng thanh toán 30%
số nợ của mình. Công ty Sao Mai chưa lập dự phòng các khoản phải thu của công ty ABC.
4. Kết quả kiểm kê và kiểm tra việc tính giá hàng tồn kho cho thấy lượng hàng tồn kho được phản
ánh trên sổ sách đơn vị ngày 31/12/N là có thật và được đánh giá đúng. Tuy nhiên, anh/chị phát
hiện một số hàng hoá của công ty Sao Mai áp dụng phương pháp tính giá không phù hợp với chế
độ hiện hành, làm cho giá trị hàng tồn kho giảm đi so với kết quả tính theo phương pháp đúng là
400 triệu VND., làm giá vốn hàng bán tăng lên tương ứng là 400 triệu VNĐ.
5. Số dư chi tiết nợ phải trả ngày 31/12/N như sau (ĐVT: tr.VNĐ) STT Nhà cung cấp Số dư 1 Công ty Tân Tiến 730 2 Nhà máy rượu Thăng Long 450 3 Công ty BITIS (55) 4 Công ty Hà Tiên 835 5 Công ty H&P 710 6 Công ty P & G (200)
6. Việc kiểm tra các hồ sơ mua hàng dở dang cho thấy có một lô hàng đã nhận của Côngty H&P theo
hoá đơn số tiền là 455 (chưa thanh toán) ngày 30/12/N nhưng hàng chưa về kho. Công ty Sao Mai
ghi chép nghiệp vụ này vào tháng 01/N+1 khi hàng đã về kho.
7. Việc xem xét các khoản quỹ vào đầu năm N+1 cho thấy có một khoản chi trả tiền thuê kho 6 tháng
cuối năm N là 180 triệu VNĐ cho Công ty kho vận Viễn Đông vào ngày 04/01/N+1. Chi phí này
chưa được hạch toán vào năm N.
Yêu cầu: Anh/chị hãy thủ tục kiểm toán cần thiết và lập BCĐKT sau kiểm toán 20
Bài tập Kiểm toán tài chính
Bài4:Trong tháng 3 năm N+1 anh (chị) cùng tham gia kiểm toán tại Công ty A cho năm tài chính
kết thúc ngày 31/12/N. Trong quá trình kiểm toán đã thu được một số bằng chứng kiểm toán sau:
1. Biên bản kiểm kê thành phẩm tồn kho tại ngày 31/12/N cho thấy:
Số lượng thành phẩm tồn kho theo sổ kế toán là: 1.500 sản phẩm
Số lượng thành phẩm tồn kho theo thực tế là 1.400 sản phẩm.
Chênh lệch 100 sản phẩm do ngày 31/12/N đã xuất bán 100 SP cho Công ty X theo hoá đơn lập
ngày 31/12/N. Kế toán công ty đã ghi nhận doanh thu và kê khai thuế VAT phải nộp đầy đủ.
2. Rà soát bảng tính khấu hao cho thấy công ty đang sử dụng 30 chiếc máy tính xách tay, trong đó:
Công ty có 20 chiếc máy tính xách tay, tỷ lệ khấu hao 25%/năm. 20 Chiếc máy tính này có
nguyên giá là 500.000.000 đ.
Đồng thời công ty thuê tài chính phục vụ bộ phận quản lý công ty 10 chiếc máy tính xách tay từ
1/1/N đến 31/12/N+3 với tổng giá trị thuê theo hợp đồng là 90.000.000đ/, trả vào đầu mỗi năm.
Lãi suất trên thị trường là 14%/năm. Giá trị hợp lý của 1 chiếc máy tính là 25 tr.đ/ 1 cái. Công
ty thực hiện trích khấu hao nhanh đối với số máy tính này
Số trích KH của doanh nghiệp đối với 30 máy tính này trong kỳ là 250.000.000 đ.
3. Kiểm tra tập hợp đồng mua hàng cần giải quyết thấy: ngày 19/12/N, Công ty nhận được thông báo
lô nguyên vật liệu nhập khẩu đã cập cảng Hải Phòng. Theo hợp đồng nhập khẩu bên mua phải có
trách nhiệm nhận hàng tại cảng Hải Phòng. Giá trị lô hàng nhập khẩu theo Hoá đơn thương mại là
50.000USD, hàng nhập khẩu không chịu thuế TTĐB, chịu thuế nhập khẩu 30%, VAT 10%. Do
đang làm thủ tục hải quan nên kế toán chưa hạch toán nghiệp vụ này.
4. Ngày 25/12/N chuyển séc thanh toán chi phí thuê văn phòng cho Công ty K số tiền 180.000.000đ
cho giai đoạn từ 1/10/N đến 31/3/N+1. Kế toán đã hạch toán: Nợ TK 642: 180.000.000 Có TK 112: 180.000.000
5. Kiểm tra chứng từ chi tiền mặt và TGNH tháng 1/N+1 cho thấy:
UNC số 01/05 thanh toán tiền điện tháng 12/N của văn phòng Công ty số tiền 25.000.000đ.
Kế toán Công ty hạch toán: Nợ TK 642: 25.000.000 Có TK 112: 25.000.000
Phiếu chi số 5 thanh toán tiền cước phí Bưu chính viễn thông tháng 12/N của văn phòng
Công ty số tiền 3.000.000đ. Kế toán hạch toán: Nợ TK 642: 3.000.000 Có TK 111: 3.000.000
Các khoản chi phí trên chưa được ghi nhận trong chi phí năm N.
6. Số dư TGNH tại 31/12/N theo Bảng xác nhận số dư của ngân hàng là 275.000.000đ. Số dư theo sổ
kế toán của Công ty là 300.000.000đ. Ngày 2/1/N+1, Công ty nhận được báo có của ngân hàng số
tiền thủ quỹ đã nộp vào ngân hàng ngày 31/12/N là 25 tr.đ. Yêu cầu:
1. Thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết
2. Tính lại số dư cuối kỳ của các TK kế toán và tính số thuế TNDN Công ty phải nộp cho năm N Biết rằng:
- Công ty nộp thuế TNDN theo thuế suất thông thường. 21
Bài tập Kiểm toán tài chính
- Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 31/12/N là 21.000đ/USD.
- Công ty chỉ sản xuất duy nhất một loại sản phẩm.
- Chi tiết số dư các TK kế toán tại 31/12/N trước điều chỉnh của kiểm toán như sau: (ĐVT: tr.đ) SHTK Dư Nợ SHTK Dư Có 111 100 331 2.000 112 300 333 60 131 1.000 341 2.100 155 1.500 335 200 211 10.900 411 9.000 214 (2.500) 421 500 241 2.700 431 140 Cộng 14.000 Cộng 14.000
Bài 5: Dưới đây là các sự kiện xảy ra trong thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến ngày phát hành báo
cáo kiểm toán (ngày 28/02/N+1) tại công ty Khánh Băng. Là kiểm toán viên phụ trách kiểm toán báo
cáo tài chính cho niên độ kết thúc vào ngày 31/12/N của công ty Khánh Băng, bạn hãy xác định ảnh
hưởng của từng sự kiện trên đến báo cáo tài chính và phương pháp xử lý trong từng trường hợp.
a. Ngày 03/01/N+1, Khánh Băng nhận một lô nguyên vật liệu từ Canađa. Công ty đã đặt hàng số
nguyên vật liệu này vào tháng 10/N và hàng đã được bốc lên tàu vào ngày 8/11/N (hàng mua theo
phương thức FOB cảng đi).
b. Ngày 15/01/N+1, công ty chi trả khoản tiền bồi thường cho một nhân viên bị thương trong vụ tai
nạn lao động xảy ra vào tháng 3/N. công ty chưa ghi nhận khoản tiền bồi thường trên vào chi phí của năm N.
c. Ngày 25/01/N+1, Khánh Băng đồng ý mua lại một lượng lớn hàng tồn kho của công ty Nhật Quang
bằng tiền mặt. Theo dự báo, việc mua hàng này có thể làm doanh thu tháng 02/N+1 tăng gấp đôi so với doanh thu tháng 01/N+1.
d. Ngày 01/02/N+1, một cơn lũ lớn làm cho toàn bộ hàng tồn kho tại một nhà máy của Khánh Băng bị
hư hỏng nặng. Công ty đã không mua bảo hiểm cho số hàng này.
e. Ngày 05/02/N+1, công ty phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi trị giá là 200 triệu đồng. 22