Ngân hàng câu hỏi ôn tập có đáp án học phần Dược liệu | Trường Đại học Phenikaa
Câu b1. Tại sao phải thu hái và bảo quản dược liệu đúng cách? Cho ít nhất 02 ví dụ. Câu b2 Trình bày về các cách thu hái dược liệu (mục đích và cách tiến hành. Câu b2. Trình bày về các cách bảo quản dược liệu sau thu hái (mục đích và cách tiến hành). Câu b3. Trình bày đặc điểm và ứng dụng của các phương pháp sắc ký cột cổ điển và sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng trong nghiên cứu Dược liệu. Câu b4. Trình bày đặc điểm và ứng dụng của các phương pháp sắc ký lớp mỏng và sắc ký khí sử dụng trong nghiên cứu Dược liệu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
Câu b1. - Tại sao phải thu hái và bảo quản dược liệu đúng cách? Cho ít nhất 02 ví dụ (0,5 điểm)
-Trình bày về các cách thu hái dược liệu (mục đích và cách tiến hành) (0,5 điểm) Đáp án
a) Vì hàm lượng hoạt chất trong dược liệu phụ thuộc rất nhiều vào cách thu hái, phơi
sấy, bảo quản, do đó cần thu hái và bảo quản đúng cách để thu được dược liệu có
hàm lượng hoạt chất cao nhất (0,25 điểm)
Một số ví dụ trong sách giáo trình
-Hàm lượng tinh dầu trong lá bạc hà đạt tối đa lúc cây bắt đầu ra hoa
-Hàm lượng alkaloid trong vỏ canh-ki-na đạt tối đa vào năm thứ 7
- Hàm lượng rutin trong hoa hòe cao nhất khi còn ở dạng nụ, khi hoa nở thì hàm lượng rutin giảm b) Thu hái:
- Mục đích: thu hái đúng thời gian mà dược liệu có hàm lượng hoạt chất cao nhất và
chất lượng tốt nhất(0,25 điểm)
-Cách tiến hành (0,25 điểm)
+ Rễ và thân rễ nên thu hoạch vào thời kỳ sinh dưỡng (thu đông)
+ Vỏ cây thu hoạch vào mùa đông vì đây là thời kỳ nhựa cây hoạt động mạnh
+ Lá và ngọn cây có hoa nên thu hái vào thời kỳ cây bắt đầu ra hoa
+ Hoa phải thu hái lúc trời năng ráo, trước hoặc đúng vào thời kỳ hoa thụ phấn
+ Quả thu hái tùy loại, có khi lúc quả đã già, có khi hái trước khi quả chin
Câu b2. Trình bày về các cách bảo quản dược liệu sau thu hái (mục đích và cách tiến hành) (1,0 điểm) Bảo quản:
- Mục đích: bảo toàn các hoạt chất trong dược liệu, thường bị các enzym nội sinh
trong cây hoặc nấm mốc, vi khuẩn phân hủy (0,25 điểm) -Cách tiến hành:
+ Phá hủy enzym (0,25 điểm)
• Dùng cồn sôi: cắt nhỏ dược liệu rồi thả vào cồn đang sôi, sau đó đun hồi lưu.
• Dùng nhiệt ẩm: sử dụng nồi hấp với cồn hoặc nước, đun nhanh dược liệu
và dẫn hơi cồn ra ngoài.
• Dùng nhiệt khô: thổi gió nóng trong thời gian rất ngắn đi qua dược liệu.
Phương pháp này không phân hủy hết các enzym, nhiệt độ cao còn có khả
năng phân hủy hoạt chất.
+ Làm khô dược liệu (0,25 điểm)
• Phơi: dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong bóng râm, khi phơi cần xới đảo
thường xuyên. Phương pháp này phụ thuộc vào thời tiết
• Sấy: sử dụng lò sấy nhiệt độ từ 30-80°C. Lưu ý cần thông hơi lò và tãi mỏng dược liệu
• Làm khô trong tủ sấy áp suất giảm: sử dụng tủ nối với máy hút chân không.
Phương pháp này sử dụng nhiệt độ thấp hơn, thường áp dụng cho các dược liệu quý
• Đông khô: làm lạnh dược liệu ở nhiệt độ rất thấp (-80°C) và môi trường
chân không để tinh thể nước đá thăng hoa. Phương pháp này bảo toàn
nguyên vẹn enzym và cấu trúc mô cây, thường dùng để làm khô dược liệu
quý hoặc hoạt chất dễ bị biến đổi
Câu b3. Trình bày đặc điểm và ứng dụng của các phương pháp sắc ký cột cổ
điển và sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng trong nghiên cứu Dược liệu (1,0 điểm)
-Sắc ký cột cổ điển:
+ Phân loại theo hạt dùng trong sắc ký như silica gel pha thuận, pha đảo (RP-
C18), loại cỡ/ rây phân tử (Sephadex LH-20), alumina. Hạt pha tĩnh được nhồi
vào cột thủy tinh, pha động rửa giải thường là các hệ dung môi hữu cơ. (0,25
điểm) + Phân lập thành phần hóa học từ dược liệu. (0,25 điểm)
-Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC):
+ Hệ thống sắc ký bao gồm bơm cao áp, detector (UV, ELSD, huỳnh quang,
MS), cột phân tích (kích thước hạt pha tĩnh nhỏ 3-10 μm). (0,25 điểm
+ Khả năng phân tách chất rất tốt, hệ thống HPLC thường được sử dụng để định tính,
định lượng các chất có trong Dược liệu. Hệ thống HPLC điều chế có thể phân tách một
lượng tương đối lớn để xác định cấu trúc hoặc thử hoạt tính trên các mô hình in vitro và
in vivo. (0,25 điểm)
Câu b4. Trình bày đặc điểm và ứng dụng của các phương pháp sắc ký lớp mỏng
và sắc ký khí sử dụng trong nghiên cứu Dược liệu (1,0 điểm) -Sắc ký lớp mỏng:
+ Bản chất: silica gel xốp chưa qua xử lý hóa học, vẫn còn nhóm 0,25 điểm
chức silanol vgbphân cực
+ Dung môi rửa giải: thường sử dụng các loại dung môi phân cực 0,25 điểm
kém đến trung bình như n-hexan, ethyl acetat, chloroform, aceton.
Đối với các chất phân cực có thể phối hợp sử dụng methanol và một ít nước.
+ Thứ tự rửa giải: chất kém phân cực → chất phân cực
+ Trải một lớp mỏng (silica gel, nhôm oxyd, …) trên tấm kính hoặc bản nhôm.
SKLM được khai triển trong bình khai triển sắc ký, dung môi pha động được
hút lên nhờ lực mao dẫn. (0,25 điểm)
+ SKLM được sử dụng chủ yếu để phân tích nhanh các mẫu dược liệu, theo
dõi tiến độ của cột sắc ký. Ngoài ra còn có SKLM điều chế với lớp tráng bột
dày hơn dùng để phân lập một lượng nhỏ chất để xác định cấu trúc. (0,25 điểm) -Sắc ký khí
+ Pha tĩnh là chất lỏng bao quanh những hạt rất nhỏ. Pha động là một khí trơ
như hydrogen, nitrogen, helium, argon. Mẫu phân tích trong sắc ký khí phải
bốc hơi ngay khi bắt đầu tiếp xúc với pha tĩnh, điển hình như tinh dầu. Đối
với những chất không bay hơi được thì có thể dẫn xuất hóa với trimethylsiloxy. (0,25 điểm)
+ SKK được sử dụng để phân tích định tính, định lượng tinh dầu. (0,25 điểm)
Câu b5. Trình bày bản chất hóa học, dung môi rửa giải, và thứ tự rửa giải khi sử dụng sắc ký cột
silica gel pha thuận, silicagel pha đảo trong phân lập chất từ dược liệu (1,0 điểm) -Silica gel pha thuận -Silica gel pha đảo
+ Bản chất:silica có đính các nhóm alkyl mạch dài, thông thường là 0,25 điểm C18 (có thể là C8, C12)
+ Dung môi rửa giải: thường sử dụng methanol, acetonitril, nước, đôi 0,25 điểm khi sử dụng aceton
+ Thứ tự rửa giải: chất phân cực → chất kém phân cực
Câu b6. - Sắp xếp thứ tựđộ phân cực của các loại dung môi hay sử dụng trong
nghiên cứu dược liệu sau đây: nước, ethyl acetat, methanol, chloroform,
ethanol, aceton, n-hexan, n-butanol (0,25 điểm)
- Trình bày bản chất hóa học, dung môi rửa giải, và thứ tự rửa giải khi sử dụng sắc ký
cột Sephadex LH-20 trong phân lập chất từ dược liệu (0,75 điểm) a) Thứ tự độ phân cực
tăng dần của các dung môi (0,25 điểm) n-hexan < chloroform< ethyl acetate < aceton <n-
butanol < ethanol < methanol < nước
b) Bản chất hóa học và thứ tự rửa giải: Sephadex LH-20 (sắc ký loại cỡ, rây phân tử)
+ Hạt gốc dextran liên kết chéo, có độ trương nở khác nhau khi ngâm ở các
loại dung môi.(0,25 điểm)
+ Dung môi rửa giải: thường sử dụng methanol, hỗn hợp methanol/ nước(0,25 điểm)
+ Thứ tự rửa giải: chất có phân tử lượng lớn, cồng kềnh → chất có phân tử
lượng nhỏ, cấu trúc đơn giản(0,25 điểm)
Câu b7. Trình bày cấu trúc hóa học của tinh bột và cellulose (1,0 điểm) -Tinh bột
+ Cấu trúc hóa học: được cấu tạo bởi amylose và amylopectin. Amylose là một chuỗi của các α-
glucose nối với nhau theo dây nối (1→4)(0,25 điểm).
+ Amylopectin là chuỗi phân nhánh của các α- -glucose nối với nhau theo dây nối
(1→4) trên chuỗi thẳng, còn ở các đoạn phân nhánh thì theo dây nối (1→6)(0,25 điểm).
Cellulose: Cấu trúc hóa học: mạch dài, không phân nhánh, dây nối giữa các đơn vị glucose là
β- (1→4)(0,25 điểm). Các phân tử cellulose kết hợp với nhau tạo thành các micel, các micel lại
tạo thành các bó microfibril. Các phân tử cellulose rất bền chắc do có nhiều liên kết hydro trong
các micel(0,25 điểm).
Câu b8. Trình bày sự thủy phân của tinh bột bằng acid và enzyme (1,0 điểm) Thủy phân tinh bột
- Bằng acid: sản phẩm cuối cùng là glucose. Amylose dễ bị thủy phân hơn
amylopectin vì dây nối (1→4) dễ bị cắt hơn là dây nối (1→6). (0,25 điểm) -Bằng enzyme
+ Amylase: α-amylase cắt ngẫu nhiên vào dây nối (1→4), đối với amylose thì sản
phẩm cuối cùng là 90% maltose và một ít glucose, đối với amylopectin thì chỉ cắt
dây nối (1→4) mà không cắt dây nối (1→6)(0,25 điểm).
β-amylase cắt xen kẽ dây nối (1→4), đối với amylose thì tạo ra 100% maltose, đối
với amylopectin thì chỉ cắt được dây nối (1→4), tạo ra maltose và dextrin(0,25 điểm).
+ Một số enzyme khác như amyloglucosidase, glucoamylase, γ-amylase cũng có
tác động lên dây nối (1→4). Một số enzyme cắt được mạch nhánh là R-enzyme,
isoamylase(0,25 điểm).
Câu b9. - So sánh gôm và chất nhựa theo nguồn gốc, độ tan và bản chất hóa học (0,5 điểm)
-Trình bày ứng dụng trong Y Dược của gôm và chất nhầy (0,5 điểm)
-So sánh gôm và chất nhựa (0,5 điểm)
+ Nguồn gốc: gôm và nhựa đều chảy ra từ kẽ nứt, lỗ sâu đục hoặc vết 0,25 điểm rạch trên cây.
+ Độ tan: nhựa không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung
môi hữu cơ. Gôm khi cho vào trong nước sẽ nở ra
+ Bản chất hóa học: gôm có bản chất hóa học là polysaccharid, 0,25 điểm
còn nhựa có bản chất hóa học là các terpenoid -Ứng dụng
+ Làm chất nhũ hóa, tá dược. 0,25 điểm
+ Thạch agar dùng để chữa táo bón và chế môi trường nuôi cấy trong vi sinh
+ Alginat có tính chất trương nở, không hấp thu ở ruột nên dùng để 0,25 điểm
chữa béo phì, ngoài ra alginat còn dùng để trị loét và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa .
NHÓM CÂU HỎI 2 (3,0 điểm)
Chọn một trong số các câu hỏi đây
Câu 2a. - Trình bày sự khác nhau của dây nối O-glycosid và C-glycosid (về cấu
tạo hóa học, độ bền hóa học); pyranose và furanose (về nguồn gốc tên gọi, cấu
tạo hóa học, vẽ khung cấu trúc hóa học đường minh họa) (1,5 điểm)
- Trình bày tính chất lý hóa của glycosid (thể chất, màu sắc, độ tan của phần
glycosid và genin, năng suất quay cực, tính khử) (1,5 điểm) Đáp án
a) Sự khác nhau của dây nối O-glycosid và C-glycosid
-Cấu tạo hóa học: (0,25 điểm)
+ O-glycosid: dây nối glycosid qua nguyên tử oxy
+ C-glycosid: dây nối glycosid C-C trực tiếp giữa phần đường và phần aglycon
-Độ bền hóa học (0,25 điểm)
+ O-glycosid: bị thủy phân trong môi trường acid
+ C-glycosid: dây nối bền, không bị thủy phân trong môi trường
acid Sự khác nhau của pyranose và furanose
+ Pyranose: tên gọi bắt nguồn từ khung ‘pyran’, là đường có dị vòng 6 cạnh
chứa 1 nguyên tử oxy, ví dụ như glucopyranose, galactopyranose (0,25 điểm)
+ Furanose: tên gọi bắt nguồn từ khung ‘furan’ là đường có dị vòng 5 cạnh
chứa 1 nguyên tử oxy, ví dụ như fructofuranose, apiofuranose(0,25 điểm) + Cấu trúc hóa học Pyranose Furanose O HO HO OH OH OH (0,25 điểm) (0,25 điểm)
b) Tính chất lý hóa của glycosid
- Thể chất: chất rắn kết tinh được, một số ở dạng lỏng 0,25 điểm
- Màu sắc: đa số không màu, một số có màu đỏ (anthranoid), màu 0,25 điểm vàng (flavonoid)
- Độ tan: phụ thuộc vào phần aglycon và mạch đường 0,25 điểm
+ Phần aglycon/genin: thường dễ tan trong dung môi hữu cơ, ít tan trong nước, cồn
+ Glycosid: dễ tan trong cồn, nước; khó tan trong dung môi hữu cơ 0,25 điểm
- Năng suất quay cực: glycosid có năng suất quay cực, thường là trái 0,25 điểm
- Tính khử: glycosid không có tính khử, sau khi thủy phân thì phần 0,25 điểm
đường có thể cho phản ứng với thuốc thử Tollens hoặc Fehling. lOMoARcPSD|48045915 Câu 2b. Digoxin
a) Điền gốc thế R để hoàn thành cấu trúc hóa học của digoxin (0,25 điểm)
b) Digoxin thuộc nhóm và phân nhóm hợp chất tự nhiên nào? Nêu đặc trưng cấu trúc hóa
học của phân nhóm đó (0,75 điểm)
c) Trình bày tác dụng dược lý và biểu hiện quá liều khi dùng nhóm chất này (0,5 điểm)
d) Trình bày sự liên quan giữa cấu trúc tác dụng của glycosid tim (1,5 điểm) a) R= (0,25 điểm)
b) Digoxin thuộc nhóm glycosid tim, phân nhóm cardenolide. (0,25 điểm)
Đặc trưng của phân nhóm này là
-Nhân hydrocarbon thuộc nhóm steroid, có vòng lactone 5 cạnh ở vị trí C-17 (0,25 điểm)
- Phần đường: nối vào OH ở vị trí C-3 phần aglycon. Ngoài những đường cơ bản thì
còn có các đường 2,6-desoxy (0,25 điểm) c) Tác dụng dược lý
- Ở liều điều trị, glycosid tim có tác dụng làm cường tim, làm chậm và điều hòa nhịp tim (0,25 điểm)
-Nếu quá liều thì gây nôn, chảy nước bọt, mờ mắt, tiêu chảy, yếu cơ, loạn nhịp, giảm
sức co bóp của tim, ngừng tim (0,25 điểm) d)
Phần quyết định tác dụng lên tim là phần aglycon, bao gồm nhân steroid và 0,25 điể
Downloaded by vy vy (quinquin28901@gmail.com)
vòng lactone chưa bão hòa. Phần đường ít ảnh hưởng lên hoạt tính, chủ yếu m ảnh hưởng độ hòa tan
- Nếu giữ lại vòng lactone, thay nhân steroid bằng benzene, naphtalene 0,25 thì mất tác dụng điể m
- Nếu giữ nhân steroid mà thay đổi vòng lactone (như bão hòa nối đôi, 0,25
mở vòng, thay bằng vòng lactam) thì tác dụng mất hoặc giảm rất nhiều điể m
- Nhóm OH ở vị trí C-14 rất quan trọng, không có nhóm này tác dụng giảm 0,25 đi điể m nhiều
- Cấu hình cis của vòng C/D quyết định tác dụng lên tim, cấu hình trans ở 0,25 vòng điể m
A/B có tác dụng yếu hơn 10 lần so với dẫn xuất cis tương ứng
- Nhóm OH ở C-3 hướng α thì giảm tác dụng đi nhiều 0,25 điể
- Vòng lactone hướng α thì giảm tác dụng m
Câu 2c. a) Trình bày tính chất lý hóa của glycosid tim (1,0 điểm)
b) Giải thích tại sao sự hấp thu qua đường tiêu hóa và đường dùng lại phụ thuộc vào
số lượng nhóm OH của glycosid tim? (1,0 điểm)
c) Quy trình chiết xuất oleandrin thô từ lá Trúc đào được thực hiện như sau:
+ Giai đoạn 1: Ngâm 5 kg bột lá với 50 L cồn 25° trong 24h. Gạn được chừng 2527
L, ép bã lấy thêm được 18-20 L nữa.
+ Giai đoạn 2: Dồn các dịch trên lại rồi thêm 0,5 L dung dịch chì acetat 30%. Để
yên một đêm, gạn lấy nước trong, phần không gạn được thì lọc, rửa cặn với 2 L cồn
25°. Dồn các nước trong lại.
+ Giai đoạn 3: Cho dịch lọc vào nồi, bốc hơi ở áp suất giảm, nhiệt độ từ 50-55°C.
Cất cho đến khi còn khoảng 8 L, để nguội. Glycosid tim thô sẽ đọng lại ở đáy nồi. Câu hỏi
-Trình bày các đặc điểm về cấu trúc hóa học của glycosid tim (0,5 điểm)
- Giải thích tại sao quy trình lại sử dụng cồn 25° để chiết xuất glycosid tim từ lá Trúc đào? (0,25 điểm)
-Giải thích mục đích sử dụng chì acetat trong quy trình ở trên (0,25 điểm)
a) Glycosid tim là những chất kết tinh, không màu, vị đắng, có năng suất quay cực,
tan trong nước, cồn, không tan trong benzen, ether(0,5 điểm; điểm tính theo số ý trả lời được)
-Glycosid tim dễ bị thủy phân bởi acid và enzyme (0,25 điểm) Khi tác dụng với kiềm thì vòng
lacton sẽ bị mở(0,25 điểm)
b) - Số lượng nhóm OH càng nhiều thì chất đó càng phân cực(0,25 điểm), tăng tính
thân nước nên làm giảm hấp thu qua đường tiêu hóa(0,25 điểm). Ngược lại, ít
nhóm OH thì tăng tính ái dầu nên tăng tính hấp thu lên(0,25 điểm).
-Những chất hấp thu kém qua đường tiêu hóa thì phải tiêm tĩnh mạch(0,25 điểm)
c) - Đặc điểm về cấu trúc hóa học của glycosid tim
+ Nhân hydrocarbon thuộc nhóm steroid, có vòng lactone 5 cạnh ở vị trí C17 (0,25 điểm)
+ Phần đường: nối vào OH ở vị trí C-3 phần aglycon. Ngoài những đường cơ
bản thì còn có các đường 2,6-desoxy (0,25 điểm)
- Glycosid tim từ lá Trúc đào có mạch đường dài nên dễ tan trong các dung môi
phân cực như cồn thấp độ, do đó sử dụng cồn 25° sẽ chiết được hoạt chất. (0,25 điểm)
- Chì acetat sử dụng trong quy trình trên với mục đích loại bỏ gôm, chất nhầy vì
gôm và chất nhầy bị tủa bởi chì acetat. Việc loại bỏ tạp sẽ giúp quy trình phân lập
glycosid tim được dễ dàng hơn.(0,25 điểm)
Câu 2d. a) Trình bày phân loại saponin theo cấu trúc hóa học, mỗi phân nhóm
cho ví dụ tên của 03 khung chất (1,0 điểm)
b) Giải thích tính chất tạo bọt của saponin (0,5 điểm)
c) Trình bày tác dụng và công dụng của saponin (lấy ít nhất 01 ví dụ dược liệu
có tác dụng, công dụng tương ứng) (1,5 điểm) Đáp án
a) Phân loại saponin theo cấu trúc hóa học -Saponin triterpenoid:
+ Saponin triterpenoid pentacyclic: oleanan, ursan, lupan, hopan(0,25 điểm)
+ Saponin triterpenoid tetracyclic: dammaran, lanostan, curcubitan(0,25 điểm)
-Saponin steroid: spirostan, furostan, aminofurostan, solanidan(0,5 điểm)
b) Do phân tử saponin có một đầu ưa nước (mạch đường) và một đầu kỵ nước (khung
aglycon) (0,25 điểm)nên saponin có khả năng làm giảm sức căng bề mặt, do vậy
khi lắc với nước sẽ tạo ra bọt tương đối bền(0,25 điểm)
c) Tác dụng và công dụng của saponin
-Tác dung long đờm, chữa ho: viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên môn, mạch môn(0,25 điểm)
-Thông tiểu: rau má, tỳ giải, thiên môn, mạch môn(0,25 điểm)
-Thuốc bổ: nhân sâm, tam thất(0,25 điểm)
-Chống viêm, chống ung thư trên các mô hình thực nghiệm: nhân sâm, giảo cổ lam(0,25 điểm)
- Các sapogenin steroid được dùng làm nguyên liệu để bán tổng hợp các thuốc
steroid: diosgenin (các loài thuộc chi Dioscorea)(0,25 điểm)
-Pha nước gội đầu, giặt len dạ: bồ kết(0,25 điểm)
Câu 2e.a) Trình bày tính chất lý hóa của anthraquinon (thể chất, màu sắc, sự
thăng hoa, độ tan) (1,5 điểm)
b) Trình bày cách tiến hành phản ứng Borntraeger (định tính anthraquinone
trong dược liệu) và giải thích ý nghĩa các bước tiến hành và hiện tượng xảy ra
(1,5 điểm) a) Tính chất lý hóa của anthraquinon
-Thể chất: chất rắn, tinh thể hình kim màu vàng, vàng cam đến đỏ(0,25 điểm)
-Dễ thăng hoa(0,25 điểm)
Độ tan: ở dạng glycosid dễ tan trong nước, cồn(0,25 điểm), còn ở dạng tự do (aglycon) thì tan
trong ether, chloroform và dung môi hữu cơ khác(0,25 điểm). Các anthraquinon có nhóm OH,
COOH tự do có thể tan trong dung dịch kiềm(0,25 điểm). các dẫn chất thuộc nhóm nhuận tẩy
khi trong dung dịch kiềm tạo dạng phenolat có màu đỏ và cho huỳnh quang tím đỏ dưới đèn UV
365 nm (0,25 điểm) b) Phản ứng Borntraeger
- Lấy một ít bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm dung dịch H2SO4 loãng, đun
nhẹ. Lắc dung dịch với dung môi hữu cơ như ether, chloroform(0,25 điểm). Gạn lấy
lấy dung môi hữu cơ sang ống nghiệm khác rồi thêm một ít dung dịch NaOH loãng,
lớp kiềm sẽ có màu đỏ.(0,25 điểm)
-Giải thích hiện tượng:
+ Đun nóng nhẹ với H2SO4 loãng là để thủy phân dạng glycosid thành dạng tự do
aglycon (có nhiều nhóm OH tự do hơn)(0,25 điểm)
+ Anthraquinon thường có các nhóm OH dạng phenolic nên có tính acid yếu (0,25
điểm).Các nhóm OH này sẽ phản ứng với NaOH loãng tạo thành dạng muối phenolat,
màu sắc sẽ chuyển sang đỏ(0,25 điểm), dạng muối này hòa tan vào lớp nước nên lớp
dung dịch kiềm sẽ chuyển màu đỏ, còn lớp dung môi hữu cơ sẽ mất màu vàng(0,25 điểm).
Câu 2f. a) Vẽ khung cơ bản và đánh số carbon của nhóm anthraquinon(0,5 điểm)
b) Trình bày phân loại anthraquinon, nêu đặc điểm cấu trúc hóa học của mỗi nhóm (1,0 điểm)
c) Trình bày tác dụng và công dụng của anthranoid (1,0 điểm)
d) Giải thích lý do tác dụng tẩy xổ của dạng anthraglycosid thường đến chậm sau khi sử dụng (0,5 điểm)
a) Khung cơ bản của anthraquinon(0,25 điểm) và đánh sốtrong khung carbon (0,25 điểm) Phân loại:
-Nhóm phẩm nhuộm: cấu trúc có 2 nhóm OH ở vị trí α và β(0,25 điểm)
- Nhóm nhuận tẩy: cấu trúc có 2 nhóm OH ở vị trí 1 và 8, ở vị trí số 3 là nhóm
CH3, CH2OH, CHO, COOH(0,25 điểm)
- Nhóm dimer: hai phân tử anthron bị oxy hóa rồi trùng hợp với nhau(0,25 điểm),
bao gồm homodianthron (hai nửa giống nhau) và heterodianthron (hai nửa khác nhau)(0,25 điểm)
b) Tác dụng và công dụng của anthranoid
-Tẩy xổ, tăng nhu động ruột (0,25 điểm) Thông mật, thông tiểu, tống sỏi thận (0,25 điểm) -Kháng
nấm, trị hắc lào, lang ben (0,25 điểm) Kích thích miễn dịch chống ung thư (0,25 điểm)
c) Các dẫn chất anthraglycosid dễ hòa tan trong nước nên không bị hấp thu ở ruột
non. Khi đến ruột già, dưới tác dụng của enzyme β-glucosidase của hệ vi khuẩn
ruột thì các glycosid bị thủy phân(0,25 điểm) và các dẫn chất anthraquinon bị khử
thành dạng anthron và anthranol có tác dụng tẩy xổ(0,25 điểm).
Câu 2g. a) Vẽ khung cơ bản của flavonoid (0,25 điểm)
b) Trình bày tính chất lý hóa của flavonoid (màu sắc, độ tan, phản ứng với
FeCl3, phản ứng với kiềm, phản ứng cyanidin, phản ứng với muối diazoni).
Trình bày hiện tượng của các phản ứng định tính (1,75 điểm)
c) So sánh phương pháp đo quang và sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) khi
định lượng flavonoid trong dược liệu (về thiết bị, tính đặc hiệu, kết quả định
lượng, lượng mẫu sử dụng trong phân tích, thời gian phân tích)(1,0 điểm) Đáp án
a) Khung cơ bản của flavonoid: (0,25 điểm)
b) Tính chất lý hóa
- Màu sắc: vàng nhạt đến đỏ cam, có một vài dẫn chất không có
màunhư flavan, flavanon. Các dẫn chất anthocyanidin có màu phụ
thuộc vào pH môi trường
- Độ tan: dạng glycosid và dạng sulfat dễ tan trong cồn và nước,dạng
aglycon tan trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước(0,25
điểm). Các dẫn xuất catechin dễ tan trong nước. Do thường có nhóm OH tự do nên aglycon của
flavonoid thường dễ tan trong dung dịch kiềm loãng(0,25 điểm). -
Phản ứng với FeCl3: cho màu xanh nâu, lục
- Phản ứng với kiềm: làm tăng cường độ màu lên như flavon và
flavonol cho màu vàng sáng, chalcone và auron cho màu đỏ cam
- Phản ứng cyanidin: hòa tan flavonoid trong ethanol, thêm bột magiê
rồi nhỏ từ từ HCl đậm đặc, dung dịch sẽ chuyển màu đỏ với các dẫn
xuất flavonoid có nhóm keton ở C-4
- Phản ứng với muối diazoni: tạo dẫn xuất có màu vàng cam đến đỏ 0 , C ) Tiêu chí Đo quang HPLC Điểm Thiết bị thiết bị đơn giản thiết bị đắt tiền 0,25 điểm - chỉ có tính đặc
- cao, đặc hiệu cho từng 0,25 điểm hiệu tương đối với chất Tính đặc nhóm chất hiệu
- chỉ có thể định lượng
- có thể định lượng đồng 0,25 điểm được nhóm chất thời, chính xác cho nhiều chất Kết quả kết quả phụ thuộc
kết quả chính xác cho từng 0,25 điểm
định lượng vào việc chọn chất chất chuẩn
Lượng mẫu lớn, phụ thuộc kích
nhỏ, thể tích tiêm mẫu 1020 0,25 điểm thước μL sử cuvet và thao tác tráng ở nồng độ thích hợp dụng trong rửa phân tích Thời gian ngắn dài, tùy vào chương phân tích trình phân tích
Câu 2h. a) Trình bày và giải thích hiện tượng thay đổi màu sắc của anthocyanidin
theo pH môi trường (0,5 điểm)
b) Vẽ sơ đồ chuyển hóa các dạng cation, phân tử trung tính, anion, và chalcon
của anthocyanidin theo pH môi trường (0,5 điểm)
c) Trình bày một số tác dụng dược lý chính của flavonoid và cho ví dụ (2,0 điểm)
a) Cấu trúc anthocyanidin có nhân benzopyrilium ở dạng cation(0,25 điểm), trong
dung dịch pH 1-4 có màu đỏ, ở môi trường kiềm (pH >6) sẽ có màu xanh, nếu
thêm kiềm thì vòng C sẽ mở tạo thành chalcon có màu vàng(0,25 điểm)
b) Sơ đồ chuyển hóa (0,5 điểm)
Chú ý: Điểm cho tùy theo số bước vẽ đúng của sơ đồ
c) - Chống oxy hóa: loại bỏ các gốc tự do sinh ra trong tế bào, bảo vệ màng tế bào
(ví dụ Hòe hoa, Diếp cá) (0,25 điểm)
- Ức chế tác động của enzyme hyaluronidase, từ đó làm bền thành mạch, giảm tính
dòn và tính thấm của mao mạch (ví dụ rutin từ hoa hòe). Flavonoid thường được
dùng trong các trường hợp tĩnh mạch bị suy yếu, giãn tĩnh mạch, trĩ (0,25 điểm)
- Bảo vệ gan: trên thực nghiệm, flavonoid có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tác
nhân như CCl4, benzene, CHCl3, ổn định lượng glycogen trong gan (ví dụ actiso, bụt giấm) (0,25 điểm)
-Thông tiểu (ví dụ: râu mèo, diếp cá), Chống loét dạ dày (ví dụ: cam thảo) và chống viêm (ví dụ:
núc nác) (0,25 điểm) Tăng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch, và mao mạch (ví dụ:
bạch quả) (0,25 điểm)
-Tác dụng giống estrogen: nhóm isoflavonoid (ví dụ: đậu nành) (0,25 điểm) Diệt
côn trùng, trừ sâu: rotenoid trong dây thuốc cá (0,25 điểm)
Câu 2h. a) Vẽ khung cơ bản và đánh số carbon của khung chất coumarin (0,25 điểm)
b) Trình bày tính chất lý hóa của coumarin (cảm quan, độ tan, huỳnh quang) (0,75 điểm)
c) Trình bày cách tiến hành, viết phương trình phản ứng, và giải thích phản ứng
đóng mở vòng lacton của coumarin (1,0 điểm)
d) Trình bày tác dụng và công dụng của coumarin (1,0 điểm)
a) Khung cơ bản của coumarin và đánh số khung carbon (0,25 điểm)
b) Tính chất lý tính
-Kết tính không màu, dễ thăng hoa, có mùi thơm (0,25 điểm)
- Độ tan: dạng glycosid dễ tan trong nước, dạng aglycon dễ tan trong dung môi kém phân cực (0,25 điểm)
- Có huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại, cường độ huỳnh quang phụ thuộc vào
nhóm thế của phân tử coumarin cũng như pH dung dịch (0,25 điểm)
c) Phản ứng đóng-mở vòng lacton: cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1-2 mL dịch chiết cồn từ
-dược liệu. Ống 1 cho 0,5 mL dd NaOH 10% rồi đun cách thủy cả hai ống, để nguội rồi thêm vào
mỗi ống 4 mL nước cất, nếu ống thứ nhất trong hơn ống thứ hai, nhưng sau đó acid hóa mà đục
hoặc có kết tủa như ống thứ hai thì sơ bộ xác định có coumarin. (0,25 điểm) (0,25 điểm) Giải thích:
-Coumarin có vòng lacton (ester nội) nên bị mở vòng bởi kiềm tạo thành dạng muối
dễ tan trong nước nên khi thêm nước cất thì ống thứ nhất sẽ trong hơn ống thứ hai
(coumarin ít tan trong nước nên ống thứ hai sẽ đục)(0,25 điểm), nếu acid hóa thì
muối đó sẽ đóng vòng trở lại thành coumarin ít tan trong nước nên cả hai ống sẽ đục
như nhau. (0,25 điểm) d)
- Chống co thắt, làm giãn nở động mạch vành 0,25 điểm
- Chống đông máu do làm giảm sự tổng hợp prothrombin 0,25 điểm
- Làm bền và bảo vệ thành mạch (giống vitamin P)
- Chữa bệnh bạch biến hay lang trắng, vẩy nến 0,25 điểm
- Kháng khuẩn, chống viêm
- Chú ý các coumarin độc như aflatoxin có trong nấm mốc có 0,25 điểm
thể gây ung thư, hoại tử gan
Câu 2i. a) Trình bày tính chất lý hóa của tanin (cảm quan, độ tan, thí nghiệm thuộc
da, các phản ứng kết tủa) (1,0 điểm)
b) Giải thích thí nghiệm thuộc da của tanin (1,0 điểm)
c) Trình bày tác dụng - công dụng của tanin (1,0 điểm) a) Tính chất lý hóa
-Tanin có vị chát, làm săn da (0,25 điểm), độ tan: tan được trong nước, kiềm loãng, cồn, glycerin
và aceton, hầu như không tan trong các dung môi hữu cơ kém phân cực (0,25 điểm)
- Thí nghiệm thuộc da: lấy một miếng da sống ngâm vào dung dịch HCl loãng rồi
rửa với nước cất, sau đó thả vào dung dịch thử trong 5 phút. Rửa lại với nước cất rồi
nhúng vào dung dịch FeSO4 loãng, nếu miếng da có màu nâu hoặc nâu đen thì dung
dịch thử có tanin. (0,25 điểm)
-Tanin có thể kết tủa với gelatin, các alcaloid, phenazon, muối kim loại (0,25 điểm)
b) Tanin là các hợp chất có nhiều nhóm OH phenol (polyphenol)(0,25 điểm) do đó
có thể tạo nhiều liên kết hydro với các mạch polypeptid của protein(0,25 điểm), do
đó sẽ hấp phụ vào bề mặt của miếng da sống(0,25 điểm). Tanin hấp phụ trên bề mặt
miếng da khi phản ứng với dung dịch FeSO4 loãng sẽ cho ra màu nâu hoặc nâu đen.(0,25 điểm) c)
- Ở trong cây, tanin tham gia vào các quá trình trao đổi chất, quá trình (0,25 oxy hóa khử điểm)
- Kháng khuẩn, làm thuốc súc miệng khi niêm mạc miệng, họng vị viêm
loét, hoặc chỗ loét khi nằm lâu.
- Làm thuốc săn da do tanin kết hợp với protein tạo thành màng trên niêm (0,25 mạc. điểm)
- Chữa ngộ độc đường tiêu hóa do kết tủa với kim loại nặng và alkaloid. (0,25 điểm)
- Đắp lên vết thương để cầm máu, chữa trĩ, rò hậu môn do có tác dụng (0,25 làm đông máu. điểm) NHÓM CÂU HỎI 3 (Dược
liệu chứa anthranoid, flavonoid, và coumarin; 2,0 điểm)
Trình bày tên khoa học, họ Việt Nam, họ khoa học, đặc điểm thực vật chính, bộ
phận dùng, thành phần hóa học chính, tác dụng và công dụng của các dược liệu sau (2 điểm)
Dược liệu chứa anthranoid: Đại hoàng, Hà thủ ô đỏ, Thảo quyết minh, Ba kích, Lô hội
Dược liệu chứa flavonoid: Hoa hòe, Núc nác, Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Actiso, Xạ can, Dây mật
Dược liệu chứa coumarin: Bạch chỉ, Tiền hồ Anthranoid