-
Thông tin
-
Quiz
Nghiên cứu sự tác động từ những thay đổi trong hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn Thông Quân Đội - Môn Quản trị Nhân lược| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Quản trị nhân lực (QTNL01) 88 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Nghiên cứu sự tác động từ những thay đổi trong hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn Thông Quân Đội - Môn Quản trị Nhân lược| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL01) 88 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ……0O0…… BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Đề tài: Nghiên cứu sự tác động từ những thay đổi trong hoạt động của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn Thông Quân Đội (Viettel) đến các kỹ năng và kiến thức cần
thiết của nguồn nhân lực. Từ đó chọn một thay đổi và giải thích cách HRM giúp đỡ
cho Viettel thực hiện được thay đổi. Trong các hoạt động đó, chỉ ra hoạt động tác
động mạnh nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó.
Lớp: NLQT1103(222) _16
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Huy Trung Thành viên nhóm 04:
1. Đỗ Phương Linh – MSV: 11223388
2. Nguyễn Bích Ngọc – MSV: 11224696
3. Lương Thu Hằng – MSV: 11222082
4. Hoàng Thị Mỹ Hạnh – MSV: 11222144
5. Pich Chakriya – MSV: 11227156
6. Lương Tiểu Băng – MSV: 11220784
7. Trần Minh Nguyệt – MSV: 11224861
8. Nguyễn Gia Huy – MSV: 11222797 Hà Nội – 06/2023 MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................................3
NỘI DUNG.................................................................................................................................................4
I. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI:.................................4
1.1. Giới thiệu chung..........................................................................................................................4
1.2. Lịch sử hình thành:....................................................................................................................4
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh:..................................................................................5
1.4. Mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của Viettel:..................................................................5
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ SỰ THAY ĐỔI HOẠT ĐỘNG CỦA VIETTEL ĐẾN NHỮNG KỸ
NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT CỦA NGUỒN NHÂN LỰC.................................................5
2.1. Viettel thâm nhập thị trường quốc tế:.......................................................................................5
2.2. Viettel thay đổi để ứng phó với Covid – 19:..............................................................................7
2.3. Viettel tái định vị thương hiệu hướng tới mục tiêu “Tiên phong kiến tạo xã hội số”:...........8
2.4. Viettel hình thành nền móng công nghệ cao:..........................................................................10
III. Các hoạt động của HRM giúp Viettel thực hiện được tái định vị thương hiệu hướng tới mục
tiêu “Tiên phong kiến tạo số”:............................................................................................................11
3.1. Thu hút nhân tài tài trẻ tiềm năng có năng lực phù hợp với chiến lược mới của công ty:. .11
3.2. Tập trung đào tạo và nâng cao chất lượng của nhân sự:.......................................................12
3.3. Điều hành quá trình làm việc hàng ngày của nhân viên:.......................................................12
IV. Trong các hoạt động của HRM ở câu 2, hãy chọn ra hoạt động có tác động mạnh nhất và giải
thích cho sự lựa chọn của mình..........................................................................................................12
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................16 2 LỜI NÓI ĐẦU
Một công ty hay một tổ chức nào dù có nguồn tài chính dồi dào, máy móc
kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng sẽ trơ nên vô nghĩa nếu không biết quản trị nhân
lực. Chúng ta không phủ nhận vai trò của các lĩnh vực khác như quản trị tài chính,
quản trị sản xuất, quản trị hành chính, kế toán… nhưng rõ ràng quản trị nhân lực
đóng vai trò rất quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Bất cứ cấp quản trị nào cũng
phải biết quản trị nhân viên của mình.
Quản trị nhân lực là một lĩnh vực phức tạp và khó khăn. Nó bao gồm nhiều
vấn đề như tâm sinh lý, xã hội, đạo đức… Nó là sự trộn lẫn giữa khoa học và nghệ
thuật – nghệ thuật quản trị con người. Công việc quản trị không hề dễ dàng khiến
cho vai trò của nhà quản trị trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một nhà quản trị
giỏi cần biết phân tích và nắm vững các yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp đến công tác quản trị nhân lực.
Bài tập nhóm với đề tài: “Nghiên cứu sự tác động từ những thay đổi trong
hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn Thông Quân Đội (Viettel) đến các kỹ
năng và kiến thức cần thiết của nguồn nhân lực. Từ đó chọn một thay đổi và giải
thích cách HRM giúp đỡ cho Viettel thực hiện được thay đổi. Trong các hoạt động
đó, chỉ ra hoạt động tác động mạnh nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó.” sẽ giúp
nhóm chúng em có cái nhìn toàn diện, đa chiều về cách HRM phản ứng với các
thay đổi của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp phát triển hơn với nguồn nhân lực chất lượng.
Với ý tưởng đó, dưới sự dẫn dắt của giảng viên là thầy Nguyễn Huy Trung,
chúng em đã trình bày đề tài nêu trên rõ ràng trong bài tập nhóm này. Mặc dù sẽ
vẫn còn nhiều sai sót, khiếm khuyết do lần đầu tiếp cận với bộ môn “Marketing
Căn Bản” nhưng chúng em mong rằng thầy sẽ đóng góp ý kiến giúp bài tập nhóm
của chúng em hoàn chỉnh cũng như hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 3 NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI: 1.1. Giới thiệu chung
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, thường được biết đến dưới
tên giao dịch Viettel hay Tập đoàn Viettel, là một tập đoàn viễn thông và công nghệ
Việt nam được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1989.
Viettel là một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam có số lượng
nhân viên đông đảo nhất (50.000 nhân viên). Đây cũng là một công ty có số lượng
khách hàng cao nhất trên toàn quốc. Viettel là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với
các hoạt động thương mại với 13 quốc gia ở châu Á, châu Mỹ và châu Phi với quy mô là 270 triệu người.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel là doanh nghiệp vốn
nhà nước 100%. Viettel có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của Tổng công ty Viễn thông Quân đội. Bộ Quốc phòng làm chủ sợ hữu và
hoạt động trong các lĩnh vực bưu chính – viễn thông, công nghệ, thông tin.
Năm 2019, tập đoàn là một trong Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới
dựa trên số lượng thuê bao. Ngoài ra, công ty còn thuộc Top 40 công ty viễn thông
hàng đầu về doanh thu lớn nhất thế giới. Giá trị thương hiệu của Viettel được xác
định là 4,3 tỷ USD, nằm trong top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới theo (Brand Finance).
Các ngành nghề chính bao gồm: Ngành dịch vụ viễn thông và công nghệ
thông tin, ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công
nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ
số. Sản phẩm nổi bật ngất của Viettel hiện này là mạng di động của Viettel Mobile.
Công ty thành viên Viettel Telecom của Viettel đang là nhà mạng giữ thị phần lớn
nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam.
1.2. Lịch sử hình thành:
- 1989 – 1999: Công ty xây dựng công trình cột cao
- 2000 – 2009: Sự bùng nổ trên thị trường dịch vụ viễn thông
- 2010 – 2018: Tập đoàn công nghệ toàn cầu
- 2018 – nay: Nhà cung cấp dịch vụ kĩ thuật số 4
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh:
- Tầm nhìn: Sáng tạo vì con người
- Sứ mệnh: Tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số
- Triết lý kinh doanh: Cộng hưởng để tạo sự khác biệt
1.4. Mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của Viettel:
- Phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp chủ đạo và kiến tạo xã hội
số tại Việt Nam, có thể đạt được mức doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ vào năm 2025.
- Đặt mục tiêu chuyển dịch Viettel Telecom trở thành doanh nghiệp viễn thông số,
có dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại đất nước Việt Nam; tiên
phong về công nghệ 5G và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng của doanh thu đạt được
tương đương với các đối thủ cạnh tranh của Viettel - nhà mạng trong khu vực và cả
trên thế giới; tập trung vào việc sáng tạo sản phẩm cùng dịch vụ; số hóa các hoạt
động trong công tác bán hàng, lấy khách hàng của mình làm trung tâm; thực hiện
đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ trong công tác quản lý có chứng chỉ quốc tế về
lĩnh vực kinh doanh, quản lý, cả kỹ thuật và công nghệ thông tin.
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ SỰ THAY ĐỔI HOẠT ĐỘNG CỦA VIETTEL
ĐẾN NHỮNG KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT CỦA NGUỒN NHÂN LỰC.
Để làm việc cho Viettel, nhân viên luôn cần những ký năng về chuyên môn
áp dụng vào công việc như kỹ năng lập trình, kỹ năng điện toán đám mây cũng như
các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ
năng xử lý tình huống… và những kiến thức cần thiến về công nghệ thông tin cũng
như điện tử viễn thông…
Tuy nhiên, tuỳ từng thay đổi trong phương hướng hoạt động của Viettel đòi
hỏi nguồn nhân lực phải phát triển và chú trọng vào những kiến thức và kỹ năng
nhất định song song với việc duy trì những gì bản thân sẵn có.
2.1. Viettel thâm nhập thị trường quốc tế:
Năm 2008, Viettel đã đặt bước chân đầu tiên ra thế giới tại Campuchia.
Viettel chỉ mất 2 năm để đưa Metfone từ vị trí thứ 8 vươn lên vị trí số 1 tại thị 5
trường này. Vị trí đó vẫn được duy trì cho đến nay. Hết năm 2012, Viettel thực sự
lớn mạnh trên thị trường viễn thông.
Ngày 15/05/2012, Viettel chính thức công bố kinh doanh tại Mozambique.
Sau những nỗ lực cố gắng mang “hãy nói theo cách của bạn” đến với các vùng đất
xa xôi của Mozambique, Movitel được mệnh danh là “Điều kỳ diệu châu Phi”.
Ngày 07/09/2011, Natcom khai trương mạng viễn thông với cơ sở hạ tầng về
mạng di động đứng số 1 Haiti. Viettel đã làm nên điều kỳ diệu khi hồi sinh hạ tầng
viễn thông của quốc gia này sau trận động đất kinh hoàng nhất lịch sử khiến gần
nửa triệu người thiệt mạng.
Năm 2012, tại Đông Timor, Telemor đã tạo ra sự khác biệt và làm biến đổi
nhanh chóng ở quốc gia này chỉ sau 1 năm xây dựng. Viễn thông đã đến với người
nghèo, kể cả những nơi mà việc tiếp cận thông tin rất khó khăn.
Ngày 06/2018, Myanmar là thị trường quốc tế thứ 10 và mới nhất của
Viettel. Hiện nay, Mytel cán mốc 8 triệu khách hàng, chiếm 22% thị phần viễn
thông di động của Myanmar, đứng thứ 3 thị trường và là nhà mạng có tốc độ tăng
trưởng lớn nhất tại Myanmar.
Phó tổng Giám đốc Tập đoàn đã khẳng định mạnh mẽ chiến lược phát triển
đến năm 2025 đối với khối viễn thông nước ngoài là “Tiếp tục vươn ra thị trường
quốc tế để hiện thực hóa trở thành một Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu” Kiến thức cần thiết:
- Kiến thức về thị trường mà Viettel sẽ mở rộng kinh doanh: Về đặc điểm địa lý,
con người, nhu cầu sử dụng dịch vụ, truyền thống văn hóa, tài chính... Người lao
động phải có cái nhìn khách quan, toàn diện về các thị trường mà Viettel đang
hướng tới để nhận thức được những thách thức và chớp được thời cơ để phát triển.
- Kiến thức về sản phẩm, dịch vụ mà Viettel sẽ cung cấp ra thị trường nước ngoài:
Với những kiến thức về sản phẩm, nhân viên Viettel sẽ giúp khách hàng giải đáp
những thắc mắc và thuyết phục khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của doanh
nghiệp cũng như đưa ra ý tưởng cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Kỹ năng cần thiết:
- Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ khác: Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết khi
Viettel mở rộng thị trường sang các nước khác. Bằng việc có thể nghe, hiểu, và sử
dụng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt, nguồn nhân lực dễ dàng tìm được những cơ
hội tốt để phát triển công việc cũng như xây dựng được mạng lưới quan hệ rộng 6
hơn. Đây là cầu nối để gắn kết các mối quan hệ trong công việc và tiếp xúc với
những khách hàng ngoại quốc.
- Kỹ năng chuyên môn: Kỹ năng chuyên môn vô cùng cần thiết trong công việc.
Một nhân viên được Viettel đánh giá cao còn phải có những kỹ năng thực tiễn
trong công việc tốt. Để trở thành một phần của Viettel không chỉ trong giai đoạn
tập đoàn phát triển thị trường mà còn trong bất cứ giai đoạn, những kỹ năng
chuyên môn như tin học, viễn thông… là vô cùng cần thiết.
- Kỹ năng thích ứng với sự đổi mới của môi trường: Phát triển ở một môi trường
hoàn toàn mới về vị trí địa lý, phong tục tập quán… đòi hỏi nguồn nhân lực phải
thích ứng được với sự thay đổi từ xung quanh. Hoà nhập được với môi trường mới
giúp nhân sự tăng khả năng đối phó với những biến thay đổi cũng như tăng năng suất làm việc.
2.2. Viettel thay đổi để ứng phó với Covid – 19:
Do sự thay đổi chung của xã hội trong bối cảnh dịch Covid – 19, Viettel đã
ngay lập tức triển khai đồng bộ các hệ thống để giúp năng suất lao động của người
Viettel được đảm bảo mà vẫn an toàn…
Viettel tập trung vào nhóm các mục tiêu gia tăng trải nghiệm khách hàng
thông qua các kênh tương tác số, đưa hệ thống trợ lý ảo Callbot và Chatbot vào các
hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng. Hiện nay, Viettel đã chuyển dịch 97%
lưu lượng, 89% người dùng từ kênh hỗ trợ truyền thống sang các kênh do trợ lý ảo thực hiện.
Bên cạnh đó, Viettel đã phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng số, tạo
nguồn tăng trưởng doanh thu mới như dịch vụ Multisim (cho phép 1 sim sử dụng
được trên nhiều thiết bị), IoT (công nghệ kết nối vạn vật), giải đấu eSport (thể thao
trực tuyến), mở rộng hệ sinh thái thanh toán điện tử Viettel pay với 15 ngành, lĩnh
vực thiết yếu của cuộc sống như thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, học trực tuyến...
Tại các thị trường nước ngoài, Viettel cũng thúc đẩy các nền tảng siêu ứng
dụng (super app), tạo ra lượng khách hàng mới cho nhiều thị trường như Lào, Campuchia, Myanmar…
Viettel cũng tích cực ảo hóa 80% hạ tầng công nghệ thông tin; tối ưu, nâng
cao chất lượng dịch vụ tốt hơn 2019. Theo số liệu của VNNIC, Viettel là nhà mạng
có chất lượng di động 4G tốt nhất Việt Nam. 7 Kiến thức cần thiết:
- Kiến thức về các biện pháp phòng dịch an toàn: Trong lúc dịch bệnh đang hoành
hành, những nhân thức về phòng tránh dịch bệnh an toàn sẽ giúp nhân viên của
Viettel bảo vệ được bản thân cũng nhưng những người xung quanh, từ đó tránh
nguy cơ dịch bệnh và duy trì khả năng làm việc.
- Kiến thức khi lập trình các kênh tương tác số và hệ thống trợ lý ảo Callbot và
Chatbot, các dịch vụ trên các nền tảng số như Multisim, ToT, Viettel Pay…: Đây là
những kỹ năng cần thiết trong giai đoạn Viettel phát triển những dịch vụ mới.
Những kiến thức nền tảng về lĩnh vực nêu trên là tiền để để nguồn nhân lực phát
triển kỹ năng cần thiết liên quan đến lập trình các kênh tương tác và hệ thống trợ lý
ảo, các dịch vụ trên các nền tảng khác. Kỹ năng cần thiết:
- Kỹ năng vận dụng công nghệ: Giúp nguồn nhân lực có thể thực hiện tốt các công
việc lập trình, giám sát, điều hành và phát triển các dịch vụ trên nền tảng số, kênh
tương tác số từ đó, hoàn thành tốt công việc của mình trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn.
- Kỹ năng quản lý cảm xúc: Cân bằng được cảm xúc cá nhân giữa áp lực từ công
việc và gia đình để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và phát triển các mối
quan hệ trong công việc một cách chuyên nghiệp dù phải làm việc từ xa.
- Kỹ năng thích nghi và thích ứng: Nhanh chóng ứng phó với các biến đổi của dịch
bệnh Covid – 19. Khi làm việc từ xa buộc nhân viên phải nâng cao các kỹ năng
nhận thực để giải quyết vấn đề, sáng tạo và đổi mới để nắm bắt thời cơ và vượt qua dịch bệnh.
2.3. Viettel tái định vị thương hiệu hướng tới mục tiêu “Tiên phong kiến tạo xã hội số”:
Theo sát kế hoạch hành động của Chính phủ về chiến lược chuyển đổi số lấy
người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông
Quân đội (Viettel) duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng phát
triển nền kinh tế số, xã hội số và công dân số.
Cụ thể ngày 07/01/2021, Viettel đã công bố tái định vị thương hiệu với sự
thay đổi về diện mạo bên ngoài từ logo, slogan đến các thay đổi bên trong doanh
nghiệp: mục tiêu chiến lược, tầm nhìn sứ mệnh. Qua đó khẳng định mục tiêu cốt
lõi của việc tái định vị thương hiệu là để phù hợp với sứ mệnh mới của Viettel đó 8
là "Tiên phong kiến tạo xã hội số" và chuyển dịch từ một nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số. Kết quả, Viettel đã hình thành 6 nền tảng
chủ đạo của một xã hội số gồm: Hạ tầng số, Giải pháp số, Nội dung số, Tài chính
số, an ninh mạng và Nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao.
Với việc tái định vị thương hiệu, Viettel mang đến thông điệp về một hệ sinh
thái dịch vụ đa dạng hơn, hợp với xu hướng phát triển của xã hội hơn. Kiến thức:
- Kiến thức về sử dụng công nghệ số: Trong bối cảnh cạnh tranh và biến đổi liên
tục của thị trường, rất cần sự thông minh, nhạy bén và sáng tạo của các doanh
nghiệp. Từ việc có những kỹ năng về công nghệ số, nguồn nhân lực sẽ phát triển
những kỹ năng về lĩnh vực này và từ đó, giúp Viettel nhanh chóng thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số.
- Kiến thức về tin học, lập trình (JavaScript, C++, Python,…): Những kiến thức về
tin học và lập trình sẽ là nền tảng để nguồn nhân lực nâng cao khả kỹ năng lập
trình và làm chủ ngôn ngữ code. Kỹ năng:
- Kỹ năng sáng tạo: Tư duy sáng tạo là một kỹ năng quan trọng đối với nguồn nhân
lực của Viettel. Với phương châm “Đổi mới, sáng tạo như cơm ăn, nước uống với
người Viettel”, để làm việc trong một môi trường như vậy đòi hỏi nguồn nhân lực
phải phát huy chất xám của mình để giải quyết vấn đề và phát minh ra nhiều điều
mới mẻ, tiếp thu nhanh chóng và cởi mở với các ý tưởng khác biệt, tạo tiền đề cho
những thay đổi mang tính cách mạng, tiên phong tạo ra xu hướng mới trong ngành.
- Kỹ năng thay đổi linh hoạt: Linh hoạt sẽ giúp nguồn nhân lực ta phản ứng nhanh
trong việc nắm bắt những cơ hội có lợi hoặc giải quyết các vấn đề khó khăn. Đây
là một cách để rèn luyện tính quyết đoán
- Kỹ năng lập trình máy tính và phát triển phần mềm: Đây là những kỹ năng quan
trọng trong nền kinh tế số hiện nay, lập trình máy tính là việc lập ra chương trình
làm việc cho máy có bộ xử lý, nói riêng là máy tính, để thực thi nhiệm vụ xử lý
thông tin nào đó; phát triển phần mềm là quá trình tạo ra các ứng dụng hoặc hệ
thống sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các công cụ và các phương pháp kỹ thuật.
Các kỹ năng này giúp người lao động có thể sử dụng và tạo ra công nghệ mới, cải
thiện triển vọng việc làm và thích ứng với sự thay đổi của thị trường. 9
- Kỹ năng khoa học dữ liệu và quản lý mạng: Chuyển đổi số trở thành mục tiêu của
Viettel, vì vậy kỹ năng làm việc với dữ liệu, đặc biệt là các dữ liệu khổng lồ
(bigdata) rất quan trọng cho nguồn nhân lực. Nhu cầu xử lý, phân tích và tổng hợp
các dữ liệu trong doanh nghiệp chưa bao giờ có dấu hiệu giảm nhiệt. Không chỉ
phải nắm chắc các kiến thức về dữ liệu dạng số, nguồn nhân lực còn phải biết cách
chuyển giao thành những dạng chương trình khác nhau trên nhiều thiết bị máy học.
2.4. Viettel hình thành nền móng công nghệ cao:
- Viettel hình thành nền móng công nghệ cao với 2 mũi nhọn là công nghiệp công
nghệ cao và công nghiệp điện tử viễn thông.
- Viettel đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong phát triển sản phẩm,
dịch vụ viễn thông và hạ tầng mạng lưới.
- Những năm gần đây, Viettel là doanh nghiệp đầu tiên khai trương các dịch vụ 4G,
5G, đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại và quản lý sản xuất, kinh doanh.
- Viettel đã chủ động nghiên cứu, xây dựng được các công cụ giám sát, quản lý và
tác chiến trên không gian mạng để bảo vệ người dùng Internet, bảo vệ các hệ thống và chủ quyền quốc gia.
- Tập trung đầu tư nguồn lực cho nghiên cứu công nghệ AI
=> Hiện tại, Viettel đã có chiến lược “đi trước, đón đầu” về công nghệ để sẵn sàng
hòa nhập, bắt nhịp vào dòng chảy của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. Kiến thức:
- Kiến thức về tiếp thị số: Việc sử dụng Internet, thiết bị di động hay các kênh
truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm để tiếp cận người dùng. Với những kiến
thức về marketing số, nguồn nhân lực giúp Viettel gia tăng độ nhận diện thương
hiệu trên các nền tảng mảng xạ hội.
- Kiến thức về an ninh mạng: ngăn chặn hoặc giảm tổn thất do truy cập trái phép
vào hệ thống máy tính, bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trước những rủi ro mạng có thể xảy ra. Kỹ năng:
- Kỹ năng phát triển kỹ thuật số: Tiếp thu và đón đầu được xu thế kỹ thuật mới
nhất. Giao tiếp và làm việc trên nền tảng số, ứng dụng số. Có kiến thức về điện
toán đám mây, phân tích dữ liệu số, lập trình. 10
- Kỹ năng lập trình robot: Biết và nâng cao khả năng phát triển, thiết kế, vận hành
robot. Chủ động học tập rèn luyện tư duy hệ thống, tư duy lập trình tốt. Sử dụng
ngôn ngữ lập trình phù hợp. Kết hợp hệ thống máy tính và sử dụng tín hiệu cảm
biến để phản hồi, lập trình và điều khiển.
III. Các hoạt động của HRM giúp Viettel thực hiện được tái định vị thương
hiệu hướng tới mục tiêu “Tiên phong kiến tạo số”:
Việc tái định vị thương hiệu và bước chuyển mình sang chuyển đổi số sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Viettel theo nhiều cách khác
nhau. Đối với nội bộ Viettel, lần tái định vị này, thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền
chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đã khẳng định:
- Mỗi người Viettel là một đại sứ thương hiệu, mỗi người sẽ đóng góp tạo dựng
nên thương hiệu Viettel theo cách của mình, từ đó cộng hưởng các giá trị khác biệt
của cá nhân tạo lập nên một tập thể hùng mạnh.
- Tiếp tục theo đuổi sứ mệnh sáng tạo vì con người trong kỷ nguyên số.
- Mỗi cán bộ nhân viên Viettel đã sáng tạo hơn nữa, biết yêu thương sẻ chia, quan
tâm chăm sóc hơn nữa, khát khao, đam mê hơn vì mục tiêu xây dựng xã hội số ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, để thực hiện được mục tiêu sứ mệnh mới của doanh nghiệp đó
là “Tiên phong kiến tạo xã hội số” thì Viettel cũng cần có những hoạt động HRM
thật hiệu quả và chắc chắn:
3.1. Thu hút nhân tài tài trẻ tiềm năng có năng lực phù hợp với chiến lược mới của công ty:
- Đầu tư phòng lab 4G cho Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
- Hợp tác cùng trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) để sản xuất chip 5G.
- Đồng hành cùng ĐH Bách khoa Hà Nội trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển các
công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), cơ khí chính xác và vật liệu tiên tiến, năng lượng sạch.
=> Góp phần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tiềm năng cho doanh nghiệp
trong tương lai. Điều này như một bước chuẩn bị giúp Viettel đạt được mục tiêu và
sứ mệnh đặt ra của mình. 11
3.2. Tập trung đào tạo và nâng cao chất lượng của nhân sự:
- Tổ chức chương trình thường niên Viettel Digital Talent, mỗi năm tạo điều kiện
cho gần 150 thực tập sinh xuất sắc tiếp cận dự án thực tế
=> Nâng cao năng lực “thực chiến” của lớp nhân sự công nghệ kế cận.
- Đưa ra các khóa đào tạo training tập huấn để nhân viên có thể thích ứng và đáp
ứng được yêu cầu của các dịch vụ số mới.
=> Nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, tạo ra một nền văn hoá doanh nghiệp tích cực, sáng tạo
3.3. Điều hành quá trình làm việc hàng ngày của nhân viên:
- Giao tiếp rõ ràng và liên tục với nhân viên về mục tiêu, giá trị và lợi ích của việc
tái định vị thương hiệu.
- Lắng nghe, giải quyết các ý kiến phản hồi và khiếu nại của nhân viên.
- Thường xuyên quản lý, sát sao các hoạt động thường ngày của nhân viên để đánh
giá, báo cáo và đưa ra giải pháp thúc đẩy phù hợp.
=> Bề ngoài là kiểm tra nhân viên nhưng thực tế là những cuộc chia sẻ giữa cấp
trên và cấp dưới, giúp thế hệ sau phát triển hơn, giúp đỡ nhau cùng đi lên.
3.4. Tối đa chế độ đãi ngộ với nhân viên:
- Chú trọng đãi ngộ nhân sự, nhân sự cảm thấy vui vẻ sẽ làm khách hàng hài lòng,
khách hàng hài lòng sẽ đem lại những giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp => doanh
nghiệp phát triển và đãi ngộ đội ngũ nhân viên cao hơn nữa.
- Ngoài chế độ về lương thưởng, Viettel có những cách thức động viên, nâng cao
tinh thần làm việc nhân viên: Tổ chức tiệc tùng thường niên, đi dã ngoại, tổ chức
ngày lễ cho nhân viên, tặng quà khen thưởng khuyến khích làm việc.
=> Giữ chân được nhân viên và là cơ sở để thu hút nhiều nhân tài lựa chọn doanh
nghiệp do môi trường làm việc chuyên nghiệp với những đãi ngộ tốt.
IV. Trong các hoạt động của HRM ở câu 2, hãy chọn ra hoạt động có tác động
mạnh nhất và giải thích cho sự lựa chọn của mình.
Để giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả của việc tái định vị thương hiệu
hướng tới mục tiêu chiến lược “Tiên phong kiến tạo xã hội số” thì hoạt động HRM
thu hút nhân tài trẻ tiềm năng đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nhân sự trẻ 12
chính là hoạt động quan trọng và là bước chuẩn bị cho bước tiến dài của doanh
nghiệp khi hướng mình theo chuyển đổi số.
Thứ nhất, sự cần thiết cho việc tuyển chọn nguồn nhân lực trẻ:
Theo ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám Tập đoàn
Viettel: “Chúng tôi hy vọng Viettel, doanh nghiệp Việt Nam có ảnh hưởng nhất về
đổi mới sáng tạo khu vực Nam Á và Đông Nam Á năm 2021, sẽ là điểm dừng chân
tuyệt vời cho các tài năng trẻ thỏa sức trải nghiệm, sáng tạo. Mọi ý tưởng, giải
pháp về công nghệ đều được chào đón ở Viettel, hướng tới xây dựng nên xã hội số
của Việt Nam. Viettel cũng là nơi để các bạn trẻ xây dựng thương hiệu cá nhân với
quốc gia và rộng hơn là quốc tế”. Có thể thấy việc thu hút và xây dựng đội ngũ
nhân lực trẻ tiềm năng trong nền kinh tế số rất được các cán bộ cấp cao của Viettel
chú trọng phát triển. Bởi lẽ:
- Nguồn nhân lực trẻ giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh cạnh tranh: Nhân tài
trẻ là những người có tiềm năng, kỹ năng, họ được tiếp cận với kiến thức mới nhất
về công nghệ (đặc biệt là những công nghệ của chuyển đối số như dữ liệu lớn Big
Data, Internet cho vạn vật IoT, điện toán đám mây Cloud… ). Với những lợi thế về
sự nhạy bén với công nghệ, nhân lực trẻ sẽ giúp nhà quản trị có thể thay đổi
phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty => Từ đó
giúp doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ mới nhất để tăng cường sức mạnh cạnh tranh.
- Nguồn nhân lực trẻ sẽ mang lại hiệu suất lao động cao: Họ là thế hệ genZ luôn
luôn năng động sáng tạo đổi mới, họ có thể đến từ nhiều nền văn hóa và có những
tài năng riêng biệt, trong nền kinh tế số thì việc sáng tạo là rất cần thiết giúp doanh
nghiệp phát triển sản phẩm dịch vụ ra thị trường, cải tiến các quy trình trong điều
hành hoạt động doanh nghiệp từ có giúp doanh nghiệp có lợi thế hơn trong việc tận
dụng cơ hội và thích nghi với môi trường kinh doanh. Ngoài ra việc sáng tạo và đổi
mới cũng giúp tăng năng suất lao động, tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh
đồng thời tăng cường hiệu quả và giảm rủi ro cho doanh nghiệp đặc biệt trong giai
đoạn doanh nghiệp thực hiện tái định vị lại thương hiệu.
- Tăng nhận diện thương hiệu và tương tác xã hội: Nhân lực trẻ thường có khả
năng tương tác xã hội tốt hơn thế hệ trước trên các trang nền tảng MXH từ đó giúp
doanh nghiệp tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác. Đặc biệt trong
chiến dịch tái định vị thương hiệu mình thì Viettel rất cần những nhân lực như thế
này để thực hiện mục tiêu. 13
- Việc thường xuyên tuyển chọn và thu hút nhân tài trẻ có tiềm năng sẽ tăng tính đa
dạng và động lực cho đội ngũ nhân viên: Khi có sự cạnh tranh trong tuyển chọn
nhân lực mới, nhân viên cũ của DN sẽ cảm thấy áp lực để cố gắng trau dồi bản
thân thêm nhiều kiến thức và kĩ năng nếu không muốn bị đào thải hay bị bỏ lại
trong cuộc đua giúp doanh nghiệp có một môi trường làm việc đa dạng và thú vị.
Thứ hai, sự cần thiết trong việc phát triển, đào tạo và nâng cao chất
lượng đội ngũ nhân viên trẻ:
- Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp cho doanh nghiệp Viettel tiếp cận được
nhanh nhất với tri thức và công nghệ hiện đại và tốt nhất. Sau đó, việc ứng dụng
hiệu quả tri thức và công nghệ vào hoạt động sản xuất và hoạt động kinh doanh của
Viettel sẽ thúc đẩy phát triển.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao giúp cho năng suất lao động Viettel được tốt hơn
nhờ vào kỹ năng và kiến thức, cùng với kinh nghiệm làm việc của đội ngũ nhân
viên. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ hoàn thành tốt công việc được giao, luôn
sáng tạo trong công việc và tìm tòi học hỏi cách làm mới để đạt hiệu quả năng suất lao động tốt nhất.
- Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giúp cho doanh nghiệp phát triển bền
vững và là nền móng cho sự vững mạnh doanh nghiệp. Nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường và tiến xa hơn với nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn
nhân lực chất lượng cao được giống như “đôi cánh” để đưa doanh nghiệp tiến xa
hơn trên con đường phát triển của doanh nghiệp mình.
- Đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi số, việc đào tạo kỹ năng và phát triển
nguồn nhân lực số là yếu tố then chốt trong việc xây dựng lực lượng nòng cốt, hình
thành mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số để dẫn dắt, tổ chức, lan tỏa tiến trình
chuyển đổi số góp phần bảo đảm công cuộc chuyển đổi số của Viettel một cách
nhanh, hiệu quả, bền vững và thành công. Theo đó, đào tạo nhân lực chuyển đổi số
không chỉ là việc dạy cách làm chủ công nghệ, máy móc mà còn phải giúp nguồn
nhân lực thay đổi cả tư duy, hiểu đúng về giá trị của con người trong từng khâu
chuyển đổi số của tổ chức. Điều này quan trọng với cả những nhân viên cấp thấp
đến cấp quản lý, lãnh đạo.
=> Qua đó ta thấy được nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố rất quan trọng và
là yếu tố nòng cốt để phát triển tổ chức, phát triển doanh nghiệp bền vững, tăng
khả năng cạnh tranh và phát triển lâu dài trong tương lai. 14 KẾT LUẬN
Trong thời đại của hội nhập kinh tế quốc tế, với tình hình kinh tế nước ta
đang tiếp cận với rất nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, nắm bắt thời cơ
để mở rộng thị trường và chuyển đổi số là vô cùng cần thiết và là những bước
chuẩn bị để Tập đoàn Viettel phát triển hơn nữa trong tương lai.
Để kịp thời ứng phó với những thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp,
vai trò của HRM rất quan trọng trong việc tuyển chọn, đào tạo và nâng cao chất
lượng nguồn lao động. Qua những phân tích nghiên những thay đổi trong hoạt
động của Tập đoàn Viettel, chúng ta đã phần nào nhìn nhận một cách khái quát về
những tác động từ những thay đổi đó đến những kiến thức và kỹ năng cần thiết của
doanh nghiệp. Từ đó, tìm hiểu những cách thức mà HRM giúp Viettel thực hiện những thay đổi đó.
Vấn đề quản trị nhân lực thực sự quan trọng, nó là yếu tố then chốt của sự
thành công đối với các doanh nghiệp. Việc sử dụng con người đúng lúc, đúng chổ
sẽ giúp tổ chức có một cơ cấu hợp lý, đội ngũ nhân viên phù hợp với công việc.
Thực hiện tốt công tác quản trị nguồn nhân lực sẽ tiết kiệm được nguồn lực cho
Công ty, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị nhân lực,
2. Com Margroup (2020), Viettel và cuộc hành trình vươn tầm thế giới. Margroup
từ https://margroup.edu.vn/viettel-va-cuoc-hanh-trinh-vuon-tam-the-gioi/
3. Thiên Tường (2021), Viettel tái định vị thương hiệu phù hợp sứ mệnh mới. Tuổi
trẻ online, từ https://tuoitre.vn/viettel-tai-dinh-vi-thuong-hieu-phu-hop-su-menh- moi-2021010921015773.htm
4. Ori Marketing Agency (2022), Chiến lược kinh doanh của Viettel - Ông lớn
trong ngành Viễn Thông Việt Nam. BRANDS Vietnam, từ
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/325393-Chien-luoc-kinh-doanh-
cua-Viettel-Ong-lon-trong-nganh-Vien-Thong-Viet-Nam
5. Thuý Đỗ (2023), Viettel sẽ tiếp tục vươn ra thị trường quốc tế. Viettelfamily, từ
https://viettelfamily.com/news/thoi-su/ptgd-dao-xuan-vu-phai-hien-thuc-thanh-cac-
ke-hoach-hanh-dong-va-dua-vao-qua-trinh-sxkd-cua-cac-thi-truong
6. Thiên Tường (2022), Đổi mới, sáng tạo như cơm ăn, nước uống với người
Viettel. Tuổi trẻ online, từ https://tuoitre.vn/doi-moi-sang-tao-nhu-com-an-nuoc-
uong-voi-nguoi-viettel-20220601141703335.htm
7. Viettel thay đổi phương thức kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid – 19 (2020).
Viettel, từ https://vietteltelecom.vn/tin-tuc/viettel-thay-doi-phuong-thuc-kinh-
doanh-trong-boi-canh-dich-covid-19/16475020 16