Ngôn ngữ văn học nga | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Nội dung ôn thi hết học phần văn học Nga | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Môn:
Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
27 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ngôn ngữ văn học nga | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Nội dung ôn thi hết học phần văn học Nga | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

56 28 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
ĐỀ CƯƠNG LÝ LUẬN VĂN HỌC CHƯƠNG 2: NGÔN TỪ TRONG VĂN BẢN VĂN
HỌC
Câu 1: Ngôn từ hiện nay có vô vàn mối liên hệ chằng chịt với đời sống XH, nhưng vẫn là
một hiện tượng nghệ thuật thẩm mĩ độc đáo, khác hẳn khoa học và lời nói đời thường
Từ nhận xét trên, anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về những đặc trưng cơ bản của
ngôn từ văn học Trả lời:
Ngôn từ văn học khác với ngôn từ đời thường và ngôn từ khoa học. Bởi nó được chọn lọc kĩ
càng, gia công, tổ chức thành một văn bản ổn định và sẽ có ý nghĩa giao tiếp lâu dài với người
đọc của các thế hệ khác nhau
Bahktin: “Thực ra, nghệ sĩ gia công ngôn ngữ, nhưng không như ngôn ngữ; bởi vì anh ta sẽ khắc
phục ngôn ngữ như là ngôn ngữ để biến nó thành phương tiện biểu hiện nghệ thuật”
Văn học là nghệ thuật ngôn từ: Ngôn từ là chất liệu của văn học, tác giả thông qua lăng kính
ngôn ngữ để cảm nhận cảm xúc của mình, thể nghiệm sức sống phong phú, đa dạng của muôn
loài. Nó là công cụ để truyền tải tư tưởng, tình cảm, quan niệm về hiện thực cuộc sống => Ngôn
từ văn học là một hiện tượng nghệ thuật thẩm mĩ độc đáo, mang những đặc trưng riêng Đặc
trưng cơ bản của ngôn từ văn học:
7 đặc trưng: (Ngữ âm, hư cấu và hình tượng, nội chỉ, mơ hồ đa nghĩa, lạ hóa, thẩm mĩ, tổ
chức)
1. Đặc trưng về ngữ âm:
Ngôn từ văn học là một sáng tạo thẩm mĩ, đòi hỏi sự hòa điệu và nhạc tính. Phương diện ngữ âm
của ngôn từ văn học bao gồm âm, thanh, nhịp, điệu
+ Vần: Gieo vần để tạo liên kết giữa các câu thơ, có tác dụng gợi tả, biểu cảm
+ Thanh điệu: Bằng trắc, tạo ra nhịp điệu trầm bổng
VD: “Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan/ Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn” (Tố Hữu)
- Gieo vần “ an “ – vần mở tạo hiệu ứng ngân vang rộng mở, tuyết rộng lớn
- Gieo vần: Dương – sương, trắng – nắng : tạo cảm giác lan tỏa của ánh nắng
- Thanh điệu: 10 thanh bằng tạo cảm giác ấm áp
- Điểm một số thanh trắc vào giữa những câu thơ – vút cao, cảm xúc hứng khởi dâng trào
So sánh
Đây là một điểm đặc biệt của ngôn từ văn học so với ngôn từ đời thường và ngôn từ khoa học.
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
Ngôn từ đời thường không có sự gieo vần hay sử dụng thanh điệu một cách có chủ đích mà chỉ là
lời nói thông thường hàng ngày, được nói ra một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên lời nói có thể sử
dụng ngữ điệu, kết hợp với các cử chỉ, biểu hiện của nét mặt. Mục đích: Nói để người nghe hiểu
Ngôn từ khoa học thì phải có sự chính xác, không có nhạc tính
2. Tính hư cấu, hình tượng
a. Tác giả đứng ngoài – chủ thể hư cấu
- Tác giả lời nói đứng ngoài tác phẩm, nhường lời cho chủ thể của lời nói. Đó là phương tiện
biểu đạt gián tiếp. Tác giả là người im lặng trong văn bản
(Khác với ngôn từ đời thường là ta có thể phân biệt rõ ràng tác giả lời nói, chủ thể lời nói và chủ
thể ý thức lời nói. Tác giả có vị trí xã hội càng quan trọng thì lời nói của anh ta càng quan trọng)
VD: “Người con gái Việt Nam”, Tố Hữu ghi lời đề tặng là “Tặng chị Lý anh dũng” nhưng trong
bài thì chủ thể lại gọi chị Lý bằng “em”: “Em là ai, cô gái hay nàng tiên”, xưng tôi: “Cho tôi hôn
bàn chân em lạnh ngắt”
+ Tác giả là không phải nguồn phát ngôn mà người phát ngôn là một chủ thể do tác giả tạo ra: là
sản phẩm của sự hư cấu của tác giả
+ Chủ thể đó giao tiếp với một người đọc là người đọc hàm ẩn
-> Do vậy văn bản nghệ thuật là sản phẩm của một sự giao tiếp đặc thù
=> Sự phân biệt tác giả, chủ thể cho phép tác giả bộc lộ cảm xúc của chủ thể, lời của chủ thể
quan trọng hơn lời của tác giả, cho nên không phụ thuộc vào vị trí xã hội của ai.
=> Sự tách biệt tác giả ra ngoài làm cho hoạt động giao tiếp nghệ thuật trong văn học khác với
ngôn từ thông thường b. Tính hình tượng
- Tính hình tượng của ngôn từ văn học phát sinh từ tính hình tượng của chủ thể tưởng tượng
Mọi ngôn từ đều là lời nói của chủ thể do tác giả sáng tạo ra, phát biểu một cách hình tượng
=> Nhờ tính hình tượng này mà sự vật, con vật, người chết, yêu ma… cũng đều phát ngôn, đều
có ngôn từ của chúng
VD: Hình tượng “em” trong “Người con gái Việt Nam” của Tố Hữu hiện lên như một người kì
lạ, người ở cõi tiên: “Cô gái hay nàng tiên”, “có tuổi hay không tuổi”, “thịt da em hay là sắt là
đồng”
- Tự bản thân ngôn từ văn học đã là một hình tượng của ngôn ngữ.
+ Ngôn từ của nhân vật trong văn xuôi chính là hình tượng hay là sự tái hiện cái ngôn ngữ của
nhân vật mà nhà văn có thể tóm tắt, tái hiện đầy đủ, hay chỉ phác qua vài nét về ngôn ngữ đó
+ Trong thi ca, bản thân lời thơ với vần, nhịp, hình ảnh đã là một hình tượng về ngôn từ đẹp, giàu
cảm xúc
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
+ Lời độc thoại nội tâm chính là hình ảnh về dòng ý thức của con người
VD: Lời mở đầu truyện “Chí Phèo”, có những câu là lời của người kể chuyện nhưng ý thức là
của Chí Phèo: “Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào?”…”
=> Đó là lời văn hình tượng nói chung mà đời thường không thể có được
VD 2 cái: “Bóng chữ” – Lê Đạt
- Chủ thể lời / chủ thể ý thức : là nhân vật xưng anh – trong bài thơ như một người chia xa, thao
thức nhớ nhung . Đồng thời nhân vật này cũng giãi bày cảm xúc của mình ( tác giả nhập vai
nhân vật anh )
- Hình tượng em : thời thơ thiếu nhỏ, về trắng đầy thương nhớ, hoa đi vắng, em ở đâu ,...khắc
họa lên thật trẻ trung xinh đẹp đã chia xa đi khuất
So sánh
Đây cũng là một tính chất đặc trưng của ngôn từ văn học: Tạo ra một chủ thể giao tiếp tưởng
tượng, một người đọc hàm ẩn -> Cuộc giao tiếp đặc thù
+ Ngôn từ đời thường: Từ ngữ không có tính hình tượng mà rõ ràng, để người nghe hiểu được
người nói muốn nói gì
+ Ngôn từ khoa học: Đòi hỏi sự chính xác, không được tưởng tượng, hư cấu
3. Tính nội chỉ
- Ngôn từ trong văn bản văn học là ngôn từ độc đáo, có tính chất nội chỉ. Tính chất nội chỉ
tức là chỉ ra, biểu hiện cái thế giới nghệ thuật được hư cấu trong tâm hồn và trong văn bản
- Lời văn là ngôn từ của thế giới nghệ thuật, hướng tới khắc họa một thế giới hư cấu,
không có thực. Lời văn tuy có cội nguồn từ ngôn từ của đời sống thực tế nhưng về bản chất nó là
ngôn từ nghệ thuật, khác hẳn với ngôn từ hàng ngày và ngôn từ khoa học.
“Toàn bộ ngôn từ ở đó đều là sản phẩm hư cấu cùng với chủ thể lời nói, là thứ ngôn từ miêu tả
mà từ vần, nhịp, từ, câu và tổ hợp trên câu đều có chức năng biểu diễn như diễn viên trên sân
khấu nhằm tái hiện thực tại nghệ thuật.” (Trần Đình Sử)
- Tính chất nội chỉ gắn với nhiệm vụ xây dựng hình tượng tưởng tượng, hư cấu (Chức
năng sáng tạo hình tượng) và chức năng biểu hiện tình cảm của nhà văn
Nghĩa được phái sinh trong ngữ cảnh cụ thể của văn bản trong mối liên hệ với những từ ngữ
khác của văn bản, quy chiếu vào thế giới bên trong văn bản
VD: Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên => Tác giả ngỡ như có con tàu nhả khói lên Tây Bấc
nhưng thật ra chỉ là hình dung cuộc trở về Tây Bắc trong tâm hồn nhà thơ: “Khi ta ở chỉ là nơi
đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
VD: Bánh trôi nước của HXH không nhằm giới thiệu món ăn dân tộc. Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan chỉ là Đèo Ngang trong tâm hồn
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
VD: Trong bài Bóng chữ của Lê Đạt: Vườn, hoa : chỉ được cắt nghĩa bên trong văn bản nó không
mang nghĩa theo từ điển hay thế giới thực. Nó mang ý nghĩa biểu tượng có mối quan hệ với các
từ ngữ khác, ngữ cảnh trong văn bản, không gian chờ đợi, sự nhớ nhung
- Những cách xưng hô trong thơ cũng không phải cách xưng hô thông thường mà là cách
xưng hô trong tâm tưởng:
“Em là ai, cô gái hay nàng tiên”
“Xuân ơi xuân, em mới đến năm năm”
So sánh
+ Ngôn từ văn học: Tính nội chỉ là chủ yếu, nhằm xây dựng thế giới nghệ thuật của tác giả.
+ Ngôn ngữ thông thường: Không có tính nội chỉ, nó biểu hiện thế giới bên ngoài thực tế, khách
quan, trung thực. Không tạo ra các hình tượng nghệ thuật
+ Ngôn từ khoa học: Phải đảm bảo tính khách quan, chính xác nên cũng không có tính nội chỉ
4. Tính mơ hồ đa nghĩa
Từ ngữ trong văn học thường có sự mơ hồ, đa nghĩa
VD: “Cây tam cúc” của Hoàng Cầm
+ Nghĩa bề mặt - Nghĩa bề sâu
+ Nghĩa mỉa mai
VD: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người tìm chốn lao xao” (Nhàn)
+ Nghĩa song quan
Mượn từ ngữ giống nhau để biểu đạt những nghĩa khác nhau
VD: Trong bài “Bánh trôi nước”
+ Nghĩa ví von
VD: “Hôm nay chỉ có nửa trăng thôi/ Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi” (Một nửa trăng – Hàn Mặc
Tử) -> Ví hình tượng trăng khuyết như bị ai cắn vỡ
VD: “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
+ Nghĩa tượng trưng:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Các từ như “chảy máu”, “đâm nát” không được dùng theo nghĩa đen mà dùng theo lối tượng
trưng, gợi nên hình tượng một tổ quốc Việt Nam bị tàn phá, ôm đầy đau thương
+ Nghĩa lấp lửng
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
VD: Truyện Kiều:
“4 dây nhỏ máu năm đầu ngón tay” (Dây nhỏ máu hay ngón tay nhỏ máu? Tiếng đàn nhỏ máu
hay cõi lòng nhỏ máu)
+ Nghĩa ngoài lời: Do độc giả cảm nhận – cùng một lời nói nhưng mỗi người lại có cách hiểu
khác nhau
+ Tính mơ hồ, đa nghĩa có thể do ngữ cảnh khi bị bỏ bớt tạo nên
Nếu ngôn từ hàng ngày trong đời sống phụ thuộc vào ngữ cảnh trực tiếp, thì ngôn từ nghệ thuật
dựa vào nguyên tắc thủ tiêu đặc trưng trực tiếp của ngữ cảnh. Nó chỉ có ngữ cảnh thời đại, ngữ
cảnh văn hóa, ngữ cảnh nội tại của chính nó.
VD: Bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, ta không thể biết bạn là ai, lúc nào.
VD: “Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói/ Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”
Vì bỏ bớt ngữ cảnh nên ta không biết người thiếu nữ buồn và nghĩ ngợi điều gì, tùy cách suy
đoán của mỗi người vì ngữ cảnh trong bài thơ không đủ để cung cấp
So sánh
Ngôn từ khoa học: có tính đơn nghĩa, cụ thể, chính xác
5. Tính lạ hóa
Lạ hóa ngôn từ là sự “phá vỡ” cấu trúc ngôn từ thông thường để cấu tạo lại theo quy tắc nghẹ
thuật.
Cùng một sự vật, hình ảnh nhưng sau khi được lạ hóa, nó sẽ khiến con người cảm thấy mới mẻ;
khiến ý nghĩa của nó khác với ý nghĩa thông thường
Mục đích của việc lạ hóa
+ Sáng tác hướng tới người đọc, mục đích là làm cho người đọc thích tác phẩm của mình -> Cho
nên việc lạ hóa ngôn ngữ là vô cùng quan trọng, khiến cho người đọc thích thú và ấn tượng hơn.
Lạ hóa ngôn ngữ là cách để tạo ra khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc
+ Nếu ngôn ngữ không được lạ hóa thì sẽ dẫn đến hiện tượng trơ lì. Lạ hóa ngôn ngữ tức là đổi
mới về mặt ngôn ngữ, kèm theo đó là khả năng giải phóng tư duy, mở ra khả năng biểu đạt mới
+ Lạ hóa giúp chống lại cơ chế “tự động hóa” của ngôn ngữ và thói quen, đã làm cho các biểu
đạt bị mòn, nhàm, mất khả năng gây ấn tượng
Các cách lạ hóa
+ Tạo từ mới: dày gió dạn sương, bướm chán ong chường, hồn rụng phách rời… (Truyện Kiều)
VD tạo ra từ mới: “Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” – Chân quê
(Nguyễn Bính)
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
VD: Thay đổi trật tự từ:
“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng” => Thông báo cuộc sống chỉ là hoàng hôn và lặp đi lặp
lại không thay đổi
+ Sử dụng câu đảo trang
VD: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn (Tự tình – HXH)
+ Sử dụng các câu danh ngữ, câu đối
+ Sử dụng các phép chuyển nghĩa
VD: Bài “Bóng chữ” của Lê Đạt
- Bóng chữ : người đẽo gọt, chỉnh sửa, sử dụng thủ pháp làm mới từ ngữ làm cho con chữ
trở nên bóng bẩy
- Thời thơ thiếu nhỏ, trắng đầy cong khung nhớ ( thủ pháp trùng điệp đặt những từ ngữ
cùng mộttrường từ vựng đứng cạnh nhau ), mùi hoa đi vắng, Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân
cầu,...
=> Tạo hình tượng sống động, gợi cảm giác nỗi nhớ đầy ắp tran chứa bao tỏa
- Trùng điệp vần : mưa mấy mùa/ mây mấy độ thu ( trùng điệp phụ âm – láy phụ âm ) làm
cho câu thơ giàu nhạc tính, luyến láy có sự giăng mắc
- Thủ pháp kết hợp : từ chỉ người, chỉ vật, nghệ thuật nhân hóa ; vườn thức, mùa hoa đi
vắng; ẩn dụ - vườn biểu trưng của anh hoa là em --> Vườn thức một mùi hoa đi vắng – em đi rồi
anh chỉ còn thao thức
- Từ ngữ mới : Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu : bóng chữ, chiều Âu Lâu ( xuất
hiện nhiều trong thơ Lê Đạt ) => Cải tạo sự mòn sáo của ngôn ngữ đời sống làm cho ngôn từ thơ
ca mới mẻ sáng tạo độc đáo tăng khả năng biểu nghĩa
6. Tính thẩm mĩ
Ngôn từ sao mọi kiến tạo đặc thù như trên thì phải đem lại hiệu quả thẩm mĩ. Đó phải là ngôn từ
đẹp theo nghĩa hoàn mĩ, thể hiện tính hài hòa, cân đối, hấp dẫn, mới lạ, gây ấn tượng
Các thuộc tính thẩm mĩ có nhiều cung bậc như cao cả, bi tráng, ngọt ngào, êm dịu, buồn sầu,
trang nhã, quái dị, hãi hùng, u uất…
Tính thẩm mĩ bao giờ cũng đa dạng và không lặp lại. Đó chính là sinh mệnh của ngôn từ văn học
VD:
7. Tính tổ chức
Lời văn trong tác phẩm văn học có tính tổ chức cao nhằm giải phóng hình tượng của từ, nhằm
khắc phục ý nghĩa thông thường của chất liệu lời nói, để tạo nên một ý lớn ngoài lời, khêu gợi
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
một cái gì lớn hơn ngoài bản thân ngôn từ đó, để nâng lời nói hằng ngày lên lời nói văn học, ý
thức hàng ngày lên ý thức văn học, làm cho người ta cảm thụ đời sống và cảm thụ lời nói một
cách mới mẻ. Không chỉ lời thơ, mà lời văn xuôi cũng cần được tổ chức.
VD: Bài “Bóng chữ” của Lê Đạt:
Ngữ pháp: Câu thơ vắt dòng
Tữ ngữ: được sắp xếp theo các trường từ vựng nhất định
VD: Bài “Mưa đầu mùa” được sắp xếp như những giọt mưa:
“Bụm tay hứng
Giọt
Đầu mùa
Giọt
Theo từng kẽ”
So sánh
Lời nói đời thường: Ngẫu nhiên – không có tính tổ chức, nhất thời
=> Ngôn từ đời thường nói một lần rồi thôi, nhưng ngôn từ văn học, chỉ sáng tác một lần nhưng
có ý nghĩa giao tiếp vĩnh hằng, mãi mãi
Câu 2: Phân tích những đặc sắc của ngôn từ văn học (Tập trung trên các bình diện ngữ âm,
ngữ nghĩa) qua một bài thơ
(Đã phân tích kĩ ở các ví dụ trên, mọi người có thể tự chọn một bài để phân tích hoặc tham khảo
ví dụ dưới đây. Đây chỉ là gợi ý, mọi người tham khảo và tự phát triển thêm hoặc chọn một bài
khác phân tích dựa trên gợi ý)
VD: TRÀNG GIANG
Ngữ âm: Vần, thanh điệu
- Buồn điệp điệp, nước song song -> Lặp
- Ngắt câu: Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
- Các từ láy: điệp điệp, song song, đìu hiu, chót vót, lơ thơ, lớp lớp, dợn dợn (từ chỉ không gian,
từ chỉ thời gian)…
- Cách kết hợp từ: buồn điệp điệp, sâu chót vót (gợi cảm giác vừa cao, vừa dài -> mở cả chiều
dài và chiều rộng, bề ngang)
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
=> Ngữ âm vừa tạo vẻ đẹp của âm thanh, vừa tạo nghĩa
Ngữ nghĩa:
Bài thơ gợi nên tâm trạng của người xa quê, sự buồn thương
Nỗi đau xót cho một lớp người trí thức…
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT, SỰ KIỆN, CỐT TRUYỆN TRẦN THUẬT
Câu 3: Hãy phân tích một số ví dụ để làm rõ sự khác biệt giữa tuyến nhân quả và tuyến
trật tự kể của cốt truyện trong tác phẩm văn học
1. Khái niệm
- Cốt truyện : chuỗi các sự kiện nằm dưới lớp trần thuật làm nên cái sườn tác phẩm
- Các nhà lí luận hiện đại tách cốt truyện làm hai tuyến: Tuyến nhân quả và tuyến trật tự kể
+ Tuyến nhân quả thuộc về cốt truyện theo trật tự biên niên, câu chuyện diễn ra theo trình tự thời
gian, sự việc xảy ra trước kể trước, kéo theo sự việc xảy ra sau kể sau
+ Tuyến trật tự kể: Sự việc được kể theo dụng ý của tác giả, nhà văn nói gì trước nói gì sau, theo
trật tự nằm trong văn bản tác phẩm nhằm tạo nên một ý đồ nghệ thuật nào đó
=> 2 tuyến trên có sự khác biệt nhưng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Khi xem xét một tác
phẩm, ta phải xác lập mối quan hệ giữa hai tuyến đó, xem điểm mở đầu và kết thúc của truyện kể
ứng với sự kiện nào trong chuỗi sự kiện nhân quả 2. Một số ví dụ
a. Chí Phèo
Tuyến nhân quả: Câu chuyện kể về cuộc đời của CP từ lúc sinh ra -> tự sát
Tuyến trật tự kể: Chí Phèo được kể từ khi ra tù: bắt đầu bằng hình ảnh “Hắn vừa đi vừa chửi”,
sau đó mới lộn về quá khứ, kể đến việc sinh ra như thế nào, lớn lên ra sao, rồi lại trở lại thực tại
=> Thể hiện sự dụng công sáng tạo trong phong cách nghệ thuật, ý đồ sáng tác của nhà văn. Nam
Cao sắp xếp như vậy để nhấn mạnh CP lưu manh như vậy là do bị tha hóa, mất đi cả nhân dạng
và nhân tính
b. Vợ chồng A Phủ
Tuyến nhân quả: Câu chuyện được kể theo trình tự: Mị là cô gái sinh ra trong gia đình nghèo ->
Bị A Sử Sử bắt về làm dâu gạt nợ ( từ người tự do --> kẻ bị trói buộc ) -> ăn lá ngón tự tử ( từ
chấp nhận số phận làm dâu gạt nợ --> phản kháng, muốn được giẩi thoát ) -> ném lá ngón xuống
đất quay trở lại nhà A Sử vì nghĩ cho gia đình ( phản kháng --> chấp nhận nhẫn nhục ) -> muốn
đi chơi trong đêm tình mùa xuân > Bị A Sử trói đánh -> Nhìn thấy giọt nước mắt của A phủ (
cam chịu --> vùng lên ) -> Chạy trốn
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
Tuyến trật tự kể: Mở đầu bằng hình ảnh Mị làm dâu cho nhà thống lí -> Sau đó mới quay lại quá
khứ tuy nghèo nhưng vui vẻ -> Sau đó mới quay về thực tại, bị bắt trói, đánh đập => Ý nghĩa:
+ Gây chú ý tò mò về Mị, cô này là ai, ở trong nhà giàu mà buồn như vậy.
+ Tạo ấn tượng về sức mạnh phản kháng tiềm tàng của Mị (Diễn tả quá trình phản kháng: từ thân
phận nô lệ, chết dần chết mòn về tinh thần -> Trở thành người khao khát tự do, có sự phản kháng
ngầm (tự sát, muốn đi chơi) -> Cuối cùng giải thoát cho chính bản thân và cho cả người khác
+ Nhấn mạnh sức phản kháng, đề cao hành trình đi tới ánh sáng tự do, đề cao sức sống mãnh liệt
của con người, tự giải phóng c. Lão Hạc
Câu 4: Trình bày ngắn gọn các khái niệm người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật trong tác
phẩm văn học
- Trần thuật: Là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, tả, cung cấp thông tin về sự kiện và nhân vật- Trong
đó bao gồm người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật -> 2 yếu tố quan trọng a. Người kể
chuyện
- Người kể chuyện trong tác phẩm: Là hình tượng hư cấu do nhà văn tạo ra để thay mình kể
chuyện.
Đặc điểm:
- Người kể chuyện đôi khi không phải tác giả mà là đối tượng mà tác giả tạo nên để thuật lại câu
chuyện, từ đó bộc lộ tình cảm, thái độ của tác giả một cách gián tiếp
VD: Người kể chuyện giấu mình – Ngôi kể thứ 3: Chí Phèo (thấu hiểu rõ từng người trong làng
Vũ Đại: Thị Nở, Chí Phèo, Bá Kiến, bà ba, Binh Chức…), Vợ chồng A Phủ (là người chứng kiến
hoàn cảnh, sức sống của Mị và thấu hiểu nội tâm nhân vật)
- Người kể chuyện ẩn mình sau dòng chữ (khác kịch, điện ảnh…)
Các hình thức kể: Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, kể chuyện theo ngôi thứ ba…
- Người kể chuyện là một vai mang nội dung. Thể hiện vai xã hội
VD: Ông giáo trong “Lão Hạc” là người trí thức, thể hiện mối quan hệ giữa người trí thức nghèo
với người nông dân nghèo. Khác người đầy tớ kể lại…
- Trong thơ người kể chuyện được gọi là nhân vật trữ tình, giãi bày những cảm xúc bên trong
mình
Chức năng
- Kể chuyện
- Chỉ huy quá trình tự sự: bắt đầu, kể nhanh hay chậm, dừng lại- Giao tiếp với người đọc:
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
+ Bày tỏ thái độ, đánh giá, bình luận
+ Kêu gọi: Gây chú ý cho người đọc những chỗ then chót
- Chứng kiến thuyết phục b. Điểm nhìn
Khái niệm: Thể hiện vị trí người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá các nhân
vật và sự kiện
“Tự sự không chỉ là vấn đề ai kể, mà còn là vấn đề ai nhìn” (Genette)
Điểm nhìn không chỉ là vị trí của người kể nhìn sự vật, mà còn là cách quan sát, cách tri nhận,
cách cảm thấy, từ đó thể hiện phạm vi ý thức của chủ thể đối với sự vật
Điểm nhìn dẫn dắt ng đọc đi suốt câu chuyện, cảm nhận tình huống, nhân vật và truyền đạt thành
văn cho ng đọc
Các loại điểm nhìn
- Điểm nhìn không gian: viễn cảnh hay cận cảnh
- Điểm nhìn thời gian: trong hiện tại, trong quá khứ, trong kí ức…
- Điểm nhìn tâm lí
- Điểm nhìn người kể/ điểm nhìn nhân vật
- Điểm nhìn bên trong – điểm nhìn bên ngoài
=> Có thể có sự đan xen các điểm nhìn khác nhau trong một tác phẩm
Vai trò của điểm nhìn:
- Bộc lộ thế giới nội tâm, hành động
- Thay đổi không gian: mở rộng hay thu hẹp là do điểm nhìn
- Thể hiện được nội tâm, tính cách hay bề ngoài của nhân vật
- Bộc lộ cách đánh giá của người kể chuyện với câu chuyện
- Tạo nên bước phát triển về nghệ thuật
- Thể hiện tư tưởng, quan niệm của tác giả
VD: Chí Phèo
Ngôi kể thứ 3 nhưng điểm nhìn có sự phối hợp, đan xen đa dạng. Có sự chuyển điểm nhìn từ bên
ngoài vào bên trong
+ Điểm nhìn người kể: (Lấy dẫn chứng)
+ Điểm nhìn nhân vật: (Lấy dẫn chứng)
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
=> Lời nói nửa trực tiếp, di chuyển điểm nhìn linh hoạt từ người kể sang nhân vật. Tác giả có
điều kiện soi chiếu vào những mảng tâm trạng sâu kín nhất của nhân vật
+ Điểm nhìn bên trong nhân vật
+ Điểm nhìn bên ngoài
=> Làm nổi bật thế giới nội tâm, bi kịch cá nhân
VD: Hai đứa trẻ
Điểm nhìn bên ngoài
Điểm nhìn bên trong: Nhân vật Liên
Câu 5: Phân tích điểm nhìn trần thuật trong 1 tác phẩm cụ thể
a. Khái niệm
Điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá các nhân
vật và sự kiện
b. Điểm nhìn tâm lí trong truyện “Cây cầu” của Kafka
- Đầu tôi ...xoay mòng / một người đàn ông đi về phía tôi : Diễn tả toàn bộ niềm hi vọng chờ đợi
của cây cầu
- Ai vậy? Một đứa trẻ? Một giấc chiêm bao? Một khách bộ hành? Một cuộc tự sát? Một tên xúi
quẩy? Một kẻ phá hoại? : Nỗi đau về thể xác mà cây cầu phải chịu đựng cùng sự hoang mang
bất ngờ tuyệt vọng
- Xoay mình nhìn gã --> trả giá bằng cái chết = kết quả của việc muốn biết về thế giới là cái chết
- Sự bình thản của những tấm đá đăm đăm nhìn : sự lạnh lùng bình thản của mọi thứ xung quanh
trước cái chết, phá tan của cây cầu
KẾT LUẬN
- Lột tả thân phận nạn nhân của con người ( cây cầu vô tri vô giác phụ thuộc và bị trà đạp )
- Đau đớn tột độ với sự tồn tại chông chênh mong manh --> ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh
- Sự nghiệt ngã tàn nhẫn mà bình thản của thế giới trước cái chết, sự tồn tại của người khác
=> Thái độ bất an lo lắng về cuộc đời
CHƯƠNG 4: NHÂN VẬT
Câu 6: Xác định kiểu nhân vật trong một tác phẩm, những phương thức, phương tiện và
biện pháp thể hiện nhân vật đó
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
a. Khái niệm: Nhân vật văn học là hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái
đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ
b. Cách phân loại nhân vật:
Nhân vật trong văn học rất đa dạng, nhiều kiểu loại. Để xác định các kiểu loại nhân vật ta có thể
dựa trên một số tiêu chí
- Theo vai trò của nhân vật với cốt truyện+ Nhân vật trung tâm:
Xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm, là trung tâm về mặt ý nghĩa của tác phẩm
Quy tụ những mâu thuẫn xung đột chính
Có những nhân vật là nhân vật chính nhưng không phải nhân vật trung tâm VD: Chí Phèo
+ Nhân vật chính
Giữ vai trò then chốt trong một cốt truyện, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài của mình
Nhân vật chính thúc đẩy phát triển cốt truyện
Xuất hiện nhiều lần nhưng không xuyên suốt toàn bộ tác phẩm
Liên quan đến các sự kiện chính của tác phẩm
VD: Bá Kiến, Thị Nở, Chí Phèo đều là nhân vật chính
Phương thức:
Được khắc họa đầy đặn, có tiểu sử, nhiều tình tiết
Dùng toàn bộ cốt truyện, các sự kiện để miêu tả, nét bút sắc cạnh
+ Nhân vật phụ
Bổ sung cho nhân vật chính
Hàm chứa tư tưởng quan trọng của tác phẩm
Thường chỉ xuất hiện trong một vài giai đoạn nhưng không thể thiếu
Không được miêu tả đầy đủ chi tiết
Phương thức: Chỉ dùng vài nét chấm phá, miêu tả đôi nét về hình dáng, suy nghĩ, hành động
- Theo phương diện hệ giá trị, hệ giá trị: Sự thích hợp hay không thích hợp với lí tưởng thẩm
mĩ của nhà văn, thời đại, nhân vật:
+ Nhân vật chính diện: thể hiện ý tưởng đạo đức, thẩm mĩ của nhà văn / thể hiện lí tưởng thời đại
Gắn với lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại
Là một phạm trù lịch sử (Thời nào cũng có những nhân vật chính diện của mình)
Lưu ý: Cần phân biệt nhân vật chính diện theo cách nhìn, lập trường quan điểm của nhà văn với
nhân vật chính diện theo quan điểm khách quan của đời sống (bạn đọc, thời đại). Chỉ khi có sự
phù hợp thì nhân vật mới có sức thuyết phục.
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
Phương thức: Khẳng định, đề cao, lãng mạn hóa, tô đậm những mặt tốt
+ Nhân vật phản diện:
Mang những nét xấu xa, trái với đạo đức, lí tưởng
Phương thức: Phủ định, mỉa mai, châm biếm những nét xấu xa tàn ác
- Theo cấu trúc: (5 kiểu)
+ Nhân vật chức năng – mặt nạ (Văn học dân gian)
Thực hiện một chức năng cố định, bất biến
Thống nhất, không có nội tâm
VD: Ông Bụt là nhân vật thần kì phù trợ nhân vật chính, Thạch Sanh là nhân vật anh hùng…
Phương thức: Tạo dựng những chi tiết khái quát, có ý nghĩa tượng trưng Biện
pháp cường điệu, khoa trương, thần kì
VD: Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc
VD: Nhân vật người anh hùng thường không màng nguy hiểm, gian khổ đương đầu
với khó khăn để cứu người đẹp => Những đặc trưng bất biến
+ Nhân vật loại hình (Truyện ngụ ngôn, truyện cười, sử thi)
Có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã hội được nêu nổi bật
Tiêu biểu cho đặc điểm của một nhóm người, một loại người
Thống nhất, cố định bất biến
Không có đời sống bên trong
VD: Nhân vật Tú Bà, Sở Khanh (thói)
Nghị Hách là nhân vật loại hình -> Đại diện cho một loại hình người trong XH và không có
nội tâm
Phương thức: Khái quát các đặc trưng hành vi phổ biến, chân dung, ngôn ngữ, hành động
thường đại diện cho một loại người trong những môi trường nhất định, mang tính cộng
đồng, các đặc điểm môi trường tập trung biểu hiện nhân vật. Các chi tiết nhà văn sử dụng
đều nhằm làm nổi bật yếu tố loại
VD: Nghị Quế (Tắt đèn) với đồ đạc lộn xộn, cơ ngơi bề bộn, lủng củng -> đã nói lên con
người hắn
VD: AQ với phép thắng lợi tinh thần được dùng mọi lúc
+ Nhân vật tính cách
Một cá nhân có đặc điểm cá tính nổi bật
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
Thường có những sự mâu thuẫn, phát triển, giằng xé trong tính cách; những nghịch lí, chuyển
hóa => Do đó tính cách thường có một quá trình tự phát triển
Được miêu tả đầy đủ, rõ ràng, đặc biệt là đời sống tâm lí bên trong
VD: Kiều, Chí Phèo
Phương thức: Việc miêu tả tâm lí đóng vai trò quan trọng. Nhà văn khơi sâu tâm lí, tô
đậm cá tính, chú ý tới các chi tiết thể hiện đời sống bên trong, trạng thái cảm xúc. + Môi
trường sống được tạo dựng để làm nổi bật tâm lí nhân vật (Biểu thị điểm nhìn tâm trạng)
VD: Nam Cao sử dụng ngoại giới để miêu tả khắc họa tâm lí nhân vật
+ Sử dụng các ngôn ngữ nhân vật để miêu tả tâm lí
+ Nhân vật tư tưởng
Là cái loa phát ngôn tư tưởng, đại diện cho một hiện tượng tư tưởng trong đời sống
Thường ít được khắc họa về ngoại hình và hành động
VD: Nhân vật người điên trong “Nhật kí người điên” địa diện cho tư tưởng tự do, lên án lễ giáo
phong kiến TQ “ăn thịt người”
VD: Jean Valjean
Phương thức:
+ Văn học lãng mạn: Khắc họa bằng biện pháp tượng trưng
VD: Khắc họa các nét của Tôn Ngộ Không trong tính cách, tâm lí
+ Văn học hiện thực: Miêu tả nhân vật như một quá trình tìm tòi hoặc thể nghiệm một tư
tưởng
VD: Nhân vật người điên trong “Nhật kí người điên” là một quá trình tìm tòi đau đớn có
tính ấn dụ. Nhân vật là người chiến sĩ hay người điên? Đều không đủ bởi đó là nhân vật
tư tưởng
+ Nhân vật ngụ ngôn
Thể hiện một triết lí tư tưởng của nhà văn về vấn đề nhân sinh
Được khắc họa về ngoại hình hành động tâm lí
Phương thức: Sử dụng những chi tiết kì ảo, phi lí, không chú trọng đến tính cách nhân vật, quan
tâm đến việc tạo dựng các tình huống
Kết luận: Trên thực tế, các kiểu nhân vật này rất đa dạng, không có ranh giới rõ ràng. Sự phân
loại trên đây chỉ có tính tương đối. Một nhân vật vừa có thể là kiểu nhân vật này, vừa có thể là
kiểu nhân vật khác
VD: Ông giáo là nhân vật tư tưởng + tính cách -> Thể hiện tập trung tư tưởng nhân đạo
Chí Phèo vừa là nhân vật tính cách vừa là nhân vật loại hình
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
AQ vừa là nhân vật tư tưởng nhưng vẫn có nét của nhân vật tính cách và loại hình
c. Các phương thức, phương tiện, biện pháp thể hiện nhân vật
Các phương thức miêu tả nhân vật hết sức đa dạng
Miêu tả bằng chi tiết
- Chi tiết được xem là con mắt trổ những cửa sổ để người đọc nhìn vào nhân vật
VD: Nhân vật Lão Hạc, tác giả miêu tả Lão Hạc khóc rất nhiều lần với nhiều cung bậc khác
nhau: khi “rân rấn”, khi “ầng ậc”, khi vỡ òa lên “huhu khóc, nước mắt ẩn cả trong nụ cười, “cười
như mếu”
=> Những chi tiết đó khiến cho Lão Hạc hiện ra với tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thương sâu sắc
dành cho cậu Vàng – người bạn gắn bó sâu sắc
VD: Chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo: “Hắn vừa đi vừa chửi”, “cứ rượu xong là hắn chửi”… ->
Tiếng chửi bộc lộ hình ảnh Chí Phèo bề ngoài là một tên nát rượu, bên trong lại là một người đau
đớn, vật vã với số phận đầy bi thương, tiếng chửi như cách để hắn giao tiếp với đời.
Miêu tả chân dung, ngoại hình
VD: Chí Phèo hiện lên với chân dung của một thằng côn đồ sau khi ra tù: đầu trọc lốc, răng cạo
trắng hớn, hai mắt gườm gườm, quần nái đen, áo tây vàng, cái ngực phanh, đầy những nét chạm
trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy
=> Chân dung của một kẻ bị tha hóa về nhân dạng
Miêu tả qua lời đối thoại, độc thoại
VD: Lời đối thoại của Chí Phèo với Thị Nở, đặc biệt là câu nói: “Hay là mình sang ở với tớ một
nhà cho vui” -> Cách xưng hô mình – tớ, cách mở đầu “hay là” -> Chí Phèo hiện lên thơ ngây
với khát khao hạnh phúc đơn giản, được trở lại làm người
VD: Màn độc thoại nội tâm của Chí Phèo cân nhắc có nên vào nhà Bá Kiến ăn vạ -> Cho thấy
tính cách bên trong của Chí Phèo, là một tên liều mạng, ngông nghênh “anh hùng làng này có
thằng nào bằng ta”
VD: Lời độc thoại của ông Hai (Làng) chửi mắng lũ bán nước, cũng là để tự an ủi chính mình:
“Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để
nhục nhã thế này” => Thái dộ căm ghét lũ bán nước, thể hiện lòng yêu nước của ông Hai nói
riêng và người dân thời kháng chiến nói chung
Miêu tả qua những mâu thuẫn, xung đột
VD: Sự gặp gỡ giữa CP với TN đã khiến CP trở nên hiền lành, khát vọng hạnh phúc, khát vọng
làm người trỗi dậy. Nhưng cũng chính sự phản bội của Thị khiến hắn tỉnh người, từ đó dẫn đến
việc giết Bá Kiến và tự sát
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
Miêu tả gián tiếp qua cảm nhận của mọi người
KL: Tuy nhiên ở mỗi kiểu nhân vật lại có những phương thức, biện pháp riêng phù hợp với kiểu
loại và yêu cầu của kiểu loại
d. Xác định kiểu nhân vật trong một tác phẩm
(Câu 7)
Các phương thức: (Xem phần trên)
Câu 7: Giải thích và chứng minh ý kiến: “Nhân vật tính cách thường có những mâu thuẫn
nội tại, những nghịch lí, những chuyển hóa, và chính vì vậy tính cách thường có một quá
trình tự phát triển và nhân vật không đồng nhất giản đơn với chính nó”
1. Giải thích
Ý kiến trên bàn về nội hàm đặc điểm của nhân vật tính cách:
Nhân vật tính cách luôn có những giằng xé nội tâm, có những nghịch lí, chuyển hóa trong tính
cách. Từ đó tạo nên sự tính cách phức tạp
Có sự biến đổi nội tâm, sự phát triển trong nội tâm, tính cách, nhận thức
Tính cách của kiểu nhân vật này thường đa dạng nhiều chiều, có cái tốt, có cái xấu đan xen nhau.
Do đó tính cách thường có quá trình tự phát triển, không đồng nhất giản đơn với chính nó. Tức là
tính cách không một chiều, đồng nhất từ đầu đến cuối mà luôn phức tạp, có sự biến đổi
2. Chứng minh: (Chọn Chí Phèo hoặc Thúy Kiều hoặc Ông Hai trong Làng)
Xét theo tiêu chí cấu trúc, nhân vật Chí Phèo là một kiểu nhân vật tính cách
- Nhân vật không đồng nhất với chính nó: Có lúc là một người lương thiện, hiền như cục đất ->
Có lúc lại trở thành một con quỷ dữ mất đi nhân tính nhân hình -> Có lúc lại trở về làm một
người lương thiện với khát khao hạnh phúc, có một mái ấm
- Tính cách của Chí Phèo không đơn giản, thống nhất từ đầu đến cuối truyện mà luôn có sự biến
đổi, vận động: Thay đổi từ người lương thiện, hiền lành -> Thành con quỷ dữ làng Vũ Đại
Quá trình phát triển: Tính cách có sự thay đổi qua các giai đoạn: Trước khi vào tù -> Sau khi ra
tù -> Sau khi gặp Thị Nở -> Khi bị Thị Nở phản bội
- Nội tâm phức tạp: Sự giằng xé trong suy nghĩ
- Những nghịch lí: Khát khao hạnh phúc nhưng vì cuộc đời trớ trêu -> Ghét thói đời
CHƯƠNG 5: KẾT CẤU
Câu 8: “Kết cấu luôn là phương tiện tổ chức hình tượng NT và khái quát tư tưởng – cảm
xúc cụ thể độc đáo. Lựa chọn một kết cấu nào đó, nhà văn bao giờ cũng nhằm nâng cao sức
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
biểu hiện của đề tài và chủ đề, tăng cường sức tác động nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nghệ
thuật và tư tưởng tác phẩm”
Dựa trên những hiểu biết về kết cấu tác phẩm văn học, anh/chị hãy trình bày ý kiến của
mình về nhận định trên
1. Khái niệm kết cấu:
Kết cấu là cách tổ chức các yếu tố ở trong tác phẩm (sự kiện, hình tượng, nhân vật…) nhằm phục
vụ một mục đích nghệ thuật nào đó
“Kết cấu nghệ thuật là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” (Trần Đình Sử)
(Hệ thống hình tượng, chi tiết tạo nên hình tượng: đặt chi tiết nào cạnh chi tiết nào, các nhân vật
bổ sung cho nhau ra sao; sự kiện có logic gì, sự kiện này dẫn đến sự kiện kia; kết cấu văn bản:
mở đầu kết thúc, các khổ thơ, các phần của truyện)
Kết cấu là phương diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Tác phẩm văn học giống như một công
trình kiến trúc. Nhà văn tổ chức, sắp xếp các chất liệu sống để xây dựng nên một hệ thống hoàn
chỉnh, một sinh mệnh sống
2. Nhận định
- Nhận định trên khẳng định vai trò của kết cấu
Kết cấu là phương tiện tổ chức hình tượng nghệ thuật
Kết cấu góp phần tổ chức, liên kết những cảm xúc, hành dộng, ngôn ngữ… để trực tiếp xây dựng
hình tượng tác phẩm
Các hình tượng trong tác phẩm được tổ chức trong sự gắn kết chặt chẽ: hệ thống nhân vật, hệ
thống sự kiện, tổ chức điểm nhìn…
Sự liên kết, tổ chức các sự kiện làm cho nội dung của tác phẩm được nổi bật, tạo ấn tượng mạnh
mẽ
Nhờ kết cấu mà các hiện tượng, sự vật, con người trong tác phẩm được liên kết lại thành một
chỉnh thể nội dung nhất định, bộc lộ quan điểm của nhà văn
VD: Chí Phèo là hình tượng đại diện cho lớp người nông dân bị tha hóa trước CM tháng 8, làm
nổi bật lên quá trình tha hóa, khát vọng hạnh phúc
CP được khắc họa với những chi tiết miêu tả cụ thể về nhân dạng (bề ngoài) sau khi hắn mới ra
tù. Không chỉ nhân dạng mà CP còn được khắc họa với nhân tính bị tha hóa qua các hành động:
Say, chửi, ăn vạ… Tổ chức các chi tiết về tâm lí: từ những suy nghĩ ăn vạ nhà Bá Kiến, những
suy nghĩ sau khi tỉnh rượu (lần đầu tỉnh)
Chi tiết: Tiếng chửi, Bát cháo hành, lời tỏ tình…
Nhờ kết cấu mà hình tượng CP được hiện ra toàn vẹn, đặt trong các mối quan hệ: đối nghịch với
Bá Kiến, mối quan hệ bổ sung – phụ thuộc với Thị Nở, quan hệ với dân làng (bị thờ ơ, ghẻ lạnh,
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
không ai quan tâm, không ai giao tiếp), quan hệ đồng đẳng với Năm Thọ, Binh Chức (Giúp khái
quá đặc điểm của cả một lớp người nông dân bị tha hóa trước CM)
Lựa chọn một kiểu kết cấu nào đó nhằm nâng cao sức biểu hiện của đề tài và chủ đề, tăng
cường sức tác động nghệ thuật
Chủ đề, đề tài bao giờ cũng chỉ đạo, chi phối kết cấu. Nhà văn phải xây dựng kết cấu sau cho chủ
đề tập trung, tư tưởng thống nhất, làm nổi bật được chủ đề, đề tài mình đang hướng tới.
VD: Nam Cao viết về đề tài nông dân, chủ đề là người nông dân bị tha hóa trước CM tháng 8
+ Trong Chí Phèo, Nam Cao phải sắp xếp sao để biểu hiện rõ sự tha hóa của Chí Phèo, đại diện
cho sự tha hóa của người nông dân
Kết cấu sự kiện: Mở đầu bằng tiếng chửi của Chí Phèo – cho thấy…. -> Tiếp đến là quay về quá
khứ, quá trình sinh ra và lớn lên của CP. Hắn cũng là người lương thiện, chăm chỉ làm lụng -> Bị
đi tù (bắt đầu quá trình tha hóa) -> Ra tù (trông khác hẳn về nhân dạng) -> Thay đổi về nhân
tính: Đến nhà Bá Kiến đòi nợ -> Gặp Thị Nở, khát vọng được làm người -> Bị phản bội -> Giết
người và tự sát
Cái kết: Thị Nở nhìn xuống cái bụng của mình, hình ảnh lò gạch hiện lên -> Kết mở, báo hiệu
một thế hệ nối tiếp giống như CP. Không có một nhân vật nào được hp, CP chết, BK chết, TN cô
đơn.
=> Sắp xếp sự kiện là nổi bật sự tha hóa của Chí Phèo: từ một anh nông dân hiền như cục đất, bị
đưa vào tù -> Bắt đầu bị tha hóa: thay đổi về nhân dạng và nhân tính -> Kết thúc bằng cái chết
Mở đầu – nhấn mạnh bi kịch đời sống hiện tại của CP, đặt ra câu hỏi về sự tha hóa
Quay ngược về QK: Đối lập giữa QK với HT: Nổi bật sự tàn nhẫn của chế độ XH cũ, XH mất
nhân tính làm tha hóa con người Kết cấu nhân vật:
Tác giả đặt ra mối quan hệ đối lập giữa Chí Phèo và Bá Kiến để làm nổi bật sự tha hóa: Bá Kiến
chính là nguyên nhân CP vào tù, tạo ra cuộc đòi nợ giữa CP và BK
Tạo ra các nhân vật cùng loại với Chí Phèo “cố cùng liều thân”: Năm Thọ, Binh Chức => Giúp
khái quá đặc điểm của cả một lớp người nông dân bị tha hóa trước CM
Cho CP gặp Thị Nở: Khơi gợi khát vọng được hạnh phúc, dù là với người phụ nữ xấu “ma chê
quỷ hờn”
Tổ chức điểm nhìn
Kết cấu khái quát tư tưởng – cảm xúc cụ thể độc đáo của nhà văn
Từ việc tạo ra những hình tượng nghệ thuật, kết cấu giúp bộc lộ những quan điểm, tư tưởng của
nhà văn. Đồng thời nó cũng phản ánh tư duy của nhà văn
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
VD: Kết cấu đầu cuối tương ứng trong “Chí Phèo” mang dụng ý nghệ thuật. Gợi ra cuộc sống bế
tắc trong tấn bi kịch bị tha hóa không lối thoát từ đời này đến đời khác. Bộc lộ tư tưởng nhân
đạo, thể hiện sự đồng cảm, trân trọng với khát vọng sống lương thiên
- Khái quát tư tưởng: Kết cấu tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác phẩm
Cách tổ chức điểm nhìn
Tác giả đặt điểm nhìn bên trong nhân vật để thấy được những khát khao, mơ ước của nhân vật về
cuộc sống đơn giản, bình thường như bao người khác -> Đồng cảm với những ước mơ
Tác giả đặt điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn người kể chuyện để phản ánh hiện thực cuộc sống
của người nông dân đầy tăm tối (điểm nhìn miêu tả nhân dạng của CP, miêu tả việc CP làm thuê
cho nhà Lí Kiến,…)
Cấu trúc bề sâu của tác phẩm: Nói lên cuộc đời, số phận của người nông dân bị tha hóa. Khát
vọng được giải phóng. Cuộc sống tăm tối. Sự tha hóa trong tâm hồn con người. Sự đối lập giữa
khát vọng sống lương thiện với môi trường sống phi nhân tính
- Cảm xúc: Qua kết cấu tác phẩm, ta cũng thấy được tình cảm của Nam Cao: đau xót trước sự
thahóa của nhân vật, tái hiện nỗi bất hạnh một cách chân thực Phục vụ tối đa cho nghệ thuật
và tư tưởng tác phẩm
Nhờ kết cấu, thế giới hiện thực được khái quát có giá trị thẩm mĩ cao, nghĩa là hướng tới cái đẹp,
cái mới mẻ, hấp dẫn, giàu ý nghĩa nhân văn. Trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, dù có
cái xấu, cái đau thương, đáng buồn cười nhưng cả thiên truyện vẫn vừa toát lên vẻ đẹp của tình
người, của những khát vọng nhân sinh, vừa có sức lôi cuốn, thú vị của cách kể chuyện, cách xây
dựng hệ thống nhân vật, cách miêu tả tâm lí, …
Triển khai, trình bày hấp dẫn các sự kiện
Tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả
=> Tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ
Kết cấu phải nhằm mục đích tư tưởng và thẩm mĩ, tạo sức hấp dẫn, gợi sự tưởng tượng, đồng
sáng tạo cho người đọc. Một kết cấu quá đầy đủ làm cho người đọc không còn chỗ để tưởng
tượng, suy đoán thì không phải kết cấu hay
CHƯƠNG 6: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
Câu 9. Đề tài và chủ đề có mối quan hệ với nhau như thế nào?
+ Đề tài: Là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm, chỉ một phạm vi đời sống hiện
thực (một mảng đời sống) được mô tả mà nhà văn quan tâm, phản ánh trực tiếp trong tác phẩm
văn học.
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
VD: Cuộc sống của người trí thức, cuộc sống của người nông dân, người chinh phụ, người chiến
sĩ…
- Trong tác phẩm văn học có thể xuất hiện một hệ thống các đề tài chứ không giới hạn một đề tài
duy nhất
VD: Tây Tiến không chỉ là đề tài về người lính mà còn về tình yêu quê hương, đề tài chiến tranh
- Đề tài là một khái niệm chỉ loại. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài.
Đề tài gắn liền với loại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời sống và có âm vang đời sống tinh
thần một thời hoặc một giới nào đó.
- Phạm vi đề tài có thể hẹp hay rộng khác nhau.
+ Chủ đề: 2 nghĩa
Một là, chủ đề chỉ một số nét tư tưởng lặp đi lặp lại trong tác phẩm
VD: Chủ đề cái đói, chủ đề tha hóa, chủ đề thương thân trong TK
Hai là, chủ đề là vấn đề chủ yếu được nhà văn nêu lên trên cơ sở đề tài.
Đó là vấn đề quan trọng nhất, nhức nhối nhất mà nhà văn chú ý trong phạm vi đời sống đó. Nhà
văn tập trung soi rọi vấn đề có ý nghĩa hàng đầu hoặc nhà văn quan tâm tới.
VD: Trong đề tài ng nông dân thì chú ý đến thảm cảnh của nhân dân…
VD: Vấn đề cơ bản của đời sống trí thức nghèo là mâu thuẫn giữa khát vọng sống có ích, khát
vọng cống hiến cho nghề nhưng bị áo cơm ghì sát đất.
VD: Sự lố lăng, kệch cỡm trong thời buổi mưa Âu gió Á
+ Mối quan hệ
Điểm chung:
- Là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học
- Là cơ sở, con đường để tác giả đưa người đọc thâm nhập vào tác phẩm văn học
- Bao gồm các giới hạn bên ngoài (yếu tố VH, XH, lịch sử, địa lí) và phương diện bên trong
(conngười, cuộc sống con người Điểm khác biệt:
Đề tài chỉ một phạm vi hiện thực được mô tả, phản ánh trực tiếp trong tác phẩm, là khái
niệm chỉ loại, còn chủ đề là một số nét tư tưởng lặp đi lặp lại, là những vấn đề chủ yếu
của đề tài.
Đề tài có thể được xác định thông qua các yếu tố về thời gian, không gian được nói đến
trong tác phẩm, từ đó giới hạn được chủ thể được nhắc đến, còn chủ đề có thể được xác
định thông qua nhan đề, hình tượng nhân vật chính, những biến động, những đánh giá
của chính tác giả.
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
Về ý nghĩa, đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát chủ đề và xây dựng những hình tượng
tính cách điển hình, còn chủ đề sẽ đi sâu giúp người đọc hiểu sâu hơn về bản chất, tư
tưởng của tác phẩm.
=> Đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát thành những chủ đề và xây dựng nên những hình tượng,
tính cách điển hình.
Đề tài là phạm vi đời sống cho nên rộng hơn, bao quát hơn, bao trùm lên. Còn chủ đề chỉ là tư
tưởng lặp đi lặp lại hoặc những vấn đề nổi cộm, nhức nhối nhất được nhà văn quan tâm trong
phạm vi đề tài rộng lớn. Chủ đề chỉ có khi nhà văn xác định được đề tài (tức là xác định được
phạm vi đời sống hiện thực)
Chủ đề hình thành trên cơ sở đề tài nhưng đề tài không hoàn toàn quyết định chủ đề. Cùng một
đề tài, các tác giả có thể lựa chọn khai thác các chủ đề khác nhau
Đề tài nhỏ vẫn có thể gợi được chủ đề lớn
VD: Đề tài cuộc sống phố huyện nghèo trước CM t8 -> Gợi lên chủ đề lớn hơn như sự tổn
thương trong đời sống tinh thần của trẻ thơ; chủ đề con ng có thể bị tàn phá trog kgian nhàm
chán (Trong những tp của Thạch Lam – ví dụ Hai đứa trẻ)
Câu 10. Bình luận ý kiến: “Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là
sự lí giải dửng dưng lạnh lùng, mà gắn liền với tình cảm, xúc cảm mãnh liệt”
1. Nội dung tư tưởng trong tác phẩm văn học
- Được thể hiện qua hình tượng nghệ thuật
- Tư tưởng đồng nhất với thế giới quan, nhân sinh quan và năng lực sáng tạo của nhà văn
Những tư tưởng độc đáo chỉ xuất hiện khi có sự tích lũy vốn sống dồi dào, nghền ngẫm công phu
với một thái độ nhìn nhận cuộc sống đúng đắn, một lí tưởng thẩm mĩ tích cực, lập trường tiến bộ
của người cầm bút.
2. Cảm hứng tư tưởng (Khác khái niệm cảm hứng sáng tác)
+ Cảm hứng tư tưởng là thuật ngữ để chỉ 1 tình cảm mãnh liệt >< Cảm hứng stac là cảm hứng
nằm ngoài tp, là tình cảm mãnh liệt thúc đẩy nhà văn cầm bút
Ý kiến trên đề cập đến cảm hứng trong sáng tạo của nhà văn: tình cảm, xúc cảm mãnh liệt
Con đường nghệ thuật đến với độc giả phải là con đường tình cảm. Do đó tư tưởng đến với độc
giả phải bằng tình cảm, phải có cảm hứng
- Cảm hứng trong tác phẩm là một tình cảm mãnh liệt, mạnh mẽ mang tư tưởng, là say mê
khẳngđịnh chân lí, lí tưởng, tố cáo thế lực đen tối tầm thường.
VD: Cảm hứng trong các tác phẩm của Trọng Phụng là niềm căm uất trước xã hội cũ đểu giả;
Cảm hứng trong HXH, Tú Xương là mong muốn mãnh liệt muốn tung hê tất cả, tố cáo thói lố
lăng kệch cỡm thời buổi giao thời
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
- Cảm hứng trong tác phẩm còn là tình cảm toát ra từ tình huống, tính cách và sự miêu tả.
Cảm hứng trong tác phẩm phải phục tùng quy luật tình cảm là khơi gợi, chứ không phải biểu
hiện thẳng đuột một chiều. Cảm hứng chính là năng lượng tình cảm của tác phẩm được tập trung
dồn nén lại, chỉ chờ đợi độc giả để bùng chát lên
- Về bản chất, cảm hứng nghệ thuật là một tình cảm XH đã được ý thức (tính cảm XH là
tình cảm được gợi lên bởi các hiện tượng XH được phản ánh trong tác phẩm, tình cảm thời đại:
cảm hứng yêu nước, cảm hứng anh hùng…)
Tình cảm XH càng sâu sắc thì tình càng có sức tác động đến người đọc
VD: Hịch Tướng Sĩ, Văn Tế Nghĩa sĩ CG…
Biểu hiện
Nhà văn biểu thị những lí giải của mình về đời sống (nd tư tưởng) nó phải dựa trên những góc
tiếp cận, cảm hứng nhất định (cảm hứng phủ định quyết liệt, cảm hứng về cái bi, cảm hứng
khẳng dịnh cái đẹp, cảm hứng trào phúng) Tất cả cảm hứng đó là tình cảm của nhà văn, chi phối
nội dung biểu thị trong tác phẩm:
+ Cảm hứng trong tác phẩm là tình cảm toát ra từ tình huống, tính cách và sự miêu tả. Đó là thứ
tình cảm xuyên thấm vào hình tượng, là thứ tình cảm gợi lên chứ không phải tình cảm được nói
trực tiếp
VD: Tình huống nhặt vợ; tình huống Làng Chợ Dầu đi theo giặc
+ Cảm hứng thể hiện trong thái độ, cách nhìn
VD: Cách nhìn người phụ nữ nông dân của Ngô Tất Tố: kính trọng, thương cảm và xót xa
+ Ở các thể loại khác nhau thì biểu hiện của cảm hứng cũng khác nhau
VD: Câu chữ không thấy sự biểu hiện rõ: thị, hắn, y của Nam Cao – cái bề ngoài, sâu thẳm bên
trong là sự đồng cảm, thương cảm đến mức độ nào đó thì mới khơi được vào những bất hạnh của
con ng như Nam Cao đã làm -> Màu sắc thương cảm trong tp
-> Thấy được tình điệu thẩm mĩ: về mĩ học: cái bi, cái hùng, cái hài, cái trác tuyệt
Một nhà văn Nga đã cho rằng: Nếu thiếu cảm hứng thì tác phẩm sẽ thiếu sức sống sôi động, rời
rạc, nguội lạnh, nhạt nhẽo
Cảm hứng biến sự lí giải của lí trí lạnh lùng trở thành sự lí giải mang cảm xúc, tư tưởng truyền
đến độc giả bằng con đường tình cảm
Bielinxki coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích
thực.
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
CHƯƠNG 8: THƠ CA
11. Giải thích, chứng minh: Nếu tình cảm là sinh mệnh của thơ thì tưởng tượng là đôi cánh
của thơ
Nhận định liên quan tới đặc trưng của thơ trữ tình: nội dung trữ tình và nguyên tắc tưởng tượng
Thơ ca là sản phẩm của nhận thức, của trí tưởng tượng bay bổng và sáng tạo. 2 đặc trưng của thơ
a. Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức
“Thơ là sự biểu lộ của tình cảm mãnh liệt” – nhà thơ Anh Wordsworth
Tình cảm là sinh mệnh của thơ. Tình cảm phải mãnh liệt, tình cảm mãnh liệt không phải thứ tình
cảm kêu gào, khóc cười ồn ào bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày vò,
chấn động trong tâm hồn. Tình cảm mãnh liệt tức là nhà thơ phải sống rất sâu vào tâm hồn mình,
lắng nghe các xao động như vui, buồn, hờn giận
Tình cảm ấy phải là tình cảm lớn, cao thượng, thấm đẫm bản chất nhân văn
Điều kiện xuất hiện các tình cảm ấy là có sự kiện, sự việc, hoàn cảnh làm chấn động tâm hồn nhà
thơ
VD: Từ ấy, Đây thôn Vĩ Dạ (tấm bưu ảnh in hình ảnh Huế cô gái gửi nhà thơ), Việt Bắc…
“Thiếu tình cảm thì có thể trở thành người thợ làm những câu thơ có vần, chứ không làm được
nhà thơ” – nhà thơ Cuba Jose Marti
Tình cảm mãnh liệt là điều kiện hàng đầu của thơ
- Thơ không phải sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp mà đó là tình cảm đã
được ý thức, được lắng đọng qua cảm xúc thẩm mĩ, gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về
mình và về đời
Ý thức làm chủ tình cảm mãnh liệt. Để bộc lộ sự bất lực trước cuộc đời, NK đã lên tiếng cười
nhạo: “Có tiền việc ấy mà xong nhỉ/ Đời trước làm quan cũng thế à?
“Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi” (Tiến sĩ giấy)
- Tình cảm được cá thể hóa:
“Tôi vẫn còn đây hay ở đâu/ Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu”
“Tôi là con nai bị chiều đánh lưới”
- Thơ cũng thể hiện cá tính của nhà văn, đó là cái tôi khác, cái tôi của nhà nghệ thuật chứ k
phải cái tôi trong đời thường; họ muốn phô bày ra cho ng khác xem chứ không phải giấu giếm;
đồng thời nhà thơ cũng là người nói hộ, người “thương thay”
VD: “Hai sắc hoa tigon” đọc khi thất tình
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
b. Thơ – nghệ thuật của trí tưởng tượng
Nguyên tắc liên tưởng, tưởng tượng
Truyền tải tới ng đọc mà tạo nên sự hấp dẫn của thơ thì cần sự tưởng tượng -> Sự tưởng tượng
tạo ra hình ảnh, kết cấu, tứ thơ
“Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi”
(Hàn Mặc Tử)
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
(Xuân Quỳnh)
=> Tưởng tượng tạo ra hình ảnh, hình ảnh bị chi phối bởi cảm xúc, phục vụ cho cái tình cảm,
cảm xúc
12. Phân tích một bài thơ trữ tình (Tự chọn) để làm rõ đặc trưng ngôn ngữ của thơ
- Thơ được biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng
VD: Hình tượng trong “Đây thôn Vĩ Dạ”
Khổ 1: Lời mời gọi tha thiết, đồng cảm
Khổ 2: Biểu tượng của sự chia cắt, chia lìa
Khổ 3: Biểu tượng của sự mong đợi và hoài nghi
VD: Hình tượng “Lá diêu bông”
- Sự phân dòng, tạo nhạc tính
Thơ 8 chữ, thơ lục bát
Vần: Cách gieo vần
Nhạc tính: Luyến láy, từ trùng điệp, bằng trắc, ngắt nhịp
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
- Tính mơ hồ (từ có thể đa nghĩa) - Tính lạ hóa (kết hợp từ mới)
Đối sánh với các thể loại khác: kịch, kí, tự sự, truyện
13. Giải thích, chứng minh: So với các thể loại văn học khác, nhân vật tiểu thuyết được
miêu tả nhiều mặt, chi tiết như con người sống
Đặc trưng tự sự của tiểu thuyết: Tính khách quan khi miêu tả nhân vật
Biểu hiện nhân vật trong tiểu thuyết, đặc trưng hình thức của tiểu thuyết
Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải trong khi các nhân vật sử thi, kịch, trung đại lại là
những nhân vật hành động, nhân vật nêu gương đạo đức. Nhân vật tiểu thuyết có những cảm
nhận, tư duy, chịu những đau khổ, dằn vặt ở đời
Nhân vật trog tiểu thuyết đa dạng, được miêu tả ở nhiều chi tiết hơn nhân vật ở trong thơ trữ tình,
trong kịch
+ Được đặt trong hoàn cảnh cụ thể, thể hiện quá trình trưởng thành, biến đổi
VD:
+ Ngoại hình
+ Cử chỉ
+ Lời nói
+ Suy nghĩ
+ Biểu thị trong các trạng thái, các mối quan hệ xã hội
+ Chiều dài lịch sử của nhân vật
=> Chính vì mieu tả cụ thể như vậy cho nên nó sống động
So sánh với thơ, kịch, kí
Kí: Chỉ có những mảnh về nhân vật, một chi tiết nào đó của nhân vật được nhấn mạnh
Sử thi: Nhân vật đại diện cho cả một cộng đồng, dựa trên cơ sở kí ức cộng động truyền thống ->
Thể hiện quá khứ anh hùng dân tộc >< Tiểu thuyết: miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng biến
đổi, mang kinh nghiệm của cá nhân
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
Sử thi đối tượng là nhân vật của QK được kính trọng >< Tiểu thuyết là nhân vật hiện tại, không
có khoảng cách sử thi, cho phép tác giả nhìn ngắm, lí giải về nhân vật theo cá nhân
Nhân vật trong sử thi thường đồng nhất với chính nó. Con người có địa vị thế nào thì con người
như thế đó, hành động thể hiện địa vị đó. Trái lại trong tiểu thuyết có những con người địa vị cao
nhưng hành động lại thấp, người có địa vị thấp nhưng hành động lại cao cả.
Tiểu thuyết có chất văn xuôi, tái hiện cuộc sống với những nét y như thật, không thi vị hóa, lãng
mạn hóa, lí tưởng hóa.
Tiểu thuyết phải được viết bởi một nhà văn có kinh nghiệm chi tiết, sống động về mọi chi tiết cụ
thể của đời sống. Khác nhà thơ, chỉ cần có những ấn tượng sâu sắc, cảm giác mơ hồ bất định mà
không cần nhiều tài liệu, chi tiết như tiểu thuyết
Ngồn ngộn chất đời, bao gồm cả cái ngổn ngang, cái tầm thường >< Thơ có sự thi vị, lãng mạn,
tưởng tượng
Câu 14. “Miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lí là một phương diện đặc trưng của
tiểu thuyết”
Ý kiến của Bakhtin khi so sánh sử thi với tiểu thuyết
Tiểu thuyết đồng hành với cuộc sống dang dở nên nhân vật tiểu thuyết là nhân vật chưa hoàn
thành, còn nhiều mâu thuẫn, giằng xé. Giống nhân vật tính cách. Vừa có sự biến chuyển. Khơi
vào đó thì tất yếu tiểu thuyết phải dùng thủ pháp phân tích tâm lí
Ng kể chuyện trong tiểu thuyết thì không có khoảng cách sử thi nên có xu hướng đưa ra nhận
định cá nhân của mình về nhân vật, từ đó có thao tác phân tích
Nhân vật tiểu thuyết là nhân vật đời thường với những nét phức tạp trong tâm lí, tính cách. Vừa
cao thượng, vừa thấp hèn, vừa nghiêm túc vừa buồn cười…
Lấy ví dụ về thủ pháp phân tích tâm lí trong 1 tiểu thuyết cụ thể
Câu 15. Giải thích, chứng minh: Phẩm chất cơ bản của truyện ngắn là tính cô đọng của chi
tiết và chiều sâu ý ngầm của văn bản
+ Phân tích 1 chi tiết trong tác phẩm
Chi tiết bầy chim bay lên trước lúc dòng nước tràn lên roi cát -> hình ảnh bầy chim bay lên như
có ý nghĩa tượng trưng, là hình ảnh đẹp đặt trong tiến trình câu chuyện, sự lo lắng của 2 đứa trẻ
được giải thoát, cảm thấy xúc động khi thoát khỏi dòng nước
Bầy chim đặt trong qhe với các nhân vật chính của tp:
+ Sự lắng nghe tự nhiên của những đứa trẻ -> Nhạy cảm
+ Gợi hiểu về sự trưởng thành của con ng: Những đứa trẻ sau này sẽ trưởng thành lên
lOMoARcPSD| 40703272
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)
=> Chính nó là chiều sâu ý ngầm của vb
Trong truyện ngắn sử dụng những chi tiết có tính hàm súc, cô đọng đó chính là đặc trưng
Phẩm chất cơ bản của truyện ngắn là tính cô đọng của chi tiết và chiều sâu ý ngầm của văn
bản
- Dung lượng của tác phẩm: Ngắn, bàn đến một vấn đề tập trung
Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, kể về một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay
một chốc một lát trong cuộc sống nhân vật. Thể hiện cái nhìn tự sự đối với cuộc đời
Thường ít nhân vật, thường hướng tới khắc họa một chiều sâu tâm hồn
Có tính vấn đề
Ngôn từ cô đúc (lượng thông tin cao, trường nghĩa rộng)
- Phân tích chi tiết tiếng chửi
+ Nguyên nhân
Bi kịch số phận
Bi kịch tha hóa
Bi kịch bị từ chối quyền làm người
+ Tiếng chửi là tiếng nói đau thương của một con người ý thức về bi kịch của mình, mất quyền
làm người giữa cuộc đời + Các sắc thái:
Lời dẫn truyện lạnh lùng
Lời thuật lại thờ ơ, dửng dưng của dân làng
Giọng bực tức, đau đớn.
+ Mức độ tăng tiến: càng về sau tiếng chửi càng trở nên cay cú, gay gắt, phẫn nộ
Tiếng chửi vu vơ, uất ức
Chửi trời, chửi đời -> Chửi làng Vũ Đại -> Chửi những người không chửi nhau với hắn -> Chửi
người đã sinh ra hắn
Lồng tiếng chửi vào một nhân vật bị tha hóa, cả đạo đức lẫn nhân cách
| 1/27

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40703272
ĐỀ CƯƠNG LÝ LUẬN VĂN HỌC CHƯƠNG 2: NGÔN TỪ TRONG VĂN BẢN VĂN HỌC
Câu 1: Ngôn từ hiện nay có vô vàn mối liên hệ chằng chịt với đời sống XH, nhưng vẫn là
một hiện tượng nghệ thuật thẩm mĩ độc đáo, khác hẳn khoa học và lời nói đời thường
Từ nhận xét trên, anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về những đặc trưng cơ bản của
ngôn từ văn học Trả lời:
Ngôn từ văn học khác với ngôn từ đời thường và ngôn từ khoa học. Bởi nó được chọn lọc kĩ
càng, gia công, tổ chức thành một văn bản ổn định và sẽ có ý nghĩa giao tiếp lâu dài với người
đọc của các thế hệ khác nhau
Bahktin: “Thực ra, nghệ sĩ gia công ngôn ngữ, nhưng không như ngôn ngữ; bởi vì anh ta sẽ khắc
phục ngôn ngữ như là ngôn ngữ để biến nó thành phương tiện biểu hiện nghệ thuật”
Văn học là nghệ thuật ngôn từ: Ngôn từ là chất liệu của văn học, tác giả thông qua lăng kính
ngôn ngữ để cảm nhận cảm xúc của mình, thể nghiệm sức sống phong phú, đa dạng của muôn
loài. Nó là công cụ để truyền tải tư tưởng, tình cảm, quan niệm về hiện thực cuộc sống => Ngôn
từ văn học là một hiện tượng nghệ thuật thẩm mĩ độc đáo, mang những đặc trưng riêng Đặc
trưng cơ bản của ngôn từ văn học:

7 đặc trưng: (Ngữ âm, hư cấu và hình tượng, nội chỉ, mơ hồ đa nghĩa, lạ hóa, thẩm mĩ, tổ chức)
1. Đặc trưng về ngữ âm:
Ngôn từ văn học là một sáng tạo thẩm mĩ, đòi hỏi sự hòa điệu và nhạc tính. Phương diện ngữ âm
của ngôn từ văn học bao gồm âm, thanh, nhịp, điệu
+ Vần: Gieo vần để tạo liên kết giữa các câu thơ, có tác dụng gợi tả, biểu cảm
+ Thanh điệu: Bằng trắc, tạo ra nhịp điệu trầm bổng
VD: “Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan/ Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn” (Tố Hữu)
- Gieo vần “ an “ – vần mở tạo hiệu ứng ngân vang rộng mở, tuyết rộng lớn
- Gieo vần: Dương – sương, trắng – nắng : tạo cảm giác lan tỏa của ánh nắng
- Thanh điệu: 10 thanh bằng tạo cảm giác ấm áp
- Điểm một số thanh trắc vào giữa những câu thơ – vút cao, cảm xúc hứng khởi dâng trào So sánh
Đây là một điểm đặc biệt của ngôn từ văn học so với ngôn từ đời thường và ngôn từ khoa học.
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
Ngôn từ đời thường không có sự gieo vần hay sử dụng thanh điệu một cách có chủ đích mà chỉ là
lời nói thông thường hàng ngày, được nói ra một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên lời nói có thể sử
dụng ngữ điệu, kết hợp với các cử chỉ, biểu hiện của nét mặt. Mục đích: Nói để người nghe hiểu
Ngôn từ khoa học thì phải có sự chính xác, không có nhạc tính
2. Tính hư cấu, hình tượng
a. Tác giả đứng ngoài – chủ thể hư cấu
- Tác giả lời nói đứng ngoài tác phẩm, nhường lời cho chủ thể của lời nói. Đó là phương tiện
biểu đạt gián tiếp. Tác giả là người im lặng trong văn bản
(Khác với ngôn từ đời thường là ta có thể phân biệt rõ ràng tác giả lời nói, chủ thể lời nói và chủ
thể ý thức lời nói. Tác giả có vị trí xã hội càng quan trọng thì lời nói của anh ta càng quan trọng)
VD: “Người con gái Việt Nam”, Tố Hữu ghi lời đề tặng là “Tặng chị Lý anh dũng” nhưng trong
bài thì chủ thể lại gọi chị Lý bằng “em”: “Em là ai, cô gái hay nàng tiên”, xưng tôi: “Cho tôi hôn
bàn chân em lạnh ngắt”
+ Tác giả là không phải nguồn phát ngôn mà người phát ngôn là một chủ thể do tác giả tạo ra: là
sản phẩm của sự hư cấu của tác giả
+ Chủ thể đó giao tiếp với một người đọc là người đọc hàm ẩn
-> Do vậy văn bản nghệ thuật là sản phẩm của một sự giao tiếp đặc thù
=> Sự phân biệt tác giả, chủ thể cho phép tác giả bộc lộ cảm xúc của chủ thể, lời của chủ thể
quan trọng hơn lời của tác giả, cho nên không phụ thuộc vào vị trí xã hội của ai.
=> Sự tách biệt tác giả ra ngoài làm cho hoạt động giao tiếp nghệ thuật trong văn học khác với
ngôn từ thông thường b. Tính hình tượng
- Tính hình tượng của ngôn từ văn học phát sinh từ tính hình tượng của chủ thể tưởng tượng
Mọi ngôn từ đều là lời nói của chủ thể do tác giả sáng tạo ra, phát biểu một cách hình tượng
=> Nhờ tính hình tượng này mà sự vật, con vật, người chết, yêu ma… cũng đều phát ngôn, đều có ngôn từ của chúng
VD: Hình tượng “em” trong “Người con gái Việt Nam” của Tố Hữu hiện lên như một người kì
lạ, người ở cõi tiên: “Cô gái hay nàng tiên”, “có tuổi hay không tuổi”, “thịt da em hay là sắt là đồng”
- Tự bản thân ngôn từ văn học đã là một hình tượng của ngôn ngữ.
+ Ngôn từ của nhân vật trong văn xuôi chính là hình tượng hay là sự tái hiện cái ngôn ngữ của
nhân vật mà nhà văn có thể tóm tắt, tái hiện đầy đủ, hay chỉ phác qua vài nét về ngôn ngữ đó
+ Trong thi ca, bản thân lời thơ với vần, nhịp, hình ảnh đã là một hình tượng về ngôn từ đẹp, giàu cảm xúc
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
+ Lời độc thoại nội tâm chính là hình ảnh về dòng ý thức của con người
VD: Lời mở đầu truyện “Chí Phèo”, có những câu là lời của người kể chuyện nhưng ý thức là
của Chí Phèo: “Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào?”…”
=> Đó là lời văn hình tượng nói chung mà đời thường không thể có được
VD 2 cái: “Bóng chữ” – Lê Đạt
- Chủ thể lời / chủ thể ý thức : là nhân vật xưng anh – trong bài thơ như một người chia xa, thao
thức nhớ nhung . Đồng thời nhân vật này cũng giãi bày cảm xúc của mình ( tác giả nhập vai nhân vật anh )
- Hình tượng em : thời thơ thiếu nhỏ, về trắng đầy thương nhớ, hoa đi vắng, em ở đâu ,...khắc
họa lên thật trẻ trung xinh đẹp đã chia xa đi khuất So sánh
Đây cũng là một tính chất đặc trưng của ngôn từ văn học: Tạo ra một chủ thể giao tiếp tưởng
tượng, một người đọc hàm ẩn -> Cuộc giao tiếp đặc thù
+ Ngôn từ đời thường: Từ ngữ không có tính hình tượng mà rõ ràng, để người nghe hiểu được người nói muốn nói gì
+ Ngôn từ khoa học: Đòi hỏi sự chính xác, không được tưởng tượng, hư cấu 3. Tính nội chỉ -
Ngôn từ trong văn bản văn học là ngôn từ độc đáo, có tính chất nội chỉ. Tính chất nội chỉ
tức là chỉ ra, biểu hiện cái thế giới nghệ thuật được hư cấu trong tâm hồn và trong văn bản -
Lời văn là ngôn từ của thế giới nghệ thuật, hướng tới khắc họa một thế giới hư cấu,
không có thực. Lời văn tuy có cội nguồn từ ngôn từ của đời sống thực tế nhưng về bản chất nó là
ngôn từ nghệ thuật, khác hẳn với ngôn từ hàng ngày và ngôn từ khoa học.
“Toàn bộ ngôn từ ở đó đều là sản phẩm hư cấu cùng với chủ thể lời nói, là thứ ngôn từ miêu tả
mà từ vần, nhịp, từ, câu và tổ hợp trên câu đều có chức năng biểu diễn như diễn viên trên sân
khấu nhằm tái hiện thực tại nghệ thuật.” (Trần Đình Sử) -
Tính chất nội chỉ gắn với nhiệm vụ xây dựng hình tượng tưởng tượng, hư cấu (Chức
năng sáng tạo hình tượng) và chức năng biểu hiện tình cảm của nhà văn
Nghĩa được phái sinh trong ngữ cảnh cụ thể của văn bản trong mối liên hệ với những từ ngữ
khác của văn bản, quy chiếu vào thế giới bên trong văn bản
VD: Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên => Tác giả ngỡ như có con tàu nhả khói lên Tây Bấc
nhưng thật ra chỉ là hình dung cuộc trở về Tây Bắc trong tâm hồn nhà thơ: “Khi ta ở chỉ là nơi
đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
VD: Bánh trôi nước của HXH không nhằm giới thiệu món ăn dân tộc. Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan chỉ là Đèo Ngang trong tâm hồn
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
VD: Trong bài Bóng chữ của Lê Đạt: Vườn, hoa : chỉ được cắt nghĩa bên trong văn bản nó không
mang nghĩa theo từ điển hay thế giới thực. Nó mang ý nghĩa biểu tượng có mối quan hệ với các
từ ngữ khác, ngữ cảnh trong văn bản, không gian chờ đợi, sự nhớ nhung -
Những cách xưng hô trong thơ cũng không phải cách xưng hô thông thường mà là cách
xưng hô trong tâm tưởng:
“Em là ai, cô gái hay nàng tiên”
“Xuân ơi xuân, em mới đến năm năm” So sánh
+ Ngôn từ văn học: Tính nội chỉ là chủ yếu, nhằm xây dựng thế giới nghệ thuật của tác giả.
+ Ngôn ngữ thông thường: Không có tính nội chỉ, nó biểu hiện thế giới bên ngoài thực tế, khách
quan, trung thực. Không tạo ra các hình tượng nghệ thuật
+ Ngôn từ khoa học: Phải đảm bảo tính khách quan, chính xác nên cũng không có tính nội chỉ
4. Tính mơ hồ đa nghĩa
Từ ngữ trong văn học thường có sự mơ hồ, đa nghĩa
VD: “Cây tam cúc” của Hoàng Cầm
+ Nghĩa bề mặt - Nghĩa bề sâu
+ Nghĩa mỉa mai
VD: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người tìm chốn lao xao” (Nhàn)
+ Nghĩa song quan
Mượn từ ngữ giống nhau để biểu đạt những nghĩa khác nhau
VD: Trong bài “Bánh trôi nước”
+ Nghĩa ví von
VD: “Hôm nay chỉ có nửa trăng thôi/ Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi” (Một nửa trăng – Hàn Mặc
Tử) -> Ví hình tượng trăng khuyết như bị ai cắn vỡ
VD: “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
+ Nghĩa tượng trưng:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Các từ như “chảy máu”, “đâm nát” không được dùng theo nghĩa đen mà dùng theo lối tượng
trưng, gợi nên hình tượng một tổ quốc Việt Nam bị tàn phá, ôm đầy đau thương
+ Nghĩa lấp lửng
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272 VD: Truyện Kiều:
“4 dây nhỏ máu năm đầu ngón tay” (Dây nhỏ máu hay ngón tay nhỏ máu? Tiếng đàn nhỏ máu hay cõi lòng nhỏ máu)
+ Nghĩa ngoài lời: Do độc giả cảm nhận – cùng một lời nói nhưng mỗi người lại có cách hiểu khác nhau
+ Tính mơ hồ, đa nghĩa có thể do ngữ cảnh khi bị bỏ bớt tạo nên
Nếu ngôn từ hàng ngày trong đời sống phụ thuộc vào ngữ cảnh trực tiếp, thì ngôn từ nghệ thuật
dựa vào nguyên tắc thủ tiêu đặc trưng trực tiếp của ngữ cảnh. Nó chỉ có ngữ cảnh thời đại, ngữ
cảnh văn hóa, ngữ cảnh nội tại của chính nó.
VD: Bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, ta không thể biết bạn là ai, lúc nào.
VD: “Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói/ Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”
Vì bỏ bớt ngữ cảnh nên ta không biết người thiếu nữ buồn và nghĩ ngợi điều gì, tùy cách suy
đoán của mỗi người vì ngữ cảnh trong bài thơ không đủ để cung cấp So sánh
Ngôn từ khoa học: có tính đơn nghĩa, cụ thể, chính xác 5. Tính lạ hóa
Lạ hóa ngôn từ là sự “phá vỡ” cấu trúc ngôn từ thông thường để cấu tạo lại theo quy tắc nghẹ thuật.
Cùng một sự vật, hình ảnh nhưng sau khi được lạ hóa, nó sẽ khiến con người cảm thấy mới mẻ;
khiến ý nghĩa của nó khác với ý nghĩa thông thường
Mục đích của việc lạ hóa
+ Sáng tác hướng tới người đọc, mục đích là làm cho người đọc thích tác phẩm của mình -> Cho
nên việc lạ hóa ngôn ngữ là vô cùng quan trọng, khiến cho người đọc thích thú và ấn tượng hơn.
Lạ hóa ngôn ngữ là cách để tạo ra khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc
+ Nếu ngôn ngữ không được lạ hóa thì sẽ dẫn đến hiện tượng trơ lì. Lạ hóa ngôn ngữ tức là đổi
mới về mặt ngôn ngữ, kèm theo đó là khả năng giải phóng tư duy, mở ra khả năng biểu đạt mới
+ Lạ hóa giúp chống lại cơ chế “tự động hóa” của ngôn ngữ và thói quen, đã làm cho các biểu
đạt bị mòn, nhàm, mất khả năng gây ấn tượng
Các cách lạ hóa
+ Tạo từ mới: dày gió dạn sương, bướm chán ong chường, hồn rụng phách rời… (Truyện Kiều)
VD tạo ra từ mới: “Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” – Chân quê (Nguyễn Bính)
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
VD: Thay đổi trật tự từ:
“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng” => Thông báo cuộc sống chỉ là hoàng hôn và lặp đi lặp lại không thay đổi
+ Sử dụng câu đảo trang
VD: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn (Tự tình – HXH)
+ Sử dụng các câu danh ngữ, câu đối
+ Sử dụng các phép chuyển nghĩa
VD: Bài “Bóng chữ” của Lê Đạt -
Bóng chữ : người đẽo gọt, chỉnh sửa, sử dụng thủ pháp làm mới từ ngữ làm cho con chữ trở nên bóng bẩy -
Thời thơ thiếu nhỏ, trắng đầy cong khung nhớ ( thủ pháp trùng điệp đặt những từ ngữ
cùng mộttrường từ vựng đứng cạnh nhau ), mùi hoa đi vắng, Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu,...
=> Tạo hình tượng sống động, gợi cảm giác nỗi nhớ đầy ắp tran chứa bao tỏa -
Trùng điệp vần : mưa mấy mùa/ mây mấy độ thu ( trùng điệp phụ âm – láy phụ âm ) làm
cho câu thơ giàu nhạc tính, luyến láy có sự giăng mắc -
Thủ pháp kết hợp : từ chỉ người, chỉ vật, nghệ thuật nhân hóa ; vườn thức, mùa hoa đi
vắng; ẩn dụ - vườn biểu trưng của anh hoa là em --> Vườn thức một mùi hoa đi vắng – em đi rồi anh chỉ còn thao thức -
Từ ngữ mới : Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu : bóng chữ, chiều Âu Lâu ( xuất
hiện nhiều trong thơ Lê Đạt ) => Cải tạo sự mòn sáo của ngôn ngữ đời sống làm cho ngôn từ thơ
ca mới mẻ sáng tạo độc đáo tăng khả năng biểu nghĩa 6. Tính thẩm mĩ
Ngôn từ sao mọi kiến tạo đặc thù như trên thì phải đem lại hiệu quả thẩm mĩ. Đó phải là ngôn từ
đẹp theo nghĩa hoàn mĩ, thể hiện tính hài hòa, cân đối, hấp dẫn, mới lạ, gây ấn tượng
Các thuộc tính thẩm mĩ có nhiều cung bậc như cao cả, bi tráng, ngọt ngào, êm dịu, buồn sầu,
trang nhã, quái dị, hãi hùng, u uất…
Tính thẩm mĩ bao giờ cũng đa dạng và không lặp lại. Đó chính là sinh mệnh của ngôn từ văn học VD: 7. Tính tổ chức
Lời văn trong tác phẩm văn học có tính tổ chức cao nhằm giải phóng hình tượng của từ, nhằm
khắc phục ý nghĩa thông thường của chất liệu lời nói, để tạo nên một ý lớn ngoài lời, khêu gợi
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
một cái gì lớn hơn ngoài bản thân ngôn từ đó, để nâng lời nói hằng ngày lên lời nói văn học, ý
thức hàng ngày lên ý thức văn học, làm cho người ta cảm thụ đời sống và cảm thụ lời nói một
cách mới mẻ. Không chỉ lời thơ, mà lời văn xuôi cũng cần được tổ chức.
VD: Bài “Bóng chữ” của Lê Đạt:
Ngữ pháp: Câu thơ vắt dòng
Tữ ngữ: được sắp xếp theo các trường từ vựng nhất định
VD: Bài “Mưa đầu mùa” được sắp xếp như những giọt mưa: “Bụm tay hứng Giọt Đầu mùa Giọt Theo từng kẽ” So sánh
Lời nói đời thường: Ngẫu nhiên – không có tính tổ chức, nhất thời
=> Ngôn từ đời thường nói một lần rồi thôi, nhưng ngôn từ văn học, chỉ sáng tác một lần nhưng
có ý nghĩa giao tiếp vĩnh hằng, mãi mãi
Câu 2: Phân tích những đặc sắc của ngôn từ văn học (Tập trung trên các bình diện ngữ âm,
ngữ nghĩa) qua một bài thơ
(Đã phân tích kĩ ở các ví dụ trên, mọi người có thể tự chọn một bài để phân tích hoặc tham khảo
ví dụ dưới đây. Đây chỉ là gợi ý, mọi người tham khảo và tự phát triển thêm hoặc chọn một bài
khác phân tích dựa trên gợi ý) VD: TRÀNG GIANG
Ngữ âm: Vần, thanh điệu
- Buồn điệp điệp, nước song song -> Lặp
- Ngắt câu: Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
- Các từ láy: điệp điệp, song song, đìu hiu, chót vót, lơ thơ, lớp lớp, dợn dợn (từ chỉ không gian, từ chỉ thời gian)…
- Cách kết hợp từ: buồn điệp điệp, sâu chót vót (gợi cảm giác vừa cao, vừa dài -> mở cả chiều
dài và chiều rộng, bề ngang)
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
=> Ngữ âm vừa tạo vẻ đẹp của âm thanh, vừa tạo nghĩa Ngữ nghĩa:
Bài thơ gợi nên tâm trạng của người xa quê, sự buồn thương
Nỗi đau xót cho một lớp người trí thức…
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT, SỰ KIỆN, CỐT TRUYỆN TRẦN THUẬT
Câu 3: Hãy phân tích một số ví dụ để làm rõ sự khác biệt giữa tuyến nhân quả và tuyến
trật tự kể của cốt truyện trong tác phẩm văn học 1. Khái niệm
- Cốt truyện : chuỗi các sự kiện nằm dưới lớp trần thuật làm nên cái sườn tác phẩm
- Các nhà lí luận hiện đại tách cốt truyện làm hai tuyến: Tuyến nhân quả và tuyến trật tự kể
+ Tuyến nhân quả thuộc về cốt truyện theo trật tự biên niên, câu chuyện diễn ra theo trình tự thời
gian, sự việc xảy ra trước kể trước, kéo theo sự việc xảy ra sau kể sau
+ Tuyến trật tự kể: Sự việc được kể theo dụng ý của tác giả, nhà văn nói gì trước nói gì sau, theo
trật tự nằm trong văn bản tác phẩm nhằm tạo nên một ý đồ nghệ thuật nào đó
=> 2 tuyến trên có sự khác biệt nhưng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Khi xem xét một tác
phẩm, ta phải xác lập mối quan hệ giữa hai tuyến đó, xem điểm mở đầu và kết thúc của truyện kể
ứng với sự kiện nào trong chuỗi sự kiện nhân quả 2. Một số ví dụ a. Chí Phèo
Tuyến nhân quả: Câu chuyện kể về cuộc đời của CP từ lúc sinh ra -> tự sát
Tuyến trật tự kể: Chí Phèo được kể từ khi ra tù: bắt đầu bằng hình ảnh “Hắn vừa đi vừa chửi”,
sau đó mới lộn về quá khứ, kể đến việc sinh ra như thế nào, lớn lên ra sao, rồi lại trở lại thực tại
=> Thể hiện sự dụng công sáng tạo trong phong cách nghệ thuật, ý đồ sáng tác của nhà văn. Nam
Cao sắp xếp như vậy để nhấn mạnh CP lưu manh như vậy là do bị tha hóa, mất đi cả nhân dạng và nhân tính
b. Vợ chồng A Phủ
Tuyến nhân quả: Câu chuyện được kể theo trình tự: Mị là cô gái sinh ra trong gia đình nghèo ->
Bị A Sử Sử bắt về làm dâu gạt nợ ( từ người tự do --> kẻ bị trói buộc ) -> ăn lá ngón tự tử ( từ
chấp nhận số phận làm dâu gạt nợ --> phản kháng, muốn được giẩi thoát ) -> ném lá ngón xuống
đất quay trở lại nhà A Sử vì nghĩ cho gia đình ( phản kháng --> chấp nhận nhẫn nhục ) -> muốn
đi chơi trong đêm tình mùa xuân > Bị A Sử trói đánh -> Nhìn thấy giọt nước mắt của A phủ (
cam chịu --> vùng lên ) -> Chạy trốn
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
Tuyến trật tự kể: Mở đầu bằng hình ảnh Mị làm dâu cho nhà thống lí -> Sau đó mới quay lại quá
khứ tuy nghèo nhưng vui vẻ -> Sau đó mới quay về thực tại, bị bắt trói, đánh đập => Ý nghĩa:
+ Gây chú ý tò mò về Mị, cô này là ai, ở trong nhà giàu mà buồn như vậy.
+ Tạo ấn tượng về sức mạnh phản kháng tiềm tàng của Mị (Diễn tả quá trình phản kháng: từ thân
phận nô lệ, chết dần chết mòn về tinh thần -> Trở thành người khao khát tự do, có sự phản kháng
ngầm (tự sát, muốn đi chơi) -> Cuối cùng giải thoát cho chính bản thân và cho cả người khác
+ Nhấn mạnh sức phản kháng, đề cao hành trình đi tới ánh sáng tự do, đề cao sức sống mãnh liệt
của con người, tự giải phóng c. Lão Hạc
Câu 4: Trình bày ngắn gọn các khái niệm người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm văn học
- Trần thuật: Là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, tả, cung cấp thông tin về sự kiện và nhân vật- Trong
đó bao gồm người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật -> 2 yếu tố quan trọng a. Người kể chuyện
- Người kể chuyện trong tác phẩm: Là hình tượng hư cấu do nhà văn tạo ra để thay mình kể chuyện. Đặc điểm:
- Người kể chuyện đôi khi không phải tác giả mà là đối tượng mà tác giả tạo nên để thuật lại câu
chuyện, từ đó bộc lộ tình cảm, thái độ của tác giả một cách gián tiếp
VD: Người kể chuyện giấu mình – Ngôi kể thứ 3: Chí Phèo (thấu hiểu rõ từng người trong làng
Vũ Đại: Thị Nở, Chí Phèo, Bá Kiến, bà ba, Binh Chức…), Vợ chồng A Phủ (là người chứng kiến
hoàn cảnh, sức sống của Mị và thấu hiểu nội tâm nhân vật)
- Người kể chuyện ẩn mình sau dòng chữ (khác kịch, điện ảnh…)
Các hình thức kể: Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, kể chuyện theo ngôi thứ ba…
- Người kể chuyện là một vai mang nội dung. Thể hiện vai xã hội
VD: Ông giáo trong “Lão Hạc” là người trí thức, thể hiện mối quan hệ giữa người trí thức nghèo
với người nông dân nghèo. Khác người đầy tớ kể lại…
- Trong thơ người kể chuyện được gọi là nhân vật trữ tình, giãi bày những cảm xúc bên trong mình Chức năng - Kể chuyện
- Chỉ huy quá trình tự sự: bắt đầu, kể nhanh hay chậm, dừng lại- Giao tiếp với người đọc:
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
+ Bày tỏ thái độ, đánh giá, bình luận
+ Kêu gọi: Gây chú ý cho người đọc những chỗ then chót
- Chứng kiến thuyết phục b. Điểm nhìn
Khái niệm: Thể hiện vị trí người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá các nhân vật và sự kiện
“Tự sự không chỉ là vấn đề ai kể, mà còn là vấn đề ai nhìn” (Genette)
Điểm nhìn không chỉ là vị trí của người kể nhìn sự vật, mà còn là cách quan sát, cách tri nhận,
cách cảm thấy, từ đó thể hiện phạm vi ý thức của chủ thể đối với sự vật
Điểm nhìn dẫn dắt ng đọc đi suốt câu chuyện, cảm nhận tình huống, nhân vật và truyền đạt thành văn cho ng đọc
Các loại điểm nhìn
- Điểm nhìn không gian: viễn cảnh hay cận cảnh
- Điểm nhìn thời gian: trong hiện tại, trong quá khứ, trong kí ức… - Điểm nhìn tâm lí
- Điểm nhìn người kể/ điểm nhìn nhân vật
- Điểm nhìn bên trong – điểm nhìn bên ngoài
=> Có thể có sự đan xen các điểm nhìn khác nhau trong một tác phẩm
Vai trò của điểm nhìn:
- Bộc lộ thế giới nội tâm, hành động
- Thay đổi không gian: mở rộng hay thu hẹp là do điểm nhìn
- Thể hiện được nội tâm, tính cách hay bề ngoài của nhân vật
- Bộc lộ cách đánh giá của người kể chuyện với câu chuyện
- Tạo nên bước phát triển về nghệ thuật
- Thể hiện tư tưởng, quan niệm của tác giả VD: Chí Phèo
Ngôi kể thứ 3 nhưng điểm nhìn có sự phối hợp, đan xen đa dạng. Có sự chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong
+ Điểm nhìn người kể: (Lấy dẫn chứng)
+ Điểm nhìn nhân vật: (Lấy dẫn chứng)
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
=> Lời nói nửa trực tiếp, di chuyển điểm nhìn linh hoạt từ người kể sang nhân vật. Tác giả có
điều kiện soi chiếu vào những mảng tâm trạng sâu kín nhất của nhân vật
+ Điểm nhìn bên trong nhân vật + Điểm nhìn bên ngoài
=> Làm nổi bật thế giới nội tâm, bi kịch cá nhân VD: Hai đứa trẻ Điểm nhìn bên ngoài
Điểm nhìn bên trong: Nhân vật Liên
Câu 5: Phân tích điểm nhìn trần thuật trong 1 tác phẩm cụ thể a. Khái niệm
Điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá các nhân vật và sự kiện
b. Điểm nhìn tâm lí trong truyện “Cây cầu” của Kafka
- Đầu tôi ...xoay mòng / một người đàn ông đi về phía tôi : Diễn tả toàn bộ niềm hi vọng chờ đợi của cây cầu
- Ai vậy? Một đứa trẻ? Một giấc chiêm bao? Một khách bộ hành? Một cuộc tự sát? Một tên xúi
quẩy? Một kẻ phá hoại? : Nỗi đau về thể xác mà cây cầu phải chịu đựng cùng sự hoang mang bất ngờ tuyệt vọng
- Xoay mình nhìn gã --> trả giá bằng cái chết = kết quả của việc muốn biết về thế giới là cái chết
- Sự bình thản của những tấm đá đăm đăm nhìn : sự lạnh lùng bình thản của mọi thứ xung quanh
trước cái chết, phá tan của cây cầu KẾT LUẬN
- Lột tả thân phận nạn nhân của con người ( cây cầu vô tri vô giác phụ thuộc và bị trà đạp )
- Đau đớn tột độ với sự tồn tại chông chênh mong manh --> ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh
- Sự nghiệt ngã tàn nhẫn mà bình thản của thế giới trước cái chết, sự tồn tại của người khác
=> Thái độ bất an lo lắng về cuộc đời
CHƯƠNG 4: NHÂN VẬT
Câu 6: Xác định kiểu nhân vật trong một tác phẩm, những phương thức, phương tiện và
biện pháp thể hiện nhân vật đó
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
a. Khái niệm: Nhân vật văn học là hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái
đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ
b. Cách phân loại nhân vật:
Nhân vật trong văn học rất đa dạng, nhiều kiểu loại. Để xác định các kiểu loại nhân vật ta có thể
dựa trên một số tiêu chí
- Theo vai trò của nhân vật với cốt truyện+ Nhân vật trung tâm:
• Xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm, là trung tâm về mặt ý nghĩa của tác phẩm
• Quy tụ những mâu thuẫn xung đột chính
• Có những nhân vật là nhân vật chính nhưng không phải nhân vật trung tâm VD: Chí Phèo + Nhân vật chính
• Giữ vai trò then chốt trong một cốt truyện, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài của mình
• Nhân vật chính thúc đẩy phát triển cốt truyện
• Xuất hiện nhiều lần nhưng không xuyên suốt toàn bộ tác phẩm
• Liên quan đến các sự kiện chính của tác phẩm
VD: Bá Kiến, Thị Nở, Chí Phèo đều là nhân vật chính Phương thức:
Được khắc họa đầy đặn, có tiểu sử, nhiều tình tiết
Dùng toàn bộ cốt truyện, các sự kiện để miêu tả, nét bút sắc cạnh + Nhân vật phụ
• Bổ sung cho nhân vật chính
• Hàm chứa tư tưởng quan trọng của tác phẩm
• Thường chỉ xuất hiện trong một vài giai đoạn nhưng không thể thiếu
• Không được miêu tả đầy đủ chi tiết
Phương thức: Chỉ dùng vài nét chấm phá, miêu tả đôi nét về hình dáng, suy nghĩ, hành động
- Theo phương diện hệ giá trị, hệ giá trị: Sự thích hợp hay không thích hợp với lí tưởng thẩm
mĩ của nhà văn, thời đại, nhân vật:
+ Nhân vật chính diện: thể hiện ý tưởng đạo đức, thẩm mĩ của nhà văn / thể hiện lí tưởng thời đại
Gắn với lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại
Là một phạm trù lịch sử (Thời nào cũng có những nhân vật chính diện của mình)
Lưu ý: Cần phân biệt nhân vật chính diện theo cách nhìn, lập trường quan điểm của nhà văn với
nhân vật chính diện theo quan điểm khách quan của đời sống (bạn đọc, thời đại). Chỉ khi có sự
phù hợp thì nhân vật mới có sức thuyết phục.
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
Phương thức: Khẳng định, đề cao, lãng mạn hóa, tô đậm những mặt tốt + Nhân vật phản diện:
Mang những nét xấu xa, trái với đạo đức, lí tưởng
Phương thức: Phủ định, mỉa mai, châm biếm những nét xấu xa tàn ác
- Theo cấu trúc: (5 kiểu)
+ Nhân vật chức năng – mặt nạ (Văn học dân gian)
Thực hiện một chức năng cố định, bất biến
Thống nhất, không có nội tâm
VD: Ông Bụt là nhân vật thần kì phù trợ nhân vật chính, Thạch Sanh là nhân vật anh hùng…
Phương thức: Tạo dựng những chi tiết khái quát, có ý nghĩa tượng trưng Biện
pháp cường điệu, khoa trương, thần kì
VD: Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc
VD: Nhân vật người anh hùng thường không màng nguy hiểm, gian khổ đương đầu
với khó khăn để cứu người đẹp => Những đặc trưng bất biến
+ Nhân vật loại hình (Truyện ngụ ngôn, truyện cười, sử thi)
Có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã hội được nêu nổi bật
Tiêu biểu cho đặc điểm của một nhóm người, một loại người
Thống nhất, cố định bất biến
Không có đời sống bên trong
VD: Nhân vật Tú Bà, Sở Khanh (thói)
Nghị Hách là nhân vật loại hình -> Đại diện cho một loại hình người trong XH và không có nội tâm
Phương thức: Khái quát các đặc trưng hành vi phổ biến, chân dung, ngôn ngữ, hành động
thường đại diện cho một loại người trong những môi trường nhất định, mang tính cộng
đồng, các đặc điểm môi trường tập trung biểu hiện nhân vật. Các chi tiết nhà văn sử dụng
đều nhằm làm nổi bật yếu tố loại
VD: Nghị Quế (Tắt đèn) với đồ đạc lộn xộn, cơ ngơi bề bộn, lủng củng -> đã nói lên con người hắn
VD: AQ với phép thắng lợi tinh thần được dùng mọi lúc
+ Nhân vật tính cách
Một cá nhân có đặc điểm cá tính nổi bật
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
Thường có những sự mâu thuẫn, phát triển, giằng xé trong tính cách; những nghịch lí, chuyển
hóa => Do đó tính cách thường có một quá trình tự phát triển
Được miêu tả đầy đủ, rõ ràng, đặc biệt là đời sống tâm lí bên trong VD: Kiều, Chí Phèo
Phương thức: Việc miêu tả tâm lí đóng vai trò quan trọng. Nhà văn khơi sâu tâm lí, tô
đậm cá tính, chú ý tới các chi tiết thể hiện đời sống bên trong, trạng thái cảm xúc. + Môi
trường sống được tạo dựng để làm nổi bật tâm lí nhân vật (Biểu thị điểm nhìn tâm trạng)
VD: Nam Cao sử dụng ngoại giới để miêu tả khắc họa tâm lí nhân vật
+ Sử dụng các ngôn ngữ nhân vật để miêu tả tâm lí
+ Nhân vật tư tưởng
Là cái loa phát ngôn tư tưởng, đại diện cho một hiện tượng tư tưởng trong đời sống
Thường ít được khắc họa về ngoại hình và hành động
VD: Nhân vật người điên trong “Nhật kí người điên” địa diện cho tư tưởng tự do, lên án lễ giáo
phong kiến TQ “ăn thịt người” VD: Jean Valjean Phương thức:
+ Văn học lãng mạn: Khắc họa bằng biện pháp tượng trưng
VD: Khắc họa các nét của Tôn Ngộ Không trong tính cách, tâm lí
+ Văn học hiện thực: Miêu tả nhân vật như một quá trình tìm tòi hoặc thể nghiệm một tư tưởng
VD: Nhân vật người điên trong “Nhật kí người điên” là một quá trình tìm tòi đau đớn có
tính ấn dụ. Nhân vật là người chiến sĩ hay người điên? Đều không đủ bởi đó là nhân vật tư tưởng
+ Nhân vật ngụ ngôn
Thể hiện một triết lí tư tưởng của nhà văn về vấn đề nhân sinh
Được khắc họa về ngoại hình hành động tâm lí
Phương thức: Sử dụng những chi tiết kì ảo, phi lí, không chú trọng đến tính cách nhân vật, quan
tâm đến việc tạo dựng các tình huống
Kết luận: Trên thực tế, các kiểu nhân vật này rất đa dạng, không có ranh giới rõ ràng. Sự phân
loại trên đây chỉ có tính tương đối. Một nhân vật vừa có thể là kiểu nhân vật này, vừa có thể là kiểu nhân vật khác
VD: Ông giáo là nhân vật tư tưởng + tính cách -> Thể hiện tập trung tư tưởng nhân đạo
Chí Phèo vừa là nhân vật tính cách vừa là nhân vật loại hình
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
AQ vừa là nhân vật tư tưởng nhưng vẫn có nét của nhân vật tính cách và loại hình
c. Các phương thức, phương tiện, biện pháp thể hiện nhân vật
Các phương thức miêu tả nhân vật hết sức đa dạng
Miêu tả bằng chi tiết
- Chi tiết được xem là con mắt trổ những cửa sổ để người đọc nhìn vào nhân vật
VD: Nhân vật Lão Hạc, tác giả miêu tả Lão Hạc khóc rất nhiều lần với nhiều cung bậc khác
nhau: khi “rân rấn”, khi “ầng ậc”, khi vỡ òa lên “huhu khóc, nước mắt ẩn cả trong nụ cười, “cười như mếu”
=> Những chi tiết đó khiến cho Lão Hạc hiện ra với tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thương sâu sắc
dành cho cậu Vàng – người bạn gắn bó sâu sắc
VD: Chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo: “Hắn vừa đi vừa chửi”, “cứ rượu xong là hắn chửi”… ->
Tiếng chửi bộc lộ hình ảnh Chí Phèo bề ngoài là một tên nát rượu, bên trong lại là một người đau
đớn, vật vã với số phận đầy bi thương, tiếng chửi như cách để hắn giao tiếp với đời.
Miêu tả chân dung, ngoại hình
VD: Chí Phèo hiện lên với chân dung của một thằng côn đồ sau khi ra tù: đầu trọc lốc, răng cạo
trắng hớn, hai mắt gườm gườm, quần nái đen, áo tây vàng, cái ngực phanh, đầy những nét chạm
trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy
=> Chân dung của một kẻ bị tha hóa về nhân dạng
Miêu tả qua lời đối thoại, độc thoại
VD: Lời đối thoại của Chí Phèo với Thị Nở, đặc biệt là câu nói: “Hay là mình sang ở với tớ một
nhà cho vui” -> Cách xưng hô mình – tớ, cách mở đầu “hay là” -> Chí Phèo hiện lên thơ ngây
với khát khao hạnh phúc đơn giản, được trở lại làm người
VD: Màn độc thoại nội tâm của Chí Phèo cân nhắc có nên vào nhà Bá Kiến ăn vạ -> Cho thấy
tính cách bên trong của Chí Phèo, là một tên liều mạng, ngông nghênh “anh hùng làng này có thằng nào bằng ta”
VD: Lời độc thoại của ông Hai (Làng) chửi mắng lũ bán nước, cũng là để tự an ủi chính mình:
“Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để
nhục nhã thế này” => Thái dộ căm ghét lũ bán nước, thể hiện lòng yêu nước của ông Hai nói
riêng và người dân thời kháng chiến nói chung
Miêu tả qua những mâu thuẫn, xung đột
VD: Sự gặp gỡ giữa CP với TN đã khiến CP trở nên hiền lành, khát vọng hạnh phúc, khát vọng
làm người trỗi dậy. Nhưng cũng chính sự phản bội của Thị khiến hắn tỉnh người, từ đó dẫn đến
việc giết Bá Kiến và tự sát
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
Miêu tả gián tiếp qua cảm nhận của mọi người
KL: Tuy nhiên ở mỗi kiểu nhân vật lại có những phương thức, biện pháp riêng phù hợp với kiểu
loại và yêu cầu của kiểu loại
d. Xác định kiểu nhân vật trong một tác phẩm (Câu 7)
Các phương thức: (Xem phần trên)
Câu 7: Giải thích và chứng minh ý kiến: “Nhân vật tính cách thường có những mâu thuẫn
nội tại, những nghịch lí, những chuyển hóa, và chính vì vậy tính cách thường có một quá
trình tự phát triển và nhân vật không đồng nhất giản đơn với chính nó”
1. Giải thích
Ý kiến trên bàn về nội hàm đặc điểm của nhân vật tính cách:
Nhân vật tính cách luôn có những giằng xé nội tâm, có những nghịch lí, chuyển hóa trong tính
cách. Từ đó tạo nên sự tính cách phức tạp
Có sự biến đổi nội tâm, sự phát triển trong nội tâm, tính cách, nhận thức
Tính cách của kiểu nhân vật này thường đa dạng nhiều chiều, có cái tốt, có cái xấu đan xen nhau.
Do đó tính cách thường có quá trình tự phát triển, không đồng nhất giản đơn với chính nó. Tức là
tính cách không một chiều, đồng nhất từ đầu đến cuối mà luôn phức tạp, có sự biến đổi
2. Chứng minh: (Chọn Chí Phèo hoặc Thúy Kiều hoặc Ông Hai trong Làng)
Xét theo tiêu chí cấu trúc, nhân vật Chí Phèo là một kiểu nhân vật tính cách
- Nhân vật không đồng nhất với chính nó: Có lúc là một người lương thiện, hiền như cục đất ->
Có lúc lại trở thành một con quỷ dữ mất đi nhân tính nhân hình -> Có lúc lại trở về làm một
người lương thiện với khát khao hạnh phúc, có một mái ấm
- Tính cách của Chí Phèo không đơn giản, thống nhất từ đầu đến cuối truyện mà luôn có sự biến
đổi, vận động: Thay đổi từ người lương thiện, hiền lành -> Thành con quỷ dữ làng Vũ Đại
Quá trình phát triển: Tính cách có sự thay đổi qua các giai đoạn: Trước khi vào tù -> Sau khi ra
tù -> Sau khi gặp Thị Nở -> Khi bị Thị Nở phản bội
- Nội tâm phức tạp: Sự giằng xé trong suy nghĩ
- Những nghịch lí: Khát khao hạnh phúc nhưng vì cuộc đời trớ trêu -> Ghét thói đời
CHƯƠNG 5: KẾT CẤU
Câu 8: “Kết cấu luôn là phương tiện tổ chức hình tượng NT và khái quát tư tưởng – cảm
xúc cụ thể độc đáo. Lựa chọn một kết cấu nào đó, nhà văn bao giờ cũng nhằm nâng cao sức
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
biểu hiện của đề tài và chủ đề, tăng cường sức tác động nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nghệ
thuật và tư tưởng tác phẩm”

Dựa trên những hiểu biết về kết cấu tác phẩm văn học, anh/chị hãy trình bày ý kiến của
mình về nhận định trên
1. Khái niệm kết cấu:
Kết cấu là cách tổ chức các yếu tố ở trong tác phẩm (sự kiện, hình tượng, nhân vật…) nhằm phục
vụ một mục đích nghệ thuật nào đó
“Kết cấu nghệ thuật là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” (Trần Đình Sử)
(Hệ thống hình tượng, chi tiết tạo nên hình tượng: đặt chi tiết nào cạnh chi tiết nào, các nhân vật
bổ sung cho nhau ra sao; sự kiện có logic gì, sự kiện này dẫn đến sự kiện kia; kết cấu văn bản:
mở đầu kết thúc, các khổ thơ, các phần của truyện)
Kết cấu là phương diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Tác phẩm văn học giống như một công
trình kiến trúc. Nhà văn tổ chức, sắp xếp các chất liệu sống để xây dựng nên một hệ thống hoàn
chỉnh, một sinh mệnh sống 2. Nhận định
- Nhận định trên khẳng định vai trò của kết cấu
Kết cấu là phương tiện tổ chức hình tượng nghệ thuật
Kết cấu góp phần tổ chức, liên kết những cảm xúc, hành dộng, ngôn ngữ… để trực tiếp xây dựng hình tượng tác phẩm
Các hình tượng trong tác phẩm được tổ chức trong sự gắn kết chặt chẽ: hệ thống nhân vật, hệ
thống sự kiện, tổ chức điểm nhìn…
Sự liên kết, tổ chức các sự kiện làm cho nội dung của tác phẩm được nổi bật, tạo ấn tượng mạnh mẽ
Nhờ kết cấu mà các hiện tượng, sự vật, con người trong tác phẩm được liên kết lại thành một
chỉnh thể nội dung nhất định, bộc lộ quan điểm của nhà văn
VD: Chí Phèo là hình tượng đại diện cho lớp người nông dân bị tha hóa trước CM tháng 8, làm
nổi bật lên quá trình tha hóa, khát vọng hạnh phúc
CP được khắc họa với những chi tiết miêu tả cụ thể về nhân dạng (bề ngoài) sau khi hắn mới ra
tù. Không chỉ nhân dạng mà CP còn được khắc họa với nhân tính bị tha hóa qua các hành động:
Say, chửi, ăn vạ… Tổ chức các chi tiết về tâm lí: từ những suy nghĩ ăn vạ nhà Bá Kiến, những
suy nghĩ sau khi tỉnh rượu (lần đầu tỉnh)
Chi tiết: Tiếng chửi, Bát cháo hành, lời tỏ tình…
Nhờ kết cấu mà hình tượng CP được hiện ra toàn vẹn, đặt trong các mối quan hệ: đối nghịch với
Bá Kiến, mối quan hệ bổ sung – phụ thuộc với Thị Nở, quan hệ với dân làng (bị thờ ơ, ghẻ lạnh,
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
không ai quan tâm, không ai giao tiếp), quan hệ đồng đẳng với Năm Thọ, Binh Chức (Giúp khái
quá đặc điểm của cả một lớp người nông dân bị tha hóa trước CM)
Lựa chọn một kiểu kết cấu nào đó nhằm nâng cao sức biểu hiện của đề tài và chủ đề, tăng
cường sức tác động nghệ thuật
Chủ đề, đề tài bao giờ cũng chỉ đạo, chi phối kết cấu. Nhà văn phải xây dựng kết cấu sau cho chủ
đề tập trung, tư tưởng thống nhất, làm nổi bật được chủ đề, đề tài mình đang hướng tới.
VD: Nam Cao viết về đề tài nông dân, chủ đề là người nông dân bị tha hóa trước CM tháng 8
+ Trong Chí Phèo, Nam Cao phải sắp xếp sao để biểu hiện rõ sự tha hóa của Chí Phèo, đại diện
cho sự tha hóa của người nông dân
Kết cấu sự kiện: Mở đầu bằng tiếng chửi của Chí Phèo – cho thấy…. -> Tiếp đến là quay về quá
khứ, quá trình sinh ra và lớn lên của CP. Hắn cũng là người lương thiện, chăm chỉ làm lụng -> Bị
đi tù (bắt đầu quá trình tha hóa) -> Ra tù (trông khác hẳn về nhân dạng) -> Thay đổi về nhân
tính: Đến nhà Bá Kiến đòi nợ -> Gặp Thị Nở, khát vọng được làm người -> Bị phản bội -> Giết người và tự sát
Cái kết: Thị Nở nhìn xuống cái bụng của mình, hình ảnh lò gạch hiện lên -> Kết mở, báo hiệu
một thế hệ nối tiếp giống như CP. Không có một nhân vật nào được hp, CP chết, BK chết, TN cô đơn.
=> Sắp xếp sự kiện là nổi bật sự tha hóa của Chí Phèo: từ một anh nông dân hiền như cục đất, bị
đưa vào tù -> Bắt đầu bị tha hóa: thay đổi về nhân dạng và nhân tính -> Kết thúc bằng cái chết
Mở đầu – nhấn mạnh bi kịch đời sống hiện tại của CP, đặt ra câu hỏi về sự tha hóa
Quay ngược về QK: Đối lập giữa QK với HT: Nổi bật sự tàn nhẫn của chế độ XH cũ, XH mất
nhân tính làm tha hóa con người Kết cấu nhân vật:
Tác giả đặt ra mối quan hệ đối lập giữa Chí Phèo và Bá Kiến để làm nổi bật sự tha hóa: Bá Kiến
chính là nguyên nhân CP vào tù, tạo ra cuộc đòi nợ giữa CP và BK
Tạo ra các nhân vật cùng loại với Chí Phèo “cố cùng liều thân”: Năm Thọ, Binh Chức => Giúp
khái quá đặc điểm của cả một lớp người nông dân bị tha hóa trước CM
Cho CP gặp Thị Nở: Khơi gợi khát vọng được hạnh phúc, dù là với người phụ nữ xấu “ma chê quỷ hờn”
Tổ chức điểm nhìn
Kết cấu khái quát tư tưởng – cảm xúc cụ thể độc đáo của nhà văn
Từ việc tạo ra những hình tượng nghệ thuật, kết cấu giúp bộc lộ những quan điểm, tư tưởng của
nhà văn. Đồng thời nó cũng phản ánh tư duy của nhà văn
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
VD: Kết cấu đầu cuối tương ứng trong “Chí Phèo” mang dụng ý nghệ thuật. Gợi ra cuộc sống bế
tắc trong tấn bi kịch bị tha hóa không lối thoát từ đời này đến đời khác. Bộc lộ tư tưởng nhân
đạo, thể hiện sự đồng cảm, trân trọng với khát vọng sống lương thiên
- Khái quát tư tưởng: Kết cấu tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác phẩm
Cách tổ chức điểm nhìn
Tác giả đặt điểm nhìn bên trong nhân vật để thấy được những khát khao, mơ ước của nhân vật về
cuộc sống đơn giản, bình thường như bao người khác -> Đồng cảm với những ước mơ
Tác giả đặt điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn người kể chuyện để phản ánh hiện thực cuộc sống
của người nông dân đầy tăm tối (điểm nhìn miêu tả nhân dạng của CP, miêu tả việc CP làm thuê cho nhà Lí Kiến,…)
Cấu trúc bề sâu của tác phẩm: Nói lên cuộc đời, số phận của người nông dân bị tha hóa. Khát
vọng được giải phóng. Cuộc sống tăm tối. Sự tha hóa trong tâm hồn con người. Sự đối lập giữa
khát vọng sống lương thiện với môi trường sống phi nhân tính
- Cảm xúc: Qua kết cấu tác phẩm, ta cũng thấy được tình cảm của Nam Cao: đau xót trước sự
thahóa của nhân vật, tái hiện nỗi bất hạnh một cách chân thực Phục vụ tối đa cho nghệ thuật
và tư tưởng tác phẩm

Nhờ kết cấu, thế giới hiện thực được khái quát có giá trị thẩm mĩ cao, nghĩa là hướng tới cái đẹp,
cái mới mẻ, hấp dẫn, giàu ý nghĩa nhân văn. Trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, dù có
cái xấu, cái đau thương, đáng buồn cười nhưng cả thiên truyện vẫn vừa toát lên vẻ đẹp của tình
người, của những khát vọng nhân sinh, vừa có sức lôi cuốn, thú vị của cách kể chuyện, cách xây
dựng hệ thống nhân vật, cách miêu tả tâm lí, …
Triển khai, trình bày hấp dẫn các sự kiện
Tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả
=> Tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ
Kết cấu phải nhằm mục đích tư tưởng và thẩm mĩ, tạo sức hấp dẫn, gợi sự tưởng tượng, đồng
sáng tạo cho người đọc. Một kết cấu quá đầy đủ làm cho người đọc không còn chỗ để tưởng
tượng, suy đoán thì không phải kết cấu hay
CHƯƠNG 6: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
Câu 9. Đề tài và chủ đề có mối quan hệ với nhau như thế nào?
+ Đề tài: Là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm, chỉ một phạm vi đời sống hiện
thực (một mảng đời sống) được mô tả mà nhà văn quan tâm, phản ánh trực tiếp trong tác phẩm văn học.
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
VD: Cuộc sống của người trí thức, cuộc sống của người nông dân, người chinh phụ, người chiến sĩ…
- Trong tác phẩm văn học có thể xuất hiện một hệ thống các đề tài chứ không giới hạn một đề tài duy nhất
VD: Tây Tiến không chỉ là đề tài về người lính mà còn về tình yêu quê hương, đề tài chiến tranh
- Đề tài là một khái niệm chỉ loại. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài.
Đề tài gắn liền với loại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời sống và có âm vang đời sống tinh
thần một thời hoặc một giới nào đó.
- Phạm vi đề tài có thể hẹp hay rộng khác nhau.
+ Chủ đề: 2 nghĩa
Một là, chủ đề chỉ một số nét tư tưởng lặp đi lặp lại trong tác phẩm
VD: Chủ đề cái đói, chủ đề tha hóa, chủ đề thương thân trong TK
Hai là, chủ đề là vấn đề chủ yếu được nhà văn nêu lên trên cơ sở đề tài.
Đó là vấn đề quan trọng nhất, nhức nhối nhất mà nhà văn chú ý trong phạm vi đời sống đó. Nhà
văn tập trung soi rọi vấn đề có ý nghĩa hàng đầu hoặc nhà văn quan tâm tới.
VD: Trong đề tài ng nông dân thì chú ý đến thảm cảnh của nhân dân…
VD: Vấn đề cơ bản của đời sống trí thức nghèo là mâu thuẫn giữa khát vọng sống có ích, khát
vọng cống hiến cho nghề nhưng bị áo cơm ghì sát đất.
VD: Sự lố lăng, kệch cỡm trong thời buổi mưa Âu gió Á + Mối quan hệ Điểm chung:
- Là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học
- Là cơ sở, con đường để tác giả đưa người đọc thâm nhập vào tác phẩm văn học
- Bao gồm các giới hạn bên ngoài (yếu tố VH, XH, lịch sử, địa lí) và phương diện bên trong
(conngười, cuộc sống con người Điểm khác biệt:
• Đề tài chỉ một phạm vi hiện thực được mô tả, phản ánh trực tiếp trong tác phẩm, là khái
niệm chỉ loại, còn chủ đề là một số nét tư tưởng lặp đi lặp lại, là những vấn đề chủ yếu của đề tài.
• Đề tài có thể được xác định thông qua các yếu tố về thời gian, không gian được nói đến
trong tác phẩm, từ đó giới hạn được chủ thể được nhắc đến, còn chủ đề có thể được xác
định thông qua nhan đề, hình tượng nhân vật chính, những biến động, những đánh giá của chính tác giả.
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
• Về ý nghĩa, đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát chủ đề và xây dựng những hình tượng
tính cách điển hình, còn chủ đề sẽ đi sâu giúp người đọc hiểu sâu hơn về bản chất, tư tưởng của tác phẩm.
=> Đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát thành những chủ đề và xây dựng nên những hình tượng, tính cách điển hình.
Đề tài là phạm vi đời sống cho nên rộng hơn, bao quát hơn, bao trùm lên. Còn chủ đề chỉ là tư
tưởng lặp đi lặp lại hoặc những vấn đề nổi cộm, nhức nhối nhất được nhà văn quan tâm trong
phạm vi đề tài rộng lớn. Chủ đề chỉ có khi nhà văn xác định được đề tài (tức là xác định được
phạm vi đời sống hiện thực)
Chủ đề hình thành trên cơ sở đề tài nhưng đề tài không hoàn toàn quyết định chủ đề. Cùng một
đề tài, các tác giả có thể lựa chọn khai thác các chủ đề khác nhau
Đề tài nhỏ vẫn có thể gợi được chủ đề lớn
VD: Đề tài cuộc sống phố huyện nghèo trước CM t8 -> Gợi lên chủ đề lớn hơn như sự tổn
thương trong đời sống tinh thần của trẻ thơ; chủ đề con ng có thể bị tàn phá trog kgian nhàm
chán (Trong những tp của Thạch Lam – ví dụ Hai đứa trẻ)
Câu 10. Bình luận ý kiến: “Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là
sự lí giải dửng dưng lạnh lùng, mà gắn liền với tình cảm, xúc cảm mãnh liệt”
1. Nội dung tư tưởng trong tác phẩm văn học
- Được thể hiện qua hình tượng nghệ thuật
- Tư tưởng đồng nhất với thế giới quan, nhân sinh quan và năng lực sáng tạo của nhà văn
Những tư tưởng độc đáo chỉ xuất hiện khi có sự tích lũy vốn sống dồi dào, nghền ngẫm công phu
với một thái độ nhìn nhận cuộc sống đúng đắn, một lí tưởng thẩm mĩ tích cực, lập trường tiến bộ của người cầm bút.
2. Cảm hứng tư tưởng (Khác khái niệm cảm hứng sáng tác)
+ Cảm hứng tư tưởng là thuật ngữ để chỉ 1 tình cảm mãnh liệt >< Cảm hứng stac là cảm hứng
nằm ngoài tp, là tình cảm mãnh liệt thúc đẩy nhà văn cầm bút
Ý kiến trên đề cập đến cảm hứng trong sáng tạo của nhà văn: tình cảm, xúc cảm mãnh liệt
Con đường nghệ thuật đến với độc giả phải là con đường tình cảm. Do đó tư tưởng đến với độc
giả phải bằng tình cảm, phải có cảm hứng -
Cảm hứng trong tác phẩm là một tình cảm mãnh liệt, mạnh mẽ mang tư tưởng, là say mê
khẳngđịnh chân lí, lí tưởng, tố cáo thế lực đen tối tầm thường.
VD: Cảm hứng trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là niềm căm uất trước xã hội cũ đểu giả;
Cảm hứng trong HXH, Tú Xương là mong muốn mãnh liệt muốn tung hê tất cả, tố cáo thói lố
lăng kệch cỡm thời buổi giao thời
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272 -
Cảm hứng trong tác phẩm còn là tình cảm toát ra từ tình huống, tính cách và sự miêu tả.
Cảm hứng trong tác phẩm phải phục tùng quy luật tình cảm là khơi gợi, chứ không phải biểu
hiện thẳng đuột một chiều. Cảm hứng chính là năng lượng tình cảm của tác phẩm được tập trung
dồn nén lại, chỉ chờ đợi độc giả để bùng chát lên -
Về bản chất, cảm hứng nghệ thuật là một tình cảm XH đã được ý thức (tính cảm XH là
tình cảm được gợi lên bởi các hiện tượng XH được phản ánh trong tác phẩm, tình cảm thời đại:
cảm hứng yêu nước, cảm hứng anh hùng…)
Tình cảm XH càng sâu sắc thì tình càng có sức tác động đến người đọc
VD: Hịch Tướng Sĩ, Văn Tế Nghĩa sĩ CG… Biểu hiện
Nhà văn biểu thị những lí giải của mình về đời sống (nd tư tưởng) nó phải dựa trên những góc
tiếp cận, cảm hứng nhất định (cảm hứng phủ định quyết liệt, cảm hứng về cái bi, cảm hứng
khẳng dịnh cái đẹp, cảm hứng trào phúng) Tất cả cảm hứng đó là tình cảm của nhà văn, chi phối
nội dung biểu thị trong tác phẩm:
+ Cảm hứng trong tác phẩm là tình cảm toát ra từ tình huống, tính cách và sự miêu tả. Đó là thứ
tình cảm xuyên thấm vào hình tượng, là thứ tình cảm gợi lên chứ không phải tình cảm được nói trực tiếp
VD: Tình huống nhặt vợ; tình huống Làng Chợ Dầu đi theo giặc
+ Cảm hứng thể hiện trong thái độ, cách nhìn
VD: Cách nhìn người phụ nữ nông dân của Ngô Tất Tố: kính trọng, thương cảm và xót xa
+ Ở các thể loại khác nhau thì biểu hiện của cảm hứng cũng khác nhau
VD: Câu chữ không thấy sự biểu hiện rõ: thị, hắn, y của Nam Cao – cái bề ngoài, sâu thẳm bên
trong là sự đồng cảm, thương cảm đến mức độ nào đó thì mới khơi được vào những bất hạnh của
con ng như Nam Cao đã làm -> Màu sắc thương cảm trong tp
-> Thấy được tình điệu thẩm mĩ: về mĩ học: cái bi, cái hùng, cái hài, cái trác tuyệt
Một nhà văn Nga đã cho rằng: Nếu thiếu cảm hứng thì tác phẩm sẽ thiếu sức sống sôi động, rời
rạc, nguội lạnh, nhạt nhẽo
Cảm hứng biến sự lí giải của lí trí lạnh lùng trở thành sự lí giải mang cảm xúc, tư tưởng truyền
đến độc giả bằng con đường tình cảm
Bielinxki coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực.
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272 CHƯƠNG 8: THƠ CA
11. Giải thích, chứng minh: Nếu tình cảm là sinh mệnh của thơ thì tưởng tượng là đôi cánh của thơ
Nhận định liên quan tới đặc trưng của thơ trữ tình: nội dung trữ tình và nguyên tắc tưởng tượng
Thơ ca là sản phẩm của nhận thức, của trí tưởng tượng bay bổng và sáng tạo. 2 đặc trưng của thơ
a. Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức
“Thơ là sự biểu lộ của tình cảm mãnh liệt” – nhà thơ Anh Wordsworth
Tình cảm là sinh mệnh của thơ. Tình cảm phải mãnh liệt, tình cảm mãnh liệt không phải thứ tình
cảm kêu gào, khóc cười ồn ào bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày vò,
chấn động trong tâm hồn. Tình cảm mãnh liệt tức là nhà thơ phải sống rất sâu vào tâm hồn mình,
lắng nghe các xao động như vui, buồn, hờn giận
Tình cảm ấy phải là tình cảm lớn, cao thượng, thấm đẫm bản chất nhân văn
Điều kiện xuất hiện các tình cảm ấy là có sự kiện, sự việc, hoàn cảnh làm chấn động tâm hồn nhà thơ
VD: Từ ấy, Đây thôn Vĩ Dạ (tấm bưu ảnh in hình ảnh Huế cô gái gửi nhà thơ), Việt Bắc…
“Thiếu tình cảm thì có thể trở thành người thợ làm những câu thơ có vần, chứ không làm được
nhà thơ” – nhà thơ Cuba Jose Marti
Tình cảm mãnh liệt là điều kiện hàng đầu của thơ -
Thơ không phải sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp mà đó là tình cảm đã
được ý thức, được lắng đọng qua cảm xúc thẩm mĩ, gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về mình và về đời
Ý thức làm chủ tình cảm mãnh liệt. Để bộc lộ sự bất lực trước cuộc đời, NK đã lên tiếng cười
nhạo: “Có tiền việc ấy mà xong nhỉ/ Đời trước làm quan cũng thế à?
“Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi” (Tiến sĩ giấy)
- Tình cảm được cá thể hóa:
“Tôi vẫn còn đây hay ở đâu/ Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu”
“Tôi là con nai bị chiều đánh lưới” -
Thơ cũng thể hiện cá tính của nhà văn, đó là cái tôi khác, cái tôi của nhà nghệ thuật chứ k
phải cái tôi trong đời thường; họ muốn phô bày ra cho ng khác xem chứ không phải giấu giếm;
đồng thời nhà thơ cũng là người nói hộ, người “thương thay”
VD: “Hai sắc hoa tigon” đọc khi thất tình
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
b. Thơ – nghệ thuật của trí tưởng tượng
Nguyên tắc liên tưởng, tưởng tượng
Truyền tải tới ng đọc mà tạo nên sự hấp dẫn của thơ thì cần sự tưởng tượng -> Sự tưởng tượng
tạo ra hình ảnh, kết cấu, tứ thơ
“Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi” (Hàn Mặc Tử) “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể” (Xuân Quỳnh)
=> Tưởng tượng tạo ra hình ảnh, hình ảnh bị chi phối bởi cảm xúc, phục vụ cho cái tình cảm, cảm xúc
12. Phân tích một bài thơ trữ tình (Tự chọn) để làm rõ đặc trưng ngôn ngữ của thơ
- Thơ được biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng
VD: Hình tượng trong “Đây thôn Vĩ Dạ”
Khổ 1: Lời mời gọi tha thiết, đồng cảm
Khổ 2: Biểu tượng của sự chia cắt, chia lìa
Khổ 3: Biểu tượng của sự mong đợi và hoài nghi
VD: Hình tượng “Lá diêu bông”
- Sự phân dòng, tạo nhạc tính Thơ 8 chữ, thơ lục bát Vần: Cách gieo vần
Nhạc tính: Luyến láy, từ trùng điệp, bằng trắc, ngắt nhịp
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
- Tính mơ hồ (từ có thể đa nghĩa) - Tính lạ hóa (kết hợp từ mới)
Đối sánh với các thể loại khác: kịch, kí, tự sự, truyện
13. Giải thích, chứng minh: So với các thể loại văn học khác, nhân vật tiểu thuyết được
miêu tả nhiều mặt, chi tiết như con người sống
Đặc trưng tự sự của tiểu thuyết: Tính khách quan khi miêu tả nhân vật
Biểu hiện nhân vật trong tiểu thuyết, đặc trưng hình thức của tiểu thuyết
Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải trong khi các nhân vật sử thi, kịch, trung đại lại là
những nhân vật hành động, nhân vật nêu gương đạo đức. Nhân vật tiểu thuyết có những cảm
nhận, tư duy, chịu những đau khổ, dằn vặt ở đời
Nhân vật trog tiểu thuyết đa dạng, được miêu tả ở nhiều chi tiết hơn nhân vật ở trong thơ trữ tình, trong kịch
+ Được đặt trong hoàn cảnh cụ thể, thể hiện quá trình trưởng thành, biến đổi VD: + Ngoại hình + Cử chỉ + Lời nói + Suy nghĩ
+ Biểu thị trong các trạng thái, các mối quan hệ xã hội
+ Chiều dài lịch sử của nhân vật
=> Chính vì mieu tả cụ thể như vậy cho nên nó sống động
So sánh với thơ, kịch, kí
Kí: Chỉ có những mảnh về nhân vật, một chi tiết nào đó của nhân vật được nhấn mạnh
Sử thi: Nhân vật đại diện cho cả một cộng đồng, dựa trên cơ sở kí ức cộng động truyền thống ->
Thể hiện quá khứ anh hùng dân tộc >< Tiểu thuyết: miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng biến
đổi, mang kinh nghiệm của cá nhân
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
Sử thi đối tượng là nhân vật của QK được kính trọng >< Tiểu thuyết là nhân vật hiện tại, không
có khoảng cách sử thi, cho phép tác giả nhìn ngắm, lí giải về nhân vật theo cá nhân
Nhân vật trong sử thi thường đồng nhất với chính nó. Con người có địa vị thế nào thì con người
như thế đó, hành động thể hiện địa vị đó. Trái lại trong tiểu thuyết có những con người địa vị cao
nhưng hành động lại thấp, người có địa vị thấp nhưng hành động lại cao cả.
Tiểu thuyết có chất văn xuôi, tái hiện cuộc sống với những nét y như thật, không thi vị hóa, lãng
mạn hóa, lí tưởng hóa.
Tiểu thuyết phải được viết bởi một nhà văn có kinh nghiệm chi tiết, sống động về mọi chi tiết cụ
thể của đời sống. Khác nhà thơ, chỉ cần có những ấn tượng sâu sắc, cảm giác mơ hồ bất định mà
không cần nhiều tài liệu, chi tiết như tiểu thuyết
Ngồn ngộn chất đời, bao gồm cả cái ngổn ngang, cái tầm thường >< Thơ có sự thi vị, lãng mạn, tưởng tượng
Câu 14. “Miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lí là một phương diện đặc trưng của tiểu thuyết”
Ý kiến của Bakhtin khi so sánh sử thi với tiểu thuyết
Tiểu thuyết đồng hành với cuộc sống dang dở nên nhân vật tiểu thuyết là nhân vật chưa hoàn
thành, còn nhiều mâu thuẫn, giằng xé. Giống nhân vật tính cách. Vừa có sự biến chuyển. Khơi
vào đó thì tất yếu tiểu thuyết phải dùng thủ pháp phân tích tâm lí
Ng kể chuyện trong tiểu thuyết thì không có khoảng cách sử thi nên có xu hướng đưa ra nhận
định cá nhân của mình về nhân vật, từ đó có thao tác phân tích
Nhân vật tiểu thuyết là nhân vật đời thường với những nét phức tạp trong tâm lí, tính cách. Vừa
cao thượng, vừa thấp hèn, vừa nghiêm túc vừa buồn cười…
Lấy ví dụ về thủ pháp phân tích tâm lí trong 1 tiểu thuyết cụ thể
Câu 15. Giải thích, chứng minh: Phẩm chất cơ bản của truyện ngắn là tính cô đọng của chi
tiết và chiều sâu ý ngầm của văn bản
+ Phân tích 1 chi tiết trong tác phẩm
Chi tiết bầy chim bay lên trước lúc dòng nước tràn lên roi cát -> hình ảnh bầy chim bay lên như
có ý nghĩa tượng trưng, là hình ảnh đẹp đặt trong tiến trình câu chuyện, sự lo lắng của 2 đứa trẻ
được giải thoát, cảm thấy xúc động khi thoát khỏi dòng nước
Bầy chim đặt trong qhe với các nhân vật chính của tp:
+ Sự lắng nghe tự nhiên của những đứa trẻ -> Nhạy cảm
+ Gợi hiểu về sự trưởng thành của con ng: Những đứa trẻ sau này sẽ trưởng thành lên
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40703272
=> Chính nó là chiều sâu ý ngầm của vb
Trong truyện ngắn sử dụng những chi tiết có tính hàm súc, cô đọng đó chính là đặc trưng
Phẩm chất cơ bản của truyện ngắn là tính cô đọng của chi tiết và chiều sâu ý ngầm của văn bản
- Dung lượng của tác phẩm: Ngắn, bàn đến một vấn đề tập trung
Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, kể về một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay
một chốc một lát trong cuộc sống nhân vật. Thể hiện cái nhìn tự sự đối với cuộc đời
Thường ít nhân vật, thường hướng tới khắc họa một chiều sâu tâm hồn Có tính vấn đề
Ngôn từ cô đúc (lượng thông tin cao, trường nghĩa rộng)
- Phân tích chi tiết tiếng chửi + Nguyên nhân Bi kịch số phận Bi kịch tha hóa
Bi kịch bị từ chối quyền làm người
+ Tiếng chửi là tiếng nói đau thương của một con người ý thức về bi kịch của mình, mất quyền
làm người giữa cuộc đời + Các sắc thái:
Lời dẫn truyện lạnh lùng
Lời thuật lại thờ ơ, dửng dưng của dân làng
Giọng bực tức, đau đớn.
+ Mức độ tăng tiến: càng về sau tiếng chửi càng trở nên cay cú, gay gắt, phẫn nộ
Tiếng chửi vu vơ, uất ức
Chửi trời, chửi đời -> Chửi làng Vũ Đại -> Chửi những người không chửi nhau với hắn -> Chửi người đã sinh ra hắn
Lồng tiếng chửi vào một nhân vật bị tha hóa, cả đạo đức lẫn nhân cách
Downloaded by Boipetshop sale (ngothikimkim5@gmail.com)