-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Người trong bao | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người trong bao | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lý luận Văn học 79 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Người trong bao | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người trong bao | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lý luận Văn học 79 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NGƯỜI TRONG BAO - A.CHEKHOV YÊU CẦU:
Phân tích và bình luận về kết cấu "truyện trong truyện" của tác phẩm. Vì sao có
thể gọi Người trong bao là "truyện không có chuyện"?
Phân tích tổ chức không gian trong truyện Người trong bao.
Xác lập khái niệm "cuộc sống trong bao", phân tích hình tượng những cái bao
hữu hình và vô hình trong truyện ngắn. Theo em, "cái bao" nào trong tác phẩm
thể hiện rõ nhất bản chất cuộc sống trong bao?
Phân tích thái độ của thầy giáo Burkin và Ivan Ivanưch đối với hiện tượng cuộc
sống trong bao. Những nhân vật này gợi liên tưởng đến cặp nhân vật nào nổi
tiếng trong văn học thế giới trước đó? Vì sao?
đọc tác phẩm trong nhóm péo
1. Kết cấu truyện trong truyện của tác phẩm
Kết cấu “truyện trong truyện” được thể hiện ở chỗ câu truyện về Belikov không
phải được kể trực tiếp mà lại được kể gián tiếp qua cuộc trò chuyện giữa hai
nhân vật Burkin và Ivan Ivanưch. Kết cấu này giúp cho câu chuyện tránh khỏi
lối trần thuật đơn điệu và tạo ra sự luân phiên giữa các điểm nhìn, làm cho sự
việc và nhân vật được nhìn đa diện và khách quan. Nhân vật được tự do bộc lộ
tính cách, thế giới nội tâm của nhân vật sẽ tự nhiên và chân thật hơn…
Có thể gọi Người trong bao là “truyện không có truyện” vì: (1)cốt truyện
“Người trong bao” khá đơn giản, tâm lí nhân vật phát triển một chiều…(2) các
sự kiện tưởng chừng như có bước đột phá lại không xảy ra, không phát triển
thành tình huống truyện (như chuyện dự định lấy vợ của Belikov…).
3. “Cuộc sống trong bao” để chỉ cuộc sống chật chội, ngột ngạt, bí bách mà ở đó
con người lại sống thu mình, hèn nhát, ích kỉ. Họ chỉ biết đến mình, lo vun vén
cho bản thân mình, thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm với những người xung quanh. Họ
chỉ biết sống và làm làm việc như một cỗ máy.
Phân tích hình tượng những “cái bao”:
- cái bao hữu hình: thể hiện qua các ăn mặc, lối sống, căn nhà của Belikov (đi
giày cao su, cầm ổ, mặc áo bành cốt tông kể cả mùa hè, đeo kính râm, lỗ tai nhét
bông, phòng ngủ chật như cái hộp, giường nằm móc màn,…). Belikov luôn tìm
cách thu mình lại, gần như không muốn ai thấy được sự tồn tại của mình.
- cái bao vô hình: dạy môn tiếng Hy Lạp cổ (ít tính thời sự - an toàn), “ý nghĩ
cũng giấu trong bao”, sợ hãi đủ thứ (sợ dị nghị, sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm
quen, sợ đọc sách…). Những cái bao vô hình mới thực sự đáng sợ. Nếu như cái
bao hữu hình làm cho người khác thấy anh là một con người quái gở, lập dị thì
những cái bao vô hình mới cho người đọc thấy Belikov là một con người đã bị
tha hoá nhân cách tới mức trống rỗng. Anh ta sống nhưng không sống như một
con người thực sự, mà chỉ như một cái xác biết đi vậy (vì đến tư duy, ý nghĩ –
thứ phân biệt con người với loài vật, thì cũng để trong bao). Cái chết của nhân
vật như là một lẽ tất yếu để giải thoát khỏi cuộc sống bế tắc, ngột ngạt. Như vậy,
có thể thấy cái bao vô hình của Belikov mới là cái bao thể hiện rõ rệt nhất “cuộc sống trong bao”.
1. Kết cấu “truyện trong truyện” của tác phẩm
“Truyện trong truyện” là kiểu kết cấu truyện có sự đan lồng một hoặc một số
truyện truyện thành phần vào trong một cốt truyện lớn bao trùm, thường gọi là truyện khung.
Kết cấu “truyện trong truyện” của “Người trong bao” được thể hiện ở chỗ tác
giả không trực tiếp kể về cuộc đời của nhân vật Belikov (phần truyện chính của
tác phẩm), mà được kể gián tiếp thông qua truyện khung là cuộc trò chuyện giữa
hai nhân vật Burkin và Ivan Ivanưch tại một nhà kho sau chuyến đi săn về muộn.
Giải thích: Truyện ngắn “Người trong bao” thể hiện rõ khuynh hướng “thủ tiêu
cốt truyện” của tác giả. “Truyện không có truyện” ở đây là truyện không có biến
cố, hoặc là biến cố giả. Điều này thể hiện qua “câu chuyện tình yêu” của
Belikov với Varenka. Việc bị mọi người gán ghép vô cớ, hay bị học sinh vẽ
tranh châm chọc đã làm cho anh ta phải đau đầu suy nghĩ, lo lắng, thậm chí u uất
tới đỉnh điểm, báo hiệu cho một biến cố lớn sắp đến. Song nó thực chất chỉ là
một sự kiện giả, không hề xảy ra và không làm thay đổi cuộc sống vốn có của Belikov.
3. Phân tích hình tượng những “cái bao”:
- Cái bao hữu hình: thể hiện qua các ăn mặc, lối sống, căn nhà của Belikov (đi
giày cao su, cầm ổ, mặc áo bành cốt tông kể cả mùa hè, đeo kính râm, lỗ tai nhét
bông, phòng ngủ chật như cái hộp, giường nằm móc màn,…). Belikov luôn tìm
cách thu mình lại, gần như không muốn ai thấy được sự tồn tại của mình.
- Cái bao vô hình: dạy môn tiếng Hy Lạp cổ (ít tính thời sự - an toàn), “ý nghĩ
cũng giấu trong bao”, sợ hãi đủ thứ (sợ dị nghị, sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm
quen, sợ đọc sách…). Những cái bao vô hình mới thực sự đáng sợ. Nếu như cái
bao hữu hình làm cho người khác thấy anh là một con người quái gở, lập dị thì
những cái bao vô hình mới cho người đọc thấy Belikov là một con người đã bị
tha hoá nhân cách tới mức trống rỗng. Anh ta sống nhưng không sống như một
con người thực sự, mà chỉ như một cái xác biết đi vậy (vì đến tư duy, ý nghĩ –
thứ có thể phân biệt con người với loài vật, thì cũng để trong bao).
- Bản chất của cuộc sống trong bao là thu gọn mình lại trong một “vỏ bọc an
toàn”, vì một nỗi sợ khủng khiếp – sợ cuộc sống. Nhưng những cái bao ấy
không hề giúp ta được an toàn mà thậm chí nó còn ngột ngạt, yếm khí, từng chút
rút cạn hơi thở của con người. Do đó, sống trong bao là cuộc sống vô nghĩa, vô
vị, sống như chưa từng được sống.
-Cái bao thể hiện rõ nhất bản chất cuộc sống trong bao, hội tụ đầy đủ những ý
nghĩa của tất cả cái bao chính là “chiếc quan tài”. Quan tài – cái chết: có thể
hiểu là sự giải thoát của Belikov khỏi cuộc sống đầy ám ảnh, sợ hãi. Vì vậy mà
nằm trong quan tài anh ta có có vẻ mặt “hiền lành, dễ chịu”, thậm chí còn “tươi
tỉnh nữa”. Hoặc cũng có thể hiển theo cách của người kể chuyện. Cuộc sống
trong bao đã ngấm sâu vào máu thịt của Belikov. Vậy nên khi ở trong quan tài –
cái bao cuối cùng của cuộc đời, có thể ở trong đó mà “không bao giờ phải thoát
ra nữa”, đối với anh ta xem như đã mãn nguyện với việc “đạt được mục đích của cuộc đời”.
3. Xác lập khái niệm "cuộc sống trong bao", phân tích hình tượng cái bao hữu
hình và vô hình trong truyện ngắn. Theo em, "cái bao" nào trong tác phẩm thể
hiện rõ nhất bản chất cuộc sống trong bao?
- Xác lập khái niệm "cuộc sống trong bao":
+ Cái bao là thứ để đựng, bao bọc, chứa đựng một vật gì đó.
+ Cái bao trong truyện chỉ một xã hội tù đọng, ngột ngạt, bao vây, chiếm lấy con
người, dần dần trói buộc và thít chặt họ (những người sống trong đó) tới chết.
+ Cuộc sống trong bao là chỉ lối sống bảo thủ, thu mình, luôn sợ sệt, yên phận,
không dám bước ra ngoài vùng giới hạn, không chịu thức tỉnh, trốn tránh trong
lớp vỏ, lẩn tránh thực tại để tìm tới sự yên thân.
- Phân tích hình tượng cái bao hữu hình và cái bao vô hình:
*Cái bao hữu hình: thể hiện qua nhân vật Belikov (hắn là người trong bao hữu
hình để cho mọi người nhìn vào đều thấy được)
+Chân dung: Con người này lúc nào cũng vậy, luôn đi giày cao su, cầm ô, mặc
áo bành tô ấm cốt bông, giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính
râm, lỗ tai nhét bông, luôn kéo mui khi ngồi xe ngựa, khi ngủ thì kéo chăn trùm
đầu kín mít… "thậm chí cả vào khi rất đẹp trời, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và
nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông. Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả
quýt cũng để trong bao bằng da hươu; và khi dút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì
chiếc dao ấy cũng đặt trong bao, cả bộ mặt hắn ta nữa dường như cũng ở trong
bao vì lúc nào hắn cũng giấu mặt sau chiếc áo bành tô cổ bẻ đứng lên. Hắn đeo
kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, và khi ngồi lên xe ngựa thì bao
giờ cũng cho kéo mui lên" -> hiện lên khác biệt với mọi người xung quanh, quái
dị, kì quặc, lạ lùng chưa từng thấy, gần như là quái vật, quái thai giống người.
+ Bao vật chất: thể hiện ở những vật bất li thân với hắn: ô để trong bao, đồng hồ
trong bao, dao gọt bút chì cũng đặt trong bao. Belikov lọt thỏm, chìm lấp đi
trong lớp lớp những cái bao khác nhau: “con người này lúc nào cũng có khát
vọng mãnh liệt thu mình trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể
ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài”.
+ Bao tinh thần: Belikov luôn sống trong bao, từ thói quen sinh hoạt cho đến tư
tưởng, lối sống, “lúc nào cũng sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì”. Hắn ngợi ca quá
khứ, ngợi ca những gì không có thật.Ngay cả tiếng Hi Lạp mà hắn dạy, một thứ
tiếng cổ xưa cũng là cái bao để cách ly tiếng nói thực tại hàng ngày. Hắn quay
lưng với thực tại, hắn tôn sùng các quy định, chỉ thị, điều lệ, những điều nói
trong báo…, tôn sùng các vị cấp trên như thanh tra, hiệu trưởng và coi đó như là
những lá bùa hộ thân, và hắn không làm gì mà người ta không quy định hay
không cho phép. Hắn tự trói buộc mình một cách tuyệt đối, và quay lưng với
cuộc sống xung quanh, kể cả nhu cầu cuộc sống của mình. Hắn cầu an, nhút
nhát, hèn nhát, sợ mọi đổi thay, cứ như là đổi thay thì sẽ đem đến tai họa, bị trấn
áp.Nhưng Belikov đâu chỉ mang bao cho riêng mình? Hắn muốn mọi người
xung quanh cũng phải mang bao như hắn, muốn họ phải làm theo quy định,
những gì chưa quy định thì không được làm. Chẳng hạn như thầy giáo không
được mặc áo thêu, đi xe đạp, cầm sách ra ngoài phố, ngày nghỉ không được diễn
kịch tại nhà, thầy tu không được ăn thịt,… Hắn la cà các nhà, ngồi nghe người ta
trò chuyện, khuyên tôn trọng điều này điều nọ, đem niềm sợ hãi của hắn mà gieo
rắc sợ hãi cho mọi người, đến nỗi, “cái thằng cha quanh năm đi giày cao su ấy
và mang ô ấy đã khống chế cả trường học chúng tôi vào suốt mười lăm năm
trời”, thậm chí”cả thành phố nữa ấy!”. Chính vì vậy Belikov thất bại trong
những cố gắng hòa nhập với mọi người. Hắn thường đến ngồi ở nhà các đồng
nghiệp và im lặng hàng một hai giờ đồng hồ rồi bỏ đi. Hắn im lặng để soi mói,
để thị uy như Burkin nhận xét, hay đơn giản chỉ là chẳng ai buồn trò chuyện,
chẳng ai buồn đáp lại, chẳng ai buồn quan tâm đến nhu cầu được giao tiếp, được
chia sẻ của hắn. Belikov có cảm tình với Varenka, có thể một phần do tác động
của trò đùa gán ghép, nhưng chủ yếu cô ta là người duy nhất trò chuyện tâm tình
với hắn khi hắn viếng thăm. Nhưng rồi cả cô cuối cùng cũng nhẫn tâm cười “ha
ha” khi Belikov bị em trai cô đẩy trượt ngã lăn từ thang gác xuống trước mắt cô
và những người đàn bà khác. Tâm trạng xấu hổ, sợ dư luận, sợ bị làm trò cười
cho thiên hạ, sợ cấp trên cho từ chức,... tất cả đều là lời của Burkin, đều là
Burkin và những người như Burkin “suy bụng ta ra bụng người” mà đổ cho
Belikov. Còn anh chàng tâm thần Belikov chỉ biết run rẩy trước lũ người đó mà
thốt lên: “Có những người sao lại xấu thế, độc ác thế!”. Đến tận lúc chết,
Belikov cũng là chết trong bao, “hắn nằm trong màn, đắp chăn kín và im lặng.
Hỏi thì hắn chỉ đáp “không” hay “có” thôi, không nói thêm điều gì”. Anh ta
thanh thản và nhẹ nhõm khi nằm trong quan tài một mình, cô đơn, lạc lõng phải
chăng bởi anh ta tìm thấy cái bao nhốt mình vĩnh viễn, hay là bởi anh ta đã thoát
được khỏi cái tầm thường đê hèn của những “kẻ trong bao” đích thực sống quanh anh ta.
*Cái bao vô hình: Burkin và những người anh ta gộp vào là "chúng tôi"
+Chân dung: thể hiện như những con người bình thường, nghiêm chỉnh, chín
chắn, đứng đắn (khác với con người dị biệt như Belikov).
+ Họ luôn sợ hãi: sợ không dám to tiếng, không dám gửi thư từ, không dám bắt
bạn làm quen, không dám đọc sách, không dám giúp người nghèo, không dám
dạy cho người mù chữ... Họ là những người tọc mạch và ngồi lê đôi mách (nếu
không làm sao họ biết tường tận đến thế rằng Belikov ở nhà ăn món gì, rằng
phòng ngủ hắn ta nóng và ngột ngạt ra sao, thậm chí Belikov đêm ngủ trông thế
nào). Họ còn là những người vô tâm, vô tình, độc ác và thô lỗ. Belikov sống với
họ mười lăm năm mà họ không hề để ý là hắn chưa có vợ. Khi xuất hiện cô gái
quá thì Varenka, họ mới nghĩ đến chuyện ghép đôi cho Belikov – không phải vì
nghĩ đến hạnh phúc cho hắn, mà vì đó là trò đùa giải khuây cho cuộc sống tẻ
nhạt vô vị của chính họ.
+ Họ là những kẻ tự xem mình là “chín chắn, đứng đắn” đã giết chết một mạng
người bằng sự vô tình nhẫn tâm, độc ác của mình, và rồi lại có thể đem câu
chuyện đó kể lại để mua vui giết thời gian mà lương tâm không hề bị cắn rứt.
+ Họ là những kẻ chịu tác động, là những kẻ sống trong bao nhưng không tự nhận thức được.
4. Phân tích thái độ của thầy giáo Burkin và Ivan Ivanưch đối với hiện tượng cuộc sống trong bao.
Chekhov đã ngầm đối lập hai thái độ, hai tâm lí khác nhau giữa bác sĩ Ivan
Ivanych và Burkin trước câu chuyện về Belikov: Ivan Ivanych xúc động, bực
bội về những kẻ trong bao “đích thực còn đang sống đầy xung quanh”, còn
Burkin tránh cuộc tranh luận, coi chuyện “còn bao nhiêu là người trong bao” là
“sang chuyện khác rồi”, hai lần cắt lời bạn, giục đi ngủ và đã ngủ một cách nhanh chóng, dễ dàng.
+ Trong truyện, Ivan Ivanych đã nhiều lần ngắt quãng câu chuyện của Burkin:
“Phải rồi. Mang tiếng là những người biết nghĩ, có học, đọc Turghênhep, Sêđrin,
Bơcơli và các thứ sách khác, thế rồi phải im lặng chịu đựng, quy phục… Đấy,
việc đời là thế đấy”. Hoặc: “Chúng ta sống chui rúc ở thành phố này trong
không khí ngột ngạt, chúng ta viết những thứ giấy tờ vô dụng, đánh bài đánh bạc
– những cái đó chẳng phải là một thứ bao sao? Chúng ta sống cả đời bên những
kẻ vô công rồi nghề, những kẻ xui nguyên giục bị, những mụ đàn bà nhàn rỗi
ngu si, chúng ta nói và nghe đủ thứ chuyện nhảm nhí, vô nghĩa – đó chẳng phải
là một thứ bao sao?”. Đặc biệt là tâm trạng đầy suy tư trăn trở của Ivan Ivanych,
trăn trở về số phận con người, về cuộc sống quẩn quanh tầm thường không lối
thoát trong sự vô ý thức của mỗi người: “Nhìn thấy và nghe mọi người nói dối,
và để cho thiên hạ bảo anh là ngu xuẩn chỉ vì anh đã nghe lời dối trá ấy, nhẫn
nhục chịu đựng những sự lăng mạ, khinh miệt, không dám nói thẳng rằng anh
đứng về phía những người trung thực, yêu tự do; và chính anh cũng nói dối,
cũng nhăn nhở cười, chỉ cốt kiếm được miếng ăn, chỉ cốt được ấm vào thân, chỉ
vì một chức tước hèn mọn nào đó chỉ đáng giá mấy đồng xu – không, không thể
sống như thế mãi được!”.
+ Burkin là một trong những người bị ấn vào bao mà không nhận ra mình và do
đó, không bao giờ dám phản kháng. Anh ta là một trong số những người tự xem
mình là nghiêm chỉnh, chín chắn, đứng đắn, nhưng lại phải sợ hãi, quy phục,
chịu đựng Belikov. Và cũng như mọi người, anh ta vừa sợ, vừa ghét Belikov.
Burkin và những người xung quanh anh ta luôn sợ hãi: không dám to tiếng,
không dám gửi thư, không dám làm quen, không dám đọc sách, không dám giúp
người nghèo, dạy học chữ, mặt khác lại là những kẻ tọc mạch và thích buôn
chuyện. Mười lăm năm, cuộc sống thật là khủng khiếp, không ra cuộc sống con
người cứ tưởng là do tác động của kẻ trong bao (Belikov), nhưng khi kẻ ấy đã
chết, cuộc sống “lại diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị”, “chẳng bị chỉ thị
nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do”. Thì ra lối sống trong bao không
chỉ của riêng Belikov mà còn bao phủ cuộc sống mọi cư dân thành phố. Trong
cuộc sống ngột ngạt của môi trường tỉnh lẻ, họ sống ích kỉ, vô tâm, tầm thường
và quẩn quanh. Họ tự tạo cho mình những cái bao, song không nhận thấy mà chỉ
thấy cái bao của người khác và người khác ở trong bao. “Còn bao nhiêu là người
trong bao”, “và sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa”, đấy là những câu hỏi được
Burkin nhắc lại. Có điều, Burkin không hỏi chính bản thân mình.
MỘT CHUYỆN ĐÙA NHO NHỎ - A.CHEKHOV YÊU CẦU:
Câu nói "Nadia, anh yêu em!" của nhân vật "tôi" trong truyện khi nào là thật, lúc
nào là đùa? Phân tích mối quan hệ giữa nhân vật "tôi" và Nadia.
Phân tích, bình luận về biểu tượng rào cản và mạch ngầm văn bản trong truyện.
Theo em, vì sao nhan đề truyện ngắn lại là Một chuyện đùa nho nhỏ? Bình luận
về đoạn kết và kết cấu tự sự của tác phẩm.
đọc tác phẩm trong nhóm péo
trả lời câu hỏi của thầy về "Một truyện đùa nho nhỏ".
1. Theo em, câu nói "Nadia, anh yêu em!" của nhân vật "tôi" trong lần trượt
tuyết đầu tiên là thật và những lần sau là đùa:
+ Trong lần trượt tuyết đầu tiên, cả hai nhân vật đều trải qua cảm giác bị làn
không khí xé quật vào mặt, gào rít bên tai dữ tợn, gió ép mạnh đến nghẹt thở,
tưởng chừng như bị một con quỷ nào kéo xuống địa ngục. Khi ấy, "tôi" đã nói
"Nadia, anh yêu em!" => Lời nói được thốt ra không mang ý trêu đùa và có lẽ,
cảm xúc khó nói ấy được thốt ra một cách bất ngờ bởi sự dồn ép của hoàn cảnh
("chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết") => Câu nói đầu tiên là câu nói thật lòng
+ Trong các lần trượt tuyết sau, câu nói "Nadia, anh yêu em!" mang chủ đích trêu chọc Nadia.
Tuy lần đầu tiên, "tôi" đã nói lời thật lòng nhưng sau khi thấy Nadia bồn chồn,
hoài nghi về điều mình vừa nghe và mong có được sự xác tín từ chàng trai thì
khi đó, chàng trai lại cảm thấy thích thú với thái độ của nàng, có suy nghĩ đùa
nghịch trái với sự nghiêm túc ấy: "Ôi, trò gì, trò gì diễn ra trên khuôn mặt đáng yêu ấy."
Sự đối nghịch trong thái độ của hai nhân vật tiếp tục được phát triển song song
trong những lần trượt tuyết sau: lần thứ hai: Nadia "vội đưa mắt nhìn quanh quả
đồi", rồi "nhìn đăm đăm vào mặt tôi" >< "giọng nói thờ ơ lãnh đạm của tôi"; lần
thứ ba: Nadia "đăm đăm nhìn lên mặt tôi, theo dõi đôi môi tôi" >< tôi lấy chiếc
khăn che miệng, "đằng hắng lên mấy tiếng".
=> Mối quan hệ của Nadia là "tôi" vốn là mối quan hệ nhen nhóm giao cảm của
tình yêu, song lại bị biến đổi thành mối quan hệ mang tính đùa cợt.
2. Biểu tượng rào cản trong truyện:
+ "hàng rào có đinh nhọn": trong cuộc sống, "hàng rào" là biểu tượng cho sự
ngăn cách giữa các không gian. Vào thời điểm chia tay, "tôi" và Nadia bị ngăn
cách bởi "hàng rào có đinh nhọn" - rào cản về mặt vật chất. Cả "tôi" và Nadia
đều có chung những cảm xúc tiếc nuối, hoài niệm nhưng lại không thể vượt qua
những lằn ranh, giới hạn của hai thế giới: một thế giới nuối tiếc quá khứ, khát
cầu tình yêu một cách bị động (Nadia) và một thế giới hướng tới tương lai, trao
gửi lời yêu một cách chủ động ("tôi"). Nếu ở thế giới của Nadia, nàng mong mỏi
được đón nhận, được biết về những lời yêu thì ở bên còn lại, "tôi" lại thấu suốt
rằng đó chỉ là một trò đùa. Và không chỉ là hàng rào, đây còn là "hàng rào có
đinh nhọn", đồng nghĩa với việc bước qua hàng rào là sẽ bị tổn thương => hai
thế giới không thể hoà hợp: Nadia liệu còn có những kỷ niệm hạnh phúc nhất
đời nàng khi bước sang thế giới của "tôi" và biết rằng những lời nói chỉ là một trò đùa?
+ Bên cạnh rào cản về mặt vật chất là rào cản về mặt tinh thần. Ngay sau lần đầu
tiên nói "Nadia, anh yêu em!", nhân vật "tôi" đã nhận thấy được sự hoài nghi, dò
xét từ Nadia và có thể chính sự hoài nghi này đã phần nào khiến "tôi" không thể
thực sự là mình, bày tỏ những tình cảm của mình và lời yêu bị biến thành lời
trêu đùa. Rào cản về mặt tinh thần này cũng xuất hiện ở cuối truyện, khi "Nadia
đưa tay lên đón lấy gió, trông nàng lúc ấy thật mừng rỡ, đẹp xinh và hạnh phúc.
Còn tôi, tôi trở vào nhà và thu xếp đồ đạc." Thế giới của hai người vốn xa cách
trong tâm tưởng, nay lại xa cách về mặt địa lý và mỗi người sẽ có cho mình một cuộc sống riêng.
=> Mạch ngầm tự sự của văn bản nằm ở sự tương phản giữa nghiêm túc - đùa
cợt, giao cảm - xa cách khi áp lực đã làm biến đổi lời của tình yêu thành lời đùa
cợt, còn mạch ngầm trữ tình của văn bản nằm ở sự tương phản giữa khát vọng -
đời thường: khát vọng vượt qua áp lực, rào cản để được là mình, sống đúng với
tình cảm của mình và tìm đến với nhau, dù chỉ trong tâm tưởng.
3. Theo em, vì sao nhan đề truyện ngắn lại là Một chuyện đùa nho nhỏ? Bình
luận về đoạn kết và kết cấu tự sự của tác phẩm.
a. Nhan đề truyện ngắn “Một chuyện đùa nho nhỏ”
- Cụm danh từ “một chuyện đùa” đi kèm với tính từ “nho nhỏ” khiến cụ thể hóa,
đồng thời nhấn mạnh tính chất “nho nhỏ” của “chuyện đùa” này. Bởi liệu nó có
hẳn chỉ là “một chuyện đùa” thuần túy của nhân vật tôi? Liệu trong “chuyện
đùa” đó có điều gì là thật ?
- Nhan đề phản ánh nội dung tác phẩm: Câu chuyện bắt đầu với tình yêu thật
đẹp của nhân vật “tôi” dành cho Nadia bằng tất cả sự cảm mến và say mê trước
vẻ đẹp của nàng. Trong khung cảnh mùa đông nước Nga và cái lạnh của đồi
tuyết tuyệt đẹp khiến con người ta xích lại gần nhau và cảm xúc khi ấy thúc đẩy
nhân vật “tôi” nói lời yêu “Nadia, anh yêu em”. Tuy nhiên, anh chàng không đủ
dũng khí thú nhận tình yêu đích thực với lòng mình, biến nó thành một chuyện
đùa, để hạnh phúc vốn rất gần vuột ra ngoài tầm tay với. Như vậy, đối với nhân
vật “tôi” tình yêu ấy ban đầu vốn dĩ chẳng phải là “một chuyện đùa” mà chính vì
lời nói không đi kèm với trách nhiệm và sự dũng cảm, tình cảm của nhân vật tôi
tuy thật nhưng chưa đủ lớn, hòa vào đám đông xa lạ, chàng trai không dám thú
nhận tình cảm thật của mình vậy nên lời yêu thành “một trò đùa nho nhỏ”.
- “Một chuyện đùa nho nhỏ” cũng khiến cho nỗi dằn vặt trong lòng Nadia trở
nên nhẹ nhõm hơn sau thời gian kiếm tìm sự thật. Na-đi-a say sưa với khát vọng
yêu thương, quyết tâm vượt qua nỗi sợ, truy tìm sự thật. Song, bí ẩn vẫn là điều
bí ẩn. Gió không thể nói những lời ấy, lời yêu thương của nhân vật “tôi” thật sau
thành đùa. Tâm hồn Na-đi-a đau khổ, dằn lòng, khát vọng chưa kịp bừng lên đã
vụt tắt, lời yêu bay theo làn gió xa xôi. Thế nhưng, đến cuối cùng “một chuyện
đùa nho nhỏ” ấy không mang đến kết cục quá thảm thương, đến sau này khi đón
những cơn gió mùa xuân nàng đã khẽ kêu lên và khuôn mặt nàng bỗng “chan
hòa một nụ cười rạng rỡ. Nadia đưa hai tay lên đón lấy gió, trông nàng lúc ấy
thật là mừng rỡ, đẹp xinh và hạnh phúc”. Nàng đã đối diện và quên đi quá khứ,
không còn day dứt và hoài nghi những làn gió với lời thầm thì “Nadia, anh yêu em”.
- “Một chuyện đùa nho nhỏ” nhan đề làm vơi bớt đi sự nuối tiếc, sai lầm trong
quá khứ để câu chuyện ấy trở thành một kỉ niệm đẹp, chút kỉ niệm trượt tuyết
với vị ngọt lời yêu trở thành kỉ niệm đẹp đẽ nhất trong đời của Na-đi-a.
* Kết cấu tự sự của tác phẩm
- Mở đầu bằng quá khứ tuyệt đẹp
+ Truyện mở đầu với không gian, thời gian tình yêu: Ngọn đồi cao tuyết trắng,
buổi trưa mùa Đông trong sáng, trời giá lạnh, rét cóng. Nhân vật tôi và Nadia
giữa mênh mông trời đất, cái lạnh của ngoại cảnh dễ làm người với người xích
lại gần nhau. Bấy giờ, chàng trai, nhân vật tôi rủ Na-đi-a, cô bạn gái cùng trượt
tuyết xuống dưới chân đồi. Bao lần trượt tuyết là bấy nhiêu lần khiến Nadia say
mê những lời yêu thương dịu ngọt, dù cái giá của nó là một hành động khiến cô cực kỳ sợ hãi.
+ “Những ngày xuân tháng Ba đã tới”, “Mặt trời như trở nên dịu dàng hơn”
không còn trượt tuyết nữa: như một dấu hiệu của một tình yêu chưa kịp nảy nở
đã vội khép lại bởi sự biến mất của gió và sự rời đi của nhân vật “tôi”. Nhưng
mùa xuân ấy lại như một điều kiện tốt, một cơ hội để tâm hồn và trái tim của
Nadia nảy nở trở lại, bắt đầu một cuộc sống mới. Làn gió xuân xoa dịu và làm
lành vết thương, sự day dứt mà cơn gió mùa đông để lại tàn tích trong lòng
Nadia. Để rồi nàng bước được ra khỏi sự ám ảnh, nàng nở nụ cười và dang tay
đón lấy gió như một sự chấp thuận và lãng quên quá khứ.
- Trở lại cuộc sống hiện tại
+ “Chuyện ấy đã qua lâu rồi” + Sự chuyển đổi điểm nhìn “lúc đó, bây giờ” của
người kể kéo câu chuyện từ quá khứ về hiện tại.
+ Chuyện xưa đã qua, nay còn đọng lại những tiếc nuối, băn khoăn, thật hóa
đùa, kết lại nhân vật “tôi” vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của “một chuyện
đùa nho nhỏ” do mình sắp đặt.
=> Kết cấu tự sự của tác phẩm là điểm nhìn của nhân vật tôi – một nhân vật
trong câu chuyện từ quá khứ tuyệt đẹp với tình yêu và người con gái Nadia của
anh ta. Câu chuyện tình yêu xuất hiện theo thời gian tuyến tính, sự thay đổi của
không gian và thời gian kéo theo sự đổi thay của lòng người, thời gian chữa lành
những vết thương cho nàng Nadia và sự hối hận cho nhân vật “tôi”
=> Đây là kiểu “truyện không có chuyện”, rất phổ biến trong nhiều truyện ngắn
của Sê-khốp. Cốt truyện đơn giản, có thể tóm lược bằng vài ba sự kiện: Mấy lần
trượt tuyết của nhân vật “tôi” và Na-đi-a trong quá khứ, khoảnh khắc chia tay
bên hàng rào và những suy tư trăn trở nhiều năm sau của người kể chuyện khi
tất cả chỉ còn là kỉ niệm. Song, cái hay của tác phẩm cũng chính ở sự đơn giản đó của cốt truyện.
* Bình luận về đoạn kết
- Cuộc sống hiện tại của Nadia:
+ Nadia đã có chồng, gia đình nàng gả chồng cho nàng hay nàng tự nguyện lấy?
– điều ấy cũng chẳng có gì đáng bận tâm. + Nadia đã có ba con
+ Chồng nàng là thư ký hội đồng giám hộ trẻ con quý tộc.
=> Phần kết truyện, lời kể của nhân vật tôi về cuộc sống hiện tại của Na-đi-a vẫn
khiến người đọc có chút hoài nghi. “gia đình nàng gả chồng cho nàng hay nàng
tự nguyện lấy? - cũng thế cả thôi”. Hạnh phúc với Na-đi-a có khi nào trọn vẹn?
- Lời nhận định về kỉ niệm hạnh phúc trong quá khứ
+ chút kỷ niệm cùng nhau trượt tuyết khi gió đem tới cho nàng bốn tiếng:
“Nadia, anh yêu em!” thì nàng không quên được
+ đối với nàng, điều ấy đã trở thành kỷ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp
đẽ nhất trong đời nàng…
=> Đó là cảm nhận của Nadia hay của chính nhân vật tôi về kỉ niệm trong quá
khứ? Dù là ai thì cũng là lời khẳng định cái đẹp, sự ngọt ngào của khoảnh khắc
đó, cái khoảnh khắc của cảm xúc trỗi dậy, trước khi sự e dè, lưỡng lự biến nó thành một trò đùa
- Cuộc sống hiện tại của nhân vật tôi
+ đã đứng tuổi, tôi không hiểu nổi vì lẽ gì đã nói những lời đó, làm sao tôi lại đùa như thế…
=> Lời chia sẻ rất ngắn về cuộc sống hiện tại của chính mình, nhân vật tôi ở hiện
tại như bị bủa vây bởi sự hối hận, nỗi day dứt trong lòng. Câu hỏi “làm sao tôi
lại đùa như thế…” như sự bất lực, miễn cưỡng coi những lời nói xuất phát từ
cảm xúc của mình chỉ là một chuyện đùa để ngụy biện cho sự e dè, nhút nhát,
thiếu quyết đoán của mình ở thời khắc ấy. câu hỏi 2 ạ
Theo em hình ảnh “hàng rào” là một chi tiết nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng
quan trọng đối với câu chuyện. Đó là một hàng rào cao có đinh nhọn ngăn cách
khu vườn của nhân vật “tôi” với sân nhà của Nadia. Hình ảnh “hàng rào” có thể
nói chính là biểu tượng những rào cản, ngăn cách về vật chất giữa nhân vật “tôi”
với Nadia. Chiếc hàng rào có chiếc đinh nhọn như sự báo hiệu cho những đau
đớn nếu hai con người đó bất chấp vượt qua rào cản ấy để đến bên nhau. Hai
nhân vật không chỉ đối diện với rào cản về vật chất mà họ còn đối diện với rào
cản về tinh thần. Không chỉ là sự đùa cợt, vẻ bề ngoài dửng dung vô tình hay cố
ý của chàng trai, thái độ thích thú với trò chơi ú tim của anh đã trở thành rào cản
giữa anh và cô mà rào cản về tinh thần còn xuất hiện vào cuối truyện : “Mùa
xuân đến, gió không còn thổi nữa chàng trai sửa soạn đi đến Peterburg, có thể đi
rất lâu và có lẽ là suốt đời” . Giờ đây, khi hai con người đã trở về với cuộc sống
thường nhật. Và rồi tình yêu và sự hối tiếc ấy đã thôi thúc chàng trai “đến bên
hàng rào và ghé nhìn qua khe hở”. Tình yêu đã thật sự sống dậy thoáng chốc khi
anh trông thấy cô gái “đưa hai tay mình về phía trước như muốn cầu xin làn gió
đem đến những lời yêu thương”. Chàng trai đã trao gửi lời yêu thương cuối cùng
đến cô gái “Nadia, anh yêu em”. Nhưng rồi sự trớ trêu của số phận lại nổi lên
với hai hình ảnh đối lập. Nếu như Nadia đưa tay lên đón lấy gió trông thật xinh
đẹp thì nhân vật tôi trở lại vào trong nhà sửa soạn đồ đạc để chuẩn bị đi tới
Peterburg. Khi nhân vật tôi nhận thức được tình yêu trong mình trỗi dậy thì cũng
là khi anh phải đối mặt với rào cản của khoảng cách trong tương lai. Cuối cùng,
nhân vật “tôi” và Nadia đã không thể vượt qua những rào cản trớ trêu của số phận để đến bên nhau.
Nhận xét về mạch ngầm trong truyện:
+ Trên bề mặt văn bản đó là một câu chuyện đùa tưởng chừng như vô thưởng vô
phạt, một trò đùa ú tim của chàng trai với cô gái. Truyện được kể lại từ ngôi thứ
nhất, từ lời của chàng trai với niềm hoài niệm say dứt đã làm sống lại cảm giác
trực tiếp trong quá trình kể. Trong chuyện có sự luân chuyển giữa điểm nhìn lúc
đó và bây giờ được thực hiện dưới dạng mạch mạch ngầm văn bản tạo nên một
hiệu quả giãn cách động
+ Ở đầu câu chuyện, chàng trai đã thuyết phục cô gái trượt Tuyết với anh. Nếu
như đối với chàng trai đó chỉ là một trò chơi thi với cô gái đó là hành động đối
mặt với hiểm nguy, nỗi sợ. Và rồi họ cùng nhau ngồi vào chiếc xe trượt
+ Trong lần trượt Tuyết thứ nhất, chàng trai và cô gái có chung cảm giác khi
trượt xuống: “chiếc xe lao đi vun vút như một viên đạn làn không khí bị xé ra,
quật vào mặt, gào rít bên tai, dữ tơn đâm vào da buốt nhói…Chỉ một lát nữa thôi
có lẽ chúng tôi chết mất” Vào lúc đó, anh đã thì thào nói: “Nadia, anh yêu em”.
Có lẽ lời nói yêu thương là điều thiêng liêng khó nói nhất trong đời nhưng lại
được thốt lên khi cùng nhau đối mặt với nguy hiểm. Đến lúc này, tác giả cũng
như độc giả đã hoàn toàn đồng cảm với hai nhân vật. Mạch ngầm trữ tình được
thiết lập bởi sự kết hợp cảm nhận của các nhân vật trong ý thức của người kể chuyện.
+ Sau lần trượt đầu tiên, giọng điệu của người kể chuyện đã chuyển sang nước
đôi, thể hiện sự tương phản rõ rệt giữa tâm trạng của chàng trai và cô gái. Nếu
như cô gái một lát sau dần dần hết sợ và bắt đầu nhìn vào mắt chàng trai với sự
dò hỏi thì chàng trai lại có thái độ thờ ơ lãnh cảm, anh lấy thuốc lá ra hút và
chăm chú nhìn chiếc khăn tay của mình. Lúc này trong cô gái đã xuất hiện
những mâu thuẫn, cô đặt ra những câu hỏi: “Có những lời đó không? Có hay
không? Đó là câu hỏi của lòng tự do, của danh dự, của cuộc đời và niềm hạnh
phúc- một câu hỏi rất hệ trọng, hệ trọng nhất trên đời này”. Nadia nhìn nhân vật
tôi bằng cặp mắt "buồn rầu và nôn nóng bồn chồn", trả lời đứt quãng, chờ xem
nhân vật tôi có nói ra hay không. Tuy nhiên chàng trai lại đáp lại “Ôi, trò gì, trò
gì diễn ra trên khuôn mặt đáng yêu ấy”. Câu nói này càng tô đậm sự tương phản
với thái độ đùa cợt và sự nghiêm túc trong câu nói của Nadia. + Mạch ngầm trữ
tình tiếp tục triển khai, nhưng giờ đây lại gắn liền với tâm trạng bệnh băn khoăn
dây rứt của Nadia. Hình ảnh gió đã thể hiện được khát vọng và tiếng lòng của
Nadia. Cô băn khoăn cần lời khẳng định từ phía chàng trai. Nhưng vẻ bề ngoài
dửng dung vô tình hay cố ý của chàng trai, thái độ thích thú với trò chơi ú tim
của anh đã trở thành rào cản giữa anh và cô, nó còn ngầm thể hiện sự mỉa mai
chua xót cho người kể chuyện đã ở vị thế bây giờ mà nhìn lại. Hai tuyến song
song tiếp tục được triển khai trong hai lần trượt tiếp theo.
+ Trong lần lượt lần chưa thứ hai, thái độ của chàng trai đã được thể hiện: “Khi
chiếc xe dừng lại, Nadia đưa mắt nhìn quanh quả đùi mà chúng tôi vừa trượt
xuống, rồi nhìn đâm đâm vào mặt tôi, lắng nghe giọng nói thờ ơ, lãnh đạm của
tôi và toàn thân nàng từ cái mũ, cái mufta và cả dáng người nàng đều toát lên
một vẻ băn khoăn cực điểm”.
+ Trong lần thứ ba, sự đối lập, tương phản giữa tâm trạng băn khoăn cực điểm
của cô gái với sự thờ ơ của nhân vật tôi đã đẩy lên rõ nét hơn: “tôi thấy nàng
đăm dăm nhìn lên mặt tôi, theo dõi môi tôi. Nhưng tôi lấy khăn tay che miệng
đi, khẽ đằng hắng lên mấy tiếng”.
+ Rồi cứ thế việc trượt tuyết đã trở thành thông lệ. Từ sau hôm đó nhân vật tôi
và Ndia ngày nào cũng đi trượt với nhau. Cứ ngồi trên xe lần nào nhân vật tôi
cũng thì thầm lời nói “Nadia, anh yêu em!”. Dần dần Maria chìm đắm vào câu
nói ấy như “đã quen với câu nói đấy như quen uống rượu hay dùng morfin”.