Nguồn gốc và bản chất của nhận thức| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Nguồn gốc và bản chất của nhận thứcĐại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC I.
Nguồn gốc của nhận thức
1. Nguồn gốc nhận thức:
Triết học Mác - Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho rằng
thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức. Không phải ý thức của con
người sản sinh ra thế giới mà là thế giới vật chất tồn tại khách quan và độc lập
với ý thức con người là “nguồn gốc duy nhất và cuối cùng” của nhận thức
+ Để tồn tại và phát triển, con người và xã hội phải được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu
+ Muốn vậy con người phải hoạt động, tác động vào thế giới khách quan.
+ Để nâng cao hiệu quả hoạt động, con người cần có hiểu biết (tri thức) về
đối tượng liên quan trong hoạt động
+ Con người phải tìm hiểu thế giới: nhận thức
Vậy, nguồn gốc của nhận thức là hoạt động thực tiễn của con người
2. Các yếu tố của nhận thức:
+ Chủ thể nhận thức chính là con người. Nhưng đó là con người hiện
thực, đang sống, đang hoạt động thực tiễn và đang nhận thức trong
những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể nhất định, tức là con người đó
phải thuộc về một giai cấp, một dân tộc nhất định, có ý thức, lợi ích, nhu
cầu, cá tính, tình cảm, v.v..
Chủ thể nhận thức không chỉ là những cá nhân con người (với tư cách là
thành viên của xã hội) mà còn là những tập đoàn người cụ thể, một dân
tộc cụ thể, là loài người nói chung.
+ Nếu chủ thể nhận thức trả lời câu hỏi: ai nhận thức, thì khách thể nhận
thức trả lời câu hỏi: cái gì được nhận thức?
* Theo triết học Mác - Lênin, khách thể nhận thức không đồng nhất với
toàn bộ hiện thực khách quan mà chỉ là một bộ phận, một lĩnh vực của
hiện thực khách quan, nằm trong miền hoạt động nhận thức và trở
thành đối tượng nhận thức của chủ thể nhận thức. Vì thế, khách thể
nhận thức không chỉ là thế giới vật chất mà có thể còn là tư duy tâm lý , ,
tư tưởng, tinh thần, tình cảm,v.v.. Khách thể nhận thức cũng có tính lịch
sử - xã hội, cũng bị chế ước bởi điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể.
* Khách thể nhận thức cũng không đồng nhất với đối tượng nhận thức.
Đối tượng nhận thức là một khía cạnh, một phương diện, một mặt nào
đó của hiện thực khách quan mà chủ thể nhận thức tập trung vào nghiên
cứu, tìm hiểu. Như vậy, khách thể nhận thức rộng hơn đối tượng nhận thức.
=> Hoạt động thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để
kiểm tra chân lý. Do đó, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một
cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể. II.
Bản chất của nhận thức
1. Quan niệm duy tâm về nhận thức:
- CNDTCQ: sự vật chẳng qua chỉ là phức hợp cảm giác của con người.
Do vậy, nhận thức là nhận thức cảm giác của con người về sự vật, nhận
thức trạng thái chủ quan của con người về sự vật.
- CNDTKQ: không phủ định nhận thức chân lý của con người, và giải thích thần bí.
2. Quan niệm của chủ nghĩa hoài nghi -
Nghi ngờ khả năng nhận thức của con người, thậm chí nghi ngờ cả bản
thân sự tồn tại khách quan của các sự vật, hiện tượng
3. Quan niệm của thuyết không thể biết -
Về nguyên tắc con người, không thể nhận thức được bản chất thế giới -
Con người không thể nhận thức được “vật tự nó- DIng an sich”, chỉ có
thể nhận thức được các hiện tượng bên ngoài của sự vật
4. Quan niệm về duy vật trước Mác về nhận thức -
Các đại biểu của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác nhìn chung đều công
nhận khả năng nhận thức thế giới của con người -
Bảo vệ nguyên tắc nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người
- Chủ nghĩa duy vật trước Mác nhìn chung có quan niệm duy vật về nhận
thức nhưng lại siêu hình, máy móc, thiếu quan điểm lịch sử, thực tiễn về nhận thức.
- Không có đại biểu triết học nào trước Mác giải quyết một cách đúng
đắn, khoa học vấn đề bản chất của nhận thức.
5. Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng +
Nguyên tắc thừa nhận sự vật khách quan tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người -
Khẳng định các sự vật tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, với cảm
giác của con người và loài người nói chung, mặc dù người ta có thể chưa biết đến chúng -
Thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của loài người +
Cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh của thế giới quan -
Các cảm giác ( và mọi tri thức) đều là sự phản ánh, đều là hình ảnh chủ
quan của hiện thực khách quan -
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung
6. Quan điểm DVBC về nhận thức
- Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc
con người trên cơ sở thực tiễn.
VD: Trong công xã nguyên thủy, con người ban đầu chỉ biết săn bắn hái
lượm, về sau con người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi và
tạo ra rửa, chế tạo công cụ lao động
- Công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
VD: Tiền là một phương tiện dùng để mua bán trao đổi các hàng hóa,
dịch vụ mà chúng ta sử dụng phục vụ cho cuộc sống, nhận thức được vai
trò quan trọng của tiền do đó, người ta phải cố gắng học tập, làm việc
chăm chỉ để kiếm được nhiều tiền, hoặc thậm chí có những người còn
bất chấp đạo đức và pháp luật để kiếm nhiều tiền như buôn bán hàng cấm, cho vay nặng lãi…
- Nhận thức là quá trình biện chứng, có vận động biến đổi, phát triển.
Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự
giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết
đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất.
VD: Trong công xã nguyên thủy, con người ban đầu chỉ biết săn bắn hái
lượm, về sau con người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi và
tạo ra rửa, chế tạo công cụ lao động
- Nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn, lấy thực tiễn là mục đích nhận
thức, làm tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
Ví dụ: Trong chiến tranh thì con người chỉ nghĩ làm thế nào để bảo vệ
gìn giữ dân tộc. Khi cách mạng thành công thì đi lên mọi người nhận
thức được bảo vệ dân tộc là phải phát triển mọi mặt của xã hội từ kinh
tế, chính trị, đời sống, tri thức.
Tóm lại, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
7. Các cấp độ của nhận thức
● Dựa vào khả năng phản ánh bản chất của đối tượng nhận thức
- Nhận thức kinh nghiệm : dựa trên sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng
hay các thí nghiệm, thực nghiệm khoa học. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm
là những tri thức kinh nghiệm thông thường hoặc tri thức thực nghiệm khoa học
- Nhận thức lý luận : là nhận thức sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp dựa trên
các hình thức tư duy trừu tượng như khái niệm, quy luật, tính tất yếu của các sự vật hiện tượng
● Dựa trên tính tự phát hay tự giác của sự phản ánh bản chất của đối tượng nhận thức
- Nhận thức thông thường : là nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực
tiếp trong hoạt động hằng ngày của con người
- Nhân thức khoa học : là nhận thức được hình thành chủ động, tự giác của chủ
thể nhằm phản ánh những mối liên hệ bản chất tất nhiên, mang tính quy luật
của đối tượng nghiên cứu