Nguyên lý tiền lương - Quản trị nhận lực | Trường Đại học Lao động - Xã hội
Nguyên lý tiền lương - Quản trị nhận lực | Trường Đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL101)
Trường: Đại học Lao động - Xã hội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NHÓM 4
Môn: Nguyên Lý Tiền Lương
Lớp tín chỉ: D16QL10 Thành viên nhóm 1.
Nguyễn Thị Thuỳ Linh (Nhóm trưởng) 2. Trần Gia Linh 3. Lê Thị Thu 4.
Nguyễn Thị Linh Thưởng 5.
Nguyễn Thị Thu Hằng 6. Lê Hải Yến 7.
Đặng Thị Thu Hường
Câu 1: Tìm hiểu các chế độ phụ cấp lương
hiện hành do Nhà nước quy định
Có 7 loại phụ cấp:
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung
- Đối tượng áp dụng được quy định tại nghị định 204
ngày 14 /12/004 của chính phủ và thông tư số 4 ngày
5/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ
phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ công chức viên chức.
- công thức tính: phụ cấp thâm niên vượt khung= mức
lương bậc cuối cùng hiện hưởng * tỷ lệ phần trăm được hưởng - Mức phụ cấp:
+ Công chức , viên chức có đủ điều kiện thời gian
giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh
hiện giữ đủ 3 năm (đủ 36 tháng )đối với cán bộ công
chức viên chức loại a hoặc đủ hai năm( đủ 24 tháng )
đối với cán bộ công chức viên chức loại b C.
+ Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung
tỉ lệ phần trăm được hưởng là 5%, sau khi người lao
động thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thỏa mãn
các điều kiện và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên
vượt khung (đủ 36 tháng giữ bậc lương cuối cùng đối
với cán bộ công chức viên chức loại a đủ 24 tháng loại b
C. Trong thời gian giữ bậc lương cuối cùng luôn hoàn
thành nhiệm vụ và không vi phạm kỷ luật). Với mỗi
năm kế tiếp( đủ 12 tháng giữ mức phụ cấp )được tính
hưởng thêm 1% nếu trong năm đó hoàn thành nhiệm
vụ được giao và không vi phạm kỷ luật.
->phụ cấp trả cho cán bộ công chức viên chức đã được
xếp bậc lương cuối cùng của ngạch nương hoặc chức
danh chuyên môn nghiệp vụ nhằm tạo động lực và
khuyến khích người lao động tiếp tục công tác với hiệu quả công việc cao.
2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì
chế độ phụ cấp kiêm nhiệm thuộc chế độ phụ cấp lương
dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ
trang đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm)
ở một cơ quan, đơn vị, Đồng thời được bầu cử hoặc
được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng
đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được
bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
- công thức tính : phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh
đạo = Mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh
đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có * tỷ lệ % được hưởng
-> phụ cấp nhằm bồi đắp hao phí lao động tăng thêm
cho những người đang giữ chức danh lãnh đạo bầu cử
bổ nhiệm ở một cơ quan, đơn vị đồng thời được bầu cử
bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ
quan, đơn vị khác mà cơ quan ,đơn vị này được bố trí
chuyên trách người đứng đầu những hoạt động kiêm nhiệm.
3. Phụ cấp khu vực * Khái niệm:
Phụ cấp khu vực là Phụ cấp nhằm bù đắp cho công
nhân viên chức, công chức làm việc ở những vùng khí
hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, đi lại, sinh hoạt khó khăn và
nhằm góp phần ổn định lao động những vùng có địa lý
tự nhiên không thuận lợi. *Đối tượng áp dụng
Căn cứ theo khoản 3, điều 6 Nghị định
204/2004/NĐ-CP, phụ cấp khu vực áp dụng với người
lao động làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí
hậu xấu, gồm: Công chức, viên chức đang trong thời
gian tập sự, thử việc làm việc trong các cơ quan Nhà
nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, được xếp lương
theo bảng lương do Nhà nước quy định; Công chức cấp
xã, phường, thị trấn; Công chức, viên chức thuộc biên
chế Nhà nước, được cử đến làm việc ở các hội, tổ chức
phi Chính phủ…; Người làm công tác cơ yếu; Sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công
nhân trong cơ quan quân đội và công an…
Theo quy định của pháp luật hiện mức hưởng phụ cấp
khu vực của công chức, viên chức.
-công thức:” Phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương cơ sở” .
Trong đó, hệ số phụ cấp vẫn được quy định tại Thông tư
liên tịch 11 năm 2005 nêu trên với 7 loại hệ số là
0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.
Riêng đối với Hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng
vũ trang hưởng phụ cấp mức phụ cấp được tính trên
mức phụ cấp quân hàm ,binh nhì . Mức tiền phụ cấp
được tính theo công thức sau :
“ Phụ cấp khu vực=hệ số phụ cấp*mức lương cơ sở*0.4”
-> phụ cấp khu vực là khoản tiền bù đắp cho những
người sống làm việc ở những vùng có khí hậu xấu ,xa
xôi, hẻo lánh, cơ sở hạ tầng thấp kém nhưng lại sinh
hoạt khó khăn nhằm góp phần ổn định và thu hút lao động.
4. Phụ cấp lưu động
- Theo quy định Thông tư 06/2005/TT-BNV, người lao
động được hưởng tiền lương và các chế độ phụ cấp
theo quy định của Bộ luật lao động về chế độ tiền
lương. Bên cạnh đó, đối với công chức, viên chức làm
việc thường xuyên di chuyển, thay đổi chỗ ở, nơi làm
việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định thì được hưởng phụ cấp lưu động.
– Người lao động làm việc thường xuyên phải di chuyển
nơi ở, nơi làm việc ví dụ như thi công các công trình xây
dựng; khảo sát, tìm kiếm, khoan thăm dò khoáng sản;
khảo sát, đo đạc địa hình, địa chính, khảo sát xây dựng
chuyên ngành, sửa chữa, duy tu đường bộ, đường sắt;
nạo vét công trình đường thủy và công việc có điều kiện tương tự.
– Công chức, viên chức làm việc mà phải thường xuyên
di chuyển, thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, điều kiện sinh
hoạt không ổn định Phụ cấp lưu động được tính trả theo
số ngày thực tế lưu động và được trả cùng kỳ lương
hàng tháng theo công thức sau: phụ cấp lưu động=mức
lương cơ sở * hệ số phụ cấp * số ngày thực tế lưu động
trong tháng : số ngày làm việc theo chế độ một tháng
. - Phụ cấp lưu động không dùng để tính đóng, hưởng
chế độ bảo hiểm xã hội.
- Các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp lưu động thì
không hưởng chế độ công tác phí.
-> nhằm bù đắp các hao phí lao động tăng thêm của
người lao động do việc di chuyển chỗ ở và nơi làm việc
tạo ra, cũng như động viên khuyến khích người lao
động gắn bó với nghề ,công việc.
5. Phụ cấp trách nhiệm công việc
* Đối tượng áp dụng: Phụ cấp trách nhiệm công việc
áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự
bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự,
thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà
nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính
chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách
nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng
không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ
nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).
- Công thức tính: phụ cấp trách nhiệm công việc=hệ số
phụ cấp trách nhiệm công việc * mức lương cơ sở
Hệ số phụ cấp trách nhiệm công việc gồm bốn mức 0,5 ;0,3 ;0,2 ;0,1 .
-> bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc
làm công tác chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm
công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo bầu cử
bổ nhiệm hoặc những người làm nghề công việc đòi hỏi
tinh thần trách nhiệm cao nhưng chưa được xác định trong mức lương.
6. Phụ cấp theo nghề
- Phụ cấp trách nhiệm theo nghề là một trong các loại
phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc. Theo quy
định chỉ những chức danh xếp lương theo bảng lương
chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ thuộc
ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra và một số chức danh
tư pháp mới được hưởng.
- Theo quy định của pháp luật phụ cấp trách nhiệm
công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả
công chức dự bị), viên chức, những người đang trong
thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của
các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc
đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản
lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và
do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).
Theo điểm c khoản 8 Điều 6 các loại chế độ phụ cấp
lương của Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp trách
nhiệm theo nghề là một trong các loại phụ cấp đặc thù
theo nghề hoặc công việc.
Theo đó, quy định này nêu rõ chỉ những chức danh xếp
lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và bảng
lương chức vụ thuộc ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra
và một số chức danh tư pháp mới được hưởng.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 27/2012/QĐ-TTg ngày 11/6/2012. Điều 1 Quyết định
này nêu rõ, đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề gồm:
– Chấp hành viên; Thẩm tra viên; Thư ký thi hành án
làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan
quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;
– Công chứng viên làm việc ở Phòng Công chứng.
- Công thức: Phụ cấp trách nhiệm theo nghề = % mức
lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ
cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
-Trong đó các hệ số của công thức trên được thể hiện cụ thể như sau:
+ Về hệ số % mức lương hiện hưởng căn cứ theo quyết
định 27/2012/QĐ-Ttg quy định cụ thể như sau:
+ Mức 15% áp dụng với Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và Công chứng viên;
+ Mức 20% áp dụng với Chấp hành viên cao cấp, Thẩm
tra viên chính thi hành án, Thư ký thi hành án và Thư ký trung cấp thi hành án;
+Mức 25% áp dụng với Chấp hành viên trung cấp và
Thẩm tra viên thi hành án;
+Mức 30% áp dụng với Chấp hành viên sơ cấp
7. Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
* đối tượng: Căn cứ vào Điều 2 của Nghị định
76/2019/NĐ-CP thì đối tượng được hưởng phụ cấp công
tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn là cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp
xã và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao
gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và
không phân biệt người địa phương với người nơi khác
đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có
thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang
công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt
khó khăn từ đủ 5 năm trở lên
1. Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế
làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
2. Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế
làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
3. Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế
làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
-> Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn. Bù đắp cho người lao động khi phải
làm phiền tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh
thần của người lao động vùng có điều kiện kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn được xác định theo nghị định
76/2019 trên ND- CP 8 tháng 10 năm 2019 bao gồm
huyện đảo Trường Sa Hoàng Sa DK1 các khu vực 3
thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi xã đảo đặc biệt
khó khăn theo quyết định của Thủ tướng chính phủ các
thôn buôn xóm làng bạn full sóc ấp đặc biệt khó khăn
theo quy định của thủ tướng Chính phủ.
Câu 2: Đánh giá về các chế độ phụ cấp
lương hiện hành của nước ta. Cho ví dụ minh họa cụ thể
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung : • Đánh giá : - Mặt đạt được:
+ phụ cấp thâm niên đã thay thế được phần nào
cho việc xây dựng quá nhiều bậc lương trong một
bảng lương góp phần đơn giản hóa hệ thống lương.
+ Khuyến khích người lao động cố gắng phấn đấu
trong công việc gắn bó với công việc.
+ Phụ cấp thâm niên đã thể hiện sự quan tâm của
nhà nước đến cán bộ công chức viên chức và những
cống hiến của họ cho công việc.
+ Cách tính phụ cấp rõ ràng chi tiết - Mặt hạn chế :
Còn nhiều vấn đề trong việc quy định mức hưởng
chưa rõ ràng, phụ cấp không tính đến khả năng
đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
• Ví dụ : một phó tổng giám đốc đang được hưởng phụ
cấp thâm niên vượt khung trên bậc lương 420đ ( bảng
lương C) được chuyển lên làm tổng giám đốc, thì chỉ khi
đã hưởng bậc lương cao nhất của tổng giám đốc là
474đ đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâm niên
vượt khung , mà không tiếp tục hưởng phụ cấp này
theo bậc lương 420đ của phó tổng giám đốc.
2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo • Đánh giá :
- Mặt đạt được : thể hiện sự tín nhiệm của quần chúng đối
với những người giữ chức danh lãnh đạo
+ những lãnh đạo của cơ quan , đơn vị có kinh
nghiệm và tinh thần trách nhiệm trong công việc cao
+hạn chế được hao phí lao động trong cơ quan , đơn vị - Mặt hạn chế :
+ Khoản phụ cấp phải tăng thêm nhằm bù đắp
cho sự hao phí lao động tăng thêm
+ người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm
nhiều chức danh lãnh đạo chỉ được hưởng một mức phụ cấp
• Ví dụ : Một người vừa giữ chức vụ giáo viên, nhưng vừa
lại giữ chức tổ trưởng chuyên môn của một môn học.
khi nhận lương thì họ sẽ nhận được tiền lương + tiền trợ
cấp khi vừa làm 2 chức vụ là giáo bộ môn + tổ trưởng chuyên môn 3. Phụ cấp khu vực • Đánh giá : - Mặt đạt được :
+ Chế độ phụ cấp khu vực được quy định khá ổn
định về cả đối tượng hưởng và mức hưởng
+ Đảm Bảo bù đắp về cả mặt tinh thần lẫn vật
chất cho những người lao động làm việc ở những vùng xa xôi hẻo lánh.
+ Góp phần tái tạo lại sức lao động ổn định tinh
thần rút chân người lao động. Khuyến khích người
lao động đến làm việc ở các vùng miền xa xôi hẻo
lánh có điều kiện sinh hoạt khó khăn góp phần
điều phối và ổn định lực lượng lao động.
+ Dễ tính thu nhập mức hưởng cho người lao động - Mặt hạn chế :
+ các tiêu chí xác định mức phụ cấp vẫn chủ yếu
dựa vào các yếu tố định tính mà chưa lượng hóa
cụ thể được các mức độ như thế nào.
+ Việc điều trị giảm mức phụ cấp khu vực thường
bị phản ứng từ phía địa phương và đối tượng thụ hưởng.
+ Mức hưởng phụ cấp vẫn còn thấp chưa đáp ứng
được nhu cầu của người lao động. Vẫn còn nhiều
nơi vùng miền đang trong quá trình xem xét hoặc
chưa đưa vào trong danh sách có hệ số phụ cấp
hoặc phụ cấp không đánh giá đúng điều kiện làm
việc của người lao động.
• Ví dụ : Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-
BTC-UBDT quy định nếu giáo viên giảng dạy, làm việc
tại vùng có yếu tố địa lý khí hậu khắc nghiệt, xa xôi,
hẻo lánh, đường xá đi lại khó khăn, vùng biên giới, hải
đảo, sình lầy… được hưởng phụ cấp khu vực.
Cụ thể, mức phụ cấp được quy định cụ thể như sau (đồng/tháng)
-Giáo viên giảng dạy, làm việc tại vùng có yếu tố
địa lý khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, hẻo lánh, đường
xá đi lại khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, sình lầy
được hưởng hệ số 0, 1 thì mức phụ cấp đến
30/6/2020 là 149.000 đồng, từ ngày 1/7/2020 là 160.000 đồng
-Giáo viên giảng dạy, làm việc tại vùng có yếu tố
địa lý khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, hẻo lánh, đường
xá đi lại khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, sình lầy
được hưởng hệ số 0,2 thì mức phụ cấp đến ngày
30/6/2020 là 298.000 đồng, từ ngày 1/7/2020 là 320.000 đồng 4. Phụ cấp lưu động • Đánh giá : - Mặt đạt được :
+ việc áp dụng chế độ phụ cấp rất linh hoạt
+ chế độ phụ cấp lưu động được quy định với
mức ổn định khá cao về mức hưởng
+ khuyến khích được người lao động có tâm và gắn bó với nghề
- Mặt hạn chế : + việc di chuyển nơi ở và nơi làm việc
thường xuyên dẫn đến điều kiện sinh hoạt không ổn
định gặp nhiều khó khăn. • Ví dụ:
5. Phụ cấp trách nhiệm công việc • Đánh giá : - Mặt đạt được :
+ tinh thần trách nhiệm trong công việc cao
+ phụ cấp thể hiện sự quan tâm của nhà Nước
đối với người lao động
- Mặt hạn chế : khi không làm công việc có quy định
hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở
lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. • Ví dụ : 6. Phụ cấp theo nghề • Đánh giá:
- Mặt đạt được: loại phụ cấp này được áp dụng với công
chức, viên chức của những công việc có điều kiện lao
động cao hơn bình thường nên được hưởng chính sách
ưu đãi phù hợp của Nhà nước. mang ý nghĩa khuyến
khích công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề hơn
- Mặt hạn chế: Chỉ áp dụng cho một số loại công chức, viên chức cố định
• Ví dụ: Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang
trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng,
các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ
chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính
trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ
nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư
phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh)
7. Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn • Đánh giá: - Mặt đạt được:
- Mặt hạn chế: Để có thể xin phụ cấp ở vùng có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì cần phải xin ý kiến,
xác nhận từ rất nhiều nơi (phường xã nơi mình đang
làm việc, cơ quan mình đang làm việc…)
Ví dụ: Đối với trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển
vùng, dự thảo nêu rõ: Cán bộ, công chức, viên
chức và lực lượng vũ trang đến công tác ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3
năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với
nam được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng
lương cơ sở.Trường hợp có gia đình chuyển đi theo
thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp tiền tàu
xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình
cùng đi và hưởng trợ cấp chuyển vùng bằng 12
tháng lương cơ sở cho hộ gia đình…
Câu 3: Các chế độ phụ cấp lương có
thay đổi trong tương lai không? Vì sao?
Nếu thay đổi thì định hướng thay đổi là
gì? Tại sao? Cho ví dụ minh hoạ.
-Các chế độ phụ cấp lương có thay đổi trong tương lai.
Vì: Trong tương lai, hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng của công nghệ biến đổi rất nhanh và cách mạng
công nghiệp đòi hỏi tiếp tục đổi mới cải toàn diện tổng
thể là chính sách tiền lương để không là trở ngại mà trở
thành một công cụ quan trọng và khuyến khích và thu
hút các nguồn lực lao động thúc đẩy tăng năng suất lao
động phục vụ mục tiêu phát triển nhanh và bền vững
và nâng cao đời sống lao động. Cải cách để đảm bảo
đời sống lao động và gia đình của họ, bảo đảm tính
tổng thể hệ thống đồng bộ kế thừa và phát huy những
ưu điểm và khắc phục những hạn chế.
- Định hướng thay đổi phụ cấp lương:
Tại thông tư 47/2022/TT -BTC đã đề cập đến dự toán chi
thường xuyên năm 2023 tiếp tục tiết kiệm 10 % chi
thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương như vậy
thu nhập của công chức năm 2023 nếu thực hiện cải
cách tiền lương sẽ bao gồm lương cơ bản là (chiếm
khoảng 70 % tổng quỹ lương ) ; các khoản phụ cấp
(chiếm khoảng 30 % tổng quỹ lương)
+ Khu vực công: quy định phụ cấp theo 5 nhóm
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo Phụ cấp theo vùng
Phụ cấp theo điều kiện lao động, ưu đãi nghề, công việc
Phụ cấp theo thời gian công tác Phụ cấp theo cơ quan
+ Khu vực doanh nghiệp: phụ cấp gắn vs hiệu quả sản xuất kinh doanh