-
Thông tin
-
Quiz
Nguyên nhân và hành động trong triết học - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Nguyên nhân và hành động trong triết học - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
1. Nguyên nhân:
● Suy thoái về đạo đức, lối sống của thanh niên là sự kém nhận thức về lý tưởng, mục
tiêu, ước mơ, không biết nhận thức đúng đắn về hành vi của mình, có những hành
động sai trái ảnh hưởng không nhỏ tới bản thân và những người xung quanh.
Những người như vậy họ không biết phân biệt đúng, sai, làm theo ý muốn chủ quan
của bản thân, họ dễ dàng sa vào những lời dụ dỗ, bị kích thích bởi những ham muốn nhất thời.
● Ngày nay với sự phát triển của công nghệ 4.0, việt nam hiện nay đang thịnh hành 1
xu hướng của giới trẻ được gọi là giang hồ mạng. Những người được gọi là giang
hồ mạng tuyên truyền những tư tưởng xấu, những luồng tư tưởng không đúng
chuẩn mực ra ngoài xã hội và những đối tượng chính chủ yếu là thanh thiếu niên. Họ
được giới trẻ tung hô là idol mạng và tiếp thu những tư tưởng đó. Những tư tưởng
này đi ngược lại tư tưởng đạo đức HCM, những triết lý của chủ nghĩa Mác LeNin.
● Tuy nhiên nó lại phản ảnh một phần tối của xã hội hiện nay. Chính vì phản ánh
những mặt tối của xã hội mà người thường ít khi tiếp xúc lên rất được giới trẻ đặc
biệt những người có tư tưởng thoáng như hiện nay. Chính những tư tưởng đó đã
làm ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của giới trẻ hiện nay, Những tư tưởng này đã 1
phần tác động đến những hành động của thanh thiếu niên ngày nay đặc biệt khi họ
đang có những vấn đề về suy nghĩ tư tưởng và stress về tâm lý sẽ dẫn đến những
hành động quá khích tiêu biểu là vụ việc của nữ sinh hvnh vừa qua. 2. Hành động
2.1 Giáo dục đạo đức, lối sống giúp cho mỗi cá nhân nâng cao trình độ nhận thức về các
giá trị đạo đức, lối sống từ đó tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mực
đạo đức, lối sống của xã hội.
● Giáo dục đạo đức, lối sống góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức mà các
thế hệ trước đã tạo dựng; đồng thời góp phần tích cực trong việc giáo dục hình
thành những giá trị đạo đức, lối sống mới, khắc phục những quan điểm lạc hậu, sự
lệch chuẩn các giá trị đạo đức truyền thống, những thói hư tật xấu hay những hiện tượng phi đạo đức.
● Giáo dục đạo đức, lối sống không chỉ làm cho con người nhận thức đúng các chuẩn
mực đạo đức, các giá trị đạo đức, lối sống mà còn thông qua đó để hình thành niềm
tin và tình cảm đạo đức. Trên cơ sở đó giúp con nguời nhận ra giá trị của các giá trị
đạo đức, nhận thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân bản, nhân ái, nhân
văn sâu sắc, góp phần nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội. Trong chiến luợc
phát triển con người, Đảng và Nhà nước ta đề cao vai trò giáo dục đạo đức, lối sống
cho cho học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng góp phần:
- Hoàn thiện nhân cách cho học sinh, sinh viên thực hiện tốt những bổn phận đạo đức của
bản thân đối với việc học tập, rèn luyện, có trách nhiệm với gia đình và xã hội.
- Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
- Bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên tình cảm cách mạng trong sáng.
- Bồi dưỡng ý chí, hành động đúng, hình thành những thói quen đạo đức, lối sống đặc biệt
là ý thức trách nhiệm công dân.
- Đấu tranh khắc phục, ngăn chặn những biểu hiện thiếu đạo đức trong tư tưởng, tình cảm,
hành động của học sinh, sinh viên. Xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, tích cực tham
gia phòng chống tệ nạn xã hội.
- Nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học sinh, sinh viên; đảm bảo an ninh, trật tự
trong trường học, kiềm chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên.
● Giáo dục đạo đức, lối sống có vai trò rất lớn trong việc hình thành ý thức, tình cảm
cũng như các hành vi đạo đức của con người nói chung, của học sinh, sinh viên nói
riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước nhiều biến động phức tạp của đạo đức
xã hội; trước những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh
thiếu niên thì công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên càng trở nên quan trọng. 2.2 Giải pháp
● Một là, hoàn thiện thể chế văn hóa, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công cuộc
ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức và xây dựng nền đạo đức mới.
● Hai là, phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành, nuôi dưỡng, rèn giũa đạo
đức cá nhân. Gia đình là chiếc nôi quan trọng tạo dựng nhân cách con người, là tế
bào của xã hội. Đạo đức của gia đình tốt thì đạo đức của toàn xã hội mới tốt.
● Ba là, đổi mới nội dung, cách thức, phương pháp giáo dục đạo đức. Việc giáo dục
đạo đức phải sinh động, hiệu quả, không là những điều cao siêu, giáo điều, xa rời
thực tế, mà là những gì gắn bó mật thiết với cuộc sống hôm nay. Bên cạnh việc giáo
dục về tình cảm đạo đức, ý thức đạo đức cần đồng thời rèn luyện các hành vi đạo
đức, thực hành đạo đức ngay trong đời sống thực tại.
Nhìn chung, tình trạng xuống cấp đạo đức ở nước ta hiện nay là rất đáng báo động và việc
ngăn chặn, đẩy lùi đang đặt ra cấp thiết. Tuy nhiên, cũng cần đánh giá thực trạng đó một
cách khách quan, bình tĩnh, không tô hồng, né tránh, cũng không quá bi quan, cường điệu.
Công cuộc xây dựng đạo đức trước hết phải bắt đầu từ văn hóa và bằng văn hóa.
2.3 Liên hệ bản thân về phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức lối sống
● Để có thể thực hiện được mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị đạo đức lối sống, ở phần này sẽ liên hệ bản thân về phòng chống suy thoái
tư tưởng chính trị đạo đức lối sống.
– Bản thân cần phải phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng về đạo đức lối sống theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Cần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc; học và làm theo Bác bằng
thái độ, cách ứng xử trong việc xử lý và giải quyết công việc hằng ngày.
+ Mỗi cá nhân luôn nỗ lực học tập về ý thức, về tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của Bác Hồ.
+ Bản thân cần phải luôn cố gắng phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, năng lực
chuyên môn để hoàn thành được tốt các nhiệm vụ, công việc được phân công.