-
Thông tin
-
Quiz
Nhà nước và cách mạng xã hội - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Nhà nước và cách mạng xã hội - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:











Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
CHƯƠNG III. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI A.NHÀ NƯỚC
I/ Nguồn gốc và bản chất
1.Nguồn gốc của nhà nước a, Quan điểm phi mác xít -
Thuyết Thần quyền: cho rằng Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, sáng tạo ra nhà nước -
Thuyết Gia trưởng: cho rằng nhà nước là kết quả của gia đình phát triển, quyền
lực nhà nước giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình -
Thuyết tâm lý: cho rằng con người có nhu cầu phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ…
→ Các quan điểm phi mác xít không chân thực.
b, Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin
(1)Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của nhà nước
+ Nguyên nhân sâu xa/ Nguyên nhân kinh tế: Sự phát triển của công cụ lao động sản xuất và
lực lượng lao động => sự dư thừa của cải vật chất=> xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
+ Nguyên nhân trực tiếp/ Nguyên nhân xã hội: Chế độ tư hữu đã dẫn đến sự phân hóa giai cấp- xuất hiện - xã hội
giai cấp thông trị và bị trị
không còn bình đẳng nữa mà đã xuất hiện quan
hệ áp bức bóc lột/ nền dân chủ công xã được thay bởi chế độ độc tài=> xuất hiện đấu tranh giai
cấp => sự đấu tranh quyết liệt yêu cầu sự xuất hiện của một lực lượng đứng trên xã hội có khả
năng điều hòa sự xung đột giữa các mối quan hệ trong xã hội → Nhà nước ra đời
→.Nhà nước chỉ tồn tại khi có những điều kiện trên, một khi những điều kiện này mất đi,
nhà nước sẽ không tồn tại.
(2)Ngoài hai nguyên nhân kinh tế xã hội, sự xuất hiện nhà nước sơ khai còn có nhiều nhân
tố khác, với mức độ ảnh hưởng rất khác nhau, trong đó có:
+ Yếu tố bên trong, như vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn cung cấp thức ăn, giao thông
+ Yếu tố bên ngoài, như nhu cầu hợp nhất các cộng đồng dân cư,nhu cầu tự vệ trước khả năng chiến tranh,...
+ Các yếu tố văn hóa – kinh tế – khoa học, kĩ thuật
→ Cho đến nay, đã có 4 kiểu nhà nước được hình thành: · Nhà nước chủ nô · Nhà nước phong kiến · Nhà nước tư sản ·
Nhà nước vô sản( Nhà nước xã hội chủ nghĩa)
2. Bản chất của nhà nước a. Bản chất giai cấp
(1)Sự ra đời,tồn tại, thay đổi và mất đi của nhà nước gắn liền với sự ra đời, tồn tại,
thay đổi và mất đi của chế độ tư hữu.
(2)Nhà nước là do giai cấp thống trị xã hội tổ chức nên, phục vụ quyền lợi chủ
yếu, trước hết là cho giai cấp thống trị xã hội.
(3)Sự thống trị của giai cấp được thể hiện trên ba mặt: thống trị về kinh tế, chính trị và tư tưởng.
Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị,
hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội
→Nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ
trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
→Mức độ thể hiện, thực hiện tính giai cấp không hoàn toàn như nhau.
Nguyên nhân: Do những yếu tố khách quan và chủ quan như tương quan lực lượng giai cấp,
lực lượng xã hội, bối cảnh quốc tế, truyền thống, phong tục, tâm lý dân tộc, hoàn cảnh lịch sử,
quan điểm chính trị, đạo đức của nhà cầm quyền, ý thức giác ngộ của nhân dân…
→ Nhà nước dù tồn tại dưới hình thức nào thì cũng phản ánh và mang bản chất giai cấp thống trị:
b. Bản chất xã hội của nhà nước -
Để tồn tại và phát triển, nhà nước nào cũng phải quan tâm giải quyết các vấn đề chung
của xã hội. Có thể coi nhà nước là một tổ chức quyền lực công cộng. -
Nhà nước phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo vệ lợi ích chung
của toàn xã hội, phục vụ những nhu cầu mang tính chất công cho xã hội như: xây
dựng trường học, bệnh viện, đường xá, giải quyết các tệ nạn xã hội….. -
Mức độ thể hiện và thực hiện tính xã hội không hoàn toàn giống nhau ở các nhà nước.
Tính xã hội của nhà nước chịu sự quy định, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: + thể chế chính trị
+ sự phát triển kinh tế- xã hội
+ các mối tương quan lực lượng
+ truyền thống, phong tục tập quán + hoàn cảnh lịch sử +
việc cam kết và thực thi các điều ước quốc tế…
=> Nhà nước là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, nó vừa mang bản chất giai cấp, vừa
mang bản chất xã hội, hai phương diện này vừa có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn nội tại.
=> Theo cách hiểu của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước là một bộ máy, công cụ quyền lực
đặc biệt, là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, bộ máy để thực hiện nền chuyên
chính của giai cấp thống trị xã hội, đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ giai cấp và những
nhiệm vụ chung nảy sinh từ bản chất của xã hội.
II/ Đặc trưng và chức năng
1. Đặc trưng cơ bản của nhà nước
(1) Nhà nước quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định
Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, chúng ta đặt nhà nước trong sự so sánh với các
tổ chức huyết tộc (hay còn có tên gọi khác là thị tộc, bộ tộc) -
Giống nhau: Nhà nước và thị tộc đều là những cơ sở tồn tại của xã hội loài người
trong các giai đoạn lịch sử xác định - Khác nhau: Tổ chức huyết tộc Nhà nước
Hình thành dựa trên quan hệ huyết thống
Hình thành dựa theo sự phân chia lãnh thổ. Thành phần
dân cư trong nhà nước bao gồm những cá nhân có quan
hệ huyết thống và quan hệ ngoài huyết thống (quan hệ kinh tế, chính trị,..)
Xã hội thị tộc, bộ tộc không có sự phân Trong một cộng đồng nhà nước có thể tồn tại nhiều giai
chia giai cấp, tất cả mọi người đều được cấp, tầng lớp xã hội.
đối xử bình đẳng như nhau.
(2) Có cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế -
Khái niệm trên có thể được hiểu rằng đó là những cơ quan, tổ chức được đào tạo và trao
quyền hạn từ nhà nước để trấn áp sự phản kháng của các giai cấp bị trị trong hệ thống nhà nước -
Mục đích của những tổ chức này: Buộc mọi người trong hệ thống nhà nước phải tuân
theo mệnh lệnh của nhà cầm quyền -
Nhà nước chủ yếu quản lý người dân thông qua hệ thống pháp luật, chính sách =>
Pháp luật là một phương thức hỗ trợ nhà nước “cưỡng bức”, “bắt ép” người dân/giai
cấp bị trị phải thực hiện những chính sách theo hướng có lợi cho giai cấp cầm quyền -
Những tổ chức này bao gồm:
+ “Những đội vũ trang đặc biệt” - quân đội nhà nghề, cảnh sát vũ trang,...
+ Bộ máy chính quyền từ cấp cơ sở đến trung ương có nhiệm vụ triển khai và thực
thi chính sách của nhà nước
(3)Nhà nước có hệ thống thuế khóa để nuôi giai cấp cầm quyền -
Giai cấp thống trị chỉ có thể duy trì ảnh hưởng và quyền lực của chúng khi đảm bảo được
sự vận hành của bộ máy nhà nước => phải có nguồn thu tài chính -
Nguồn tài chính sẽ được thu từ hai nguồn cơ bản:
+ Đóng phần chủ yếu là thuế
+ Quốc trái thu được do sự tự nguyện của nhân dân hay từ cưỡng bức nhân dân mà thành
2. Chức năng cơ bản của nhà nước
(1)Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội -
Chức năng thống trị chính trị: khả năng trấn áp giai cấp bị trị
Thể hiện rõ rệt nhất qua các bộ máy quyền lực của nhà nước, sử dụng pháp luật và chính sách
dưới danh nghĩa nhà nước nhằm “duy trì trật tự xã hội”, bảo đảm quyền lợi và quyền lực của giai cấp thống trị -
Chức năng xã hội: : Nhà nước dưới danh nghĩa của xã hội sẽ điều hành và quản
lý các công việc chung của xã hội ( .).
Tuy nhiên, việc duy trì ổn định trật tự xã hội này lại được thực hiện dưới quan điểm của giai cấp thống trị
- Mối quan hệ giữa chức năng xã hội và thống trị chính trị
+ Chức năng thống trị chính trị giữ vai trò quyết định, chi phối và định hướng
chức năng xã hội của nhà nước
+ Chức năng xã hội có vai trò không kém phần quan trọng- theo Ăng-ghen
chúng chính là cơ sở cho chức năng thống trị
(2) Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại Chức năng đối nội Chức năng đối ngoại
+Sự duy trì trật tự xã hội thông qua chính +Sự triển khai, thực hiện chính sách đối ngoại
sách xã hội, luật pháp, cơ quan truyền của giai cấp thống trị thông,...
+ Mục đích: bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ + đáp
+Thực hiện ở tất cả các lĩnh vực chính trị, xã ứng nhu cầu trao đổi kinh tế, văn hóa, khoa hội, y tế, giáo dục,... học kỹ thuật,...
+ Thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua + Điều kiện cho sự phát triển của một quốc
góc nhìn của giai cấp thống trị.
gia => rất được coi trọng
+ Không chỉ diễn ra giữa các quốc gia mà còn
để quan hệ với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ -
Mối quan hệ giữa chức năng đối nội và đối ngoại
+ Là hai mặt của một thực thể thống nhất, hỗ trợ và tương tác lẫn nhau
+ Chức năng đối nội giữ vai trò chủ yếu (
+ Tuy nhiên khi chức năng đối ngoại được thực hiện tốt thì chức năng đối nội lại
càng có điều kiện để thực hiện.( )
→ Sự phân chia chức năng chỉ mang ý nghĩa tương đối, trong chức năng thống trị
chính trị và chức năng xã hội bao hàm chức năng đối nội đối ngoại và ngược lại.
III/ Các kiểu và hình thức nhà nước 1. Một số khái niệm
+ Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc trưng cơ bản của Nhà nước (bản chất giai cấp, vai
trò xã hội , điều kiện phát triển kinh tế trong hình thái kinh tế, xã hội nhất định ) để từ đó
phân biệt Nhà nước này với Nhà nước khác
+ Mỗi kiểu nhà nước lại tồn tại dưới các hình thức khác nhau
Hình thức nhà nước - hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị quy định bởi bản chất
giai cấp của nhà nước, tương quan lực lượng giữa các giai cấp, cơ cấu giai cấp xã hội, đặc
điểm truyền thống chính trị của đất nước,..... )
Các hình thức nhà nước có thể xét theo 2 tiêu chí: hình thức chính thể và hình thức cấu trúc
lãnh thổ ( nhà nước đơn nhất/ nhà nước liên bang )
2. Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử
Tưong ứng với ba chế độ xã hội có đối kháng giai cấp trong lịch sử là hình thái kinh tế xã
hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế xã hội phong kiến và hình thái kinh tế xã hội tư bản
chủ nghĩa: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nứoc tư sản. Và nhà
nứoc xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp vô sản là một nhà nứoc đặc biệt 01
Nhà nước chiếm hữu nô lệ Đặc điểm
+ Nhà nước đầu tiên, xuất hiện và tồn tại trong thời kì cổ đại
+ Nhà nước chuyên chính của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ
và các tầng lớp dân cư tự do Hình thức
+ Chính thể quân chủ/ cộng hòa nhà nước
+ Chính thể quý tộc/ dân chủ chủ yếu
Khác nhau về cách thức, cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước
còn bản chất là giống nhau 02 Nhà nước phong kiến Đặc điểm
+ Ra đời và tồn tại trong thời kì trung cổ
+ Nhà nước chuyên chính của giai cấp quý tộc phong kiến đối với
nông nô và những người lao động khác Hình thức
+ Phương Tây: quân chủ phân quyền( tính phân quyền đựoc thể hiện nhà nước
ở sự cát cứ đất đai, trên mỗi lãnh thổ đựoc phân chia có một lãnh chúa chủ yếu phong kiến ngự trị )
+ Phương Đông: phân chủ tập quyền ( dựa trên chế độ chiếm hữu
nhà nước về ruộng đất ). 03 Nhà nước tư sản Đặc điểm
+ Ra đời sau thắng lợi của cuộc CM tư sản
+ Nhà nước chuyên chính của giai cấp tư sản với vô sản và nhân dân lao động Hình thức
+ Cộng hoà ( bao gồm cộng hoà Đại nghị, cộng hoà Tổng thống) nhà nước +Quân chủ lập hiến chủ yếu 04 Nhà nước vô sản Đặc điểm
+ Là thành quả tất yếu của cuộc Cách Mạng vô sản- những nước
thích ứng với thời kì quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội
+ Bản chất của giai cấp vô sản, dựa trên cơ sở liên minh công nông và trí thức Hình thức + Nhà nước Xô-viết nhà nước
+ Nhà nước dân chủ nhân dân chủ yếu B. CÁCH MẠNG XÃ HỘI I/ Cách mạng xã hội 1. Khái niệm CMXH
+ Theo nghĩa rộng: Cách mạng xã hội là sự thay đổi có tính chất cơ bản về chất của một hình
thái kinh tế xã hội trên toàn diện các mặt (từ lực lượng sản suất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng,
kiến trúc thượng tầng đến kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng xã hội …)
+ Theo nghĩa hẹp: Cách mạng xã hội là cuộc đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền cũ, thiết lập
chính quyền mới tiến bộ hơn đại diện cho xu thế phát triển của lịch sử nhằm phân biệt chế độ
cách mạng xã hội này với “tiến hóa xã hội”, “cải cách xã hội” và “đảo chính”
2. Nguồn gốc hình thành CMXH
+ Nguồn gốc sâu xa chính là sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến đòi hỏi phải được
giải phóng, phải được phát triển với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.
+ Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng xã hội.
Trong lịch sử xã hội có 2 cuộc cách mạng xã hội mang tính điển hình, có quy mô rộng lớn và
tính triệt để, đó là cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến và cuộc cách mạng vô sản lật đổ
chế độ tư bản chủ nghĩa.
3. Tính chất, lực lượng, động lực, đối tượng, giai cấp lãnh đạo CMXH
+ Tính chất của cách mạng xã hội: Cách mạng xã hội chịu sự quy định bởi mâu thuẫn cơ bản,
bởi nhiệm vụ chính trị mà cuộc cách mạng đó phải giải quyết nhằm lật đổ chế độ xã hội nào?
Xóa bỏ quan hệ sản xuất nào? Thiết lập chính quyền thống trị cho giai cấp nào? Thiết lập trật tự
xã hội theo nguyên tắc nào ?
VD: Cách mạng tư sản Hà Lan năm 1566 là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới nhằm
chống lại sự cai trị của Felipe II của Tây Ban Nha
Cuộc cách mạng tư sản Pháp giải phóng cho nhân dân, phân chia ruộng đất công bằng, thiết lập
quyền bình đẳng giữa mọi người
→ Đều là các cuộc cách mạng tư sản bởi nó đều nhằm mục đích lật đổ chế độ phong kiến
chuyên chế, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản.
+ Lực lượng cách mạng xã hội là những giai cấp, tầng lớp người có lợi ích gắn bó với cách
mạng, tham gia vào các phong trào cách mạng, thực hiện mục đích của cách mạng.
Lực lượng cách mạng xã hội chịu sự quy định của tính chất , điều kiện lịch sử của cách mạng.
VD: Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
Đảng Bônsêvích (giai cấp vô sản) lãnh
đạo, lực lượng tham gia gồm nhiều tầng lớp, giai cấp nhưng động lực chủ yếu là công nhân, binh lính, nông dân.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, lực
lượng là giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức tiến bộ và đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động khác.
+ Động lực của cách mạng xã hội là những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt chẽ và lâu dài đối với
Cách mạng, có tính tự giác, tích cực, chủ động, kiên quyết, triệt để cách mạng, có khả năng lôi
cuốn, tập hợp các giai cấp, tầng lớp khác tham gia phong trào cách mạng.
VD: Động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là Giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân, tầng lớp trí thức.
+ Đối tượng của cách mạng xã hội là những giai cấp và những lực lượng đối lập cần phải đánh đổ của cách mạng.
VD: Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh nhằm chống lại thực dân Pháp.
+ Giai cấp lãnh đạo cách mạng xã hội là giai cấp có hệ tư tưởng tiến bộ, đại diện cho phương
thức sản xuất tiến bộ, cho xu hướng lãnh đạo của xã hội.
VD: Cuộc cách mạng Cuba nhằm lật đổ chế độ độc tài Batixta do Phiđen Caxtơrô chỉ huy
Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 do Tôn Trung Sơn lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ chuyên chế Mãn Thanh.
4. Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan
+ Điều kiện khách quan là điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, chính trị bên ngoài tác động
đến, là tiền đề diễn ra các cuộc cách mạng xã hội.
VD: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có hai điều kiện khách quan để tiến hành tổng khởi nghĩa:
. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (15-8-1945)
. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang
+ Tình thế cách mạng là sự chín muồi của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Tình thế cách mạng là một trạng thái đặc biệt của điều kiện khách quan, không phụ thuộc vào
ý chí cả các giai cấp, tập đoàn, đảng phái chính trị riêng biệt.
→ Không có tình thế cách mạng thì cách mạng xã hội không thể nổ ra được.
VD: Cuộc cách mạng tư sản Anh được nổ ra khi mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với
phong kiến ngày càng trở nên gay gắt → Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách
bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội là tình thế cách mạng để
khởi nghĩa giành thắng lợi.
+ Nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội bao gồm ý chí, niềm tin, trình độ giác ngộ và
nhận thức của lực lượng cách mạng vào mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng, là năng lực tổ chức
thực hiện nhiệm vụ cách mạng, khả năng tập hợp lực lượng cách mạng của giai cấp lãnh đạo cách mạng.
→ Khi có điều kiện khách quan chín muồi, thì nhân tố chủ quan đóng vai trò quyết định
thành bại của cách mạng.
+ Thời cơ cách mạng là thời điểm đặc biệt khi điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã
chín muồi → Đó là lúc thuận lợi nhất để có thể bùng nổ cách mạng, có ý nghĩa quyết định đối
với thành công của cách mạng.
* Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan
Nếu điều kiện khách quan không cho phép, thì dù giai cấp cách mạng có làm chín muồi nhân tố
chủ quan đến đâu, thì cách mạng không thể thành công. Nhưng giai cấp cách mạng không thể thụ
động ngồi chờ, mà phải chuẩn bị lực lượng và tác động làm cho điều kiện khách quan chín muồi.
Và khi điều kiện khách quan đã chín muồi, thì giai cấp cách mạng phải kịp thời chớp lấy thời cơ,
phát động quần chúng đứng lên làm cách mạng, giành chính quyền về tay mình và nhân dân.
V. I. Lênin: “Người Mác-xít chân chính phải biết kết hợp tính sáng suốt khoa học hoàn toàn
trong việc phân tích tình hình khách quan, sự tiến hóa khách quan, với việc thừa nhận một cách
hết sức dứt khoát tác dụng của nghị lực, tính sáng tạo, chủ động cách mạng của quần chúng, và
của cả những cá nhân, những tổ chức, chính đảng biết phát hiện ra và thực hiện sự liên kết với
những giai cấp này hay giai cấp khác.”
Lời dẫn: Mục tiêu của cách mạng xã hội là giành chính quyền bằng cách đập tan chính quyền đã
lỗi thời, thiết lập một trật tự xã hội mới tiến bộ hơn. Việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ cách
mạng là vấn đề cực kỳ quan trọng, song để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ đó đòi hỏi
phải có phương pháp cách mạng phù hợp. II/ Phương pháp CMXH 1. Các khái niệm
Phương pháp cách mạng là cách thức tiến hành một cuộc cách mạng để đạt hiệu quả cao.
Đường lối quyết định phương pháp cách mạng. Đường lối đúng, phương pháp cách mạng đúng
thì nhất định cách mạng sẽ thành công. Nhưng đường lối đúng mà phương pháp cách mạng sai
hoặc không phù hợp thì có thể cách mạng sẽ dẫm chân tại chỗ, thậm chí thất bại.
2. Các phương pháp CMXH (bao gồm phương pháp CÁCH MẠNG BẠO LỰC và phương pháp CÁCH MẠNG HÒA BÌNH)
+ Phương pháp CÁCH MẠNG BẠO LỰC khá phổ biến, là hành động cách mạng của quần
chúng dưới sự lãnh đạo của giai cấp cách mạng vượt qua khỏi giới hạn pháp luật của giai cấp
thống trị đương thời nhằm lật đổ nhà nước lỗi thời, xác lập nhà nước của giai cấp cách mạng
Phương pháp cách mạng bạo lực là tất yếu, bởi vì giai cấp thống trị lỗi thời không bao
giờ tự nguyện từ bỏ địa vị thống trị của mình. Vì vậy, để lật đổ giai cấp thống trị và giành
chính quyền, giai cấp cách mạng không có cách nào khác là phải dùng đến bạo lực cách mạng. ·
Trong lịch sử nhân loại, chưa có giai cấp cách mạng nào giành được chính quyền
nhà nước bằng con đường từ bỏ bạo lực. Ngay cả khi cách mạng được thực hiện dưới hình thức
tương đối hoà bình, do giai cấp thống trị lỗi thời không còn đủ khả năng sử dụng sức mạnh để
giữ nhà nước của nó, thì giai cấp cách mạng vẫn phải dùng bạo lực làm hậu thuẫn, làm điều kiện
để sẵn sàng đập tan sự phản kháng của giai cấp thống trị.
C.Mác và Ph.Ăngghen : “ Để giành chính quyền nhà nước từ tay giai cấp tư sản thì
phải tiến hành cách mạng bạo lực” (trích “Phê phán Cương lĩnh Gôta, Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”
V.I Lênin : “Nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản (chuyên chính vô sản)
không thể bằng con đường "tiêu vong" được mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc
cách mạng bạo lực thôi”.
C.Mác: “Bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới” (trích “
Chống Đuyrinh” của Ph.Ăngghen)
→ Tuy nhiên, bạo lực chỉ là công cụ, phương tiện để lực lượng cách mạng giành lấy chính
quyền nhà nước từ tay giai cấp thống trị.
Lời dẫn: Trong khi khẳng định cách mạng bạo lực, những người mácxít không phủ nhận khả
năng đưa cách mạng xã hội tiến lên bằng phương pháp hoà bình, kể cả việc sử dụng “con đường nghị trường".
+ Phương pháp CÁCH MẠNG HÒA BÌNH cũng là một phương pháp để giành chính quyền, là
phương pháp đấu tranh không dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền trong điều
kiện cho phép. Đấu tranh nghị trường : thông qua chế độ dân chủ bằng bầu cử để giành đa số
ghế trong Nghị viện và trong chính phủ.
Phương pháp hoà bình chỉ có thể xảy ra khi có đủ các điều kiện :
1) Giai cấp thống trị không còn bộ máy bạo lực đáng kể hoặc còn bộ máy bạo lực, nhưng chúng
đã mất hết ý chí chống lại lực lượng cách mạng
2) Lực lượng cách mạng phát triển mạnh, áp đảo kẻ thù, có sức mạnh của phong trào quần
chúng, của bạo lực cách mạng làm hậu thuẫn
→ Phương pháp hòa bình rất có lợi, ít gây đau khổ cho nên dù điều kiện để giành chính quyền
bằng phương pháp hòa bình ít khi xảy ra song nếu có điều kiện thuận lợi cũng cần làm tất cả để
giành chính quyền . Tuy nhiên cần lưu ý quan điểm quá độ hòa bình thực chất là quan điểm phủ
định bạo lực cách mạng của bọn cơ hội chủ nghĩa theo hướng hữu khuynh.
III/ Vấn đề CMXH trên thế giới hiện nay 1.Nhận xét chung
+ Xã hội hiện đại bị chi phối bởi đặc điểm của thời đại: cuộc CMKH-CN hiện đại, nền kinh tế
tri thức ở các nước phát triển,...
+ Sự xung đột về giai cấp vẫn còn, song không gay gắt, quyết liệt như trước, thay vào đó và
sự xung đột về sắc tộc, tôn giáo, về kinh tế giữa các quốc gia, khu vực. Cùng với đó là sự ô
nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, nạn đói và bênh tật ở nhiều nước,,.. cũng
là nguyên nhân tạo ra sự bất ổn trong thế giới đương đại.
+ Vì lợi ích chung của toàn thế giới:
Xu hướng đối thoại, hòa giải đang là xu hướng chủ đạo hiện nay. Các cuộc chiến tranh dưới
màu sắc dân tộc, tôn giáo, hay dưới chiêu bài “nhân đạo” chống vũ khí hóa học, vũ khí sinh
học,,.. đang bị các thế lực tiến bộ lên án, phản đối
Xu hướng giữ vững độc lập tự chủ quốc gia dân tộc, đấu tranh cho dân chủ, hòa bình và tiến
bộ xã hội đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế
→ Các quốc gia, dân tộc sẽ đi tới một xã hội dân chủ, tự do, công bằng, văn minh. Xã hội phát
triển theo hướng thay đổi từng bộ phận, từng yếu tố, lĩnh vực trong đời sống xã hội
2. Tư tưởng chống phá lý luận CMXH của các lý luận gia tư sản
+ Trong thời đại hiện nay, trước sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự biến
đổi phức tạp của các trào lưu cách mạng, đặc biệt là tình trạng tạm thời khủng hoảng của chủ
nghĩa xã hội, các nhà lý luận tư sản nhân cơ hội đó đã lớn tiếng bác bỏ lý luận cách mạng xã
hội của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Tuy nhiên, dù các lý luận gia tư sản có bác bỏ thế nào đối với lý luận cách mạng xã hội thì cũng
không thể bác bỏ được tính quy luật vận động, phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là
phải thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa không thể
là hình thái kinh tế xã hội vĩnh viễn của lịch sử, nó tất yếu sẽ bị phủ định bởi sự ra đời của một
hình thái kinh tế - xã hội cao hơn là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và điều đó chỉ
có được nhờ vào cuộc cách mạng vô sản.
3. Liên hệ với CM của VN dưới sự lãnh đạo của Đảng ta hiện nay
Vận dụng và phát triển lý luận cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã đề ra và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Đây là cội nguồn dẫn đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới đất nước hiện nay.
Việt Nam đang hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
4. Vai trò của lý luận CMXH và nhận thức đúng đắn trong thời đại ngày nay
- Khẳng định: Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn đang ra sức chống phá chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
phủ nhận vai trò của V.I. Lê-nin đối với cách mạng vô sản. Song, với bản chất cách mạng, khoa
học và thực tiễn lịch sử không thể phủ nhận, chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn đang hiện hữu và có
sức sống mãnh liệt trong trái tim, khối óc của hàng triệu triệu người trên thế giới. Di sản tư
tưởng, lý luận và vai trò của V.I. Lê-nin đối với cách mạng vô sản đã ghi tạc những dấu son
chói lọi vào tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.
- Nhận thức đúng đắn: Những biến đổi to lớn trong thời đại ngày nay, một mặt ngày càng chứng
minh tính tất yếu của các cuộc cách mạng xã hội, mặt khác cũng cho thấy cuộc cách mạng vô sản
trong thời đại ngày nay chỉ có thể thành công nếu giai cấp cách mạng tìm được những hình
thức và phương thức mới thích hợp với những biến đổi lớn lao của thời đại ngày nay. Đó cũng
là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp của khoa học về chủ nghĩa xã hội