-
Thông tin
-
Quiz
Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông
Báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực. Theo Luật Báo chí 2016, báo chí vừa là công cụ cung cấp thông tin, hướng dẫn và phản ánh dư luận xã hội, vừa có chức năng góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 43 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông
Báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực. Theo Luật Báo chí 2016, báo chí vừa là công cụ cung cấp thông tin, hướng dẫn và phản ánh dư luận xã hội, vừa có chức năng góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 43 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ----------------------- TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG
NHỮNG BIỂU HIỆN VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA
NGƯỜI LÀM BÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. PHÂN TÍCH CÁC VÍ DỤ
MINH HỌA. NÊU GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NHỮNG VI PHẠM VỀ
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO. Sinh viên Mai Phương Thảo
Mã sinh viên 2351040047 Lớp tín chỉ PT02306_K43_6
Giáo viên hướng dẫn
TS.Trần Thị Vân Anh Lớp hành chính
Truyền thông đa phương tiện K43
Hà Nội, năm 2024 LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận kết thúc học phần với đề tài “Những biểu hiện vi phạm đạo
đức nghề nghiệp của người làm báo ở Việt Nam hiện nay. Phân tích các ví dụ
minh họa. Nêu giải pháp nhằm hạn chế những vi phạm về đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo” là kết quả quá trình học tập của em trong học phần
“Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông” của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS.Trần Thị
Vân Anh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã tận tình giảng dạy và tạo điều
kiện cho em trong suốt quá trình học tập, cũng như giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn chỉnh tiểu luận. Tác giả Mai Phương Thảo MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................4
2. Mục tiêu và nghiệm vụ nghiên cứu..................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................6
5. Bố cục đề tài......................................................................................................6
NỘI DUNG...................................................................................................................7
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ
BÁO..........................................................................................................................7
1. Các khái niệm cơ bản về báo chí, người làm báo............................................7
2. Đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực báo chí...................................................9
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA
NGƯỜI LÀM BÁO................................................................................................10
1. Thực trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong các tác phẩm báo chí........10
2. Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề báo.................................................10
3. Các ví dụ minh họa và phân tích....................................................................16
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NHỮNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC
CỦA NGƯỜI LÀM BÁO......................................................................................19
1. Nguyên nhân của những biểu hiện vi phạm trong đạo đức nghề báo Việt
Nam.....................................................................................................................19
2. Những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm đạo đức của người làm
báo.......................................................................................................................21
KẾT LUẬN................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................27
PHỤ LỤC...................................................................................................................28 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần
vào sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực. Theo Luật Báo chí 2016, báo
chí vừa là công cụ cung cấp thông tin, hướng dẫn và phản ánh dư luận xã hội,
vừa có chức năng góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng sứ
mệnh của người làm báo rất cao cả và thiêng liêng. Người làm báo cũng có trách
nhiệm rất nặng đối với xã hội và con người.
Theo thống kê của Báo Lâm Đồng (Hồng, 2024), “tính đến năm 2024, cả
nước có 127 cơ quan báo; 670 cơ quan tạp chí; 72 cơ quan đài phát thanh,
truyền hình; có khoảng 41.000 người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí,
19.356 trường hợp được cấp thẻ nhà báo”, họ đã và đang hoàn thành xuất sắc sứ
mệnh trên mặt trận tư tưởng – văn hóa. Tuy nhiên vẫn tồn tại không ít trường
hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, khi tháng 4 năm 2024 vừa qua Đài truyền
hình Việt Nam công bố danh sách vi phạm trong lĩnh vực thông tin và truyền
thông. Có thể kết luận rằng vi phạm đạo đức nghề nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực
báo chí gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng uy tín của nhà báo, báo giới nước nhà.
Những vi phạm đó chủ yếu tập trung trong khâu sản xuất, hay còn gọi là
quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Chính vì vậy em đã tìm hiểu và hoàn thành
bài tiểu luận với đề tài “Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo ở Việt Nam hiện nay. Phân tích các ví dụ minh họa. Nêu giải
pháp nhằm hạn chế những vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo”
nhằm nghiên cứu về các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo thông
qua nghiên cứu cụ thể các trường hợp tiêu biểu mà dư luận xã hội cũng như các
cơ quan quản lí quan tâm, cùng đó đề xuất một số giải pháp có ích cho đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nghiệm vụ nghiên cứu 4.1
Mục tiêu nghiên cứu
Chỉ ra và phân tích chính xác các biểu hiện vi phạm đạo đức, nghề nghiệp
của người làm báo ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra những giải pháp có tính
thiết thực nhằm phục vụ việc giải quyết tình trạng vi phạm đạo đức làm việc của
người làm báo, nâng cao chất lượng báo chí nước nhà. 4.2
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo gồm:
Làm rõ các khái niệm, phạm trù nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận liên quan.
- Phân tích các biểu hiện thực tế của những trường hợp sai phạm, vi
phạm đạo đức làm việc của người làm báo của nước ta hiện nay qua
đánh giá nguyên nhân, hậu quả của những trường hợp tiêu biểu trong
vi phạm đạo đức làm việc
- Đưa ra hệ thống các giải pháp toàn diện và khả thi dựa trên thực trạng
và định hướng phát triển của Nhà nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian, về mặt thời gian, về mặt nội dung 3.1
Đối tượng nghiên cứu
Các trường hợp mang biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực báo chí. 3.2
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về một số
trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo tại Việt Nam.
- Phạm vi về mặt thời gian: Một số vi phạm tiêu biểu từ năm 2022 cho đến tháng 6 năm 2024.
- Phạm vi về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu về việc vi phạm đạo đức
hoặc pháp luật của người làm báo gồm các nội dung sau: nguyên
nhân dẫn đến việc vi phạm, hậu quả của vi phạm, xử lí vi phạm ra sao
cùng đó đưa ra hệ thống giải pháp để hạn chế những vi phạm.
4. Phương pháp nghiên cứu 4.1
Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở nhận thức những vấn đề liên quan tới lĩnh vực báo
chí – truyền thông nhất là trong thời kì hội nhập quốc tế, thông tin được
đặt lên hàng đầu. Cùng đó là những đường lối, chính sách, chủ trương
của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực báo chí; các ngành học liên quan
như Triết học, Pháp luật và đạo đức Báo chí – Truyền thông. 4.2
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích, hệ thống hóa tài liệu: Tác giả sử dụng
phương pháp này để thu thập, nghiên cứu, kế thừa những tài liệu
được công bố phục vụ cho đề tài, qua đó nắm bắt và xây dựng cơ sở
lý luận về chủ đề vi phạm pháp luật đạo đức trong lĩnh vực báo chí,
bao gồm hệ thống các văn bản chỉ đạo, kế hoạch tổ chức của cơ quan
quản lí giáo dục, Nhà trường và các Khoa chuyên môn đã cung cấp
tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Phương pháp này giúp việc làm
sáng tỏ các khái niệm, hoạt động vi phạm đạo đức báo chí.
- Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích các trường hợp
vi phạm đạo đức trong báo chí trên nền tảng báo mạng điện tử. Từ kết
quả phân tích nội dung, tác giả sẽ nêu ra nguyên nhân, hậu quả của
trường hợp vi phạm và nêu ra các giải pháp phù hợp.
5. Bố cục đề tài
Bài tiểu luận gồm phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham
khảo, Phụ lục, cùng với 3 chương, 7 tiết, trang. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO
1. Các khái niệm cơ bản về báo chí, người làm báo 1.1
Khái niệm liên quan về báo chí và nhà báo - Khái niệm “ ”: báo chí
Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 3 Luật Báo chí 2016, Báo chí
là “sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể
hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ
và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại
hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.” -
Khái niệm “tác phẩm báo chí”:
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP giải thích về tác
phẩm báo chí như sau: “Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc
lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh,
tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên
luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo
in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.” (Luật, 2024)
- Khái niệm “hoạt động báo chí”:
Theo quy định của Luật báo chí 2016: Hoạt động báo chí là “hoạt động
sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính
chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải
chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn
báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình”. - Khái niệm “ ”: nhà báo
Theo khoản 1 Điều 25 Luật Báo chí 2016, nhà báo là người hoạt động
báo chí được cấp thẻ nhà báo. 1.2
Khái niệm liên quan đạo đức, vi phạm đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo
Theo Tọa đàm “Từ lời dạy của Bác đến chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp” được tổ chức ngày 16/11/2012, khái niệm đạo đức và đạo đức
nghề nghiệp đã được nêu như sau:
- Khái niệm “đạo đức”:
“ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc,
chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, vì sự tiến
bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.”
- Khái niệm “đạo đức nghề nghiệp”:
“Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức
cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp là những
yêu cầu đạo đức có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề
nghiệp, bao gồm các quy tắc, các nguyên tắc chuẩn mực của một lĩnh
vực nghề nghiệp trong đời sống, nhờ đó mà mọi thành viên của lĩnh
vực nghề nghiệp đó tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù họp
với lợi ích và sự tiến bộ của nó trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá
nhân, cá nhân với tập thể với xã hội...” - Khái niệm “ ”:
đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
Theo Trang tin điện tử của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, “Đạo đức
nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ
và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp và xã
hội. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn gọi là đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí.”
2. Đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực báo chí
Theo Tạp chí điện tử Người Làm Báo, (Kiên, 2023) “Nghề báo là một
nghề đòi hỏi con người phải luôn trọng danh dự, phẩm chất: Đạo đức của người
làm báo khi viết bài trước hết là sự trung thực với nguồn tin, đòi hỏi sự trung
thực và minh bạch trong việc xử lý thông tin, là lương tâm là trách nhiệm của
nhà báo với tư cách là một công dân.”
Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo cũng đã được quy
định trong Luật Báo chí năm 2016 gắn liền với vai trò của Hội Nhà báo Việt
Nam. Tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí quy định: “Hội Nhà báo Việt
Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo”. Tháng 12/2018, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành “10 điều
Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam” (Khuyên, 2024). Đây
là các chuẩn mực rất cụ thể và thiết thực hằm xác định trách nhiệm đạo đức
người làm báo trong hoạt động nghề nghiệp."
Tiểu kết chương 1: Chương 1 đã nêu các khái niệm xung quanh đề tài
báo chí và đạo đức báo chí, cùng đó nêu ngắn gọn những tiêu biểu trong đạo đức
nghề nghiệp lĩnh vực báo chí theo các nguồn văn bản chính thống, được Nhà nước quy định.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO
1. Thực trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong các tác phẩm báo chí
Cần khẳng định rằng, đại đa số nhà báo đều hành nghề đúng pháp luật
qui định và có đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, báo chí mới phát triển và thu
hút được công chúng như hiện nay (Thơm/VOV, 2017). Trong những năm qua,
họ đã góp phần dự báo, đón đầu các sự kiện và xu hướng phát triển của xã hội.
Điều này được thể hiện rõ nét qua chất lượng nội dung thông tin được đăng tải
hàng ngày, hàng giờ trên các loại hình báo chí. Báo chí phản ánh, bám sát mọi
mặt của đời sống, đáp ứng kịp thời và hiệu quả nhu cầu thông tin của xã hội.
Tuy nhiên, ta vẫn có thể nhận thấy những biến đổi theo chiều hướng tiêu
cực của một số bộ phận người làm báo theo nhiều chiều hướng phức tạp, một số
trường hợp còn sử dụng những thủ đoạn tinh vi nhằm trục lợi, bóp méo sự
thật… Các trang báo mạng điện tử nay càng xuất hiện nhiều trang được đánh giá
là “báo lá cải” không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và đi trái quyền hạn của người
làm báo, lan truyền thông tin “rác”, thiếu tính nhân văn cùng nhiều yếu tố sai
lệch thông tin khác; hoặc các vi phạm lợi dụng nghề nghiệp, thương mại hóa báo chí… đáng lên án.
2. Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề báo
2.1. Tập trung chạy theo thông tin tiêu cực của xã hội
Một số nhà báo có xu hướng tập trung vào những sự kiện tiêu cực, giật
gân, gây sốc để thu hút sự chú ý của dư luận, nhằm tăng lượt truy cập, rating cho
cơ quan báo chí. Qua đó tạo cho dư luận thái độ không đúng với tình hình quản
lí an ninh của nhà nước.
- Báo chí tập trung vào các vụ án mạng; Một số cơ quan báo chí, trang
thông tin điện tử đăng tải quá nhiều thông tin về các vụ án mạng, tai
nạn, bạo lực, ... với những chi tiết ghê rợn, bạo lực, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến tâm lý người đọc, đặc biệt là trẻ em.
- Mặt trái của xã hội được khai thác tiêu cực: Một số bài báo tập trung
vào những khía cạnh tiêu cực của xã hội như tệ nạn xã hội, tham
nhũng, bất công, ... với những góc nhìn bi quan, thiếu tính xây dựng, gây hoang mang dư luận.
- Thiếu cân bằng thông tin: Việc tập trung quá nhiều vào thông tin tiêu
cực khiến cho bức tranh thông tin trở nên thiếu cân bằng, không phản
ánh đầy đủ những mặt tích cực của xã hội.
2.2. Chủ đề báo vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam
Thuần phong mỹ tục là những tập quán, lễ nghi, đạo lý, lối sống tốt đẹp,
phù hợp với văn hóa truyền thống và giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam,
luôn cần được bảo vệ và lan tỏa.
Đáng tiếc, một số tờ báo, tạp chí đã lợi dụng chủ đề đời tư, tình cảm của
người nổi tiếng, nghệ sĩ, chính khách để thu hút sự chú ý, câu view, bất chấp
những tác hại tiêu cực đến xã hội. Việc khai thác thông tin dung tục, không phù
hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, đi sâu vào những chuyện hậu trường, đời
tư cá nhân của họ đã góp phần làm ảnh hưởng đến lối sống, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
2.3. Khai thác những vấn đề mê tín dị đoan, không có cơ sở khoa học thực tiễn
- Khai thác thiếu trách nhiệm: Một số nhà báo khai thác vấn đề mê tín
dị đoan một cách thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan, thậm chí cổ
súy cho những hủ tục lạc hậu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức
và hành vi của người dân.
- Thông tin sai lệch: Những thông tin sai lệch, mập mờ về các vấn đề
tâm linh, huyền bí, tạo nên sự hoang mang, lo lắng cho người đọc,
đặc biệt là những người dễ bị tổn thương về mặt tinh thần.
- Khuyến khích hành vi mê tín dị đoan: Một số bài báo gián tiếp hoặc
trực tiếp khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động mê tín
dị đoan như cúng bái, cầu xin, xem bói, giải hạn, ... dẫn đến lãng phí
tiền bạc, thời gian và thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
2.4. Thương mại hóa báo chí
"Thương mại hóa" báo chí là xu hướng biến báo chí thành một doanh
nghiệp, tập trung vào việc thu lợi nhuận hơn là thực hiện sứ mệnh truyền thông,
thông tin và định hướng dư luận. Biểu hiện của "thương mại hóa" báo chí bao gồm:
- Ưu tiên lợi nhuận hơn sứ mệnh: Các cơ quan báo chí chạy theo lợi
nhuận bằng cách đăng tải những thông tin giật gân, câu view, bất
chấp tính chính xác, khách quan và tính xây dựng.
- Bán tin bài cho các tổ chức, cá nhân: Một số cơ quan báo chí bán tin
bài cho các tổ chức, cá nhân để trục lợi cá nhân, gây ảnh hưởng đến
tính khách quan và trung thực của báo chí.
- Thiếu đầu tư cho nội dung chất lượng: Các cơ quan báo chí cắt giảm
chi phí cho việc sản xuất nội dung chất lượng, thay vào đó tập trung
vào những nội dung rẻ tiền, dễ dàng thu hút sự chú ý của người đọc.
- “Chạy” quảng cáo, quảng cáo thiếu tính trung thực, thực tiễn, không
quan tâm tới độ chính xác về thông tin của trang quảng cáo, quảng cáo rác.
2.5. Viết sai sự thật, làm lu mờ nguyên tắc khách quan chân thật của báo chí
- Viết sai sự thật, xuyên tạc thông tin: Một số cơ quan báo chí, trang
thông tin điện tử đưa tin sai sự thật, xuyên tạc thông tin, bóp méo sự
kiện, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của báo chí và
an ninh trật tự xã hội. Có khả năng làm ảnh hưởng nghiêm trọng,
trực tiếp đến đời sống, lợi ích của nhân dân, gây tâm lý hoang mang
trong dư luận như những thông tin liên quan đến giá lúa, hoá chất
trong thuỷ sản, đến kháng sinh, thực phẩm, lương thực; thông tin về
rau nhiễm độc, về bưởi, sầu riêng gây ung thư; về tăng giá xăng dầu...
- Thiếu kiểm chứng thông tin: Việc thiếu kiểm chứng thông tin kỹ
lưỡng dẫn đến việc đưa tin sai lệch, không chính xác, gây ảnh hưởng
đến danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức.
- Sử dụng ngôn ngữ thiếu trung thực: Một số bài báo sử dụng ngôn
ngữ thiếu trung thực, thiên vị, nhằm hướng dư luận theo quan điểm
cá nhân hoặc mục đích vụ lợi.
- Cổ súy cho những quan điểm tiêu cực: Một số bài báo cổ súy cho
những quan điểm tiêu cực, thù địch, kích động bạo lực, ảnh hưởng
đến đạo đức xã hội.
2.6. Không có dấu hiệu cải chính sau vi phạm
Đáng tiếc, một số tờ báo khi đã đăng tải thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng
đến uy tín, danh dự, lợi ích thậm chí là sinh mạng của người khác, thay vì thừa
nhận sai lầm và sửa chữa, họ lại có những hành vi thiếu trách nhiệm (Nguyễn T. T., 2010) như:
- Lờ đi sai lầm: Họ cố tình lờ đi sai sót của mình, coi như không có
chuyện gì xảy ra, thể hiện thái độ cửa quyền, thiếu tôn trọng người đọc.
- Trì hoãn cải chính: Họ tìm cách trì hoãn việc cải chính, xin lỗi, nhằm
giảm thiểu tác động tiêu cực của sai lầm.
- Cải chính thiếu thiện chí: Khi buộc phải cải chính, họ thực hiện một
cách thiếu thiện chí, đăng tải ở vị trí khuất khó nhìn, hoặc nội dung
cải chính không đầy đủ, không chính xác.
2.7. Nhà báo “đóng bút”, không đối diện với sự thật
Sự thật là nền tảng của báo chí. Việc nhà báo quay lưng với sự thật đồng
nghĩa với việc họ phá vỡ niềm tin của công chúng, làm suy yếu vai trò của báo
chí trong xã hội và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tác giả cho rằng Hiện tượng "nhà báo đóng bút" trước những
bức xúc của cuộc sống là một vấn đề phức tạp, cần được đánh giá một cách thấu
đáo thay vì chỉ trích vội vã.
Đúng là có những nhà báo vì lo ngại cho bản thân, lợi ích cá nhân mà né
tránh phản ánh những vấn đề nhạy cảm, bức xúc trong xã hội. Họ thiếu đi bản
lĩnh, lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của người làm báo. Tuy nhiên,
cũng cần nhìn nhận rằng, công việc báo chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm nguy.
Việc phơi bày những sai trái, bất công có thể mang đến cho nhà báo nhiều rủi ro,
ảnh hưởng đến bản thân và gia đình họ.
2.8. Vi phạm bản quyền trí tuệ, hoặc sử dụng hình ảnh của người khác
mà không xin phép
- Sao chép, sử dụng trái phép bài viết, hình ảnh, video của báo khác
mà không ghi nguồn, không xin phép tác giả, có thể kể đến tình trạng
dịch tin, bài tràn lan từ các báo nước ngoài mà không ghi rõ tên tác
giả và nguồn gốc của tác phẩm. (Phạm, 2014)
- Sáng tác lại, biên tập, phân tích nội dung của báo khác mà không ghi
rõ nguồn gốc, đánh lừa người đọc, sử dụng lại tin, bài, ảnh của các
báo trong nước mà không xin phép, không ghi rõ nguồn gốc, không
trả lại nhuận bút, hiện tượng “xào” lại nội dung đang ngày càng xuất
hiện nhiều, tuy nhiên chưa có bộ lọc cụ thể để ngăn chặn.
- Sử dụng logo, thương hiệu của báo khác mà không được phép. Tại
Việt Nam, hành vi này được quy định tại Điều 129 Luật Sở hữu trí
tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
2.9. Tác phẩm báo chí vô cảm, thiếu tính nhân văn.
Báo chí luôn được xem là kiến thức, lương tâm và tiếng nói của xã hội.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều tác phẩm báo chí xuất hiện tình trạng
thiếu tính nhân văn, vô cảm, gây bức xúc cho dư luận và đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm.
- Sử dụng ngôn ngữ thiếu thiện cảm: Một số bài báo sử dụng ngôn ngữ
xúc phạm, miệt thị, thiếu tôn trọng đối với nhân vật, gây tổn thương
cho họ và những người xung quanh.
- Thiếu sự đồng cảm, chia sẻ: Nhiều bài báo chỉ tập trung vào việc đưa
tin, mà không có sự đồng cảm, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn,
gây ra sự thờ ơ, lạnh lùng trong xã hội.
- Bỏ qua những giá trị nhân văn: Một số bài báo chỉ tập trung vào lợi
ích cá nhân, tổ chức, bỏ qua những giá trị nhân văn cao đẹp như: tình
yêu thương, lòng nhân ái, sự hy sinh, v.v.
2.10. Tác phẩm báo chí thiếu trách nhiệm xã hội
Báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại. Không chỉ
đơn thuần là phương tiện thông tin, báo chí còn có trách nhiệm xã hội to lớn,
góp phần định hướng dư luận, thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ lợi ích cộng
đồng. Tuy nhiên tình trạng thiếu trách nhiệm xã hội ở một bộ phận văn bản báo
chí đã được tìm thấy và đưa vào nghiên cứu:
- Việc đưa tin thiếu trách nhiệm đối với những tình hình lớn, hệ trọng
của quốc gia: Báo chí đôi khi khiến cho các vụ tranh chấp, khiếu kiện
thêm rắc rối bởi việc thiếu cân nhắc, thiếu sự đồng thuận và thiếu tầm
nhìn bao quát. Hoặc đưa thông tin sai lệch, chưa đầy đủ, thiếu cân
bằng có thể kích động dư luận, gây hoang mang, làm cho tình hình
trở nên tồi tệ hơn, khiến cho chức năng của báo chí bị phản tác dụng.
- Không cân nhắc tới thời điểm đưa tin, gây kích động, gây ra nhiều bê
bối đặc biệt liên quan tới những vấn đề tham nhũng doanh nghiệp, tranh chấp kinh tế…
- Vấn nạn khai thác những thông tin nước ngoài tràn lan làm xuất hiện
vấn đề áp đặt tư tưởng, thông tin một chiều thiếu tính xác thực, chính
xác và khách quan để phù hợp với tình hình xã hội, đường lối của
Đảng và Nhà nước, thậm chí thiếu thận trọng khi bình luận tới vấn đề
nội bộ của nước khác làm xuất hiện điểm nóng, gây ra hậu quả ảnh
hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa các nước
2.11. Trục lợi bằng chức vụ, quyền hạn của nhà báo
Nhận thấy chức vụ và quyền hạn của nhà báo có những đặc quyền do tính
chất ngành, xuất hiện tình trạng lạm dụng để trục lợi cho bản thân dựa trên các
yếu tố kinh tế, địa vị, điển hình như các biểu hiện sau:
- Tình trạng tống tiền sau khi có những bằng chứng trong quá trình
thực hiện các bài điều tra chống tham nhũng, tiêu cực. Thay vì công
bố thông tin hay báo cáo lên cho các lãnh đạo, quản lí để xử lí vụ
việc, xuất hiện hiện tượng tới “hỏi thăm” các cơ sở và doanh nghiệp
sai phạm, tống tiền sau đó nhận hối lộ để “bít kín” những thông tin trên.
- Nhận hối lộ hoặc tiếp tay cho người xấu, làm đồng phạm trong vi
phạm, luồn lách pháp luật: Bằng quyền lợi được đăng tải thông tin
tiếp cận tới đông đảo công chúng, những nhà báo cao tay không từ
thủ đoạn để có thể trở thành “lá giáp” bao che tội ác, bảo kê, bênh
vực những nghi phạm, tung hỏa mù vào dư luận gây mơ hồ công chúng.
- Sử dụng quyền hạn của nhà báo cho mục đích cá nhân: Vì mục đích
cá nhân và cái lợi trước mắt, nhiều nhà báo đã lợi dụng danh nghĩa
của chính mình để chạy quảng cáo, chèn ép doanh nghiệp, buôn lậu,
tham nhũng, biến ngòi bút của mình thành vũ khí hợp tác với các thế
lực xấu, thế lực thù địch có mưu mô tranh giành, đấu đá quyền lợi.
Tóm tắt: Trên cơ sở đánh giá khái quát quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo Việt Nam, có thể khẳng định rằng tuy tính tích cực là khuynh hướng chủ
đạo trong đạo đức nghề báo Việt Nam hiện nay nhưng mặt tiêu cực cũng không
kém phần nghiêm trọng. Với một khối lượng rất lớn các thông tin, tư liệu thu
được qua khảo sát các tác phẩm báo chí từ 2022 tới 2024, tác giả đã khái quát
thành mười một biểu hiện tiêu cực trong đạo đức nghề báo Việt Nam hiện nay.
3. Các ví dụ minh họa và phân tích
3.1. Một số vi phạm đạo đức nghề nghiệp tiêu biểu trong 2 năm vừa qua
- Năm 2022: TTO - Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quyết định thu
hồi thẻ nhà báo của ông Đào Văn Hội, tổng biên tập báo Pháp Luật Việt Nam. (viên, 2022)
Theo đó, báo Pháp Luật Việt Nam để xảy ra nhiều hành vi vi phạm
trong hoạt động báo chí (về nội dung, về hoạt động tác nghiệp báo chí,
về giấy phép, về quảng cáo…), đặc biệt là các bài viết sai sự thật gây ảnh
hưởng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng nhưng trong thời gian dài không chấn chỉnh, khắc phục.
- Năm 2023: Theo (Đức, 2023) + Ngày 22.9, thông tin từ Sở TT-TT tỉnh
Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa phối hợp Phòng An ninh chính trị nội bộ
Công an tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Lê
Ngọc Dung, Tổng biên tập Báo VietnamEuropa (Báo cộng đồng người Việt
Nam tại Cộng hòa Séc), đồng thời đình chỉ các hoạt động thông tin, báo chí
của tờ báo này tại Việt Nam.
Theo đó, ông Dung đã tự ý cấp thẻ nhà báo cho các phóng viên, công tác
viên để hoạt động báo chí, tổ chức hoạt động thông tin không có giấy phép
+ (Liêm/TTXVN, 2023)Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thành phố
Cần Thơ đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tạp
chí Reatimes do đã “Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy
phép hoạt động báo chí” và “Minh họa, đặt tiêu đề bài viết không phù
hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin”.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ, ngày 9/3/2023,
Tạp chí Reatimes đã đăng tải bài viết “Bài 5: Cần Thơ giao đất cho công ty
Hoàng Gia trái quy định pháp luật…”. Ngày 26/3/2023, Tạp chí tiếp tục có
bài viết: “Bài 9: Luật sư chỉ rõ hệ lụy của giao đất trước định giá sau ở Cần
Thơ”, đề cập đến nội dung liên quan mà bài viết số 5 đã nêu trước đó.
3.2. Nhận xét, đánh giá
Từ một số ví dụ tiêu biểu trên, có thể thấy Vi phạm đạo đức nghề nghiệp
làm báo ở Việt Nam vẫn còn nhiều, liên quan mật thiết thậm chí dẫn tới tình
trạng vi phạm pháp luật khi hành nghề. . Thậm chí việc vi phạm đạo đức nghề
nghiệp, vi phạm pháp luật còn xuất phát từ những người mang sức ảnh hưởng
lớn, nắm quyền quản lí cao trong các tòa soạn, nhà báo.
Các vi phạm này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: làm giảm uy tín
của báo chí; ảnh hưởng đến dư luận xã hội; gây tổn hại đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức
Tuy nhiên có thể thấy Nhà nước đã có những biện pháp mặc dù chưa thể
giải quyết triệt để nhưng đã mang tính quyết định đối với tình trạng vi phạm đạo
đức nghề nghiệp (Minh, 2024). Việc xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp làm
báo là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm giải quyết. Cần có sự chung tay
của cả xã hội để xây dựng một nền báo chí lành mạnh, góp phần vào sự phát
triển chung của đất nước.
Tiểu kết chương 2: Tác giả đã nêu ra mười một biểu hiện trong vấn đề vi phạm
đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Kèm theo đó là phân tích một số vi
phạm có quy mô lớn, tiêu biểu từ năm 2022 cho tới năm 2024 và nhận xét, đánh
giá tính chất của những vi phạm đó.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NHỮNG VI PHẠM ĐẠO
ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM BÁO
1. Nguyên nhân của những biểu hiện vi phạm trong đạo đức nghề báo Việt Nam
1.1. Nguyên nhân chủ quan
- Thiếu bản lĩnh chính trị: Nếu thiếu bản lĩnh chính trị được coi là
nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất dẫn đến nhà báo vi phạm đạo
đức nghề nghiệp thì thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức thường xuyên
sẽ là nguyên nhân chủ quan thúc đẩy nhà báo lún sâu hơn vào còn đường sai lầm.
- Thiếu ý thức về trách nhiệm: Một số nhà báo thiếu ý thức về trách
nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp, coi việc đưa tin sai lệch, thiếu
chính xác là chuyện bình thường. Họ không nhận thức được những
tác hại của việc đưa tin sai lệch, thiếu chính xác đối với xã hội và uy tín của báo chí.
- Thiếu định hướng và đào tạo: Một số nhà báo thiếu nhận thức về vai
trò, trách nhiệm của mình, chưa được đào tạo bài bản về đạo đức
nghề nghiệp, dẫn đến việc đưa tin thiếu trách nhiệm.
- Nhu cầu thu hút người đọc: Những câu chuyện giật gân có xu
hướng vi phạm đạo đức báo chí thường thu hút sự tò mò, hiếu kỳ của
một bộ phận công chúng, do đó, một số nhà báo khai thác đề tài này
để câu khách, tăng lượng người đọc, người xem cho cơ quan báo chí
của mình. Việc khai thác những vấn đề này có thể giúp cho các bài
báo, chương trình truyền hình trở nên "hot", thu hút được nhiều sự
chú ý, từ đó tăng doanh thu cho cơ quan báo chí.
- Thiếu kiến thức về khoa học: Một số nhà báo có thể thiếu kiến thức
về khoa học, do đó họ không phân biệt được đâu là thông tin chính
xác, đâu là thông tin sai lệch. Điều này dẫn đến việc họ đưa tin thiếu
chính xác về các vấn đề mê tín dị đoan, góp phần lan truyền những
thông tin sai lệch trong xã hội.
1.2. Nguyên nhân khách quan
- Áp lực kinh tế: 84.6% số nhà báo được hỏi đã đồng ý rằng sự tác
động tiêu cực của cơ chế thị trường, dẫn đến thu nhập thấp là một
nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đạo đức nghề nghiệp của đội
ngũ nhà báo Trong bối cảnh kinh tế thị trường, nhiều cơ quan báo chí
gặp khó khăn về nguồn thu, buộc phải tìm kiếm thêm nguồn thu
không hợp pháp để chạy theo lợi nhuận.
- Áp lực cạnh tranh: Lượng thông tin khổng lồ trên mạng xã hội khiến
các cơ quan báo chí phải cạnh tranh gay gắt để thu hút sự chú ý của độc giả.
- Áp lực từ cơ quan báo chí: Một số nhà báo có thể bị áp lực từ cơ
quan báo chí phải viết bài về những đề tài "hot", thu hút được nhiều người đọc, người xem.
- Thị hiếu của dư luận: Một bộ phận công chúng có xu hướng quan
tâm đến những thông tin tiêu cực, giật gân, khiến các nhà báo khai
thác đề tài này để đáp ứng nhu cầu thị hiếu.
- Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây: Việc hội nhập quốc tế và tiếp
xúc nhiều hơn với văn hóa phương Tây khiến cho một số giá trị truyền
thống của Việt Nam dần bị mai một trong các nhà làm báo.
- Sự phát triển của mạng xã hội dẫn đến sức ép của sự nhanh nhạy
thông tin: Mạng xã hội là một kênh thông tin và giải trí phổ biến, tuy
nhiên cũng là nơi dễ dàng lan truyền những thông tin phản cảm, vi
phạm thuần phong mỹ tục, trở thành nội dung cho các bài báo “lá cải”
để khai thác, lan truyền thêm. Mạng xã hội tạo điều kiện cho việc lan
truyền thông tin sai lệch nhanh chóng, khó kiểm soát, khiến cho việc
viết sai sự thật trên báo chí trở nên nghiêm trọng hơn. (Nguyễn M. N., 2020)