-
Thông tin
-
Quiz
Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ở Việt Nam hiện nay và giải pháp nhằm hạn chế những vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo | Tiểu luận Pháp luật và đạo đức báo chí– truyền thông
Trong bối cảnh hiện nay, báo chí không chỉ đóng vai trò là nguồn thông tin chính xác và kịp thời cho công chúng mà còn là cầu nối quan trọng giữa nhà nước và người dân. Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực, ngành báo chí ở Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều hành vi suy thoái về đạo đức nghề nghiệp đặc biệt nghiêm trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 62 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ở Việt Nam hiện nay và giải pháp nhằm hạn chế những vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo | Tiểu luận Pháp luật và đạo đức báo chí– truyền thông
Trong bối cảnh hiện nay, báo chí không chỉ đóng vai trò là nguồn thông tin chính xác và kịp thời cho công chúng mà còn là cầu nối quan trọng giữa nhà nước và người dân. Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực, ngành báo chí ở Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều hành vi suy thoái về đạo đức nghề nghiệp đặc biệt nghiêm trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 62 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU...................................................................................................................6
NỘI DUNG...............................................................................................................8 I.
TỔNG QUAN VỀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ......................................................8 1.
Các khái niệm cơ bản....................................................................................8 1.1.
Đạo đức...................................................................................................8 1.2.
Đạo đức nghề nghiệp..............................................................................8 1.3.
Đạo đức nghề báo................................................................................... 9 2.
Tầm quan trọng của đạo đức nghề báo......................................................... 9 3.
Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật báo chí......................................... 10
II. VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................................................ 11 1.
Thực trạng...................................................................................................11 2.
Biểu hiện.....................................................................................................12 2.1.
Đăng tải thông tin sai sự thật................................................................ 12 2.2.
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trục lợi............... 15 2.3.
Thương mại hóa báo chí....................................................................... 17 2.4.
Đăng tin sai sự thật nhưng không xin lỗi, cải chính............................. 21 3.
Nguyên nhân...............................................................................................22 3.1.
Nguyên nhân chủ quan......................................................................... 22 3.2.
Nguyên nhân khách quan..................................................................... 23 4.
Hậu quả.......................................................................................................24
III. GIẢI PHÁP CHO VIỆC VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA
NGƯỜI LÀM BÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................. 26 IV.
SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI LÀM BÁO TRONG THỜI ĐẠI NGÀY
NAY….....................................................................................................................30
KẾT LUẬN............................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................33 LỜI CẢM ƠN
Kính gửi quý giảng viên hướng dẫn môn học Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền
thông – TS. Trần Thị Vân Anh.
Em xin gửi đến quý giảng viên nghiên cứu cá nhân về môn học “Pháp luật và đạo
đức báo chí – truyền thông” mà em đã tham gia học tập trong học kỳ vừa qua. Đây
là một môn học với nhiều kiến thức và trải nghiệm, mang đến cho em những bài
học quý báu về lĩnh vực Báo chí - Truyền thông. Thông qua nghiên cứu này, em
xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc cũng như chia sẻ với cô về những suy nghĩ và
nhận định cá nhân của em trong quá trình học tập ở môn học này.
Môn học “Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông” là một hành trình khám
phá sâu sắc về công việc và quy trình sản xuất những tác phẩm này sao cho đúng
với pháp luật. Đây là một môn học quan trọng trong việc hình thành và phát triển
đội ngũ nhà báo, người làm truyền thông trong tương lai. Môn học đã giúp cá nhân
em nắm vững những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật liên quan đến báo
chí – truyền thông, nuôi dưỡng ý thức đạo đức trong công việc truyền tải thông tin của các cá nhân.
“Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông” đã trang bị cho em những kiến thức
cơ bản cũng như những quy định về đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam
trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay.
Không những thế, môn học còn giúp em hiểu biết, vận dụng và thực hiện hài hòa
mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật báo chí trong các hoạt động thực tiễn. Môn
học “Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông” không chỉ tập trung vào việc
xem và phân tích, mà còn khuyến khích sự tương tác và thực hành.
Khi được học tập dưới sự chỉ dẫn của giảng viên – TS. Trần Thị Vân Anh, em đã
có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào quá trình nhìn nhận và đánh giá các
tác phẩm báo chí – truyền thông trong thực tế. Điều này giúp em có cái nhìn sâu
sắc hơn về nghề báo, tránh được các rủi ro pháp lý và duy trì chất lượng thông tin,
góp phần vào sự chín chắn và chính xác trong nghề báo.
Em hi vọng rằng thông qua nghiên cứu này, quý giảng viên sẽ có cái nhìn toàn diện
về những gì em đã tiếp thu được trong quá trình học tập, cũng như ảnh hưởng của
môn học này đem đến cho em. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh hiện nay, báo chí không chỉ đóng vai trò là nguồn thông tin
chính xác và kịp thời cho công chúng mà còn là cầu nối quan trọng giữa nhà
nước và người dân. Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực, ngành báo chí
ở Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều hành vi suy thoái về đạo đức
nghề nghiệp đặc biệt nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, các trường
hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ở Việt Nam ngày càng
trở nên phổ biến. Các biểu hiện vi phạm như bịa đặt thông tin, thiếu kiểm
chứng nguồn tin, sử dụng ngôn từ không phù hợp đã và đang xuất hiện ngày
càng nhiều trên các phương tiện truyền thông. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp
không chỉ làm giảm uy tín của báo chí mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của
công chúng cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội. Trước tình hình
đó, việc nghiên cứu các biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những
vi phạm này đang dần trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
Vậy nên, xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, em đã chọn đề tài: “Những
biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ở Việt Nam hiện
nay và giải pháp nhằm hạn chế những vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu.
Việc nghiên cứu sẽ nhằm nhận diện và phân tích các biểu hiện vi phạm đạo
đức nghề nghiệp trong ngành báo chí ở Việt Nam hiện nay, cũng như đánh
giá mức độ nghiêm trọng của từng biểu hiện vi phạm.
Mục tiêu tiếp theo là đánh giá các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm
đạo đức nghề nghiệp của người làm báo và hậu quả của các hành vi ấy đối
với công chúng, với xã hội.
Mục tiêu cuối cùng là đề xuất các biện pháp cụ thể và khả thi nhằm hạn chế
vi phạm đạo đức nghề nghiệp cũng như đề xuất cách tăng cường quản lý và
kiểm soát trong ngành báo chí.
Xã hội đang cần những nhà báo có đạo đức nghề nghiệp cao. Nghiên cứu
này sẽ góp phần nâng cao nhận thức và thực hành đạo đức nghề nghiệp trong
ngành báo chí cũng như nâng cao chất lượng thông tin và xây dựng niềm tin
vững chắc trong lòng công chúng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhiệm vụ đầu tiên là đưa ra cái nhìn toàn diện về thực trạng và xác định các
trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo thông qua việc
thu thập dữ liệu từ các nguồn tin tức, báo cáo và cuộc phỏng vấn. Nghiên
cứu sẽ tiến hành phân tích nguyên nhân cũng như đánh giá tác động của
những vi phạm đạo đức đối với uy tín của người làm báo và niềm tin của
công chúng và những ảnh hưởng của hành vi ấy đối với xã hội. Cuối cùng,
dựa trên các phân tích và đánh giá, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp cụ
thể và khả thi nhằm hạn chế vi phạm đạo đức nghề nghiệp bao gồm cải thiện
đạo đức cá nhân, tăng cường quản lý và kiểm soát trong ngành báo chí.
Nghiên cứu về biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ở
Việt Nam và đề xuất các giải pháp hạn chế là một đề tài có ý nghĩa quan
trọng và cấp bách. Việc nhận diện và phân tích các biểu hiện vi phạm, đánh
giá nguyên nhân và hậu quả của chúng sẽ giúp đưa ra những giải pháp cụ thể
và khả thi, góp phần nâng cao chất lượng thông tin báo chí, bảo vệ quyền lợi
của công chúng và xây dựng một môi trường truyền thông lành mạnh. NỘI DUNG I.
TỔNG QUAN VỀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ.
1. Các khái niệm cơ bản. 1.1. Đạo đức.
Đạo đức được hiểu “là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà
nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”.
Đạo đức có chức năng điều chỉnh hành vi con người theo các nguyên
tắc và chuẩn mực, được thể hiện qua những quan niệm về thiện và ác,
tự do và trách nhiệm, nghĩa vụ, lương tâm, trung thực và công bằng,
phẩm giá, tình yêu, hạnh phúc và lý tưởng sống,... Sự điều chỉnh này
được thực hiện thông qua sức mạnh của niềm tin cá nhân, của truyền
thống và của dư luận xã hội.
1.2. Đạo đức nghề nghiệp.
Hoạt động nghề nghiệp, được xem là phương tiện để kiếm sống, là
hoạt động cơ bản của con người. Trong quá trình thực hiện hoạt động
nghề nghiệp, những lợi ích trực tiếp và thiết yếu nhất của con người
được thể hiện. Khi thực hiện lợi ích cá nhân, con người không thể
tránh khỏi việc hình thành các mối quan hệ lợi ích với người khác và
với xã hội. Do đó, hoạt động nghề nghiệp cũng chính là nơi mà các
quan hệ đạo đức cơ bản giữa con người với con người, và giữa con
người với xã hội được phản ánh.
Đạo đức nghề nghiệp là một phần của chuẩn mực đạo đức xã hội, là
đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Xã
hội yêu cầu rằng tất cả những ai theo nghề trong bất kỳ lĩnh vực nào
cũng phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp căn bản. Mặc
dù phẩm chất đạo đức cá nhân có những nét chung trong xã hội,
nhưng trong từng nghề nghiệp cụ thể, phẩm chất đạo đức lại có những
đặc thù và yêu cầu riêng biệt.
1.3. Đạo đức nghề báo.
Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là tập hợp các nguyên tắc và
quy định về hành vi đạo đức của nhà báo. “Những quy định đạo đức
không được ghi trong các đạo luật nhưng được chấp nhận trong giới báo
chí và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội”.
Đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng đối với mọi ngành nghề,
nhưng đặc biệt quan trọng trong ngành báo chí. Đó là nền tảng quan
trọng giúp người làm báo duy trì sự trung thực, khách quan và công bằng trong công việc.
Một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần xây dựng niềm tin của
công chúng vào báo chí, từ đó thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của xã
hội. Ngược lại, việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp không chỉ làm mất uy
tín của cá nhân nhà báo mà còn gây tổn hại đến toàn bộ ngành báo chí.
2. Tầm quan trọng của đạo đức nghề báo.
“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh). “Tài” và “đức” là hai yếu tố phải luôn
song hành và gắn chặt với nhau trên con đường phát triển của mỗi con
người. Nếu nói sang khía cạnh của người làm báo, nghề làm báo thì càng
khẳng định được rõ hơn tầm quan trọng của đạo đức nghề báo.
Ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí ngày càng được đánh giá cao trong đời
sống xã hội, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
mỗi cá nhân. Báo chí không chỉ là công cụ thúc đẩy sự phát triển xã hội mà
còn được coi là yếu tố quan trọng giúp xã hội tiến bộ. Vai trò của báo chí
ngày càng được đánh giá cao khi xã hội phát triển.
Báo chí với khả năng truyền tải thông tin đến nhiều người, gắn kết xã hội,
thu hút các luồng ý kiến, phân tích, bàn luận, thậm chí tranh luận đã tạo ra
các luồng dư luận xã hội khác nhau. Đặc biệt, áp lực xã hội có thể được tạo
ra nếu các dư luận theo hướng phê phán. Không những thế, các cá nhân và tổ
chức cũng sẽ bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ dẫn đến thay đổi nhận thức và
hành vi của mình. Do đó, từ lâu báo chí đã được coi là quyền lực “mềm”.
Quyền lực này được đặc trưng bởi việc sử dụng thông tin nhằm tác động và
kích thích con người và xã hội. Bởi vậy, báo chí được xem là loại quyền lực đặc biệt.
Với khả năng có thể tác động cùng lúc nhiều cá nhân, tầng lớp và các lĩnh
vực khác nhau trong xã hội, người làm báo cần phải luôn cẩn trọng và tỉ mỉ
trong việc nhận thức và xem xét về những hậu quả có thể gây ra cho xã hội
trong từng con chữ, từng tác phẩm mà họ sáng tác.
3. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật báo chí.
Mặc dù đạo đức và pháp luật là hai lĩnh vực khác nhau, nhưng chúng lại hỗ
trợ và tác động lẫn nhau, cùng nhau tìm cách điều chỉnh mối quan hệ xã hội
để bảo vệ và cải thiện xã hội, đồng thời giúp mọi người sống và làm việc tốt
đẹp hơn, vì bản thân họ và vì người khác. Do đó, việc thực hiện tốt pháp luật
cũng là một biểu hiện của đạo đức. Mặt khác, có đạo đức cũng là biểu hiện
của việc tuân thủ pháp luật.
Hoạt động của nhà báo được dựa trên hai nền tảng là pháp luật báo chí và
đạo đức báo chí. Vi phạm pháp luật dù nặng hay nhẹ thì đều là vi phạm đạo
đức. Mặt khác, vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến một mức độ nhất định, có
dấu hiệu của vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý bằng luật pháp. Pháp luật và
đạo đức khác nhau ở chỗ: pháp luật sẽ xử lý các sai phạm bằng các biện
pháp có tính bắt buộc, còn đạo đức thì sẽ khuyến khích, giáo dục và xử phạt
bằng “tòa án lương tâm”. II.
VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 1. Thực trạng.
Kể từ khi Luật Báo chí 2016 và 10 Điều quy định đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo Việt Nam được thực hiện, sự phát triển
mạnh mẽ của báo chí đã được chứng kiến về mặt số lượng, quy mô và
sự đổi mới, nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền.
Đội ngũ phóng viên trên toàn quốc đã trở nên chín chắn hơn, tự tin
hơn và tiếp tục bước tiến sau các thế hệ đi trước khi làm chủ công
nghệ, áp dụng kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống và cơ sở lý luận
cơ bản để tạo ra những sản phẩm báo chí xuất sắc. Đội ngũ người làm
báo đã cho thấy các tấm gương nhà báo, hội viên xuất sắc, với tính
đạo đức cao, thông thạo về nghiệp vụ, lao động hăng say, sẵn lòng hy
sinh và dâng hiến cho lợi ích của nhân dân và đất nước.
Tuy nhiên, một số bất cập trong hoạt động báo chí vẫn tồn tại. Tại Hội
nghị tổng kết công tác Hội Nhà báo 2023, đã được đề cập đến thực
trạng các cơ quan báo chí không tuân thủ đúng mục tiêu, thông tin
không chính xác, việc thổi phồng và biến tấu sự thật ngày càng gia
tăng. Ngoài ra, có xu hướng ngày càng nhiều hành vi tiêu cực trong
hoạt động báo chí xuất hiện với những hình thức tinh vi và khôn
ngoan hơn để đối phó các biện pháp quản lý từ phía các cơ quan chức
năng nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc có những ý đồ không rõ ràng.
Hiện nay, một số nhà báo đã và đang dần biểu hiện sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức và lối sống, họ “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, lợi dụng và lạm dụng nghề nghiệp của mình. Họ tự cho mình
“quyền lực” để uy hiếp, gây rối tổ chức hay cá nhân, vi phạm luật
pháp và tiêu chuẩn đạo đức của nghề báo, điều này đã gây ra sự phẫn
nộ trong xã hội. Việc khởi tố, bắt tạm giam, truy tố và xét xử phóng
viên, cộng tác viên do vi phạm pháp luật và lợi dụng hoạt động nghề
nghiệp để trục lợi đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Tình hình này
đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín và niềm tin của công
chúng đối với ngành báo chí cũng như gây những hậu quả khôn lường cho xã hội. 2. Biểu hiện.
2.1. Đăng tải thông tin sai sự thật.
Trong một số trường hợp, nhà báo đã lạm dụng quyền, hành xử
một cách tùy tiện và vô trách nhiệm trong việc cung cấp thông
tin và đưa tin. Trong đó, các sai phạm phổ biến nhất là đăng tải
thông tin sai sự thật. Trong thời đại mà công nghệ lên ngôi,
những thông tin sai lệch ngày càng xuất hiện nhiều và được lan
truyền một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, gây tác động tiêu cực
đến tâm lý xã hội. Chính điều này đã khiến cho người dân tiếp
cận phải nguồn thông tin không chính thống dẫn đến dễ bị phân
tâm, gây hoang mang hoặc hiểu sai về chủ trương, quan điểm,
đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Điểm đáng chú ý là có một số nhà báo đương chức hoặc đã nghỉ
hưu nhưng từng giữ chức vụ trong một số tờ báo, tạp chí đang
dần trở nên suy thoái. Đặc biệt, những vi phạm trong hoạt động
báo chí của một số cơ quan quản lý và của các phóng viên đã để
lại nhiều hậu quả đối với sự phát triển của xã hội trên nhiều lĩnh
vực khác nhau. Tuy hiện tượng này đã được phê phán, nhắc
nhở, nhưng hiệu quả không cao, những vi phạm về đạo đức
nghề nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra với một tần suất dày đặc, quy
mô lớn và tốc độ nhanh chóng. Sự suy thoái của đạo đức nghề
báo và sự xuống cấp của người làm báo đã và đang diễn ra. Áp
lực lợi nhuận kinh doanh cùng thời hạn hoàn tất công việc đã
khiến một bộ phận không nhỏ rơi vào tình huống chuẩn bị vi
phạm các quy tắc đạo đức nhằm nhanh chóng sản xuất ra những
ấn phẩm truyền thông có thể bán được với giá thành thấp một cách nhanh chóng.
Lấy ví dụ như vụ việc một nhà báo đã bị xử phạt vi phạm hành
chính với số tiền 7,5 triệu đồng bởi Sở Thông tin và Truyền
thông TP. Đà Nẵng do việc đăng tải bài viết chứa thông tin sai
sự thật. Vào ngày 24 tháng 7 năm 2022, trên trang cá nhân
Facebook của nhà báo L.D.T đã xuất hiện một bài viết có tiêu
đề: “Đà Nẵng đề xuất mở “phố đèn đỏ” để kích cầu du lịch”,
kèm theo hình ảnh nhạy cảm. Nhà báo L.D.T đã thừa nhận rằng
việc đăng tải nội dung trên là không chính xác và chưa thông
qua quá trình kiểm chứng. Trong quá trình điều tra, L.D.T xác
nhận rằng các nội dung trong bài viết thuộc về ông và không có
bằng chứng nào để minh chứng cho những gì ông đã viết.
Ngoài ra, nhà báo L.D.T cũng đã lưu trữ và tương tác với các
comment bịa đặt, không có căn cứ từ tài khoản Facebook “LD”.
Ví dụ về việc nhà báo L.D.T tại Đà Nẵng vi phạm đạo đức nghề
báo là một trường hợp điển hình cho việc vi phạm đạo đức nghề
báo ở Việt Nam. Thứ nhất, nhà báo L.D.T đã đăng tải bài viết
trên Facebook cá nhân với thông tin hoàn toàn không có căn cứ
và chưa được kiểm chứng. Thông tin sai lệch này đã làm dư
luận hoang mang, ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của thành
phố Đà Nẵng. Nó gây hiểu lầm về chủ trương và định hướng
phát triển du lịch của Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà
Nẵng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân trong nước và
du khách quốc tế. Thứ hai, bài viết của nhà báo L.D.T kèm theo
hình ảnh nhạy cảm, không kiểm chứng, làm người đọc hiểu sai
vấn đề. Việc sử dụng hình ảnh không phù hợp có thể gây ra sự
phản cảm, làm giảm giá trị và tính chuyên nghiệp của bài viết,
đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhận của người đọc
về địa điểm hoặc vấn đề được đề cập. Ở đây bài viết đã gây ảnh
hưởng không kém đến hình ảnh của Đà Nẵng trong mắt người
dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Thứ ba, nhà báo L.D.T không
thực hiện việc kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải, dẫn đến
việc phát tán thông tin sai lệch. Thiếu kiểm chứng thông tin
không chỉ vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà còn làm giảm uy
tín của nhà báo và cơ quan báo chí, làm mất lòng tin của công
chúng với báo chí. Thứ tư, việc tương tác với các bình luận
xuyên tạc có thể khiến thông tin sai lệch lan rộng hơn, gây thêm
nhiều hiểu lầm và hoang mang trong dư luận. Hành động này
còn thể hiện sự thiếu trách nhiệm của nhà báo trong việc kiểm
soát và xử lý thông tin. Đặc biệt việc tương tác với bình luận
xuyên tạc trên mạng xã hội cũng là một hành vi không đúng
đạo đức nghề nghiệp. Nhà báo cần giữ vững tinh thần chuyên
nghiệp và tránh tham gia vào các cuộc tranh luận không xây
dựng. Trong trường hợp này, việc xử phạt vi phạm hành chính
là cần thiết để bảo vệ uy tín của ngành báo chí và đảm bảo
thông tin chính xác đến độc giả.
2.2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trục lợi.
Trong thực tế cuộc sống, việc thực hiện các hành vi trái pháp
luật bằng cách lợi dụng quyền hạn, vị trí không phải là hiếm.
Đã xuất hiện những hành vi lợi dụng chức danh nhà báo để tống
tiền các doanh nghiệp cũng như đe dọa các cá nhân có vị trí
công tác thiếu minh bạch, hoặc thực hiện hành vi lừa đảo người
dân và tổ chức. Cũng đã xảy ra trường hợp yêu cầu các đơn vị,
doanh nghiệp, cá nhân thực hiện những công việc có lợi cho
riêng mình, và thậm chí có những trường hợp mà nhà báo phải
chịu trách nhiệm hình sự. Trong thời gian qua, việc lợi dụng
chức danh nhà báo hoặc giả danh làm nhà báo để thu lợi đã
được ghi nhận nhiều trên các phương tiện truyền thông. Một số
người đã sử dụng “quyền lực thông tin” để lợi dụng sức mạnh
của công chúng và dư luận xã hội, vi phạm tính khách quan và
chân thật của ngành báo chí để mưu lợi cá nhân. Một biểu hiện
rõ ràng là sử dụng danh nghĩa “chống tiêu cực” để thực hiện các hành vi tiêu cực.
Lấy ví dụ như vụ việc chiều 27/11, lực lượng Cảnh sát hình sự,
Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố các đối tượng về tội “Lợi dụng
ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.
Đây là những đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi
gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, cầm đầu là Lê Danh Tạo.
Được biết, đối tượng đã từng là một nhà báo, cộng tác viên của
một số tờ báo và tạp chí. Trong quá trình hoạt động, Lê Danh
Tạo đã quen biết với nhiều CSGT và Thanh tra giao thông trên
khắp các tỉnh thành trong cả nước, cũng như đã thiết lập mối
quan hệ với một số chủ nhà xe vận tải hàng hóa đường dài. Do
phát hiện nhiều lái xe thường xuyên vi phạm luật giao thông
đường bộ, đối tượng đã yêu cầu các lái xe này phải chi trả từ 6
đến 8 triệu đồng mỗi tháng để nhận “bảo kê” từ Lê Danh Tạo.
Đối tượng cam kết rằng chỉ cần là “xe của Tạo”, lực lượng chức
năng sẽ bỏ qua hoặc trong trường hợp bị kiểm tra, Tạo sẽ can
thiệp trực tiếp thông qua cuộc gọi điện thoại.
Ví dụ trên là một minh chứng rõ ràng về vi phạm đạo đức nghề
báo ở Việt Nam hiện nay. Phân tích vụ việc này, chúng ta có thể
thấy những vi phạm đạo đức nghề báo. Thứ nhất, Lê Danh Tạo,
từng là nhà báo và cộng tác viên của một số tờ báo, đã lợi dụng
vị thế và mối quan hệ của mình để thực hiện hành vi trục lợi cá
nhân. Việc yêu cầu lái xe bỏ tiền ra để được bảo kê vi phạm
nguyên tắc trung thực và công bằng của nghề báo. Thứ hai,
nghề báo đòi hỏi phải giữ được tính khách quan và trung lập,
không được thiên vị hoặc bị chi phối bởi bất kỳ lợi ích cá nhân
nào. Lê Danh Tạo đã không còn giữ được sự khách quan khi
dùng mối quan hệ với lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông
để can thiệp, bảo kê cho các lái xe. Thứ ba, hành vi của Lê
Danh Tạo không chỉ vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà còn gây
tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của nghề báo. Việc này làm
giảm niềm tin của công chúng vào báo chí, khiến họ hoài nghi
về sự minh bạch và trung thực của những người làm báo. Thứ
tư, hành vi của Lê Danh Tạo không chỉ vi phạm đạo đức nghề
báo mà còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Việc lợi dụng ảnh
hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là hành
vi phạm tội, cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cuối
cùng, hành vi này tạo ra một tác động tiêu cực, khuyến khích
các hành vi tham nhũng, hối lộ trong xã hội. Nó không chỉ làm
giảm hiệu quả của công tác quản lý giao thông mà còn ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của xã hội.
Tóm lại, ví dụ trên là một bài học cảnh tỉnh về tầm quan trọng
của việc tuân thủ đạo đức nghề báo, duy trì sự minh bạch, trung
thực và bảo vệ uy tín của nghề báo trước công chúng.
2.3. Thương mại hóa báo chí.
Xu hướng thương mại hóa báo chí đang trở nên ngày càng gay
gắt với sự phát triển của kinh tế thị trường,. Sự biểu hiện của
thương mại hóa được thấy rõ qua việc xuất hiện nhiều loại bài
báo gây sốc, mang tính giật gân; nội dung các tin tức, bài viết
xoay quanh các vấn đề “cướp - giết - hiếp”, “tình - tiền - tù -
tội” được đăng tải quá đà. Nhiều cơ quan báo chí đã lợi dụng
việc gọi là giáo dục giới tính để đăng tải rất nhiều câu chuyện
liên quan đến tình dục, song không mang lại giá trị giáo dục nào.
Ngoài ra, cũng cần đề cập đến việc một số nhà báo và trang tin
điện tử đăng thông tin kích động hoặc mô tả các vấn đề nhạy
cảm quá chi tiết mà không xem xét đến hậu quả. Đặc biệt, một
số bài viết còn cố tình đăng tải thông tin liên quan đến mê tín dị
đoan, gây xôn xao trong công chúng và tạo ra hiệu ứng tiêu cực trong dư luận xã hội.
Nhiều tờ báo tập trung vào việc mô tả ghê rợn, hấp dẫn và
khiêu khích với những nội dung phản cảm để kích thích những
ham muốn thấp kém. Quá trình thương mại hóa đã dẫn đến sự
tầm thường của báo chí, hay còn được gọi là báo lá cải. Việc lá
cải hóa thông tin trong thực tế là việc làm suy giảm chất lượng
văn hoá chính trị, khoa học và xã hội của báo chí.
Có một số cơ quan báo chí và nhà báo không đặc biệt quan tâm
đến tính chân thật trong việc quảng cáo sản phẩm hoặc thương
hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát
thanh hay báo chí. Thay vì những đánh giá mang tính khách
quan, họ lại vì lợi ích kinh tế của cơ quan báo chí hoặc vì lợi
của riêng nhà báo mà tâng bốc, ngợi ca sản phẩm một cách quá
đà. Hành vi này có thể gây hại cho sức khỏe và tài chính của
người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của một số bộ phận công chúng.
Chính điều này đã dẫn tới việc báo chí bị coi thành một công cụ
kiếm lợi nhuận, biến cơ quan báo chí thành công cụ với mục đích thu lợi nhuận.
Do đó, nhiều cơ quan báo chí sẵn lòng bán manchette (măng
sét) – chỉ dấu để nhận diện thương hiệu cho một cá nhân hoặc
một nhóm người, hoặc bán các trang báo cho các công ty quảng
cáo để tìm kiếm lợi nhuận. Trong thực tiễn, các tờ báo như vậy
đã mất đi sứ mệnh của mình bởi đã rời xa khỏi mục tiêu ban
đầu, tôn chỉ và chức năng chính trị - tưởng, cũng như chức
năng văn hóa thẩm mỹ của một cơ quan báo chí dưới sự chỉ đạo của Đảng.
Với xu hướng “thương mại hóa” trong ngành báo chí, nhiều tờ
báo đã xuất bản những nội dung không mang lại giá trị thực sự,
theo đuổi những thứ tầm thường của một số độc giả. Có khi
những thông tin được cung cấp có thể thiếu sót và sai lệch, tạo
điều kiện cho các thế lực xấu lợi dụng để phá hoại và xâm
phạm vào niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Trong lúc đó, việc
đứng lên phản bác các luận điệu và thông tin sai trái lại vẫn còn
thiếu tính thuyết phục, sắc bén.
Lấy ví dụ như việc một số tờ báo và trang tin nhiều lần tập
trung vào lợi nhuận nên chỉ đăng tải thông tin giật gân, thiếu
kiểm chứng và không tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp. Đặc biệt, trong đó không thể không kể đến
baomoi.com, znews.vn, Kenh14.vn,... Trong đó, Kenh14.vn đã
nhiều lần đăng tải bài viết với các tiêu đề gây sốc, giật tít như:
“Đường tình hot girl 2k2 và “ông chú” đại gia hơn 13 tuổi: Váy
cưới 28 tỷ, đẹp như cổ tích cũng không bằng cái nắm tay khi về
già”, “Mỹ nhân show hẹn hò thực tế bị nam ca sĩ nổi tiếng trả
thù bằng ảnh nóng” hay “Nữ ca sĩ nổi tiếng bị “yêu râu xanh”
sàm sỡ nơi công cộng”.
Các ví dụ đã được đề cập ở trên đã vi phạm đạo đức nghề báo
chí ở Việt Nam. Việc sử dụng các tiêu đề gây sốc, giật tít
thường nhằm để thu hút sự chú ý của độc giả. Nhưng những tác
giả này lại sử dụng các vấn đề liên quan đến đạo đức và giá trị
văn hóa xã hội như là công cụ để kích thích sự tò mò tầm
thường của độc giả, thay vì tập trung vào việc cung cấp thông
tin chất lượng. Những tiêu đề bên trên đã sử dụng những động
từ, danh từ tạo cảm xúc rất mạnh để lôi kéo độc giả như: “nổi
tiếng”, “trả thù” “ảnh nóng”, “hẹn hò”, “sàm sỡ” hoặc sử dụng
những con số mang lại tâm lý độc, lạ như “hot girl 2k2”, ““ông
chú” đại gia hơn 13 tuổi”, “28 tỷ”. Việc tập trung vào chi tiết
một cách quá mức, hoặc sử dụng ngôn ngữ mô tả quá chân thực
trong những sự kiện đau thương chỉ vì mục đích thu hút độc giả
là một hành động không có tính nhân văn. Đối với nạn nhân và
gia đình họ, điều này chỉ giống như xát muối vào vết thương
vào vết thương. Đối với độc giả, đặc biệt là giới trẻ, việc những
tiêu đề báo như vậy xuất hiện liên tục có thể dẫn đến việc làm
chai lì cảm xúc, chỉ thỏa mãn được những thị hiếu bình thường,
gây khó khăn trong việc kích thích lòng đồng cảm với nạn
nhân, và dần dần có thể làm mất đi ý chí đấu tranh chống lại
những điều tiêu cực và xấu xa.
Trên thực tế, việc vi phạm đạo đức nghề báo không chỉ gây hại
cho uy tín của các tờ báo và trang tin, mà còn có thể gây hại cho
cộng đồng và xã hội nói chung. Để bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng thông tin, cần có sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản
lý nhà nước cũng như sự tự giác từ chính các tờ báo, trang tin
trong việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
2.4. Đăng tin sai sự thật nhưng không xin lỗi, cải chính.
Trong thực tế, nhiều cơ quan báo chí khi biết mình sai, gây tổn hại đến uy
tín của cá nhân, tổ chức nhưng không xin lỗi dư luận và đính chính
những thông tin sai sự thật, không đúng đắn. Tình huống dễ thấy nhất là
khi các cơ quan báo chí cố tình phớt lờ và không đăng tin đính chính
chính xác (trừ những lúc vướng vào các vụ kiện cáo); cải chính muộn, trì
hoãn việc xin lỗi hay lên tin cải chính bằng những dòng chữ nhỏ ở chỗ
khó nhìn thấy trên trang báo để che đậy, làm giảm đi sự sai sót của nhà
báo và cơ quan báo chí. Khi lên bài thì “đao to búa lớn” nhưng đến khi đi
xin lỗi, cải chính thì lại coi như chuyện trong nhà mà “đóng cửa bảo
nhau" làm cho người bị hại, doanh nghiệp bị oan vẫn mang tiếng suốt
đời. Khi bị cơ quan báo chí đăng tải thông tin sai sự thật lên các phương
tiện truyền thông thì các cá nhân, tổ chức thường chịu thua thiệt. Cho đến
khi nhận được lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí thì đã quá muộn
bởi uy tín của cá nhân, tổ chức đã bị tổn hại một cách trầm trọng, thậm
chí là rất nghiêm trọng.
Lấy ví dụ như vụ việc Vinamilk khởi kiện ra tòa yêu cầu Tạp chí điện tử
Giáo dục Việt Nam gỡ bỏ các bài viết sai sự thật, thực hiện việc cải chính
xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại đối với toàn bộ doanh thu giảm
sút của Vinamilk. Vụ việc bắt đầu từ ngày 9 tháng 4 năm 2019 đến ngày
15 tháng 4 năm 2019, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải một số
bài viết phản ánh về sản phẩm của Vinamilk cung cấp cho Chương trình
Sữa học đường thành phố Hà Nội. Do đó, Vinamilk đã khởi kiện, yêu cầu
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam gỡ bỏ thông tin sai sự thật và xin lỗi,
cải chính. Do đó ngày 10 tháng 3 năm 2021, Tạp chí điện tử Giáo dục
Việt Nam đã đăng thông tin cải chính, xin lỗi.