



















Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
Đề tài: Những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt động xuất bản
là gì? Lấy ví dụ về các cuốn sách đã vi phạm vào những nội dung, hành vi cấm.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thùy Vân Anh
Họ và tên: Chu Thị Hà Vy
Lớp tín chỉ: PT02306_K42.1
Lớp: Báo mạng điện tử K42
Mã sinh viên: 2256070055 Hà Nội, 2023 Mục lục CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................2
2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................................3 CHƯƠNG II. NỘI DUNG
I. Khái niệm............................................................................................................................................3
II. Hoạt động xuất bản..........................................................................................................................4
1. Vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản..........................................................................................4
2. Đặc điểm của hoạt động xuất bản....................................................................................................4
3. Quản lý của nhà nước về hoạt động sản xuất...................................................................................6
4. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản.....................................................................7
III. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản.....................................................8
IV. Một số dẫn chứng cụ thể về các cuốn sách đã vi phạm vào những nội dung, hành vi cấm........9
1. Những cuốn sách vi phạm nội dung cấm trong hoạt động xuất bản.................................................9
2. Những cuốn sách vi phạm hành vi cấm trong hoạt động xuất bản.................................................13
III. Thành tựu và bất cập trong hoạt động xuất bản hiện nay.........................................................17
1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động xuất bản.....................................................................17
2. Những bất cập trong hoạt động xuất bản.......................................................................................19
3. Những giái pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất bản.......................................................22 CHƯƠNG III. KẾT LUẬN LỜI CẢM ƠN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động xuất bản có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội, vừa thuộc lĩnh vực
văn hóa – tư tưởng, đồng thời là ngành kinh tế - kỹ thuật; tác động mạnh mẽ đến
nhân cách, đạo đức, lối sống, nhận thức chính trị - tư tưởng, góp phần phát triển
kinh tế, nâng cao dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Cùng với thông tin đại chúng,
Xuất bản – In – Phát hành là công cụ tuyên truyền chính trị hiệu quả, sắn bén. Do
đó, cần được đầu tư, chỉ đạo, quản lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Xuất bản
phục vụ sự nghiệp phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước, địa phương trong thời
kỳ hội nhập và phát triển. Hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hóa, tư tưởng,
vừa là hoạt động sản xuất vật chất. Nó là kết quả lao động sáng tạo của con người,
là phương tiện quan trọng phản ánh đời sống tinh thần, bộ mặt văn hóa của mỗi
dân tộc ở mọi thời đại.
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta luôn thực
thi chính sách nhất quán, đặc biệt coi trọng quyền tự do, dân chủ của nhân dân,
trong đó có quyền tự do xuất bản. Hiến phá Nhà nước Việt Nam và một loạt các
điều luật, hệ thống văn bản dưới luật lần lượt ra đời nhằm xây dựng một hành lang
pháp lý hoàn chỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển
đúng hướng trên nền tảng pháp luật.
Trong những năm qua, hoạt động xuất bản của Việt Nam không ngừng phát triển
và thu được những kết quả đáng ghi nhận, đó là sự tăng trưởng hằng năm cả về
chất lượng và số lượng xuất bản phẩm, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhiệm vụ chính
trị của từng ngành, từng địa phương, góp phần khẳng định vị trí quann trọng của
hoạt động xuất bản trong đời sống xã hội. Các nhà xuất bản đã vận động và không
ngừng đổi mới, phát triển để phù hợp hơn với những thay đổi của đất nước. Tuy
nhiên, có một số bộ phận NXB, bộ phận cá nhân đã không tuẩn thủ quy định của
Luật Xuất bản, tìm mọi cách như in sách lậu, làm sách nhái,... nhằm thu lợi nhuận
cao; lợi dụng, tuyên truyền tư tưởng phản động, chống phá Đảng... Vì vậy, việc tìm
hiểu quy định trong Luật Xuất bản là rất cần thiết đối với mỗi công dân nói chúng
và nhà xuất bản nói riêng, đặc biệt là những bạn trẻ đang theo đuổi và học tập
trong lĩnh lực báo chí, xuất bản như chúng em. Nhận thức được điều này nên em
đã thực hiện đề tài “Tìm hiểu những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt động 2
xuất bản” để hiểu rõ hơn những quy định trong Luật Xuất bản 2012 mà Nhà nước đã ban hành 2. Phạm vi nghiên cứu
Những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt động xuất bản được quy định trong Luật Xuất bản 2012
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng vào nghiên cứu những nội dung, hành vi bị cấm trong hoạt động
xuất bản. Đưa ra dẫn chứng cụ thể về những cuốn sách đã vi phạm vào nội dung
cấm, hành vi cấm trong hoạt động xuất bản thông qua một số trang báo điện tử đã đưa tin. CHƯƠNG II. NỘI DUNG I. Khái niệm
Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in
và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
+ là việc sử dụng thiết bị in để tạo In
ra xuất bản phẩm từ bản mẫu
+ Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân
phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển
lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.
Xuất bản được chia làm 2 loại:
Xuất bản phẩm: là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật
được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp
giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm
thanh và được thể hiện dưới hình thức sau đây: Sách in Sách chữ nổi
Tranh, ảnh, bản đồ, áp – phích, tờ rời, tờ gấp Các loại lịch
Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách 3
Xuất bản điện tử: là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành
bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.
+ Bản thảo là bản viết tay, đánh máy hoặc bản được tạo ra bằng
phương tiện điện tử của một tác phẩm, tài liệu để xuất bản
+ Biên tập là việc rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản
+ Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ
điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học,
điện từ hoặc công nghệ tương tự quy định tại khoản 10 Điều 4 của
Luật giao dịch điện tử
+ Xuất bản phẩm điện tử là xuất bản phẩm quy định tại các điểm
a,c,d,đ khoản 4 Điều này được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử
Xuất bản cơ bản bao gồm các công đoạn sau:
+ Mua bản quyền (từ tác giả hoặc nhà xuất bản gốc) + Biên tập + Dàn trang + Thiết kế bìa
+ Xin giấy phép xuất bản
+ In ấn (hoặc xuất bản dưới định dạng điện tử như pdf, epub, mobi,...)
+ Tiếp thị và phân phối
II. Hoạt động xuất bản
1. Vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản
Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu
tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa
văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân
chí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu
văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và
hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Đặc điểm của hoạt động xuất bản
a) Hoạt động xuất bản mang đặc điểm truyền thông 4
Xuất bản phẩm, trong đó có sách, là sản phẩm văn hóa tinh thần, là phương tiện
lưu giữ, tích lũy, truyền bá tri thức của loài người. Trong lịch sử, sự ra đời của sách
là một thành tựu kỳ diệu trong sự phát triển của nhân loại. Sách ghi lại sự trưởng
thành về nhận thức và tư duy, về cải tạo và xây dựng xã hội của loài người, đồng
thời nó trao truyền các giá trị di sản văn hóa tinh thần và các thành tựu của văn hóa
vật chất mà loài người đã đạt được. Cho đến nay, cùng với báo chí và các phương
tiện thông tin đại chúng khác, xuất bản là trung tâm của hệ thống giáo dục, tạo lập,
phân phối kiến thức và nuôi dưỡng trí tuệ con người. Nếu không có sách và các
xuất bản phẩm khác, văn hóa, giáo dục sẽ bị tổn hại và không thể trao truyền kiến
thức, kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác. Do đó, xuất bản mang đặc điểm
truyền thông và thuộc trung tâm của mạng lưới truyền thông rộng lớn.
b) Hoạt động xuất bản mang đặc điểm văn hóa tinh thần
Xuất bản, trong đó xuất bản sách là chủ yếu, là một quá trình gồm nhiều khâu
nối tiếp nhau như đề tài, cộng tác viên, biên tập bản thảo, thiết kế và chế bản, in,
tuyên truyền và phát hành, trong đó có ba khâu cơ bản là: biên tập, in và phát hành.
Mục đích cao nhất của hoạt động xuất bản là đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần,
còn việc tổ chức sản xuất, lưu thông, phát hành là phương thức của hoạt động này.
Trong thời kỳ bao cấp, các nhà xuất bản ở nước ta đều hoạt động theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, bao cấp, thực hiện việc cấp phát, giao nộp theo chỉ tiêu kế
hoạch pháp lệnh, phần lớn xuất bản phẩm được phân phối, lưu thông trên thị
trường theo địa chỉ đã định. Về giá cả mua bán là do Nhà nước ấn định. Mọi yếu tố
sản xuất của quy trình xuất bản đều do Nhà nước chỉ đạo. Do đó, việc tổ chức sản
xuất và quản lý các hoạt động xuất bản được thực hiện theo các cơ quan, đơn vị sự
nghiệp của Đảng, của Nhà nước. Bởi thế, nó không hoạt động theo các quy luật
kinh tế, mà thuần túy là các cơ quan, đơn vị sự nghiệp làm công tác văn hóa, tư
tưởng. Bước sang cơ chế thị trường, hoạt động xuất bản dù phải hạch toán kinh
doanh lỗ lãi, nhưng bản chất của xuất bản vẫn là hoạt động truyền bá văn hóa, sản
phẩm sách thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần. Trong đời sống xã hội, xuất bản là
một thiết chế văn hóa, nó phục vụ cho việc phát triển các giá trị chính trị, kinh tế,
văn hóa, khoa học. Trong đời sống văn hóa tinh thần, xuất bản không đơn thuần là
hoạt động sáng tác, nghiên cứu, mà nó còn thúc đẩy sự sáng tạo, góp phần nâng
cao chất lượng các giá trị chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của xã hội. Mặc dù
không trực tiếp nghiên cứu, sáng tác, song hoạt động xuất bản là bộ phận thiết yếu
của đời sống văn hóa tinh thần, là khâu tiếp nối và nâng cao các hoạt động sáng tạo
văn hóa, khoa học, là cầu nối giữa tác giả, tác phẩm và bạn đọc. 5
c) Hoạt động xuất bản mang đặc điểm sản xuất hàng hóa
Hoạt động theo cơ chế thị trường, các nhà xuất bản tự bươn trải, tự đổi mới
hoạt động cho phù hợp với cơ chế mới để tồn tại và phát triển, nên thị trường xuất
bản có điều kiện phát triển. Các nhà xuất bản phải tự hạch toán, chịu cạnh tranh và
chịu mọi sự điều tiết về chính sách thuế, về giá trên thị trường. Sản phẩm của hoạt
động xuất bản thực hiện trên thị trường dưới hình thức hàng hóa; nghĩa là, sản
phẩm của hoạt động xuất bản được sản xuất ra với tư cách là hàng hóa. Quá trình
tổ chức sản xuất, lưu thông phải được thực hiện theo quy luật của sản xuất hàng
hóa, theo quy luật của kinh tế thị trường. Xuất bản là hoạt động vật chất hóa, xã hội
hóa các tác phẩm thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần. Để làm được điều đó, hoạt
động xuất bản đòi hỏi những chi phí vật chất và tinh thần không nhỏ. Để tồn tại và
phát triển, hoạt động xuất bản phải được hạch toán chi tiết từ đầu vào đến đầu ra.
Do đó, trong cơ chế thị trường, hoạt động xuất bản tất yếu mang tính chất sản xuất
hàng hóa, phải được thực hiện giá trị hàng hóa thông qua trao đổi trên thị trường và
trở thành đối tượng của kinh doanh hàng hóa. Sự ra đời của công nghệ điện tử
nhân bản, hoạt động xuất bản được máy tính trợ giúp và gần đây là internet, tất cả
đã tác động sâu sắc đến hoạt động xuất bản, làm cho nó trở thành ngành công
nghiệp hiện đại, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Như vậy, trong cơ chế thị trường, xuất bản phẩm luôn mang thuộc tính hàng hóa,
hoạt động xuất bản là hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa đặc thù.
3. Quản lý của nhà nước về hoạt động sản xuất
a) Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm:
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển hoạt động xuất bả; ban hành theo thẩm quyền văn bản
quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản
Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu
Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động hoạt
động sản xuất; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động sản xuất
Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật trong hoạt động xuất bản 6
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua,
khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng
đối với xuất bản phẩm có giá trị cao
b) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước
Bộ Thông tin và Tuyên truyền chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông
thực hiên quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thầm quyền
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về
hoạt động xuất bản tại địa phương
4. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
a) Nhà nước có chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản, cơ sở
in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi về
thuế theo quy định của pháp luật cho hoạt động xuất bản; có chính sách thu
hút các nguồn nhân lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản.
b) Các chính sách của Nhà nước đối cới lĩnh vực xuất bản.
Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng
dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản
phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản này
Đặt hàng để có bản thảo và xuất bản tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm
vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng
bào vùng dân tộc thiêu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiêu niên,
nhi đồng, người kiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác
Mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất
bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản
quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Ưu đãi lãi xuất vay vốn theo quy định của pháp luật
c) Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm:
Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng
dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho cơ sở in phục vụ 7
nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở
in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo
Ưu đãi về tiền thuê đất để làm nhà xưởng và lãi xuất vay vốn cho cơ
sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối
ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo
d) Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm:
Ưu tiên đầu tư quỹ đất và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hệ
thống cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo
Hỗ trợ cước vậnc huyển xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ, đối tượng
và địa bản quy định tại điểm b khoản 2 Điều này
Hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động quảng bá văn hóa, đất nước, con
người Việt Nam thông qua xuất bản phẩm; tổ chức triển lãm, hội chợ
xuất bản phẩm trong và ngoài nước.
Ưu đãi tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; lãi suất vay vốn
đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm
e) Chính sách của Nhà nước đối vưới việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử
Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng
dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản để xuất bản phẩm điện tử
Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đặc tả của xuất bản phẩm điện tử
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, truy cập, quản lý và
lưu trư xuất bản phẩm điện tử
f) Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của hoạt động xuất bản
III. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
1) Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
phá hoại khối địa đoàn kết toàn dân tộc
Tuyền truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các
dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng 8
phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê
tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định
Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm
dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện
không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan,
tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân
2) Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc
không có giấy phép xuất bản
Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản
thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản
In lậu, in giả, in nổi bản trái phép xuất bản phẩm
Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu
Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu
hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép
Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
IV. Một số dẫn chứng cụ thể về các cuốn sách đã vi phạm vào những nội dung, hành vi cấm
1. Những cuốn sách vi phạm nội dung cấm trong hoạt động xuất bản
a) Cuốn sách “Chiếc áo len mẹ đan” bị thu hồi vì có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.
Theo như trang thông tin điện tử “Báo Mới”, Cục Xuất bản, In và Phát hành đề
nghị các Sở thông tin và Truyền thông phối hợp thu hồi cuốn sách “Chiếc áo len
mẹ đan” mạo danh Nhà Xuất bản Hồng Đức, cuốn sách có nội dung chống Đảng, chống Nhà nước. 9
Nguồn ảnh: Trang web “Báo Mới”
Trong nội dung của cuốn truyện ngắn, tác giả Trung Nguyên đã có đoạn viết “Tôi
muốn đan một chiếc áo tự do dân chủ cho quê hương tôi để thay thế sự độc tài, đàn
áo của Cộng sản, đan cái tình dân tộc thiêng liêng thay cho cái chủ nghĩa ngoại lai
độc tài, đan những câu kinh lời nguyện thay cho những lời hứa hẹn vu vơ, những
câu mê hoặc mỵ dân, những lời gian dối điêu ngoa...”. Đây là một đoạn trích dẫn
được trích ra từ cuốn sách, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy rõ ý đồ của tác giả
đang truyền bá tư tưởng chống phá Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, một thứ văn hóa chống phá, ngoại lai, bắt chước đã và đang có cơ hội
thâm nhập khá sâu rộng vào văn hóa dân tộc ta, đặc biệt là thế hệ non trẻ.
Để kịp thời ngăn chặn hoạt động phát hành cuốn sách này trên địa bàn tỉnh Nghệ
An, ngày 30/11/2021, Sở Thông tin và Truyền thông đã ra Công văn dố
1855/STTTT – TT đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo phòng Văn
hóa thông tin: thông báo đến các cơ sở kinh doanh sách để biết và yêu cầu cam kết
không mua, bán, lưu giữ cuốn sách.
Cùng với đó, đi kiểm tra các cơ sở kinh doanh sách trên địa bàn nếu phát hiện có
trường hợp bán hoặc lưu giữ cuốn sách “Chiếc áo len mẹ đan” sẽ lập tức thu hồi,
tạm giữ tại phòng Văn hóa thông tin các huyện, thành phố, thị xã đồng thời báo 10
cáo kết quả kiểm tra về Sở Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn các biện pháp xử lý theo quy đinh.
Ngoài ra còn một số ấn phẩm văn học nghệ thuật có nội dung phản động như:
Cuốn Hồi ký “Những mảnh đời sau song sắt” do đối tượng Phạm Thanh Nghiên
soạn thảo từ năm 2012, sau khi chấp hành xong hình phạt tù về tội “Tuyên truyền
chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Phạm Thanh Nghiên là đối tượng sáng lập
ra “Mạng lưới Blogger Việt Nam”). Cuốn sách được viết với bút danh là “Blogger
Phạm Thanh Nghiên”, dung lượng 500 trang, được in song ngữ do Đài “Đáp lời
Sông Núi”, “Tủ sách Tiếng quê hương” và “Thư viện Việt Nam” tổ chức in ấn và
phát hành, có giá bán 25 USD tại Mỹ. Nội dung cuốn sách tuyên truyền phản đối
chính sách giam giữ của Việt Nam; vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền; cổ vũ,
khích lệ “tinh thần đấu tranh dân chủ của các đối tượng tù nhân lương tâm”, nhất là
đối tượng nữ giới ở Việt Nam và sự phát triển của cái gọi là “phong trào xã hội dân sự độc lập”.
Hay cuốn sách “Một người quốc dân” (bút danh Lê Luân) được Lê Văn Luân soạn
thảo từ tháng 12/2016 (Luân là luật sư thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội; được các đối
tượng chống đối phong cho là “Luật sư nhân quyền”). Nội dung cuốn sách gồm
281 trang, chia thành 8 phần với nội dung khẳng định giá trị và bản lĩnh của “một
con người chân chính”; tuyên truyền việc thay đổi tư tưởng, nhận thức của con
người; đấu tranh phê phán tiêu cực trong xã hội, bàn cách thay đổi thể chế, xóa bỏ
và lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam; kêu gọi mọi người đoàn kết, tự lực, tự cường
nhằm xây dựng quốc gia mới.
b) Cuốn sách “Pháp bảo” – Tư liệu truyền bá mê tín dị đoan đến người dân
Hiện nay, một số bộ phận người dân quá mê tín vào yếu tố tâm linh, họ đặt niềm
tin vào những điều phù phiếp, mơ hồ, không có căn cứ chứng mình (tin vào bói
toán, chữa bệnh bằng phù phép,..) để rồi dẫn đến hậu quả bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin.
Một dẫn chứng cụ thể do báo “Đại đoàn kết” đưa tin về CLB Tình người mang
màu sắc “ma mị” giữa Thủ đô. CLB này đã hoạt động nhiều năm với những
phương châm “kết nối những trái tim nhân ái”, “phát triển giá trị trí tuệ hạnh phúc
cộng đồng”... thế nhưng đắng sau đó lại là những buổi rao giảng, truyền bá những
tư tưởng, đạo lý đậm “mùi” mê tín dị đoan. 11
Một trong những tư liệu chính của việc truyền bá mê tín dị đoan được CLB này sử
dụng chính là cuốn sách truyền tai nhau “Pháp bảo” có tựa đề “Tạo hóa ban tặng
nền tảng Trí tuệ cho nhân loại”. Cuốn sách do một tác giả tên Nguyễn Kim viết,
được NXB Hồng Đức và Công ty cổ phần in TM Truyền thông Việt Nam in ấn và
phát hành với số lượng 60.000 cuốn. Tuy nhiên, “Pháp bảo” này được trình bày
cẩu thả, nội dung cóp nhặt giáo lý của nhiều tôn giáo khác, đồng thời thêm thắt và
biến tướng thành những “giáo lý” riêng. Đặc biệt, trong cuốn sách này xuất hiện rất
nhiều chi tiết nhảm nhí, mang “mùi” mê tín nhưng lại được xem như báu vật để
“học đạo”, mở mang trí tuệ.
Sau khi Ban Hoằng pháp Trung Ương, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tìm
hiểu, làm rõ những nội dung đúng sai liên quan đến giáo lý Phật giáo tại các tài
liệu, bài chia sẻ của CLB Tình Người thì Cục Xuất bản, In và Phát hành đã đưa ra
công văn đình chỉ phát hành cuốn sách “Pháp bảo”.
Theo như em tìm hiểu thêm, tại các cổng chùa lớn, lễ hội thường xuất hiện nhiều
người bày bán công khai các loại sách về thế giới vô hình. Từ sách bói toán, tử vi,
tướng số, nghiên cứu vận mện đến những cuốn sách về vong linh. Hầu hết các
cuốn sách được bày bán đều là sách photocopy hoặc in màu sơ sài, nhem nhuốc,
không in tên tác giả và nơi sản xuất rõ ràng. Thậm chí nhiều cuốn còn viết sai
chính tả nhưng vẫn được rất nhiều người mua.
c) Sách “Việt Lam Xuân Thu” - một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán không rõ tác giả
Cuốn tiểu thuyết này do Lê Hoan biên soạn, hiệu đính và xuất bản vào những
năm đầu thế kỷ XX được dịch giả Lê Sơn dịch và đổi thành tên mới là “Khởi
Nghĩa Lam Sơn” do NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Theo nhà báo Phú Trường của trang “Công an nhân dân online” đã viết: Khi đọc
xuyên suốt cuốn tiểu thuyết này nhà báo nhận thấy đây là một tác phẩm xuyên tạc
lịch sử, bịa đặt ra hàngg trăn chi tiết phi lý, bôi nhọ, xúc phạm đến những danh nhân, anh hùng dân tộc.
Mở đầu cuốn sách, tác giả đã tự ý đảo lộn lịch sử: “Dụ Tông làm vua được 28 năm
thì truyền ngôi cho người em tên Nhật Suyền (Trần Phủ) tức vua Trần Nghệ Tông.
Nghệ Tông làm vua được 3 năm thì băng, người em tên Nhật Vy (Trần Kính) lên
nối ngôi, tức vua Trần Duệ Tông”. Chi tiết này là không đúng sự thật lịch sử: Thứ
nhất, Trần Nghệ Tông là anh chứ không phải em Trần Dụ Tông; thứ hai, năm 1369 12
vua Trần Dụ Tông qua đời không có con nối dõi nên bị Trần Nhật Lễ có cơ hội
chiếm đoạt ngôi vị; đến năm 1370, Trần Phủ mới lật đổ Dương Nhật Lễ và lên
ngôi vua lấy hiệu Trần Nghệ Tông, sau đó ông nhường ngôi cho con và lênn làm
Thái Thượng hoàng, sống đến năm 1394 mới mất.
Khi viết về giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, tác giả lại tiếp tục
hư cấu, bịa đặt những chi tiết phi lý như: “Từ đó, Nguyễn Trãi đi tìm địa điểm
dựng trường học rồi chọn được nơi dựng trên một ngọn đồi, trở về báo cho Lê Lợi.
Lê Lợi cho người lên núi phát dọn chỗ ấy, sau đó cho thông báo rộng rãi trong
quân đội và nhân dân biết việc mở trường do Nguyễn Trãi giảng dạy”. “Mấy ngày
sau, Lê Lợi đến thăm trường thấy tướng sĩ chuyên cần đọc sách, luyện tập quân sự
giống như quang cảnh nơi đất Lỗ của thầy Khổng, đất Trâu của thầy Mạnh ngày xưa”
Nguồn: Báo “Công an nhân dân”
Đây là một sự bịa đặt vô lý, qua các sách lịch sử chúng ta biết rằng Nguyễn Trãi
tìm đến Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) để tham gia cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi
lãnh đạo. Ông là người sát cánh cùng chủ tướng, giúp Bình Định Vương soạn thảo
công văn, thư từ ngoại giao và đóng góp ý kiến vào kế hoạch đánh giặc. Công việc
kháng chiến bận rộn và gian khổ nên Lê Lợi không có đủ thời gian, đièu kiện xây
dựng trường cho Nguyễn Trãi dạy học. Câu chuyện Nguyễn trãi dạy học là vào
thuở còn ẩn dật chờ thời, trước khi vào Lam Sơn tham gia khởi nghĩa.
Cuốn sách này có rất nhiều sai sót, vô số tình tiết phi lý, xuyên tạc sự thật lịch sử.
Cõ lẽ tác giả Lê Hoan - một Việt gian theo thực dân Pháp đàn áp phong trào yêu
nước của nhân dân ta ở đầu thế kỷ XX đã biên soạn cuốn sách này với mục đích ,
động cơ chính trị thiêys trong sáng, đảo lộn sự thật lịch sử để nhằm biện minh cho 13
hành động theo Tây của mình. Ngày nay, khi dịch giả Lê Sơn dịch và xuất bản lại
không có một sự chú thích nào, ngược lại còn tán tụng.
2. Những cuốn sách vi phạm hành vi cấm trong hoạt động xuất bản
a) Bản in lậu cuốn sách nổi tiếng “Mật mã Tây Tạng” của tác giả Hà Mã
Tình trạng in lậu và buôn bán sách lậu đang ngày càng trở nên công khai, bán
tràn lan trên thị trường. Có một thực tế là hơn một nửa sách bị in lậu với số lượng
lớn trong tổng số các đầu sách bán chạy nhất ở Việt Nam. Đi dạo quanh một vòng
các tuyến phố ở hà Nội như Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Đường Láng... chúng ta cũng
có thể thấy sách được bán tràn lan không chỉ ở các cửa hàng mà ngay cả trên vỉa hè
với mức giá khá rẻ, chiết khấu 40 – 50%, thậm chí có một số cuốn còn lên đến
60% so với giá trị trên bìa sách.
Những năm trở lại đây, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành
việc mua bán sách thông qua các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội trở
nên phát triển. Chính vì vậy, những kẻ kinh doanh sách lậu cũng nhanh chóng nắm
bắt xu thế để thay đổi hình thức tiếp cận độc giả. Thay vì bán tràn lan trên các vỉa
hè hay len lỏi vào các cửa hàng sách như trước đây, sách lậu đang được chào bán
trên mạng, với hình ảnh quảng cáo là những bộ sách thật. Sở dĩ tình trạng in lậu
phát triển và phức tạp là do lợi nhuận của nó mang lại rất lớn. Khi nắm được nhu
cầu của thị trường, đối tượng in lậu sẽ móc nối với các cơ sở in để cho ra đời
“phiên bản” của các cuốn sách đang “hot”. Không phải chi phí quản lý phí, không
thuế, không mất tiền bản quyền, không phải chi trả tiền cho dịch giả, người hiệu
đính, biên tập viên, nhân viên chế bản, họa sĩ trình bày bìa... Chỉ cần scan và in ra
bán, sản phẩm đúng nghĩa “một vốn bốn lời”.
Một dẫn chứng cụ thể được trang VOV đưa tin vào cuối năm 2012, cuốn sách
“Mật mã Tây Tạng” bị in lậu nhanh nhất. Theo lời ông Vũ Hoàng Giang, Phó giám
đốc Công ty Cổ phần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam – đơn vị xuất bản cuốn
sách đây có thể coi là một kỷ lục đáng buồn. Điều đáng buồn là ở chỗ, ngay say
hội thảo “Chống in lậu và sách giả” do Chi cục quản lý thị trường Hà Nội tổ chức
sáng ngày 13/11/2012 vừa qua, những bản sách lậu của “Mật mã Tây Tạng” - một
trong số những tác phẩm thu hút sự chú ý nhất hiện nay đã ngang nhiên được bày
bán trên các lề đường, vỉa hè. Thông thường, thời gian một cuốn sách thuộc dạng
best – seller bị in lậu sau khi phát hành rộng rãi trên thị trường là một tuần còn bản
in lậu cuốn sách này ra đời trong vòng 2 ngày trong khi quá trình dịch, xin giấy
phép, biên tập, in ấn của bản thật phải kéo dài hơn nửa năm. 14 Nguồn: “vnexpress.net”
“Mật mã Tây Tạng 10” chia làm 2 tập. Bìa sách giả (bên trái) dễ bị cong, giấy
mỏng, không có tay gấp, in sai màu. Sách thật (bên phải) bìa cứng cáp, phẳng, có
tay gấp. Đặc biệt, ở bản lậu tập 10.2 chữ “Mật mã Tây Tạng” in màu đỏ, còn sách
thật được in màu trắng
Không chỉ được thực hiện một cách hết sức sơ sài về hình thức: in trên giấy chất
lượng kém, dễ nhàu nát và không có tay gấp, sách giả còn ghi giá bìa cao hơn thực
tế (giá bìa sách thật là 90.00 trong khi sách giả có giá bán cao hơn là 100.000).
Như vậy, độc giả mua sách lậu cũng không hề rẻ hơn sách thật.
Nguồn: “Thethaovanhoa.vn” 15
Việc in lậu sách không chỉ làm thiệt hại đến doanh thu của đơn vị phát hành mà
còn là hành động vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ ( Căn cứ Khoản 6 Điều
28 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 “Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản
1 Điều 25 của Luật này” là hành vi xâm phạm quyền tác giả), nguy hiểm hơn nữa,
sách lậu còn ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa đọc của cả một thế hệ độc giả
b) Hai cuốn sách “Đệ nhất kiếm tiền” và “Bí kíp kinh doanh online” của một
giang hồ mạng Huấn “hoa hồng” là ấn phẩm trái phép
Theo cơ quan chức năng xác nhận hai cuốn sách này là những ấn phẩm chưa
được cấp phép xuất bản, vi phạm vào hành vi cấm trong hoạt động xuất bản. Hai
cuốn sách này đều được ghi tác giả là Huấn “hoa hồng” và đơn vị phát hành là nhà
sản xuất SG, giá bán của hai cuốn này trên thị trường là 799.000 đồng/bộ. Ngay
sau đó, Cục Xuất bản, In và Phát hành của Bộ TT&TT đã vào cuộc điều tra. Đơn
vị đã xác định, không có 2 cuốn này trong danh mục đăng ký xuất bản và danh
mục sãhs lưu chiểu. Ngoài ra cũng làm rõ là không có nhà xuất bản nào mang tên
“Nhà xuất bản SG” thể hiện ở trang bìa 2 cuốn sách. Nguồn: Ảnh mạng 16
Hai cuốn sách “Đệ nhất kiếm tiền” và “Bí kíp kinh doanh online” của Huấn “hoa
hồng” được xác định là tài liệu in, phát tán trái phép; tức chưa được cấp phép của
cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Vào thời điểm khi mới ra mắt, Huấn “hoa hồng” đã rất chăm chỉ livestream để giới
thiệu cũng như rao bán cuốn sáchdo chính anh viết ra. Từ khi tung ra, cuốn sách
này đã thu hút hơn 31 nghìn lượt like, hơn 54 nghìn lượt bình luận và hơn 5,4 lượt
chia sẻ. Trên livestream Huấn Rose cũng khoe rằng toàn bộ số tiền bán sách được
anh sử dụng làm từ thiện, và dù chỉ mới ra mắt nhưng cuốn sách này đã có hơn
5000 người mua. Nội dung của cuốn sách chủ yếu kể về những kinh nghiệm bán
hàng của anh ta, thế nhưng nhiều người nhận xét rằng cuốn sách này viết không
theo bất kỳ trình tự hành văn chuẩn mực nào. Nhất là bên trong có rất nhiều nội dung khó tin, bịa đặt.
c) Một số sách sinh con theo ý muốn được bán tràn lan dù đã bị đình chỉ phát hành
Trong khi ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em báo động về nguy cơ mất cân
bằng giới tính ở Việt Nam, thì trên thị trường vẫn có nghìn lẻ một loại sách “cẩm
nang lựa chọn giới tính thai nhi” lại được bán tràn lan tại hầu hết các cửa hàng với
giá hấp dẫn. Có thể liệt kê hàng chục đầu sách, từ sách dịch của các chuyên gia
nước ngoài đến bác sĩ viết với tựa đề na ná nhau: :Chuẩn bị làm mẹ” (NXB Văn
hóa Thông tin), “280 ngày chuẩn bị làm mẹ” (NXB Phụ nữ), “Bí quyết sinh nam
sinh nữ” (NXB Y học). Nội dung của những cuốn sách này đều đưa ra rất nhiều
phương pháp để lựa chọn giới tính cho thai nhi.
Theo như báo cáo của ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Việt nam, nước ta đang
rơi vào tình trạng mất cân bằng giới tính, tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới. Mặc dù
cơ quan chức năng chưa đưa ra nguyên nhân cụ thể của việc mất cân bằng giới tính
nhưng chắc chắn việc phổ biến các kiến thức dưới nhiều hình thức khác nhau vè
sinh con theo ý muốn đã tác động không nhỏ tới tâm lý của nhiều cặp vợ chồng
trong việc sinh con. Để đảm bảo sự phát triển bền vững theo quy luật tự nhiên,
những quy định cấm tuyên truyền, phổ biến việc lựa chọn giới tính thai nhi là thực
sự cần thiết để uốn nắn những lệch lạc về vấn đề này. Bên cạnh đó cũng cần có
biện pháp tuyên truyền, giáo dục để sự bình đẳng nam nữ trở thành tiêu chuẩn thực
tế trong xã hội hiện nay. 17
III. Thành tựu và bất cập trong hoạt động xuất bản hiện nay
1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động xuất bản
Hoạt động xuất bản có nhiều chuyển biến tích cực, giữ được định hướng
chính trị, thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đọc của
nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động
xuất bản có nhiều đổi mới, kịp thời khắc phục một số hạn chế, bất cập trong
thực tiễn hoạt động xuất bản.
Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đặc
biệt là Luật Xuất bản năm 2012 và “Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát
hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2023” của Thủ tướng
Chính phủ, ngành xuất bản có bước phát triển quan trọng. Hoạt động xuất
bản có bước phát triển về quy mô, năng lực hoạt động, theo đó năm 2018 có
33,9 nghìn đầu ách với 373 triệu bản, tăng 18% về đầu sách và tăng 18,5%
về bản sách so với năm 2017. Nhiều bộ sách có giá trị cao thuộc các lĩnh vực
như sách nghiên cứu chính trị, sách văn hóa – xã hội, sách khoa học – công
nghệ, sách kinh tế và quản lý kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế...
được xuất bản. Nhiều nhà xuất bản kinh doanh hiệu quả và có lãi, điển hình
như Nhà xuất bản trẻ (13,700 tỷ đồng), Nhà xuất bản Kim Đồng (30,350 tỷ
đồng), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (104,793 tỷ đồng).
Lĩnh vực in ấn được quan tâm đầu tư phát triển, hiện đại hóa công nghệ; sản
phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác nhau. Quá trình
cổ phần hóa, nhu cầu tăng trưởng của các ngành kinh tế đã tạo điều kiện cho
một số doanh nghiệp mở rộng đầu tư, trang bị máy móc, hiện đại hóa quy
trình, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng những đơn hàng có yêu cầu kỹ
thuật, mỹ thuật cao. Năm 2019, cả nước có trên 1.900 cơ sở in công nghiệp
(tăng 5,3% so với năm 2018) trong tổng số hơn 10.000 cơ sở in. Doanh thu
ngành in đạt trên 96.000 tỷ đồng (tăng 5% so với năm 2018). Lợi nhuận
ngành in đạt gần 8.000 tỷ đồng (tăng 4%).
Đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm, nhiều đơn vị có tốc độ phát triển
nhanh như các công ty cổ phần phát hành sách Thành phố Hồ Chí Minh,
Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An...
Hoạt động xuất nhập khẩu sách có bước phát triển. Thị trường sách được mở
rộng thêm ở một số quốc gia: Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, phát triển thêm
trên thị trường mới như Italia, Trung Quốc, Singapore 18
Trong những năm gần đây, xuất bản phẩm điện tử từng bước phát triển dần
trở thành một sản phẩm thông dụng và phổ biến.Với rất nhiều ưu điểm vượt
trội so với sách in truyền thống như: tiết kiệm chi phí, giá thành rẻ, chi phí
về vật chất, phân phối thấp, việc xuất bản không chỉ còn lệ thuộc vào nhà
xuất bản mà tác giả có thể tự xuất bản được sách của mình, phạm vi phổ
biến tác phẩm rộng hơn nhờ mạng internet và số lượng độc giả không giới
hạn. Giờ đây, thay vì mua một cuốn sách và chỉ đọc được các thông tin trên
sách thì độc giả có thể nhận được nhiều hơn: kết nối trực tuyến với cộng
đồng độc giả, kết nối với tác giả, nhà sản xuất, đơn vị phát hành, nhận thêm
những ưu đĩa nội dung và các quà tặng khác từ phía nhà sản xuát và các đối tác phân phối.
Công tác quảng bá, tổ chức hội chợ sách trong nước và tham gia hội chợ
sách quốc tế được quan tâm, đầu tư. Nhận thức của các đơn vị xuất bản, phát
hành sách và cơ quan quản lý nhà nước về vai trò, tầm quan trọng của công
tác quảng bá sách đã có sự chuyển biến tích cực. Hoạt động quảng bá sách,
đặc biệt là các hội chợ sách tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thu hút
độc giả thuộc mọi lứa tuổi. Đặc biệt, Ngày sách Việt Nam hằng năm không
chỉ bó hẹp ở một số trung tâm, thành phố lớn mà đã được mở rộng đến nhiều
địa phương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vũng Tàu). Đồng thời Việt
Nam cũng chủ động tham gia các hoạt động quảng bá sách như Hội chợ sách
quốc tế La Habana tại Cuba, Liên Bang Nga; tổ chức triển lãm sách tại Hoa
Kỳ nhân sự kiện “Gặp gỡ Việt Nam”...
Các loại sách về các lĩnh vực pháp luật, văn hóa, văn học, thiếu niên, nhi
đồng, khoa học, công nghệ, kinh tế, giáo dục, tôn giáo, môi trường... ngày
càng phong phú và có chất lượng tốt. Sách, tài liệu phổ biến pháp luật,
phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng,
chế biến trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp... phục vụ nhân dân vùng sâu,
vùng xa, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới về cơ bản được đáp ứng
2. Những bất cập trong hoạt động xuất bản
So với các nước trong khu vực, xuất bản Việt Nam phát triển nhanh nhất. Tuy
nhiên, hoạt động xuất bản vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, rào cản, hạn chế.
Về nguồn vốn hoạt động trong các NXB, thực tế cho thấy, tuy là một ngành
đặc thù thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, song nhiều năm qua, hoạt động
xuất bản lại không được hưởng cơ chế, chính sách ưu tiên phù hợp. Các 19