Nội dung bài thuyết trình về chủ đề quan điểm vật chất - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
9 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nội dung bài thuyết trình về chủ đề quan điểm vật chất - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

44 22 lượt tải Tải xuống
Chủ đề:
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ BẢN CHẤT, VAI TRÒ
CỦA VẬT CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM
ĐÓ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ
I. MỞ ĐẦU: KHÁI QUÁT BẢN CHẤT CỦA VẬT CHẤT
Câu hỏi cả lớp: Vấn đề cơ bản của triết học?
=> Mặt thứ nhất, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau?
Cái nào quyết định cái nào?
=> Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Từ đây có thể giới thiệu: bằng cách trả lời 2 câu hỏi này, triết học chia ra nhiều
trường phái: duy vật, duy tâm, nhị nguyên. Triết học mác lê chúng ta đang học
thuộc trường phái duy vật, trường phái mà coi vật chất là thứ có trước, là thứ quyết
định. Vậy bản chất và vai trò của vật chất là gì? Liệu đến ngày hôm nay, trong thời
đại 4.0, việc nghiên cứu về vật chất có ý nghĩa gì với thế hệ trẻ gen Z không hay đó
chỉ là những thứ lí thuyết khô cứng không có tác dụng thực tế?
- Bản chất của vật chất:
+ Với các nhà duy tâm và các nhà duy vật trước mác (duy vật siêu hình)
+ Với các nhà duy tâm: Vật chất là thứ do ý thức tạo ra, hoàn toàn bị ý thức
quyết định.
+ Với các nhà duy vật siêu hình: Gắn vật chất với một số thứ cụ thể: khối
lượng, nguyên tử…
Câu hỏi: Nhược điểm của những quan điểm trên là gì?
- Triết học là nghiên cứu cái chung nhất nhưng lại đồng nhất vật chất với những
thứ cụ thể.
- Bởi vậy, khi những hạt nhân còn nhỏ hơn nguyên tử được tìm ra, khi những định
lí vật lí về khối lượng được khám phá, bản chất của vật chất mà những nhà duy vật
siêu hình tin tưởng bị sụp đổ, khiến nền triết học duy tân bị khủng hoảng, Từ yêu
cầu của lịch sử, Lê nin đã cho ra định nghĩa mới về vật chất.
Bản chất của vật chất theo quan điểm của Lê nin:
- “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh,
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” - Vladimir Ilyich Lenin.
=> Trong thời đại 4.0, khái niệm vật chất không tách rời với khái niệm đó trong
triết học.
=> Ví dụ gần gũi với GenZ
- Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học
Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng,
một tài sản của con người… Tuy nhiên, vật chất trong định nghĩa vật chất của
Lênin là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối
liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô
tận, không sinh ra và không mất đi.
- Thứ hai: Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan
+ Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và
không phụ thuộc vào ý thức của con người.
+ “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để
phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con người có nhận thức
được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại.
- Thứ ba: Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó
trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người
là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.
Ví dụ vật chất:
- Máy tính, điện thoại thông minh: là thứ tồn tại có thể cầm nắm, mang đến cảm
giác qua tiếp xúc ( xúc giác ), có thể nhìn thấy ( thị giác )…
- Đồ ăn: có thể cầm nắm ( xúc giác), vị ngọt, mát ( vị giác)…
=> Đều tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không
phụ thuộc vào ý thức của con người, đều có thể gây nên cảm giác ở con người khi
nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người.
Ví dụ không phải vật chất:
- Tình yêu, tình cảm …
- Vong linh (phong tục thờ cúng người đã mất) …
- Tín ngưỡng
=> Chỉ tồn tại trong nhận thức, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
và có thể hiểu rằng nó trái ngược hoàn toàn với vật chất.
Câu hỏi: Nêu thêm những thứ ta không thể nhìn thấy cầm nắm mà vẫn là vật chất?
=> Trọng lực, âm thanh, v . . . v. . . .
- Thứ 4: Vật chất là cái mà ý thức chỉ là phản ánh của nó
Chỉ có duy nhất một thế giới, đó là thế giới khách quan, nơi tồn tại hai hiện
tượng: Hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy), hiện tượng
vật chất luôn tồn tại khách quan, độc lập nhưng hiện tượng tinh thần lại luôn có
nguồn gốc từ vật chất. Nói cách khác, điều này khẳng định lại câu trả lời của lê nin
cho câu hỏi ý thức hay vật chất là cái quyết định.
Ví dụ: Tri thức: Cho tay vào nước sôi sẽ bị nóng là tri thức - ý thức; nó được tạo ra
từ hiện tượng vật chất: nhiệt độ của nước sôi. Cho dù mình không ý thức được
nước sôi nóng thì nó vẫn nóng.
II. VAI TRÒ CỦA VẬT CHẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
2.1) Vật chất đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của xã hội loài người
- Tiếp tục tư tưởng xuất phát trong "Hệ tư tưởng Đức". “Tiền đề đầu tiên của mọi
sự tồn tại của con người và tiền đề của mọi lịch sử đó là: người ta phải có khả năng
sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng để sống được thì trước hết phải có
thức ăn, thức uống, có nhà ở, có quần áo mặc và các yếu tố vật chất khác nhằm
đảm bảo cho sự sinh tồn của giới tự nhiên nói chung và loài người nói riêng.
Như vậy, hành động lịch sử đầu tiên của con người là sử dụng các nguồn vật chất
tự nhiên để phục vụ sự sống của mình (Công xã Nguyên thủy). Chính việc săn bắt
hái lượm - bộ não con người dần phát triển. Thay vì sử dụng nguyên liệu tự nhiên
dạng thô, con người đã biết sử dụng sức lao động và công cụ lao động để tác động
vào tự nhiên, cải tạo thế giới vật chất phục vụ cuộc sống của mình
- Quá trình trên gọi là “sản xuất vật chất”. Mang tầm vóc lịch sử cao hơn, sản xuất
vật chất là hành vi tiên quyết, là điều kiện cơ bản để duy trì cuộc sống của con
người.
2.2) Vật chất tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội - là nhân tố quyết định
đến sự phát triển của đời sống xã hội
- Xã hội đặt trong phạm trù triết học về vật chất – chỉ là một thành phần nhỏ bé của
thế giới vật chất bao la. Chính sự phát triển của vật chất quyết định đến sự phát
triển của xã hội
2.3) Biểu hiện những vai trò nêu trên trong đời sống xã hội
Biểu hiện vai trò lịch sử và sứ mệnh vĩ đại của thế giới vật chất qua chiều dài phát
triển của Xã hội là không thể bao quát trong một bài thuyết trình. Vì vậy trong
phần này, nhóm em xin phép đề cập đến những biểu hiện đó dựa trên một trong
những phương diện tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp nhất đến đời sống xã
hội hiện tại – phương diện kinh tế.
- Vai trò của vật chất hiện hữu một cách vô thức ngay trong mỗi nhịp thở, từng giọt
nước, từng bữa ăn... đến môi trường pháp luật, hành lang pháp lý, nhà nước pháp
quyền ta đang sinh sống.
- Trên môi trường vĩ mô:
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên tính đa
dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam từ đó tạo nên tính đa dạng của nền kinh
tế nhiều thành phần. Thực tế cho thấy một nền kinh tế nhiều thành phần phải bao
gồm nhiều hình thức sở hữu chứ không đơn thuần là hai hình thức sở hữu trong
giai đoạn xưa kia. Sau cải cách, thực hiện chính sách nền kinh tế mở, nhiều thành
phần tư tưởng chính trị được cải cách kéo theo rất nhiều thay đổi về kinh tế.
+ Trước Việt Nam phồn vinh ngày hôm nay, ta lại thấy một lần nữa, biểu
hiện sát thực, tinh tế, rõ ràng các vai trò của thế giới vật chất. Từ một nước nông
nghiệp - mô hình tự cung - tự cấp chúng ta đang chuyển mình sang nền kinh tế thị
trường. Không chỉ sản xuất trong nước mà còn xuất khẩu đem lại nguồn thu cho
quốc gia.
- Trên tầm vi mô:
+ Những biểu hiện tích cực:
* Vật chất trong những dạng biểu hiện cấp cao của nó, đã quy định
mới trong sống của loài người, từ môi trường tự nhiên tới môi trường xã hội.
Qua sự nhận thức của con người về thế giới vật chất đã làm cuộc sống xã hội
lên tầm cao hơn, văn minh, hiện đại và tiến bộ hơn.
* Đáp ứng nhu cầu sống của con người, từ những nhu cầu thiết yếu
đến những nhu cầu cao cấp. (VD: Thay vì ăn hang ở hốc, con người bằng
những quy luật khách quan, tác động của thế giới vật chất đến con người và
con người tác động lại - đã xây dựng lên xã hội ngày hôm nay.)
* Các thành tựu trên mặt trận Công nghệ khoa học mở ra nhiều kỷ
nguyên mới trên các mặt trận sinh học, tin học, y học, giáo dục, năng lượng,
nhiên liệu, nguyên liệu
* Vai trò của vật chất còn thể hiện ở tỉnh chất kim chỉ nam để các nhà
khoa học khám phá các nền văn minh bị quên lãng, những giá trị văn hóa bị
vùi lấp...
+ Những biểu hiện tiêu cực:
* Bên cạnh những ưu đãi mà con người nhận được thì cũng không ít
những thiên tai, động đất, núi lửa, lũ lụt hàng năm vẫn cướp đi sinh mạng
của hàng nghìn người.
* Sự ích kỷ của con người cũng đang làm ảnh hưởng đến thế giới vật
chất. Làm biến đổi khí hậu, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên,
làm ô nhiễm môi trường sống, làm hỏng nguồn nước, làm bẩn nguồn không
khí…
* Sức mạnh của vật lý hạt nhân không được sử dụng thành nguồn
năng lượng có ích như Newton mong muốn, trái lại, công thức E=mc2 của
Albert Einstein lại tạo ra mối đe dọa khủng khiếp tạo nên căng thẳng chính
trị xung đột vũ trang sâu sắc giữa nhiều quốc gia. Đe dọa nghiêm trọng hòa
bình thế giới.
Tóm lại, vật chất đóng vai trò tiền đề cho sự tồn tại và là yếu tố khách quan nguyên
nhân, nguồn gốc của mọi sự phát triển. Tuy nhiên, kéo theo nó, cũng có nhiều tác
động tiêu cực mà bản thần xã hội phải tự điều hòa để tận dụng tốt nhất những ưu
đãi của vật chất trong cuộc sống của chính mình.
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẬT CHẤT TRONG THỜI ĐẠI 4.0
3.1) Ý nghĩa về vật chất của Lênin:
- Nhận thức được vật chất có trước và ý thức có sau
+ Có thể thấy với các vận động và phát triển của ý thức mới thấy được vật
chất đang tồn tại. Bởi vậy mà các nhà duy tâm cho rằng ý thức có trước. Nhưng
thực tế là từ khi nhận thức được thì họ mới thấy được các tồn tại của vật chất. Bản
chất phải là vật chất có trước khi hình thành ý thức.
+ Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức con người. Tuy
nhiên vẫn mang đến các tính chất tồn tại song song và tác động lẫn nhau. Khi con
người có nhu cầu ăn, ở, mặc… con người đã dùng ý thức để sử dụng vật chất. Từ
đó mà vật chất chính là nguồn gốc sâu xa dẫn đến các phát triển nền tảng của ý
thức. Phải có các cơ sở đó mới có ý thức của con người vận động.
+ Ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách quan đó. Với cơ sở và
nền tảng từ những cảm giác đối với vật chất. Con người có khả năng nhận thức thế
giới. Từ đó mà phát triển nhận thức cũng như mang đến các ứng dụng đối với vật
chất sẵn có, dần dần họ sử dụng vật chất cho các nhu cầu cao hơn của mình.
- Bác bỏ quan điểm duy tâm
+ Định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù
vật chất với sự phát hiện vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc của
ý thức là nguồn gốc khách quan của cảm giác. Khi mà quan điểm duy tâm mang
đến các khẳng định cho sự xuất hiện và tác động của ý thức đến vật chất. Tất cả là
sai về mặt bản chất khi giải thích đối với nguồn gốc theo các nghiên cứu khoa học.
Với các cơ sở như thế nào, ý thức phải dựa trên nền tảng của vật chất làm cơ sở.
Từ đó mà hình thành các nhu cầu cao hơn đối với tồn tại của vật chất.
+ Với định nghĩa vật chất, Lênin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết
học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức.
Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại,
chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất
của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã
hội.
- Khắc phục hạn chế trong quan điểm đưa ra của các nhà khoa học trước đó:
+ Định nghĩa này khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm
về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác khi các nội dung trong chủ nghĩa duy
vật cũng chưa đưa ra nguồn gốc, tính chất và dạng tồn tại của vật chất, cùng với sự
tồn tại độc lập và có trước của vật chất so với ý thức.
+ Bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại
khách quan. Đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù
vật chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành. Từ đó khắc phục
được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ
khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất.
- Tính đúng đắn.
+ Bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy vật (CNDV) tầm thường về vật chất,
coi ý thức là một dạng vật chất. Bởi về bản chất, ý thức có các tồn tại độc lập, với
tính chất riêng. Không thỏa mãn cho khái niệm vật chất được Lênin kết luận.
+ Định nghĩa này đã liên kết CNDV biện chứng với CNDV lịch sử thành
một thể thống nhất. Khẳng định đối với dạng tồn tại và vận động của vật chất. Vật
chất trong tự nhiên, vật chất trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất mà
thôi, đều là thực tại khách quan.
3.2) Khái quát về thời đại 4.0
- Để có được sự phát triển như ngày nay, loài người đã trải qua rất nhiều cuộc cách
mạng: cách mạng nông nghiệp, cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng đang
diễn ra ở hiện tại, tác động trực tiếp tới đời sống của nhân loại chính là cách mạng
Công nghệ 4.0.
- Công nghệ đang và sẽ có sự tác động và tạo ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ các
ngành nghề, lĩnh vực đời sống. Kỷ nguyên 4.0 đã tạo ra sự khác biệt, nâng cao tốc
độ phát triển sản xuất, xã hội, phá bỏ các truyền thống trước đây.
- Mặc dù không thể xác định chính xác thời điểm công nghệ 4.0 bắt đầu, nhưng tốc
độ phát triển của nó là vô hạn định và chưa từng có tiền lệ. Thời đại 4.0 phát triển
nghĩa là tất cả chúng ta đang đứng trước một cơ hội đổi mới lớn. Và cũng có nghĩa
là rất nhiều thách thức khổng lồ đang chờ đợi ở phía trước.
=> Thế hệ trẻ trong thời đại 4.0:
+ Thế hệ sống trong một môi trường phát triển nhanh chóng
+ Chịu ảnh hưởng từ nhiều phía, đặc biệt là những tác động từ môi trường
mạng xã hội với nhiều nguồn thông tin bủa vây… => hành vi và suy nghĩ bị tác
động bởi nhiều phía, dễ bị mất phương hướng trong cuộc sống.
+ Môi trường xã hội phát triển không ngừng và ngày càng nhanh chóng =>
sự cạnh tranh khốc liệt (về cơ hội, nghề nghiệp…)
3.3) Ý nghĩa của việc nghiên cứu vật chất trong thời đại 4.0 đối với thế hệ trẻ
Trong thời đại công nghệ lên ngôi, ta không thể xem thường và bài trừ triết học,
tuy nhiên cũng không thể quá đề cao hay tuyệt đối hoá vai trò của triết học. Kết
hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức - tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri
thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình
hình thực tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn) - đó
là tiền đề cần thiết đảm bảo thành công của chúng ta trong hoạt động cụ thể của
mình
3.3.1. Giúp thế hệ trẻ xác lập được một thế giới quan đúng đắn
- Không bị lâm vào tình trạng chủ nghĩa khách quan, duy ý chí.
- Xây dựng một quan niệm sống đúng đắn: không quá đề cao vai trò của vật chất
hay ý thức. Công nhận sự chi phối và quyết định của vật chất đến ý thức không
đồng nghĩa với việc phủ nhận hoàn toàn vai trò của ý thức, của những giá trị tinh
thần. Cần nhận thức được rằng, vật chất và ý thức là hai mặt đối lập nhưng lại nằm
trong một thể thống nhất, bởi vậy mà không thể đặt nặng vấn đề nào hơn vấn đề
nào. Việc xác định nhân tố nào có trước và quyết định nhân tố nào chỉ là tiền đề để
chúng ta xác lập một thế giới quan đúng đắn chứ không đồng nghĩa với việc cái
nào quan trọng hơn cái nào.
3.3.2. Trở thành kim chỉ nam cho đời sống của thế hệ trẻ
- Tự tin về chính bản thân mình
Vẻ bề ngoài, ngoại hình (vật chất) - là thứ con người không thể tự quyết
định hay thay đổi chỉ dựa vào ý thức. Thế hệ trẻ - những con người sống trong thời
đại số, nơi mà internet phủ sóng muôn nơi, con người ta dễ dàng lâm vào tình trạng
so sánh bản thân, tự ti về chính mình khi thấy được những mặt xuất sắc của người
khác. Bởi vậy mà chúng ta cần học cách chấp nhận bản thân và tự hào về những gì
mình đang có.
- Luôn biến đổi cùng sự vận động của thời đại
+ Trong thực tiễn, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ
thực tiễn, từ những yếu tố khách quan. Vật chất quyết định sự vận động, phát triển
của ý thức:
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của
vật chất, vật chất thay đổi thì sớm hay muộn ý thức cũng phải thay đổi theo.
(Vd: loài người nguyên thuỷ sống theo bầy đàn, dựa vào sản vật của thiên nhiên thì
tư duy của họ cũng đơn sơ, giản dị. => sống trong thời đại 4.0, khi mọi sự vận
động của xã hội, thế giới đều diễn ra nhanh chóng => đòi hỏi con người, nhất là thế
hệ trẻ cần có sự năng động, sáng tạo, không ngừng thay đổi và phát triển bản thân
để hòa nhập cùng xu thế…)
VD: Trong thời kỳ Covid19, thời đại (vật chất) tác động rất lớn đến sự phát triển
của con người.
+ Hàng ngàn công ty phá sản, hàng triệu người lao động thất nghiệp là do họ
không nắm bắt và nhận thức được sự thay đổi của thời đại.
+ Nhưng cũng có rất nhiều cá nhân doanh nghiệp lại trở nên thành công, bởi
họ nắm bắt được những biến động của xã hội - thế giới vật chất, để từ đó thay đổi
cách tư duy, cải tiến cách làm việc - ý thức (nhiều cửa hàng chuyển từ kinh doanh
trực tiếp sang hình thức online, bán mang về; nhiều hình thức mua sắm qua mạng
được đẩy mạnh đầu tư…). Dựa vào việc lấy vật chất, thế giới khách quan làm tiền
đề, xuất phát từ vật chất để thay đổi ý thức, tư duy, họ đã thành công xác định được
hướng đi đúng đắn.
- Thời đại công nghệ lên ngôi, thế hệ trẻ không thể giữ mãi những lối tư duy cũ (ý
thức cũ), những cách làm đã trở nên lạc hậu và lỗi thời, mà cần thay đổi và nâng
cấp tư duy, phát triển bản thân, áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và
những lĩnh vực của đời sống.
- Xã hội cạnh tranh về cơ hội, nhân lực và việc làm => “sự cố gắng” truyền thống
không còn đủ để giới trẻ gen Z tạo ra khác biệt.
Trước những thay đổi của thế giới vật chất, thế hệ trẻ cũng cần tự thay đổi
và phát triển ý thức của chính mình. Thời đại 4.0 với sự biến đổi và tốc độ phát
triển nhanh chóng đặt ra yêu cầu cho học sinh, sinh viên, cho thế hệ trẻ cần liên tục
thay đổi, phát triển về tư duy, nhận thức, trình độ. Trong thời đại hiện nay, việc xã
hội phát triển đặt ra một yêu cầu rất lớn đối với trình độ và năng lực của mỗi cá
nhân, bởi vậy mà thế hệ Gen Z cũng phải đối mặt với vô vàn những thử thách, đòi
hỏi con người ngày càng phải nâng cao năng lực hơn nữa.
- Không chỉ thay đổi trong tư duy mà còn phải đi đôi với hành động:
Khi muốn đạt được một vật chất nào đó, thế hệ trẻ cần cải tạo thế giới khách
quan để đáp ứng nhu cầu của mình, phải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh
giá tình hình, từ đó xác định phương án, lộ trình, kế hoạch… chứ không thể dùng ý
thức đơn thuần để đạt được nó. “Muốn ăn phải lăn vào bếp”, không thể có một kết
quả vật chất nào được hình thành nếu như ta chỉ nghĩ và ước, phải bắt tay vào hành
động, thực hiện mục tiêu một cách bền bỉ và có kế hoạch.
(VD: trong việc học tập, ta không thể chỉ ngồi nghĩ về một viễn cảnh tương lai tốt
đẹp, một số điểm cao, một công việc trong mơ… nếu ta chỉ ngồi và mơ mộng…)
- Vật chất quyết định ý thức, nhưng không vì vậy mà quá đề cao vật chất mà coi
nhẹ đời sống tinh thần.
Xã hội ngày nay, nhiều bạn trẻ bị rơi vào vòng xoáy của danh lợi, mải miết
chạy theo những nhu cầu về vật chất mà quên mất việc chăm chút cho thế giới tinh
thần của mình, dẫn đến nhiều tình trạng vô cảm, hay gặp phải những vấn đề tâm lý
khác… Bởi vậy, phải biết cân bằng giữa cả vật chất và ý thức, giữa đời sống vật
chất và đời sống tinh thần.
| 1/9

Preview text:

Chủ đề:
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ BẢN CHẤT, VAI TRÒ
CỦA VẬT CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM

ĐÓ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ
I. MỞ ĐẦU: KHÁI QUÁT BẢN CHẤT CỦA VẬT CHẤT
Câu hỏi cả lớp: Vấn đề cơ bản của triết học?
=> Mặt thứ nhất, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau?
Cái nào quyết định cái nào?
=> Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Từ đây có thể giới thiệu: bằng cách trả lời 2 câu hỏi này, triết học chia ra nhiều
trường phái: duy vật, duy tâm, nhị nguyên. Triết học mác lê chúng ta đang học
thuộc trường phái duy vật, trường phái mà coi vật chất là thứ có trước, là thứ quyết
định. Vậy bản chất và vai trò của vật chất là gì? Liệu đến ngày hôm nay, trong thời
đại 4.0, việc nghiên cứu về vật chất có ý nghĩa gì với thế hệ trẻ gen Z không hay đó
chỉ là những thứ lí thuyết khô cứng không có tác dụng thực tế?
- Bản chất của vật chất:
+ Với các nhà duy tâm và các nhà duy vật trước mác (duy vật siêu hình)
+ Với các nhà duy tâm: Vật chất là thứ do ý thức tạo ra, hoàn toàn bị ý thức quyết định.
+ Với các nhà duy vật siêu hình: Gắn vật chất với một số thứ cụ thể: khối lượng, nguyên tử…
Câu hỏi: Nhược điểm của những quan điểm trên là gì?
- Triết học là nghiên cứu cái chung nhất nhưng lại đồng nhất vật chất với những thứ cụ thể.
- Bởi vậy, khi những hạt nhân còn nhỏ hơn nguyên tử được tìm ra, khi những định
lí vật lí về khối lượng được khám phá, bản chất của vật chất mà những nhà duy vật
siêu hình tin tưởng bị sụp đổ, khiến nền triết học duy tân bị khủng hoảng, Từ yêu
cầu của lịch sử, Lê nin đã cho ra định nghĩa mới về vật chất.
Bản chất của vật chất theo quan điểm của Lê nin:
- “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh,
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” - Vladimir Ilyich Lenin.
=> Trong thời đại 4.0, khái niệm vật chất không tách rời với khái niệm đó trong triết học.
=> Ví dụ gần gũi với GenZ
- Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học
Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng,
một tài sản của con người… Tuy nhiên, vật chất trong định nghĩa vật chất của
Lênin là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối
liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô
tận, không sinh ra và không mất đi.
- Thứ hai: Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan
+ Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và
không phụ thuộc vào ý thức của con người.
+ “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để
phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con người có nhận thức
được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại.
- Thứ ba: Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó
trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người
là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh. Ví dụ vật chất:
- Máy tính, điện thoại thông minh: là thứ tồn tại có thể cầm nắm, mang đến cảm
giác qua tiếp xúc ( xúc giác ), có thể nhìn thấy ( thị giác )…
- Đồ ăn: có thể cầm nắm ( xúc giác), vị ngọt, mát ( vị giác)…
=> Đều tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không
phụ thuộc vào ý thức của con người, đều có thể gây nên cảm giác ở con người khi
nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người.
Ví dụ không phải vật chất: - Tình yêu, tình cảm …
- Vong linh (phong tục thờ cúng người đã mất) … - Tín ngưỡng
=> Chỉ tồn tại trong nhận thức, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
và có thể hiểu rằng nó trái ngược hoàn toàn với vật chất.
Câu hỏi: Nêu thêm những thứ ta không thể nhìn thấy cầm nắm mà vẫn là vật chất?
=> Trọng lực, âm thanh, v . . . v. . . .
- Thứ 4: Vật chất là cái mà ý thức chỉ là phản ánh của nó
Chỉ có duy nhất một thế giới, đó là thế giới khách quan, nơi tồn tại hai hiện
tượng: Hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy), hiện tượng
vật chất luôn tồn tại khách quan, độc lập nhưng hiện tượng tinh thần lại luôn có
nguồn gốc từ vật chất. Nói cách khác, điều này khẳng định lại câu trả lời của lê nin
cho câu hỏi ý thức hay vật chất là cái quyết định.
Ví dụ: Tri thức: Cho tay vào nước sôi sẽ bị nóng là tri thức - ý thức; nó được tạo ra
từ hiện tượng vật chất: nhiệt độ của nước sôi. Cho dù mình không ý thức được
nước sôi nóng thì nó vẫn nóng.
II. VAI TRÒ CỦA VẬT CHẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
2.1) Vật chất đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của xã hội loài người
- Tiếp tục tư tưởng xuất phát trong "Hệ tư tưởng Đức". “Tiền đề đầu tiên của mọi
sự tồn tại của con người và tiền đề của mọi lịch sử đó là: người ta phải có khả năng
sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng để sống được thì trước hết phải có
thức ăn, thức uống, có nhà ở, có quần áo mặc và các yếu tố vật chất khác nhằm
đảm bảo cho sự sinh tồn của giới tự nhiên nói chung và loài người nói riêng.
Như vậy, hành động lịch sử đầu tiên của con người là sử dụng các nguồn vật chất
tự nhiên để phục vụ sự sống của mình (Công xã Nguyên thủy). Chính việc săn bắt
hái lượm - bộ não con người dần phát triển. Thay vì sử dụng nguyên liệu tự nhiên
dạng thô, con người đã biết sử dụng sức lao động và công cụ lao động để tác động
vào tự nhiên, cải tạo thế giới vật chất phục vụ cuộc sống của mình
- Quá trình trên gọi là “sản xuất vật chất”. Mang tầm vóc lịch sử cao hơn, sản xuất
vật chất là hành vi tiên quyết, là điều kiện cơ bản để duy trì cuộc sống của con người.
2.2) Vật chất tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội - là nhân tố quyết định
đến sự phát triển của đời sống xã hội

- Xã hội đặt trong phạm trù triết học về vật chất – chỉ là một thành phần nhỏ bé của
thế giới vật chất bao la. Chính sự phát triển của vật chất quyết định đến sự phát triển của xã hội
2.3) Biểu hiện những vai trò nêu trên trong đời sống xã hội
Biểu hiện vai trò lịch sử và sứ mệnh vĩ đại của thế giới vật chất qua chiều dài phát
triển của Xã hội là không thể bao quát trong một bài thuyết trình. Vì vậy trong
phần này, nhóm em xin phép đề cập đến những biểu hiện đó dựa trên một trong
những phương diện tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp nhất đến đời sống xã
hội hiện tại – phương diện kinh tế.
- Vai trò của vật chất hiện hữu một cách vô thức ngay trong mỗi nhịp thở, từng giọt
nước, từng bữa ăn... đến môi trường pháp luật, hành lang pháp lý, nhà nước pháp quyền ta đang sinh sống.
- Trên môi trường vĩ mô:
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên tính đa
dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam từ đó tạo nên tính đa dạng của nền kinh
tế nhiều thành phần. Thực tế cho thấy một nền kinh tế nhiều thành phần phải bao
gồm nhiều hình thức sở hữu chứ không đơn thuần là hai hình thức sở hữu trong
giai đoạn xưa kia. Sau cải cách, thực hiện chính sách nền kinh tế mở, nhiều thành
phần tư tưởng chính trị được cải cách kéo theo rất nhiều thay đổi về kinh tế.
+ Trước Việt Nam phồn vinh ngày hôm nay, ta lại thấy một lần nữa, biểu
hiện sát thực, tinh tế, rõ ràng các vai trò của thế giới vật chất. Từ một nước nông
nghiệp - mô hình tự cung - tự cấp chúng ta đang chuyển mình sang nền kinh tế thị
trường. Không chỉ sản xuất trong nước mà còn xuất khẩu đem lại nguồn thu cho quốc gia. - Trên tầm vi mô:
+ Những biểu hiện tích cực:
* Vật chất trong những dạng biểu hiện cấp cao của nó, đã quy định
mới trong sống của loài người, từ môi trường tự nhiên tới môi trường xã hội.
Qua sự nhận thức của con người về thế giới vật chất đã làm cuộc sống xã hội
lên tầm cao hơn, văn minh, hiện đại và tiến bộ hơn.
* Đáp ứng nhu cầu sống của con người, từ những nhu cầu thiết yếu
đến những nhu cầu cao cấp. (VD: Thay vì ăn hang ở hốc, con người bằng
những quy luật khách quan, tác động của thế giới vật chất đến con người và
con người tác động lại - đã xây dựng lên xã hội ngày hôm nay.)
* Các thành tựu trên mặt trận Công nghệ khoa học mở ra nhiều kỷ
nguyên mới trên các mặt trận sinh học, tin học, y học, giáo dục, năng lượng, nhiên liệu, nguyên liệu
* Vai trò của vật chất còn thể hiện ở tỉnh chất kim chỉ nam để các nhà
khoa học khám phá các nền văn minh bị quên lãng, những giá trị văn hóa bị vùi lấp...
+ Những biểu hiện tiêu cực:
* Bên cạnh những ưu đãi mà con người nhận được thì cũng không ít
những thiên tai, động đất, núi lửa, lũ lụt hàng năm vẫn cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.
* Sự ích kỷ của con người cũng đang làm ảnh hưởng đến thế giới vật
chất. Làm biến đổi khí hậu, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên,
làm ô nhiễm môi trường sống, làm hỏng nguồn nước, làm bẩn nguồn không khí…
* Sức mạnh của vật lý hạt nhân không được sử dụng thành nguồn
năng lượng có ích như Newton mong muốn, trái lại, công thức E=mc2 của
Albert Einstein lại tạo ra mối đe dọa khủng khiếp tạo nên căng thẳng chính
trị xung đột vũ trang sâu sắc giữa nhiều quốc gia. Đe dọa nghiêm trọng hòa bình thế giới.
Tóm lại, vật chất đóng vai trò tiền đề cho sự tồn tại và là yếu tố khách quan nguyên
nhân, nguồn gốc của mọi sự phát triển. Tuy nhiên, kéo theo nó, cũng có nhiều tác
động tiêu cực mà bản thần xã hội phải tự điều hòa để tận dụng tốt nhất những ưu
đãi của vật chất trong cuộc sống của chính mình.
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẬT CHẤT TRONG THỜI ĐẠI 4.0
3.1) Ý nghĩa về vật chất của Lênin:
- Nhận thức được vật chất có trước và ý thức có sau
+ Có thể thấy với các vận động và phát triển của ý thức mới thấy được vật
chất đang tồn tại. Bởi vậy mà các nhà duy tâm cho rằng ý thức có trước. Nhưng
thực tế là từ khi nhận thức được thì họ mới thấy được các tồn tại của vật chất. Bản
chất phải là vật chất có trước khi hình thành ý thức.
+ Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức con người. Tuy
nhiên vẫn mang đến các tính chất tồn tại song song và tác động lẫn nhau. Khi con
người có nhu cầu ăn, ở, mặc… con người đã dùng ý thức để sử dụng vật chất. Từ
đó mà vật chất chính là nguồn gốc sâu xa dẫn đến các phát triển nền tảng của ý
thức. Phải có các cơ sở đó mới có ý thức của con người vận động.
+ Ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách quan đó. Với cơ sở và
nền tảng từ những cảm giác đối với vật chất. Con người có khả năng nhận thức thế
giới. Từ đó mà phát triển nhận thức cũng như mang đến các ứng dụng đối với vật
chất sẵn có, dần dần họ sử dụng vật chất cho các nhu cầu cao hơn của mình.
- Bác bỏ quan điểm duy tâm
+ Định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù
vật chất với sự phát hiện vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc của
ý thức là nguồn gốc khách quan của cảm giác. Khi mà quan điểm duy tâm mang
đến các khẳng định cho sự xuất hiện và tác động của ý thức đến vật chất. Tất cả là
sai về mặt bản chất khi giải thích đối với nguồn gốc theo các nghiên cứu khoa học.
Với các cơ sở như thế nào, ý thức phải dựa trên nền tảng của vật chất làm cơ sở.
Từ đó mà hình thành các nhu cầu cao hơn đối với tồn tại của vật chất.
+ Với định nghĩa vật chất, Lênin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết
học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức.
Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại,
chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất
của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã hội.
- Khắc phục hạn chế trong quan điểm đưa ra của các nhà khoa học trước đó:
+ Định nghĩa này khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm
về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác khi các nội dung trong chủ nghĩa duy
vật cũng chưa đưa ra nguồn gốc, tính chất và dạng tồn tại của vật chất, cùng với sự
tồn tại độc lập và có trước của vật chất so với ý thức.
+ Bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại
khách quan. Đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù
vật chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành. Từ đó khắc phục
được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ
khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất. - Tính đúng đắn.
+ Bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy vật (CNDV) tầm thường về vật chất,
coi ý thức là một dạng vật chất. Bởi về bản chất, ý thức có các tồn tại độc lập, với
tính chất riêng. Không thỏa mãn cho khái niệm vật chất được Lênin kết luận.
+ Định nghĩa này đã liên kết CNDV biện chứng với CNDV lịch sử thành
một thể thống nhất. Khẳng định đối với dạng tồn tại và vận động của vật chất. Vật
chất trong tự nhiên, vật chất trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất mà
thôi, đều là thực tại khách quan.
3.2) Khái quát về thời đại 4.0
- Để có được sự phát triển như ngày nay, loài người đã trải qua rất nhiều cuộc cách
mạng: cách mạng nông nghiệp, cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng đang
diễn ra ở hiện tại, tác động trực tiếp tới đời sống của nhân loại chính là cách mạng Công nghệ 4.0.
- Công nghệ đang và sẽ có sự tác động và tạo ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ các
ngành nghề, lĩnh vực đời sống. Kỷ nguyên 4.0 đã tạo ra sự khác biệt, nâng cao tốc
độ phát triển sản xuất, xã hội, phá bỏ các truyền thống trước đây.
- Mặc dù không thể xác định chính xác thời điểm công nghệ 4.0 bắt đầu, nhưng tốc
độ phát triển của nó là vô hạn định và chưa từng có tiền lệ. Thời đại 4.0 phát triển
nghĩa là tất cả chúng ta đang đứng trước một cơ hội đổi mới lớn. Và cũng có nghĩa
là rất nhiều thách thức khổng lồ đang chờ đợi ở phía trước.
=> Thế hệ trẻ trong thời đại 4.0:
+ Thế hệ sống trong một môi trường phát triển nhanh chóng
+ Chịu ảnh hưởng từ nhiều phía, đặc biệt là những tác động từ môi trường
mạng xã hội với nhiều nguồn thông tin bủa vây… => hành vi và suy nghĩ bị tác
động bởi nhiều phía, dễ bị mất phương hướng trong cuộc sống.
+ Môi trường xã hội phát triển không ngừng và ngày càng nhanh chóng =>
sự cạnh tranh khốc liệt (về cơ hội, nghề nghiệp…)
3.3) Ý nghĩa của việc nghiên cứu vật chất trong thời đại 4.0 đối với thế hệ trẻ
Trong thời đại công nghệ lên ngôi, ta không thể xem thường và bài trừ triết học,
tuy nhiên cũng không thể quá đề cao hay tuyệt đối hoá vai trò của triết học. Kết
hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức - tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri
thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình
hình thực tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn) - đó
là tiền đề cần thiết đảm bảo thành công của chúng ta trong hoạt động cụ thể của mình
3.3.1. Giúp thế hệ trẻ xác lập được một thế giới quan đúng đắn
- Không bị lâm vào tình trạng chủ nghĩa khách quan, duy ý chí.
- Xây dựng một quan niệm sống đúng đắn: không quá đề cao vai trò của vật chất
hay ý thức. Công nhận sự chi phối và quyết định của vật chất đến ý thức không
đồng nghĩa với việc phủ nhận hoàn toàn vai trò của ý thức, của những giá trị tinh
thần. Cần nhận thức được rằng, vật chất và ý thức là hai mặt đối lập nhưng lại nằm
trong một thể thống nhất, bởi vậy mà không thể đặt nặng vấn đề nào hơn vấn đề
nào. Việc xác định nhân tố nào có trước và quyết định nhân tố nào chỉ là tiền đề để
chúng ta xác lập một thế giới quan đúng đắn chứ không đồng nghĩa với việc cái
nào quan trọng hơn cái nào.
3.3.2. Trở thành kim chỉ nam cho đời sống của thế hệ trẻ
- Tự tin về chính bản thân mình
Vẻ bề ngoài, ngoại hình (vật chất) - là thứ con người không thể tự quyết
định hay thay đổi chỉ dựa vào ý thức. Thế hệ trẻ - những con người sống trong thời
đại số, nơi mà internet phủ sóng muôn nơi, con người ta dễ dàng lâm vào tình trạng
so sánh bản thân, tự ti về chính mình khi thấy được những mặt xuất sắc của người
khác. Bởi vậy mà chúng ta cần học cách chấp nhận bản thân và tự hào về những gì mình đang có.
- Luôn biến đổi cùng sự vận động của thời đại
+ Trong thực tiễn, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ
thực tiễn, từ những yếu tố khách quan. Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức:
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của
vật chất, vật chất thay đổi thì sớm hay muộn ý thức cũng phải thay đổi theo.
(Vd: loài người nguyên thuỷ sống theo bầy đàn, dựa vào sản vật của thiên nhiên thì
tư duy của họ cũng đơn sơ, giản dị. => sống trong thời đại 4.0, khi mọi sự vận
động của xã hội, thế giới đều diễn ra nhanh chóng => đòi hỏi con người, nhất là thế
hệ trẻ cần có sự năng động, sáng tạo, không ngừng thay đổi và phát triển bản thân
để hòa nhập cùng xu thế…)
VD: Trong thời kỳ Covid19, thời đại (vật chất) tác động rất lớn đến sự phát triển của con người.
+ Hàng ngàn công ty phá sản, hàng triệu người lao động thất nghiệp là do họ
không nắm bắt và nhận thức được sự thay đổi của thời đại.
+ Nhưng cũng có rất nhiều cá nhân doanh nghiệp lại trở nên thành công, bởi
họ nắm bắt được những biến động của xã hội - thế giới vật chất, để từ đó thay đổi
cách tư duy, cải tiến cách làm việc - ý thức (nhiều cửa hàng chuyển từ kinh doanh
trực tiếp sang hình thức online, bán mang về; nhiều hình thức mua sắm qua mạng
được đẩy mạnh đầu tư…). Dựa vào việc lấy vật chất, thế giới khách quan làm tiền
đề, xuất phát từ vật chất để thay đổi ý thức, tư duy, họ đã thành công xác định được hướng đi đúng đắn.
- Thời đại công nghệ lên ngôi, thế hệ trẻ không thể giữ mãi những lối tư duy cũ (ý
thức cũ), những cách làm đã trở nên lạc hậu và lỗi thời, mà cần thay đổi và nâng
cấp tư duy, phát triển bản thân, áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và
những lĩnh vực của đời sống.
- Xã hội cạnh tranh về cơ hội, nhân lực và việc làm => “sự cố gắng” truyền thống
không còn đủ để giới trẻ gen Z tạo ra khác biệt.
Trước những thay đổi của thế giới vật chất, thế hệ trẻ cũng cần tự thay đổi
và phát triển ý thức của chính mình. Thời đại 4.0 với sự biến đổi và tốc độ phát
triển nhanh chóng đặt ra yêu cầu cho học sinh, sinh viên, cho thế hệ trẻ cần liên tục
thay đổi, phát triển về tư duy, nhận thức, trình độ. Trong thời đại hiện nay, việc xã
hội phát triển đặt ra một yêu cầu rất lớn đối với trình độ và năng lực của mỗi cá
nhân, bởi vậy mà thế hệ Gen Z cũng phải đối mặt với vô vàn những thử thách, đòi
hỏi con người ngày càng phải nâng cao năng lực hơn nữa.
- Không chỉ thay đổi trong tư duy mà còn phải đi đôi với hành động:
Khi muốn đạt được một vật chất nào đó, thế hệ trẻ cần cải tạo thế giới khách
quan để đáp ứng nhu cầu của mình, phải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh
giá tình hình, từ đó xác định phương án, lộ trình, kế hoạch… chứ không thể dùng ý
thức đơn thuần để đạt được nó. “Muốn ăn phải lăn vào bếp”, không thể có một kết
quả vật chất nào được hình thành nếu như ta chỉ nghĩ và ước, phải bắt tay vào hành
động, thực hiện mục tiêu một cách bền bỉ và có kế hoạch.
(VD: trong việc học tập, ta không thể chỉ ngồi nghĩ về một viễn cảnh tương lai tốt
đẹp, một số điểm cao, một công việc trong mơ… nếu ta chỉ ngồi và mơ mộng…)
- Vật chất quyết định ý thức, nhưng không vì vậy mà quá đề cao vật chất mà coi
nhẹ đời sống tinh thần.
Xã hội ngày nay, nhiều bạn trẻ bị rơi vào vòng xoáy của danh lợi, mải miết
chạy theo những nhu cầu về vật chất mà quên mất việc chăm chút cho thế giới tinh
thần của mình, dẫn đến nhiều tình trạng vô cảm, hay gặp phải những vấn đề tâm lý
khác… Bởi vậy, phải biết cân bằng giữa cả vật chất và ý thức, giữa đời sống vật
chất và đời sống tinh thần.