Nội dung ôn tập Kinh tế chính trị Mác | Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: Hãy phân tích nội dung, yêu cầu và các tác động của quy luật giá trị? Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật này?
Tài liệu này bổ ích. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44990377 lOMoAR cPSD| 44990377
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Thời gian làm bài: 60 Phút Đề thi có 2 câu
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: Hãy phân tích nội dung, yêu cầu và các tác động của quy luật giá trị? Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật này? -
Nội dung của quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu
có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. -
Yêu cầu của quy luật giá trị: quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao
động xã hội cần thiết. Nghĩa là:
+ Trong sản xuất: thời gian lao động cá biệt ≤ thời gian lao động xã hội cần thiết.
+ Trong trao đồi: phải theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là giá cả = giá trị xã hội. Nhưng trong thực tế thì: Khi: Cung < cầu hàng hóa thiếu
giá cả > giá trị xã hội Cung = cầu hàng hóa đủ
giá cả = giá trị xã hội Cung > cầu hàng hóa thừa
giá cả < giá trị xã hội
Nhưng nếu xét trên phạm vi toàn xã hội, trong một khoảng thời gian dài thì tổng giá cả = tổng giá trị xã hội -
Cơ chế tác động của quy luật: quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả. -
Các tác động của quy luật giá trị: + Điều tiết sx và lưu thông hàng hóa:
o Điều tiết sx: thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường mà các yếu tố sx (vốn, sức lđ, tư liệu
sx) được di chuyển từ ngành có lợi nhuận thấp ngành có lợi nhuận cao hơn, làm cho quy mô sx có ngành
được mở rộng, có ngành bị thu hẹp o Đầu tư sx:
+ Kích thích cải tiến kỹ thuật sx, hợp lý hóa sx, tăng năng suất lao động cá biệt, giảm lượng giá trị cá biệt, nếu
lượng giá trị xh không đổi thì người này sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn.
+ Phân hóa những người sx thành kẻ giàu, người nghèo. Tốt TGLĐCB< TGLĐXHCT Lời giàu
Trung bình TGLĐCB = TGLĐXHCT Chưa phân hóa Xấu TGLĐCB > TGLĐXHCT Lỗ nghèo -
Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật này: Quy luật này vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động
tiêu cực, vì vậy cần có sự điều tiết của Nhà nước, cụ thể như sau:
+ Về tác động tích cực:
o Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả, cụ thể tỷ trọng nhóm ngành
nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP có xu hướng giảm xuống, trái lại tỷ trọng nhóm ngànhcông nghiệp xây
dựng và dịch vụ trong GDP lại có xu hướng tăng lên.
o Xóa bỏ tình trạng ngăn sông, cấm chợ, tạo nên sự cân đối cung - cầu về hàng hóa ở các vùng miền.
o Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh trong
việc sản xuất hàng hoá chất lượng hàng hoá ngày càng cao, giá cả cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng.
o Tạo ra quy luật đào thải, loại bỏ hết cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức yếu kém không đáp ứng được nhu cầu của
xã hội, tạo ra động lực phát triển cho nền kinh tế + Về tác động tiêu cực:
o Do chạy theo lợi nhuận, cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất nên xuất hiện tình trạng buôn
bán gian lận, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường...
o Gia tăng sự phân hóa giàu - nghèo…
Vì vậy, Nhà nước thông qua việc ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và bằng thực lực
kinh tế của mình, dể đièu tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và những mặt tiêu cực
khác, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 2: Hãy phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch? Trên cơ sở đó, hãy so
sánh điểm giống và khác nhau giữa chúng? lOMoAR cPSD| 44990377
1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối -
Khái niệm: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư bằng cách
kéo dài ngày lao động trong khi thời gian lao động cần thiết là không đổi, do đó tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư. -
Do ngày lao động chịu giới hạn về mặt sinh lý (công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí) nên không thể
kéo dài bằng ngày tự nhiên, còn cường độ lao động cũng không thể tăng vô hạn quá sức chịu đựng của con người. Hơn
nữa, công nhân kiên quyết đấu tranh đòi rút ngắn ngày lao động. Vì vậy phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt
đối gặp phải những giới hạn này đã làm hạn chế việc gia tăng tỷ suất giá trị thặng dư của nhà tư bản.
2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối -
Khái niệm: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư bằng
cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết, do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động
không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn. -
Để hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động,
muốn vậy phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu
sản xuất để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó.
Như vậy, giá trị thặng dư tương đối thu được nhờ tăng năng suất lao động xã hội.
3. Giá trị thặng dư siêu ngạch -
Khái niệm: là giá trị thặng dư có được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hôi. -
C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Xét từng trường hợp, giá
trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, xuất hiện rồi mất đi, nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng
dư siêu ngạch lại là hiện tượng tồn tại thường xuyên.
So sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: • Giống nhau: -
Đều là cách mà nhà tư bản sử dụng để bóc lột công nhân để tạo giá trị thặng dư. -
Đều dựa trên cơ sở thời gian lao động thặng dư được kéo dài. -
Đòi hỏi độ dài ngày lao động nhất định, cường độ lao động và năng suất lao động nhất định. • Khác nhau:
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối -
Phương pháp sản xuất thực hiện bằng cách kéo dài -
Phương pháp thực hiện tăng năng suất lao động.
ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động. -
Ngày lao động dịch chuyển về phía trái tức rút ngắn -
Ngày lao động dịch chuyển về phía phải đồng nghĩa
thời gian lao động tất yếu. kéo dài ngày lao động.
- Áp dụng trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí của -
Áp dụng trong giai đoạn đầu của phương thức sản chủ nghĩa tư bản khi kỹ thuật phát triển hơn. xuất tư bản chủ nghĩa khi kỹ thuật còn thấp.
So sánh giá trị thặng dư tương đối và giá trị trị thặng dư siêu ngạch
• Điểm giống nhau: Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở chung là chúng đều dựa trên cơ sở
tăng năng suất lao động.
• Điểm khác nhau:
Giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư siêu ngạch -
Do tăng năng suất lao động xã hội -
Do tăng năng suất lao động cá biệt -
Là khoản thu nhập của toàn bộ giai cấp tư sản. -
Là khoản thu nhập của một số nhà tư bản -
Biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân với tư bản -
Biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân với nhà tư bản
và giữa các nhà tư bản với nhau
Câu 3: Hãy phân thích thực chất, nguồn gốc và quy luật chung của tích lũy tư bản? Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận này?
1. Thực chất của tích lũy tư bản: -
Để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải biến một số bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm,
sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm được gọi là tích lũy tư bản. Do đó, bản chất của tích lũy
tư bản là sự chuyển hóa một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư. lOMoAR cPSD| 44990377 -
Như vậy, tích lũy tư bản chính là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư
có thể chuyển hóa thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới.
2. Nguồn gốc của tích lũy tư bản: -
Nguồn gốc của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư. Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
không ngừng mở rộng. Quá trình tích lũy tư bản đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến
thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa.
3. Quy luật chung của tích lũy tư bản:
4. Ý nghĩa: Nghiên cứu quy luật này giúp ta nhận thức được: -
Thực chất, nguồn gốc và động cơ của tích lũy. -
Tích lũy tư bản là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời các tổ chức độc quyền. -
Tích lũy tư bản một mặt làm cho điều kiện sản xuất ngày càng tốt hơn, năng suất lao động ngày càng tăng lên,
mặt khác làm cho giai cấp công nhân bị bần cùng hóa tuyệt đối và tương đối.
Câu 4: Hãy trình bày nguyên nhân hình thành độc quyền và những đặc điểm của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản?
a) Nguyên nhân hình thành độc quyền:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do những nguyên nhân chủ yếu sau:
1. Cuối thế kỷ XIX những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện: o Một mặt, làm xuất hiện những ngành
sản xuất mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mô lớn; o Mặt khác, làm tăng năng suất lao động, tăng
khối lượng giá trị thặng dư, tăng khả năng tích lũy, tích tụ và tập trung tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn.
2. Sự tác động của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, … ngày càng mạnh mẽ,
làm biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
3. Cạnh tranh, theo Lênin (2005, tập 27, trang 402) thì “tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung
sản xuất này khi phát triển tới một mức nhất mức độ nhất định đã dẫn đến độc quyền.”
4. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 làm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản; các doanh nghiệp lớn
muốn phát triển được thì phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn.
5. Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là hình thành
các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
Những thành tựu khoa học kỹ thuật mới
Sự tác động của các quy luật kinh tế CNTBĐQ Cạnh tranh
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873
Tín dụng TBCN mở rộng và sự ra đời của cty cổ phần
b) Những đặc điểm của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản:
1. Tập trung sản xuất dẫn đến sự hình thành của các tổ chức độc quyền: -
Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền vì:
+ Một mặt, do số lượng các doanh nghiệp lớn ít nên có thể dễ dàng thỏa thuận với nhau.
+ Mặt khác, các doanh nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại
nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thỏa hiệp với nhau để nắm vị trí độc quyền. -
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và
tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao. lOMoAR cPSD| 44990377 -
Những hình thức tổ chức độc quyền cơ bản là: cartel là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản lớn ký Hiệp
nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, ... Các nhà tư bản tham gia cartel vẫn độc
lập về sản xuất và lưu thông.
2. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính: -
Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp, cũng diễn ra quá trình tích tụ và tập trung tư bản
trong ngân hàng, dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. -
Các tổ chức độc quyền ngân hàng và các tổ chức độc quyền công nghiệp tìm cách thâm nhập vào nhau hình thành nên tư bản tài chính.
3. Xuất khẩu tư bản: -
Khái niệm: Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt m và các nguồn lợi khác ở
nước nhập khẩu tư bản. -
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì:
+ Một số ít nước chủ nghĩa tư bản phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng “tư
bản thừa” tương đối, nghĩa là không tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao ở trong nước.
+ Ở những nước lạc hậu về kinh tế, lợi nhuận thường cao, vì tư bản hãy còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tình công hạ, nguyên liệu rẻ.
4. Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tổ chức độc quyền dẫn đến sự hình thành tổ chức độc quyền quốc tế: -
Do việc xuất khẩu tư bản tăng lên, cũng như những khu vực ảnh hưởng của các tổ chức độc quyền lớn nhất được hết
sức mở rộng, nên tất nhiên đã đưa đến một sự thỏa thuận quốc tế giữa các tổ chức độc quyền này, đưa đến sự hình
thành những tổ chức độc quyền quốc tế. (V.l. Lênin toàn tập, tập 27, trang 462). -
Tổ chức độc quyền quốc tế là sự liên minh giữa các tổ chức độc quyền lớn nhất của các nước về phân chia là lĩnh vực
đầu tư, nguồn nguyên liệu, khối lượng sản phẩm, thị trường...
5. Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc: -
Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. -
Cho đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. -
Tính đến năm 1914, chỉ riêng 6 nước đế quốc lớn là Anh, Pháp, Nga, Đức, Mỹ, Nhật đã chiếm 65 triệu km2 thuộc địa
với số dân là 523,4 triệu người. -
Trong đó đó số dân thuộc địa của Anh gần 7 lần của Pháp và nhiều hơn 13 lần số dân thuộc địa của Nga. Số dân thuộc
địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức Mỹ Nhật cộng lại. -
Tình hình phân chia thuộc địa như vậy và sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản, tất yếu dẫn đến cuộc đấu
tranh nhằm chia lại thế giới đã chia xong. lOMoAR cPSD| 44990377 Tóm lại:
Các tổ chức độc quyền
Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính Những đặc điểm của Xuất khẩu tư bản CNTBĐQ
Sự phân chia thế giới mặt kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
Câu 5: Hãy phân tích nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam?
Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: theo Hội nghị BCH TW ĐCSVN lần thứ 7 khóa VII (1994) thì “Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã
hội. Từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và
phương pháp tiên tiến, hiện đại. Dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.”
Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: (3)
a. Tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sx – xh lạc hậu sang nền sx – xh tiến bộ. -
Tạo lập những điều kiện cần thiết trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để có thể chuyển đổi trình độ phát triển. -
Để có thể chuyển đổi trình độ phát triển thì phải đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ
vào sản xuất và đời sống với hình thức, quy mô, trình độ và bước đi thích hợp với nước ta hiện nay.
+ Về hình thức : để trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân phải được
thực hiện bằng hai con đường:
o Vừa tự sản xuất trong nước (công nghệ nội sinh). o Vừa nhận chuyển giao kỹ thuật, công
nghệ mới từ các nước tiên tiến (công nghệ ngoại sinh). o Trong đó, công nghệ nội sinh phải
giữ vai trò quyết định, còn công nghệ ngoại sinh chỉ giữ vai trò quan trọng.
+ Về quy mô : Ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến và thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng
một số công trình quy mô lớn khi thật cần thiết và có hiệu quả.
+ Về trình độ : o Hình thành cơ cấu kỹ thuật, công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại.
o Để vừa tận dụng được nguồn lực dồi dào, vừa phù hợp với lượng vốn có hạn ở nước ta hiện
nay, vừa cho phép rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Về bước đi : Cần thực hiện theo phương châm “vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt khi có
nhu cầu cần thiết và khả năng thực hiện.”
b. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả. -
Khái niệm: cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu
thành nền kinh tế trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. lOMoAR cPSD| 44990377
+ Mối quan hệ về số lượng là: số lượng các bộ phận, tỷ trọng từng bộ phận trong tổng thể. +
Mối quan hệ về chất lượng là: sự tác động qua lại giữa các bộ phận trong tổng thể. -
Các loại cơ cấu kinh tế: + Cơ cấu ngành kinh tế. + Cơ cấu vùng kinh tế.
+ Cơ cấu thành phần kinh tế.
Trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất. -
Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hợp lý, hiệu quả là quá trình: tăng tỷ trọng của ngành công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP.
+ Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế theo hướng hợp lý, hiệu quả chính là: từng bước hình thành các vùng
chuyên môn hóa sản xuất để khai thác tiềm năng và lợi thế của từng vùng.
c. Từng bước hoàn thiện QHSX: phù hợp với trình độ phát triển của LLSX theo hướng:
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân.
Câu 6: Hãy phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam? -
Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế của 1 quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn
kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế TG dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. -
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam: A. Tác động tích cực: (6)
1. Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, tiếp cập nguồn vốn tín dụng và các đối tác quốc tế …
2. Mở rộng thị trường.
3. Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả hơn.
4. Cải thiện tiêu dùng trong nước.
5. Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của TG.
6. Là tiền đề cho hội nhập về văn hóa; tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị; nâng cao vị trí, vai trò của đất nước trên
trường quốc tế; đảm bảo an ninh quốc gia …
B. Tác động tiêu cực: (5)
1. Gia tăng sự cạnh tranh và sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thị trường bên ngoài.
2. Có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm nước khác nhau.
3. Có nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, cạn kiệt tài nguyeenm hủy hoại môi trường.
4. Có thể tạo ra 1 số thách thức đối với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia và nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh.
5. Làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc bị xói mòn …
Tóm lại: hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Vì vậy, phát huy tác
động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực là vấn đề cần phải đặc biệt coi trọng.