-
Thông tin
-
Quiz
Nội dung phép biện chứng duy vật và cách áp dụng vào đời sống học tập của sinh viên - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Nội dung phép biện chứng duy vật và cách áp dụng vào đời sống học tập của sinh viên - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
Nội dung của phép biện chứng duy vật và
sự vận dụng vào quá trình học tập của sinh viên Họ và tên:
Trần Ngọc Minh Lớp:
LLNL1105(121)_02 (63.KDNN) Mã sinh viên: GVHD:
Lê Ngọc Thông HÀ NỘI, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
Nội dung của phép biện chứng duy vật và
sự vận dụng vào quá trình học tập của sinh viên HÀ NỘI, 2021 2 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................4
A. NỘI DUNG:.....................................................................................5
I. Cơ sở lý luận:.................................................................................................5
1. Phép biện chứng:..........................................................................................5
2. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật:...........................................6
2.1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật:.........................................6
2.2. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật:...................................7
2.3. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:.............................12
II. Cơ sở thực tiễn:..........................................................................................15
B. ỨNG DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG SINH VIÊN:.............................17
KẾT LUẬN............................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO:...................................................................20 3 MỞ ĐẦU
Là một trong những bộ phận của chủ nghĩa Mác, được Lê nin phát triển,
Triết học Mác – Lênin có vai trò hết sức quan trọng trong chương trình đào tạo các
hệ lý luận chính trị, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Môn
học này nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển tự
nhiên, của xã hội, từ đó cung cấp phương pháp luận khoa học cho để học sinh, sinh
viên nhận thức và áp dụng vào quá trình học tập và làm việc sau này.
Học tập nghiên cứu để nắm vững các nội dung cơ bản của Triết học hay cụ
thể hơn là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin để sinh viên nắm
được những quy luật, các cặp phạm trù … đây là những kiến thức có ý nghĩa lớn
giúp cho sinh viên tiếp cận thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy biện
chứng đồng thời trang bị kiến thức nền tảng để sinh viên tiếp cận với môn Triết
học và các ngành khoa học khác.
Việc lựa chọn nội dung Phép biện chứng duy vật và sự vận dụng của nó
trong quá trình học tập của sinh viên giúp nắm vững hơn về những phần lý thuyết
được các thầy cô giảng dạy. Từ đó để bản thân nỗ lực, phấn đấu học tập tốt để đem
những kiến thức thu được phục vụ cho đất nước. Với đề tài này tôi mong muốn sẽ
giúp các bạn tân sinh viên khắc phục được những hạn chế trong năm đầu ở môi trường đại học. 4 A. NỘI DUNG: I. Cơ sở lý luận: 1. Phép biện chứng:
- Khái niệm: Biện chứng là khái niệm dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác,
chuyển hoá và vận động, phát triển theo các quy luật của sự vật, hiện tượng, quá
trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. - Biện chứng bao gồm:
+ Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giơi vật chất
+Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người.
Phép biện chứng: là học thuyết nghiên cứu khái quát biện chứng của thế giới thành
hệ thống nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc
phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
- Các hình thức cơ bản của phép biện chứng:
+ Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: trong lịch sử triết học, phép biện chứng
này được xuất hiện sớm nhất. Các nhà biện chứng thời cổ đại đã phát hiện những
sự vật, hiện tượng phát triển vận động trong những mối liên hệ gắn kết với nhau vô
cùng tận. Nhưng những tìm hiểu này là nhờ do việc quan sát, chưa có tính khóa
học. Vậy nên, nhưng tư tưởng biện chứng này chưa được áp dụng vào trong thực tiễn đời sống.
+ Phép biện chứng cổ điển Đức: được coi là hình thức tiếp theo sau phép biện
chứng chất phác thời cổ đại và được mở đầu bằng triết học của Can-tơ và phát triển
hoàn thiện hơn nhờ Hê-ghen. Đây được xem như lần đầu các nhà triết học mô tả hệ
thống những nội dung không thể thiếu của phép biện chứng và do biện chứng ở
giai đoạn này là biện chứng của tinh thần nên hình thức phép biện chứng này được
gọi là phép biện chứng duy tâm.
+ Phép biện chứng duy vật: với hình thức bậc cao nhất trong các hình thức phép
biện chứng, được xây dựng bởi C.Mác và Ph. Ăng-ghen và sau đó vận dụng và
phát huy bởi V.I.Lê-nin. Ở giai đoạn này, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã loại trừ được
những tính thần bí, những quan niệm duy tâm và phát huy những tính phù hợp của
phép biện chứng cổ điển Đức, đúc kết lại những gì căn bản của phép biện chứng 5
mà Hê-ghen đã phát triển. Phép biện chứng duy vật, hình thức cao nhất của phép
biện chứng đã được sáng lập dựa trên những thành tựu khoa học, lý luận của con
người nhân loại cũng như sự trau dồi phát triển và vận dụng từ xã hội thực tiễn.
2. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật:
2.1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
- Khái niệm: mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn
nhau giữ các sự vật hiện tượng, hay giữ các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới.
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật,
hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều
sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những
mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hienj tượng của thế giới. Đó là mối liên hệ giữa
các mặt đối lập, chất và lượng, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng - Tính đặc trưng:
+ Khách quan: bản chất bên trong của đối tượng tồn tại không phụ thuộc là sự
chuyển hóa, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Con
người có thể có nhận thức và vận dụng các mối quan hệ vào thực tiễn tùy thuộc
vào sức mạnh của con người hoặc một ý chí xác định.
+ Phổ biến: mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong mọi hoàn cảnh, không
gian, thời gian khác nhau đều tồn tại, ngay cả khi ở cùng một sự kiện xác định thì
luôn luôn tồn tại những thành phần, yếu tố liên quan tới nhau.
+ Đa dạng, phong phú: trong một mối liên hệ xác định cụ thể có các sự vật, hiện
tượng hoặc giai đoạn, quá trình khác nhau thì mối liên hệ đó cũng khác biệt cũng
như có vị trí, sự tác động, ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của đối tượng đó cũng là khác nhau.
- Nội dung: mọi sự vật, hiện tượng cũng như quá trình không giống nhau có những
sợi dây liên hệ không giống nhau, có những tác động cũng như trạng thái hoàn toàn
khác nhau đối với sự tiến hóa cũng như tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Đầu tiên, sự vật, hiện tượng phải được quan sát rõ ràng trong mối liên hệ phổ
biến, mối liên hệ vốn có của nó. Bản chất của sự vật được hình thành và phát triển
cũng như biến hóa qua những sợi dây liên hệ của chúng đối với sự vật và hiện tượng khác. 6
+ Tiếp đó, nhìn nhận toàn diện những điểm liên quan của sự vật, hiện tượng, đòi
hỏi phải xác định đúng vị trí, tác dụng của chúng, tránh xem xét đánh giá phiến
diện, dàn trải. Bởi sự vật tồn tại trong mối liên hệ nhưng không có nghĩa vai trò
cũng như vị trí của chúng là cùng thứ bậc với nhau.
+ Cuối cùng, phải hiểu biết sự vật trong tính chỉnh thế của nó và sự liên quan cũng
như chi phối lẫn nhau của chúng. Có nhận thức đối tượng trong tính chỉnh thể thì
mới hiểu cặn kẽ được bản chất của chính đối tượng đó.
Nguyên lý về sự phát triển:
- Khái niệm: trong phép biện chứng, sự phát triển, tiến hóa nêu lên giai đoạn vận
động, biến chuyển của đối tượng từ trình độ thấp tới cao, dần dần thay đổi từ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; quá trình này được ví như những con đường gồ
ghề, phức tạp, nhiều chông gai. - Tính đặc trưng:
+ Khách quan: quá trình giải quyết các mặt đối lập tương khắc của sự vật, hiện
tượng dựa vào sự phát triển nằm ở bản thân sự vật, hiện tượng đó. Phát triển được
coi là một quá trình khách quan tồn tại không phụ thuộc với ý thức của nhân loại.
+ Phổ biến: ở đâu có sự vật, hiện tượng, ở đó luôn luôn tồn tại sự phát triển.
+ Đa dạng, phong phú: xu hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng là sự phát triển,
tuy nhiên, sự vật, hiện tượng khác nhau thì quá trình phát triển đồng thời cũng khác
nhau và trong quá trình phát triển, các tác nhân ngoại sinh tác động đến những sự
vật, hiện tượng càng làm nổi bật tính đa dạng, phong phú.
- Nội dung: đối tượng trong quá trình phát triển sẽ được tiến lên một thứ bậc cao
hơn đối tượng cũ. Quá trình phát triển tiến lên đôi khi diễn ra dần dần nhưng đôi
khi lại có những bước nhảy quan tỏng làm thay đổi sự mất đi của đối tượng cũ và
sự ra đời của đối tượng mới. Phát triển tiến lên theo đường “xoáy ốc”, thông
thường cái mới sẽ tiếp thu, kế thừa những đặc tính nổi bật những đặc điểm của cái
cũ. Và quá trình phát triển này không tránh khỏi những bước thụt lùi, những lần
thất bại nhưng nhìn chung tổng thể là ngày càng đi lên những thứ bậc cao cấp hơn.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+Đầu tiên, phải nhìn nhận đối tượng trong sự phát triển, vận động và tìm ra xu
hướng chung khi đối tượng phát triển.
+ Tiếp theo, phải xác định được tính phức tạp, xoắn ốc của quá trình phát triển. Có
như vậy thì ta mới né tránh được tình trạng chủ quan khi đề ra những biện pháp
thúc đẩy đối tượng đi lên.
+ Cuối cùng, tránh tư tưởng bảo thủ, tư duy phải mềm dẻo, không ngừng xây dựng,
sửa đổi, bổ sung những thiếu xót ở giai đoạn cũ để phù hợp với đối tượng cũng như
với thế giới nhân loại. 7
2.2. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật: Cái riêng và cái chung:
- Khái niệm phạm trù cái riêng, cái chung:
+ Cái riêng: là phạm trù triết học ý chỉ một sự vật, hiện tượng hay một quá trình
riêng biệt, tồn tại trong mối liên hệ tương đối không phụ thuộc vào cái khác.
+ Cái chung: là phạm trù triết học được hiểu như những đặc tính, những nổi bật,
những thành phần được lặp lại ở những đối tượng hay các quá trình tách biệt với nhau.
+ Cái đơn nhất: dùng để chỉ những yếu tố, tính chất, …chỉ thuộc ở một sự vật, hiện
tượng nào đó mà ở cái sự vật, hiện tượng khác không thể nào có được. - Quan hệ biện chứng:
+ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại
của mình; cái chung không tồn tại tách rời cái riêng, tức là mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể.
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong quan hệ với cái chung, không có cái riêng tồn tại độc
lập tuyệt đối tách rời cái chung.
+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú đa dạng hơn cái chung; cái chung là cái bộ
phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
+ Cái chung phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ ổn định lặp lại ở nhiều cái
riêng cùng loại; cái riêng gồm những đặc điểm chung và cái đơn nhất.
+ Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn. Muốn nắm được cái chung thì phải xuất phát từ những cái riêng.
+ Cần cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể: khắc phục bệnh
giáo điều, máy móc hoặc cục bộ địa phương khi vận dụng cái chung.
+ Cần biết vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa cái đơn nhất và cái
chung theo mục đích nhất định. Nguyên nhân và kết quả:
- Khái niệm phạm trù nguyên nhân, kết quả:
+ Nguyên nhân: dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật,
hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. 8
+ Kết quả: dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các
yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng gây ra.
- Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
+ Không có nguyên nhân nào không dẫn đến kết quả nhất định và ngược lại không
có kết quả nào không có nguyên nhân.
+ Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân luôn có trước kết quả, còn kết
quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do
một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra.
+ Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành kết quả có thể diễn ra
theo các khuynh hướng thuận nghịch khác nhau, vị trí, vai trò của các nguyên nhân
này cũng khác nhau trong việc hình thành kết quả.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn
+ Cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích giải quyết và
ứng dụng quan hệ nhân quả.
Tất nhiên và ngẫu nhiên:
- Khái niệm phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên:
+ Tất nhiên: dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu
vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được.
+ Ngẫu nhiên: dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài, do sự kết hợp của
nhiều hoàn cảnh bên ngoài quy định, do đó nó có thể xuất hiện hoặc không xuất
hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác.
- Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định với sự
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong đó cái tất nhiên giữ vai trò quyết
định trong việc chi phối sự phát triển của sự vật còn ngẫu nhiên làm cho sự phát
triển của sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm lại.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau ở
đó cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu
nhiên, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên thường xuyên thay đổi và trong những điều kiện nhất
định chúng có thể chuyển hóa cho nhau; tất nhiên chuyển thành ngẫu nhiên và
ngẫu nhiên chuyển thành tất nhiên. 9
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không
phải căn cứ vào cái ngẫu nhiên. Tuy nhiên không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, cần
xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt được cái tất nhiên.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau vì vậy cần tạo ra những điều
kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất định. Nội dung và hình thức:
- Khái niệm phạm trù nội dung và hình thức:
+ Nội dung: dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá
trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
+ Hình thức: dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển sự vật, hiện tượng đó, là
hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. Ở đây, hình
thức bên trong gắn với nội dung, là cách thức kết cấu của các yếu tố, các thuộc tính
tạo thành nội dung chứ không phải nói đến hình thức bên ngoài.
- Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
+ Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau. Vì vậy,
không có hình thức nào không chứa nội dung và không có nội dung nào lại không
tồn tại trong một hình thức nhất định.
+ Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức và cùng một hình thức
có thể chứa đựng nhiều nội dung.
+ Nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung: nội dung
thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp; hình thức phù hợp với
nội dung sẽ thúc đẩy nội dung phát triển và ngược lại.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Trong nhận thức không được tách rời giữa nội dung và hình thức, không được
tuyệt đối hóa một mặt nào
+ Phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là những hình thức
phù hợp tạo điều kiện tối đa cho nội dung phát triển trong từng giai đoạn cũng như toàn bộ quá trình.
+ Phải luôn chú ý đến sự phát triển của nội dung, từ đó cố gắng làm cho hình thức
luôn phù hợp với nội dung nhằm thúc đẩy nội dung và sự vật cùng phát triển.
Bản chất và hiện tượng:
- Khái niệm phạm trù bản chất và hiện tượng: 10
+ Bản chất: dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định ở bên trong quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
+ Hiện tượng: dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó trong
những điều kiện xác định; hiện tượng được coi là sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
- Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng: bản chất và hiện tượng đều tồn
tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất vừa đối lập nhau:
+ Thống nhất ở chỗ bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện
tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định (không có bản chất
tồn tại tách rời hiện tượng và không có hiện tượng nào không biểu hiện một bản
chất nào đó). Khi bản chất mất đi thì hiện tượng cũng mất theo.
+ Đối lập ở chỗ bản chất là cái chung, còn hiện tượng là cái riêng; bản chất là cái
bên trong, hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ những sự kiện, quá
trình thực tế, phải phân tích, tổng hợp nhiều hiện tượng, nhất là hiện tượng điển
hình thì mới có thể năm bắt được bản chất.
+ Mọi hoạt động cải tạo sự vật phải xuất phát từ bản chất của sự vật, cho nên
không chỉ dừng lại ở nhận thức hiện tượng mà phải tiến tới nhận thức được bản chất của sự vật.
+ Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn không nên tuyệt đối hóa ranh giới giữa
bản chất và hiện tượng một cách cứng nhắc. Khả năng và hiện thực:
- Khái niệm phạm trù khả năng và hiện thực:
+ Khả năng dùng để chỉ những gì hiện chưa có, nhưng sẽ có khi có các điều kiện
tương ứng. Khả năng nói lên trạng thái, một trình độ phát triển của sự vật chưa trở
thành hiện thực mà còn là một xu hướng phát triển có thể có, có thể không có, khả
năng khi được thực hiện thì biến thành hiện thực.
+ Hiện thực dùng để chỉ những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự. Chúng ta cần
phân biệt hiện thực trong quan hệ với khả năng với hiện thực khách quan. Hiện
thực ở đây là tất cả những gì đang tồn tại, cả những hiện tượng vật chất, cả những
hiện tượng tinh thần, ý thức, thậm chí cả ý chí chủ quan.
- Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực:
+ Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời,
thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau. Nghĩa là khả năng chuyển hóa thành hiện thực 11
và hiện thực lại chứa đựng những khả năng mới; khả năng mới trong những điều
kiện nhất định lại chuyển hóa thành hiện thực.
+ Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại
nhiều khả năng: khả năng gần, xa, thực tế…
+ Trong đời sống xã hội khả năng chuyển hóa thành hiện thực phải phụ thuộc vào
điều kiện khách quan như hoàn cảnh, không gian, thời gian tạo nên sự chuyển hóa;
điều kiện chủ quan như tính tích cực của ý thức con người trong việc chuyển hóa.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Việc chuyển hóa từ khả năng thành hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện
một cách tự động có ý thức của con người. Vì vậy, trong xã hội, chúng ta phải tính
đến việc phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của con người.
+ Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực để xây dựng các quyết sách,
song cũng phải tính đến khả năng để việc đưa ra quyết sách phù hợp với thực tế, hiệu quả, khả thi.
+ Trong hoạt động thực tiễn phải dự báo các khả năng và tạo điều kiện cho khả
năng tốt trở thành hiện thực, ngăn ngừa khả năng xấu.
2.3. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại: - Khái niệm:
+ Chất: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự
thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với các khác.
+ Lượng: dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, khối lượng,
quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, cũng như các
thuộc tính của sự vật. Mỗi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất hữu cơ của hai
mặt chất và lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật biến đổi.
+ Độ: dùng để chỉ khoảng giới hạn nhất định, ở đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn
đến sự thay đổi căn bản về chất. Trong khoảng giới hạn của độ, hai mặt lượng và
chất tác động lẫn nhau, thống nhất với nhau làm cho sự vật vẫn còn là nó chứ chưa
phải là sự vật khác. Sự thay đổi về lượng đến một thời điểm nhất định sẽ tạo ra sự thay đổi về chất.
+ Điểm nút: dùng để chỉ thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để dẫn đến
thay đổi về chất. Sự thay đổi về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó
tạo ra gọi là bước nhảy.
+ Bước nhảy: dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về
lượng trước đó tạo ra, bước nhảy có nhiều hình thức: tuần tự và đột biến. 12
- Nội dung: mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa lượng và chất. Sự
thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay
đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay
đổi của lượng mới, quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không
ngừng biến đổi và phát triển. Quy luật này đôi khi được gọi vắn tắt là quy luật
lượng-chất, hoặc quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại tiêu chí về phương
diện chất và lượng của sự vật
+ Phải khắc phục tư tưởng tả khuynh: hành động nôn nóng, bất chấp quy luật, chủ
quan duy ý chí, không tích lũy đủ về lượng chỉ chú ý thực hiện bước nhảy về chất.
+ Phải khắc phục tư tưởng hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước
nhảy mặc dù đã tích lũy tới điểm nút.
+ Bước nhảy có nhiều loại do đó phải sử dụng linh hoạt các hình thức của bước
nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, lĩnh vực cụ thể.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: - Định nghĩa:
+ Mặt đối lập: là những mặt, khía cạnh có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.
+ Mâu thuẫn là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập bên trong của sự vật.
- Các tính chất chung của mâu thuẫn:
+ Tính khách quan: mâu thuẫn bắt nguồn từ chính bản thân sự vật, đó là do mặt đối
lập của chính sự vật tạo nên, không phụ thuộc vào ý thức con người.
+ Tính phổ biến: mẫu thuẫn có trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Tính phong phú đa dạng: sự vật, hiện tượng khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau.
Nói cách khác mâu thuẫn có nhiều loại.
- Quá trình vận động của mâu thuẫn:
+ Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
+ Thống nhất các mặt đối lập: dùng để chỉ sự liên hệ, rang buộc, không tách rời
nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại.
+ Đấu tranh các mặt đối lập: dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ,
phủ định nhau của các mặt đối lập.
+ Thống nhất các mặt đối lập là tương đối, còn đấu tranh các mặt đối lập là tuyệt đối. 13
+ Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển
hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa các mặt đối lập là một quá trình- lúc mới xuất hiện,
mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt
đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi thì
chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau và mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi,
mâu thuẫn mới hình thành và quá trình tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn được vận động và phát triển.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Để hiểu đúng bản chất sự vật và tìm ra con đường đúng đắn để giải quyết mâu
thuẫn nhằm thúc đẩy sự vật phát triển, chúng ta phải phân tích mâu thuẫn của sự
vật, tìm ra những mặt đối lập và khuynh hướng tác động của chúng. Khi phân tích
mâu thuẫn, ta phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, tức là quán triệt quan điểm
khách quan khi xem xét mâu thuẫn.
+ Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của mâu
thuẫn và vị trí, vai trò cũng như xu hướng tác động của các mặt đối lập, tức là phải
quán triệt quan điểm lịch sử- cụ thể trong việc xem xét mâu thuẫn.
+ Phải xác định đúng phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu
thuẫn phù hợp với mâu thuẫn của từng sự vật ở mỗi giai đoạn cụ thể, không điều
hòa mâu thuẫn, đồng thời phải chống cả hai biểu hiện sai lầm, nóng vội, chủ quan
duy ý chí và trì trệ bảo thủ trong việc giải quyết mâu thuẫn.
Quy luật phủ định của phủ định: - Khái niệm:
+ Phủ định: sự vật, hiện tượng này ra đời, tồn tại, phát triển rồi mất đi và được thay
thế bằng sự vật, hiện tượng khác được gọi là sự phủ định.
+ Phủ định biện chứng: dùng để chỉ sự phủ định tự thân vừa có kế thừa vừa có đổi
mới, phát triển, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn cái cũ.
+ Phủ định của phủ định là dùng để chỉ một vòng khâu của sự phát triển, trong đó
diễn ra hai lần phủ định biện chứng, sự vật dường như quay lại cái cũ nhưng ở trên một trình độ cao hơn. - Nội dung:
+ Mọi sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động và phát triển của mình đều phải
trải qua một chuỗi các phủ định biện chứng, phủ định của phủ định nói lên một chu
kỳ của sự phát triển, theo đó sự vật mới dường như quay trở lại cái cũ nhưng trên
cơ sở cao hơn về chất, sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc” 14
+ Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” là sự biểu thị rõ rang, đầy đủ các đặc trung
của quá trình phát triển biện chứng, đó là tính kế thừa, tính đổi mới, tính lặp lại,
tính tiến bộ. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối
tiếp từ dưới lên của các vòng trong đường xoáy ốc.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Giúp chúng ta nhận thức đúng về xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự
phát triển không bao giờ diễn ra theo đường thẳng, mà quanh co, phức tạp, phải
trải qua nhiều lần phủ định. Vì vậy ta cần tránh thái độ phiến diện, đơn giản trong
nhận thức đối tượng, đặc biệt là các hiện tượng xã hội.
+ Trong quá trình phát triển luôn xuất hiện cái mới thay thế cho cái cũ, cái tiến bộ
thay thế cho cái lạc hậu, vì vậy phải có thái độ ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho
cái mới, cái tiến bộ ra đời.
+ Chúng ta không được phép có thái độ phủ định sạch trơn mà phải biết kế thừa có
chọn lọc những tinh hoa của cái cũ.
II. Cơ sở thực tiễn:
Triết học được coi là khoa học của mọi ngành khoa học khác. Cũng vì lí do đó
mà V.I.Lê-nin đã từng nói rằng phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của
các mặt đối lập. Phép duy vật biện chứng cho ta thấy ngày càng rõ vị trí cũng như
vai trò của bản thân mình trong quá trình tôi luyện, phát triển. Qua phần trình bày
về nội dung của hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và 3 quy luật ở trên, ta dường như
có thể thấy rõ tác động quan trọng của nội dụng của phép biện chứng lên con người
mà từ đó trở thành kim chỉ nam hướng mọi người tới con đường phù hợp để tự rèn
luyện và phát huy những thế mạnh vốn có của mình.
Đầu tiên, hai nguyên lý của phép biện chứng gồm nguyên lý phát triển và
nguyên lý về mối liên hệ, chúng ta đều có thể tìm ra tính ứng dụng của hai nguyên
lý nêu trên vào thực tiễn cuộc sống khiến triết học không còn trở thành một bộ môn
trừu tượng, khô khan mà có tính áp dụng mạnh mẽ vào trong đời sống của mỗi con
người. Qua phần phân tích nêu trên mục I của phần nguyên lý về mối liên hệ, ta có
thể suy ra rằng chúng ta không nên nhìn nhận một phía bởi mỗi đối tượng luôn
luôn có nhiều khía cạnh khác nhau, không thể suy từ bụng ta ra bụng người được.
Ta cần phải quan sát rõ ràng tránh có cái nhìn tổng thể, bao quát, phiến diện khiến
những việc hiểu lầm không đáng xảy ra. Không những vậy, mối liên hệ phổ biến
còn giúp ta hiểu được rằng muốn thực hiện tốt mục đích thì ta cần phải áp dụng
nhiều phương pháp khác để khiến mối liên hệ đó được thay đổi. Cũng như việc
chúng ta bắt đầu vào học ở một môi trường mới thì chúng ta phải bắt chuyện làm
quen với những người bạn mới, ta phải tích cực tham gia các hoạt động trong
trường và đồng thời cũng phải cố gắng hoàn thành tốt những bộ môn mà chúng ta 15
chưa bao giờ được trải nghiệm. Từ đó ta sẽ thấy mình dần hòa nhập vào với bạn bè
cùng lớp cũng như môi trường học tập mới. Ngoài ra, mối liên hệ phổ biến còn
khiến chúng ta né tránh được cái nhìn một chiều, thuật chiết trung mà học tập được
quan điểm toàn diện. Ta có thể lấy ví dụ vào ngay trong hoàn cảnh chúng ta bị
điểm kém, bản thân chúng ta sẽ nghĩ rằng tại vì do chưa làm quen được với môi
trường học tập hay do bài quá khó nhưng thực chất mối liên hệ nằm ở chỗ bạn
chưa học bài, bạn lười làm bài dẫn đến việc không hiểu được những kiến thức mà
thầy cô đã dạy trên lớp. Ngoài nguyên lý về mối liên hệ nêu trên còn nguyên lý về
sự phát triển cũng không kém quan trọng. Khi nói đến phát triển bản thân, trước
hết chúng ta phải hiểu được chính bản thân mình có những ưu điểm và nhược điểm
gì để từ đó có thể phát huy thế mạng cũng như loại trừ, sửa đổi thế yếu của mình.
Quá trình phát triển bản thân là một quá trình trải dài sẽ có nhiều trở ngại khi ta
phát hiện, tìm tòi ra những gì mình có thể làm tốt. Ví dụ như những diễnviên nhí
hiện nay, nhiều em nhỏ tuổi đã tìm thấy được khả năng diễn xuất của mình và đóng
được những bộ phim có tiếng như diễn viên nhí Mai Cát Vy dù mới có 12 tuổi
nhưng em đã tham gia vào khá nhiều những bộ phim được nhiều khán giả ủng hộ
như Song Lang (2018) hay Hai Phượng (2019). Đồng thời, trong quá trình phát
triển, mọi đối tượng đều dựa trên việc kế thừa và phát huy những tinh hoa của đối
tượng cũ vậy nên muốn bản thân được phát triển ta phải không ngừng học hỏi, bổ
sung, trau dồi kiến thức cũng như loại bỏ những gì tiêu cực, ảnh hưởng tới quá trình chúng ta đi lên.
Nội dung của phép biện chứng không chỉ dừng lại ở hai nguyên lý mà còn
bao gồm các cặp phạm trù, Với cặp phạm trù đầu tiên: cái chung-cái riêng, ta có
thể thấy được tính ứng dụng vào trong cuộc sống rất mạnh mẽ đặc biết là đối với
học sinh, sinh viên. Mỗi con người đều tồn tại độc lập, đều có những đặc trưng,
phong cách riêng biệt nhưng đã đứng trong một tập thể lớp, chúng ta đều nên
nhường nhịn, đoàn kết để có thể mang đến lợi ích chung cho toàn tập thể lớp.
Chúng ta nên biết cách hòa nhập chứ không phải hòa tan, không phải việc đó ai ai
cũng làm thì mình cũng phải làm theo mọi người. Hãy làm khi điều đó khiến bạn
thoải mái, phù hợp với chính bản thân mình. Đất nước ta đang tiếp nhận khá nhiều
luồng văn hóa khác nhau do đang trong quá trình hội nhập thế giới nhưng không có
nghĩa rằng trong chúng ta đã mất đi những bản chất dân tộc, trong chúng ta đều có
lòng tự tôn dân tộc mạnh mẽ, năm 2018, khi đội tuyển Việt Nam ta đoạt giải Á
quân U23 Châu Á, mọi người đều nô nức ra đường hò reo, ăn mừng chiến thắng
của đổi tuyển bóng đá, đó chính là cách mà chúng ta thể hiện tinh thần dân tộc.
Qua cặp phạm trù thứ hai: nguyên nhân-kết quả, ta hiểu được rằng, mỗi kết quả
được tạo ra là do mỗi hoạt động của con người, từ đó ta rút ra kết luận rằng: phải
xem xét chín chắn một quyết định nào đó. Ví dụ trong quá trình đầu tư tiền ảo mà
đồng tiền mình mua vào lại đang xuống giá, nói đơn giản là chúng ta phải quyết
định đúng đắn lúc nào thì nên giữ lại và đợi đồng tiền đó lên giá trở lại hay rút và 16
bán hết đi bởi việc suy nghĩ này ảnh hưởng đến việc bạn có lãi được đồng nào từ việc đầu tư hay không.
Nói đến nội dụng của phép biện chứng, ta không thể không nhắc đến những
quy luật được nêu rõ ở phần trên. Đối với quy luật lượng-chất, muốn có sự biến đổi
về chất trước tiên phải biết cách thay đổi ở lượng. Ta cần bỏ ra thời gian cũng như
công sức nhất định thì mới có thể nhận được lại những gì mình dày công tâm huyết
bỏ ra được. Tác động đến việc thay đổi về chất, phải xác định được điểm nút; đồng
thời cũng nên nắm bắt những cơ hội để tạo cho mình những bước nhảy vọt. Ta nói
quy luật này là quy luật hai chiều bởi chất bị thay đổi thì lượng cũng vậy. Ở những
môi trường học mới, chúng ta cần phải học cách trau dồi vốn kiến thức nhiều hơn,
đồng thời, cũng phải tự hòa nhập để mình cảm thấy tương xứng với sự biến đổi về
chất này. Ở quy luật phủ định của phủ định, cái mới luôn luôn được sinh ra để thay
thế cái cũ, cái lạc hậu sẽ được thay thế bởi cái tiên tiến hơn ở trong quá trình phát
triển nên chúng ta phải bắt kịp xu hướng, có thái độ ủng hộ, tránh tư tưởng bảo thủ,
trì trệ. Từ những năm đầu của thế kỉ XXI, thời kì thông tin số phải nói rằng phát
triển liên tục đặc biệt là sự phát triển của điện thoại, ngày xưa điện thoại Nokia mà
bây giờ thường được gọi chung là điện thoại “cục gạch” có thể nói là xa xỉ so với
mọi người thì giờ đây khi ta so sánh với điện thoại Iphone 13 của Apple với màn
hình cảm ứng và vô số các tính năng hiện đại khác, ta thấy được sự khác biệt hoàn
toàn và đó cũng chính là điều tất yếu của việc phát triển không ngừng nghỉ. Quy
luật này song cũng không phải là phủ định hoàn toàn sạch trơn mà vẫn có tính kế
thừa, phát huy từ những cái cũ. Cũng như việc ta làm nhiều bài tập từ đó ta sẽ biết
vận dụng vào các bài tập tương tự hoặc nâng cao hơn cũng như làm nhanh và có
cái mẹo để làm bài chắc chắn, hiệu quả hơn. B. ỨNG DỤNG
VÀO ĐỜI SỐNG SINH VIÊN:
Qua phần trình bày nội dung của phép biện chứng nêu trên bao gồm hai
nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy luật, mỗi sinh viên phải tự suy ra cho mình
những phần ứng dụng vào trong quá trình học tập. Dưới đây sẽ là phần thực trạng
của một vài mặt hạn chế của tân sinh viên và cách khắc phục dựa trên nội dung của
phép biện chứng duy vật: 1. Thực trạng:
- Sinh viên chưa có kinh nghiệm: do mới tiếp xúc với môi trường học mới, không ít
sinh viên gặp phải tình trạng bỡ ngỡ, thiếu hiểu biết nên dễ bị lừa bởi những hoạt
động đa cấp, những lời mời từ những công ty không rõ tên tuổi. Không những mất
thời gian, công sức, tiền bạc,…mà còn dễ dàng mất niềm tin, kéo theo nhiều mặt hạn chế về sau.
- Sinh viên lười học hỏi: một số bộ phận tân sinh viên mới vào trường hiện nay vẫn
còn tâm lý của việc nghỉ ngơi sau khi tốt nghiệp nên không chú trọng vào học tập, 17
còn lơ là những kiến thức từ những bộ môn mới, không chịu học hỏi các kĩ năng
mới cần thiết để phục vụ cho các bộ môn sắp tới.
- Sinh viên chưa hòa nhập với môi trường đại học: vì cách học tập của trung học
phổ thông có thể nói là khác hoàn toàn so với bậc đại học nên một bộ phận sinh
viên chưa kịp thích ứng được. Đồng thời, vì dịch bệnh nên mọi hoạt động từ việc
khai giảng đến dạy học của trường đều áp dụng hình thức online nên việc giao lưu,
kết bạn còn gặp một vài khó khăn khiến sinh viên gặp khá nhiều trở ngại trong việc hòa nhập.
2. Các biện pháp khắc phục:
- Nâng cao ý thức trong học tập của sinh viên: một vài sinh viên lên đại học
thường không có mục tiêu, định hướng mà chỉ đơn giản là học rồi thi cho qua môn,
chính vì vậy mà ý thức và kết quả học tập của bộ phận sinh viên đó còn chưa tốt.
Vậy làm thế nào để nâng cao, khắc phục được điều đó? Hãy tự đặt cho mình những
câu hỏi “lên đại học mình học cho ai và mình học được cái gì?” hay “việc học đại
học đối với mình có ý nghĩa gì?”. Hãy đề ra các phương hướng, mục tiêu lâu dài,
không ngừng tìm tòi, phát triển bản thân.
- Phương pháp học tập: Cách tư duy, làm việc, học hỏi ở bậc đại học đòi hỏi mỗi
sinh viên phải tự giác, biết cách chuẩn bị sao cho phù hợp với từng cá nhân. Bởi
quá trình này không chỉ là nghe giảng mà còn là quá trình chúng ta chuẩn bị trước
bài như thế nào. Bắt đầu bằng việc đọc trước giáo trình, đọc thêm các tài liệu liên
quan đến môn học để hiểu được cặn kẽ những vấn đề mà bộ môn đề cập đến. Nhờ
sự chuẩn bị kĩ càng đó, sinh viên càng học hỏi được nhiều hơn. Ngoài ra, cách tư
duy của mỗi sinh viên cũng cần được thay đổi, có thể ở cấp ba các bạn chưa được
đưa ra những vấn đề để tranh luận mà chỉ được nghe từ một phía thì ở đại học cách
tư duy càng đa chiều, sáng tạo, kết quả học tập càng tiến bộ ngày một rõ rệt. Nghe
có vẻ xa rời với phép biện chứng duy vật nhưng đây là một trong những tính ứng
dụng của quy luật lượng-chất. Chúng ta càng tìm hiểu nhiều hơn thì lượng kiến
thức chúng ta có được càng lớn để từ đó ta phát triển lên được những thứ bậc cao hơn.
- Tinh thần tập thể: ở môi trường đại học, quá trình làm việc nhóm sẽ được tiến
hành nhiều hơn đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ được va chạm, tương tác với mọi
người với tần suất nhiều hơn. Các hoạt động như vậy, ta nên tham gia với thái độ
tích cực xây dựng bài giảng để cải thiện những thiếu xót mình gặp phải đồng thời
rèn luyện khả năng làm việc nhóm của mình. C.Mác đã từng nói rằng: “Bản chất
con người là tổng hợp tất cả của những quan hệ xã hội” Để áp dụng vào đời sống
sinh viên, ta cần có tinh thần tập thể để cùng nhau phát triển, rèn luyện. 18 KẾT LUẬN
Triết học Mác-Lênin là bộ môn vô cùng cần thiết đối với tân sinh viên hỗ trợ
người học có thế giới quan, nhận thức luận đúng đắn trong việc nghiên cứu, học
tập các bộ môn khác, cung cấp lí luận sắc bén, kiến thức vững vàng cho việc phát
triển tư duy trong quá trình học tập. Nội dung của phép biện chứng bao gồm hai
nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy luật đã phần nào giúp sinh viên hiểu rõ hơn
bộ môn Triết học không còn là một bộ môn khô khan, tẻ nhạt mà còn hiểu thêm về
tính cần thiết của bộ môn Triết học này.
Phần nội dung của phép biện chứng đã nêu lên các kiến thức cơ bản, nội
dung và phương pháp luận của từng nguyên lý, cặp phạm trù và quy luật từ đó có
tính ứng dụng vào trong quá trình học tập. Phần vận dụng đã đề ra những mặt hạn
chế còn gặp phải ở một bộ phận tân sinh viên khi mới bước vào môi trường học tập
mới. Dựa vào phần cơ sở lý luận của nội dung phép biện chứng duy vật, tôi đã đề
ra các biện pháp để sinh viên có thể khắc phục các mặt hạn chế của bản thân. Từ
đó có thể giúp ích trong quá trình phát triển bản thân, có đủ lượng tạo nên các bước
nhảy tiến lên chất mới. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Học viện chính trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2013), Giáo
trình Triết học Mác – Lênin Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Hệ cao cấp
lý luận chính trị), NXB Chính trị - hành chính.
2. TS. Mai Thị Thanh (chủ biên) (2015), Hướng dẫn ôn tập môn Những
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin (Học phần I), NXB Bách khoa Hà Nội.
3. Đại học Quốc gia Hà Nội (2018), Giáo trình Triết học (dành cho học
viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc nhóm ngành khoa học xã
hội và nhân văn), NXB Chính trị Quốc gia sự thật.
4. Bộ Công Thương trường Đại học Công nghiệp Việt – Hưng (2018),
Tập bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Dân trí.
5. Trần Văn Phòng (chủ biên) (2015), Giáo trình Triết học (dùng cho cao
học không chuyên ngành Triết học), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
6. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình cap cấp
lý luận chính trị: Triết học Mác – Lênin, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 20