Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách pháp luật lao động ở Việt Nam - Quản trị nhận lực
Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chínhsách pháp luật lao động ở Việt Nam - Quản trị nhận lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL101)
Trường: Đại học Lao động - Xã hội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính
sách pháp luật lao động ở Việt Nam 1. Nội dung thanh tra:
* Theo Điều 214 Bộ luật lao động 2019 thì nội dung thanh tra lao động bao gồm:
- Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về lao động.
- Điều tra tai nạn lao động và vi phạm an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật.
- Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi
phạm pháp luật về lao động.
* Đồng thời, tại Điều 15 Nghị định 110/2017/NĐ-CP thì nội dung về
thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động như sau:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật lao động:
+ Việc chấp hành các nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; + Hợp đồng lao động; + Học nghề, tập nghề;
+ Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; + Tiền lương;
+ Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;
+ Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
+ Việc thực hiện những quy định riêng đối với lao động nữ, lao động
chưa thành niên và một số loại lao động khác;
+ Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động.
- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động:
+ Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu
tố có hại cho người lao động;
+ Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù;
+ Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh;
+ Hoạt động của các tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.
2. Thanh tra kiểm tra, giám sát:
* Mục đích về việc kiểm tra thực hiện chính sách pháp luật lao động ở Việt Nam:
- Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp
với thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn
bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan.
* Mục đích về việc giám sát thực hiện chính sách pháp luật lao động ở Việt Nam:
- Là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng ngừa, ngăn
chặn xảy ra vi phạm từ lúc mới manh nha. Giám sát giúp đối tượng giám
sát thực hiện đúng quy định, quy chế; phát hiện, góp ý, phản ánh, đề
xuất; giám sát để phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm là chính.
Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì mới tiến hành kiểm tra.
3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ
THANH TRA LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
* Đặc điểm của pháp luật về Thanh tra lao động:
- Pháp luật lao động là pháp luật chuyên ngành, do đó các quy định về
thanh tra lao động vừa đảm bảo tính chuyên môn, vừa phải phù hợp với
các quy định của pháp luật về thanh tra
- Nội dung thanh tra chính là các nội dung được quy định trong Bộ luật
Lao động l994 và các Bộ luật sửa đổi, bổ sung, các văn bản hướng dẫn
thi hành Bộ luật Lao động (các quy định về hợp đồng lao động, thỏa ước
lao động tập thể, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động,
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, dạy nghề, …);
- Pháp luật về thanh tra lao động mang tính thủ tục chặt chẽ
- Pháp luật về thanh tra lao động gắn liền với pháp luật khiếu nại, tố cáo
và pháp luật phòng chống tham nhũng
- Hạn chế trong quy định về cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra - Hạn
chế trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động - Về thẩm quyền ra kết luận thanh tra
- Về chế tài bảo đảm thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra
- Một số quy định về thủ tục thanh tra còn bất cập, không phù hợp
- Về thời hạn ban hành quyết định thanh tra (Khoản 1 Điều 43 Luật Thanh tra
* Khái quát thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động tại Việt Nam hiện nay :
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số hạn chế từ thực tiễn thực hiện
pháp luật về Thanh tra lao động mà nguyên nhân chính là do bất cập
trong các quy định pháp luật dẫn đến sự vi phạm pháp luật lao động
ngày càng tăng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra lao động còn thấp
như số lượng Thanh tra viên quá ít, chế tài xử phạt chưa nghiêm, thẩm
quyền xử phạt không thống nhất…
- Kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
+) Hệ thống pháp luật Việt Nam, mà trực tiếp là pháp luật về lao động,
pháp luật về thanh tra chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được tốt nhất yêu
cầu mà thực tiễn đặt ra.
+) Nhận thức về công tác thanh tra nói chung và thanh tra lao động nói
riêng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa toàn diện, chính xác
+) Sự phối, kết hợp giữa Thanh tra lao động với các cơ quan, đơn vị
khác trong công tác thanh tra còn nhiều hạn chế;
+) Cơ chế hoạt động và tổ chức của Thanh tra lao động thời gian qua đã
có nhiều thay đổi, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
+) Sự cải cách tài chính công và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công
chức chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cán bộ, công chức.
+) Mặc dù Việt Nam đã tham gia phê chuẩn nhiều Công ước quốc tế về
lao động, thanh tra lao động, tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của hệ
thống thanh tra nói chung và thanh tra lao động nói riêng chưa theo kịp
với tiến trình hội nhập của thế giới
4. Vai trò, chức năng của việc kiểm tra, thanh tra, giám sát việc
thực hiện chính sách pháp luật lao động ở Việt Nam:
Vai trò của các cơ quan thanh tra trong việc đảm bảo pháp chế xã hội
chủ nghĩa bằng các hình thức xử lý nghiêm khắc và mạnh mẽ đã được
thể hiện ngay từ Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban
Thanh tra đặc biệt. Tại Sắc lệnh này quy định Ban thanh tra đặc biệt có
toàn quyền “nhận các đơn khiếu nại của dân; điều tra, hội chứng, xem
xét các tài liệu giấy tờ của UBND hoặc các cơ quan của Chính phủ cần
thiết cho công việc giám sát; đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào
trong UBND hay của Chính phủ đã phạm lỗi”.
Tuy nhiên, vai trò của công tác thanh tra không chỉ và không phải
chủ yếu là phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật mà quan trọng hơn,
thanh tra đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi
phạm pháp luật. Tính phòng ngừa của thanh tra đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
Thanh tra không chỉ có chức năng bảo đảm pháp chế mà còn có chức
năng tìm hiểu, giúp đỡ, định hướng cho các đối tượng thực hiện đúng
các quy định của pháp luật. Điều này sẽ càng trở nên quan trọng nếu
chúng ta quan niệm về một Nhà nước làm dịch vụ công. Khi đó các cơ
quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ thực sự trở thành một
trong những địa chỉ mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công dân...
trông cậy để có thể nhận được những khuyến nghị, những chỉ dẫn bảo
đảm cho hoạt động của mình đúng pháp luật.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn luôn là cách thức phân tích, mổ
xẻ một cách sâu sắc, đầy đủ nhất các nguyên nhân, động cơ, mục đích,
tính chất, mức độ của một hành vi vi phạm. Do vậy các giải pháp (các
khuyến nghị, kiến nghị, yêu cầu...) được đưa ra từ hoạt động thanh tra,
kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý hành vi vi phạm pháp
luật mà nó phát hiện được, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của
chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi
phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác hoặc vào một thời điểm khác.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát dù là loại hình nào cũng luôn luôn có
tính định hướng và tính xây dựng. Vai trò phòng ngừa của thanh tra,
kiểm tra, giám sát được đề cập ở đây là vai trò phòng ngừa mang tính
chủ động. Trong rất nhiều trường hợp, qua thanh tra, kiểm tra, giám sát
mà có thể dự báo được một hành vi vi phạm pháp luật sẽ xảy ra trong
tương lai nếu không có sự chấn chỉnh, không có sự định hướng lại cho
các đối tượng một cách kịp thời. Chính vì vậy thực hiện tốt công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.