Phần 3: Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô
Phần 3: Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần Nguyên lý Marketing.
Môn: Nguyên lý Marketing
Trường: Đại học Tài Chính - Marketing
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
Vừa rồi chúng ta cũng đã tìm hiểu về ngành hàng bột giặt mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Và trong những bước rất quan trọng tiếp theo để xây dựng kế hoạch truyền thông
marketing chính là hiểu được môi trường bên trong, bên ngoài cũng như môi trường
cạnh tranh của doanh nghiệp. Để tiếp tục thì tôi và chị….sẽ trình bày về nội dung:
PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Đầu tiên tôi sẽ nói về mô hình PESTEL
3.1. Môi trường ngoài: PESTLE
● Political (chính trị)
Về chính trị, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện với 30
quốc gia, trong đó bao gồm cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
và toàn bộ 10 nước thành viên ASEAN. Năm 2020, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công
vai trò Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát.
Môi trường chiến lược quốc tế thay đổi nhanh chóng đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ
hội và thách thức mới. Ví dụ, các nước nhỏ ở châu Á, bao gồm cả Việt Nam, phải đánh giá
kỹ về sự thay đổi chiến lược của các nước lớn trong quá trình hoạch định chính sách. Không
một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống khác
như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và an ninh mạng. Thay vào đó, hợp tác quốc tế và
các nỗ lực ngoại giao là cần thiết. Thành công trong đối phó với đại dịch Covid-19 và sự
tăng trưởng kinh tế thông qua mối liên kết với thế giới và khu vực đã đóng góp cho thành
công của chính sách đối ngoại của Việt Nam. Slide 41 (t viết hoa)
Vai trò trên trường quốc tế của Việt Nam được nâng cao là tiền đề tốt, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có Unilever. Đồng thời
cũng mang lại cho công ty những thách thức lớn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng
loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. ● Economic (Kinh tế) GDP
Tăng trưởng kinh tế 3 tháng cuối năm khởi sắc, GDP quý IV ước tăng 5,22% so với cùng
kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020, đưa tổng sản phẩm trong nước
năm 2021 ước tính tăng 2,58%. (Slide 42 lỗi) 1 lOMoARc PSD|36215725
Về sử dụng GDP quý IV/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước;
tích lũy tài sản tăng 3,37%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,28%; nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ tăng 11,36%. Lạm phát
Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020. Lạm phát
cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng 11/2021, tăng 0,67% so với tháng 12/2020.
Bên cạnh đó, lạm phát tâm lý đã xuất hiện từ cuối năm 2021 rất có thể sẽ ảnh hưởng tiêu
cực tới mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022 dưới 4% nhất là khi tổng cầu tiêu dùng phục hồi kéo CPI đi lên.
Thu nhập bình quân đầu người
CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với bình quân năm 2020 là mức tăng bình quân
năm thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (giai đoạn 2016-2021).
Năm 2021 thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,7 triệu đồng, giảm 32 nghìn đồng so với năm 2020.
Thu nhập bình quân của lao động khu vực thành thị là 7,0 triệu đồng, cao hơn 1,40 lần mức
thu nhập bình quân lao động khu vực nông thôn (5,0 triệu đồng).
Mức độ đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng tháng thứ 3 liên tiếp. Vốn FDI đăng ký
tháng 9 tăng 26,1% so với tháng trước, một sự phục hồi mạnh mẽ trong bối cảnh khủng
hoảng, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có lòng tin đối với nền kinh tế Việt
Nam trong dài hạn. Về tổng thể, vốn FDI đăng ký đạt 22,1 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm
2021, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng,
vốn FDI thực hiện cũng phục hồi, tăng 57,4% so với tháng trước, mặc dù vẫn thấp hơn
29,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỷ lê thất nghiệ p và tỷ lệ thiếu việ c làm tính chung ̣
năm 2021 cao hơn năm trước, trong khi số người có viêc làm, thu nhậ p của người làṃ
công hưởng lương thấp hơn năm trước.
Tính chung năm 2021, Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 3,22%, trong đó tỷ
lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,42%; khu vực nông thôn là 2,48%.
Rào cản thương mại 2 lOMoARc PSD|36215725
bổ sung chữ “gia tăng”
Trong khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ dần, các nước lại gia tăng rào cản phi thuế quan
(NTM), đặc biệt là hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ,
chống trợ cấp, chống phá giá và tự vệ. Việc các nước đặt ra rào cản kỹ thuật rất khắt khe là
thách thức lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động của 44.408 NTM, chiếm 72% của tổng số hơn
67.780 NTM của thế giới; trong tổng số NTM của Việt Nam, có 54% là các rào cản kỹ
thuật đối với thương mại (TBT), 27% thuộc biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS), ...
Tỷ lệ này cũng tương tự với tỷ lệ số lượng NTM của thế giới, dù tỷ lệ các biện pháp TBT
và SPS của thế giới cân bằng hơn ở Việt Nam và số lượng TBT ít hơn số lượng SPS, lần lượt là 40% và 41%.
● Sociocultural (Văn hóa xã hội) Nhân khẩu học
Năm 2020, dân số Việt Nam ước tính là 97.757.118 người, tăng 876.475 người so với dân
số 96.903.947 người năm trước, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương (số lượng sinh
nhiều hơn số người chết đến 912.801 người).
Cơ cấu thu nhập qua các năm đã có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ hơn. Bình quân mỗi
năm trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân (TNBQ) đầu người 1 tháng chung cả
nước tăng bình quân 8,2%. TNBQ 1 người 1 tháng năm 2020 ở khu vực thành thị đạt 5,6
triệu đồng, cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn (3,5 triệu đồng).
Vùng có TNBQ đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (6,0 triệu đồng 1 người/ tháng),
cao gấp 2,2 lần vùng có TNBQ đầu người thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc
(2,7 triệu đồng 1 người/ tháng).
Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam: theo thống kê, tính đến cuối năm 2019 tỉ lệ hộ nghèo cả nước
còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/ năm, đến cuối năm 2020, tỉ lệ hộ nghèo
cả nước giảm còn khoảng 2,75%, tỉ lệ hộ cận nghèo cả nước còn chiếm khoảng4%. 3 lOMoARc PSD|36215725 Phong cách sống
Lối tiêu dùng của người Việt Nam vượt xa nhu cầu và sở thích trước đây, nó được nâng lên
tầm cao mới hết sức đa dạng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội công nghiệp. Chỉ trong
một thời gian rất ngắn, lối sống của người tiêu dùng Việt Nam chuyển mạnh từ tầm tiêu
dùng của một nước nông nghiệp nghèo sang lối sống tiêu dùng của xã hội công nghiệp (từ
tiện nghi sinh hoạt đến phương tiện đi lại, từ lối sống sinh hoạt đến cách quan tâm đến sức
khoẻ và nhu cầu bản thân).
Họ sẽ sẵn sàng chi trả một mức giá trị nào đó để có được một sản phẩm phù hợp với nhu
cầu và có tác động tốt đến đời sống hằng ngày. Hơn nữa, mức sống của người tiêu dùng
đang được nâng cao, nên việc tìm hiểu và đổi mới lối sống luôn là vấn đề họ đặt ra và quan tâm hàng đầu.
Khi mức thu nhập tăng lên, thế giới phẳng, sự kết nối với các bà nội trợ xung quanh tăng,
sự kết nối cả với những bà nội trợ ở bên kia bán cầu cũng được mở rộng, cộng thêm nhu
cầu thay đổi thì người tiêu dùng không chỉ tìm loại bột giặt đáp ứng nhu cầu giặt sạch mà
còn tìm loại có hương thơm, loại mềm vải, loại thân thiện với môi trường. Thậm chí, bà
nội trợ còn có xu hướng tìm kiếm loại bột giặt gợi cho họ vùng trời tuổi thơ hay thể hiện
tình cảm thương yêu đối với sản phẩm, doanh nghiệp Việt. Thái độ, thói quen tiêu dùng
Nhiều người tiêu dùng Việt đã cho biết quan tâm và chuộng hàng nội địa cao hơn mức
trung bình các nước trên thế giới và đồng thời sẵn lòng chọn các sản phẩm cao cấp có lợi
ích phù hợp của họ cũng cao hơn các thị trường khác. Có 3 động lực chính ảnh hưởng đến
hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng bao gồm: Chất lượng & hiệu quả; sản
phẩm có nguồn gốc địa phương và công nghệ.
So với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối
với các sản phẩm nội địa. Thậm chí trước đại dịch, gần hai phần ba người tiêu dùng Việt
(69%) sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, vượt xa
mức mức trung bình toàn cầu là 49%. Xu hướng này dự kiến sẽ còn phát triển mạnh hơn
nữa, vì người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm sự đảm bảo nhiều hơn sau đại dịch.
Technological (công nghệ)
Hiên nay, doanh nghiệp sản xuất bột giặt áp dụng công nghệ enzyme là công nghệ làm sạch
tiên tiến từ Châu Âu. Enzyme là các hoạt chất làm sạch sinh học, có khả năng nhận diện,
cắt mạch và đánh tan các loại vết bẩn khác nhau (thức ăn từ đạm, tinh bột, dầu mỡ, bùn đất, mồ hôi, …).
Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện nay còn áp dụng công nghệ sản xuất bột giặt theo phương pháp sấy phun: 4 lOMoARc PSD|36215725
Sự phát triển như vũ bão này tạo ra một thời kỳ bùng nổ của các dịch vụ trên Internet góp
phần hình thành cho nhân loại bước vào một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.
Internet là phương tiện truyền thông đứng đầu bởi nó có độ bao phủ cao, nhiều người sử
dụng. Với những mạng xã hội có đông đảo người dùng thì đây đúng là một lựa chọn hàng
đầu của các doanh nghiệp. Việc ứng dụng Internet cho việc quảng cáo đã không mấy xa lạ
với các doanh nghiệp hiện nay. Bởi những ưu điểm mà Internet mang lại như tiết kiệm chi
phí, hiệu quả cao, tính tương tác cao và yếu tố quan trọng đó số lượng người tiêu dùng
Internet cực kỳ lớn, họ là những người thường tìm hiểu trước khi mua sản phẩm đây là một
yếu tố mà doanh nghiệp nên quan tâm.
Ngoài ra, trong sản xuất để máy móc trở nên thông minh hơn nhờ được gắn những cảm
biến, được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống để có thể tự nắm bắt toàn
bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định. Nhờ đó mà sản lượng cũng tăng lên nhanh
chóng so với lao động chân tay. Vì thế doanh nghiệp nên ứng dụng Internet để người tiêu
dùng dễ tiếp cận sản phẩm hơn.
● Environmental (Môi trường)
Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260 km, tính trung bình cứ 100km2 đất liền thì có 1 km bờ biển.
Việt Nam có 28/63 tỉnh, thành tiếp giáp với vùng biển chủ quyền rộng khoảng một triệu
km2, gấp 3 lần diện tích đất liền.
Hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng mở rộng và phát
triển, thể hiện khá tốt vai trò là đầu mối phục vụ xuất - nhập khẩu hàng hóa, tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây được xem là một trong những thuận lợi trong
hoạt động xuất-nhập khẩu của Unilever.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, mưa
nhiều tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên gần đây, Hạn hán, ngập lụt, sạt lở,
giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đặc biệt
là hoạt động vận chuyển vật liệu, hàng hóa trong kinh doanh.
Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, chất lượng môi
trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Đáng lo ngại, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng
nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn
cho công tác quản lý và khắc phục hậu quả.
Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đổ thải trộm hoặc
do công trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu… dẫn đến
lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường. Những hệ luỵ của ô nhiễm môi
trường đem lại có tác động không nhỏ đến các hầu hết các ngành. Vấn đề ô nhiễm môi 5 lOMoARc PSD|36215725
trường ngày càng gia tăng cũng tác động đến việc điều chỉnh các quy định về xử lý rác thải
nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm của doanh nghiệp.
● Legal (Pháp luật)
Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12
của Luật Hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định số
113/2017/NĐ-CP. Diện tích nhà xưởng, kho chứa phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia. Cơ sở sản xuất có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù
hợp với công suất thiết kế, đảm bảo các công đoạn sản xuất, đáp ứng yêu cầu công nghệ.
Doanh nghiệp phải tham gia đầy đủ các loại thuế cần có:
+ Thuế môn bài: Đây là khoản thuế bắt buộc mà công ty cổ phần phải đóng hằng năm.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN): Thuế TNDN là loại thuế thu trên
khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều phải nộp loại thuế này.
+ Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN): Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp
nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc
quý nhưng quyết toán theo năm.
Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề then chốt và
ưu tiên hàng đầu đối với các quốc gia trên thế giới. Bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
trong đó cộng đồng doanh nghiệp là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ trên.
Thực hiện tốt quy định về bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của mỗi doanh
nghiệp mà còn thúc đẩy sự nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế và
đảm bảo phát triển bền vững.
Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và
nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”. Trách nhiệm của doanh nghiệp
không chỉ trong việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, về khai thác
tài nguyên mà còn cần nhấn mạnh hơn trong việc chủ động triển khai các giải pháp về môi
trường để đảm bảo luôn tận dụng và tối ưu hiệu quả việc sử dụng nguyên liệu đầu vào của chu trình sản xuất.
Với những chính sách về môi trường như thế đòi hỏi Unilever cần có những chiến lược cụ
thể để thích ứng với sự thay đổi này. Doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm chỉnh các chính
sách thuế mà chính phủ đã đề ra theo quy định của pháp luật. Việc tuân thủ đầy đủ các quy 6 lOMoARc PSD|36215725
định pháp luật về môi trường sẽ giúp doanh nghiệp không gặp rủi ro về pháp lý và chế tài xử phạt.
Thông qua những chính sách trên, có thể dự đoán được những xu hướng về môi trường sẽ
là một trong những xu hướng bùng nổ trong giai đoạn sắp tới. Cuộc sống xanh, sản phẩm
có thể tái chế, … sẽ là một trong những xu hướng tiêu biểu mà người tiêu dùng có thể quan
tâm. Người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm thỏa mãn các nhu cầu về
môi trường, từ đó sẽ tạo nên một thách thức lớn đối với doanh nghiệp Unilever. Với thách
thức ấy đòi hỏi doanh nghiệp cần có những chiến lược cải tiến sản phẩm cũng như đẩy
mạnh các hoạt động xã hội của doanh nghiệp để đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường.
Tôi vừa trình bày xong về nội dung môi trường ngoài PESTEL. Cảm ơn quý công ty đã
lắng nghe. Tiếp đến xin được mời chị… sẽ trình bày phần tiếp theo của nội dung ạ. 7 lOMoARc PSD|36215725
Chiến dịch kết thúc, tôi thật sự rất hài lòng về quá trình làm việc nghiêm túc, đầy sáng
tạo của các bạn trẻ bên agency. Các bạn có thể tổng kết lại các con số thu được từ chiến
dịch được không?
Dạ vâng ạ, xin cảm ơn sự tán dương từ Giám đốc. Tôi sẽ trình bày hiệu quả mà chiến
dịch mang lại ngay bây giờ ạ.
4.2.6 Hiệu quả truyền thông
Sau hơn 2 tháng tổ chức hoạt động truyền thông “Biết ơn hóa hành động, Lấm bẩn hóa Tết
vui”. Chiến dịch truyền thông của Omo Việt Nam đã thu về con số ngoài mong đợi tuy là
đang trong thời kỳ covid – 19 vẫn đang hoành hành. Các hoạt động trong chiến dịch đã
được người tiêu dùng đón nhận vô cùng mạnh mẽ và tích cực, thông qua các hoạt động
quảng cáo, khuyến mãi và các chương trình tài trợ - PR của chiến dịch cũng đã lần lượt thu
được những thành công rực rỡ.
Nhằm khép lại năm cũ đầy biến động và tiếp tục với hành trình trồng cây gây rừng
của mình, OMO đã chào đón năm mới với chiến dịch Tết đầy ý nghĩa.
+ Đầu tiên phải kể đến đó là TVC phim ngắn quảng cáo được phát sóng trên kênh Youtube:
Hành trình “biết ơn hóa hành động”, câu chuyện về lòng biết ơn nhận được hưởng
ứng mạnh mẽ từ giới trẻ. Không chỉ trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi trên nhiều diễn
đàn, hội nhóm, phim ngắn “Tết đủ đầy là khi…” của OMO cũng được khán giả yêu thích
khi tôn vinh giá trị tình thân, lòng chân thành và biết ơn những điều nhỏ nhất. Chỉ sau hơn
1 tháng đăng tải, TVC phim ngắn “Tết đầy đủ là khi…” được phát trên kênh youtube chính
thức của Omo Việt Nam đã đạt được những con số ấn tượng về lượt xem, lượt yêu thích và
hàng trăm nghìn lượt bình luận tương tác. Cụ thể như sau:
Với các bình luận tích cực như:
Thêm vào đó, theo báo cáo của Buzzmetrics, chiến dịch “Biết ơn hóa hành động,
Lấm bẩn hóa Tết vui” của OMO đã xuất sắc lọt vào top 10 của Bảng xếp hạng BSI Top 10
Campaigns nổi bật trên social media tháng 01/2022.
Thứ 2, Omo còn sử dụng Tivi để làm phương tiện truyền thông cho chiến dịch lần này
thông qua việc cắt 1 đoạn TVC ngắn ở TVC phim ngắn ““Tết đầy đủ là khi…” với thời
lượng phát sóng 46s trên các kênh VTV3, VTV1, HTV 2, THVL, HTV7,.. mang tên chiến
dịch “OMO TẾT - BIẾT ƠN HÓA HÀNH ĐỘNG, LẤM BẨN HÓA TẾT VUI” với hiệu
quả đạt được như sau:
- Tiếp cận được hơn 60% các gia đình sử dụng Tivi tại Việt Nam.
- Tăng mức độ nhận biết thương hiệu lên đến 75%. 8 lOMoARc PSD|36215725
- Số lượng sản phẩm bột giặt, nước tẩy Omo trong thời gian diễn ra chiến dịchcũng
tăng 40% so với tháng trước.
Thứ 3, Song song đó nhiều bạn trẻ hưởng ứng trào lưu “biết ơn hóa hành động” bằng
cách tham gia chương trình “Mang quà về cho mẹ, mang cây về cho rừng” (bổ sung thêm
câu này vào slide). Cụ thể, với mỗi hóa đơn trên Ushop có sản phẩm OMO, thương hiệu
này sẽ đóng góp một cây gây rừng vì màn chắn xanh Việt Nam.
Các chiến dịch được đăng tải trên các trang báo mạng như:Kênh 14, Vnexpress,
Thanhnien.vn, Zingnews.vn, Soha, afamily.vn cũng thu lại được các phản hồi vô và một số
lượng tiếp cận, tương tác khủng. Cụ thể:
- Tiếp cận được tới 75% những người sử dụng internet để đọc báo, theo dõi tintức mỗi ngày.
- Tỷ lệ click vào các bài báo để xem chi tiết (CTR): đạt hơn 500.000 lượt.
- Chỉ số phản hồi: Tại các bài đăng trên các trang báo cũng lần lượt thu về mỗi bài
hơn nghìn lượt phản hồi và đánh giá, hầu hết là các phản hồi tích cực về nội dung chiến
dịch, hình ảnh, âm thanh sử dụng, ...
Ngoài ra, các kênh Social cũng được OMO sử dụng rất hiệu quả bằng cách đăng tải liên
tục các bài post trên fanpage chính thức OMO Việt Nam, theo sau là dàn Kols, influencers
từ nano đến micro nhằm gia tăng tỷ lệ engagement. Mỗi bài đăng tải đều có kèm theo
hashtag của chiến dịch đã giúp OMO tôi đa hóa được lượng buzz volume.
+ Trên Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/OMOVietnam Các
bài đăng về chiến dịch cũng nhận lại được những lượt phản hồi tích cực như:
★ Bài viết “Ươm chậu cây biết ơn, hóa hành động giản đơn” thu về: ●
Tiếp cận được gần 400000/ 450000 người đang theo dõi fanpage. ●
Nhận về hơn 2500 lượt like và yêu thích. ●
Hơn 1800 lượt bình luận tương tác, đa phần là các tương tác tích cực★
Bài viết: “Mang quà về cho mẹ - mang cây về cho rừng”. ●
Tiếp cận được hơn 300000/ 450000 người đang theo dõi fanpage. ●
Nhận về hơn 2100 lượt like và yêu thích. ●
hơn 715 lượt bình luận tương tác, đa phần là các tương tác tích cực. + Với chiến dịch Pr: 9 lOMoARc PSD|36215725
Mong muốn tiếp tục lan tỏa niềm biết ơn trong ngày Tết, OMO triển khai chương trình
“Biết ơn hóa hành động - Lấm bẩn hóa Tết vui” với việc chia sẻ những “chậu cây biết ơn”.
Tại đây, người tham gia có thể chia sẻ câu chuyện biết ơn của bản thân, gửi những “chậu
cây biết ơn” chứa thông điệp biết ơn đến chính mình, bạn bè hay gia đình. Sau 3 ngày đầu
tiên, chương trình nhận được sự hưởng ứng của hàng nghìn nghệ sĩ Việt và các bạn trẻ.
Quỹ trồng cây được OMO khởi xướng để lời biết ơn của mỗi người tham gia có thể quy
đổi thành những mầm cây ngoài đời thực. Đây cũng là lời hứa của thương hiệu với mong
muốn mang đến nhiều mảng xanh hơn cho các cánh rừng trên khắp Việt Nam. Với thành
tích đạt được ngoài mong đợi như:
Chương trình “Chậu cây biết ơn” thu hút sự tham gia của nhiều sao Việt và khán giả cùng các chia sẻ: 10