-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân biệt khái niệm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên | Bài tập tự luận cá nhân môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
+ Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Phân biệt khái niệm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên | Bài tập tự luận cá nhân môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
+ Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Bài tự luận cá nhân môn cơ sở văn hóa Việt Nam Họ và tên: Lê Văn Huy MSSV: 22142128 Câu 1:
a. Phân biệt khái niệm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên
+ Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể
của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay
và dành cho các thế hệ mai sau.
Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách,
tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian,
truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức).
+ Di sản thiên nhiên là một hệ sinh thái có cảnh quan đẹp, là nơi cư trú của một số
lượng lớn các loài sinh vật cần chúng sinh sống và nói chung là nơi có thể đóng
góp rất nhiều cho xã hội từ các khía cạnh khác nhau. Không chỉ thu hút số lượng
lớn khách du lịch ghé thăm, và tạo ra nền kinh tế của du lịch tự nhiên thì các di sản
thiên nhiên còn cung cấp rất nhiều thông tin theo quan điểm khoa học.
b. 8 di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO ghi danh ở Việt Nam ST Tên Địa điểm Năm được Loại hình T UNESCO ghi danh 1
Quần thể di tích Cố đô Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế 1993 Di sản văn hóa của nhân loại 2 Vịnh Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh 1994 và Di sản thiên 2000,2011 nhiên thế giới 3
Khu di tích thánh địa Mỹ Tỉnh Quảng Nam 1999 Di sản văn hóa Sơn thế giới 4 Đô thị cổ Hội An Tỉnh Quảng Nam 1999 Di sản văn hóa thế giới 5
Vườn Quốc gia Phong Nha Tỉnh Quảng Bình 2003 và 2015 Di sản thiên – Kẻ Bàng nhiên thế giới 6 Hoàng Thành Thăng Long Thủ đô Hà Nội 2010 Di sản văn hóa thế giới 7 Thành nhà Hồ Tỉnh Thanh Hóa 2011 Di sản văn hóa thế giới 8 Quần thể danh lam thắng Tỉnh Ninh Bình 2014 Di sản văn hóa Tràng An và thiên nhiên thế giới
c. Mô tả chi tiết quần thể di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển
Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Nó được hình thành do sự
vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau
hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích
khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Nói đến
vịnh Hạ Long, ta không thể không nhắc đến vẻ đẹp mây trời cảnh sắc non nước
hữu tình, những hòn đảo, dãy núi nhỏ xen kẽ nhau nhấp nhô trong làn nước xanh
biếc mềm mại, tạo nên một bức tranh sống động, nên thơ. Các đảo trên vịnh Hạ
Long qua bàn tay khéo léo, sáng tạo của mẹ thiên nhiên mà mỗi đảo lại cho ta thấy
được một vẻ đẹp riêng biệt, không đảo nào giống đảo nào. Đảo thì giống như hình
con cóc đang ngồi xổm giữa biển nước (Hòn Con Cóc), đảo lại có hình thù như
một đôi gà, một trống một mái (Hòn Trống Mái), có đảo lại như một ông lão ngồi
câu cá (Hòn Lã Vọng),… muôn hình vạn trạng. Không chỉ vậy, điểm thu hút bậc
nhất của vịnh Hạ Long phải kể đến những hang động trải qua hàng ngàn, hàng
triệu năm kiến tạo, khoác lên mình vẻ đẹp bí ẩn, lung linh gợi cho du khách sự tò
mò muốn khám phá, tìm hiểu chúng. Đầu tiên phải kể đến hang Sửng Sốt, nằm ở
vùng trung tâm du lịch của vịnh Hạ Long, trong đảo Bồ Hòn, là hang động rộng và
đẹp nhất vịnh Hạ Long, đường lên hang Sửng Sốt luồn dưới những tán lá rừng, với
những bậc đá ghép cheo leo, khúc khuỷu. Ðộng được chia làm hai ngăn chính, toàn
bộ ngăn thứ nhất rộng thênh thang với trần hang được phủ bằng nhũ đá, những
tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá. Ngăn 2 cách biệt với ngăn 1 qua một lối
đi hẹp. Bước vào lòng ngăn này, động mở ra một khung cảnh mới khác lạ hoàn
toàn với lòng ngăn rộng có thể chứa được hàng ngàn người. Trong lòng ngăn 2 của
hang Sửng Sốt có những hình tượng được gắn với truyền thuyết Thánh Gióng:
cạnh lối ra vào là khối đá hình chú ngựa, thanh gươm dài và trong lòng hang có
những ao hồ nhỏ như vết chân ngựa Gióng. Trên dãy đảo Bồ Hòn, có hai hang
động mang một sự tích về một tình yêu trai gái nhưng không thành: Hang Trống và
hang Trinh Nữ. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào hang Trinh Nữ là hình ảnh bức
tượng được làm bằng đá về một người con gái, nằm xõa mái tóc dài, mắt hướng ra
khơi xa, đôi mắt gợi lên một nỗi buồn như đang trong chờ một điều gì đó nhưng
tuyệt vọng. Hang Trống Hang Trống nằm đối diện Hang Trinh Nữ, có hai cửa hang
khá rộng và thông nhau theo hướng Đông – Tây qua 2 vách núi. Bên trong hang có
những chùm thạch nhũ trắng bạc, rủ xuống lòng hang và còn có bức tượng chàng
trai hóa đá đang quay mặt về phía Hang Trinh Nữ. Tiếp đến là động Thiên Cung,
nằm ở lưng chừng đảo Canh Độc, bước vào cửa động Thiên Cung lòng động đột
ngột mở ra không gian có tiết diện hình tứ giác với chiều dài hơn 130 mét, với
những măng đá như một đền đài mỹ lệ. Vách động cao và thẳng đứng được bao
bọc bởi những nhũ đá và trên mỗi vách động ấy thiên nhiên đã khảm nhiều hình
thù kỳ lạ, hấp dẫn người xem. Đó là 4 cột trụ to lớn giữa động mà từ chân cột tới
đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh sinh hoạt của con
người, hoa lá cành; là những thạch nhũ mang hình tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, tiên
nữ múa hát; là trần hang với những điêu khắc người, chim, hoa, muông thú đang
dự tiệc, hoàn toàn do bàn tay nhào nặn của tạo hóa tác thành qua hàng vạn năm.
Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng đi vào bên trong, lòng
động càng mở lớn và rộng, dẫn dắt người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Cùng nằm trên đảo Canh Độc, ở vị trí gần nhất với động Thiên Cung là hang Đầu
Gỗ , một hang động với những nhũ đá tráng lệ. Tên gọi Hang Đầu Gỗ gắn liền với
một giai đoạn hào hùng của lịch sử, của thời đại Đông A, với chiến thắng của quân
dân nhà Trần năm 1288, đánh bại hoàn toàn quân hiếu chiến Mông Nguyên sau ba
lần mang quân xâm lược nước ta,mang lại hòa bình cho dân tộc. Hiện các nhà khảo
cổ còn tìm thấy rất nhiều khúc gỗ và mẩu gỗ vụn còn sót lại trong động. Cửa hang
Đầu Gỗ ở lưng chừng vách núi và trong lòng hang được chia thành 3 ngăn chính.
Ngăn thứ nhất gồm hệ thống nhũ đá có nhiều hình ảnh quen thuộc với cuộc sống:
sư tử, trăn, rùa, và thậm chí cả hình ảnh đôi gà chọi,…. Qua ngăn thứ nhất, vào
ngăn thứ 2 bằng một khe cửa hẹp, bắt đầu bằng một bức tranh hoành tráng – hình
ảnh những hòn đảo đá lô nhô trên sóng nước cũng được khắc hoạ rõ nét. Ngăn thứ
3 – là hình ảnh những cột đá khổng lồ, vừa không thô nhám, cứng nhắc, vừa xinh
xắn, mềm mại. Năm 1917, hang Đầu Gỗ được vua Khải Định lên thăm và cho khắc
một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long nói chung
và hang Ðầu Gỗ nói riêng. Hiện nay, tấm bia đá vẫn còn ở phía bên phải cửa động
tuy chữ đã bị mài mòn. Ngoài ra, vịnh còn có rất nhiều hang động đẹp mà tràn đầy
bí ẩn, tên gọi của chúng hầu hết xuất phát từ những truyền thuyết, lịch sử như:
hang Trinh Nữ, hang Trống, hang Luồn, động Kim Quy,…góp vào bức tranh vịnh
những gam màu rực rỡ, đa dạng, gợi sự tò mò đến với du khách để tìm hiểu và
khám phá vẻ đẹp, cội nguồn sâu xa của tên gọi. Có thể nói vịnh Hạ Long chính là
chứng nhân của lịch sử bởi nó gắn liền với những trang sử của quân dân Việt Nam
trong thời kỳ dựng nước và giữ nước, lưu giữ những bút tích của một thời đại quân
chủ chuyên chế , những trí tưởng tượng, sự sáng tạo của người Việt Nam từ thời
tiền sử. Không chỉ vậy, vịnh Hạ Long có giá trị rất lớn về mặt du lịch trong việc
quảng bá hình ảnh và vẻ đẹp của đất nước ta đến với thế giới và được UNESCO
công nhận về giá trị thẩm mỹ và giá trị địa chất- địa mạo, có giá trị đa dạng sinh
học với hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới và có tiềm năng khai thác về
nguồn thủy hải sản phong phú. Năm 1994, 2000 và 2001 vịnh Hạ Long được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới