Phân tích bản chất và kết cấu cảu ý thức theo chiều dọc và chiều ngang. Từ đó rút bài học vận dụng cho bản thân - Triết học Mác Lenin | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
9 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích bản chất và kết cấu cảu ý thức theo chiều dọc và chiều ngang. Từ đó rút bài học vận dụng cho bản thân - Triết học Mác Lenin | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

0.9 K 456 lượt tải Tải xuống
BÀI KIỂM TRA TRIẾT SỐ 1
Đề bài: Phân tích bản chất và kết cấu cảu ý thức theo chiều dọc và chiều ngang.
Từ đó rút bài học vận dụng cho bản thân.
Bài làm
I. Bản chất của ý thức
- Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạm trù được
quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật
chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức
có mối quan biện chứng với vật chất. Vậy nên, trước khi đi vào kết cấu của ý
thức, ta phải hiểu rõ bản chất của ý thức là gì.
1. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
- Thể hiện rằng nội dung của ý thức do thế giới khách quan quy định. Ý thức
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì nó nằm trong bộ não con
người. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan nhưng nó là cái thuộc
phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan.
- Ý thức không có tính vật chất, nó chỉ là hình ảnh tinh thần, gắn liền với hoạt
động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn. ý thức là sự
phản ánh thế giới bởi bộ não con người.
2. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới:
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế
giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở thành ý thức.
- Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu cầu
của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông
qua hoạt động lao động.
+ Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người,
song đây là sự phản ánh đặc biệt – phản ánh trong quá trình con người cải
tạo thế giới. Quá trình ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt là: trao đổi
thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Tiếp đến là mô hình hóa đối
tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần và cuối cùng là chuyển mô
hình từ tư duy ra hiện thực khách quan.
+ Ý thức là sự phản ánh sáng tạo, vì phản ánh đó dù trực tiếp hay gián
tiếp, dù dười dạng ý tưởng thì bao giờ củng phải dựa vào những tiền đề vật
chất, dựa trên hoạt động thực tiễn nhất định. Sự sáng tạo của ý thức không
đối lập, loại trừ, tách rời sự phản ánh mà ngược lại thống nhất với phản ánh,
trên cơ sở của phản ánh.
+ Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức. Ý thức –
trong bất kỳ trường hợp nào cũng là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội
của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc.
Vì vậy, bản chất của ý thức là có tính xã hội.
II. Kết cấu của ý thức
- Ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ với nhau, có
thể phân chia kết cấu đó theo nhiều “lát cắt” khác nhau tùy theo cách tiếp
cận. Sau đây, ta sẽ chia cấu trúc đó thành hai chiều: Kết cấu ý thức theo
chiều ngang và Kết cấu ý thức theo chiều dọc.
1. Kết cấu ý thức theo chiều ngang
- Bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, trạng thái tâm lý (tình cảm và
chú ý), niềm tin, lý trí, ý chí thái độ…
a) Trong đó, tri thức là nhân tố cơ bản, là cốt lõi.
- Tri thức là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới, là sự phản
ánh thế giới khách quan. Tri thức là kết quả nhận thức của con người về thế
giới, được diễn đạt dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu.
- Được tách ra làm hai loại tri thức.
+ Tri thức thông thường, là những nhận thức thu nhận được từ hoạt
động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài
rời rạc chưa được hệ thống hoá.
+ Tri thức khoa học là những nhận thức đã được đúc kết từ thực tiễn
thành lý luận, kinh nghiệm.
- Ngày nay, tri thức đang là yếu tố giữ vai trị quyết định đối với sự phát triển
kinh tế, vì vậy, đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng
trưởng kinh tế dài hạn bền vững. Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như
tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người…và có nhiều cấp độ khác nhau
như tri thức cảm tính và tri thức lý tính, tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa
học,...
b) Bên cạnh tri thức, một thành tố không thể thiếu trong kết cấu ý thức theo
chiều ngang là tình cảm.
- Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan
hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan.
Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và trở thành một trong
những động lực quan trọng của hoạt động con người. Tình cảm là sự rung
động của con người với xung quanh gây cho con người có cảm giác vui
buồn, yêu thương, căm giận…
- Vì vậy, một khi tri thức được gắn với tình cảm thì hoạt động của con người
sẽ được tăng thêm gấp bội lần. Tri thức có biến thành tình cảm mãnh liệt
mới sâu sắc và phải thông qua tình cảm thì tri thức mới biến thành hành
động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình.
c) Ý chí
- Là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người vượt qua những cản
trở trong quá trình thực hiện mục đích.
- Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những
hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên
ngoài và bên trong. Năng lực này không phải tự nhiên ai cũng có như nhau –
nói cách khác, ý chí là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm
lí của nhân cách.
- Có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình, nó điều khiển,
điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác, nó
cho phép con người tự kiềm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong
hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.
- Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ỏ cường độ của nó mạnh hay
yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà nó hướng đến.
V.I.Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách
mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải
phóng mình, giải phóng nhân loại.
2. Kết cấu ý thức theo chiều dọc.
- Bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức, trong đó tự ý thức ở
cấp độ sâu nhất.
a) Tự ý thức
- Là quá trình con người tự nhận thức bản thân mình. Như vậy, tự ý thức cũng
là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, song đây là ý thức về bản
thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài.
- Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt
động có cảm giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội.
Những cảm giác của con người về bản thân mình trên mọi phương diện giữ
vai trò quan trọng trong việc hình thành tự ý thức.
- Con người chỉ tự ý thức được bản thân mình trong quan hệ với những người
khác, trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới. Chính trong quan hệ xã hội,
trong hoạt động thực tiễn xã hội và qua những giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần do chính con người tạo ra, con người phải tự ý thức về mình để
nhận rõ bản thân mình, tự điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu
chuẩn mà xã hội đề ra.
- Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả xã
hội, của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội về địa vị của mình trong
hệ thống những quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi ích chung của
xã hội mình, của giai cấp mình, hay của tầng lớp mình.
b) Tiềm thức
- Là những hoạt động tâm lý (chủ yếu là hoạt động nhận thức ở cả hai trình độ
cảm tính và tư duy) tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song
lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sư kiểm
soát của chủ thể ấy. Thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có
được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm
trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng.
- Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức
mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức có vai
trò quan trọng cả trong hoạt động tâm lý hàng ngày của con người, cả trong
tư duy khoa học.
- Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính
xác, với các hoạt động tư duy thường được lặp đi lặp lại nhiều lần. Ở đây
tiềm thức góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng
lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm
bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học.
c) Vô thức
- Là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển. Lĩnh vực vô
thức là lĩnh vực các hiện tượng tâm lý nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý
thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó. Chúng liên quan đến
những hoạt động xảy ra bên ngoài phạm vi của lý trí hoặc chưa được con
người ý thức đến.
- Vô thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham
muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, nói nhịu, trực giác… Mỗi
hiện tượng ấy có vùng hoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng, song tất
cả đều có một chức năng chung là giải tỏa những ức chế trong hoạt động
thần kinh vượt ngưỡng nhất là những ham muốn bản năng không được phép
bộc lộ ra và thực hiện trong quy tắc của đời sống cộng đồng.
- Như vậy, vô thức có vai trò tác dụng nhất định trong đời sống và hoạt động
của con người. Nhờ vô thức mà con người tránh được tình trạng căng thẳng
không cần thiết khi làm việc “quá tải”. Nhờ vô thức mà chuẩn mực con
người đặt ra được thực hiện một cách tự nhiên… Vì vậy, không thể phủ nhận
vai trò cái vô thức trong cuộc sống, nếu phủ nhận vô thức sẽ không thể hiểu
đầy đủ và đúng đắn về con người.
III. Bài học vận dụng cho bản thân
- Từ bản chất của ý thức và kết cấu ý thức theo chiều dọc và chiều ngang, ta
có thể liên hệ bản thân để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu đối với
quá trình học tập của sinh viên cũng như công việc tương lai.
1. Vai trò của tri thức
- Như đã hiểu, tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo, là những khả năng, kỹ năng có
thể ứng dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, tri thức chính
là những gì sinh viên tiếp thu và ghi nhớ, tổng hợp được thông qua quá trình
học tập tại Đại học, là sản phẩm của quá trình dày công nghiên cứu, tích lũy
những kiến thức, kĩ năng liên quan đến chuyên ngành học để áp dụng vào
những công việc thực tế trong tương lai, đóng góp vào quá trình xây dựng và
phát triển đất nước.
- Vì tri thức có ở tất cả các lĩnh vực khác nhau, nhiều cấp độ khác nhau, nhiều
cách thức tiếp cận vậy nên sinh viên sẽ được tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình học tập nghiên cứu. Từ đó, chính những kiến thức, tri thức tiếp nhận
được trong thời gian này sẽ trở thành nguyên liệu cho những dự định tương
lai, có định hướng đúng đắn để không lãng phí tài nguyên cũng như sức lực
của mình. Từ đó, tri thức sẽ như kim chỉ nam hướng sinh viên đến những giá
trị tốt đẹp, mang lại lợi ích cũng như những cơ hội rộng mở trong tương lai.
- Từ đó, tổng kết lại, ta có thể thấy đối với sinh viên nói chung và sinh viên
trường Đại học Kinh tế quốc dân nói riêng, việc bồi dưỡng tri thức là một
điều kiện kiên quyết để có kết quả học tập thắng lợi.
2. Vai trò của tình cảm
- Đã là thành tố của ý thức, thì chỉ cần thiếu đi một phần thôi cũng sẽ không
thể phát triển toàn diện. Vì vậy, tình cảm – cũng đóng góp một vai trò quan
trọng không thể thay thế đối với quá trình học tập nghiên cứu của sinh viên.
- Nhờ tình cảm, sinh viên sẽ có động lực to lớn hơn để tiếp tục quá trình thu
nạp tri thức. Đặc biệt, đối với sinh viên đang được học tập tại chuyên ngành
bản thân yêu thích, họ sẽ càng phấn đấu học tập hơn, không ngừng nghỉ và
rất say mê nghiên cứu. Ngược lại, sinh viên nào không có tình cảm, hứng
thú với chuyên ngành đang học thì dù có nỗ lực hay chăm chỉ đến đâu cũng
sẽ không thấy hiệu quả, không đạt được kết quả cao và dễ gây ra tình trạng
chán nản dẫn đến kết quả sa sút và tệ hơn nữa là bỏ học.
- Đồng thời, tình cảm còn thể hiện vai trò trong mối quan hệ giữa người với
người. Khi sinh viên thiết lập được nhiều mối quan hệ xã hội như bạn bè,
thầy cô,... đó sẽ là một nguồn lực rất lớn giúp đỡ chúng ta trong quá trình
học tập và nghiên cứu. Bởi thầy cô giảng viên là những người đi trước, đã có
kinh nghiệm truyền đạt kiến thức tới bao thế hệ sinh viên, vậy nên họ sẽ
nguồn kiến thức từ thực tế dày dặn mà không sách vở nào có thể thể hiện hết
được. Bên cạnh đó, khi có bạn bè đồng trang lứa tham gia cùng vào quá
trình học tập, sinh viên sẽ có ý thức phấn đấu học tập hơn, muốn được cùng
mọi người nghiên cứu để đạt được kết quả tốt trong quá trình rèn luyện.
- Vậy nên, tình cảm là một yếu tố không thể thay thế trong quá trình học tập
của sinh viên.
3. Vai trò của ý chí
- Nếu tình cảm là thứ tạo động lực, tạo tiền đề cho học tập nghiên cứu thì ý
chí chính là sức mạnh giúp sinh viên vượt qua mọi khó khăn trong quá trình
đó.
- Người nào có động lực tốt, có ý chí mạnh mẽ sẽ càng rèn luyện được sự
vững vàng của ý chí, từ đó mạnh mẽ hơn vượt qua được trở ngại chắc chắn
sẽ gặp phải rất nhiều trong thời gian Đại học cũng như trong công việc sau
này. Ngược lại, người nào không có ý chí, chắc chắn họ sẽ không thể hoàn
thành được những gì bản thân đặt ra, dễ dàng bỏ cuộc trước chông gai từ đó
ít và gần như khó có khả năng đạt được thành công trong cuộc đời.
4. Vai trò kết cấu ý thức theo chiều dọc
- Sinh viên phải biết tự nhận thức được những hành vi của mình để phù hợp
với những chuẩn mực của xã hội cũng như môi trường học tập, làm việc nơi
bản thân đang sống. Không thể sống buông thả để rồi bao biện đó là tự ý
thức được nhu cầu của bản thân. Tự ý thức cũng cần phải biết rõ bản thân
mình là ai, từ đó điều chỉnh được bản thân theo những quy tắc, những tiêu
chuẩn mà xã hội đã đề ra.
IV. Kết luận
Bản chất và kết cấu của ý thức mang một vai trò vô cùng quan trọng
trong đời sống và xã hội. Thiếu đi một yếu tố thì sẽ đều không phát triển
toàn diện được. Vậy nên, trong quá trình học tập, nghiên cứu, bản thân
sinh viên phải nhận thức được tầm quan trọng của chúng để từ đó định
hướng, phát triển bản thân theo con đường phù hợp, đạt được kết quả cao
nhất tạo tiền đề cho những thành công trong tương lai.
| 1/9

Preview text:

BÀI KIỂM TRA TRIẾT SỐ 1
Đề bài: Phân tích bản chất và kết cấu cảu ý thức theo chiều dọc và chiều ngang.
Từ đó rút bài học vận dụng cho bản thân. Bài làm I.
Bản chất của ý thức
- Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạm trù được
quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật
chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức
có mối quan biện chứng với vật chất. Vậy nên, trước khi đi vào kết cấu của ý
thức, ta phải hiểu rõ bản chất của ý thức là gì.
1. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
- Thể hiện rằng nội dung của ý thức do thế giới khách quan quy định. Ý thức
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì nó nằm trong bộ não con
người. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan nhưng nó là cái thuộc
phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan.
- Ý thức không có tính vật chất, nó chỉ là hình ảnh tinh thần, gắn liền với hoạt
động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn. ý thức là sự
phản ánh thế giới bởi bộ não con người.
2. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới:
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế
giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở thành ý thức.
- Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu cầu
của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông
qua hoạt động lao động.
+ Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người,
song đây là sự phản ánh đặc biệt – phản ánh trong quá trình con người cải
tạo thế giới. Quá trình ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt là: trao đổi
thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Tiếp đến là mô hình hóa đối
tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần và cuối cùng là chuyển mô
hình từ tư duy ra hiện thực khách quan.
+ Ý thức là sự phản ánh sáng tạo, vì phản ánh đó dù trực tiếp hay gián
tiếp, dù dười dạng ý tưởng thì bao giờ củng phải dựa vào những tiền đề vật
chất, dựa trên hoạt động thực tiễn nhất định. Sự sáng tạo của ý thức không
đối lập, loại trừ, tách rời sự phản ánh mà ngược lại thống nhất với phản ánh,
trên cơ sở của phản ánh.
+ Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức. Ý thức –
trong bất kỳ trường hợp nào cũng là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội
của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc.
Vì vậy, bản chất của ý thức là có tính xã hội. II.
Kết cấu của ý thức
- Ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ với nhau, có
thể phân chia kết cấu đó theo nhiều “lát cắt” khác nhau tùy theo cách tiếp
cận. Sau đây, ta sẽ chia cấu trúc đó thành hai chiều: Kết cấu ý thức theo
chiều ngang và Kết cấu ý thức theo chiều dọc.
1. Kết cấu ý thức theo chiều ngang
- Bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, trạng thái tâm lý (tình cảm và
chú ý), niềm tin, lý trí, ý chí thái độ… a) T
rong đó, tri thức là nhân tố cơ bản, là cốt lõi.
- Tri thức là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới, là sự phản
ánh thế giới khách quan. Tri thức là kết quả nhận thức của con người về thế
giới, được diễn đạt dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu.
- Được tách ra làm hai loại tri thức.
+ Tri thức thông thường, là những nhận thức thu nhận được từ hoạt
động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài
rời rạc chưa được hệ thống hoá.
+ Tri thức khoa học là những nhận thức đã được đúc kết từ thực tiễn
thành lý luận, kinh nghiệm.
- Ngày nay, tri thức đang là yếu tố giữ vai trị quyết định đối với sự phát triển
kinh tế, vì vậy, đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng
trưởng kinh tế dài hạn bền vững. Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như
tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người…và có nhiều cấp độ khác nhau
như tri thức cảm tính và tri thức lý tính, tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học,...
b) Bên cạnh tri thức, một thành tố không thể thiếu trong kết cấu ý thức theo
chiều ngang là tình cảm.
- Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan
hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan.
Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và trở thành một trong
những động lực quan trọng của hoạt động con người. Tình cảm là sự rung
động của con người với xung quanh gây cho con người có cảm giác vui
buồn, yêu thương, căm giận…
- Vì vậy, một khi tri thức được gắn với tình cảm thì hoạt động của con người
sẽ được tăng thêm gấp bội lần. Tri thức có biến thành tình cảm mãnh liệt
mới sâu sắc và phải thông qua tình cảm thì tri thức mới biến thành hành
động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình. c) Ý chí
- Là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người vượt qua những cản
trở trong quá trình thực hiện mục đích.
- Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những
hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên
ngoài và bên trong. Năng lực này không phải tự nhiên ai cũng có như nhau –
nói cách khác, ý chí là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí của nhân cách.
- Có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình, nó điều khiển,
điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác, nó
cho phép con người tự kiềm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong
hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.
- Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ỏ cường độ của nó mạnh hay
yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà nó hướng đến.
V.I.Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách
mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải
phóng mình, giải phóng nhân loại.
2. Kết cấu ý thức theo chiều dọc.
- Bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức, trong đó tự ý thức ở cấp độ sâu nhất. a) Tự ý thức
- Là quá trình con người tự nhận thức bản thân mình. Như vậy, tự ý thức cũng
là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, song đây là ý thức về bản
thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài.
- Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt
động có cảm giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội.
Những cảm giác của con người về bản thân mình trên mọi phương diện giữ
vai trò quan trọng trong việc hình thành tự ý thức.
- Con người chỉ tự ý thức được bản thân mình trong quan hệ với những người
khác, trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới. Chính trong quan hệ xã hội,
trong hoạt động thực tiễn xã hội và qua những giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần do chính con người tạo ra, con người phải tự ý thức về mình để
nhận rõ bản thân mình, tự điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu
chuẩn mà xã hội đề ra.
- Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả xã
hội, của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội về địa vị của mình trong
hệ thống những quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi ích chung của
xã hội mình, của giai cấp mình, hay của tầng lớp mình. b) T iềm thức
- Là những hoạt động tâm lý (chủ yếu là hoạt động nhận thức ở cả hai trình độ
cảm tính và tư duy) tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song
lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sư kiểm
soát của chủ thể ấy. Thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có
được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm
trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng.
- Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức
mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức có vai
trò quan trọng cả trong hoạt động tâm lý hàng ngày của con người, cả trong tư duy khoa học.
- Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính
xác, với các hoạt động tư duy thường được lặp đi lặp lại nhiều lần. Ở đây
tiềm thức góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng
lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm
bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học. c) Vô thức
- Là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển. Lĩnh vực vô
thức là lĩnh vực các hiện tượng tâm lý nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý
thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó. Chúng liên quan đến
những hoạt động xảy ra bên ngoài phạm vi của lý trí hoặc chưa được con người ý thức đến.
- Vô thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham
muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, nói nhịu, trực giác… Mỗi
hiện tượng ấy có vùng hoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng, song tất
cả đều có một chức năng chung là giải tỏa những ức chế trong hoạt động
thần kinh vượt ngưỡng nhất là những ham muốn bản năng không được phép
bộc lộ ra và thực hiện trong quy tắc của đời sống cộng đồng.
- Như vậy, vô thức có vai trò tác dụng nhất định trong đời sống và hoạt động
của con người. Nhờ vô thức mà con người tránh được tình trạng căng thẳng
không cần thiết khi làm việc “quá tải”. Nhờ vô thức mà chuẩn mực con
người đặt ra được thực hiện một cách tự nhiên… Vì vậy, không thể phủ nhận
vai trò cái vô thức trong cuộc sống, nếu phủ nhận vô thức sẽ không thể hiểu
đầy đủ và đúng đắn về con người. III.
Bài học vận dụng cho bản thân
- Từ bản chất của ý thức và kết cấu ý thức theo chiều dọc và chiều ngang, ta
có thể liên hệ bản thân để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu đối với
quá trình học tập của sinh viên cũng như công việc tương lai.
1. Vai trò của tri thức
- Như đã hiểu, tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo, là những khả năng, kỹ năng có
thể ứng dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, tri thức chính
là những gì sinh viên tiếp thu và ghi nhớ, tổng hợp được thông qua quá trình
học tập tại Đại học, là sản phẩm của quá trình dày công nghiên cứu, tích lũy
những kiến thức, kĩ năng liên quan đến chuyên ngành học để áp dụng vào
những công việc thực tế trong tương lai, đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
- Vì tri thức có ở tất cả các lĩnh vực khác nhau, nhiều cấp độ khác nhau, nhiều
cách thức tiếp cận vậy nên sinh viên sẽ được tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình học tập nghiên cứu. Từ đó, chính những kiến thức, tri thức tiếp nhận
được trong thời gian này sẽ trở thành nguyên liệu cho những dự định tương
lai, có định hướng đúng đắn để không lãng phí tài nguyên cũng như sức lực
của mình. Từ đó, tri thức sẽ như kim chỉ nam hướng sinh viên đến những giá
trị tốt đẹp, mang lại lợi ích cũng như những cơ hội rộng mở trong tương lai.
- Từ đó, tổng kết lại, ta có thể thấy đối với sinh viên nói chung và sinh viên
trường Đại học Kinh tế quốc dân nói riêng, việc bồi dưỡng tri thức là một
điều kiện kiên quyết để có kết quả học tập thắng lợi.
2. Vai trò của tình cảm
- Đã là thành tố của ý thức, thì chỉ cần thiếu đi một phần thôi cũng sẽ không
thể phát triển toàn diện. Vì vậy, tình cảm – cũng đóng góp một vai trò quan
trọng không thể thay thế đối với quá trình học tập nghiên cứu của sinh viên.
- Nhờ tình cảm, sinh viên sẽ có động lực to lớn hơn để tiếp tục quá trình thu
nạp tri thức. Đặc biệt, đối với sinh viên đang được học tập tại chuyên ngành
bản thân yêu thích, họ sẽ càng phấn đấu học tập hơn, không ngừng nghỉ và
rất say mê nghiên cứu. Ngược lại, sinh viên nào không có tình cảm, hứng
thú với chuyên ngành đang học thì dù có nỗ lực hay chăm chỉ đến đâu cũng
sẽ không thấy hiệu quả, không đạt được kết quả cao và dễ gây ra tình trạng
chán nản dẫn đến kết quả sa sút và tệ hơn nữa là bỏ học.
- Đồng thời, tình cảm còn thể hiện vai trò trong mối quan hệ giữa người với
người. Khi sinh viên thiết lập được nhiều mối quan hệ xã hội như bạn bè,
thầy cô,... đó sẽ là một nguồn lực rất lớn giúp đỡ chúng ta trong quá trình
học tập và nghiên cứu. Bởi thầy cô giảng viên là những người đi trước, đã có
kinh nghiệm truyền đạt kiến thức tới bao thế hệ sinh viên, vậy nên họ sẽ
nguồn kiến thức từ thực tế dày dặn mà không sách vở nào có thể thể hiện hết
được. Bên cạnh đó, khi có bạn bè đồng trang lứa tham gia cùng vào quá
trình học tập, sinh viên sẽ có ý thức phấn đấu học tập hơn, muốn được cùng
mọi người nghiên cứu để đạt được kết quả tốt trong quá trình rèn luyện.
- Vậy nên, tình cảm là một yếu tố không thể thay thế trong quá trình học tập của sinh viên.
3. Vai trò của ý chí
- Nếu tình cảm là thứ tạo động lực, tạo tiền đề cho học tập nghiên cứu thì ý
chí chính là sức mạnh giúp sinh viên vượt qua mọi khó khăn trong quá trình đó.
- Người nào có động lực tốt, có ý chí mạnh mẽ sẽ càng rèn luyện được sự
vững vàng của ý chí, từ đó mạnh mẽ hơn vượt qua được trở ngại chắc chắn
sẽ gặp phải rất nhiều trong thời gian Đại học cũng như trong công việc sau
này. Ngược lại, người nào không có ý chí, chắc chắn họ sẽ không thể hoàn
thành được những gì bản thân đặt ra, dễ dàng bỏ cuộc trước chông gai từ đó
ít và gần như khó có khả năng đạt được thành công trong cuộc đời.
4. Vai trò kết cấu ý thức theo chiều dọc
- Sinh viên phải biết tự nhận thức được những hành vi của mình để phù hợp
với những chuẩn mực của xã hội cũng như môi trường học tập, làm việc nơi
bản thân đang sống. Không thể sống buông thả để rồi bao biện đó là tự ý
thức được nhu cầu của bản thân. Tự ý thức cũng cần phải biết rõ bản thân
mình là ai, từ đó điều chỉnh được bản thân theo những quy tắc, những tiêu
chuẩn mà xã hội đã đề ra. IV. Kết luận
Bản chất và kết cấu của ý thức mang một vai trò vô cùng quan trọng
trong đời sống và xã hội. Thiếu đi một yếu tố thì sẽ đều không phát triển
toàn diện được. Vậy nên, trong quá trình học tập, nghiên cứu, bản thân
sinh viên phải nhận thức được tầm quan trọng của chúng để từ đó định
hướng, phát triển bản thân theo con đường phù hợp, đạt được kết quả cao
nhất tạo tiền đề cho những thành công trong tương lai.