-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích bản chất và kết cấu của ý thức theo chiều dọc và chiều ngang - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Phân tích bản chất và kết cấu của ý thức theo chiều dọc và chiều ngang - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Họ và tên: Hà Thị Thủy Mã sinh viên: 11216912
Lớp học phần: Triết 221-18
Đề bài: Phân tích bản chất và kết cấu của ý thức theo chiều dọc và chiều ngang.
(5đ) Từ đó rút ra bài học vận dụng cho bản thân (5đ) Bài làm Bản chất ý thức:
- Bản chất của ý thức được thể hiện ở hai nội dung cơ bản:
1. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
+ Về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ
quan. Kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh,
điều kiện lịch sử-xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể được
phản ánh… Ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới
khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không
còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ
quan của con người. Theo Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển
vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”.
Ví dụ: Lútvích Phoiơbắc đưa ra quan điểm “Người ở nhà lầu suy nghĩ khác người
lều tranh” hoàn toàn đúng. Do điều kiện môi trường, hoàn cảnh, lối sống, cách tiếp
cận xã hội khác nhau của các chủ thể mà từ đó, ý thức được phản ánh qua lăng
kính từng người, từ đó hình thành quan niệm khác nhau.
2. Ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội
+ Ý thức là quá trình phản ánh có định hướng, có mục đích.
+ Con người bằng hoạt động thực tiễn, từng bước nâng cao sự nhận thức về thế
giới, xâm nhập các tầng bản chất, quy luật, từ đó hình thành, quy luật, từ đó hình
thành tri thức mới để áp dụng vào thực tiễn. Tri thức của con người về thế giới
ngày càng đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn.
+ Trên cơ sở của tri thức đã có cùng với hoạt động con người sáng tạo ra tri thức
mới, sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức:
- Một là, nhận thức của con người bao giờ cũng xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống
đặt ra, do đó những ý tưởng, tức sự suy tính phải có trước khi hành động, đó là quá
trình chọn lọc các thông tin, lựa chọn phương thức hành động, chứ không thụ động như ở động vật.
- Hai là, những thông tin được sao, chép lại, dưới dạng hình ảnh tinh thần được lưu
giữ lại trong óc. Thực chất, đây là quá trình bắt đầu sáng tạo, có nghĩa là đối tượng
vật chất đã trở thành ý tưởng phi vật chất để rồi suy diễn, tưởng tượng theo ý tưởng của mình.
- Ba là, chuyển sự tưởng tượng từ trong óc ra bên ngoài, và bằng lao động con
người đã biến những ý tưởng thành hiện thực, giai đoạn này con người phải lựa
chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tiến hành lao động nhằm đạt
được mục tiêu đề ra. Do đó chúng ta phải thấy được ý thức bao giờ cũng gắn liền
với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ bởi các quy luật sinh học mà
chủ yếu là các quy luật xã hội, các quy ước được hình thành trong quan hệ sản
xuất, do đó ý thức mang bản chất xã hội và lịch sử.
Ví dụ: Mỗi cá nhân đều có các thế mạnh riêng, sở trường riêng, tính sáng tạo khác
nhau, từ đó mà phát triển tùy theo năng lực bản thân. Anhxtanh là nhà vật lý người
Đức vĩ đại nhất mọi thời đại, phát minh ra thuyết tương đối nhưng học ngôn ngữ
khác lại không phải thế mạnh của ông.
Nhà văn viết một câu truyện, trong nội dung chính, tác giả có thể sáng tạo ra
nhiều tình tiết khác nhau trong câu chuyện, tạo ra lối văn phong riêng, hình thành
thương hiệu cá nhân cho mỗi nhà văn.
3. Ý thức mang bản chất lịch sử xã hội: Phụ thuộc vào điều kiện lịch sử và quan hệ xã hội
+ Chỉ khi con người xuất hiện, tiến hành hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới.
+ Khách quan theo mục đích của mình, ý thức mới xuất hiện. Như thế, ý thức
không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy, mà bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử
– xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan.
+ Ý thức bị chi phối không chỉ bởi các quy luật tự nhiên, mà chủ yếu bởi các quy
luật xã hội. Ở những thời đại khác nhau, thậm chí trong cùng một thời đại, ý thức
về cùng một sự vật, hiện tượng có thể khác nhau ở các chủ thể khác nhau.
Kết cấu của ý thức
1.Kết cấu của ý thức theo chiều ngang:
a) Tri thức: Tri thức là toàn bộ những hiểu biết con người, là kết quả của quá trình
nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các
loại ngôn ngữ. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức, là điểu kiện để ý thức
phát triển. Tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
Tri thức có nhiều loại khác nhau như tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người.
Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: Tri thức thông thường được hình thành do
hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài
và rời rạc. Tri thức khoa học phản ánh trình độ của con người đi sâu nhận thức thế
giới hiện thực. Ngày nay, vai trò động lực của tri thức đối với sự phát triển kinh tế
xã hội trở nên rõ ràng, nổi bật. Loài người đang bước vào nền kinh tế tri thức – là
nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết
định nhất đối với sự phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế tri thức, đa số các ngành
kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, vì
vậy, đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn.
b) Tình cảm: Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ trong các quan hệ.
Tình cảm là một hình thái đặt biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ
sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại
cảnh. Tình cảm là biểu hiện và sự phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con
người, là một yếu tố phát huy sức mạnh động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức.
Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và giữ một vị trí quan trọng
trong việc điều chỉnh hoạt động của con người. Tình cảm có thể mang tính chất
chủ động, chứa đựng sắc thái cảm xúc tích cực, cũng như trở thành thụ động, chứa
đựng sắc thái cảm xúc tiêu cực. Tình cảm tích cực là một trong những động lực
nâng cao năng lực hoạt động sống của con người. Tri thức kết hợp với tình cảm
hình thành nên niềm tin, nâng cao ý chí tích cực biến thành hành động thực tế, mới
phát huy được sức mạnh của mình.
c) Ý chí: Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt
qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích. Ý chí là quyền lực của con
người đối với bản thân con người đó, nó điều khiển, điều chính hành vi để con
người hướng đến mục đích một cách tự giác, cho phép con người tự kiền chế, tự
làm chủ ban thân và quyết đoán trong hành động.
*Tri thức, tình cảm và ý chí được hình thành, tồn tại và phát triển trong mối quan
hệ ràng buộc, chi phối, tác động lẫn nhau. Tính chất phong phú trong biểu hiện mỗi
tình cảm con người có thể là nhân tố nguồn gốc và sự chi phối của nhân tố ý thức
và ý chí. Ngược lại, trong mỗi con ý chí có thể bao hàm trong đó sự hiểu biết và
tình cảm sâu sắc của con người.
2. Kết cấu ý thức theo chiều dọc:
a) Tự ý thức: Tự ý thức là ý thức con người về những hành vi, những tình cảm, tư
tưởng, động cơ, lợi ích của mình về địa vị của mình trong xã hội. Là những suy
nghĩ hiện hữu diễn ra từng giây từng phút. Sự xoay chuyển của luồng suy nghĩ,
cảm giác về sự vật xung quanh hiện hữu, nhận biết thực trạng bản thân.
b) Tiềm thức: Tiềm thức là những hoạt động tâm lý tích cực tự động diễn ra bên
ngoài sự kiểm soát chủ chủ thể, sống lại có liên quan đến hoạt động của chủ thể
trước đây. Tiềm thức là tri thức tiềm tàng, do thói quen của của con người tạo nên
ngầm trở thành bản năng, kỹ năng, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Bình thường
chúng ta không cảm nhận nó, những chúng ta vẫn dùng nó liên tục và trao đổi
thông tin liên tục với ý thức. Bài học, kĩ năng, gương mặt, đường xá... đều thuộc về
ý thức. Tiềm thức là mảng lớn hơn ý thức.
c) Vô thức: Vô thức là hoạt động tâm lý đặc biệt không phải do lý trí điều khiển.
Lĩnh vực vô thức là lĩnh vực các hiện tượng tâm lý nằm ngoài pham vi của lý trí
mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó. Con người không phải mọi
lúc đều có hành vi do lý trí chỉ đạo, có hành vi do bản năng chi phối hoặc do những
tác động được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen tới mức chúng vẫn tự động
xảy ra. Vô thức - mảng lớn nhất- nằm bên trong tâm thức con người. Bình thường
con người không có cách nào mang những gì chứa trong vô thức ra để trau dồi với
ý thức, giống như ta làm với tiềm thức. Vô thức chỉ bộc lộ trong một số trường hợp
nhất định, và nằm ngoài sự chi phối của con người. Ví dụ như giấc mơ, bi kịch,
hoặc một số kích thích nhất định nào đó khiến cho một số suy nghĩ, mảng trí nhớ
chứa trong vô thức đột ngột trào lên. Ví dụ như vào năm 1990 ở California, George
Franklin bị kết án và bỏ tù vì hành vi giết một cô bé 20 năm trước. Trong khi đang
ngồi chơi, đột nhiên cô con gái của hắn nhớ lại tình cảnh lúc hắn giết cô bạn của cô
bé 20 năm về trước, những hình ảnh quá đáng sợ mà khiến cho "self mechanism"
(cơ chế tự bảo vệ) của cô con gái "repress" (nhấn chìm) vào trong vô thức, và 20
năm sau đột ngột xuất hiện trở lại (Tất nhiên để kết luận cho một vụ án liên quan
đến những hình ảnh lưu trữ trong vô thức, cần phải thông qua sự kiểm tra đánh giá
của những chuyên gia phân tâm học).
*Sigmund Freud, cha đẻ của thuyết phân tâm học, chia nhân cách con người ra làm
3 phần (topographic model): Ý thức, tiềm thức, và vô thức."Tảng băng trôi" là mô
hình mà Freud dùng để minh hoạ cho Tophographic model.
Bài học vận dụng cho bản thân
Là một sinh viên, một công dân thời đại số thế kỷ 21, được thừa hưởng những tinh
hoa tri thức thông qua chiều dài lịch sử, được tiếp cận với môi trường năng động,
hiện đại, sáng tạo, em nhận thấy bản thân cần hình thành tư duy học hỏi, khám phá,
sáng tạo, đồng thời xây dựng cho mình đời sống tình cảm phong phú, biết yêu
thương quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước của ông cha ta.
Học tập nghiêm túc, xác định mục đích vào đại học là để học, tinh thần ham
học hỏi. Có đầy đủ kiến thức chuyên môn và những kỹ năng mềm như tranh
luận, hùng biện, kỹ năng làm việc nhóm, biết chủ động trong mọi trường hợp.
Biết nhận thức về vai trò và công việc mình phải làm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Chịu trách nhiệm cho những hành động của mình, không làm những việc
trái lương tâm, đạo đức, tự ý thức không để sa ngã vào những con đường tệ
nạn, tham gia các hoạt động vì cộng đồng, vì con người.
Biết lắng nghe ý kiến của người khác,
Sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi của mình và của mọi người,
Xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè, không lợi dụng, trục lợi cho bản thân.
Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Ngoài tiếng mẹ đẻ, cần biết thêm một vài ngôn ngữ khác đặc biệt là tiếng
Anh, phải giao tiếp lưu loát, kèm theo đó nên học thêm 1 ngôn ngữ khác.
Sắp xếp thời gian hợp lý, giữ gìn sức khỏe, tập thể dục thể thao đều đặn.
Tìm hiểu nhiều nền văn hóa của nhiều nước khác nhau, trải nghiệm và khám
phá cuộc sống tại 1 đất nước nào đó có tính ảnh hưởng đến nền văn hóa,
kinh tế, chính trị toàn cầu như Pháp, Mỹ, Đức,...
Dám dấn thân, đương đầu với thử thách, không ngại khó khăn để đạt được thành công.
Khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn, ứng
dụng công nghệ để bản thân không bị tụt hậu.