Phân tích cặp phạm trù nội dung – hình thức | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin

Phân tích cặp phạm trù nội dung – hình thức | Bài tập lớn môn triết học mác - lêninTiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
10 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích cặp phạm trù nội dung – hình thức | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin

Phân tích cặp phạm trù nội dung – hình thức | Bài tập lớn môn triết học mác - lêninTiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

67 34 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 23022540
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Bảo Hiểm
BÀI TẬP LỚN
Đề 3: Phân tích cặp phạm trù nội dung – hình thức
Họ tên : Phạm Kim Anh
Nhóm : 03
Mã sinh viên : 11234573
Lớp : 02 - Triết học Mác Lê-nin
Hà Nội, 2023
I. PHÂN CH CẶP PHẠM TRÙ NỘI DUNG, HÌNH THỨC.
lOMoARcPSD| 23022540
2
1. Khái niệm nội dung và hình thức
Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trên thế giới này đều mang trong mình nội
dung và hình thức. Đây là hai yếu tố cơ bản để tạo nên một vật chất. Vậy nội
dung và hình thức được hiểu như thế nào? Đầu tiên, về khái niệm về nội dung
và hình thức. Nội dung là phạm trù triết học để chỉ tổng thể các mặt, các bộ
phận, các yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng. Ni dung được còn được triết học
nhận định không chỉ là các bộ phận, các yếu tố bên trong hay sự tương tác và
biến đổi của chúng (còn gọi là tương tác bên trong), mà còn quy định cả những
yếu tố bên ngoài khác. Vậy nên dưới góc nhìn của Triết học, nội dung chính là
những chất liệu, dựng lên sự vật, hiện tượng, vậy nên chúng được Triết học gọi
là mặt bên trong của sự vật, hiện tượng. Nội dung là như vậy còn hình thức là
gì?
Hình thức là phương thức thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật,
hiện tượng, là hệ thống các mi liên hệ tương đối bền vững giữa các b phận
của sự vật hiện tượng. Hình thức còn là toàn thể nói chung những gì làm thành
bề ngoài của sự vật, cái chứa đựng hoặc biểu hiện của nội dung. Qua đó, ta có
thể hiểu hình thức làm thành bề ngoài của sự vật, chính là cái vỏ để chứa đựng
nội dung bên trong nó. Tuy vậy, bản chất của các phạm trù triết học là tương
đối trừu tượng, vậy cho nên vẫn có rất nhiều người gặp khó khan trong việc
nhận thức được rõ rằng, rành mạch nội dung của một đối tượng nào đó (đặc
biệt là đối với đối tượng tinh thần) mà thường bị lẫn với hình thức hay cấu trúc
của nó. Trong trường hợp ấy, ta có thể rõ rang nhận thấy sự giao thoa sâu sắc
giữa, thâm nhập lẫn nhau giữa nội dung và hình thức và lúc ấy, hình thức sẽ
được gọi là “hình thức nội dung” (hình thức nội dung), gắn liền chặt chẽ với
nội dung. Kiểu hình thức này sẽ thường thuộc về một cái riêng xác định, không
lặp lại ở bất kể một cái riêng nào khác, nên nó là cái đơn nhất. Nhưng ngược
lại, cũng có hình thức là tượng trưng cho nhiều cái riêng của cùng một lớp,
chúng được gọi là hình thức hình thức (hình thức bên ngoài) hay hình thức
chung.
Ví dụ ta có thể thấy là tác phẩm “Vợ nhặt” với hình thức của bộ truyện là
cách viết theo thể loại truyện ngắn, bố cục gồm 4 phần, thuộc truyện “Con chó
xấu xí". Nội dung của tác phẩm sẽ là tư tưởng của tác phẩm, giá trị hiện thực:
tái hiện khung cảnh lầm than của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945;
giá trị nhân đạo: trong sự đen tối của hoàn cảnh lầm than lúc bấy giờ vẫn sáng
ngời lên phẩm chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của con người. Hay trong cơ
thể con người, nội dung là các bộ phận (như chân, tay), cơ quan, quá trình
trong cơ thể. Còn hình thức là tổng thể các phương thức liên kết, các mối liên
hệ của các bộ phận, cơ quan, quá trình tạo nên cơ thể
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.
lOMoARcPSD| 23022540
3
Bên cạnh khái niệm giữa ni dung và hình thức, thì đây còn là một cặp
phạm trù, nên giữa chúng sẽ có một sự liên kết tương đối bền vững. Thật vậy,
nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng tồn tại thống nhất chặt chẽ trong
mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Sự tồn tại, phát triển và vận động của sự vật,
hiện tượng đều bao hàm sự thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau giữa nội dung
và hình thức. Trong đó, trong mối quan hệ biện chứng này giữa nội dung và
hình thức này, nội dung giữ vai trò quan trng hơn, nội dung có vai trò quyết
định hình thức, còn hình thức có tính độc lập, tương đối.
2.1. Nội dung và hình thức thống nhất, chặt chẽ trong mối liên hệ phụ
thuộc lẫn nhau
Dưới ống kính triết học c thể hơn là triết học duy vật biện chứng thì sự
vận động, tồn tại phát triển luôn bao hàm mối quan hệ chặt chẽ gắn bó của ni
dung hình thức. Trong tự nhiên mọi vật đều tồn tại ni dung và hình thức.
Chúng luôn đồng hành cùng nhau, chưa từng có sự vật nào chỉ có một mặt là
hình thức hay nội dung. Không có nội dung hay hình thức nào tồn tại độc lập.
Trong đó, trong mối quan hệ biện chứng này giữa nội dung và hình thức này,
nội dung giữ vai trò quan trọng hơn, nội dung có vai trò quyết định hình thức,
còn hình thức có tính độc lập, tương đối.
Ví dụ như mỗi phân tử carbon dioxide được cấu thành từ 1 nguyên tử
carbon và 2 nguyên tử oxi là nội dung, liên kết hóa học O=C=O là hình thức.
Hay như việc thấu hiểu nội dung bên trong của cuốn sách chính là bước đầu
tiên để quyết định nên có một thiết kế bìa sách như thế nào. Đó là sách dành
cho thiếu nhi thì không thể mang cách bố trígam màu u tối, và có những
hình ảnh rùng rợn. Thiết kế bìa sách còn đóng vai trò như lời gợi mở, giới thiệu
về nội dung, từ đó gây hứng thú cho độc giả đưa ra quyết định đọc sách.
Nội dung và hình thức được khẳng định không tách rời nhau nhưng không
có nghĩa là một nội dung chỉ được thể hiện dưới một hình thức và một hình
thức chỉ thể hiện dưới một nội dung. Cùng một nội dung trong quá trình phát
triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể
thể hiện nhiều nội dung khác nhau.
Hay như Thạch Sanh là người hiền lành, dũng cảm trung thực, nội dung
này có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như truyện, phim,
nhạc, kịch. Cô Tấm là người xinh đẹp, hiền hậu và ông Trương Ba là người
lương thiện, ngay thẳng có thể cùng được biểu hiện dưới một hình thức là kịch.
2.2. Ni dung quyết định hình thức
Mặc dù nội dung và hình thức có thể tác động lẫn nhau, nhưng vai trò của
chúng là không bằng nhau. Thật vậy, nội dung giữ vai trò giữ vai trò quyết định
lOMoARcPSD| 23022540
4
hình thức. Hình thức là mối liên hệ giữa những mặt, những yếu tố, những bộ
phận cho nên hình thức chịu sự quy định của chính những mặt, bộ phận và yếu
tố đó. Vậy nên, để sự vật, hiện tượng có thể tồn tại, hình thức phải phù hợp với
nội dung, tuy nhiên sự phù hợp giữa nội dung và hình thức không cứng nhắc.
Cùng một nội dung nhưng trong nhiều điều kiện khác nhau có thể có những hình
thức khác nhau. Thật vậy, so với hình thức, nội dung luôn giữ vai trò quyết định
quá trình phát triển của sự vật, nó là yếu tố động và luôn thay đổi. Còn hình
thức, là yếu tố tương đối ổn định của sự vật. Vì vậy, sự biến đổi và phát triển ca
sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung, còn sự biến đổi của hình thức thì chậm
hơn. Nhưng luôn có khuynh hướng phù hợp với nội dung
Ví dụ như nội dung mối quan hệ giữa anh X và chị Y là quan hệ bạn bè
khi đó hình thức quan hệ giữa 2 người sẽ không có giấy chứng nhận kết hôn.
Cho đến khi anh X và chị Y kết hôn,thì nội dung quan hệ đã thay đổi,nên hình
thức quan hệ này buộc phải thay đổi theo (có giấy chứng nhận kết hôn). Hay
như nội dung lên hoặc thăm thư viện của trường N thì cần có thẻ sinh viên,
không có thì sẽ không được vào. Cho đến khi là sinh viên hoặc mượn thẻ của
người khác thì hình thức quan hệ buộc phải thay đổi theo là sẽ được vào thư
viện thoải mái. Sự phát triển sự sống (nội dung) của con bướm trải qua 4 hình
thức tồn tại nhất định: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Vòng đời phát
triển của loài bướm nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường,nguồn
thức ăn. Mỗi hình thức tồn tại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sự sng.
Đây đều là những ví dụ điển hình cho thấy khi nội dung thay đổi thì hình thức
cũng biến đổi sao cho phù hợp với nó.
2.3. Hình thức tồn ti tương đối đc lập và có ảnh hưởng tới nội dung
Hình thức do nội dung quyết định, nhưng hình thức có tính độc lập tương
đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động ca hình thức đến nội dung thể
hiện ở chỗ: Khi hình thức phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát
triển của nội dung. Ngược lại,nếu không phù hợp, hình thức sẽ ngăn cản, kìm
hãm sự phát triển nội dung.
Chẳng hạn như,học tập cũng có nhiều phương pháp giảng dạy không nhất
thiết dùng những cái truyền thống nhưng cần phù hợp mới tạo nên được hiệu
quả ví dụ như: về nội dung học hát, khi nó được thể hiện dưới hình thức trực tiếp
sẽ hiệu quả hơn hình thức học online hay qua sách vở. . Ví dụ này có thể được
thấy rõ ràng nhất qua hình ảnh phản ánh sự tàn phá của con người tới thiên
nhiên đã từng nổi tiếng không lâu trước đây. Một chú rùa biển bị phát triển dị tật
với phần đầu và phần đuôi phát triển và lớn lên hoàn toàn bình thường nhưng
phần bụng bị bóp nhỏ lại bởi một chiếc vòng nhựa. Theo các nhà khoa học và
các nhà bảo vệ môi trường biển, chú rùa biển gặp phải vấn đề như vậy là do đã
bị mắc phải chiếc vòng nhựa từ nắp chai từ khi còn rất nhỏ, sau này, khi lớn lên,
lOMoARcPSD| 23022540
5
do chiếc vòng nhựa vẫn mắc kẹt ở đó, từ đó khiến phần bụng của chú rùa không
thể phát triển to ra như các phần còn lại của cơ thể, dẫn tới sự phát triển d tật
của nó.
Dẫu vậy, ở thời kì đầu tồn tại, hình thức của đối tượng phù hợp với nội
dung và do vậy giữ vai trò tích cực trong sự phát triển của nó. Với sự hỗ trợ tích
cực của hình thức, nội dung phát triển càng ngày càng xa, còn hình thức vẽ cơ
bản vẫn giữ nguyên không đổi. Thời gian qua đi và khuôn khổ chật hẹp của hình
thức cũ bắt đầu cản trở nội dung đang biến đổi. Hình thức không còn phủ hợp
với nội dung nữa, trở nên kim hãm sự phát triển của nội dung. Sự không tương
thích ngày càng lớn dẫn, giữa chúng xảy ra xung đột. Và cuối cùng nội dung đã
di xa về phía trước vứt bỏ hình thức quá cũ kĩ, thủ tiêu . Nhưng thời điểm thủ
tiêu hình thức đồng thời cũng là thời điểm biển đổi của nội dung. Sự thủ tiêu
những mối liên hệ bền vững đòi hỏi sự biến đổi mạnh các bộ phận của nó và
chấm dứt những tương tác lẫn nhau đã tồn tại trước đó. Như vậy, sự phù hợp
hình thức và nội dung, sự thống nhất của chúng, cũng như thống nhất chất và
lượng, là ranh giới tồn tại của đối tượng.
Ví dụ, trong tự nhiên, ở những chú tôm là những loài giáp xác, nên vỏ của
chúng rất cứng, vậy nhiều người tự hỏi, chúng trưởng thành kiểu gì? Thật vậy,
nội dung của tôm hùm gồm sự phát triển và to ra ca chúng, và để có thể phục
vụ cho sự phát triển về kích thước ấy, hình thức hay chính là lớp vỏ của tôm
hùm sẽ bị loại bỏ. Thực tế cho thấy, tôm hùm trong quá trình trưởng thành sẽ lột
vỏ một năm một lần, và sau mỗi lần lột vỏ, chúng sẽ phát triển về cả kích thước
và trọng lượng, đồng thời, lớp vỏ mới được hình thành cũng sẽ cần một khoảng
thời gian để tổng hợp các chất dinh dưỡng trước khi chúng có thể trở nên cứng
cáp trở lại. Và trên cơ sở hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát
triển và chuyển sang trạng thái mới về chất. Sự tác động qua lại này sẽ luôn diễn
ra trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ như ngày càng nhiều trường học thay đổi phương pháp giáo dục
theo hướng hiện đại. Không nhất thiết theo hình thức truyền thống, học sinh tiếp
thu kiến thức một cách b động mà có thể dưới những hình thức phù hợp, làm
tăng hiệu quả học tập như: đóng kịch, trò chơi, tham quan, diễn đàn,…
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Cuối cùng, thông qua các khái niệm về nội dung – hình thức và mối liên
hệ, sự tương tác giữa nội dung và hình thức, ta có thể rút ra các kết luận như sau,
hya cũng chính là ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nội dung – hình
thức. Ý nghĩa đầu tiên, hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó
quyết định, là kết quả của những thay đổi của nội dung và để đáp ứng sự thay
đổi đó thì sự thay đổi hình thức phải dựa vào những thay đổi thích hợp của nội
lOMoARcPSD| 23022540
6
dung quyết định nó, do vậy, nếu muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết
phải tác động, làm thay đổi được nội dung của nó.
Thứ hai, hình thức chỉ có tác động thúc đẩy nội dung phát triển khi nó
phù hợp với nội dung nên để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển nhanh, cần
chú ý theo dõi mối quan hệ giữa nội dung đang phát triển với hình thức ít thay
đổi, và khi giữa nội dung và hình thức xuất hiện sự không phù hợp thì trong
những điều kiện nhất định phải can thiệp vào tiến trình khách quan, đem lại sự
thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hợp với nội dung đã phát triển
và đảm bảo cho nội dung sẽ phát triển hơn nữa, không bị hình thức cũ hìm hãm.
Cuối cùng, trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn không
được tách rời nội dung với hình thức hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó
của sự vật, hiện tượng. Một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện
ngược lại nên cần sử dụng mọi hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc
phải cải biến các hình thức vốn có, lấy hình thức này bổ sung cho hình thức
khác, hay thay thế cho hình thức khác để làm cho bất kì hình thức nào cũng có
thể trở thành công cụ để phục vụ cho nội dung mới, nhằm đạt hiệu quả cao nhất
cho sự phát triển của nội dung. Hơn nữa V.I.Lênin kch liệt phê phán những thái
độ mà chỉ thừa nhận các hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ, chỉ muốn làm theo hình
thức cũ, không chịu tiếp nhận cái cái tiến bộ; và phủ nhận vai trò của hình thức
cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội, thay đổi hình thức cũ một cách tuỳ
tiện, vô căn cứ.
Ví dụ như Kim cương và Than đá. Xét về mặt nội dung thì chúng đều là
Cacbon nhưng do cấu trúc mạng tinh thể khác nhau nên xét về mặt hình thức,
Kim cương và Than đá cũng khác nhau. Hay chẳng hạn như lòng yêu nước cần
phải biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
của mỗi người dân Việt Nam, chẳng hạn: quyên góp tiền ủng h người nghèo,
ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, tòng quân khi đất nước yêu cầu,học giỏi
để giúp nước. Đây đều là những ví dụ giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa phương
pháp luận của cặp phạm trù nội dung – hình thức.
II. LIÊN HỆ
Phân tích vấn đề đổi mới sách giáo khoa trong chương trình
giáo dục phổ thông hiện nay
Khi bước vào cánh cổng đại học, cuộc đời em đã bước sang một trang hoàn
toàn khác, em đã được tiếp xúc với nhiều điều mới từ môi trường đến phương
pháp học tập cách sống. Và dường như thế giới quan ca em cũng được thay
đổi rất nhiều, đặc biệt khi em lần đầu tiên biết đến môn Triết học Mác Lê-nin.
Triết học giúp con người ta hiểu hơn về bản chất thế giới, cách vận hành của nó
ra sao. Với cặp phạm trù nội dung và hình thức đã mang đến cho em một cái
lOMoARcPSD| 23022540
7
nhìn hoàn toàn khác về cuộc sống. Thế giới còn rất nhiều điều khiến em vẫn
luôn thắc mắc, tò mò và mt trong số đó chính là tại sao Bộ Giáo Dục lại thay
đổi, đổi mới sách giáo khoa trong giáo dục hiện nay. Và khi nhìn theo góc nhìn
triết học em đã thể hiểu được phần nào lý do.
Cặp phạm trù nội dung – hình thức mang đến ý nghĩa nôm na rằng nội dung
chính là phần quyết định, hòa quyện tất cả mọi yếu tố để tạo nên vật chất. Ngày
nay, ta có thể thấy cặp phạm trù này ngày càng áp dụng rộng rãi trong nhiều
trường hợp trong xã hội. Ví dụ như hình thức bên ngoài quyển sách không thể
không liên quan hay trái ngược với nội dung của quyển sách, một quyển bìa
toàn những cảnh máu me thì không thể nào bên trong lại là một câu chuyện cổ
tích dành cho thiếu nhi được. Và thế giới thì luôn vận hành, thay đổi, luôn có
những điều mới được sinh ra, trí óc của con người cũng lớn dần lên, chính vì
thế lượng kiến thức con người khám phá ra ngày càng nhiều lên. Do đó những
quyển sách thì không thể cứ không thay đổi qua từng thập kỷ được, nó phải
thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thế giới. Hay như trong Vật lý thời
trung cổ người ta cho rằng Trái đất là hình cầu nhưng đến nay người ta đã
chứng mình được rằng hình cầu bị nén dọc theo hướng từ địa cực tới chỗ phình
ra ở xích đạo vì thế những quyển sách liên quan đến khoa học hay sách giáo
khoa cho học sinh không thể vẫn viết như trước kia được cần phải thay đổi để
cho đúng và phù hợp. Vì thế Bộ giáo dục cần phải thay đổi sách giáo khoa cho
những chương trình giáo dc hiện nay. Vậy ta cùng tìm hiểu dưới ống kính triết
học thì quan điểm của em về việc này là như thế nào?
Việc thay đổi sách giáo khoa từ trước đến nay chưa từng là sai mà ngược lại
là việc cần thiết và quan trọng nhưng thay đổi như thế nào thì là điều rất k
bởi nó còn dựa trên rất nhiều yếu tố. Theo quan điểm Triết học Mác Lê-nin việc
đổi mới sách giáo khoa cần đề cao việc phản ánh đúng bức tranh toàn cảnh về
xã hội, văn hóa, công nghệ để học sinh có thể hiểu về thế giới xung quanh.
Điển hình như một bộ sách giáo khoa lịch sử không nên chỉ tập trung vào
những chiến công lịch sử của một quốc gia mà còn phản ánh các mâu thuẫn xã
hội, vai trò của các tầng lớp, giai cấp trong sự phát triển lịch sử. Trong thức tế
cũng có rất nhiều ví dụ thể hiện điều này như: một bài học về Cách mạng Công
nghiệp có thể không chỉ tập trung vào các phát triển công nghiệp mà còn nhấn
mạnh đến điều kiện sống ca công nhân, sự gia tăng mâu thuẫn giai cấp, và ảnh
hưởng của sự thay đổi cấu trúc xã hội đối với những người lao động. Đặc biệt
cần thể hiện đúng đắn những giá trị văn hóa, phẩm chất tốt đẹp cần được gi
gìn và phát triển, nội dung bên trong phải nhân văn, phù hợp với tiêu chuẩn
hội. Bởi đối tượng tiếp thu những kiến thức bên trong mỗi cuốn sách là mầm
non của đất nước, là thế hệ trẻ cần được rèn giũa vì thế nội dung không thể sai
lệch. Vì xã hội luôn thay đổi một cách rất nhanh chóng nên chúng ta cần phải
lOMoARcPSD| 23022540
8
đổi mới sách giáo khoa mà khi thay đổi nội dung thì hình thức cũng sẽ dịch
chuyển theo.
Bên cạnh đó, một bộ sách giáo khoa không thể sử dụng mãi một hệ thống
nội dung mà cần thay đổi để có thể kích thích tư duy. Dưới góc nhìn Triết học
Mác Lê-nin thì khuyến khích tư duy phê phán và quan điểm phê phán. Vì thế,
sách giáo khoa cần luôn chuyển mình để thách thức học sinh đặt câu hỏi, suy
nghĩ sáng tạo. Một bộ sách dùng cho nhiều thế hệ sẽ có thể diễn ra tình trạng
học sinh sống dựa vào đáp án mà người học trước đã làm dẫn đến li lười tư
duy không chịu suy nghĩ, không thể phát triển bản thân toàn diện được. Và khi
đổi mới thì học sinh sẽ ở thế chủ động không phụ thuộc từ đó não bộ sẽ kích
thích tư duy, não b sẽ làm việc nhiều việc hơn, và học sinh cũng thông minh
hơn. Thực tế như trong một bài học về chính trị, sách giáo khoá thể thúc đẩy
học sinh nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề chính trị hiện tại, đặt ra những
câu hỏi như “Tại sao một chính trị gia quyết định như vậy?” hoặc “Làm thế nào
chính trị ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta?”. Hay như ở một
thí nghiệm vật lý thì sách giáo khoa có thể giúp học sinh vận dụng những kiến
thức đã học mà chủ động tìm hiểu: “Tại sao thí nghiệm này lại xảy ra nguyên
nhân do đâu ?” hay như “Thí nghiệm này có thể giúp chúng ta làm gì trong
thực tế, nó có mang lại lợi ích gì hay nó có giải thích hiện tượng tự nhiên gì
không?”. Từ đó học sinh sẽ cảm thấy tò mò mà đi khám phá học hỏi tư duy
nhiều hơn để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho bản thân mình.
Hơn nữa, Triết học Mác-Lênin coi phát triển cá nhân và xã hội là không th
tách rời. Sách giáo khoá cần hỗ trợ quá trình hình thành tư duy độc lập và khả
năng tự quản lý của học sinh. Sách giáo khoa sẽ không chỉ dạy cho học sinh về
xã hội hay tư duy khoa học mà cần đẩy mạnh việc đc lập, tự quản lý, các kỹ
năng mềm, kỹ năng thực hành hoàn thiện suy nghĩ, lối sống của học sinh. Cặp
phạm trù nội dung hình thức cũng nêu rõ muốn biến đổi sự vật, hiện tượng cần
phải tác động làm thay đổi nội dung. Do đó, muốn biến đổi một người cần phải
thay đổi từ suy nghĩ tâm hồn lối sống. Vì vậy các kỹ năng mềm rất quan trọng.
Ví dụ như trong bài học về kỹ năng sống, sách giáo khoa có thể không chỉ giới
thiệu về kỹ năng giao tiếp mà còn tập trung vào khám phá và phát triển sự tự
chủ và trách nhiệm cá nhân của học sinh, khích lệ h định hình mục tiêu cá
nhân và hành động để đạt được mục tiêu đó. Sách giáo khoa cần đổi mới tạo ra
nhiều phương pháp học tập mới như làm việc nhóm, thực hành nhiều hơn chứ
không trong đó sẽ không chỉ dạy mỗi lý thuyết được.
Nội dung và hình thức luôn có mối liên hệ chặt chẽ gắn bó với nhau vì vậy
nội dung bên trong sách thay đổi theo chiều hướng phát triển của xã hội hình
thức bên ngoài cũng không thể cứ mãi dậm chân tại chỗ như vậy được. Điều
này sẽ khiến học sinh nhìn vào cuốn sách sẽ cảm thấy lỗi thời và mất hứng thú
học tập, tạo nên thái độ chống đối, từ chối tiếp nhận. Ví dụ một cuốn sách địa
lOMoARcPSD| 23022540
9
lý nếu không đưa những hình ảnh đẹp được cập nhật mới nhất sẽ khiến cho học
cảm thấy chán hoặc thậm chí là hiểu sai kiến thức. Từ đó sẽ gây ra hiện tượng
hình thức kìm hãm sự phát triển của nội dung. Ngoài ra chúng ta cũng nên phủ
nhận những điều cũ, nóng vội thay đổi hình thức một cách tuỳ tiện, không có
căn cứ mà nên tận dụng những kết quả đã đạt được của cái cũ mà thúc đẩy, phát
huy tác dụng nhằm đạt mục đích đề ra của giáo dục. Ngoài ra, việc tích hợp
nhiều môn hay có nhiều bộ sách cũng thể hiện rõ khía cạnh một nội dung có
thể thể hiện nhiều hình thức và ngược lại. Việc tích hợp nhiều môn là một ý
kiến sáng tạo vì điều này có thể giúp hc sinh tìm thấy mối liên hệ giữa các
môn, để có thể áp dụng qua lại giữa những môn đó trong thực tế, tăng khả năng
tư duy, sáng tạo. Nhưng tích hợp môn học cũng cần dựa trên cơ sở khoa học và
thực tiễn đất nước, đảm bảo mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển toàn diện
của học sinh. Đây là thách thức khá lớn, và nên có mt bộ sách hay nhiều bộ
sách cũng cần phải suy nghĩ, nghiên cứu kỹ lưỡng.
Qua đây ta cũng thấy được sự gần gũi, thực tế của Triết học Mác Lê-nin về nội
dung hình thức trong cuộc sống và cụ thể là trong vấn đề đổi mới sách giáo
khoa. Dưới ống kính Triết học đã giúp ta thấy được tại sao cần phải đổi mới
sách giáo khoa, đây là một điều đúng đắn nhưng để có thể đổi mới thì Bộ Giáo
Dục cũng cần phải nghiên cứu rất kỹ, qua nhiều công đoạn thực nghiệm rồi mới
cho phát hành bộ sách hoàn chỉnh nhất để đưa kiến thức tới học sinh.
lOMoARcPSD| 23022540
10
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác- Lenin (Dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị).
2. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lenin.
3. https://lytuong.net/cap-pham-tru-noi-dung-hinh-thuc/?
fbclid=IwAR2v6stvlxXbjcG83wWynNEg38mYG3Zbw6kEKq6pgzee
OxQShFEWxSbw4k
4. https://vtc.vn/chuyen-gia-nhieu-loi-ich-khi-ap-dung-mot-chuong-
trinh-nhieu-sach-giao-khoa-ar545793
| 1/10

Preview text:

lOMoAR cPSD| 23022540
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa Bảo Hiểm BÀI TẬP LỚN
Đề 3: Phân tích cặp phạm trù nội dung – hình thức Họ tên : Phạm Kim Anh Nhóm : 03
Mã sinh viên : 11234573 Lớp
: 02 - Triết học Mác Lê-nin Hà Nội, 2023
I. PHÂN TÍCH CẶP PHẠM TRÙ NỘI DUNG, HÌNH THỨC. 1 lOMoAR cPSD| 23022540
1. Khái niệm nội dung và hình thức
Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trên thế giới này đều mang trong mình nội
dung và hình thức. Đây là hai yếu tố cơ bản để tạo nên một vật chất. Vậy nội
dung và hình thức được hiểu như thế nào? Đầu tiên, về khái niệm về nội dung
và hình thức. Nội dung là phạm trù triết học để chỉ tổng thể các mặt, các bộ
phận, các yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng. Nội dung được còn được triết học
nhận định không chỉ là các bộ phận, các yếu tố bên trong hay sự tương tác và
biến đổi của chúng (còn gọi là tương tác bên trong), mà còn quy định cả những
yếu tố bên ngoài khác. Vậy nên dưới góc nhìn của Triết học, nội dung chính là
những chất liệu, dựng lên sự vật, hiện tượng, vậy nên chúng được Triết học gọi
là mặt bên trong của sự vật, hiện tượng. Nội dung là như vậy còn hình thức là gì?
Hình thức là phương thức thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật,
hiện tượng, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các bộ phận
của sự vật hiện tượng. Hình thức còn là toàn thể nói chung những gì làm thành
bề ngoài của sự vật, cái chứa đựng hoặc biểu hiện của nội dung. Qua đó, ta có
thể hiểu hình thức làm thành bề ngoài của sự vật, chính là cái vỏ để chứa đựng
nội dung bên trong nó. Tuy vậy, bản chất của các phạm trù triết học là tương
đối trừu tượng, vậy cho nên vẫn có rất nhiều người gặp khó khan trong việc
nhận thức được rõ rằng, rành mạch nội dung của một đối tượng nào đó (đặc
biệt là đối với đối tượng tinh thần) mà thường bị lẫn với hình thức hay cấu trúc
của nó. Trong trường hợp ấy, ta có thể rõ rang nhận thấy sự giao thoa sâu sắc
giữa, thâm nhập lẫn nhau giữa nội dung và hình thức và lúc ấy, hình thức sẽ
được gọi là “hình thức nội dung” (hình thức nội dung), gắn liền chặt chẽ với
nội dung. Kiểu hình thức này sẽ thường thuộc về một cái riêng xác định, không
lặp lại ở bất kể một cái riêng nào khác, nên nó là cái đơn nhất. Nhưng ngược
lại, cũng có hình thức là tượng trưng cho nhiều cái riêng của cùng một lớp,
chúng được gọi là hình thức hình thức (hình thức bên ngoài) hay hình thức chung.
Ví dụ ta có thể thấy là tác phẩm “Vợ nhặt” với hình thức của bộ truyện là
cách viết theo thể loại truyện ngắn, bố cục gồm 4 phần, thuộc truyện “Con chó
xấu xí". Nội dung của tác phẩm sẽ là tư tưởng của tác phẩm, giá trị hiện thực:
tái hiện khung cảnh lầm than của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945;
giá trị nhân đạo: trong sự đen tối của hoàn cảnh lầm than lúc bấy giờ vẫn sáng
ngời lên phẩm chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của con người. Hay trong cơ
thể con người, nội dung là các bộ phận (như chân, tay), cơ quan, quá trình
trong cơ thể. Còn hình thức là tổng thể các phương thức liên kết, các mối liên
hệ của các bộ phận, cơ quan, quá trình tạo nên cơ thể
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. 2 lOMoAR cPSD| 23022540
Bên cạnh khái niệm giữa nội dung và hình thức, thì đây còn là một cặp
phạm trù, nên giữa chúng sẽ có một sự liên kết tương đối bền vững. Thật vậy,
nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng tồn tại thống nhất chặt chẽ trong
mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Sự tồn tại, phát triển và vận động của sự vật,
hiện tượng đều bao hàm sự thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau giữa nội dung
và hình thức. Trong đó, trong mối quan hệ biện chứng này giữa nội dung và
hình thức này, nội dung giữ vai trò quan trọng hơn, nội dung có vai trò quyết
định hình thức, còn hình thức có tính độc lập, tương đối.
2.1. Nội dung và hình thức thống nhất, chặt chẽ trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau
Dưới ống kính triết học cụ thể hơn là triết học duy vật biện chứng thì sự
vận động, tồn tại phát triển luôn bao hàm mối quan hệ chặt chẽ gắn bó của nội
dung hình thức. Trong tự nhiên mọi vật đều tồn tại nội dung và hình thức.
Chúng luôn đồng hành cùng nhau, chưa từng có sự vật nào chỉ có một mặt là
hình thức hay nội dung. Không có nội dung hay hình thức nào tồn tại độc lập.
Trong đó, trong mối quan hệ biện chứng này giữa nội dung và hình thức này,
nội dung giữ vai trò quan trọng hơn, nội dung có vai trò quyết định hình thức,
còn hình thức có tính độc lập, tương đối.
Ví dụ như mỗi phân tử carbon dioxide được cấu thành từ 1 nguyên tử
carbon và 2 nguyên tử oxi là nội dung, liên kết hóa học O=C=O là hình thức.
Hay như việc thấu hiểu nội dung bên trong của cuốn sách chính là bước đầu
tiên để quyết định nên có một thiết kế bìa sách như thế nào. Đó là sách dành
cho thiếu nhi thì không thể mang cách bố trí và gam màu u tối, và có những
hình ảnh rùng rợn. Thiết kế bìa sách còn đóng vai trò như lời gợi mở, giới thiệu
về nội dung, từ đó gây hứng thú cho độc giả đưa ra quyết định đọc sách.
Nội dung và hình thức được khẳng định không tách rời nhau nhưng không
có nghĩa là một nội dung chỉ được thể hiện dưới một hình thức và một hình
thức chỉ thể hiện dưới một nội dung. Cùng một nội dung trong quá trình phát
triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể
thể hiện nhiều nội dung khác nhau.
Hay như Thạch Sanh là người hiền lành, dũng cảm trung thực, nội dung
này có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như truyện, phim,
nhạc, kịch. Cô Tấm là người xinh đẹp, hiền hậu và ông Trương Ba là người
lương thiện, ngay thẳng có thể cùng được biểu hiện dưới một hình thức là kịch.
2.2. Nội dung quyết định hình thức
Mặc dù nội dung và hình thức có thể tác động lẫn nhau, nhưng vai trò của
chúng là không bằng nhau. Thật vậy, nội dung giữ vai trò giữ vai trò quyết định 3 lOMoAR cPSD| 23022540
hình thức. Hình thức là mối liên hệ giữa những mặt, những yếu tố, những bộ
phận cho nên hình thức chịu sự quy định của chính những mặt, bộ phận và yếu
tố đó. Vậy nên, để sự vật, hiện tượng có thể tồn tại, hình thức phải phù hợp với
nội dung, tuy nhiên sự phù hợp giữa nội dung và hình thức không cứng nhắc.
Cùng một nội dung nhưng trong nhiều điều kiện khác nhau có thể có những hình
thức khác nhau. Thật vậy, so với hình thức, nội dung luôn giữ vai trò quyết định
quá trình phát triển của sự vật, nó là yếu tố động và luôn thay đổi. Còn hình
thức, là yếu tố tương đối ổn định của sự vật. Vì vậy, sự biến đổi và phát triển của
sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung, còn sự biến đổi của hình thức thì chậm
hơn. Nhưng luôn có khuynh hướng phù hợp với nội dung
Ví dụ như nội dung mối quan hệ giữa anh X và chị Y là quan hệ bạn bè
khi đó hình thức quan hệ giữa 2 người sẽ không có giấy chứng nhận kết hôn.
Cho đến khi anh X và chị Y kết hôn,thì nội dung quan hệ đã thay đổi,nên hình
thức quan hệ này buộc phải thay đổi theo (có giấy chứng nhận kết hôn). Hay
như nội dung lên hoặc thăm thư viện của trường N thì cần có thẻ sinh viên,
không có thì sẽ không được vào. Cho đến khi là sinh viên hoặc mượn thẻ của
người khác thì hình thức quan hệ buộc phải thay đổi theo là sẽ được vào thư
viện thoải mái. Sự phát triển sự sống (nội dung) của con bướm trải qua 4 hình
thức tồn tại nhất định: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Vòng đời phát
triển của loài bướm nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường,nguồn
thức ăn. Mỗi hình thức tồn tại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sự sống.
Đây đều là những ví dụ điển hình cho thấy khi nội dung thay đổi thì hình thức
cũng biến đổi sao cho phù hợp với nó. 2.3.
Hình thức tồn tại tương đối độc lập và có ảnh hưởng tới nội dung
Hình thức do nội dung quyết định, nhưng hình thức có tính độc lập tương
đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động của hình thức đến nội dung thể
hiện ở chỗ: Khi hình thức phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát
triển của nội dung. Ngược lại,nếu không phù hợp, hình thức sẽ ngăn cản, kìm
hãm sự phát triển nội dung.
Chẳng hạn như,học tập cũng có nhiều phương pháp giảng dạy không nhất
thiết dùng những cái truyền thống nhưng cần phù hợp mới tạo nên được hiệu
quả ví dụ như: về nội dung học hát, khi nó được thể hiện dưới hình thức trực tiếp
sẽ hiệu quả hơn hình thức học online hay qua sách vở. . Ví dụ này có thể được
thấy rõ ràng nhất qua hình ảnh phản ánh sự tàn phá của con người tới thiên
nhiên đã từng nổi tiếng không lâu trước đây. Một chú rùa biển bị phát triển dị tật
với phần đầu và phần đuôi phát triển và lớn lên hoàn toàn bình thường nhưng
phần bụng bị bóp nhỏ lại bởi một chiếc vòng nhựa. Theo các nhà khoa học và
các nhà bảo vệ môi trường biển, chú rùa biển gặp phải vấn đề như vậy là do đã
bị mắc phải chiếc vòng nhựa từ nắp chai từ khi còn rất nhỏ, sau này, khi lớn lên, 4 lOMoAR cPSD| 23022540
do chiếc vòng nhựa vẫn mắc kẹt ở đó, từ đó khiến phần bụng của chú rùa không
thể phát triển to ra như các phần còn lại của cơ thể, dẫn tới sự phát triển dị tật của nó.
Dẫu vậy, ở thời kì đầu tồn tại, hình thức của đối tượng phù hợp với nội
dung và do vậy giữ vai trò tích cực trong sự phát triển của nó. Với sự hỗ trợ tích
cực của hình thức, nội dung phát triển càng ngày càng xa, còn hình thức vẽ cơ
bản vẫn giữ nguyên không đổi. Thời gian qua đi và khuôn khổ chật hẹp của hình
thức cũ bắt đầu cản trở nội dung đang biến đổi. Hình thức không còn phủ hợp
với nội dung nữa, trở nên kim hãm sự phát triển của nội dung. Sự không tương
thích ngày càng lớn dẫn, giữa chúng xảy ra xung đột. Và cuối cùng nội dung đã
di xa về phía trước vứt bỏ hình thức quá cũ kĩ, thủ tiêu nó. Nhưng thời điểm thủ
tiêu hình thức đồng thời cũng là thời điểm biển đổi của nội dung. Sự thủ tiêu
những mối liên hệ bền vững đòi hỏi sự biến đổi mạnh các bộ phận của nó và
chấm dứt những tương tác lẫn nhau đã tồn tại trước đó. Như vậy, sự phù hợp
hình thức và nội dung, sự thống nhất của chúng, cũng như thống nhất chất và
lượng, là ranh giới tồn tại của đối tượng.
Ví dụ, trong tự nhiên, ở những chú tôm là những loài giáp xác, nên vỏ của
chúng rất cứng, vậy nhiều người tự hỏi, chúng trưởng thành kiểu gì? Thật vậy,
nội dung của tôm hùm gồm sự phát triển và to ra của chúng, và để có thể phục
vụ cho sự phát triển về kích thước ấy, hình thức hay chính là lớp vỏ của tôm
hùm sẽ bị loại bỏ. Thực tế cho thấy, tôm hùm trong quá trình trưởng thành sẽ lột
vỏ một năm một lần, và sau mỗi lần lột vỏ, chúng sẽ phát triển về cả kích thước
và trọng lượng, đồng thời, lớp vỏ mới được hình thành cũng sẽ cần một khoảng
thời gian để tổng hợp các chất dinh dưỡng trước khi chúng có thể trở nên cứng
cáp trở lại. Và trên cơ sở hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát
triển và chuyển sang trạng thái mới về chất. Sự tác động qua lại này sẽ luôn diễn
ra trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ như ngày càng nhiều trường học thay đổi phương pháp giáo dục
theo hướng hiện đại. Không nhất thiết theo hình thức truyền thống, học sinh tiếp
thu kiến thức một cách bị động mà có thể dưới những hình thức phù hợp, làm
tăng hiệu quả học tập như: đóng kịch, trò chơi, tham quan, diễn đàn,…
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Cuối cùng, thông qua các khái niệm về nội dung – hình thức và mối liên
hệ, sự tương tác giữa nội dung và hình thức, ta có thể rút ra các kết luận như sau,
hya cũng chính là ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nội dung – hình
thức. Ý nghĩa đầu tiên, hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó
quyết định, là kết quả của những thay đổi của nội dung và để đáp ứng sự thay
đổi đó thì sự thay đổi hình thức phải dựa vào những thay đổi thích hợp của nội 5 lOMoAR cPSD| 23022540
dung quyết định nó, do vậy, nếu muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết
phải tác động, làm thay đổi được nội dung của nó.
Thứ hai, hình thức chỉ có tác động thúc đẩy nội dung phát triển khi nó
phù hợp với nội dung nên để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển nhanh, cần
chú ý theo dõi mối quan hệ giữa nội dung đang phát triển với hình thức ít thay
đổi, và khi giữa nội dung và hình thức xuất hiện sự không phù hợp thì trong
những điều kiện nhất định phải can thiệp vào tiến trình khách quan, đem lại sự
thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hợp với nội dung đã phát triển
và đảm bảo cho nội dung sẽ phát triển hơn nữa, không bị hình thức cũ hìm hãm.
Cuối cùng, trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn không
được tách rời nội dung với hình thức hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó
của sự vật, hiện tượng. Một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và
ngược lại nên cần sử dụng mọi hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc
phải cải biến các hình thức vốn có, lấy hình thức này bổ sung cho hình thức
khác, hay thay thế cho hình thức khác để làm cho bất kì hình thức nào cũng có
thể trở thành công cụ để phục vụ cho nội dung mới, nhằm đạt hiệu quả cao nhất
cho sự phát triển của nội dung. Hơn nữa V.I.Lênin kịch liệt phê phán những thái
độ mà chỉ thừa nhận các hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ, chỉ muốn làm theo hình
thức cũ, không chịu tiếp nhận cái cái tiến bộ; và phủ nhận vai trò của hình thức
cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội, thay đổi hình thức cũ một cách tuỳ tiện, vô căn cứ.
Ví dụ như Kim cương và Than đá. Xét về mặt nội dung thì chúng đều là
Cacbon nhưng do cấu trúc mạng tinh thể khác nhau nên xét về mặt hình thức,
Kim cương và Than đá cũng khác nhau. Hay chẳng hạn như lòng yêu nước cần
phải biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
của mỗi người dân Việt Nam, chẳng hạn: quyên góp tiền ủng hộ người nghèo,
ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, tòng quân khi đất nước yêu cầu,học giỏi
để giúp nước. Đây đều là những ví dụ giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa phương
pháp luận của cặp phạm trù nội dung – hình thức. II. LIÊN HỆ
Phân tích vấn đề đổi mới sách giáo khoa trong chương trình
giáo dục phổ thông hiện nay
Khi bước vào cánh cổng đại học, cuộc đời em đã bước sang một trang hoàn
toàn khác, em đã được tiếp xúc với nhiều điều mới từ môi trường đến phương
pháp học tập cách sống. Và dường như thế giới quan của em cũng được thay
đổi rất nhiều, đặc biệt khi em lần đầu tiên biết đến môn Triết học Mác Lê-nin.
Triết học giúp con người ta hiểu hơn về bản chất thế giới, cách vận hành của nó
ra sao. Với cặp phạm trù nội dung và hình thức đã mang đến cho em một cái 6 lOMoAR cPSD| 23022540
nhìn hoàn toàn khác về cuộc sống. Thế giới còn rất nhiều điều khiến em vẫn
luôn thắc mắc, tò mò và một trong số đó chính là tại sao Bộ Giáo Dục lại thay
đổi, đổi mới sách giáo khoa trong giáo dục hiện nay. Và khi nhìn theo góc nhìn
triết học em đã có thể hiểu được phần nào lý do.
Cặp phạm trù nội dung – hình thức mang đến ý nghĩa nôm na rằng nội dung
chính là phần quyết định, hòa quyện tất cả mọi yếu tố để tạo nên vật chất. Ngày
nay, ta có thể thấy cặp phạm trù này ngày càng áp dụng rộng rãi trong nhiều
trường hợp trong xã hội. Ví dụ như hình thức bên ngoài quyển sách không thể
không liên quan hay trái ngược với nội dung của quyển sách, một quyển bìa
toàn những cảnh máu me thì không thể nào bên trong lại là một câu chuyện cổ
tích dành cho thiếu nhi được. Và thế giới thì luôn vận hành, thay đổi, luôn có
những điều mới được sinh ra, trí óc của con người cũng lớn dần lên, chính vì
thế lượng kiến thức con người khám phá ra ngày càng nhiều lên. Do đó những
quyển sách thì không thể cứ không thay đổi qua từng thập kỷ được, nó phải
thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thế giới. Hay như trong Vật lý thời
trung cổ người ta cho rằng Trái đất là hình cầu nhưng đến nay người ta đã
chứng mình được rằng hình cầu bị nén dọc theo hướng từ địa cực tới chỗ phình
ra ở xích đạo vì thế những quyển sách liên quan đến khoa học hay sách giáo
khoa cho học sinh không thể vẫn viết như trước kia được cần phải thay đổi để
cho đúng và phù hợp. Vì thế Bộ giáo dục cần phải thay đổi sách giáo khoa cho
những chương trình giáo dục hiện nay. Vậy ta cùng tìm hiểu dưới ống kính triết
học thì quan điểm của em về việc này là như thế nào?
Việc thay đổi sách giáo khoa từ trước đến nay chưa từng là sai mà ngược lại
là việc cần thiết và quan trọng nhưng thay đổi như thế nào thì là điều rất khó
bởi nó còn dựa trên rất nhiều yếu tố. Theo quan điểm Triết học Mác Lê-nin việc
đổi mới sách giáo khoa cần đề cao việc phản ánh đúng bức tranh toàn cảnh về
xã hội, văn hóa, công nghệ để học sinh có thể hiểu về thế giới xung quanh.
Điển hình như một bộ sách giáo khoa lịch sử không nên chỉ tập trung vào
những chiến công lịch sử của một quốc gia mà còn phản ánh các mâu thuẫn xã
hội, vai trò của các tầng lớp, giai cấp trong sự phát triển lịch sử. Trong thức tế
cũng có rất nhiều ví dụ thể hiện điều này như: một bài học về Cách mạng Công
nghiệp có thể không chỉ tập trung vào các phát triển công nghiệp mà còn nhấn
mạnh đến điều kiện sống của công nhân, sự gia tăng mâu thuẫn giai cấp, và ảnh
hưởng của sự thay đổi cấu trúc xã hội đối với những người lao động. Đặc biệt
cần thể hiện đúng đắn những giá trị văn hóa, phẩm chất tốt đẹp cần được giữ
gìn và phát triển, nội dung bên trong phải nhân văn, phù hợp với tiêu chuẩn xã
hội. Bởi đối tượng tiếp thu những kiến thức bên trong mỗi cuốn sách là mầm
non của đất nước, là thế hệ trẻ cần được rèn giũa vì thế nội dung không thể sai
lệch. Vì xã hội luôn thay đổi một cách rất nhanh chóng nên chúng ta cần phải 7 lOMoAR cPSD| 23022540
đổi mới sách giáo khoa mà khi thay đổi nội dung thì hình thức cũng sẽ dịch chuyển theo.
Bên cạnh đó, một bộ sách giáo khoa không thể sử dụng mãi một hệ thống
nội dung mà cần thay đổi để có thể kích thích tư duy. Dưới góc nhìn Triết học
Mác Lê-nin thì khuyến khích tư duy phê phán và quan điểm phê phán. Vì thế,
sách giáo khoa cần luôn chuyển mình để thách thức học sinh đặt câu hỏi, suy
nghĩ sáng tạo. Một bộ sách dùng cho nhiều thế hệ sẽ có thể diễn ra tình trạng
học sinh sống dựa vào đáp án mà người học trước đã làm dẫn đến lối lười tư
duy không chịu suy nghĩ, không thể phát triển bản thân toàn diện được. Và khi
đổi mới thì học sinh sẽ ở thế chủ động không phụ thuộc từ đó não bộ sẽ kích
thích tư duy, não bộ sẽ làm việc nhiều việc hơn, và học sinh cũng thông minh
hơn. Thực tế như trong một bài học về chính trị, sách giáo khoá có thể thúc đẩy
học sinh nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề chính trị hiện tại, đặt ra những
câu hỏi như “Tại sao một chính trị gia quyết định như vậy?” hoặc “Làm thế nào
chính trị ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta?”. Hay như ở một
thí nghiệm vật lý thì sách giáo khoa có thể giúp học sinh vận dụng những kiến
thức đã học mà chủ động tìm hiểu: “Tại sao thí nghiệm này lại xảy ra nguyên
nhân do đâu ?” hay như “Thí nghiệm này có thể giúp chúng ta làm gì trong
thực tế, nó có mang lại lợi ích gì hay nó có giải thích hiện tượng tự nhiên gì
không?”. Từ đó học sinh sẽ cảm thấy tò mò mà đi khám phá học hỏi tư duy
nhiều hơn để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho bản thân mình.
Hơn nữa, Triết học Mác-Lênin coi phát triển cá nhân và xã hội là không thể
tách rời. Sách giáo khoá cần hỗ trợ quá trình hình thành tư duy độc lập và khả
năng tự quản lý của học sinh. Sách giáo khoa sẽ không chỉ dạy cho học sinh về
xã hội hay tư duy khoa học mà cần đẩy mạnh việc độc lập, tự quản lý, các kỹ
năng mềm, kỹ năng thực hành hoàn thiện suy nghĩ, lối sống của học sinh. Cặp
phạm trù nội dung hình thức cũng nêu rõ muốn biến đổi sự vật, hiện tượng cần
phải tác động làm thay đổi nội dung. Do đó, muốn biến đổi một người cần phải
thay đổi từ suy nghĩ tâm hồn lối sống. Vì vậy các kỹ năng mềm rất quan trọng.
Ví dụ như trong bài học về kỹ năng sống, sách giáo khoa có thể không chỉ giới
thiệu về kỹ năng giao tiếp mà còn tập trung vào khám phá và phát triển sự tự
chủ và trách nhiệm cá nhân của học sinh, khích lệ họ định hình mục tiêu cá
nhân và hành động để đạt được mục tiêu đó. Sách giáo khoa cần đổi mới tạo ra
nhiều phương pháp học tập mới như làm việc nhóm, thực hành nhiều hơn chứ
không trong đó sẽ không chỉ dạy mỗi lý thuyết được.
Nội dung và hình thức luôn có mối liên hệ chặt chẽ gắn bó với nhau vì vậy
nội dung bên trong sách thay đổi theo chiều hướng phát triển của xã hội hình
thức bên ngoài cũng không thể cứ mãi dậm chân tại chỗ như vậy được. Điều
này sẽ khiến học sinh nhìn vào cuốn sách sẽ cảm thấy lỗi thời và mất hứng thú
học tập, tạo nên thái độ chống đối, từ chối tiếp nhận. Ví dụ một cuốn sách địa 8 lOMoAR cPSD| 23022540
lý nếu không đưa những hình ảnh đẹp được cập nhật mới nhất sẽ khiến cho học
cảm thấy chán hoặc thậm chí là hiểu sai kiến thức. Từ đó sẽ gây ra hiện tượng
hình thức kìm hãm sự phát triển của nội dung. Ngoài ra chúng ta cũng nên phủ
nhận những điều cũ, nóng vội thay đổi hình thức một cách tuỳ tiện, không có
căn cứ mà nên tận dụng những kết quả đã đạt được của cái cũ mà thúc đẩy, phát
huy tác dụng nhằm đạt mục đích đề ra của giáo dục. Ngoài ra, việc tích hợp
nhiều môn hay có nhiều bộ sách cũng thể hiện rõ khía cạnh một nội dung có
thể thể hiện nhiều hình thức và ngược lại. Việc tích hợp nhiều môn là một ý
kiến sáng tạo vì điều này có thể giúp học sinh tìm thấy mối liên hệ giữa các
môn, để có thể áp dụng qua lại giữa những môn đó trong thực tế, tăng khả năng
tư duy, sáng tạo. Nhưng tích hợp môn học cũng cần dựa trên cơ sở khoa học và
thực tiễn đất nước, đảm bảo mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển toàn diện
của học sinh. Đây là thách thức khá lớn, và nên có một bộ sách hay nhiều bộ
sách cũng cần phải suy nghĩ, nghiên cứu kỹ lưỡng.
Qua đây ta cũng thấy được sự gần gũi, thực tế của Triết học Mác Lê-nin về nội
dung hình thức trong cuộc sống và cụ thể là trong vấn đề đổi mới sách giáo
khoa. Dưới ống kính Triết học đã giúp ta thấy được tại sao cần phải đổi mới
sách giáo khoa, đây là một điều đúng đắn nhưng để có thể đổi mới thì Bộ Giáo
Dục cũng cần phải nghiên cứu rất kỹ, qua nhiều công đoạn thực nghiệm rồi mới
cho phát hành bộ sách hoàn chỉnh nhất để đưa kiến thức tới học sinh. 9 lOMoAR cPSD| 23022540
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác- Lenin (Dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị).
2. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lenin.
3. https://lytuong.net/cap-pham-tru-noi-dung-hinh-thuc/?
fbclid=IwAR2v6stvlxXbjcG83wWynNEg38mYG3Zbw6kEKq6pgzee OxQShFEWxSbw4k
4. https://vtc.vn/chuyen-gia-nhieu-loi-ich-khi-ap-dung-mot-chuong-
trinh-nhieu-sach-giao-khoa-ar545793 10