-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích chức năng nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình. Bản thân bạn đang là một người anh (người chị) và sau này là cha (mẹ) trong gia đình bạn sẽ làm gì để thực hiện tốt chức năng này? | Bài tập lớn môn Chủ nghĩa xã hội Neu
Phân tích chức năng nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình. Bản thân bạn đang là một người anh (người chị) và sau này là cha (mẹ) trong gia đình bạn sẽ làm gì để thực hiện tốt chức năng này? | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------***--------
BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI 4: Phân tích chức năng nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình.
Bản thân bạn đang là một người anh (người chị) và sau này là cha (mẹ) trong
gia đình bạn sẽ làm gì để thực hiện tốt chức năng này?
Họ và tên SV: Hà Thanh Huyền
Mã sinh viên: 11205515
Lớp học phần: LLNL1107_32
GVHD: TS Nguyễn Thị Hào NĂM HỌC 2021-2022 lOMoAR cPSD| 45740413 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I/ CHỨC NĂNG NUÔI DƯỠNG VÀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH............................2
1. Khái niệm......................................................................................................2
2. Ý nghĩa..........................................................................................................2
3. Thực trạng việc thực hiện chức năng nuôi dưỡng giáo dục của gia đình tại
Việt Nam.............................................................................................................2 3.1 Những mặt tích
cực...................................................................................2
3.2 Những hạn chế và tồn
tại........................................................................3
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng và giáo dục gia đình....................3
II/ LIÊN HỆ BẢN THÂN......................................................................................5
1. Khi bản thân là một người chị......................................................................5
2. Khi trở thành một người mẹ trong tương lai.................................................6
3. Khi là một người con, người em trong gia đình...........................................6
KẾT LUẬN...............................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................7 lOMoAR cPSD| 45740413 MỞ ĐẦU
Gia đình là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân
cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ
nạn xã hội. Gia đình là nơi đầu tiên và cũng là nơi cuối cùng thực hiện chức năng về
tình cảm và giáo dục đạo đức, lối sống cho con người. Đặc biệt trong bối cảnh đất
nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, ảnh hưởng của kinh tế - xã hội, của tệ
nạn xã hội, của văn hóa ngoại, của công nghệ số, mạng xã hội đã làm cho các mối
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, truyền thống tốt đẹp trong gia
đình bị phá vỡ, đạo đức, lối sống xuống cấp. Vì vậy hơn bao giờ hết cần phải tăng
cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống thời kỳ công nghiệp
hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do đó, việc nghiên
cứu chức năng nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
Đây cũng là lý do em chọn đề tài “Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình”.
Dù đã rất cố gắng hoàn thành bài tiểu luận nhưng trong quá trình viết không thể
tránh khỏi sai sót nên em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô để bài viết
này thêm hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn! NỘI DUNG
I/ CHỨC NĂNG NUÔI DƯỠNG VÀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH 1. Khái niệm
• Gia đình: là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt của con người, là một
thiết chế văn hóa xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển dựa
trên các mối quan hệ như: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ
nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên trong gia đình.
• Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình: là chức năng xã hội quan
trọng của gia đình, nhằm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích
cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Khái niệm này có thể hiểu là nhiệm vụ, vai
trò của gia đình thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành
viên nhằm hoàn thiện nhân cách, năng lực của mỗi cá nhân là thành viên của gia đình. 2. Ý nghĩa 1 lOMoAR cPSD| 45740413
Đây là chức năng có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến cuộc đời của mỗi thành
viên, từ lúc lọt lòng cho đến khi trưởng thành và tuổi già. Mỗi thành viên trong
gia đình đều có vị trí, vai trò nhất định, vừa là chủ thể vừa la khách thể trong việc
nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình. Với chức năng này, gia đình góp phần to lớn
vào việc đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của xã hội, cung cấp và nâng cao chất
lượng nguồn lao động để duy trì sự trường tồn của xã hội, đồng thời mỗi cá nhân
từng bước được xã hội hóa.
3. Thực trạng việc thực hiện chức năng nuôi dưỡng giáo dục của gia đìnhtại Việt Nam
3.1 Những mặt tích cực
- Về phía cộng đồng, phong trào như “kế hoạch hóa gia đình”, công tác chăm sóc
và giáo dục trẻ em… đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua. Ở
nhiều địa phương, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng có xu hướng giảm, tỷ lệ trẻ em
được đến trường, trẻ được tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia, và
ý thức người dân về chăm sóc và giáo dục trẻ em được tăng cao…
- Nhà nước đã quan tâm sâu sắc tới sự phát triển của mỗi gia đình và đưa ra các
chính sách, quy định hướng tới xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc và phát triển bền vững”. Đặc biệt, ngày 28/6 được chọn là ngày gia
đình Việt Nam nhằm kỷ niệm và nhắc nhở các thành viên trong xã hội nhớ và
hướng tới các giá trị tốt đẹp của gia đình.
- Về phía gia đình, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng
của nền kinh tế, sự thay đổi bộ mặt chung của xã hội, giáo dục gia đình thể hiện
tính đa dạng và nhiều chiều. Việc giáo dục trong gia đình giờ đây trở nên sinh
động, phong phú, phù hợp với tâm lý, nhu cầu của mỗi thành viên trong gia đình.
3.2Những hạn chế và tồn tại
- Nhiều phụ huynh còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm và thời gian dành chogiáo dục
con cái. Mặt khác nhiều gia đình đang lúng túng trong cách giáo dục con cái, khó
khăn trong việc giáo dục con em mình, và phó mặc cho nhà trường, xã hội. Bên
cạnh đó, những hoàn cảnh đặc biệt của gia đình như cha mẹ ly hôn, bất hoà, bạo
hành… sẽ dẫn tới hành vi rối nhiễu, trầm cảm, tâm lý lệch lạc, phạm pháp… của trẻ em sau này. 2 lOMoAR cPSD| 45740413
- Cách thức giáo dục của gia đình hiện nay vẫn còn những còn nhiều bất cập.Trong
gia đình, tình trạng giáo dục trẻ bằng sự trừng phạt hay vũ lực còn tồn tại với tỷ
lệ khá lớn. Một khảo sát cho thấy, có 12,2% số người được hỏi đồng ý với sử
dụng đòn roi trong việc giáo dục con cái, 34% cho rằng “tùy mức độ” mà có thể
đánh đòn. Nhiều người còn quan niệm rằng chồng có quyền “dạy” vợ con mình
bằng cách sử dụng vũ lực”.
- Trong xã hội, sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đã dẫn đến nhiềutrẻ em
trong các gia đình nghèo bị thất học, phải rời xa gia đình lao động, làm việc nặng
nhọc... dẫn đến không được tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đầy đủ sự giáo dục
của gia đình. Hiện tượng coi thường giáo dục gia đình đang xảy ra ngày càng
nhiều tác động đáng kể tới sự phá vỡ nền tảng đạo đức gia đình, buông lỏng giáo
dục phẩm chất đạo đức và cách ứng xử đúng đắn, tình nghĩa đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng và giáo dục gia đình
Để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh và phát huy vai trò
của giáo dục gia đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người,
cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; trong đó,
chú trọng vai trò nền tảng từ gia đình. Vì thế, cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm sau:
• Các bậc cha mẹ không ngừng học hỏi, tìm hiểu và nâng cao kiến thức cần thiết
Các bậc cha mẹ cần trang bị khả năng chăm sóc, dạy dỗ và giáo dục con cái, để
không chỉ góp phần tăng cường, nâng cao và phát huy được vai trò giáo dục gia đình,
nhất là với các bậc cha mẹ ở khu vực nông thôn, miền núi mà còn khắc phục phương
pháp giáo dục chỉ dựa trên kinh nghiệm và cảm tính. Nếu giáo dục không đúng và
định hướng “không chuẩn”, không sát điều kiện thực tế của con trẻ không những
không phát huy được khả năng của mình mà còn luôn cảm thấy căng thẳng, dễ dẫn
đến suy sụp tinh thần và thể chất.
• Chú trọng tạo dựng môi trường gia đình yêu thương, bình đẳng
Tổ chức lối sống gia đình lành mạnh, các thành viên trong gia đình yêu
thương, sẻ chia, gắn kết; cha mẹ, ông bà nêu gương cho con trẻ học theo,
làm theo những điều tốt đẹp, có giá trị nhân văn lớn lao. Trong giáo dục,
cần tạo điều kiện để con trẻ được nêu chính kiến, quan điểm, thậm chí phản
biện lại một vấn đề nào đó là vô cùng cần thiết, bởi đây là năng lực, bản 3 lOMoAR cPSD| 45740413
lĩnh cần thiết của mỗi con người được giáo dục hiện đại khuyến khích, góp
phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách của con người
từ khi còn nhỏ. và trách nhiệm.
• Lấy con trẻ làm trọng tâm trong quá trình dạy dỗ, giáo dục
Nghiêm túc trong việc dạy bảo con trẻ, giáo dục, rèn luyện con trẻ học hỏi tính
kỷ luật, sự tôn trọng các thành viên, nhất là cha mẹ, ông bà để con trẻ có thời gian
luyện tập nhân cách của mình. Cha mẹ phải tạo được sự gần gũi, thân mật, tin tưởng
ở con trẻ, để con trẻ coi mình là những người bạn lớn mà chia sẻ tâm tư, tình cảm,
diễn biến tâm lý bên trong, từ đó cha mẹ, ông bà có thể hiểu được các mối quan hệ,
khát vọng, cảm xúc, suy nghĩ, nguyện vọng của con trẻ.
• Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông
Các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền chiến lược xây dựng gia đình
và văn hóa gia đình để nâng cao nhận thức và hành động, góp phần thực hiện tốt chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình. Qua đó, giúp
cho các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng, chống các tệ nạn xã
hội xâm nhập vào trong gia đình, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của
dân tộc và gia đình ngày càng phát triển bền vững.
II/ LIÊN HỆ BẢN THÂN
Từ xưa đến nay, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế thị trường, phát triển xã
hội theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, hội nhập quốc tế thì vai trò nuôi
dưỡng và giáo dục của gia đình trong việc hình thành nhân cách của trẻ em càng
trở lên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Bác Hồ từng dạy:
“Mười năm là chuyện trồng cây
Trăm năm là chuyện khéo tay trồng người”
Để giúp trẻ em trưởng thành, có nhân cách tốt, trở thành công dân có ích cho
xã hội, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, …là một việc khó khăn không phải một sớm
một chiều, cần có thời gian và phải được gia đình cần quan tâm đặc biệt. Để làm
được điều đó, thì gia đình phải là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng.
Các bậc cha mẹ, anh chị cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình đồng thời thiết
lập mạng lưới giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc hình thành nhân cách
cho trẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa: No ấm, bình
đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. 4 lOMoAR cPSD| 45740413
1. Khi bản thân là một người chị
Thứ nhất, là tấm gương cho em
Tấm gương của anh chị để trẻ noi theo đầu tiên là cách cư xử với nhau, cư xử
với cha mẹ, ông bà, với những người xung quanh và thái độ trách nhiệm với xã hội.
Nếu trẻ em học cách cư xử thiếu văn hóa, thiếu đạo đức từ anh chị, từ gia đình thì
khi lớn lên chúng cũng cư xử giống như vậy. Khi anh chị là tấm gương tốt, mẫu mực
sẽ tạo điều kiện quan trọng để các em trở thành những người có nhân cách tốt. Thứ
hai, cùng bố mẹ xây dựng thói quen tốt cho em
Bồi dưỡng thói quen tốt để tạo nên nhân cách sống lành mạnh. Để xây dựng
một thói quen tốt của các em, mỗi người anh, người chị phải nên biểu dương kịp thời
những trẻ nhỏ có thói quen, hành động tốt, hình thành thị hiếu tập thể: trẻ có hành vi
tốt phải khen, cổ vũ và động viên; trẻ có hành vi chưa tốt cần phải góp ý, sửa chữa, và khắc phục.
2. Khi trở thành một người mẹ trong tương lai
Xây dựng gia đình trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau
Mọi thành viên trong gia đình phải thật sự tôn trọng nhau, không phân biệt giới.
Các em trai và gái đều có quyền lợi nghĩa vụ như nhau, được thụ hưởng mọi giá trị
như nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống. Cha mẹ (Vợ chồng) phải được
tôn trọng như nhau, lắng nghe và chia sẻ với nhau tất cả những vấn đề của cuộc sống
như: Trách nhiệm và nghĩa vụ, các công việc của gia đình, sự thụ hưởng về vật chất
và tinh thần… Tất cả những yếu tố trên là điều kiện quan trọng của gia đình với vai
trò là môi trường giáo dục nhân cách cho trẻ em. Trau dồi kiến thức và hiểu biết nhất định
Hiện nay, sự phát triển của thông tin, của mạng xã hội nên các con tiếp thu rất
nhanh cả những điều hay và nhiều điều xấu có hại, vì vậy cha mẹ cần cập nhất thông
tin, nắm bắt được nhu cầu, tâm sự, thị hiếu của trẻ để có phương pháp tác động phù
hợp đạt hiệu quả. Cha mẹ cũng cần học hỏi, hiểu biết kiến thức về thiên nhiên, xã
hội để chia sẻ định hướng sự phát triển nhân cách của các em, nhưng cũng cần tránh
sự bất đồng về nội dung phương pháp trong gia đình gây sự hoang mang thiếu niềm tin ở các em. 5 lOMoAR cPSD| 45740413
Tổ chức các hoạt động hợp lý trong gia đình
Các loại hình hoạt động ở gia đình rất đa dạng và phong phú, đó là các buổi sinh
hoạt gia đình, hoạt động lao động, học tập, hoạt động vui chơi giải trí, du lịch, giao
lưu, thăm hỏi họ hàng… Qua các hoạt động này giúp các con gắn bó với gia đình,
tạo ra hứng thú trong cuộc sống, biết chia sẻ, tâm sự, cũng từ đó hình thành các năng
lực, phẩm chất, kỹ năng sống, xử lý các tình huống phù hợp với gia đình, xã hội
trong thời kỳ mới. Qua đó giúp các em phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn
chế của bản thân để hòa nhập tốt với xã hội.
3. Khi là một người con, người em trong gia đình -
Gìn giữ truyền thống tốt đẹp kính trên, nhường dưới, tôn trọng, quan tâm lẫn
nhau được phát huy; không có biểu hiện phân biệt con trai, con gái; thực hiện bình
đẳng giới và không có bạo lực gia đình. Đồng thời thực hiện dân chủ trong gia đình. -
Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần luôn cố gắng thu xếp dành thời gian cho gia
đình,cùng nhau chia sẻ những kiến thức, những kỷ niệm, qua đó tăng cường được
sự gắn bó và kết hợp việc thực hiện chức năng giáo dục giữa các thành viên trong gia đình. KẾT LUẬN
Gia đình là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân
cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ
nạn xã hội. Gia đình là nơi đầu tiên và cũng là nơi cuối cùng thực hiện chức năng về
tình cảm và giáo dục đạo đức, lối sống cho con người. Đặc biệt trong bối cảnh đất
nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, ảnh hưởng của kinh tế - xã hội, của tệ
nạn xã hội, của văn hóa ngoại, của công nghệ số, mạng xã hội đã làm cho các mối
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, truyền thống tốt đẹp trong gia
đình bị phá vỡ, đạo đức, lối sống xuống cấp. Vì vậy hơn bao giờ hết cần phải tăng
cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống thời kỳ công nghiệp
hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, mỗi cá nhân
cần phải phát huy tốt những truyền thống tốt đẹp của giáo dục gia đình, góp phần
hình thành nên nhân cách con người Việt Nam hoàn thiện và đúng chuẩn, làm sao
để nguồn nhân lực của đất nước phải có đủ hai phẩm chất đức và tài. 6 lOMoAR cPSD| 45740413
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1)Chương 7 giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
(2) Phan Hà Sơn, Giáo dục nhân cách cho tuổi trẻ: Tập 1 & 2, Nhà xuất bản Hà Nội, 2000
(3)Văn Thị Thanh Mai, Đinh Quang Thành, Giáo dục gia đình góp phần quan trọng
hình thành và phát triển nhân cách con người, Tạp chí Tuyên giáo
Địa chỉ truy cập: http://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-
vaocuocsong/giao-duc-gia-dinh-gop-phan-quan-trong-hinh-thanh-va-phat-
triennhancach-con-nguoi-127016
(4)Phan Thị Luyện, Nhận thức và ý thức pháp luật của cá nhân và cồng đồng về vấn
đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. 7