Phân tích định nghĩa vật chất của Lenin. Chứng minh năng lượng là vật chất | Bài tập lớn môn Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
15 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích định nghĩa vật chất của Lenin. Chứng minh năng lượng là vật chất | Bài tập lớn môn Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

102 51 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO, POHE
BỘ MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
--❧ ❧--
BÀI TẬP LỚN
Đề bài: Phân tích định nghĩa vật chất của Lenin. Chứng minh năng
lượng là vật chất
1
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Minh Hà
Mã sinh viên : 11214007
Chuyên ngành : Truyền thông Marketing
Hệ : POHE
Giảng viên : Cô Nguyễn Thị Lê Thư
Lời mở đầu
Thế giới vô cùng phong phú đa dạng, tồn tại những điều bí ấn mà ta chưa thể giải
mã. Xét về pham trù vật chất dưới góc độ triết học, từ trước đến nay đã có rất nhiều
quan điểm thuộc các trường phái khác nhau được đưa ra bàn luận, với mục đích
cuối cùng là tìm ra được định nghĩa cho phạm trù ấy. Tuy nhiên, khi khoa học tự
nhiên càng phát triển, đặc biệt là với những phát minh mang tính cách mạng cuối
thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, những định nghĩa mang tính siêu hình, duy tâm trước đó
càng bộc lộ ra nhiều điểm hạn chế. Điều này đã dẫn tới cuộc khủng quan thế giới
quan cho các nhà khoa học – những người vẫn đang đi tìm chân lí để khái quát
chung được phạm trù vật chất.
Dưới những yêu cầu của thời đại, định nghĩa về vật chất của Lenin ra đời, mang
tinh thần định hướng chung cũng như là sở lí luận khoa học bác bỏ những quan
niệm sai lầm, đồng thời khuyến khích, cổ vũ con người tìm hiểu, khám phá thêm về
thế giới. Đến tận bây giờ, định nghĩa của Lenin vẫn giữ nguyên giá trị thế giới quan
và phương pháp luận của mình,căn cứ khoa học để ta xác định những thứ thuộc
phạm trù vật chất. Chính lẽ đó, em đã chọn đề tài: Phân tích định nghĩa vật
chất của Lenin chứng minh năng lượng vật chất” nhằm giải thích
củng cố cho những điều em vừa nêu
Quá trình làm bài khó tránh khỏi những sai sót do sự hạn chế về mặt kiến
thức. Em rất mong có thể nhận được những lời nhận xét, góp ý từ cô để hoàn
thiện bài làm cũng như vốn hiểu biết của mình hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
Mục lục
I. Bàn luận định nghĩa về vật chất của Lenin..........................................................4
1. Các quan niệm về phạm trù vật chất trước C. Marx và định nghĩa vật chất của
Lenin.......................................................................................................................4
a. Các quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước C. Marx về phạm trù vật chất..4
b. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã
thay đổi hoàn toàn tư duy duy vật siêu hình về vật chất......................................5
c. Phương pháp định nghĩa của Lenin...............................................................6
d. Giải thích định nghĩa về vật chất của Lenin..................................................6
2. Ý nghĩa phương pháp luận................................................................................9
3. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất..................................................10
II. Chứng minh năng lượng là vật chất...................................................................11
Tài liệu tham khảo....................................................................................................14
3
I. Bàn luận định nghĩa về vật chất của Lenin
1. Các quan niệm về phạm trù vật chất trước C. Marx và định nghĩa vật chất
của Lenin
2. Các quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước C. Marx về phạm trù vật chất
Trước Marx, các nhà triết học duy vật đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về vật chất
với quan điểm nhất quán là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.
Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại, đặc biệt Hy Lạp - La Mã, Trung Quốc, Ấn
Độ cho rằng vật chất một vật cụ thể, hữu hình đang tồn tại thế giới bên ngoài.
Chẳng hạn, Thales định nghĩa vật chất nước bởi ông cho rằng, nước tồn tại
khắp mọi nơi. Mọi vật khởi nguồn từ nước cuối cùng lại phân hủy thành nước.
Một số nhà triết học Trung Quốc lại cho rằng 5 yếu tố cốt lõi cấu thành nên mọi vật
Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ (thuyết Ngũ hành). Trong khi Ấn Độ, phái
Lokayata quan niệm vật chất các hình thức khác nhau: đất, nước, lửa gió. Tuy
nhiên, nhìn chung chủ nghĩa duy vật đã sai lầm khi đồng nhất vật chất với một
số dạng cụ thể của vật chất.
Một bước tiến quan trọng đánh dấu cho sự phát triển của phạm trù vật chất
định nghĩa vật chất của 2 nhà triết học cổ đại Hi Lạp Leucippus (500 - 440
TCN) Democritos (khoảng 427-374 TCN). Hai triết gia này đều cho rằng vật
chất chính nguyên tử. Theo họ, nguyên tử hạt nhỏ nhất, không thể phân chia,
tồn tại vĩnh cửu. Sự phong phú về hình dạng, vị trí và cách sắp xếp của chúng quyết
định sự đa dạng của sự vật. Khái niệm này là một bước tiến dài trong việc tìm kiếm
định nghĩa chính xác về vật chất, còn đóng vai trò như một lời tiên tri khoa
học xuất sắc của con người về cấu trúc của thế giới vật chất nói chung.
4
Chủ nghĩa duy vật cận đại (thế kỷ XV - XVIII) phương Tây đã có sự bứt phá
hơn phương Đông nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của học khoa học thực
nghiệm. Thuyết nguyên tử vẫn được củng cố mạnh mẽ nhờ nghiên cứu của các nhà
khoa học như Galileo Galilei, Francis Bacon hay thành công vang dội của Newton
trong vậthọc cổ điển. Tuy nhiên, phương phápduy siêu hình của các nhà triết
học vẫn còn nhiều hạn chế do chưa đưa ra được một định nghĩa mang tính khái
quát chung cho phạm trù vật chất. Do nghiên cứu các sự vật một cách máy móc,
trong trạng thái cô lập và không có mối liên hệ gì với nhau nên vật chất đã bị đồng
nhất với khối lượng. Cũng có một số nhà triết học như René Descartes hay Imanuel
Kant cố gắng vạch ra những sai lầm của thuyết nguyên tử nhưng vẫn không làm
thay đổi cái nhìn học về thế giới. Nhìn chung, chủ nghĩa duy vật cận đại “chỉ
thấy cây mà không thấy rừng” nói như Mác và Ăngghen.
3. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã
thay đổi hoàn toàn tư duy duy vật siêu hình về vật chất
Röntgen phát hiện ra tia X vào năm 1895. Một năm sau, Becquerel phát hiện ra
hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani. Đến năm 1987, Tomson phát hiện ra
điện tử. Đặc biệt năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử
thay đổi theo vận tốc của nguyên tử chứ không bất biến. Từ năm 1898 đến 1902, 2
vợ chồng nhà khoa học Pierre Curie và Marie Curie đã khám pha ra chất phóng xạ
mạnh Poloni Radium. Những phát minh đại đó đã chứng minh được rằng
nguyên tử không phải phần tử nhỏ nhất như hai triết gia cổ đại đã khẳng định.
Năm 1905, Thuyết Tương đối của Albert Einstein ra đời, chứng tỏ rằng: không
gian, thời gian khối lượng luôn biến đổi cùng sự vận động của thế giới vật chất.
Những phát hiện này đã làm “chao đảo” thế giới quan của giới các nhà khoa học tự
5
nhiên và triết gia với duy duy vật siêu hình, khiến họ dần rơi vào chủ nghĩa duy
tâm. Lenin coi cuộc khủng hoảng vật lí học này “thời kỳ ốm đau ngắn ngủi”
để chiến thắng được nó, “chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa
duy vật siêu hình”.
Từ những yêu cầu của thời đại, định nghĩa về vật chất của Lenin ra đời, một mặt
kế thừa những tinh hoa của các thành tựu khoa học tự nhiên, mặt khác dựa trên
sở tư tưởng triết học của Marx và Engels để tiếp tục phát triển.
4. Phương pháp định nghĩa của Lenin
Để thể thấy được tính đúng đắn ưu việt trong định nghĩa về vật chất của
Lenin, trước hết ta cần tìm hiểu phương pháp định nghĩa của ông. Trước đây, các
triết gia dùng phương pháp loại suy: tìm ra các điểm tương đồng giữa các sự vật để
rút ra kết luận. Tuy nhiên, phạm trù vật chất cùng rộng lớn khó thể bao
quát được hết tất cả các đặc điểm của nó. Chính vậy Lenin đã sử dụng phương
pháp đối lập vật chất với ý thức - 2 phạm trù rộng tương đương nhau để đưa ra một
định nghĩa khái quát nhất về thế giới vật chất.
5. Giải thích định nghĩa về vật chất của Lenin
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lenin
đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác”
6
Định nghĩa trên gồm các nội dung cơ bản sau đây:
Một là, vật chấtmột phạm trù triết học rộng lớn, mang tính khái quát và trừu
tượng hóa, nghĩa là nó mang các đặc tính chung nhất, bản chất nhất mà mọi sự vật,
hiện tượng nào thuộc vật chất đều có. Vật chất chỉ các vật cụ thể, nhưng các vật cụ
thể như cái bàn, cái ghế,... không thể khái quát thành phạm trù vật chất. Thuộc tính
chung nhất giúp phân biệt vật chất với cái không phải là vật chất là: vật chất tồn tại
với tư cách tồn tại ngoài ý thức. Vật chất tồn tại bất kểhiện thực khách quan
con người đã nhận thức được về hay chưa. Nói cách khác, vật chất không phải
hư vô, không phải một lực lượng siêu nhiên tồn tại lửng như chủ nghĩa duy tâm
đã quan niệmhiện thực, cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý
thức của con người hay vật chất đã quy định, quyết định ý thức. Nói tóm lại, phạm
trù vật chất vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính hiện thực cụ thể. Bởi “chúng
ta không biết, chưa ai nhìn được cảm thấy vật chất với tính cách vật
chất…bằng con đường cảm tính nào khác”. (C.Mác và P.Ăngghen: toàn tập, NXB
Chính trị Quốc gia Nội, 1994, tr.726). Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa tính hiện
thực cụ thể thì sẽ tình đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể của vật chất.
Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính trừu tượng sẽ dễ rơi vào sự sai lầm của Chủ nghĩa
duy tâm mà không thấy được những thuộc tính của vật chất.
Khẳng định này của Lenin mang một ý nghĩa quan trọng: khắc phục triệt để sự
sai lầm của chủ nghĩa duy vật khi đồng nhất vật chất với vật thể, giúp các nhà
khoa học tự nhiên thoát khỏi khủng hoảng thế giới quan để từ đó khuyến khích họ
khám phá cũng thuộc tính mới của vật chất, làm đa dạng phong phú tri thức
nhân loại. Đây không chỉ một bước tiến mới của chủ nghĩa duy vật, đáp ứng
được sự tiến bộ cũng như những đòi hỏi mới của khoa học, kỹ thuật còn cho
7
chúng ta sở khoa học để nhìn nhận vật chất. Đồng thời, nội dung này cũng bác
bỏ được những luận điệu xuyên tạc của thế giới quan duy tâm về lĩnh vực xã hội.
Hai là, vật chất khi tác động vào các giác quan của con người đem lại cho con
người cảm giác. V.I.Lenin muốn khẳng định rằng: hiện thực khách quan tồn tại
không lệ thuộc vào ý thức mà biểu hiện sự tồn tại của mình dưới dạng các thực thể.
Các thực thể này bằng cách gián tiếp hay trực tiếp tác động vào con người đều đem
lại cho con người những cảm giác. Từ những cảm giác này, chúng ta được sự
hiểu biết và nhận thức được vật chất. Tóm lại, Lenin muốn làm rõ mối quan hệ giữa
vật chất ý thức: hiện thực khách quan (hay vật chất) cái trước, tồn tại độc
lập, không phụ thuộc vào ý thức. Còn ý thức cái sau vật chất, bị quyết định
bởi vật chất. Vật chất (cái bị phản ánh) nguồn gốc khách quan của tri thức,
nguyên nhân phát sinh ra ý thức (cái phản ánh). Câu thành ngữ “Có thực mới vực
được đạo” chính là một ví dụ cho quan điểm của chủ nghĩa duy vật, rằng yếu tố vật
chất sẽ quyết định yếu tố tinh thần.
Khẳng định này đã chống lại chủ nghĩa duy tâm khi trường phái này cho rằng ý
thức, hay cảm giác là cái sinh ra mọi sự vật, hiện tượng mà ta thấy xung quanh.
Ba là, thực tại khách quan là cái được cảm giác chụp lại, phản ánh lại. Nghĩa là,
vật chất không phải những hiện tượng hình, ẩn tồn tại một cách trừu tượng,
ngược lại, vật chất được biểu hiện qua các dạng cụ thể, tổn tại khách quan và không
lệ thuộc vào ý thức, cảm giác của con người. Các hiện tượng tinh thần sự sao
chụp lại, phản ánh lại của bản gốc là thế giới vật chất. Như vậy, có thể kết luận con
người thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua nhiều phương pháp
khác nhau như chép lại, chụp lại, phản ánh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Về
nguyên tắc, trong thế giới vật chất không đối tượng nào không thể nhận biết,
8
chỉ có những đối tượng con người chưa khám phá ra, chưa nhận thức được do giới
hạn về mặt tri thức ở những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Khẳng định này đã chống lại quan điểm của George Berkeley, Ernst Mach khi
cho rằng ý thức của con người là cái có trước và sinh ra vật chất. Berkeley cho rằng
“Tồn tại được tri giác”, hay nói cách khác thế giới khách quan chỉ trong trí óc
của chúng ta. Tuy nhiên, đây quan điểm sai lầm Lenin đã chứng minh được
điều ngược lại: thế giới vật chất vốn tồn tại độc lập và là cái quyết định, nảy sinh ra
cảm giác. Đồng thời, nội dung định nghĩa về vật chất của Lenin đã hoàn toàn bác
bỏ khuyến khích các nhà khoa học đi sâu vào tìm hiểu, khámThuyết bất khả tri,
phá ra những đặc tính mới cũng như quy luật vận hành của thế giới vật chất, góp
phần làm giàu kho tri thức nhân loại.
Nói tóm lại, dựa trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, định nghĩa
về vật chất của V.I. Lenin đã giải quyết hai vấn đề bản của Triết học một cách
sâu sắc: vật chất cái trước, cái quyết định ý thức, song ý thức thể tác
động trở lại vật chất; đồng thời khẳng định khả năng nhận thức về thế giới của con
người. Định nghĩa vật chất của Lenin đã bác bỏ quan điểmThuyết bất khả tri
duy tâm, khắc phục tư duy siêu hình, tạo cơ sở lí luận từ đó định hướng cho sự phát
triển của nhận thức khoa học. Không chỉ đưa ra thế giới quan khoa học đúng đắn,
định nghĩa của Lenin còn mang ý nghĩa phương pháp luận giúp chúng ta trong quá
trình nhận thức và hoạt động thực tiễn.
6. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ định nghĩa của Lenin, thể rút ra một số nguyên tắc mang tính phương
pháp luận như sau:
9
Một phải biết tôn trọng nguyên tắc khách quan, tôn trọng sự thật, tránh sa đà
vào chủ quan duy ý chí: chỉ quan tâm tới nguyện vọng, mong muốn của mình
bỏ qua hiện thực khách quan.dụ như không được lấy ảo tưởng của mình để áp
đặt lên thực tế, hành động theo cảm tính không dựa trên hiện thực khách quan
để phân biệt đúng sai.
Hai phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức bởi ý thức thể
tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Đồng thời
cần khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động. lại, không dám
vượt lên hoàn cảnh.
3. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
Vật chất tồn tại bằng cách vận động. Các dạng cụ thể của vật chất phải có thuộc
tính ấy, luôn luôn trong quá trình biến đổi không ngừng. Bất sự vật, hiện tượng
nào cũng một thể thống nhất có kết cấu nhất định và trong hệ thống ấy, các mặt,
các bộ phận của chúng tác động qua lại lẫn nhau gây ra sự biến đổi. Chính vậy,
bản chất của sự vận động vật chất là Engels đã chỉ ra rằng tự thân vận động. “Các
hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua
vận động…”, tức là con người chỉ nhận thức được sâu sắc thế giới vật chất qua quá
trình vận động của chúng. Đứng im cũng một biểu hiện của trạng thái vận động
trong sự ổn định tương đối, tuy nhiên nỏ chỉ mang tính nhất thời, chỉ xảy ra trong
mối quan hệ nhất định
Vật chất có rất nhiều hình thức vận động mà Engels đã chia ra thành 5 hình thức
bản: học, vật lí, hóa học, sinh học hội. Sự vận động của vật chất được
10
xem xét hai hình thức tồn tại không gian và thời gian. Không gian bao gồm vị
trí tự nhiên các mối liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng. Còn
thời gian ám chỉ giai đoạn ra đời, phát triển tiêu vong của sự vật. Hai hình thức
tồn tại này luôn song hành, gắn chặt chẽ với nhau bởi không sự vật, hiện
tượng nào tồn tại trong không gian không quá trình diễn biến của nó, cũng
như không sự vật, hiện tượng nào tồn tại theo thời gian không kết cấu,
quảng tính nhất định.
II. Chứng minh năng lượng là vật chất
Năng lượng đại lượng đại diện cho khả năng sinh công của vật, được chia
thành hai dạng chính động năng thế năng. Mọi sinh vật trên Trái Đất đều đòi
hỏi năng lượng để duy trì sự sống, chẳng hạn như con người lấy nguồn năng lượng
từ thức ăn, hay sự phát triển của khí hậu và hệ sinh thái Trái Đất được thúc đẩy bởi
năng lượng Mặt Trời năng lượng địa nhiệt. thể nói, năng lượng thuộc phạm
trù vật chất và đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất. Kết luận được như vậy
là vì:
Thứ nhất, năng lượng tồn tại thực chứ không phải điều gì huyền bí, hư vô. Năng
lượng tồn tại ở rất nhiều dạng như âm thanh, ánh sáng, chuyển động,... và đồng thời
cũng tương ứng với các hình thức vận động khác nhau: năng, quang năng, điện
năng, hóa năng, nhiệt năng,.. tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào cảm giác
bởi trước khi con người những nhận thức đầu tiên về năng lượng, đã xuất
hiện tồn tại đến tận bây giờ. thời tiền sử, con người dựa vào ma sát của 2
hòn đá, tạo ra lửa để sưởi ấm. Lực ma sát đã làm chuyển hóa động năng thành năng
lượng dạng nhiệt. Tức năng lượng - vật chất đã đem lại cho con người sự ấm
áp - cảm giác. Điều này đúng với quy luật vật chất sinh ra ý thức theo quan điểm
11
chủ nghĩa duy vật biện chứng của Lenin. Từ đó, thể thấy, con người sử dụng
năng lượng khi còn chưa nhận thức được năng lượng là gì.
Thứ hai, năng lượng tồn tại khách quan, độc lập, được ý thức phản ánh lại qua
quá trình nghiên cứu, giải về các dạng năng lượng. Các nhà khảo cổ học thuộc
Trường đại học Hebrew (Israel) đã chỉ ra rằng người tiền sử đã phát hiện ra năng
lượng bằng cách tạo ra lửa cách đây 790.000 năm. Nhiệt lượng sử dụng trong việc
sưởi ấm, nấu nướng, thúc đẩy sự sản xuất của cải, vật chất cũng nhưng sự phát triển
của xã hội. Khoảng 3200 năm TCN, cánh buồm được phát hiện sớm nhất ở Ai Cập,
chứng tỏ người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng năng lượng gió để thực hiện những
cuộc hải hành. năng, thủy năng các dạng năng lượng khác cũng được con
người sử dụng để chế tạo nên những phát minh vĩ đại để phục vụ đời sống như máy
bơm hơi nước, khung cửi, tàu thủy và các loại máy móc khác. Đầu thế kỉ XIX, nhà
thiên văn học William Herschel khám phá ra tia hồng ngoại, tiếp đến Wilhelm
Röntgen phát hiện ra tia X vào cuối thế kỉ XIX (dù lúc đó ông vẫn chưa rõ bản chất
của tia X). Đó đều các dạng của bức xạ sóng điện từ. Vào năm 1934, phản ứng
phân hạch hạt nhân được Enrico Fermi thực hiện hành công khi nhóm của ông
dùng neutron bắn phá hạt nhân uranium. Phản ứng hạt nhân tạo ra một nguồn năng
lượng sạch khổng lồ thể giải quyết được vấn đề cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch
như than đá, dầu mỏ,...Tuy nhiên, nguồn năng lượng này vẫn đang được các nhà
khoa học nghiên cứu để thể ứng dụng được vào đời sống bởi chất thải phóng xạ
vô cùng nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe con người, đồng thờicó thể
bị sử dụng sai mục đích (phá hủy thế giới bằng vũ khí hạt nhân).
Ngày nay, con người đã phát hiện ra những dạng năng lượng sạch thể tái
tạo khác như năng lượng mặt trời, pin nhiên liệu, địa nhiệt, sự lên men sinh học,
khí Metan hydrate để phục vụ đời sống. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều con người
12
chưa biết về năng lượng, vì vậy chúng ta vẫn đang trong quá trình khám phá và giải
để thể nhận thức sâu sắc về bản chất của năng lượng, cũng như thế giới
vật chất nói chung.
Thứ ba, năng lượng được ý thức phản ánh lại qua Định luật bảo toàn và chuyển
hóa năng lượng, phát biểu rằng: năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự
nhiên mất đi, chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang
vật khác. Định luật này đã phản ánh phương thức tồn tại của năng lượng sự vận
động. cho ta biết rằng: không tồn tại động vĩnh cửu - hệ sinh công mãi mãi
không cần năng lượng nạp vào. vậy, thể nói, năng lượng thuộc phạm trù
vật chất bởi qua quá trình vận động, biến đổi qua không gian, thời gian, năng lượng
mới bộc lộ được những đặc tính và bản chất của mình.
Trong hoạt động thực tiễn, việc nhận thức được sự hạn của nhiên liệu hóa
thạch đã khuyến khích các nhà khoa học tìm tòi, phát triển ra nhiều hình thức mới
của năng lượng. Mỗi nhân cũng cần tôn trọng sự thật khách quan để nhận
thức sâu sắc, đúng đắn hơn về năng lượng. Từ đó, ta sẽ có cách hành xử đúng đắn,
hợp lí như học cách tiết kiệm, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng. Đồng thời tránh
hành động theo cảm tính, thỏa mãn ý chí của bản thân, chẳng hạn như việc sử dụng
năng lượng một cách xả láng không cần thiết và không phù hợp với nhu cầu.
13
Tài liệu tham khảo
1. Biên niên sử các phát minh Wikipedia tiếng Việt. (n.d.). Wikipedia.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%C3%AAn_ni%C3%AAn_s%E1%BB%AD_c
%C3%A1c_ph%C3%A1t_minh
2. Cathcart, T., & Klein, D. (2013). Plato con thú mỏ vịt bước vào quán bar...
(H. T. Tiết, Trans.). Nhã Nam.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập. (1994). Chính trị Quốc gia - Sự thật.
4. Lửa từ khi nào? (2008, November 7). Báo Sức khỏe & Đời sống.
https://suckhoedoisong.vn/lua-co-tu-khi-nao-1691884.htm
5. Định luật bảo toàn năng lượng || DINHLUAT.COM. (2020, September 15).
DINH LUAT. https://dinhluat.com/dinh-luat-bao-toan-nang-luong/
6. Phạm, Đ. V. (2021). Giáo trình Triết học Mác - Lênin. Chính Trị Quốc Gia - Sự
Thật.
7. V.I.Lênin toàn tập. (1980). Chính trị Quốc gia - Sự thật.
14
15
| 1/15

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO, POHE
BỘ MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN --❧❧-- BÀI TẬP LỚN
Đề bài: Phân tích định nghĩa vật chất của Lenin. Chứng minh năng
lượng là vật chất
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Minh Hà Mã sinh viên : 11214007 Chuyên ngành : Truyền thông Marketing Hệ : POHE Giảng viên : Cô Nguyễn Thị Lê Thư 1 Lời mở đầu
Thế giới vô cùng phong phú đa dạng, tồn tại những điều bí ấn mà ta chưa thể giải
mã. Xét về pham trù vật chất dưới góc độ triết học, từ trước đến nay đã có rất nhiều
quan điểm thuộc các trường phái khác nhau được đưa ra bàn luận, với mục đích
cuối cùng là tìm ra được định nghĩa cho phạm trù ấy. Tuy nhiên, khi khoa học tự
nhiên càng phát triển, đặc biệt là với những phát minh mang tính cách mạng cuối
thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, những định nghĩa mang tính siêu hình, duy tâm trước đó
càng bộc lộ ra nhiều điểm hạn chế. Điều này đã dẫn tới cuộc khủng quan thế giới
quan cho các nhà khoa học – những người vẫn đang đi tìm chân lí để khái quát
chung được phạm trù vật chất.
Dưới những yêu cầu của thời đại, định nghĩa về vật chất của Lenin ra đời, mang
tinh thần định hướng chung cũng như là cơ sở lí luận khoa học bác bỏ những quan
niệm sai lầm, đồng thời khuyến khích, cổ vũ con người tìm hiểu, khám phá thêm về
thế giới. Đến tận bây giờ, định nghĩa của Lenin vẫn giữ nguyên giá trị thế giới quan
và phương pháp luận của mình, là căn cứ khoa học để ta xác định những thứ thuộc
phạm trù vật chất. Chính vì lẽ đó, em đã chọn đề tài: “Phân tích định nghĩa vật
chất của Lenin và chứng minh năng lượng là vật chất” nhằm giải thích và
củng cố cho những điều em vừa nêu
Quá trình làm bài khó tránh khỏi những sai sót do sự hạn chế về mặt kiến
thức. Em rất mong có thể nhận được những lời nhận xét, góp ý từ cô để hoàn
thiện bài làm cũng như vốn hiểu biết của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 Mục lục
I. Bàn luận định nghĩa về vật chất của Lenin..........................................................4
1. Các quan niệm về phạm trù vật chất trước C. Marx và định nghĩa vật chất của
Lenin.......................................................................................................................4
a. Các quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước C. Marx về phạm trù vật chất..4
b. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã
thay đổi hoàn toàn tư duy duy vật siêu hình về vật chất......................................5
c. Phương pháp định nghĩa của Lenin...............................................................6
d. Giải thích định nghĩa về vật chất của Lenin..................................................6
2. Ý nghĩa phương pháp luận................................................................................9
3. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất..................................................10
II. Chứng minh năng lượng là vật chất...................................................................11
Tài liệu tham khảo....................................................................................................14 3
I. Bàn luận định nghĩa về vật chất của Lenin
1. Các quan niệm về phạm trù vật chất trước C. Marx và định nghĩa vật chất của Lenin
2. Các quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước C. Marx về phạm trù vật chất
Trước Marx, các nhà triết học duy vật đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về vật chất
với quan điểm nhất quán là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.
Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại, đặc biệt là ở Hy Lạp - La Mã, Trung Quốc, Ấn
Độ cho rằng vật chất là một vật cụ thể, hữu hình đang tồn tại ở thế giới bên ngoài.
Chẳng hạn, Thales định nghĩa vật chất là nước bởi ông cho rằng, nước tồn tại ở
khắp mọi nơi. Mọi vật khởi nguồn từ nước và cuối cùng lại phân hủy thành nước.
Một số nhà triết học Trung Quốc lại cho rằng 5 yếu tố cốt lõi cấu thành nên mọi vật
là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ (thuyết Ngũ hành). Trong khi ở Ấn Độ, phái
Lokayata quan niệm vật chất có các hình thức khác nhau: đất, nước, lửa gió. Tuy
nhiên, nhìn chung chủ nghĩa duy vật cũ đã sai lầm khi đồng nhất vật chất với một
số dạng cụ thể của vật chất.
Một bước tiến quan trọng đánh dấu cho sự phát triển của phạm trù vật chất là
định nghĩa vật chất của 2 nhà triết học cổ đại ở Hi Lạp là Leucippus (500 - 440
TCN) và Democritos (khoảng 427-374 TCN). Hai triết gia này đều cho rằng vật
chất chính là nguyên tử. Theo họ, nguyên tử là hạt nhỏ nhất, không thể phân chia,
tồn tại vĩnh cửu. Sự phong phú về hình dạng, vị trí và cách sắp xếp của chúng quyết
định sự đa dạng của sự vật. Khái niệm này là một bước tiến dài trong việc tìm kiếm
định nghĩa chính xác về vật chất, mà nó còn đóng vai trò như một lời tiên tri khoa
học xuất sắc của con người về cấu trúc của thế giới vật chất nói chung. 4
Chủ nghĩa duy vật cận đại (thế kỷ XV - XVIII) ở phương Tây đã có sự bứt phá
hơn phương Đông nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của cơ học và khoa học thực
nghiệm. Thuyết nguyên tử vẫn được củng cố mạnh mẽ nhờ nghiên cứu của các nhà
khoa học như Galileo Galilei, Francis Bacon hay thành công vang dội của Newton
trong vật lí học cổ điển. Tuy nhiên, phương pháp tư duy siêu hình của các nhà triết
học vẫn còn nhiều hạn chế do chưa đưa ra được một định nghĩa mang tính khái
quát chung cho phạm trù vật chất. Do nghiên cứu các sự vật một cách máy móc,
trong trạng thái cô lập và không có mối liên hệ gì với nhau nên vật chất đã bị đồng
nhất với khối lượng. Cũng có một số nhà triết học như René Descartes hay Imanuel
Kant cố gắng vạch ra những sai lầm của thuyết nguyên tử nhưng vẫn không làm
thay đổi cái nhìn cơ học về thế giới. Nhìn chung, chủ nghĩa duy vật cận đại “chỉ
thấy cây mà không thấy rừng” nói như Mác và Ăngghen.
3. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã
thay đổi hoàn toàn tư duy duy vật siêu hình về vật chất
Röntgen phát hiện ra tia X vào năm 1895. Một năm sau, Becquerel phát hiện ra
hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani. Đến năm 1987, Tomson phát hiện ra
điện tử. Đặc biệt năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử
thay đổi theo vận tốc của nguyên tử chứ không bất biến. Từ năm 1898 đến 1902, 2
vợ chồng nhà khoa học Pierre Curie và Marie Curie đã khám pha ra chất phóng xạ
mạnh là Poloni và Radium. Những phát minh vĩ đại đó đã chứng minh được rằng
nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất như hai triết gia cổ đại đã khẳng định.
Năm 1905, Thuyết Tương đối của Albert Einstein ra đời, chứng tỏ rằng: không
gian, thời gian và khối lượng luôn biến đổi cùng sự vận động của thế giới vật chất.
Những phát hiện này đã làm “chao đảo” thế giới quan của giới các nhà khoa học tự 5
nhiên và triết gia với tư duy duy vật siêu hình, khiến họ dần rơi vào chủ nghĩa duy
tâm. Lenin coi cuộc khủng hoảng vật lí học này là “thời kỳ ốm đau ngắn ngủi” và
để chiến thắng được nó, “chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình”.
Từ những yêu cầu của thời đại, định nghĩa về vật chất của Lenin ra đời, một mặt
kế thừa những tinh hoa của các thành tựu khoa học tự nhiên, mặt khác dựa trên cơ
sở tư tưởng triết học của Marx và Engels để tiếp tục phát triển.
4. Phương pháp định nghĩa của Lenin
Để có thể thấy được tính đúng đắn và ưu việt trong định nghĩa về vật chất của
Lenin, trước hết ta cần tìm hiểu phương pháp định nghĩa của ông. Trước đây, các
triết gia dùng phương pháp loại suy: tìm ra các điểm tương đồng giữa các sự vật để
rút ra kết luận. Tuy nhiên, phạm trù vật chất vô cùng rộng lớn và khó có thể bao
quát được hết tất cả các đặc điểm của nó. Chính vì vậy Lenin đã sử dụng phương
pháp đối lập vật chất với ý thức - 2 phạm trù rộng tương đương nhau để đưa ra một
định nghĩa khái quát nhất về thế giới vật chất.
5. Giải thích định nghĩa về vật chất của Lenin
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lenin
đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” 6
Định nghĩa trên gồm các nội dung cơ bản sau đây:
Một là, vật chất là một phạm trù triết học rộng lớn, mang tính khái quát và trừu
tượng hóa, nghĩa là nó mang các đặc tính chung nhất, bản chất nhất mà mọi sự vật,
hiện tượng nào thuộc vật chất đều có. Vật chất chỉ các vật cụ thể, nhưng các vật cụ
thể như cái bàn, cái ghế,... không thể khái quát thành phạm trù vật chất. Thuộc tính
chung nhất giúp phân biệt vật chất với cái không phải là vật chất là: vật chất tồn tại
với tư cách là hiện thực khách quan và tồn tại ngoài ý thức. Vật chất tồn tại bất kể
con người đã nhận thức được về nó hay chưa. Nói cách khác, vật chất không phải
hư vô, không phải một lực lượng siêu nhiên tồn tại lơ lửng như chủ nghĩa duy tâm
đã quan niệm mà nó là hiện thực, là cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý
thức của con người hay vật chất đã quy định, quyết định ý thức. Nói tóm lại, phạm
trù vật chất vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính hiện thực cụ thể. Bởi “chúng
ta không biết, vì chưa có ai nhìn được và cảm thấy vật chất với tính cách là vật
chất…bằng con đường cảm tính nào khác”. (C.Mác và P.Ăngghen: toàn tập, NXB
Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1994, tr.726). Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa tính hiện
thực cụ thể thì sẽ vô tình đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể của vật chất.
Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính trừu tượng sẽ dễ rơi vào sự sai lầm của Chủ nghĩa
duy tâm mà không thấy được những thuộc tính của vật chất.
Khẳng định này của Lenin mang một ý nghĩa quan trọng: khắc phục triệt để sự
sai lầm của chủ nghĩa duy vật cũ khi đồng nhất vật chất với vật thể, giúp các nhà
khoa học tự nhiên thoát khỏi khủng hoảng thế giới quan để từ đó khuyến khích họ
khám phá cũng thuộc tính mới của vật chất, làm đa dạng và phong phú tri thức
nhân loại. Đây không chỉ là một bước tiến mới của chủ nghĩa duy vật, đáp ứng
được sự tiến bộ cũng như những đòi hỏi mới của khoa học, kỹ thuật mà còn cho 7
chúng ta cơ sở khoa học để nhìn nhận vật chất. Đồng thời, nội dung này cũng bác
bỏ được những luận điệu xuyên tạc của thế giới quan duy tâm về lĩnh vực xã hội.
Hai là, vật chất khi tác động vào các giác quan của con người đem lại cho con
người cảm giác. V.I.Lenin muốn khẳng định rằng: hiện thực khách quan tồn tại
không lệ thuộc vào ý thức mà biểu hiện sự tồn tại của mình dưới dạng các thực thể.
Các thực thể này bằng cách gián tiếp hay trực tiếp tác động vào con người đều đem
lại cho con người những cảm giác. Từ những cảm giác này, chúng ta có được sự
hiểu biết và nhận thức được vật chất. Tóm lại, Lenin muốn làm rõ mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức: hiện thực khách quan (hay vật chất) là cái có trước, tồn tại độc
lập, không phụ thuộc vào ý thức. Còn ý thức là cái có sau vật chất, bị quyết định
bởi vật chất. Vật chất (cái bị phản ánh) là nguồn gốc khách quan của tri thức, là
nguyên nhân phát sinh ra ý thức (cái phản ánh). Câu thành ngữ “Có thực mới vực
được đạo” chính là một ví dụ cho quan điểm của chủ nghĩa duy vật, rằng yếu tố vật
chất sẽ quyết định yếu tố tinh thần.
Khẳng định này đã chống lại chủ nghĩa duy tâm khi trường phái này cho rằng ý
thức, hay cảm giác là cái sinh ra mọi sự vật, hiện tượng mà ta thấy xung quanh.
Ba là, thực tại khách quan là cái được cảm giác chụp lại, phản ánh lại. Nghĩa là,
vật chất không phải những hiện tượng vô hình, bí ẩn tồn tại một cách trừu tượng,
ngược lại, vật chất được biểu hiện qua các dạng cụ thể, tổn tại khách quan và không
lệ thuộc vào ý thức, cảm giác của con người. Các hiện tượng tinh thần là sự sao
chụp lại, phản ánh lại của bản gốc là thế giới vật chất. Như vậy, có thể kết luận con
người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua nhiều phương pháp
khác nhau như chép lại, chụp lại, phản ánh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Về
nguyên tắc, trong thế giới vật chất không có đối tượng nào là không thể nhận biết, 8
chỉ có những đối tượng con người chưa khám phá ra, chưa nhận thức được do giới
hạn về mặt tri thức ở những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Khẳng định này đã chống lại quan điểm của George Berkeley, Ernst Mach khi
cho rằng ý thức của con người là cái có trước và sinh ra vật chất. Berkeley cho rằng
“Tồn tại là được tri giác”, hay nói cách khác thế giới khách quan chỉ trong trí óc
của chúng ta. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm và Lenin đã chứng minh được
điều ngược lại: thế giới vật chất vốn tồn tại độc lập và là cái quyết định, nảy sinh ra
cảm giác. Đồng thời, nội dung định nghĩa về vật chất của Lenin đã hoàn toàn bác
bỏ Thuyết bất khả tri, khuyến khích các nhà khoa học đi sâu vào tìm hiểu, khám
phá ra những đặc tính mới cũng như quy luật vận hành của thế giới vật chất, góp
phần làm giàu kho tri thức nhân loại.
Nói tóm lại, dựa trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, định nghĩa
về vật chất của V.I. Lenin đã giải quyết hai vấn đề cơ bản của Triết học một cách
sâu sắc: vật chất là cái có trước, là cái quyết định ý thức, song ý thức có thể tác
động trở lại vật chất; đồng thời khẳng định khả năng nhận thức về thế giới của con
người. Định nghĩa vật chất của Lenin đã bác bỏ Thuyết bất khả tri và quan điểm
duy tâm, khắc phục tư duy siêu hình, tạo cơ sở lí luận từ đó định hướng cho sự phát
triển của nhận thức khoa học. Không chỉ đưa ra thế giới quan khoa học đúng đắn,
định nghĩa của Lenin còn mang ý nghĩa phương pháp luận giúp chúng ta trong quá
trình nhận thức và hoạt động thực tiễn.
6. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ định nghĩa của Lenin, có thể rút ra một số nguyên tắc mang tính phương pháp luận như sau: 9
Một là phải biết tôn trọng nguyên tắc khách quan, tôn trọng sự thật, tránh sa đà
vào chủ quan duy ý chí: chỉ quan tâm tới nguyện vọng, mong muốn của mình mà
bỏ qua hiện thực khách quan. Ví dụ như không được lấy ảo tưởng của mình để áp
đặt lên thực tế, hành động theo cảm tính mà không dựa trên hiện thực khách quan
để phân biệt đúng sai.
Hai là phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức bởi ý thức có thể
tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Đồng thời
cần khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động. ỷ lại, không dám vượt lên hoàn cảnh.
3. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
Vật chất tồn tại bằng cách vận động. Các dạng cụ thể của vật chất phải có thuộc
tính ấy, luôn luôn trong quá trình biến đổi không ngừng. Bất kì sự vật, hiện tượng
nào cũng là một thể thống nhất có kết cấu nhất định và trong hệ thống ấy, các mặt,
các bộ phận của chúng tác động qua lại lẫn nhau gây ra sự biến đổi. Chính vì vậy,
bản chất của sự vận động vật chất là tự thân vận động. Engels đã chỉ ra rằng “Các
hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua
vận động…”, tức là con người chỉ nhận thức được sâu sắc thế giới vật chất qua quá
trình vận động của chúng. Đứng im cũng là một biểu hiện của trạng thái vận động
trong sự ổn định tương đối, tuy nhiên nỏ chỉ mang tính nhất thời, chỉ xảy ra trong mối quan hệ nhất định
Vật chất có rất nhiều hình thức vận động mà Engels đã chia ra thành 5 hình thức
cơ bản: cơ học, vật lí, hóa học, sinh học và xã hội. Sự vận động của vật chất được 10
xem xét ở hai hình thức tồn tại là không gian và thời gian. Không gian bao gồm vị
trí tự nhiên và các mối liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng. Còn
thời gian ám chỉ giai đoạn ra đời, phát triển và tiêu vong của sự vật. Hai hình thức
tồn tại này luôn song hành, gắn bó chặt chẽ với nhau bởi không có sự vật, hiện
tượng nào tồn tại trong không gian mà không có quá trình diễn biến của nó, cũng
như không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại theo thời gian mà không có kết cấu, quảng tính nhất định.
II. Chứng minh năng lượng là vật chất
Năng lượng là đại lượng đại diện cho khả năng sinh công của vật, được chia
thành hai dạng chính là động năng và thế năng. Mọi sinh vật trên Trái Đất đều đòi
hỏi năng lượng để duy trì sự sống, chẳng hạn như con người lấy nguồn năng lượng
từ thức ăn, hay sự phát triển của khí hậu và hệ sinh thái Trái Đất được thúc đẩy bởi
năng lượng Mặt Trời và năng lượng địa nhiệt. Có thể nói, năng lượng thuộc phạm
trù vật chất và đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất. Kết luận được như vậy là vì:
Thứ nhất, năng lượng tồn tại thực chứ không phải điều gì huyền bí, hư vô. Năng
lượng tồn tại ở rất nhiều dạng như âm thanh, ánh sáng, chuyển động,... và đồng thời
cũng tương ứng với các hình thức vận động khác nhau: cơ năng, quang năng, điện
năng, hóa năng, nhiệt năng,.. Nó tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào cảm giác
bởi trước khi con người có những nhận thức đầu tiên về năng lượng, nó đã xuất
hiện và tồn tại đến tận bây giờ. Ở thời kì tiền sử, con người dựa vào ma sát của 2
hòn đá, tạo ra lửa để sưởi ấm. Lực ma sát đã làm chuyển hóa động năng thành năng
lượng ở dạng nhiệt. Tức là năng lượng - vật chất đã đem lại cho con người sự ấm
áp - cảm giác. Điều này đúng với quy luật vật chất sinh ra ý thức theo quan điểm 11
chủ nghĩa duy vật biện chứng của Lenin. Từ đó, có thể thấy, con người sử dụng
năng lượng khi còn chưa nhận thức được năng lượng là gì.
Thứ hai, năng lượng tồn tại khách quan, độc lập, được ý thức phản ánh lại qua
quá trình nghiên cứu, giải mã về các dạng năng lượng. Các nhà khảo cổ học thuộc
Trường đại học Hebrew (Israel) đã chỉ ra rằng người tiền sử đã phát hiện ra năng
lượng bằng cách tạo ra lửa cách đây 790.000 năm. Nhiệt lượng sử dụng trong việc
sưởi ấm, nấu nướng, thúc đẩy sự sản xuất của cải, vật chất cũng nhưng sự phát triển
của xã hội. Khoảng 3200 năm TCN, cánh buồm được phát hiện sớm nhất ở Ai Cập,
chứng tỏ người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng năng lượng gió để thực hiện những
cuộc hải hành. Cơ năng, thủy năng và các dạng năng lượng khác cũng được con
người sử dụng để chế tạo nên những phát minh vĩ đại để phục vụ đời sống như máy
bơm hơi nước, khung cửi, tàu thủy và các loại máy móc khác. Đầu thế kỉ XIX, nhà
thiên văn học William Herschel khám phá ra tia hồng ngoại, tiếp đến Wilhelm
Röntgen phát hiện ra tia X vào cuối thế kỉ XIX (dù lúc đó ông vẫn chưa rõ bản chất
của tia X). Đó đều là các dạng của bức xạ sóng điện từ. Vào năm 1934, phản ứng
phân hạch hạt nhân được Enrico Fermi thực hiện hành công khi nhóm của ông
dùng neutron bắn phá hạt nhân uranium. Phản ứng hạt nhân tạo ra một nguồn năng
lượng sạch khổng lồ có thể giải quyết được vấn đề cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch
như than đá, dầu mỏ,...Tuy nhiên, nguồn năng lượng này vẫn đang được các nhà
khoa học nghiên cứu để có thể ứng dụng được vào đời sống bởi chất thải phóng xạ
vô cùng nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe con người, đồng thời nó có thể
bị sử dụng sai mục đích (phá hủy thế giới bằng vũ khí hạt nhân).
Ngày nay, con người đã phát hiện ra những dạng năng lượng sạch và có thể tái
tạo khác như năng lượng mặt trời, pin nhiên liệu, địa nhiệt, sự lên men sinh học,
khí Metan hydrate để phục vụ đời sống. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều con người 12
chưa biết về năng lượng, vì vậy chúng ta vẫn đang trong quá trình khám phá và giải
mã nó để có thể nhận thức sâu sắc về bản chất của năng lượng, cũng như thế giới vật chất nói chung.
Thứ ba, năng lượng được ý thức phản ánh lại qua Định luật bảo toàn và chuyển
hóa năng lượng, phát biểu rằng: năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự
nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang
vật khác. Định luật này đã phản ánh phương thức tồn tại của năng lượng là sự vận
động. Nó cho ta biết rằng: không tồn tại động cơ vĩnh cửu - hệ sinh công mãi mãi
mà không cần năng lượng nạp vào. Vì vậy, có thể nói, năng lượng thuộc phạm trù
vật chất bởi qua quá trình vận động, biến đổi qua không gian, thời gian, năng lượng
mới bộc lộ được những đặc tính và bản chất của mình.
Trong hoạt động thực tiễn, việc nhận thức được sự có hạn của nhiên liệu hóa
thạch đã khuyến khích các nhà khoa học tìm tòi, phát triển ra nhiều hình thức mới
của năng lượng. Mỗi cá nhân cũng cần tôn trọng sự thật khách quan để có nhận
thức sâu sắc, đúng đắn hơn về năng lượng. Từ đó, ta sẽ có cách hành xử đúng đắn,
hợp lí như học cách tiết kiệm, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng. Đồng thời tránh
hành động theo cảm tính, thỏa mãn ý chí của bản thân, chẳng hạn như việc sử dụng
năng lượng một cách xả láng không cần thiết và không phù hợp với nhu cầu. 13 Tài liệu tham khảo
1. Biên niên sử các phát minh – Wikipedia tiếng Việt. (n.d.). Wikipedia.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%C3%AAn_ni%C3%AAn_s%E1%BB%AD_c %C3%A1c_ph%C3%A1t_minh
2. Cathcart, T., & Klein, D. (2013). Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar...
(H. T. Tiết, Trans.). Nhã Nam.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập. (1994). Chính trị Quốc gia - Sự thật.
4. Lửa có từ khi nào? (2008, November 7). Báo Sức khỏe & Đời sống.
https://suckhoedoisong.vn/lua-co-tu-khi-nao-1691884.htm
5. Định luật bảo toàn năng lượng || DINHLUAT.COM. (2020, September 15).
DINH LUAT. https://dinhluat.com/dinh-luat-bao-toan-nang-luong/
6. Phạm, Đ. V. (2021). Giáo trình Triết học Mác - Lênin. Chính Trị Quốc Gia - Sự Thật.
7. V.I.Lênin toàn tập. (1980). Chính trị Quốc gia - Sự thật. 14 15