Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540 Hà Nội, 10/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TẬP LỚN
Đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được
hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm
đối với Việt Nam hiện nay
Họ và tên: Lã Thị Thiên Trang Mã sinh viên: 11195260
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................2
1. Quan điểm của C.Mác và Lênin về độc lập dân tộc...............................................2
1.1. Tư tưởng của Lênin về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội........................2
1.2. Tư tưởng của Lênin ảnh hưởng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.......................2
2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập, tự do và hạnh phúc..................................3
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị của độc lập...............................................3
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc, tự do.................................................7 lOMoAR cPSD| 23022540
3. Ý nghĩa quan điểm của Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào
độc lâp, tự chủ trong đối ngoại và đoan kết quốc tế ngày nay.................................10̣
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................13
Tài liệu tham khảo....................................................................................................14 lOMoAR cPSD| 23022540 PHẦN MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng
sản Việt Nam là một trong những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt cho sự ra đời, lãnh đạo và
hoạt động của Đảng. Bên cạnh đó chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn lọc, tiếp thu và phát triển
dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng cộng sản, đồng thời áp dụng những
sang tạo lý luận phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước cho phù hợp.
Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm
gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cách mạng, tận trung với nước, tận hiếu với dân.
Độc lập sẽ là vô nghĩa nếu mỗi người dân vẫn không có tự do và không được hưởng hạnh
phúc. Để xây dựng một nước Việt Nam, thì trước hết, phải “thực hiện nền dân chủ cộng
hòa Việt Nam, mang lại tự do hạnh phúc cho dân tộc”. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc là giá
trị phát triển, là mục tiêu, là bước đi của cách mạng Việt Nam; là nội dung cốt lõi của tư
tưởng Hồ Chí Minh, là triết lý phát triển Việt Nam trong thời đại mới. Đó là con đường giải
phóng và phát triển của dân tộc đúng quy luật, hợp lòng dân.
Độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi người và giải phóng con người hoàn
toàn để vươn tới cái tất yếu của tự do, cũng chính là đích đến của chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản. Cho nên, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu
nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình
đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm
vui, hòa bình, hạnh phúc”
Câu nói trên có ý nghĩa khái quát rất cao tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.
Hiện nay nước ta độc lập rồi nhưng ta vẫn phải thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và xây
dựng CNXH. Đôc lập dân tộc sẽ tự tạo nên tiền đề để đi lên CNXH. Hiện nay nước ta vừạ
bảo vệ độc lập dân tộc vừa đi lên chủ nghĩa XH – thực hiện ấm no, hòa bình, hạnh phúc
cho nhân dân. Khảo sát các văn bản của Hồ Chủ tịch cũng như đối chiếu với những hoạt
động cách mạng của Người, chúng ta thấy tư tưởng dân tộc độc lập của Hồ Chí Minh nổi
bật trên những khía cạnh sau: Dân tộc độc lập là mục tiêu trước tiên và trên hết của cách
mạng; dân tộc độc lập là nguyên tắc tối cao của cách mạng; dân tộc độc lập là chính nghĩa
phải đấu tranh giành lại và bảo vệ đến cùng của cách mạng; và dân tộc độc lập phải đem lại
tự do và hạnh phúc cho nhân dân mới là mục đích cuối cùng và cốt lõi của cách mạng. lOMoAR cPSD| 23022540 PHẦN NỘI DUNG
1. Quan điểm của C.Mác và Lênin về độc lập dân tộc
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã xây dựng học thuyết về chủ nghĩa xã hội. Học
thuyết này đề cao các giá trị độc lập dân tộc; khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của
độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin vào vào hoàn
cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Người chỉ rõ: tiến lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu,
là bước phát triển tất yếu, khách quan ở Việt Nam sau khi đã giành được độc lập dân tộc.
Người viết: "Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân sung sướng, ấm no"; "chủ nghĩa
xã hội là làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ".
1.1. Tư tưởng của Lênin về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Lênin, một trong những người thầy vĩ đại của phong trào cách mạng vô sản trên toàn
thế giới đã để lại cho những người cộng sản lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa. Trong tác phẩm “Những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”,
Lênin đã lên án chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc đã bóc lột thậm tệ các nước thuộc địa;
đồng thời, ủng hộ các nước bị xâm lược quyền được tự do, độc lập. Người khẳng định rằng:
phải phân biệt thật rõ những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc, không được hưởng quyền bình
đẳng, với những dân tộc đi áp bức, bóc lột, được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi. Lãnh tụ của
cuộc Cách mạng Tháng Mười cũng đề cao quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân
tộc không phân biệt màu da. Lênin yêu cầu các đảng cộng sản “tố cáo những việc vi phạm
thường xuyên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và những sự đảm bảo quyền lợi của
các dân tộc thiểu số trong tất cả các quốc gia tư bản chủ nghĩa”. Tương tự như vậy, trong
tác phẩm “Về quyền dân tộc tự quyết”, Lênin chỉ rõ: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, được
quyền tự quyết vận mệnh của dân tộc mình và quyền lựa chọn con đường phát triển của dân
tộc, lựa chọn chế độ chính trị…; đồng thời, phải thủ tiêu tình trạng giai cấp này áp bức, bóc
lột giai cấp khác để trên cơ sở đó xóa bỏ tình trạng dân tộc này nô dịch dân tộc khác.
Trong các bài viết của mình, Lênin đã nhiều lần khẳng định rằng, phải đem cuộc đấu tranh
cách mạng vì chủ nghĩa xã hội gắn liền với một cương lĩnh cách mạng về vấn đề dân tộc.
Rằng phong trào giải phóng dân tộc sẽ chuyển thành phong trào thủ tiêu chủ nghĩa đế quốc
và tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội. Từ đó, Lênin yêu cầu các đảng cộng sản phải kiên
quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc tư sản và chủ nghĩa sô-vanh, giành
thắng lợi cho chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa xã hội.
1.2. Tư tưởng của Lênin ảnh hưởng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, ngoài việc nghiên cứu các cuộc cách
mạng trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917. Người khẳng định: Trên thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành
công và thành công đến nơi đến chốn vì dân chúng được hưởng tự do và độc lập. 2 lOMoAR cPSD| 23022540
Đến khi bản “Yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho Nhân dân An
Nam” được Hồ Chí Minh thay mặt những người yêu nước Việt Nam gửi tới Hội nghị hòa
bình Vécxây (1919) không được các nước đế quốc chấp nhận. Sau việc này, Nguyễn Ái
Quốc càng nhận ra bộ mặt thật của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Người thấy rằng,
nó không như những gì giai cấp tư sản thường rao giảng là “Tự do - bình đẳng - bác ái” cho
mọi người và cho các dân tộc. Điều này đối lập hoàn toàn với tư tưởng của Lênin. Từ đó,
Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra bài học “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông
cậy vào bản thân mình”. Đồng thời “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập, tự do và hạnh phúc
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị của độc lập
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, độc lập dân tộc bị xâm phạm,
trong tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn, lúc đầu có kháng cự, sau đã từng bước nhân
nhượng cầu hòa, cuối cùng là cam chịu đầu hàng để giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của
hoàng tộc. Nhân dân ta với tinh thần yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sôi sục đã
dấy lên phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ và lan rộng khắp 3 miền Bắc,
Trung, Nam: Trương Định, Nguyễn Trung Trực… (miền Nam); Trần Tấn, Đặng Như Mai,
Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng… (miền Trung); Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa
Thám, Nguyễn Quang Bích… (miền Bắc). Nhưng các cuộc khởi nghĩa này đều bị thất bại.
Tiếp đến là các phong trào yêu nước, như phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi
xướng, phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, phong trào Đông
Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo... đều bị thất bại. Cách mạng
Việt Nam rơi vào bế tắc về đường lối.
Đứng trước cuộc khủng hoảng con đường cứu nước, Hồ Chí Minh xác định: “Tôi
muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế
nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.
Căn cứ vào thực tế sống, lao động, học tập, hoạt động và nhận thức của Bác Hồ, ta
có thể hình dung quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thành các giai đoạn cụ thể sau:
(1) Từ năm 1911 đến năm 1920, là giai đoạn Bác khảo sát, tìm tòi và đến với chủ nghĩa
Lênin (từ một thanh niên yêu nước trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên). Đây là
bước nhảy vọt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, một sự chuyển biến về chất,
kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân
tộc với chủ nghĩa xã hội); (2) Từ năm 1921 đến năm 1930, là giai đoạn Bác hoạt động ở
Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; (3) Từ
năm 1931 đến năm 1940, là giai đoạn Bác gặp nhiều thử thách gay go và kiên trì giữ vững
quan điểm tư tưởng của mình; (4) Từ năm 1941 đến năm 1969, là giai đoạn Bác về nước
trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tư tưởng của Người và đường lối của Đảng ta là
thống nhất và có những bước phát triển mới, toàn diện. 3 lOMoAR cPSD| 23022540
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được thể hiện xuyên suốt
trong các tác phẩm của Người, từ Đường cách mệnh đến Chánh cương vắn tắt và những bài
viết sau này. Đó là tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc; xây dựng chế độ dân chủ nhân
dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tức là, cách mạng nước ta sẽ trải qua hai giai đoạn: cách
mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
trong các tác phẩm kinh điển đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dân tộc và độc lập
dân tộc; chỉ rõ con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc. V.I.Lênin đã phát triển luận điểm
của C.Mác và Ph.Ăngghen "vô sản toàn thế giới liên hiệp lại" thành "vô sản toàn thế giới
và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại", trở thành khẩu hiệu của phong trào đấu tranh giành
độc lập dân tộc của các nước bị áp bức trên toàn thế giới.
Hồ Chí Minh đã khẳng định tư tưởng về dân tộc và giải phóng dân tộc là một trong
những vấn đề bản chất nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh đã nêu rõ mối quan
hệ biện chứng giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặt nền
tảng cho sự quá độ từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Độc lập dân tộc là quyền tự chủ, tự quyết của một dân tộc, quốc gia trong việc tổ
chức các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
trong phạm vi lãnh thổ của mình, không chịu sự tác động, ép buộc, chi phối, thao túng của
nước ngoài. Độc lập dân tộc phải trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, bình đẳng trong quan hệ quốc tế, được luật pháp quốc tế thừa nhận và trên thực tế phải
được khẳng định. Độc lập dân tộc là thành quả của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đối
với Việt Nam, độc lập dân tộc không chỉ dừng lại ở độc lập dân tộc dưới chế độ phong kiến,
vì vị trí của người lao động vẫn không thay đổi. Độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
là một nền độc lập thật sự. Người nhấn mạnh: phải đấu tranh giành cho được độc lập thật
sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải là thứ "độc lập giả hiệu", "độc lập nửa vời", "độc lập
hình thức". Người đã kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực
dân mới để giành độc lập thật sự cho dân tộc, cho đất nước. Tư tưởng độc lập dân tộc của
Hồ Chí Minh bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao
động; gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đó đã trở thành mục tiêu của cách
mạng, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã xây dựng học thuyết về chủ nghĩa xã hội. Học
thuyết này đề cao các giá trị độc lập dân tộc; khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của
độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin vào vào hoàn
cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Người chỉ rõ: tiến lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu,
là bước phát triển tất yếu, khách quan ở Việt Nam sau khi đã giành được độc lập dân tộc.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không chỉ là mục tiêu, lý tưởng mà còn là động
lực của cách mạng Việt Nam, Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nguyên tắc chỉ đạo
tiến trình cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta kiên định, quán triệt
trong Cương lĩnh, đường lối, chủ trương; Nhà nước thể hiện nguyên tắc này trong chính
sách, pháp luật. Toàn thể hệ thống chính trị, mọi cán bộ, đảng viên phải nắm vững và thực 4 lOMoAR cPSD| 23022540
hiện đúng nguyên tắc, mục tiêu này. Đây là lý tưởng, định hướng chiến lược của Đảng, tâm
nguyện của nhân dân, vì chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cao cả của độc lập dân tộc, độc lập
dân tộc là điều kiện then chốt để bảo đảm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, có học hành,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân; dân chủ được mở rộng,
người dân thực sự trở thành chủ nhân của đất nước mình.
Ngày nay, độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, tư tưởng “không có gì quý hơn độc
lập tự do” vẫn giữ nguyên giá trị và sức sống của nó. Bởi vì, tình hình quốc tế diễn biến
phức tạp, thay đổi khó lường. Hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn. Nhưng xung
đột vũ trang, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố quốc tế, xung đột dân tộc, tôn giáo... vẫn diễn
ra ở nhiều nơi. Cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các nuớc
phát triển, nhưng cạnh tranh, tranh giành thị trường, các nguồn nguyên liệu, năng lượng,
nguồn lực khoa học công nghệ giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh tế diễn ra quyết liệt,
đặt các quốc gia, nhất là các nước đang và kém phát triển trước những thách thức gay gắt.
. Mối liên hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hai chặng đường nối tiếp nhau của một tiến trình
cách mạng. Hay nói cách khác, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hai mục tiêu cụ thể
của hai cuộc cách mạng trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong
đó, độc lập dân tộc là mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thực hiện người cày
có ruộng, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân. Đây là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
dân tộc, dân chủ, làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác, như quyền lực chính trị, dân
chủ, vấn đề ruộng đất, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí…
xây dựng một thể chế chính trị do dân làm chủ, xây dựng nền dân chủ nhân dân trên các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội…. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai đoạn tiếp
theo của tiến trình cách mạng Việt Nam, sau khi kết thúc giai đoạn trước là cách mạng dân tộc, dân chủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ mối liên hệ biện chứng giữa đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng này là cơ sở quá độ từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chính cách mạng xã hội chủ nghĩa đã kế thừa,
khẳng định và bảo đảm vững chắc thành quả của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân. Sự phát triển này là quy luật tất yếu của lịch sử. Các giai đoạn của tiến trình cách mạng
là những bước đi không thể tách rời nhau dù mỗi giai đoạn có những mục tiêu cụ thể riêng.
Quá trình phát triển nhận thức của Đảng và thực tiễn cách mạng nước ta là minh chứng lịch
sử cho mối liên hệ biện chứng trên:
Giai đoạn 1930 - 1945: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thông qua cương lĩnh vắn tắt, sách
lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Trong đó, Đảng Đảng
Cộng sản Việt Nam tuyên bố sẽ làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất,
đấu tranh xây dựng một xã hội tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục. Đảng 5 lOMoAR cPSD| 23022540
xác định mục tiêu đánh đổ thực dân Pháp và chế độ phong kiến, lấy ruộng đất chia cho dân nghèo.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 20 triệu nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, đỉnh cao là cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công,
chấm dứt chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm, chấm dứt sự đô hộ của thực dân Pháp
sau gần một thế kỷ. Thắng lợi vĩ đại này của dân tộc Việt Nam đã đưa nước ta bước sang
một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn 1945 - 1954: Đảng lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Mục tiêu của giai đoạn này là tiến hành thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,
giành độc lập, tự do, cụ thể hóa tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này mới đạt được ở miền Bắc. Sau hiệp định Giơnevơ
(20/7/1954) nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Sau khi hòa bình lập
lại, miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, trở thành hậu phương lớn cho cách
mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam. Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội trong giai đoạn này là hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam.
Giai đoạn 1954 - 1975: cả nước dốc lòng cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước. Khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc đã khơi dậy truyền thống dựng nước và giữ
nước của ông cha, truyền thống chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc. Cả nước xuống
đường, cả nước hướng về miền Nam ruột thịt theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng ta "Tất cả cho tiền tuyến". Lịch sử Việt Nam chưa lúc nào được chứng kiến sự kết
hợp giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên phạm vi, quy mô lớn như thời điểm này
của cách mạng. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân
1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào kỷ
nguyên mới: kỷ nguyên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước - kỷ nguyên của
độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh đất nước gặp muôn vàn khó khăn, thách
thức to lớn: đất nước bị chiến tranh tàn phá; Mỹ và phương Tây tiến hành bao vây, cô lập,
cấm vận Việt Nam; các thế lực phản động quốc tế phát động kiểu "chiến tranh phá hoại
nhiều mặt"chống phá Việt Nam; nền kinh tế nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng kéo dài nhiều năm. Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo
từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã từng bước hồi sinh đất nước
về mọi mặt. Trước những bối cảnh mới của tình hình, Đảng ta luôn xác định phải giương
cao ngọn cờ "Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Công cuộc đổi mới theo định hướng xã
hội chủ nghĩa là một chủ trương chiến lược đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tạo điều kiện, tiền đề cho chủ nghĩa xã hội. Trong
quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta vẫn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội trong mối liên hệ gắn kết biện chứng. 6 lOMoAR cPSD| 23022540
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc, tự do
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc chính những quyền làm người cao cả nhất theo Hiến
chương Liên hợp quốc và Công ước quốc tế về quyền con người, song những quyền đó chỉ
được thực thi trong một quốc gia độc lập. Vì những giá trị cao quý đó, suốt chiều dài lịch
sử, nhân loại tiến bộ, trong đó có nhân dân Việt Nam đã không quản ngại hy sinh, gian khổ
đấu tranh để giành lấy/giành lại. Trân trọng giá trị độc lập, tự do của dân tộc đã giành được,
không lâu sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 12/10/1945,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 49 về việc ghi tiêu đề: Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa năm thứ nhất; bên dưới là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc trên các công văn, điện văn,
công điện, trát, đơn từ, báo chí, chúc từ,v.v..
6 chữ quý giá Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ghi dưới quốc hiệu nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hiện thân khát vọng của toàn
dân tộc; là sự hiện thực hóa tâm nguyện và ý chí "tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ
quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả
những điều tôi hiểu” của Hồ Chí Minh từ thập niên 1920; đồng thời cũng là sự chắt lọc, vận
dụng chất tinh túy trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền
tự do, dân sinh hạnh phúc) vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, ham muốn tột bậc của Người là "làm sao cho nước
ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành" và Người nguyện cùng Đảng ta, nhân dân ta kiên trì thực hiện
"ham muốn tột bậc" đó. Song thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã bị thực
dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ phá bỏ. Vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do
và thống nhất, không cam tâm làm nô lệ, không để quyền sống của mỗi người dân Việt Nam
lại bị tước đoạt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thề quyết tâm cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước
tiến hành trường kỳ chống thực dân Pháp với tinh thần và ý chí “thà hy sinh tất cả, chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Ai cũng phải ra sức chống
thực dân Pháp cứu nước; đã tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với khát vọng:
“Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, hòa bình thật sự, hòa bình trong độc lập tự
do” và niềm tin chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do"...
Trong 30 năm trường chinh kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đầy gian khổ và
hy sinh, thắng lợi của trận Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
Pháp (1945-1954) và thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mùa xuân 1975 đã kết thúc cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Miền Nam đã được giải phóng, hai miền
Nam Bắc đã “sum họp một nhà”, cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ
nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những nỗ lực của nhân dân Việt Nam trong đấu
tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trải dài mấy thập niên cũng chính là để bảo
đảm cho mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ nhất quyền con người; trong đó,
có quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do và quyền tự quyết của dân tộc - được
quyết định vận mệnh, con đường phát triển của mình. 7 lOMoAR cPSD| 23022540
Có thể nói, trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử, Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc đã
không chỉ là khát vọng mà còn là hệ giá trị vô giá và trở thành trở thành lẽ sống, lý tưởng
phấn đấu, hy sinh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân kiên định thực hiện.
Chính lý tưởng ấy, lẽ sống ấy và niềm tin được sống Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc trong
một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất đã trở thành động lực để nhân dân ta
nguyện một lòng đi theo Ðảng, làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước và tiếp tục trong hành trình
đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên trì thực hiện những căn
dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do,
thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”, chính thể chế nhà nước cùng những quyền lợi và
nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 đã cho thấy,
trong điều kiện cụ thể của đất nước, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nỗ lực thực
thi quyền con người theo quy định của pháp luật. Sau thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Xuân 1975, nước nhà hòa bình, độc lập và thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội,
nhân dân cả nước lại tiếp tục đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng vượt qua
khó khăn về mọi mặt sau những năm dài chiến tranh, tiến hành khôi phục và phát triển kinh
tế, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Trong hòa bình, mỗi người dân trên
đất nước Việt Nam đều cảm nhận được sâu sắc hơn giá trị của độc lập, tự do, của niềm vui
được sống trong Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, để ngày mỗi ngày đều được đóng góp công
sức, trách nhiệm vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Hơn 90 năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hơn 75 năm sau ngày Chủ tịch
Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập, sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và 35
năm kiên trì thực hiện đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, những thành tựu trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,v.v.. đã góp phần tạo dựng một diện mạo
mới của Việt Nam, một vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế. Kinh tế tăng trưởng
khá, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục
được cải thiện đáng kể, bộ mặt của đất nước và cuộc sống của người dân có những thay
đổi. Trên hành trình đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để mỗi người
dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của con người, quyền công dân, quyền dân
chủ của nhân dân; đồng thời coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền
trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết giữa các quốc gia, trong đó, có việc thực hiện
tốt các cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Độc lập, tự do, hạnh phúc là khát vọng cháy bỏng, đồng thời cũng là quyền của mỗi
con người, của mỗi dân tộc. Trong dòng chảy lịch sử nhân loại và xuyên suốt hàng ngàn
năm dựng xây gắn liền với bảo vệ giang sơn gấm vóc Việt Nam, Độc lập - Tự do Hạnh phúc
luôn là khát vọng, là nỗ lực phấn đấu, hy sinh của biết bao thế hệ. Với Việt Nam, từ sau khi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ngày 2/9/1945 đến nay, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc luôn xuất hiện cùng quốc hiệu 8 lOMoAR cPSD| 23022540
Việt Nam, khẳng định giá trị lớn lao và ý nghĩa trường tồn của 6 chữ quý báu này và tiêp
tục được hiện thực hóa trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam./.
Khát vọng Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh còn
đồng thời là khát vọng thống nhất Tổ quốc. Trong lời tuyên bố với quốc dân ngày 2310-
1946, Hồ Chí Minh nói: "Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ,
là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Tôi trân trọng hứa với đồng bào rằng; Với
quyết tâm của đồng bào, với quyết tâm của toàn thể nhân dân, Nam Bộ nhất định trở lại
cùng thân ái chung trong lòng Tổ quốc" (4). Người cũng nêu lên những việc phải làm ngay
để tạo không khí hòa bình, và xây đắp con đường dân chủ để đi tới sự nghiệp Việt Nam
thống nhất của chúng ta.
Ðối với Người, độc lập dân tộc không tách rời với thống nhất Tổ quốc và độc lập,
thống nhất Tổ quốc, gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người đã nhiều lần nhắc nhở
chúng ta "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lý gì" (5). Người đã nỗ lực hết mình, làm hết sức mình cùng với Ðảng và Chính
phủ do Người lãnh đạo thực hành cho bằng được những tư tưởng cao quý đó. Nội các Chính
phủ do Người đứng đầu đã từng tuyên thê, đã đọc lời thề trung thành với Tổ quốc,̣ phấn đấu
đến cùng cho lợi quyền dân chúng, dù có phải hy sinh cả tính mạng cũng sẵn sàng. Trên
diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp thứ hai, khóa I, ngày 31-10-1946, Người tuyên bố trước quốc
dân và quốc tế rằng, "Hồ Chí Minh không phải là kẻ tham quyền cố vị, mong được thăng
quan phát tài" (6). Người cũng nhấn mạnh, "Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ toàn
dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái... Chính phủ sau đây phải là một Chính
phủ liêm khiết... một Chính phủ biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào mục đích trong
thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ độc lập và thống nhất của nước nhà" (7). Là điển hình cho
đức tính kiên quyết và nhất quán, lời nói luôn đi đôi với việc làm, chủ trương lãnh đạo bằng
chính phẩm chất gương mẫu, tận tụy, liêm khiết và hy sinh, Hồ Chí Minh và Chính phủ do
Người lãnh đạo đã tỏ rõ sự nỗ lực cao độ để thực hiện khát vọng Ðộc lập - Tự do - Hạnh
phúc cho dân tộc Việt Nam.
Vào cuối đời, ngày 14-7-1969, khi trả lời nhà báo Cu-ba, nữ đồng chí Mác-ta Rôhát,
Người nói "Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi" (8). Ðủ hiểu vì sao, trên giường bệnh, trước
phút lâm chung, Người vẫn đau đáu chờ tin chiến thắng trên chiến trường miền nam, Người
vẫn hỏi về đời sống nhân dân, nhất là nông dân ở nông thôn trong những ngày đê vỡ, lũ lụt.
Người vẫn quan tâm tới Tết Trung thu của các cháu thiếu nhi và việc chuẩn bị cho ngày
khai giảng năm học mới của các cháu. Trong Di chúc ở những dòng cuối cùng, Người ra đi
không có gì phải hối hận vì đã sống hết mình, đã phục vụ hết mình cho dân, cho nước.
Người chỉ có điều tiếc nuối, "không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa" (9). Tâm
nguyện của Người, điều mong muốn cuối cùng của Người ký thác vào toàn dân, toàn Ðảng
là "một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới" (10). Tâm nguyện ấy là khát vọng của Người,
là thực hiện khát vọng cho dân tộc Việt Nam: Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc. Người đã cống
hiến cả cuộc đời mình, hy sinh cả cuộc sống riêng tư, hạnh phúc riêng tư để trọn đời tranh 9 lOMoAR cPSD| 23022540
đấu cho hạnh phúc lớn lao của toàn dân tộc, của cả nhân loại cần lao. Người biểu đạt trí tuệ,
lương tâm, khí phách của toàn dân tộc, là "hình ảnh của dân tộc" (11).
Người không chỉ thể hiện khát vọng dân tộc mà còn là người thực hiện khát vọng ấy,
toàn tâm toàn ý vì vận mệnh của dân tộc, vì cuộc sống của nhân dân. Ðã 110 năm kể từ
ngày Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Ðã 80 năm kể từ khi Nguyễn Ái Quốc
về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Cũng đã hơn nửa thế kỷ, Hồ Chí Minh để lại bản Di
chúc thiêng liêng. Tư tưởng và di sản vĩ đại mà Người để lại cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn
quân ta đang tiếp tục được phát huy trong sự nghiệp đổi mới, để đất nước phát triển nhanh
và bền vững, dân tộc cường thịnh, trường tồn, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như
sinh thời Người vẫn hằng mong.
3. Ý nghĩa quan điểm của Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
vào độc lâp, tự chủ trong đối ngoại và đoan kết quốc tế ngày naỵ
Độc lập, tự chủ là tư duy nổi bật, nhất quán trong toàn bộ hoạt động chính trị của
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Nguyên lý chủ yếu của tư tưởng đó là “muốn người ta
giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”(1). Giữ vững độc lập, tự chủ vừa là
đường lối, vừa là nguyên tắc bất biến để bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia – dân tộc. Đó chính
là kết tinh của sự nghiệp đối ngoại thời đại Hồ Chí Minh.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập là không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi, giáo
điều. Tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách nhiệm trước
nhân dân, trước đất nước, biết làm chủ bản thân và công việc. Trong quan hệ quốc tế và đối
ngoại của Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy
mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”(2). Trong Lời kêu gọi
nhân ngày kỷ niệm Độc lập 2-9-1948, Người khẳng định: “Độc lập mà không có quân đội
riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất
và độc lập giả hiệu ấy”(3). Như vậy, không chỉ dân tộc Việt Nam độc lập, tự chủ, thống
nhất và toàn vẹn về lãnh thổ mà ngoại giao, đối ngoại của dân tộc cũng phải độc lập, không
bị bất kỳ thế lực, lực lượng nào chi phối. Trong quan hệ giữa các đảng thuộc phong trào
cộng sản, công nhân quốc tế, Người xác định: “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình
đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”(4).
Để tăng cường thế và lực cho cách mạng Việt Nam, ngay từ năm 1954, Hồ Chí Minh
đồng thời triển khai hoạt động đối ngoại trên nhiều hướng: Đấu tranh thi hành Hiệp định
Giơ-ne-vơ; củng cố, tăng cường quan hệ và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung
Quốc, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa; đóng góp tích cực vào việc củng cố tình đoàn
kết giữa các đảng anh em và sự thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế; xây dựng quan hệ hữu nghị với hai chính phủ Vương quốc Cam-puchia và Lào theo 5
nguyên tắc chung sống hòa bình; tăng cường đoàn kết với phong trào giải phóng dân tộc ở
châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh; tham gia vào phong trào hòa bình và dân chủ thế giới,
chống đế quốc, thực dân hiếu chiến. Đó thực chất là những yếu tố khởi đầu của chính sách
đa phương và đa dạng hóa quan hệ quốc tế mà Việt Nam có thể thực hiện được trong điều
kiện thực tiễn quan hệ chính trị thế giới lúc bấy giờ. Hồ Chí Minh hằng mong muốn thực 10 lOMoAR cPSD| 23022540
hiện một chính sách đa phương, đa dạng như vậy từ sau khi nước nhà giành được độc lập
năm 1945. Trong nhiều bài phát biểu, trả lời phỏng vấn sau khi nước Việt Nam giành được
độc lập cũng như trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh nhiều lần
khẳng định, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ trên thế giới; hợp tác với
mọi nước vui lòng hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt Nam… Trong Lời tuyên bố của
Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa cùng Chính phủ các nước trên thế giới, ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ
Chí Minh tuyên bố: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại
giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc
gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới”(6).
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Môi trường hòa bình thuận lợi cho phát
triển, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững. Quan hệ
đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Quan hệ với các nước láng giềng
và các nước trong ASEAN được củng cố. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược,
đối tác toàn diện với nhiều đối tác quan trọng; tích cực, chủ động tham gia các diễn đàn, tổ
chức khu vực và quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước. Đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà
nước và đối ngoại nhân dân được triển khai đồng bộ, hiệu quả, có bước phát triển mới.
Nhận thức đúng về xu thế của thời đại, về cục diện thế giới và khu vực, Đảng đã có định
hướng sáng suốt và Nhà nước đã có các chính sách đúng đắn và kịp thời trên cơ sở bảo đảm
lợi ích quốc gia – dân tộc. Nhiều chủ trương, giải pháp xử lý các vấn đề quốc gia – dân tộc
– quốc tế đã tạo được sự đồng thuận cao trong toàn Đảng, toàn dân và được dư luận quốc tế ủng hộ.
Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước
hiện nay vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế, khu vực diễn
biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh
chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn
nguy cơ xung đột, mất ổn định. Xu hướng dân chủ hóa đời sống chính trị quốc tế, các vấn
đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống,… đặt ra không ít vấn đề liên quan đến độc lập, tự
chủ của các nước, nhất là với những nước nhỏ, đang phát triển.
Trong bối cảnh đó, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc và vận dụng đúng đắn, sáng
tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ trong đối ngoại, hợp tác và phát triển.
Thứ nhất, giữ vững và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đặt lợi ích
quốc gia – dân tộc lên trên hết, trước hết.
Việc xác định lợi ích quốc gia – dân tộc và bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc của đường lối
đối ngoại, hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới được coi là yêu cầu hàng đầu và là kim chỉ
nam trong hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đồng thời là một trong những mục tiêu
then chốt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quán triệt
quan điểm độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính để quá trình mở rộng quan hệ đối
ngoại, đa dạng hóa, đa phương hóa mang lại hiệu quả cao, bền vững và không làm phương
hại đến chủ quyền quốc gia, bản sắc dân tộc, hội nhập mà không hòa tan, độc lập nhưng
không đóng cửa, biệt lập với hành trình phát triển của nhân loại. 11 lOMoAR cPSD| 23022540
Thứ hai, ra sức phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh, tạo
sức mạnh tổng hợp của quốc gia – dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái
chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”(10). Người đặc biệt nhấn
mạnh: Ta có mạnh thì họ mới chịu đếm xỉa đến. Thực lực của ta là sức mạnh tổng hợp mọi
mặt gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Theo đó, cần tăng
cường sức mạnh tổng hợp quốc gia. Nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia là yếu tố quyết
định thành công của quá trình hội nhập quốc tế. Đó là sức mạnh được tạo nên từ sự lãnh
đạo sáng suốt của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, của khối đoàn kết toàn dân tộc,
của văn hóa, con người Việt Nam; sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc
phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Thứ ba, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, gắn cách mạng Việt Nam
với cách mạng thế giới, coi đây là quy luật thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sức mạnh dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần,
truyền thống và hiện đại, là sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chính nghĩa dân tộc,
sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Yếu tố quyết định để phát huy sức mạnh dân tộc là giữ vững tinh thần độc lập,
tự chủ, tự lực, tự cường. Sức mạnh dân tộc Việt Nam được phát huy ở mức cao trong thời
đại Hồ Chí Minh đã đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thử thách hiểm nghèo.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát huy triệt để những thế mạnh
của chính mình, tận dụng mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các quan hệ quốc tế. Tham
gia vào những hình thức tập hợp lực lượng quốc tế có lợi vừa góp phần bảo đảm an ninh
quốc gia, vừa tranh thủ cao độ mọi nguồn lực từ bên ngoài để kết hợp và bổ sung cho nội
lực, phục vụ cho phát triển và bảo vệ đất nước. Trong quá trình ấy, cần nêu cao chính nghĩa,
tính phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, gắn kết sự nghiệp của đất nước với những
mục tiêu tiến bộ của nhân loại, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong
sáng. Để tận dụng được sức mạnh thời đại nhằm bổ sung, hỗ trợ cho các tiềm năng phát
triển ở trong nước, cần tranh thủ mọi hình thức tập hợp lực lượng và khai thác tính phụ
thuộc và sự ràng buộc lẫn nhau về lợi ích để thêm bạn, bớt thù, hạn chế sự chống phá và
làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực bên ngoài gây mất ổn định và làm suy yếu đất nước.
Tăng cường kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự giúp đỡ
của bạn bè quốc tế, cần nhìn nhận biện chứng trong sự đan xen và chuyển hóa lẫn nhau giữa
đối tác và đối tượng. Theo đó, trong mỗi đối tác có thể có những mâu thuẫn với lợi ích của
ta cần phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh; trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt đồng thuận
cần hợp tác; tranh thủ ngày càng tốt hơn sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế; đẩy mạnh hợp tác tạo thế đan xen lợi ích chiến lược giữa các nước, nhất là các nước lớn,
các đối tác chiến lược, các nước láng giềng và các nước trong khu vực; tránh xung đột, đối
đầu, tránh bị cô lập, lệ thuộc. 12 lOMoAR cPSD| 23022540
Thứ tư, tiếp tục đường lối ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác
nhiều mặt với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc của nhau, bình đẳng,
cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp đang tồn tại bằng biện pháp hòa bình.
Giữ vững độc lập, tự chủ không chỉ bao gồm việc khắc phục sự lệ thuộc, chống sự
áp đặt, lôi kéo, chi phối mà còn là nêu cao và phát huy tính chủ động trong việc tham gia
vào các công việc chung của cộng đồng khu vực và quốc tế. Theo đó, để giữ được độc lập,
tự chủ trong đối ngoại, hội nhập, chúng ta phải có tầm nhìn chiến lược, khả năng bao quát
và dự liệu cả cơ hội và nguy cơ, đồng thời luôn chủ động, tích cực tham gia các cơ chế hợp
tác quốc tế, đề xuất sáng kiến, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng thể chế và kiến
trúc điều tiết quan hệ quốc tế.
Thứ năm, giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà
nước trong quá trình hội nhập và phát triển.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các thế lực thù địch
tranh thủ mọi sơ hở của ta để chống phá, thì việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của Nhà nước càng cần được coi trọng. Đây là yếu tố bên trong quyết định sự thắng lợi
của cách mạng, sự phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để giữ vững sự lãnh
đạo của Đảng và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước trong hội nhập và phát triển
song song với kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc thì phải tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng
hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đồng thời ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; củng cố,
tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước./. PHẦN KẾT LUẬN
Sau nhiều năm đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, góp phần
quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, thúc đẩy công tác xóa đói giảm
nghèo. Bên cạnh những thành công đã đạt được thì vẫn còn có nhiều hạn chế cần khắc
phục. Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nước ta cần có những giải
pháp phù hợp, hợp lí để quá trình đó có thể diễn ra một cách hiệu quả nhất.
Thực tiễn trên thế giới, nhiều nước sau khi giành được độc lập đưa đất nước đi theo
con đường tư bản chủ nghĩa đang rơi vào tình trạng nghèo đói, khó khăn, chiến tranh, xung
đột sắc tộc, tôn giáo, phe phái. Sự nghèo đói, chậm phát triển làm cho quốc gia đó không
thể có độc lập thật sự. Nhiều nước trước đây là chủ nghĩa xã hội, trong công cuộc cải tổ,
cải cách đã mắc sai lầm cơ bản về đường lối cách mạng, thậm chí phản bội lại chủ nghĩa xã
hội, muốn đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa hay “xã hội dân chủ” với ảo
tưởng mong chờ vào sự giúp đỡ của thế giới tư bản nhưng hiện nay đang rơi vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội, về con đường phát triển của đất nước; nhiều
định hướng giá trị của xã hội bị đảo lộn; xung đột sắc tộc, tôn giáo, phe phái gia tăng; đời
sống của người lao động ngày càng khó khăn, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng 13 lOMoAR cPSD| 23022540
gia tăng; đặc biệt tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế, đời sống của người dân và
cách giải quyết của các nước làm cho vị thế của các nước đó trên trường quốc tế ngày càng
giảm sút; đồng thời, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, với
tất cả mặt tích cực và tiêu cực, bất trắc; mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn
nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
• Hồ Chí Minh với khát vọng Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. (2021, 06 05). Báo Nhân dân.
• PGS, T. T. (2021, 07 06). Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ trong đối ngoại, đoàn kết quốc
tế và việc vận dụng trong 琀 nh hình hiện nay. Quốc phòng- An ninh- Đối ngoại.
• Thiếu tướng, G. B. (2021, 04 13). Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quan điểm nhất
quán, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Trang thông 琀椀 n điện tử lý luận trung ương. 14