Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : ‘ Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì ’. Làm rõ Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay? | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : ‘ Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì ’. Làm rõ Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay? | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 45568214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~
BÀI TẬP LỚN MÔN TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Phân tích luận điểm:
“Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do
thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì.’
Sinh
viên thực hiện
:
Nguyễn Thanh Tùng
Mã sinh viên
: 11216699
Lớp học phn
:
Tư tưởng Hồ Chí Minh
05
Giảng viên hướng dẫn
:
TS. Nguyễn Hồng Sơn
HÀ NỘI, 2023
lOMoARcPSD| 45568214
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐU ....................................................................................................... 3
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ ....................................................................................... 3
II. QUỐC HIỆU “ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC .................................... 4
III. TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC . 6
IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC VỚI VIỆT NAM HIỆN
NAY ...................................................................................................................... 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 10
lOMoARcPSD| 45568214
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, đăng trên
Báo Cứu quốc, số ra ngày 17-10-1945, Chủ tch Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Nếu
nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì”. Câu nói này đã trở thành một tư tưởng quý báu cho Cách mạng
Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay
của Đảng nhà nước ta. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa độc lập dân tộc
gắn với con đường xây dựng ch nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
chúng ta hãy làm rõ luận điểm trên cũng như liên hệ với sự nghiệp Cách mạng
của nước ta hiện nay.
I. BỐI CẢNH LỊCH S
Cách mạng tháng Tám thành công đưa dân tộc ta thoát khỏi xiềng xích nô
lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp. Những đêm dài lầm than, tủi nhục đã khép lại,
mở ra con đường mới rạng ngời ánh hào quang, nhưng đây mới là bước khởi đầu
cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc chủ nghĩa hội. ngày
3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước,
trong đó nhiệm vụ hàng đầu chống giặc đói. Thật đau xót, năm 1945, hơn hai
triệu đồng bào ta chết đói vì chính sách hà khắc của chế độ thực dân. Không thể
để nạn đói lặp lại, không thể để thêm người dân nào chết đói, Người đề nghị Chính
phủ phát động chiến dịch tăng gia sản xuất và trong khi chờ ba, bốn tháng mới có
ngô, khoai để ăn thì phải mở ngay một cuộc lạc quyên, lấy gạo phát cho người
nghèo. Cùng với chống giặc đói a nạn chữ; Tổng tuyển cử; thực hiện cần,
kiệm, liêm, chính; xóa bỏ một số thuế; thực hiện tự do tín ngưỡng và lương giáo
đoàn kết,… Công việc nào cũng cần kiếp Chính phủ phải làm thật tốt để bảo
đảm cuộc sống mới hạnh phúc, tự do cho đồng bào.
Độc lập rồi đất ớc chưa trọn niềm vui, Chủ tịch HChí Minh luôn
đau đáu với những việc làm cấp bách mới đề ra. Ngày 28/9/1945, Người lại viết
bài Sẻ cơm nhường áo, tiếp tục kêu gọi đồng bào chính Người xin làm trước,
mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, mỗi bữa một để lấy gạo đó cứu dân nghèo. Ngày
4/10/1945, viết bài Chống nạn thất học, Người cho rằng 95% người Việt ta
chữ, như thế thì tiến bộ làm sao được u rõ: “Muốn giữ nền độc lập, muốn
làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người dân Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi
của mình, bổn phận của mình, phải kiến thức mới để có thể tham gia vào công
lOMoARcPSD| 45568214
4
cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” (Hồ
Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb Chính tr quốc gia, HN 1995, trang 36),vv.
Những việc Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nhằm hiện thực hóa “sự ham
muốn, ham muốn tột bậc, làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành” Người hằng nung nấu suốt hành trình tìm đường cứu nước. Và đó cũng
là mục tiêu Đảng ta bền bỉ phấn đấu từ khi nước nhà giành được độc lập với tâm
nguyện “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết
sức tránh” (SĐD, trang 56,57). Đó là cội nguồn làm n sức mạnh lòng dân, triệu
người như một, đánh thắng hai tên thực dân, đế quốc sừng sỏ, có tiềm lực kinh tế,
quốc phòng mạnh hơn ta hàng chc lần; rồi phá thế bao vây cấm vận của các thế
lực thù địch, tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, kiến thiết nước nhà.
Việt Nam, một dân tộc nhỏ nhưng đã kiên cường đứng vững qua hàng trăm
năm bị đô hộ, đã kinh qua hai cuộc chiến tranh ác liệt đầy hy sinh, gian khổ với
biết bao mồ hôi xương máu ai cũng thấm thía nỗi đau không sánh nổi khi
một người phải ngã xuống. Nhờ công cuộc đổi mới, đất nước ta mới có được cơ
đồ, tiềm lực, vị thế uy tín quốc tế như ngày nay. Đó công sức của toàn dân
dưới sự lãnh đạo, dìu dắt sáng suốt tài tình của Đảng nhân dân người
được hưởng cuộc sống hạnh phúc, ấm no do chính mình tạo dựng nên.
II. QUỐC HIỆU “ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
Tiêu ngữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" ghi dưới Quốc hiệu Việt Nam từ
1945 đến nay (từ Việt Nam dân chủ cộng hòa sang Cộng hòa hội chủ nghĩa
Việt Nam) vẫn không thay đổi nội dung hình thức trình bày; chỉ càng ngày
càng được nhận thức đầy đủ bản chất và ý nghĩa lịch sử thiêng liêng, trọng đại.
Hồ Chủ tịch gọi đó "ba chính sách" tại phiên bế mạc kỳ họp th2
Quốc hi khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (9-11-1946), Người phát biểu:
"Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền Dân
tộc. Chúng ta không mong hơn nhưng chúng ta không chịu kém". Tuy đề
cao "Tam dân chnghĩa" của Tôn Văn nhưng Chủ tịch HChí Minh không nói
đến "chủ nghĩa" chung chung Người viết cụ thể dân tộc độc lập, dân quyền tự
do, dân sinh hạnh phúc. Người đặc biệt luôn đặt hàng đầu hai chữ "Độc lập"
như điều kiện tiên quyết tối cần thiết để đảm bảo mọi tự do, hạnh phúc thực sự
cho bất cứ dân tc, dân quyền hay dân sinh nào.
lOMoARcPSD| 45568214
5
"Độc lập" giải phóng dân tộc khỏi ách lệ, tức phải "tỉnh ngộ lên,
đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực
đánh đuổi tụi áp bức mình đi"; nhưng "Trước hết phải đảng cách mệnh, để
trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức
và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như
người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa
làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lenin".
Nhưng "Độc lập" không tách biệt với "Tự do", "Hạnh phúc" phải gắn
liền một cách hữu biện chứng với nhau như những điều kiện mục tiêu
tối thượng.
"Tự do" "Hạnh phúc" kết quả của "Độc lập" nhưng phải độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bởi"Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu
nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự
do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và
mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc".
Nói "Tự do" và "Hạnh phúc" là nói đến người dân được hưởng đầy đủ đời
sống vật chất và tinh thần do Chính phủ chăm lo và bản thân mỗi con người biết
mưu cầu chính đáng. "Tự do" và "Hạnh phúc" bản nhất, tối thiểu nhất theo
cách nói của Hồ Chí Minh là "đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành"; người dân từ chỗ có ăn, có mặc, được học hành đến chỗ ăn ngon, mặc
đẹp, đời sống sung túc và cống hiến...
Như thế ta hiểu tại sao 6 ch"Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" cần gạch
nối 3 từ không thể ch biệt, như điều kiện mục đích của nhau vậy. Kể từ
năm 1945, đó là nhiệm vụ quyền lợi của "tất cả đồng bào Việt Nam, không
phân biệt gái trai, già trẻ, giàu nghèo, tôn giáo, chủng tộc, cùng nhau đoàn kết để
giữ vững nền đc lập và mưu cầu hạnh phúc tự do".
Tiêu c “Độc lập - Tdo - Hạnh phúc” đã dẫn dắt dân tộc ta đưa tới thắng
lợi, giành lại độc lập, thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc. Ngày nay, tiêu chí đó
vẫn tiếp tục thể hiện khát vọng của dân tộc ta với những mục tiêu bản lợi
ích dân tộc và con người.
Kiên định mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” cũng chính kiên trì
con đường ca cách mạng nước ta. Đó độc lập dân tộc phải gắn liền với xây
lOMoARcPSD| 45568214
6
dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa - để đem lại Tự do - Hạnh phúc thật sự
cho con người Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Kiên trì tiêu chí
đó để tạo ra nội lực ngoại lực với sự kết hợp đoàn kết toàn dân với đoàn kết
quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công cuộc bảo v
Tổ quốc xây dựng xã hội mới để giải phóng toàn diện đối với con người Việt
Nam.
Có thể nói, nêu cao tiêu chí “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” là nêu cao giá
trị tinh thần, văn minh, chân Việt, thực hiện những giá trị văn hóa Hồ C
Minh, là xác định hướng đi đúng đắn theo chỉ dẫn của Người trong sự nghiệp đổi
mới xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa hội của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai.
Nhìn vào tiêu chí đó, chúng ta thấy nhiệm vụ phải thực hiện hàng ngày, đó chính
là sự phục tùng và thực hành chân lý của mỗi người Việt Nam.
III. TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC
Vấn đề dân tộc trong tưởng Hồ Chí Minh, về thực chất, vấn đề dân
tộc thuộc địa trong thời đại cách mạng sản độc lập, tự do là quyền thiêng
liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. đó, sự kết hợp nhuần nhuyễn
lập trường dân tộc với lập trường giai cấp sản trong bản chất và tổng thể.
Nhưng trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc, lợi ích giai cấp thống nhất
với lợi ích dân tộc, nhiệm vụ giải phóng giai cấp gắn liền với nhiệm vụ giải phóng
dân tộc do vậy, lợi ích nhiệm vụ giải phóng giai cấp phải gắn liền với lợi
ích và nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Xét đến cùng và trong toàn cục thì cách đặt
vấn đnhư vậy về dân tộc cũng là giai cấp công nhân. Từ giác ngộ dân tộc đến
giác ngộ giai cấp vô sản là bước nhảy vọt căn bản về nhận thức mà Hồ Chí Minh
người đầu tiên thực hiện trong lịch sử tưởng Việt Nam. Nhờ giác ngộ giai
cấp Người hiểu sâu hơn vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,
đồng thời càng sâu sắc hơn trong giác ngộ dân tộc, xác định và kiên trì tưởng
phục vụ lợi ích giai cấp công nhân và dân tộc. Với Người, cách mạng giải phóng
dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, phải do Đảng
của giai cấp công nhân lãnh đạo, phải xây dựng được khối đoàn kết toàn dân trên
nền tảng của liên minh công nông, phải được tiến hành chủ động, sáng tạo phải
được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng.
lOMoARcPSD| 45568214
7
Lịch sử Việt Nam là lịch skhông ngừng đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tinh
thần yêu nước luôn đứng ở hàng đầu của bảng giá trị tinh thần truyền thống Việt
Nam. Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời độc lập của Tổ
quốc, tự do của nhân dân. Như Hồ Chí Minh từng nói: “ Cái mà tôi cần nhất trên
đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập.” Người đã sớm nhận
thức được đầy đủ quyền dân tộc, ý thức dân tộc chủ động, tích cực đấu tranh
giành lại quyền thiêng liêng đó: - Người đã khai thác, tiếp thu yếu tố tích cực của
Cách mạng tư sản thông qua nội dung của hai bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của
Mỹ Tuyên ngôn nhân quyền dân quyền 1791 của Cách mạng Pháp, tiếp
nhận những yếu tố có giá trị trong hai bản tuyên ngôn bất hủ ấy. Từ đó Người đã
khái quát nên những chân bất di bất dịch về quyền bản của các dân tộc trong
bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng quyền sống, quyền sung sướng quyền tự do… Đó
những lphải không ai chối cãi được”. - Xác định mục tiêu đấu tranh là đầu
tiên giành lại độc lập cho dân tộc: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp bọn
phong kiến;
Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập
- Khẳng định đc lập dân tộc là quyền thiêng bất khả xâm phạm: “NướcViệt
Nam quyền hưởng tự do độc lập, thực sự đã thành một nước tự do
độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem cả tinh thần lực lượng, tính mạng
của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.” - Quyết tâm chiến đấu hy sinh
để bảo vệ độc lập dân tộc ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trong thư gửi Liên
hợp quốc 1946, chtịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nhân dân chúng tôi thành
thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi n kiên quyết chiến đấu
đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc
và độc lập cho đất nước”.
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân: Nếu nước
độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chả có
ý nghĩa gì. Người đánh giá rất cao học thuyết “ Tam dân” của Tôn Trung Sơn về
độc lập tự do: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Dân chỉ biết
ý nghĩa của độc lập dân tộc khi dân được ăn no, mặc đủ. Bởi vậy khi đất
nước giành được độc lập từ tay đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi chính phủ
cách mạng phải quan tâm đến đời sống thiết thực của nhân dân, làm cho dân
ăn mặc, có chỗ ở, được học hành. Người cho rằng phải thực hiện thành công
4 điều đó để dân ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức cho tự do độc lập.
- Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự , hoàn toàn và triệt để: Hồ Chí
Minh khẳng định, nhân dân Việt Nam quyết đấu tranh cho độc lập dân tộc chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ. Theo Người, một dân tộc độc lập thật sự tức các
lOMoARcPSD| 45568214
8
quyền dân tộc bản phải được đảm bảo, dân tộc đó quyền tự quyết trên tất
cả các lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Nói tóm lại, Việt Nam là nước độc lập phải
thực sự trên nguyên tắc nước Việt Nam là của người Việt Nam.
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ: độc lập
dân tộc và thống nhất đất nước là chân lý, quy luật tồn tại và phát triển đất nước.
Người khẳng định: Nước Việt Nam một, dân tộc Việt Nam một”. thể
khẳng định tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc là tư tưởng
xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh
IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỘC LẬPTỰ DO – HẠNH PHÚC
VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của Nhà nước ta, là mục
đích đi tới, nhưng ở những điều kiện lịch sử cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại
biểu thị thành các mục tiêu chiến lược sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ ở từng giai
đoạn lịch sử nhất định của cách mạng nước ta.
Khẩu hiệu chiến lược đó đáp ứng nguyện vọng ca toàn dân ta và tạo ra
tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đồng thời cũng là chất liệu tinh
thần đoàn kết dân tộc Việt Nam kiên cường tiến hành cuc trường kỳ kháng
chiến, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh để tạo nên kỳ tích Chiến thắng Điện
Biên Phủ. Hiệp định Genève đã công nhận và cam kết tôn trọng độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Có thể nói, trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử, Ðộc lập - Tự do - Hạnh
phúc đã không chỉ là khát vọng mà cònhệ giá trị vô giá và trở thành trở thành
lẽ sống, lý tưởng phấn đấu, hy sinh mà Ch tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân
dân kiên định thực hiện. Chính lý tưởng ấy, lẽ sống ấy và niềm tin được sống
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc trong một nước Việt Nam hòa bình, độc lập
thống nhất đã trở thành động lực để nhân dân ta nguyện một lòng đi theo Ðảng,
làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, của hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước và tiếp tc trong hành trình đi lên chủ
nghĩa xã hội, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Sau thắng lợi của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, nước nhà hòa
bình, độc lập thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa hội, nhân dân cả nước lại
tiếp tục đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng vượt qua khó khăn
về mọi mặt sau những năm dài chiến tranh, tiến hành khôi phục phát triển kinh
lOMoARcPSD| 45568214
9
tế, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Chiến tranh đã lùi xa, song
để Độc lập - Tự do - Hạnh phúc trọn vẹn, mỗi người dân Việt Nam lại càng
nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong thực thi nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong
hòa bình, mỗi người dân trên đất nước Việt Nam đều cảm nhận được sâu sắc hơn
giá trị của độc lập, tự do, của niềm vui được sống trong Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc, để ngày mỗi ngày đều được đóng góp công sức, trách nhiệm một nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Hơn 90 năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, 75 năm sau ngày Chủ
tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập, sáng lập nước Việt Nam Dân ch
Cộng hòa 35 năm kiên tthực hiện đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng,
những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, hội, an ninh, quốc
phòng,v.v.. đã góp phần tạo dựng một diện mạo mới của Việt Nam, một vị thế
mới của Việt Nam trên trường quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, văn hóa, hội
nhiều tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải
thiện đáng kể, bộ mặt của đất nước cuộc sống của người dân những thay
đổi. Trên hành trình đó, Đảng Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để
mỗi người n được thụ hưởng đầy đủ c quyền bản của con người, quyền
công dân, quyền dân chủ của nhân dân; đồng thời coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết giữa các
quốc gia, trong đó, có việc thực hiện tốt các cam kết quốc tế về quyền con người
Việt Nam là thành viên.
Chủ trương, đường lối của Đảng, chiến lược, chương trình, dự án phát triển
kinh tế - xã hội của Chính phủ đều được xây dựng trên sở lấy người dân làm
trung tâm, hướng về người dân và phục vụ người dân đã mang lại những kết quả
tích cực trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
đến quyền dân sự, chính trị, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương… Những đóng
góp nỗ lực đầy trách nhiệm của một dân tộc yêu chuộng độc lập, tự do, hòa
bình và công lý trên nhiều lĩnh vực, không chỉ trong khu vực mà còn trong cộng
đồng quốc tế theo quan điểm "bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên
cở sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng cùng có lợi, thực
hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác phát
triển… bạn, là đối tác tin cậy thành viên trách nhiệm của cộng đồng quốc
tế.
Đến với đất nước và con người Việt Nam - đến với đất nước đã lọt vào tốp
10 “Quốc gia đáng sống” trên thế giới, được cảm nhận giá trị của Độc lập Tự do
lOMoARcPSD| 45568214
10
- Hạnh phúc; tìm hiểu về hành trình đấu tranh cho các giá trị làm người cao cả đó
và qtrình hiện thực hóa các quyền con người đó tại Việt Nam, bạn bè quốc tế
từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, từ các nước xã hội chủ nghĩa hay tư bản, "có
người theo đạo Hồi, có người theo đạo Phật, đạo Tin lành, đạo Thiên chúa, trước
chúng tôi không hiểu nhau, qua hai ngày hội thảo, chúng tôi thể ngồi lại nói
chuyện vui vẻ với nhau, chúng tôi cái chung tưởng Hồ Chí Minh:
“Muốn cho nhân loại được tự do, hạnh phúc”. Đó chính là minh chứng vừa giản
dị vừa sinh động nhất cho khát vọng, tinh thần, ý chí quyết tâm của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam cho/vì Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc trong hơn 90 năm qua!
Độc lập, tự do, hạnh phúc là khát vọng cháy bỏng, đồng thời cũng quyền
của mỗi con người, của mỗi dân tộc. Trong dòng chảy lịch sử nhân loại và xuyên
suốt hàng ngàn năm dựng xây gắn liền với bảo vệ giang sơn gấm vóc Việt Nam,
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc luôn là khát vọng, nỗ lực phấn đấu, hy sinh của
biết bao thế hệ. Với Việt Nam, 75 năm qua từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945
đến nay, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc luôn xuất hiện cùng quốc hiệu Việt Nam,
khẳng định giá trị lớn lao và ý nghĩa trường tồn của 6 chữ quý báu này; và Hạnh
phúc hiện đang được coi là một điểm nhấn trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội
XIII của Đảng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí Tuyên giáo - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc: Từ khát vọng đến hiện
thực
Trang Thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương - Độc lập rồi,
dân phải được tự do, hạnh phúc
Báo Tuổi trẻ - Thêm nhận thức về 6 chữ ‘Độc lập - Tự do - Hạnh phúc’
trong Quốc hiệu Việt Nam
Báo Đầu - “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” - giá trị cốt lõi của văn hóa
Hồ Chí Minh
| 1/10

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45568214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ~~~~~~*~~~~~~
BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Phân tích luận điểm:
“Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do
thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì.’’
Làm rõ ý nghĩa của luận điểm với Việt Nam hiện nay.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Tùng Mã sinh viên : 11216699
Lớp học phần
: Tư tưởng Hồ Chí Minh 05
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hồng Sơn HÀ NỘI, 2023 lOMoAR cPSD| 45568214 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ ....................................................................................... 3
II. QUỐC HIỆU “ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC .................................... 4
III. TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC . 6
IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC VỚI VIỆT NAM HIỆN
NAY ...................................................................................................................... 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 10 2 lOMoAR cPSD| 45568214 LỜI MỞ ĐẦU
Trong “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, đăng trên
Báo Cứu quốc, số ra ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Nếu
nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì”. Câu nói này đã trở thành một tư tưởng quý báu cho Cách mạng
Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay
của Đảng nhà nước ta. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa độc lập dân tộc
gắn với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
chúng ta hãy làm rõ luận điểm trên cũng như liên hệ với sự nghiệp Cách mạng của nước ta hiện nay. I.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Cách mạng tháng Tám thành công đưa dân tộc ta thoát khỏi xiềng xích nô
lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp. Những đêm dài lầm than, tủi nhục đã khép lại,
mở ra con đường mới rạng ngời ánh hào quang, nhưng đây mới là bước khởi đầu
cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. ngày
3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước,
trong đó nhiệm vụ hàng đầu là chống giặc đói. Thật đau xót, năm 1945, hơn hai
triệu đồng bào ta chết đói vì chính sách hà khắc của chế độ thực dân. Không thể
để nạn đói lặp lại, không thể để thêm người dân nào chết đói, Người đề nghị Chính
phủ phát động chiến dịch tăng gia sản xuất và trong khi chờ ba, bốn tháng mới có
ngô, khoai để ăn thì phải mở ngay một cuộc lạc quyên, lấy gạo phát cho người
nghèo. Cùng với chống giặc đói là xóa nạn mù chữ; Tổng tuyển cử; thực hiện cần,
kiệm, liêm, chính; xóa bỏ một số thuế; thực hiện tự do tín ngưỡng và lương giáo
đoàn kết,… Công việc nào cũng cần kiếp và Chính phủ phải làm thật tốt để bảo
đảm cuộc sống mới hạnh phúc, tự do cho đồng bào.
Độc lập rồi mà đất nước chưa trọn niềm vui, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
đau đáu với những việc làm cấp bách mới đề ra. Ngày 28/9/1945, Người lại viết
bài Sẻ cơm nhường áo, tiếp tục kêu gọi đồng bào và chính Người xin làm trước,
mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, mỗi bữa một bơ để lấy gạo đó cứu dân nghèo. Ngày
4/10/1945, viết bài Chống nạn thất học, Người cho rằng 95% người Việt ta mù
chữ, như thế thì tiến bộ làm sao được và nêu rõ: “Muốn giữ nền độc lập, muốn
làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người dân Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi
của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công 3 lOMoAR cPSD| 45568214
cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” (Hồ
Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, HN 1995, trang 36),vv.
Những việc Chủ tịch Hồ Chí Minh làm là nhằm hiện thực hóa “sự ham
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành” mà Người hằng nung nấu suốt hành trình tìm đường cứu nước. Và đó cũng
là mục tiêu Đảng ta bền bỉ phấn đấu từ khi nước nhà giành được độc lập với tâm
nguyện “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết
sức tránh” (SĐD, trang 56,57). Đó là cội nguồn làm nên sức mạnh lòng dân, triệu
người như một, đánh thắng hai tên thực dân, đế quốc sừng sỏ, có tiềm lực kinh tế,
quốc phòng mạnh hơn ta hàng chục lần; rồi phá thế bao vây cấm vận của các thế
lực thù địch, tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, kiến thiết nước nhà.
Việt Nam, một dân tộc dù nhỏ bé nhưng đã kiên cường đứng vững qua hàng trăm
năm bị đô hộ, đã kinh qua hai cuộc chiến tranh ác liệt đầy hy sinh, gian khổ với
biết bao mồ hôi xương máu và ai cũng thấm thía nỗi đau không gì sánh nổi khi
một người phải ngã xuống. Nhờ công cuộc đổi mới, đất nước ta mới có được cơ
đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đó là công sức của toàn dân
dưới sự lãnh đạo, dìu dắt sáng suốt và tài tình của Đảng và nhân dân là người
được hưởng cuộc sống hạnh phúc, ấm no do chính mình tạo dựng nên. II.
QUỐC HIỆU “ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
Tiêu ngữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" ghi dưới Quốc hiệu Việt Nam từ
1945 đến nay (từ Việt Nam dân chủ cộng hòa sang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam) vẫn không thay đổi nội dung và hình thức trình bày; chỉ càng ngày
càng được nhận thức đầy đủ bản chất và ý nghĩa lịch sử thiêng liêng, trọng đại.
Hồ Chủ tịch gọi đó là "ba chính sách" và tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 2
Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (9-11-1946), Người phát biểu:
"Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân
tộc. Chúng ta không mong gì hơn nhưng chúng ta không chịu gì kém". Tuy đề
cao "Tam dân chủ nghĩa" của Tôn Văn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không nói
đến "chủ nghĩa" chung chung mà Người viết cụ thể dân tộc độc lập, dân quyền tự
do, dân sinh hạnh phúc. Người đặc biệt luôn đặt ở hàng đầu hai chữ "Độc lập"
như điều kiện tiên quyết tối cần thiết để đảm bảo mọi tự do, hạnh phúc thực sự có
cho bất cứ dân tộc, dân quyền hay dân sinh nào. 4 lOMoAR cPSD| 45568214
"Độc lập" là giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, tức là phải "tỉnh ngộ lên,
đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực
đánh đuổi tụi áp bức mình đi"; nhưng "Trước hết phải có đảng cách mệnh, để
trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức
và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như
người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa
làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lenin".
Nhưng "Độc lập" không tách biệt với "Tự do", "Hạnh phúc" mà phải gắn
liền một cách hữu cơ và biện chứng với nhau như những điều kiện và mục tiêu tối thượng.
"Tự do" và "Hạnh phúc" là kết quả của "Độc lập" nhưng phải là độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bởi vì "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu
nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự
do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì
mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc".
Nói "Tự do" và "Hạnh phúc" là nói đến người dân được hưởng đầy đủ đời
sống vật chất và tinh thần do Chính phủ chăm lo và bản thân mỗi con người biết
mưu cầu chính đáng. "Tự do" và "Hạnh phúc" cơ bản nhất, tối thiểu nhất theo
cách nói của Hồ Chí Minh là "đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành"; người dân từ chỗ có ăn, có mặc, được học hành đến chỗ ăn ngon, mặc
đẹp, đời sống sung túc và cống hiến...
Như thế ta hiểu tại sao 6 chữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" cần có gạch
nối 3 từ không thể tách biệt, như là điều kiện và mục đích của nhau vậy. Kể từ
năm 1945, đó là nhiệm vụ và quyền lợi của "tất cả đồng bào Việt Nam, không
phân biệt gái trai, già trẻ, giàu nghèo, tôn giáo, chủng tộc, cùng nhau đoàn kết để
giữ vững nền độc lập và mưu cầu hạnh phúc tự do".
Tiêu chí “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” đã dẫn dắt dân tộc ta đưa tới thắng
lợi, giành lại độc lập, thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc. Ngày nay, tiêu chí đó
vẫn tiếp tục thể hiện khát vọng của dân tộc ta với những mục tiêu cơ bản là lợi
ích dân tộc và con người.
Kiên định mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” cũng chính là kiên trì
con đường của cách mạng nước ta. Đó là độc lập dân tộc phải gắn liền với xây 5 lOMoAR cPSD| 45568214
dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa - để đem lại Tự do - Hạnh phúc thật sự
cho con người Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Kiên trì tiêu chí
đó để tạo ra nội lực và ngoại lực với sự kết hợp đoàn kết toàn dân với đoàn kết
quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công cuộc bảo vệ
Tổ quốc và xây dựng xã hội mới để giải phóng toàn diện đối với con người Việt Nam.
Có thể nói, nêu cao tiêu chí “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” là nêu cao giá
trị tinh thần, văn minh, chân lý Việt, là thực hiện những giá trị văn hóa Hồ Chí
Minh, là xác định hướng đi đúng đắn theo chỉ dẫn của Người trong sự nghiệp đổi
mới xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai.
Nhìn vào tiêu chí đó, chúng ta thấy nhiệm vụ phải thực hiện hàng ngày, đó chính
là sự phục tùng và thực hành chân lý của mỗi người Việt Nam.
III. TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, về thực chất, là vấn đề dân
tộc thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản và độc lập, tự do là quyền thiêng
liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Ở đó, có sự kết hợp nhuần nhuyễn
lập trường dân tộc với lập trường giai cấp vô sản trong bản chất và tổng thể.
Nhưng trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc, lợi ích giai cấp thống nhất
với lợi ích dân tộc, nhiệm vụ giải phóng giai cấp gắn liền với nhiệm vụ giải phóng
dân tộc và do vậy, lợi ích và nhiệm vụ giải phóng giai cấp phải gắn liền với lợi
ích và nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Xét đến cùng và trong toàn cục thì cách đặt
vấn đề như vậy về dân tộc cũng là vì giai cấp công nhân. Từ giác ngộ dân tộc đến
giác ngộ giai cấp vô sản là bước nhảy vọt căn bản về nhận thức mà Hồ Chí Minh
là người đầu tiên thực hiện trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhờ giác ngộ giai
cấp mà Người hiểu sâu hơn vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,
đồng thời càng sâu sắc hơn trong giác ngộ dân tộc, xác định và kiên trì lý tưởng
phục vụ lợi ích giai cấp công nhân và dân tộc. Với Người, cách mạng giải phóng
dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, phải do Đảng
của giai cấp công nhân lãnh đạo, phải xây dựng được khối đoàn kết toàn dân trên
nền tảng của liên minh công nông, phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và phải
được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng. 6 lOMoAR cPSD| 45568214
Lịch sử Việt Nam là lịch sử không ngừng đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tinh
thần yêu nước luôn đứng ở hàng đầu của bảng giá trị tinh thần truyền thống Việt
Nam. Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ
quốc, tự do của nhân dân. Như Hồ Chí Minh từng nói: “ Cái mà tôi cần nhất trên
đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập.” Người đã sớm nhận
thức được đầy đủ quyền dân tộc, ý thức dân tộc và chủ động, tích cực đấu tranh
giành lại quyền thiêng liêng đó: - Người đã khai thác, tiếp thu yếu tố tích cực của
Cách mạng tư sản thông qua nội dung của hai bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của
Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của Cách mạng Pháp, tiếp
nhận những yếu tố có giá trị trong hai bản tuyên ngôn bất hủ ấy. Từ đó Người đã
khái quát nên những chân lý bất di bất dịch về quyền cơ bản của các dân tộc trong
bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Đó
là những lẽ phải không ai chối cãi được”. - Xác định rõ mục tiêu đấu tranh là đầu
tiên là giành lại độc lập cho dân tộc: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến;
Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập -
Khẳng định độc lập dân tộc là quyền thiêng bất khả xâm phạm: “NướcViệt
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thực sự đã thành một nước tự do và
độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” - Quyết tâm chiến đấu hy sinh
để bảo vệ độc lập dân tộc ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trong thư gửi Liên
hợp quốc 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ Nhân dân chúng tôi thành
thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũn kiên quyết chiến đấu
đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc
và độc lập cho đất nước”. -
Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân: Nếu nước
độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chả có
ý nghĩa gì. Người đánh giá rất cao học thuyết “ Tam dân” của Tôn Trung Sơn về
độc lập tự do: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Dân chỉ biết
rõ ý nghĩa của độc lập dân tộc khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Bởi vậy khi đất
nước giành được độc lập từ tay đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi chính phủ
cách mạng phải quan tâm đến đời sống thiết thực của nhân dân, làm cho dân có
ăn có mặc, có chỗ ở, được học hành. Người cho rằng phải thực hiện thành công
4 điều đó để dân ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức cho tự do độc lập. -
Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự , hoàn toàn và triệt để: Hồ Chí
Minh khẳng định, nhân dân Việt Nam quyết đấu tranh cho độc lập dân tộc – chủ
quyền – toàn vẹn lãnh thổ. Theo Người, một dân tộc độc lập thật sự tức là các 7 lOMoAR cPSD| 45568214
quyền dân tộc cơ bản phải được đảm bảo, dân tộc đó có quyền tự quyết trên tất
cả các lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Nói tóm lại, Việt Nam là nước độc lập phải
thực sự trên nguyên tắc nước Việt Nam là của người Việt Nam. -
Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ: độc lập
dân tộc và thống nhất đất nước là chân lý, quy luật tồn tại và phát triển đất nước.
Người khẳng định: “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Có thể
khẳng định tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc là tư tưởng
xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của Nhà nước ta, là mục
đích đi tới, nhưng ở những điều kiện lịch sử cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại
biểu thị thành các mục tiêu chiến lược sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ ở từng giai
đoạn lịch sử nhất định của cách mạng nước ta.
Khẩu hiệu chiến lược đó đáp ứng nguyện vọng của toàn dân ta và tạo ra
tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đồng thời cũng là chất liệu tinh
thần đoàn kết dân tộc Việt Nam kiên cường tiến hành cuộc trường kỳ kháng
chiến, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh để tạo nên kỳ tích Chiến thắng Điện
Biên Phủ. Hiệp định Genève đã công nhận và cam kết tôn trọng độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Có thể nói, trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử, Ðộc lập - Tự do - Hạnh
phúc đã không chỉ là khát vọng mà còn là hệ giá trị vô giá và trở thành trở thành
lẽ sống, lý tưởng phấn đấu, hy sinh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân
dân kiên định thực hiện. Chính lý tưởng ấy, lẽ sống ấy và niềm tin được sống
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc trong một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và
thống nhất đã trở thành động lực để nhân dân ta nguyện một lòng đi theo Ðảng,
làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, của hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước và tiếp tục trong hành trình đi lên chủ
nghĩa xã hội, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Sau thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, nước nhà hòa
bình, độc lập và thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân cả nước lại
tiếp tục đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng vượt qua khó khăn
về mọi mặt sau những năm dài chiến tranh, tiến hành khôi phục và phát triển kinh 8 lOMoAR cPSD| 45568214
tế, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Chiến tranh đã lùi xa, song
để có Độc lập - Tự do - Hạnh phúc trọn vẹn, mỗi người dân Việt Nam lại càng
nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong thực thi nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong
hòa bình, mỗi người dân trên đất nước Việt Nam đều cảm nhận được sâu sắc hơn
giá trị của độc lập, tự do, của niềm vui được sống trong Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc, để ngày mỗi ngày đều được đóng góp công sức, trách nhiệm vì một nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Hơn 90 năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, 75 năm sau ngày Chủ
tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập, sáng lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và 35 năm kiên trì thực hiện đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng,
những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng,v.v.. đã góp phần tạo dựng một diện mạo mới của Việt Nam, một vị thế
mới của Việt Nam trên trường quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, văn hóa, xã hội
có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải
thiện đáng kể, bộ mặt của đất nước và cuộc sống của người dân có những thay
đổi. Trên hành trình đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để
mỗi người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của con người, quyền
công dân, quyền dân chủ của nhân dân; đồng thời coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết giữa các
quốc gia, trong đó, có việc thực hiện tốt các cam kết quốc tế về quyền con người
mà Việt Nam là thành viên.
Chủ trương, đường lối của Đảng, chiến lược, chương trình, dự án phát triển
kinh tế - xã hội của Chính phủ đều được xây dựng trên cơ sở lấy người dân làm
trung tâm, hướng về người dân và phục vụ người dân đã mang lại những kết quả
tích cực trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
đến quyền dân sự, chính trị, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương… Những đóng
góp và nỗ lực đầy trách nhiệm của một dân tộc yêu chuộng độc lập, tự do, hòa
bình và công lý trên nhiều lĩnh vực, không chỉ trong khu vực mà còn trong cộng
đồng quốc tế theo quan điểm "bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên
cở sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực
hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát
triển… là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Đến với đất nước và con người Việt Nam - đến với đất nước đã lọt vào tốp
10 “Quốc gia đáng sống” trên thế giới, được cảm nhận giá trị của Độc lập Tự do 9 lOMoAR cPSD| 45568214
- Hạnh phúc; tìm hiểu về hành trình đấu tranh cho các giá trị làm người cao cả đó
và quá trình hiện thực hóa các quyền con người đó tại Việt Nam, bạn bè quốc tế
từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, từ các nước xã hội chủ nghĩa hay tư bản, "có
người theo đạo Hồi, có người theo đạo Phật, đạo Tin lành, đạo Thiên chúa, trước
chúng tôi không hiểu nhau, qua hai ngày hội thảo, chúng tôi có thể ngồi lại nói
chuyện vui vẻ với nhau, vì chúng tôi có cái chung là lý tưởng Hồ Chí Minh:
“Muốn cho nhân loại được tự do, hạnh phúc”. Đó chính là minh chứng vừa giản
dị vừa sinh động nhất cho khát vọng, tinh thần, ý chí và quyết tâm của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam cho/vì Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc trong hơn 90 năm qua!
Độc lập, tự do, hạnh phúc là khát vọng cháy bỏng, đồng thời cũng là quyền
của mỗi con người, của mỗi dân tộc. Trong dòng chảy lịch sử nhân loại và xuyên
suốt hàng ngàn năm dựng xây gắn liền với bảo vệ giang sơn gấm vóc Việt Nam,
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc luôn là khát vọng, là nỗ lực phấn đấu, hy sinh của
biết bao thế hệ. Với Việt Nam, 75 năm qua từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945
đến nay, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc luôn xuất hiện cùng quốc hiệu Việt Nam,
khẳng định giá trị lớn lao và ý nghĩa trường tồn của 6 chữ quý báu này; và Hạnh
phúc hiện đang được coi là một điểm nhấn trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Tạp chí Tuyên giáo - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc: Từ khát vọng đến hiện thực
• Trang Thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương - Độc lập rồi,
dân phải được tự do, hạnh phúc
• Báo Tuổi trẻ - Thêm nhận thức về 6 chữ ‘Độc lập - Tự do - Hạnh phúc’
trong Quốc hiệu Việt Nam
• Báo Đầu tư - “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” - giá trị cốt lõi của văn hóa Hồ Chí Minh 10