Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì.” Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì.” Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----- ----- TIỂU LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh: “Nước độc
lập mà người dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì.” Làm rõ ý nghĩa của luận
điểm đối với Việt Nam hiện nay.
Họ và tên: Nguyễn Hồng Nhung MSV: 11214626
Lớp: Quản trị kinh doanh quốc tế CLC 63B
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hồng Sơn lOMoAR cPSD| 45469857
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2022 lOMoAR cPSD| 45469857 MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................3
II. QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VÀ LENIN VỀ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC.....................................................................................4
1. Quan điểm của C.Mác..............................................................4
2. Quan điểm của Lenin...............................................................4
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................5
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc.......5
2. Quan điểm của Bác về vấn đề giải phóng con người..............6
IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÂU NÓI CỦA BÁC ĐỐI
VỚI VIỆT NAM..........................................................................9
1. Thực tiễn đất nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945.........................................................................................9
2. Thực tiễn Việt Nam trong những năm gần đây....................11
3. Trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam để duy trì nền độc
lập, tự do, hạnh phúc dân tộc.....................................................14
V. KẾT LUẬN...........................................................................14
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................16 lOMoAR cPSD| 45469857 I. LỜI MỞ ĐẦU
Thế hệ trẻ chúng ta ngày nay thật may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong
thời đại hòa bình, tại đất nước không có tiếng bom đạn, súng nổ, được hưởng
những điều kiện sống và học tập đầy đủ. Những điều đó chắc chắn sẽ không xảy ra
nếu không có sự hi sinh, ngã xuống của các chiến sĩ, anh hùng và một phần công
lao cũng thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đã dành cả cuộc đời để dìu dắt
dân tộc ta, chèo chống con thuyền đấu tranh giúp nhân dân ta tìm được tự do, tìm
được độc lập. Trước khi lãnh đạo nhân dân trong các cuộc đấu tranh thì Hồ Chí
Minh đã ra đi tìm đường cứu nước khi chỉ mới tròn 21 tuổi, chàng thanh niên mang
trong mình lòng nhiệt huyết và truyền thống yêu nước của dân tộc, tiếp thu, kế thừa
và phát huy sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin “Cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng” cũng như bài học lấy “Dân làm gốc” của dân tộc, sức
mạnh của nhân dân là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng một cách đặc
biệt. Khi còn sinh thời, Người khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng
Nhân dân”, và “Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân
dân”, “Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân”. Thế nhưng
đối với một đất nước thì liệu độc lập đã là đủ hay đó có phải là đích đến duy nhất
và cuối cùng mà Việt Nam ta muốn hướng đến, đặt lên hàng đầu. Bác Hồ cho rằng
thứ được thể hiện rõ ở giá trị độc lập nằm trên thước đo về tự do, hạnh phúc, chính
bởi vậy, chúng ta cần phải tìm cách để người dân có cái ăn cái mặc, có nơi cư trú
và được học hành một cách đàng hoàng. Và quan điểm của Hồ Chí Minh đó là
“Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Em xin được phân tích luận điểm trên dựa trên tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và thực tiễn Việt Nam hiện nay để có thể thấy rõ được quan điểm của Người
về độc lập dân tộc. Trong bài chắc sẽ không tránh khỏi nhưng sai sót do em mới
tìm hiểu. Em mong thầy có thể bỏ qua và giúp đỡ em hoàn thiện hơn bài tiểu luận
của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy!
II. QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VÀ LENIN VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC lOMoAR cPSD| 45469857
1. Quan điểm của C.Mác
Để giải phóng giai cấp, con người và xã hội thì học thuyết về cách mạng, khoa
học và nhân đạo đã được xây dựng bởi C.Mác. Ở giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa
cộng sản đã xuất hiện chủ nghĩa xã hội. Dân tộc và giai cấp được giải phóng sau đó
tiến tới giải phóng con người một cách triệt để nhất là mục tiêu lớn nhất được đề ra
lúc đó. Chủ nghĩa xã hôi đã từng bước từng bước trên con đường hiện thực hóa qua
thực tiễn trong sự nghiệp giải phóng con người khỏi những áp bức, bóc lột giữa
con người với nhau của tầng lớp cao hơn với tầng lớp thấp hơn để từ đó chạm tới
mục tiêu quan trọng nhất: “biến con người từ vương quốc tất yếu sang vương quốc
tự do” và từ bên trong vương quốc ấy hình thành nên một liên hiệp “sự phát triển
tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.
Trong số những cách có thể giải phóng con người một cách triệt để thì không thể
không kể đến giải phóng áp bức về kinh tế. Những cuộc đấu tranh trước đấy đa
phần mang tính chất chính trị với mục đích là đặt dấu chấm hết bằng việc lật đổ
chế độ thống trị của giai cấp đấy và rồi một giai cấp khác lại được sinh ra. Chính
bởi vì vậy mà giai cấp bị trị cứ vĩnh viễn bị trói buộc trong vòng xiềng xích nô lệ
chứ chưa thể tiến tới độc lập, tự do. Nhưng hơn cả, đối với tư liệu sản xuất thì vị trí
của người lao động cần thay đổi là việc cần thiết trước mắt hơn cả và rõ ràng là
việc thay đổi chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản thành chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
thành chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những phương thức thích hợp. Để cải
thiện hơn đời sống của nhân dân thì Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã phát triển lực
lượng sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Tóm gọn thì điều mà C.Mác hướng
đến là xây dựng một xã hội bình đẳng về tư liệu sản xuất, nơi mà con người được giải phóng.
2. Quan điểm của Lênin
Nếu tìm hiểu kĩ thì ta có thể nhận thấy rằng khác so với C.Mác là tiếp cận với
góc độ lí luận thì Lênin tiếp cận từ thực tiễn. Những minh chứng thể hiện rõ nhất
những điều trên đó là những chính sách kinh tế cũng với Cách mạng Tháng Mười
Nga được Lênin trình bày thông qua chính sách cộng sản thời chiến cho tới chính
sách kinh tế mới. Việc Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã đánh dấu cột
mốc sự ra đời của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mới và đầu tiên ở Liên Xô
và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời gồm nhiều nước và đạt nhiều thành tựu
to lớn sau chiến tranh thế giới thứ hai.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ lOMoAR cPSD| 45469857
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Trong sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh thì độc lập dân tộc là tư tưởng
chủ đạo chi phối tất cả. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa, Người đã đanh thép khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên
thế giới đều sinhra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng
và quyền tự do…Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
Thời điểm mà Hồ Chí Minh bước lên vũ đài chính trị là khi đất nước đang chịu
sự đô hộ của bọn thực dân và sự hèn nhát của triều đình phong kiến đã khiến nước
ta ra nông nỗi như vậy, Bác đã tận mắt chứng kiến sự dã man, tàn bạo mà bọn chủ
nghĩa đế quốc làm đối với nhân dân ta và Người cũng vô cùng ngưỡng mộ và
khâm phục tinh thần yêu nước chống Pháp để giành lại độc lập cho đất nước của
các nhà cách mạng yêu nước đương thời như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...
Hoàn cảnh đất nước lúc ấy đã hình thành trong Người khao khát giải phóng dân
tộc, thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước vào tháng 6 năm 1911.
Vấn đề của dân tộc chính là vấn đề của đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc
địa, nhằm xóa bỏ sự thống trị của các nước khác để giành được độc lập dân tộc,
thoát khỏi sự đô hộ, thoát khỏi cảnh bị áp bức để thành lập Nhà nước dân tộc độc
lập. Trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước, những nơi Người đặt chân tới đều
chứng kiến thấy cảnh áp bức, bóc lột và bất công do chủ nghĩa đế quốc gây ra. Từ
những hình ảnh ấy, Hồ Chí Minh đã đi tới một kết luận quan trọng: “Thế giới dù vô
cùng bao la nhân loại dù vô cùng đông đảo, suy đến cùng chỉ có hai giống người:
đi bóc lột và bị bóc lột”. Cho tới khi đọc được luận cương của Lenin về vấn đề dân
tộc và thuộc địa thì nhận thức của Hồ Chí Minh về những vấn đề ấy như được nâng
lên một tầm cao mới và xác định trên cơ sở khoa học. Vào năm 1919, vận dụng
quy tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng được các nước đồng minh thắng trận thừa
nhận, Bác đã thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước tại Pháp đã gửi bản
Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị ở Vecxay (Pháp) với hai nội dung
chính là đòi quyền tự do, dân chủ và đòi quyền bình đẳng về mặt pháp lý. Trong
cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo đã vạch rõ
nhiệm vụ đầu tiên của cách mạng Việt Nam là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa thực
dân Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Đến
năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, khi chủ trì Hội nghị Trung ương VIII của Đảng,
Người đã chỉ rõ:“Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”.
Trong bài Mười chính sách của Việt Minh, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định
mục tiêu đầu tiên của cách mang là “Cờ treo độc lập, nên xây bình quyền”. Câu nói lOMoAR cPSD| 45469857
bất hủ của Hồ Chí Minh thể hiện ý chí đấu tranh cho độc lập dân tộc vẫn luôn là
sợi chỏ đỏ của cách mạng ViệtNam: “Dù có phải đốt cháy cả Trường Sơn cũng
phải kiên quyết giành cho được độc lập!”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định
rằng độc lập dân tộc cho đến cuối phải mang lại một cuộc sống ấm no, hạnh phúc
cho người dân. Độc lập tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên
chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc.
2. Quan điểm của Bác về vấn đề giải phóng con người trong đấu tranh
giải phóng dân tộc - người dân được hưởng tự do, hạnh phúc
Bác Hồ luôn cho rằng để có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì điều đầu
tiên cần phải có đó là đất nước phải được độc lập, con người cần phải được giải
phóng, được tự do. Thời điểm thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ta, chúng đã áp
bức, bóc lột nhân dân ta một cách nặng nề, thì ngay lúc ấy việc cấp bách cần phải
làm của cách mạng để là giành bằng được nền độc lập dân tộc cho nước nhà. Như
vậy thì con người có được giải thoát khỏi vòng xiềng xích nô lệ hay không thì điều
đó phụ thuộc vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Thế nhưng đất nước dành
được nền độc lập thôi vẫn chưa đủ, sự tàn phá của chiến tranh đã khiến người dân
rơi vào cảnh lầm than, nghèo đói, vẫn bị áp bức bởi chính người dân của mình –
giai cấp địa chủ thì đúng như Người đã nói “độc lập cũng chẳng ý nghĩa gì”. Chính
vì thế nên khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo của hành trình giải phóng đất nước
gặp nhiều khó khăn và lâu dài hơn đó là phải xây dựng một xã hội mới – xã hội
chủ nghĩa để giải phóng con người khỏi cảnh lầm than, lạc hậu, bị áp bức.
Vậy trước hết chúng ta cần hiểu tự do ở đây có ý nghĩa gì? Nếu hiểu “độc lập”
theo nghĩa là mình không dựa dẫm, phụ thuộc vào ai thì “tự do” phải được hiểu là
tôi được làm những gì mà tôi muốn theo cách của tôi. Nếu “độc lập” là tồn tại
nhưng vẫn nương tựa và phụ thuộc theo một mức độ nhất định thì “tự do”. Đó là
định nghĩa được hiểu trên góc độ của một con người nhưng đứng trên cương vị là
một quốc gia tự do, độc lập thì ta phải hiểu theo một nghĩa khác. Độc lập, tự do là
những phạm trù nền tảng của việc hình thành nên một quốc mà tại đó con người ta
tìm được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống đời thường của mình.
Vậy hạnh phúc lại được hiểu như thế nào? Hạnh phúc được hiểu ngắn gọn qua
những khoảnh khắc như khi ta được sinh ra, được sống trong một mái ấm với đầy
đủ bố mẹ hay hiểu đơn giản đó là khi những nhu cầu căn bản và chính đáng của
con người được thỏa mãn, là được hưởng toàn vẹn quyền công dân của mình dưới
sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước. Cụm từ Độc lập – Tự do – Hạnh lOMoAR cPSD| 45469857
phúc được sinh ra và gắn liền với tên nước CHXHCN Việt Nam thể hiện rõ mục
tiêu mà Đảng và Nhà nước ta muốn hướng đến, điều mà toàn dân theo đuổi. Độc
lập là cái có trước và là cái thiết yếu tiếp theo sau đấy là dân ta phải được hưởng tự
do và cái cuối cùng là người dân phải được hưởng ấm no hạnh phúc. Quan điểm
được nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng rõ ràng và đúng đắn khi ví dụ
về đất nước Triều Tiên được đưa ra. Đây là một đất nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ
thế nhưng người dân nơi đây bắt buộc phải tuân theo những luật lệ vô lí như việc
tự do đi du lịch quốc tế là điều bất khả thi, việc sử dụng wifi hay truy cập vào
những trang web toàn cầu cũng bị hạn chế hoặc thậm chí là bị cấm hay một điều
đơn giản nhất đó là được để kiểu tóc theo ý mình cũng không được phép... Liệu
chúng ta có thực sự thấy vui khi mọi hành động, lời nói đều không được làm theo ý
mình, những quyền tự do cơ bản nhất cũng bị cấm như không được tự do đi chơi,
đi thăm người thân bạn bè một cách tự do, mọi thông tin, văn hóa từ bên ngoài
cũng không được tiếp thu? Đó cũng là một trong những ví dụ điển hình thể hiện
cho việc độc lập phải gắn liền với tự do và hạnh phúc.
Thế nhưng lí do gì đã khiến cho Bác luôn theo đuổi giá trị của Độc lập – Tự do,
nó có ý nghĩa, giá trị thực sự như thế nào? Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã
mang lại thành quả vô cùng lớn lao và vĩ đại đó là nền độc lập dân tộc được mở ra
đặt nền móng cho cuộc sống tự do ấm no, hạnh phúc của người dân. Khát vọng độc
lập dân tộc là niềm khao khát cả ngàn đời nay, không chịu cảnh đô hộ áp bức,
không chịu cảnh nước mất nhà tan cho dù hàng ngàn hang vạn người dân Việt Nam
hy sinh nhưng nhân dân ta vẫn không chùn bước. Bởi ở phía trước chính là cánh
cửa đến với nền độc lập của dân tộc, là tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, là sự
toàn vẹn của lãnh thổ, là niềm hạnh phúc, tự do của mỗi con người “thà hy sinh tất
cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cho rằng “độc lập theo con đường cách mạng vô
sản là tiền đề của hạnh phúc tự do”. Chế độ quân chủ chuyên chế cũng như chế độ
thực dân là điều mà Bác không bao giờ chấp nhận, bởi chính những chế độ đó đã
khiến người dân rơi vào hoàn cảnh bị áp bức, bóc lột phải sống cảnh lầm than, khổ
cực. Độc lập nhưng người dân không hạnh phúc thì nào có ý nghĩa gì? Mục tiêu
cuối cùng của độc lập phải là hạnh phúc, tự do. Người đã nhấn mạnh rằng chỉ có
chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi cá nhân mới có cơ hội để phát triển cái riêng, cái
tôi của chính mình. Đó mới chính là đáp án cuối cùng của chặng đường dài trên sự
nghiệp Cách mạng giải phóng dân tộc. lOMoAR cPSD| 45469857
Vậy chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa như nào mà lại mang tầm ảnh hưởng đến vậy?
Thì chủ nghĩa xã hội chính là giải phóng những người dân lao động nghèo khổ
khỏi cảnh lầm than, lạc hậu. Đó là một xã hội mà chế độ người bóc lột người
không tồn tại, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao
động, ai làm nhiều thì được hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, không làm thì
không được hưởng. Người dân được hưởng đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần
do chủ nghĩa xã hội đem lại đó chính là tự do và hạnh phúc theo quan điểm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đời sống vật chất là trên cơ sở một nền kinh tế cao dựa trên
lực lượng sản xuất hiện đại, “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Người dân từ xuất phát điểm là có ăn, có mặc, có chỗ ở tiến tới được ăn ngon,
được mặc đẹp, được sống sung túc. Tiêu biểu trong đời sống tinh thần đó là quyền
làm chủ của nhân dân được phát huy. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là do quần chúng
nhân dân tự xây dựng - là công trình tập thể của nhân dân lao động dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện đó, sáng kiến và động lực được tạo ra
khi quyền làm chủ của nhân dân được phát huy. Nhiều lần Hồ Chí Minh khẳng
định “nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy
cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công
làm đầy tớ cho dân”. Đảng cầm quyền nhưng dân là chủ và để dân làm chủ. Theo
quan điểm Hồ Chí Minh, dân chủ là giá trị lớn nhất mà cách mạng do Đảng lãnh
đạo đem lại cho người dân. Vì vậy, dân chủ trong chế độ dân chủ nhân dân đến chế
độ xã hội chủ nghĩa, vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng.
Tóm lại độc lập dân tộc chỉ có đi tới chủ nghĩa xã hội thì mới có một nền độc
lập dân tộc thực sự, hoàn toàn, nhân dân mới được hưởng hạnh phúc tự do, chủ
nghĩa xã hội chỉ có thể phát triển trên một nền độc lập dân tộc thực sự thì mới có
điều kiện phát triển và hoàn thiện.
IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÂU NÓI CỦA BÁC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1. Thực tiễn đất nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
“Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên
nước Việt Nam độc lập, dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà
lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” là câu nói sau cuộc cách mạng tháng Tám năm
1945 do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo giành được thắng lợi. Cuộc chiến
thắng ấy đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên đất
nước được độc lập, thống nhất, nhân dân lao động làm chủ xã hội và tạo ra những lOMoAR cPSD| 45469857
tiền đề cần thiết để từng bước đưa đất nước phát triển trên con đường tiến tới xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng nước ta có những thuận lợi lớn. Hệ thống chính quyền cách mạng
được xây dựng từ Trung ương cho tới cơ sở trên cả nước. Từ hoạt động bí mật,
Đảng ta đã trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền. Đảng, mặt trận Việt Minh và Chủ
tịch Hồ Chí Minh có uy tín lớn trong dân tộc, chính quyền cách mạng được toàn
dân ủng hộ. Phong trào cách mạng tinh thần yêu nước của nhân dân dấy lên từ cao
trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tiếp tục phát triển với những hình thức
và nội dung mới nhằm xây dựng, bảo vệ chính quyền, giữ vững thành quả cách mạng.
Thế nhưng mọi vấn đề đều có hai mặt, bên cạnh những thuận lợi mà cuộc Cách
mạng tháng Tám mang lại thì nhân dân và chính quyền cũng phải đương đầu với
những khó khan, thử thách không mấy dễ dàng.
- Về nền kinh tế - tài chính thì nhân dân và chính quyền còn phải đối mặt với
những khó khan lớn về kinh tế và đời sống xã hội do trong thời gian bị đô
hộ, nước ta vốn đã nghèo nàn lại bị thực dân Pháp và Phát xít Nhật thi nhau
vơ vét, bóc lột rồi lại đến chiến tranh và thiên tai tàn phá khiến nước ta vốn
đã khó khan nay lại càng nghèo nàn hơn. Nông dân lao động chiếm hơn 95%
nhưng chỉ được sử dụng không quá 40% ruộng đất khiến cho năng suất lúa
rất thấp. Hậu quả nạn đói cuối năm 1944 và đầu năm 1945 chưa kịp khắc
phục, thì nạn lụt lớn lại xảy ra, tàn phá 9 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Nền công
nghiệp thì nắm trong tay không quá 200 nhà máy nhỏ bé mà trang thiết bị
quá cũ khiến lâm vào cảnh đình đốn, hang hóa khan hiếm. Ngân khố quốc
gia không còn bao nhiêu khi ngân hang Đông Dương vẫn bị chi phối bởi tư
bản nước ngoài. Hơn 1 triệu đồng trong đó có 586.000 đồng tiền rách là
những gì mà chính quyền nước ta được tiếp quản.
- Về mặt văn hóa – xã hội thì nước ta phải gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề
khi trên 90% dân số Việt Nam mù chữ. Đa số những người được đi học cũng
chỉ đến trình độ tiểu học và vỡ lòng, với tỉ lệ trên 3 vạn người mới có một
học sinh học đại học hoặc cao đẳng chủ yếu là ngành thuốc và luật. Số công
chức có trình độ cao đẳng và đại học chỉ gồm vài trăm người. Thực trạng đó
khiến cho việc tổ chức, hoạt động của chính quyền mới gặp không ít khó khăn, lúng túng. lOMoAR cPSD| 45469857
- Về chính trị - quân sự thì ở thời điểm này, nhà nước mới được thành lập vẫn
còn rất non trẻ còn Bộ máy Chính quyền vẫn chưa được hoàn chỉnh. Hơn cả
thì lực lượng vũ trang vẫn còn yếu cần bổ sung.
Ngoài những vấn đề được nêu ở trên thì vẫn còn rất nhiều vấn đề mà nước ta
phải đối mặt. Thế nhưng, nhờ việc áp dụng một cách tài tình Tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì vấn đề nào cũng tìm được các giải
quyết. Những khó khăn, thử thách to lớn cả về quân sự,chính trị, kinh tế và xã hội
trên đây đã đặt chính quyền cách mạng và vận mệnh nước ta trong thế “ngàn cân
treo sợi tóc”. Tình hình trên đòi hỏi Đảng và chính quyền cách mạng có đường lối
chiến lược và sách lược đúng đắn, phát huy sức mạnh của toàn dân mới có thể bảo
vệ và phát triển thành quả cách mạng.
- Về kinh tế - tài chính thì với nạn đói trước mắt Chính phủ đã kêu gọi người
dân đoàn kết giúp nhau qua các phong trào “hũ gạo cứu đói”, “ngày cứu
đói”,… Ngoài ra Chính phủ còn thực hiện các biện pháp tiết kiệm lương
thực, cung cấp lương thực để nấu rượu, làm quà bánh,…Để nạn đói được
giải quyết triệt để thì Chính phủ đề ra phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp,
Chính phủ có biện pháp để hỗ trợ cho nông dân như quy định chỉ giảm tô
25% cho nông dân, tạm cấp ruộng đất công, ruộng của bọn Việt gian phản
động và của thực dân Pháp cho nông dân cày cấy,…Về mảng công nghiệp,
Chính phủ chủ trương là kiên quyết giữ vững chủ quyền nhưng vẫn tiếp tục
duy trì quan hệ với Pháp. Một số xí nghiệp của tư bản Pháp và nước ngoài
được tiếp tục kinh doanh như các xí nghiệp điện, nước,…nhưng phải tuân
theo luật lệ và chịu sự kiểm soát của Chính phủ. Về tài chính, Chính phủ kêu
gọi sự đóng góp tự nguyện,ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, thông qua
phong trào “Qũy độc lâp”, theo sắc lệnh của Chính phủ ngày 4/9/1945,
“Tuần lễ vàng” được tổ chức ngày 19/9/1945 nhằm thu gom số vàng trong
nhân dân và nhất là của các nhà giàu dùng vào việc cần gấp và quan trọng
nhất của chúng ta lúc này là quốc phòng. Ngoài ra, Chính phủ còn vận động
sự giúp đỡ của nhân dân thông qua “hũ gạo nuôi quân”, “nhận nuôi cán bộ”…
- Về mặt văn hóa – xã hội thì vào ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
quyết định thành lập lớp Nha Bình dân học vụ và kêu gọi người dân tham
gia để chung tay xóa nạn mù chữ. Chỉ trong vòng 1 năm kể từ ngày mở lớp
đã có 76000 lớp học được mở ra và hơn 2,5 triệu đồng bào thoát khỏi cảnh lOMoAR cPSD| 45469857
mù chữ. Trường phổ thông các cấp và đại học khai giảng sớm và nội dung
học và dạy đổi mới. Cũng nhờ vậy giặc dốt đã được đẩy lùi.
- Về chính trị - quân sự thì đây là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng
coi trọng và đã cho áp dụng nhiều biện pháp để tập hợp, sử dụng nhiều các
nhân tài, nhân sĩ trí thức nhằm phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến
quốc. Nhiều nhân sĩ, trí thức được mời tham gia bộ máy hành chính và cơ
quan chuyên môn ở các cấp, nhất là Trung ương. Một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu để củng cố và tăng cường chính quyền là phải thực hiện
quyền dân chủ cho quần chúng, phải “xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy
định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức”. Lần đầu tiên trong lịch sử dân
tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền làm chủ, bầu những đại biểu chân
chính vào các cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Cuộc Tổng tuyển
cử đầu tiên ở Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ra đời.
2. Thực tiễn Việt Nam trong những năm gần đây
Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng , Nhà
nước và nhân dân ta đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới vì mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, quan tâm chăm lo nâng cao
đời sống mọi mặt của nhân dân, chú trọng phát huy nhân tố con người trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong hành trình hơn 70 năm, kể từ khi nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 thì Việt Nam đã có hơn
30 năm trải qua chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vô cùng khốc liệt. Ngày nay, cả thế
giới biết đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam như một bằng chứng về sự thành công
chuyển đổi kinh tế -xẫ hội trong lịch sử đương đại. Tuy vẫn là một nước đang phát
triển, nhưng trên hành trình tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
- Về kinh tế - tài chính: Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phất triển kinh tế đang đẩy mạnh. Những sản phẩm công
nghiệp chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cư đều tăng cả chất
lượng và số lượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham
gia xuất khẩu. Công nghiệp FDI do có lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ
thuật hiện đại, có thị trường xuất khẩu khá ổn định, lại được Nhà nước
khuyến khích bằng các cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng nên trong
những năm qua phát triển khá nhanh và ổn định hơn hẳn khu vực công
nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, công nghiệp FDI còn tạo thêm hàng triệu lOMoAR cPSD| 45469857
việc làm, góp phần bổ sung và hoàn thiện các mô hình quản lý và tổ chức
mới phù hợp với cơ chế thị trường ở Việt Nam. Cơ cấu kinh tế cũng chuyển
dịch khá rõ rệt, điều đó được thể hiện ở sự giảm tỷ trọng ở khu vực I và tăng
tỷ trọng ở khu vực II và III.
- Về văn hóa – xã hội: Nhờ kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và liên tục trong
nhiều năm liền nên đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của dân cư được
cải thiện rõ rệt. Sự nghiệp giáo dục đạt nhều thành tựu. Tỷ lệ dân số từ 10
tuổi trở lên biết đọc đã tăng vọt, năm 2000 Việt Nam đã hoàn thành chương
trình mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Giáo dục trung
học chuyên nghiệp và đại học có bước mở rộng nhanh về quy mô đào tạo.
Tính tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2019, cả nước có gần 2,7 triệu học sinh
trung học phổ thông chuyên nghiệp, và cả nước có 237 trường đại học và
cao đẳng theo số liệu năm 2018. Về sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe
nhân dân cũng được quan tâm và phát triển. Hệ thống y tế đã được phát triển
từ tuyến cơ sở tới trung ương với nhiều loại hình dịch vụ y tế đã tạo điều
kiện cho người dân được lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp. Theo số liệu cập
nhật thì tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2020 là 73,7 – một con
số khá cao so với khu vực và thế giới. Cùng với thành tựu trong tăng trưởng
kinh tế, Việt Nam đã đạt được những kết quả xuất sắc trong xóa đói giảm
nghèo. Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh, từ
14,2% năm 2010 xuống còn 7% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn
2011 - 2015) và giảm từ 9,2% năm 2016 xuống dưới 3% vào năm 2020
(theo chuẩn nghèo đa chiều).
- Về chính trị - quân sự: Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được
củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh
được giữ vững. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao.
Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế lực mới cho
đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.
Mặc dù trên hành trình đổi mới Việt Nam ta đã đạt được nhiều những thành tựu
đáng tự hào nhưng để có thể tiến xa hơn và như Bác đã nói “sánh vai với các
cường quốc năm châu” thì ta còn cần phải biết nắm bắt được những cơ hội đến với
mình và chấp nhận những thử thách mới.
- Về những cơ hội cần phải nắm bắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là hai xu thế lớn,
chi phối sâu sắc đến tiến trình phát triển của nhân loại. Những đột phá công lOMoAR cPSD| 45469857
nghệ diễn ra nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực như: trí tuệ nhân tạo, điện
toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn, internet kết nối vạn vật, công nghệ in 3
chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, lưu trữ năng lượng,…đem đến
sự thay đổi vượt bậc cho chất lượng cuộc sống, việc làm và sản xuất, kinh
doanh. Sự đan xen của các quá trình hội nhập đưa thế giới đến một “cấu trúc
ma trận” các hiệp định tự do thương mại (FTA) trên nhiều tuyến và nhiều
cấp độ, trong đó phải kể đến các FTA thế hệ mới.
- Về những khó khăn và thách thức cần phải vượt qua: Thế giới đang trải qua
một thời kỳ có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Các
nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu
tranh kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích gây ra tình hình
phức tạp tài nhiều khu vực và nhiều nước. Những vấn đề toàn cầu và an ninh
phi truyền thống như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh
nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch
bệnh,… đang diễn biến nghiêm trọng. Đặc biệt trong hơn một năm qua, thế
giới đang bị dịch bệnh Covid tàn phá rất nặng nề cả về con người, kinh tế, xã
hội và Việt Nam cũng là một quốc gia hứng chịu không ít những khó khan
do dịch bệnh này gây ra. Bên cạnh đó Việt Nam còn phải đối mặt với sự
thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng nghiêm trọng.
3. Trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam để duy trì nền độc lập, tự
do, hạnh phúc dân tộc.
Mỗi người dân khi được sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình là một điều
vô cùng may mắn bởi nền độc lập ấy phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và thậm
chí là xương máu của thế hệ cha anh thì mới có được. Chính vì thế mỗi người cần
phải có trách nhiệm cống hiến cho nước nhà, có ý thức giữ vững nên độc lập, tự
do, hạnh phúc của dân tộc. Đầu tiên, là một công dân đặc biệt là thế hệ trẻ chính là
nòng cốt của đất nước ta cần phải nỗ lực không ngừng học tập và rèn luyện để góp
phần xây dựng Tổ quốc. Thế hệ trẻ là mầm non tương lai của đất nước đóng vai trò
vô cùng quan trọng vậy nên việc tu dưỡng đạo đức, tác phong là một điều vô cùng
cần thiết. Bên cạnh đó, là một công dân, cần biết yêu thương, sẻ chia với những
người xung quanh. Một đất nước, một xã hội chỉ thực sự phát triển và hạnh phúc
khi những hạt nhân trong xã hội biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó với nhau vượt
qua bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Giống như khi xưa, thế hệ ông cha ta đã không lOMoAR cPSD| 45469857
tiếc thân mình, đổ mồ hôi và xương máu để đem lại nền độc lập,tự do và hạnh phúc
cho dân tộc như ngày hôm nay. Ngoài ra, là một công dân, con người ta cần biết tự
hào và phát huy truyền thống của dân tộc. Hãy tự hào về những giá trị văn hóa, tinh
thần của đất nước và phát huy, giữ gìn cũng như phát triển chúng, mang những nét
cổ truyền ấy đi xa hơn trên thế giới này, để bạn bè khắp năm châu đều biết đến Việt Nam. V. KẾT LUẬN
Luận điểm “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì
độc lập cũng không có nghĩa lý gì” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một luận điểm vô
cùng chính xác và nó có giá trị tới tận bây giờ và mãi về sau. Độc lập đi liền với tự
do. Độc lập dân tộc đi liền với tự do của người dân. Tự do là một tài sản quý giá và
vĩnh hằng của con người, có thể coi đó cũng là một quyền tự nhiên của con người.
Chính trong tuyên ngôn độc lập của mình, Người đã tiếp thu tư tưởng của các nhà
lập quốc Hoa Kỳ để từ những quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự
do suy rộng ra quyền của một dân tộc. Có lẽ Người đã mở rộng tư tưởng bác ái
thành hạnh phúc. Bác ái là tình thương, lòng yêu mến con người rộng khắp, bao
trùm. Hạnh phúc là tình thương được cụ thể hóa thành “ai cũng có cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành”. Hạnh phúc là tình thương cho mọi người được chan hòa
bình đẳng trong một cộng đồng ấm no, hòa bình. Hạnh phúc là khi con người được
thỏa mãn những nhu cầu và yêu cầu chính đáng của mình. Hạnh phúc là khi người
dân được sống đầy đủ các quyền công dân của mình trong một đất nước đọc lập,
dưới một nhà nước bảo đảm cho họ quyền tự do dân chủ, nhất là tự do tư tưởng.
Trong thời đại ngày nay với biết bao nhiêu khó khăn và thử thách thì độc lập càng
đòi hỏi được bảo vệ và củng cố,tự do càng được yêu cầu đảm bảo và hạnh phúc
càng được khát khao đạt tới.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Sách giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh- Bộ giáo dục và đào tạo 2.
Đảng Cộng sản Việt Nam 3.
Hồ Chí Minh toàn tập ( tập 4, tập 5 ) – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011
4. Hỏi và đáp về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh -NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2012 lOMoAR cPSD| 45469857
5. Phạm Văn Đồng : “Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc”