Phân tích luận điểm “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng ý nghĩa gì” Làm rõ ý nghĩa luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phân tích luận điểm “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng ý nghĩa gì” Làm rõ ý nghĩa luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45568214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***-------
BÀI T P L N MÔN T T NG HÔ Ồ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà
người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng
chẳng có ý nghĩa gì”. Ý nghĩa của luận điểm trên với Việt Nam hiện nay
Họ và tên SV: Nông Trung Hiếu
Lớp tín chỉ: LLNL1106(221)CLC_32 Mã SV: 11212257
GVHD: TS NGUYỄN HỒNG SƠN
.................................................................................... HÀ NỘI, NĂM 2022 1 lOMoAR cPSD| 45568214 MỤC LỤC Lời mở đầu 3
Nội Dung .................................................................................................................................. 4
1. Độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là bước đệm của hạnh phúc và sự
tự do .................................................................................................................................... 4
2. Giá trị độc lập dân tộc của niềm hạnh phúc và sự tự do ................................................. 7
3. Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay ......................................................................... 9
4. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay ....................................................... 11 Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 14 2 lOMoAR cPSD| 45568214 LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta, người dân Việt
Nam đã phải trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh để giành lại đất nước từ tay những kẻ
xâm lược. Hơn 1000 năm bắc thuộc trải qua các triều đại Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn,
Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường kế tiếp nhau xâm chiếm và đô hộ nước ta… rồi đến giặc
Pháp, Mỹ, Nhật… Ấy vậy mà dân tộc ta không hề nhụt chí, vẫn đứng lên bảo vệ xây
dựng độc lập cho đất nước, để làm được điều đó chúng ta đã phải chịu nhiều hy sinh,
mất mát, đổ từng giọt máu của dân tộc ta. hẳn mỗi người dân Việt Nam ta đều thấu hiểu
giá trị to lớn của độc lập dân tộc. Nhưng liệu độc lập đã đủ chưa? Độc lập có phải là
mục đích cuối cùng mà mỗi người con Việt Nam đều hướng đến? Hay hạnh phúc, tự
do mới chính là mục đích ấy? Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là một vị lãnh tụ thiên tài, vừa
là một danh nhân văn hóa thế giới và một nhà lý luận, tư tưởng lớn của cách mạng Việt
Nam. Trong toàn bộ di sản về tư tưởng mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân,
vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn là một trong những vấn đề
trung tâm và được thể hiện rõ ràng, xuyên suốt qua quá trình hoạt động thực tiễn của
cách mạng trong nước và trên thế giới. Nhưng độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí
Minh lại hoàn toàn mới, vì đó là một kiểu độc lập dân tộc được nâng lên một trình độ
mới, một chất mới. Người không chấp nhận độc lập dân tộc theo con đường phong kiển,
tư sản, độc lập kiểu Cách mạng Mỹ năm 1776. Người chọn kiểu độc lập dân tộc theo
con đường cách mạng vô sản, đó là kiểu độc lập dân tộc làm tiền đề và phải đi tới hạnh
phúc, tự do. Vì vậy, theo Bác “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh
phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì". Luận điểm đó của Bác thật xác đáng
và chân lý khi nói về giá trị dân chủ. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa độc lập dân
tộc phải gắn với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
chúng ta hãy làm rõ luận điểm trên. 3 lOMoAR cPSD| 45568214 NỘI DUNG
1. Độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là bước đệm của hạnh phúc và sự tự do.
Năm 1911, Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay của bọn thực dân Pháp, trước cảnh nước
mất nhà tan, dân chúng lầm than khổ cực, Hồ Chí Minh không hoàn toàn tán thành con
đường cứu nước của các bậc tiền bối, Người nung nấu ý định và quyết tâm ra đi tìm đường
cứu nước. Suy nghĩ lớn nhất của Người lúc bấy giờ là giải phóng đồng bào, tức là lật đổ và
đánh bại ách áp bức, bóc lột dân ta của bọn thực dân Pháp.
Trong khoảng thời gian từ năm 1911 đến trước Cách mjang tháng Mười Nga năm 1917
thắng lợi, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, tìm hiểu nghiên
cứu các kiểu nhà nước và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áo bức. Ngay sau
thắng lợi, tuy chưa thật sự có được con đường hoàn hảo nhưng Bác thấy rằng chỉ có đi theo
con đường cách mạng Tháng Mười Nga mới giành được độc lập dân tộc. Người nhiệt thành
ủng hộ và tán thành cho cuộc cách mạng Tháng Mười Nga.
Đứng trước ánh sáng của Cách Mạng cùng với Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa của Lenin đã phần nào giải đáp được những trăn trở trong Bác về vấn đề giải phóng các
dân tộc thuộc địa, giải phóng dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã từng viết: “Chỉ có chủ
nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và
nguồn gốc sự tự do, bình đẳng bác ái, đoàn kết, ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người
và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân
chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài
ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau.” Người không
bao giờ chấp nhận độc lập dân tộc dưới chế độ quân chủ chuyên chế, càng không chấp nhận
chế độ thực dân. Bởi vì, đó là chế độ mà người dân bị đầu dộc về cả thể xác lẫn tinh thần.
Bác vạch trần bộ mặt tàn bạo của chúng đối với chúng ta không chỉ hành hạ và đầu độc bằng
thuốc phiện, rượu một cách thê thảm mà còn ăn cướp, bắt nhốt, tra tấn các chiến sĩ của ta
một cách tàn ác không thương xót. Hơn bất cứ ai, Bác hiều rất rõ mất độc lập là sống kiếp
trâu ngựa, là nộ lệ vậy thì “chết tự do còn hơn sống nô lệ”. Chính lẽ đõ, đã thắp lên trong 4 lOMoAR cPSD| 45568214
Bác ngọn lửa thắp sáng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân “dù có phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải dành được độc lập cho dân tộc”. Tư tưởng độc lập này của Bác thật
mới mẻ, điều đó được nâng lên một tầm cao mới, một chất mời mang tên Hồ Chí Minh. Bận
việc nước, lo việc quân nhưng Người vẫn thấu hiểu long dân rằng cái quý giá nhất mà đồng
bào mong mỏi là “độc lập” “tự do”. Hồ Chí Minh đã chọn con kiểu độc lập dân tộc theo con
đường cách mạng vô sản – kiểu độc lập làm tiền đề, bước đệm đi tới độc lập, tự do.
Vậy là đã hơn 60 năm kể từ ngày đầu của nền độc lập nhưng nghĩ lại về ngày chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn khai sinh ra nước Cộng Hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
thật tuyệt vời biết bao nhiêu. Đứng trước hàng triệu người con Việt Nam, Bác nói: “Đó là
giây phút sung sướng nhất của đời mình”. Bác rõng rãc đọc lên bản Tuyên ngôn Độc lập
không chỉ mang ý nghĩa to lớn đối với nền độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn là sự mở
đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới. Theo
Bác, mọi người được bình đẳng, bác ái, được sống, tự do và tìm được hạnh phúc, đó là
những từ ngữ đẹp cới nội hàm chất chứa những nội dung nhân văn lớn và sâu sắc. Giá trị độc
lập là vô giá, là không có gì sánh được. Nhưng có một câu hỏi rằng thành quả đích thực mà
nền độc lập mang lại cho người dân là gì? Trước câu hỏi ấy, Người đã từng trả lờ một cách
rõ ràng và thấy đáo như sau: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc,
tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì”.
Có được độc lập là chưa đủ mà nó cần đi đôi với hạnh phúc và tự do. Đây là một đòi
hỏi chính đáng, điều mà không phải ai khác mà chính cụ Hồ đã chỉ ra. Hạnh phúc, tự do mới
là cái đích cuối cùng, là khao khát sâu thẳm của môi người con Việt Nam. Một điểm nhất
quán và hết sức quan trọng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh là xây dựng một Nhà nước công
dân, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu “việc gì có lợi ích cho dân thì phải làm hết sức,
việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”. Trong thư “Gửi các ủy bạn nhân dân các bộ,
tỉnh, huyện và làng” vào tháng 10 năm 1945, Người đã viết như sau: “Nếu nước độc lập mà
dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì”. Như vậy, Bác hiểu
rất rõ độc lập cũng là phương tiện để thực hiện tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Và chỉ có tự
do và hạnh phúc mới là mục đích chính của nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Chừng nào
còn kẻ “vung tiền quá trán” trong khi hàng triệu người dân khác còn thiếu thốn bộn bề; 5 lOMoAR cPSD| 45568214
chừng nào cán bộ hách dịch, bắt bẻ dân chúng không làm tròn trách nhiệm; chừng nào người
dân còn chịu uất ức, phải đi kiện cáo đòi công lý; chừng nào bộ máy hành chính còn hành hạ
dân thì chừng đó tư tưởng Hồ Chí Minh còn chưa được quán triệt trở thành hành động trong thực tế.
“Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” – khẩu hiệu quen thuộc với 3 từ và 6 chữ luôn xuất
hiện cùng với quốc hiệu Việt Nam trong suốt gần 70 năm qua từ “Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa” sau ngày 2/9/1945 đến “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” này nay. Chỉ 6 chữ
ngắn gọn nhưng đó là “ham muốn tột cùng” của người khai sinh ra, là cái đích mà “anh
chàng năm ấy ra đi tìm đường cứu nước mang tên Nguyễn Ái Quốc” hướng tới, phấn đấu hy
sinh để gồng gánh đưa dân tộc mình đi lên. Ba chữ bình dị mà thật thiêng liêng biết bao thể
hiện rõ nét tình cảm cao cả trong sáng đối với dân tộc. Có lẽ Người đã nghiền ngẫm rất
nhiều từ câu khẩu hiệu nổi tiếng của Pháp “Tự do – Bình đẳng – Bác ai”. Bởi Bác nghĩ trong
hoàn cảnh của Việt Nam muốn có được “Bình đẳng” trước hết cần “Tự do” đã. Khi thực dân
Pháp xâm lược nước ta, dưới con mắt của chúng người da vàng là thấp kém là về chủng tộc,
về văn hóa, không thể sánh ngang với người da trắng văn minh, tiến bộ. Người thanh niên
vowsu dang người cao gầy Nguyễn Ái Quốc cũng như bao người Việt yêu nước khác không
bao gườ chấp nhận điều vô lí đó. Và rằng độc lập dân tộc sẽ đưa lại bình đẳng cho quốc gia
và con người, rằng độc lập sẽ phủ định lại toàn bộ những suy nghĩ thấp kém của bọn thực
dân Pháp. Và rồi chính sự ra đời của nước Dân Chủ Cộng Hòa đã chứng minh cho mục đích
đó. Minh chứng là khi Bác đáp chuyến bay sang Pháp với vị thế chủ tịch của một nước độc
lập giống như một cú tát trời giáng vào Pháp, buộc Pháp phải đón tiếp ở tư thế thượng
khách. Như vậy, bình đẳng luôn phải trong tư cách độc lập, khẳng định tầm và vóc của quốc gia.
Cạnh đó, độc lập phải đi liền với tự do, độc lập dân tộc đi liền với tự do của nhân dân.
Chính Bác đã nhiều lần nhấn mạnh tư tưởng nếu nước độc lập mà dân không được tự do thì
cái độc lập đó tồn tại để làm gì. Tự do là một tài sản quý giá mà mỗi cá nhân cần có, nó được
xem là một quyền cơ bản hiển nhiên phải có của mỗi con người. Chính trong bản tuyên ngôn
độc lập, Bác đã tiếp thu tinh hoa tư tưởng của hai nền văn minh và Hoa Kỳ và Pháp về
quyền cơ bản của con người, về quyền tự do, suy rộng ra quyền của một dân tộc. Sau là mở 6 lOMoAR cPSD| 45568214
rộng tư tưởng rằng “bác ái” thành “hạnh phúc”. Bác ái là tình thường, lòng yêu mến con
người rộng khắp, bao trùm. Hạnh phúc là tình thương được cụ thể hóa thành “Ai cũng có
cơm áo mặc, ai cũng được học hành”. Hạnh phúc là tình thương cho mọi con người được
chan hòa bình đẳng trong một cộng đồng ấm no, hạnh phúc. Hạnh phúc là khi con người
được thỏa mãn những nhu cầu và yêu cầu chính đáng của mình. Trong một chuyến đi giao
lưu tại trường Đại học Nhân Dân vào năm 1965 Người đã nói như sau: “Chế độ của ta là chế
độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự
do bày tỏ ý kiên của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một
nghĩa vụ của mọi người”.
Cụm từ độc lập – tự do – hạnh phúc gắn liền với tên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam không bao bao giờ tách rời nhau mà gắt kết chặt chẽ liên kết với nhau thành
một khối đại đoàn kết: đó là hạnh phúc của dân tộc Việt Nam và đồng bào. Trước hết là độc
lập, bởi lẽ nếu không có độc lập thì làm gì có tự do, lấy đâu ra hạnh phúc dân chủ. Chính vì
vậy, khi nước mất độc lập thì việc đầu tiên cần làm là phải dành lại độc lập, và cho dù trong
hoàn cảnh nào thì độc lập luôn đứng đầu là cái thiết yếu không thể bỏ qua. Có độc lập rồi thì
mới tới tự do, tự do gắn liền với độc lập, nước có được độc lập thì dân mới có tự do. Với lý
lẽ đó mà Bác luôn nhắn nhở: trước hết là phải giành cho bằng được độc lập, tất cả cho độc
lập, không có gì quý giá hơn ộc lập. Mặt khác, có độc lập mới có dân chủ, có độc lập mới
tính đến chuyện dân làm chủ; nếu không có độc lập thì cũng không thể có dân chủ, Có độc
lập chúng ta sẽ lập tức xây dựng được một nhà nước dân làm chủ, đồng nghĩa với việc lợi
ích vì dân, quyền hạn vì dân. Có như vậy mới đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
2. Giá trị độc lập dân tộc của niềm hạnh phúc và sự tự do.
“Hạnh phúc, tự do là giá trị của độc lập dân tộc”. Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện nước
thuộc địa như Việt Nam thì trước hết phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhưng nếu nước
độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì đó vẫn là độc lập kiểu cũ, và vì vậy độc lập
đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Với Hồ Chí Minh, nước có độc lập rồi thì dân phải được hưởng
hạnh phúc, tự do, vì hạnh phúc tự do là thước đo giá trị của độc lập dân tộc. Muốn có hạnh
phúc, tự do thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người nhấn mạnh chỉ có
trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của 7 lOMoAR cPSD| 45568214
mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình, chăm lo cho con người và con
người có điều kiện phát triển toàn diện. Khi Hồ Chí Minh xác định giành độc lập theo con
đường cách mạng vô sản tức là đã khẳng định độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Hồ Chí Minh không phải là câu trả lời cho mong ; muốn
chủ quan của con người theo quan niệm duy tâm, không tưởng, mà là câu trả lời cho một sự
vận động lịch sử hiện thực theo khái niệm duy vật phê phán. Chủ nghĩa xã hội là một vấn đề
hiện thực, xuất phát từ thực tiễn khách quan, từ hiện thực vận động của lịch sử, từ đặc điểm
Việt Nam, một nước vốn là thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển,
tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã
hội trong quan điểm Hồ Chí Minh không thể suy nghĩ chủ quan, giáo điều, nóng vội, duy ý
chí mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn nước ta, đặc điểm thế giới và xu thế của thời đại.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là cống hiến quý giá nhất của Hồ Chí Minh cho
cách mạng Việt Nam. Đó cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên suốt
đường lối và thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho nhân dân lao động thoát
nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh
phúc. Chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Chủ nghĩa
xã hội là một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai
cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng
Hạnh phúc, tự do theo quan điểm Hồ Chí Minh là người dân phải được hưởng đầy đủ đời sống
vật chất và tinh thần do chủ nghĩa xã hội đem lại. Đời sống vật chất là trên cơ sở một nền kinh
tế cao dựa trên luc luợng sản xuất hiện đại, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Người dân từ chỗ có ăn, có mặc, có chỗ ở đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc. Người
đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm. 8 lOMoAR cPSD| 45568214
Trong đời sống tinh thần thì hàng đầu là phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bởi vì chủ
nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy, đó là công trình tập thể của quần
chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, Trong điều kiện đó, chỉ có phát huy quyền làm
chủ của nhân dân thì mới có sáng kiến và động lực. Nhiều lần Hồ Chí Minh khẳng định “nước
ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người
quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân". Đảng cầm
quyền nhưng dân là chủ và để dân làm chủ. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, dân chủ là giá trị
lớn nhất mà cách mạng do Đảng lãnh đạo đem lại cho người dân. Vì vậy, dân chủ trong chế
độ dân chủ nhân dân đến chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng.
Tóm lại, Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra giá trị của chủ nghĩa xã hội. Chế độ xã hội chủ
nghĩa theo quan điểm Hồ Chí Minh không chỉ là thước đo giá trị của độc lập dân tộc mà còn
tạo nên sức mạnh để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và tự bảo vệ. Độc lập dân tộc chỉ có đi
tới chủ nghĩa xã hội thì mới có một nền độc lập dân tộc thật sự, hoàn toàn, nhân dân mới được
hưởng hạnh phúc tự do; chủ nghĩa xã hội chỉ có phát triển trên một nền độc lập dân tộc thật
sự thì mới có điều kiện phát triển và hoàn thiện.
3. Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn đi lên CNXH ở nước ta giai đoạn hiện
nay, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định:
Hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, trong đó
bao trùm lên tất cả là động lực con người, trên cả hai bình diện: cộng đồng và cá nhân. Đó là
phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc - động lực chủ yếu để phát triển đất
nước. Đó là phát huy sức mạnh của con người được giải phóng để làm chủ. Để phát huy sức
mạnh này phải tác động vào nhu cầu, lợi ích của con người, phát huy động lực chính trị, tỉnh
thần đạo đức, truyền thống, quyền làm chủ của người lao động, thực hiện công bằng xã hội.
Đó là khắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, bao gồm đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu, chống chủ quan, bảo 9 lOMoAR cPSD| 45568214
thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập cái mới...Đó cũng là những trở lực đối với sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trước tình hình hiện nay, mặc dù chủ nghĩa xã hội đang ở vào giai đoạn thoái trào tuy nhiên
nó vẫn là sự phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người và sự lựa chọn đi theo con đường
xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh và nhân dân là sự lựa chọn duy nhất đúng đẳn. Đất nước
đang đứng trước những thử thách lớn lao của thời đại, hoàn cảnh lịch sử đòi hỏi Đảng và Nhà
nước ta phải kiên định con đường mục tiêu của mình và phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực
lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Theo sự khái quát của Đảng, thời kỳ quá độ đó
là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới. Có thể
hiểu cái cũ ở đây không chỉ là những tàn dư của xã hội tiền tư bản mà xã hội ta mới thoát ra
mấy chục năm qua, mà cái cũ ở đây còn là những yếu tố tư bản chủ nghĩa đang và sẽ hiện diện
trong đời sống kinh tế - xã hội. Đó là để tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Sự biến đổi về chất nghĩa là sự biến đổi mang tính chất bản chất, căn bản,
toàn diện khác với sự biến đổi về lượng, sự biến đổi của từng bộ phận. Nghĩa là trong thời kỳ
quá độ, ở nước ta sẽ diễn ra sự biến đổi mang tính chất bản chất, căn bản và toàn diện ở tất cả
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; và quá trình đó phải diễn ra lâu dài với nhiều bước phát
triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen. Đó là do xuất phát điểm của nước ta
thấp và xã hội ta cũng chưa trải qua sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vì vậy, thời kỳ quá độ
phải diễn ra lâu dài là một tất yếu lịch sử. Đồng thời, với sự lâu dài đó, thời kỳ quá độ phải
trải qua nhiều bước phát triển khác nhau với nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội cùng phát
triển hội nhập, đan xen nhau. Có thể khẳng định, khi bước vào thời kỳ quá độ, chúng ta gặp
rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, "các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xóa bỏ
chủ nghĩa xã hội". Trong bối cảnh khó khăn đó, Đảng ta vẫn lạc quan khẳng định, "Chúng ta
có nhiều thuận lợi cơ bản: có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch 10 lOMoAR cPSD| 45568214
Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, có bản lĩnh chính trị vững vàng và dày dặn kinh nghiệm
lãnh đạo; dân tộc ta là một dân tộc anh hùng; nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền
thống đoàn kết và nhân ái, cần cù lao động và sáng tạo, luôn ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Đảng; chúng ta đã từng bước xây dựng được những cơ sở vật chất - kỹ thuật rất quan
trọng; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển của kinh
tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một thời cơ để phát triển.
4. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay
Trong tinh hình mới, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bảo vệ Đằng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ chính trị Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn kiên định chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lấy đó làm nền tầng tư tưởng, kim chỉ nam cho
mọi hành động. Đồng thời, xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xả hội. Trong đó, độc lập dân tộc là tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội
và xây dựng chủ nghĩa xã hội tạo nền tăng để bảo vệ độc lập dân tộc. Thực tiễn cách mạng
chứng minh con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam.
Nếu như Tuyện ngôn Độc lập năm 1945 đã đề cập "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". thì Đại hội
XII của Đảng xác định đường lối đối ngoại: "Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc,
trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện
nhất quân đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa
phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế". Theo độ, trong
hoạt động đối ngoại, chúng ta cần tập trung tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để tăng cường
sức mạnh tổng hợp của đất nước, phải đặc biệt coi trọng việc dự báo tình hình quốc tế, khu
vực, những động thái, xu thế biến động liên quan đến quốc phòng, an ninh. Từ đó, tích cực
tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong xử lý các tình huống, góp phần ngăn ngừa, triệt tiêu các
nguy cơ có thể gây tổn hại đến độc lập dân tộc. Đồng thời, phải quán triệt sâu sắc quan điểm
của Đảng về đối tượng, đối tác trong quan hệ quốc tế, làm cơ sở để giải quyết mối quan hệ
giữa độc lập, tự chủ với hội nhập phát triển, nhất là về mối quan hệ giữa hợp tác và đầu tranh
trong quan hệ quốc tế, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế. 11 lOMoAR cPSD| 45568214
Cùng với đó, Đảng ta còn thường xuyên quan tâm bảo vệ quyền con người "quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân
tộc. Điều đó được thể hiện nhất quán trong các chủ trương, chính sách xã hội mỗi bước phát
triển về chính trị, kinh tế - xã hội đều gắn với việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân;
tôn trọng và bảo vệ guyền con người. Những năm qua, Việt Nam đã tham gia đầy đủ các cam
kết và cơ chế bảo vệ nhân quyền của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế; tích cực tham gia
bảo vệ quyền con người, quyền tự quyết của các dân tộc và các hoạt động chống chiến tranh,
gin giữ hòa binh. Thực hiện tốt các cam kết đó, một mặt thể hiện trách nhiệm của Việt Nam
đối với cộng đồng quốc tế, góp phần vào đảm bảo an ninh, ổn định trong khu vực và trên thế
giới, đồng thời cũng nhằm bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới. 12 lOMoAR cPSD| 45568214 KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh đã đi xa hơn 40 năm, nhưng ngày nay nhân loại vẫn nghĩ về Người, nói tới
Người với sự ngưỡng mộ một tỉnh thần nhân văn cao cả. Từ những năm hai mươi thế kỷ XX,
Hồ Chí Minh đã nói tới sự nghiệp giải phóng loài người và đến tận cuối đời, trăn trở lớn nhất
của Hồ Chí Minh cũng là đem lại hạnh phúc cho người, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân. Đúng như lời phát biểu của ông Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới Rômét Chandra:
"Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do,
Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao.
Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình công lý,
Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao.
Ở bất cứ đâu, nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống đói nghèo,
Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao"
Lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị không chỉ hiện tại mà còn đến cả tương lại. Chúng ta
rút ra đưoc bài học: Dân tộc độc lập thì phải đi đôi với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Muốn
như vậy, cần phải giữ vũng nền độc lập của Tổ quốc, đồng phấn đấu xây dụng một Nhà nước
Việt Nam XHCN là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Vì con đường độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đườg phù hợp quy luật khách quan của cách mạng
nước ta, đáp ứng nguyện vọng hàng ngàn đời nay của nhân dân ta là độc lập dân tộc, tự do,
âm no, hạnh phúc cho nhân dân. LINK THAM KHẢO
https://youtu.be/-PWVHZuleT4 https://youtu.be/ezD11fBldv0 https://vtv.vn/chinh-tri/doc-
lap-tu-do-hanh-phuc-gia-tri-cot-loi-cua-ban-tuyen-ngon-doc-lap-
2020090119453335.htm https://vtv.vn/chinh-tri/doc-lap-tu-do-hanh-phuc-khat-vong-va-
trach-nhiem-cua-nguoi-danvict-nam-20200902052903618.htm 13