Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và từ đó hãy liên hệ với lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin
Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và từ đó hãy liên hệ với lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540 1
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT BÀI TẬP LỚN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và từ đó hãy liên hệ với
lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay.
Họ và tên: Bàn Đức Lâm
Mã sinh viên: 11223211 Lớp: 13 Hà Nội, 2022 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 23022540 2 Nội dung Trang Lời mở đầu 2 1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 2
I. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 3 . 1 Khái niệm 3 1.1) Vật chất là gì? 3 1.2) Ý thức là gì? 4 2 . Phân tích 5
2.1) Vật chất và ý thức có mối quan hệ như thế nào? 5
2.2) Vai trò của vật chất đối với ý thức 6
2.3) Vai trò của ý thức đối với vật chất 7
2.4) Tóm tắt mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 8
2.5) Ý nghĩa của mối quan hệ vật chất và ý thức 9
II. Liên hệ với lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay 10 Thực trạng lối sống 10
Giải pháp cải thiện lối sống 11
Tài liệu, nguồn tham khảo 12 LỜI MỞ ĐẦU lOMoAR cPSD| 23022540 3
1. Lý do chọn đề tài
Để gây dựng nên một đất nước Việt Nam nước ta đã bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư
bản và đi lên chủ nghĩa xã hội nhằm xóa bỏ được áp bức bóc lột, được thực sự độc
lập và con người được phát triển toàn diện. Để phân tích một cách thật chính xác
những đặc điểm của nước ta thì Đảng ta đã áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng
Hồ Chí Minh để tìm được quy luật định ra đường lối, phương châm cụ thể của cách
mạng xã hội chủ nghĩa sao phù hợp. Tầng lớp thanh niên đặc biệt là sinh viên chúng
em chính là những người chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp tri thức trẻ được
thụ hưởng tri thức khoa học hiện đại và tiến bộ và cải tiến những giá trị văn hóa mới
nên việc giáo dục để hình thành từ một lối sống tốt là một việc cần được quan tâm
bởi nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng với bất cứ một quốc gia ra một dân tộc nào
trên thế giới là hình thức đầu tư cơ bản nhất cho một đất nước vững mạnh.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nghiên cứu kỹ hơn và giúp bản thân em cũng như các bạn sinh viên khác
của NEU hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Bên cạnh đó liên hệ
tới đời sống sinh viên Việt Nam hiện nay và tìm ra những giải pháp tối ưu lối sống
của sinh viên từ đó trở nên tích cực và lành mạnh hơn.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
❖ Ý nghĩa lý luận: Giúp cho sinh viên hiểu và nắm được nội dung cơ bản về
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
❖ Ý nghĩa thực tiễn: Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, liên hệ với
lối sống của sinh viên Việt Nam thời nay và đưa ra các giải pháp nhằm cải
thiện theo chiều hướng lành mạnh hơn.
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC lOMoAR cPSD| 23022540 4 1. Khái niệm 1.1) Vật chất là gì? -
Theo V.I. Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. - Định
nghĩa vật chất được nêu trên của Lênin là kết quả của việc tổng kết từ những thành
tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm
trù vật chất. Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có những nội dung được đề cập như sau:
➢ Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học
Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một
tài sản của con người… Tuy nhiên, vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là
kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ
vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận,
không sinh ra, không mất đi; do đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một
số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.
➢ Thứ hai: Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan
Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ
thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật
chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con
người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại.
➢ Thứ ba: Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác lOMoAR cPSD| 23022540 5
=> Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực
tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là
sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh. 2.2) Ý thức là gì ? -
Để đưa ra được định nghĩa về ý thức con người đã trải qua một thời kỳ lịch
sử lâudài, nó trải qua những tư tưởng từ thô sơ, sai lệch cho tới những định nghĩa có tính khoa học.
● Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc
con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là toàn bộ
sản phẩm những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm những tri thức,
kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí niềm
tin,... của con người trong cuộc sống. Ý thức là sản phẩm của quá trình phát
triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế
giới khách quan vào trong đầu óc của con người.
● Theo định nghĩa của triết học Mác-Lênin: Ý thức là một phạm trù được
quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật
chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức
có mối quan hệ biện chứng với vật chất.
● Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hai là ý thức và vô thức.
Duy thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong tám phần đó. Như vậy,
nhìn theo quan điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần của tâm. Tuy vậy, ý
thức rất năng động và có phạm vi hoạt động rất lớn.
● Theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ
có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã
tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. lOMoAR cPSD| 23022540 6
=> Tóm lại, ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm tự
ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí trong đó tri thức là quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức. 2. Phân tích
2.1) Vật chất và ý thức có mối quan hệ như thế nào?
- Từ khái niệm ở trên chúng ta đã có thể thấy triết học Mác-Lênin đã chỉ rõ mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất
có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức
nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con
người. - Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách
quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép
lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.
- Đặc điểm của vật chất:
● Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.
● Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động.
● Vật chất vận động trong không gian và thời gian.
● Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ
thể và là hình thức tồn tại của vật chất.
- Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử
xãhội. Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính
là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con
người thông qua hoạt động thực tiễn.
2.2) Vai trò của vật chất đối với ý thức: Vật chất có vai trò quyết định ý thức. -
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là
cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, nội dung này được hiểu theo hai ý sau đây: lOMoAR cPSD| 23022540 7
Ý Thứ nhất: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau:
+ Ý thức là ý thức của con người, không tách rời con người, nhưng sự ra đời
của con người cũng có giới hạn còn thế giới vật chất thì tồn tại vĩnh viễn, vô
hạn. Do đó có thể khẳng định rằng thế giới vật chất là cái có trước con
người, vì vậy thế giới vật chất phải có trước ý thức.
+ Con người xuất hiện trên trái đất này chỉ có lịch sử hơn 6 triệu năm, bản thân
thế giới vật chất vĩ mô hơn con người có lịch sử 4,5 tỷ năm. Trong khi đó
quan điểm về thế giới vật chất là vô cùng, vô tận không do ai sinh ra, cũng
không ai làm mất đi thế giới khách quan, chúng ta không thể nào đếm được
điểm khởi đầu của thế giới vật chất cũng như dự đoán được điểm kết thúc
của thế giới vật chất. Vì những lý lẽ trên cho thấy thế giới vật chất phải có
trước ý thức, vũ trụ phải có trước trái đất, trái đất phải có trước con người và
có con người rồi mới có ý thức.
=> Vì vậy, vai trò của vật chất với ý thức được thể hiện ở chỗ vật chất là cái có
trước, ý thức là cái có sau.
Ý thứ hai: Vật chất là nguồn gốc của ý thức:
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc
người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao
động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan),
hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao
động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
=> Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật
chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát
triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy
luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này lOMoAR cPSD| 23022540 8
thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết
định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
2.3) Vai trò của ý thức đối với vật chất: Ý thức có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại vật chất.
- Thứ nhất: Tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản
ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức
có “đời sống” riêng, không lệ thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất.
- Thứ hai: Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những
điều kiện, hoàn cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người.
- Thứ ba: Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con
người, nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai,
thành công hay thất bại. Ý thức không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới
mà nó trang bị cho con người tri thức về hiện tượng khách quan để con người
xác định mục tiêu, kế hoạch, hành động nên làm. Sự tác động của ý thức đối với
vật chất diễn ra theo hai chiều hướng như sau:
+ Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
+ Tiêu cực: Khi phản ánh sai lệch hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất.
- Thứ tư: xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
trong thời đại ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. lOMoAR cPSD| 23022540 9
=> Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể vượt
quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều
kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động.
2.4) Tóm tắt mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Tóm lại mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thể hiện mấy quan điểm sau:
1. Vật chất quyết định ý thức, vật chất quyết định nội dung ý thức. Cả ý thức
thông thường và ý thức lý luận đều bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và xã hội
nhất định. Những ước mơ phong tục, tập quán, thói quen này nảy sinh trên
những điều kiện vật chất nhất định đó là thực tiễn xã hội – lịch sử. Chủ
nghĩa xã hội khoa học cũng dựa trên mảnh đất hiện thực là những tiền đề về
kinh tế chính trị xã hội, về khoa học tự nhiên và sự kế thừa tinh hoa tư
tưởng, văn hoá nhân loại cùng với thiên tài của Các Mác và Ăngghen.
2. Do thực tại khách quan luôn luôn biến động vận động nên nhận thức của nó
cũng luôn luôn biến đổi theo, nhưng xét đến cùng thì vật chất bao giờ cũng
quyết định ý thức. Nhưng ý thức đã ra đời thì nó có tác động lại vật chất.
Với tính độc lập tương đối của mình ý thức tác động trở lại vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn của con người.
3. Sự tác động trở lại theo hai hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm thậm chí phá hoại
sự phát triển bình thường của sự vật.
4. Vai trò của ý thức là ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động của con người, hình thành
mục tiêu, kế hoạch, ý chí biện pháp hoạt động của từng người. Cho nên
trong điều kiện khách quan nhất định ý thức – tư tưởng trở thành nhân tố
quan trọng có tác dụng quyết định làm cho con người hoạt động đúng hay
sai, thành công hay thất bại.
5. Sức mạnh của ý thức con người không phải ở chỗ tách rời điều kiện vật
chấtthoát ly điều kiện khách quan mà là biết dựa vào điều kiện vật chất đã có lOMoAR cPSD| 23022540 10
phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới một cách chủ động
sáng tạo và có hiệu quả. “Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới
khách quan mà còn tạo ra thế giới khách quan” – Lenin.
2.5) Ý nghĩa của mối quan hệ vật chất và ý thức
- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có ý nghĩa nhất định và quan trọng như:
➢ Phải biết dựa vào những quy luật khách quan để có thể xác định đúng đắn
mục tiêu, kế hoạch, biết tìm và vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động
hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra một cách tối ưu.
➢ Khắc phục được bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu
cực...đặc biệt là trong quá trình đổi mới như hiện nay.
➢ Con người muốn ngày càng phát triển, tài năng, xã hội ngày càng phát triển
thì mới phải luôn chủ động, phát huy khả năng của mình trong việc tìm tòi,
sáng tạo cái mới, bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu
dưỡng, nâng cao năng lực và không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng.
➢ Giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi
nhận thức luận. Bên ngoài lĩnh vực đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy,
một chính sách đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai điều này. Con người tuyệt
đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lối
sống lười suy nghĩ, lười lao động.
II. LIÊN HỆ VỚI LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
- Bản thân em cũng là một sinh viên nên em có thể thấy một bộ phận không nhỏ
các sinh viên Việt Nam hiện nay vấp phải một số vấn đề về lối sống như: lOMoAR cPSD| 23022540 11
● Nhìn nhận một cách sai lầm về giá trị cuộc sống: Sùng bái giá trị vật chất
và lấy đồng tiền làm thước đo giá trị trong cuộc sống.
● Lối sống hưởng thụ: Dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực. Tệ nạn xã hội, thái độ
không đúng đắn đối với lao động xảy ra nhiều trong giới sinh viên.
● Chủ nghĩa cá nhân: Nhiều bạn sinh viên chỉ quan tâm tới những lợi ích cá
nhân trước mắt mà quên mất lợi ích tập thể, thậm chí chà đạp lên lợi ích của
người khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số còn bất chấp tất cả: luật
pháp, gia đình, bạn bè…Một số khác thì sống không động chạm đến ai,
nhưng cũng không quan tâm đến ai. Chỉ cần biết đến mình, còn người khác
thì mặc kệ kiểu “đèn nhà ai nấy rạng”.
● Lối sống thực dụng: Bắt nguồn từ cuộc sống gắn với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường hiện nay. Sùng bái đồng tiền, làm tất cả để đạt được mục
đích của mình bất chấp thủ đoạn; coi những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong
cuộc sống là tất yếu không những không thể thiếu mà còn rất quan trọng và
hữu ích trong việc đạt mục đích cá nhân. Cái nhìn thực tế không ảo tưởng
viển vông, không mơ mộng hóa sự việc là điều tốt, song tới mức thực dụng
thì lại là một chuyện khác.
● Thái độ bi quan, chán đời: Trong khi phần lớn sinh viên đều cố gắng sống
và học tập vì tương lai, ít nhất vì lợi ích của bản thân, thì lại có những bạn
trẻ lại chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt không đâu mà không tha thiết gì cuộc
sống. Đôi khi chỉ vì bị thất tình hay không đạt được một điều mong muốn
mà họ co mình lại thờ ơ với cuộc sống xung quanh thậm chí nhiều người còn
mù quáng đến độ tìm đến cái chết. Những chuyện như thế ngay chính bản
thân em cũng thấy thật nực cười nhưng không thể không nhắc tới. Theo các
con số thống kê thì các vụ tự tử trong sinh viên xảy ra ngày càng nhiều,
nguyên nhân của các vụ tự tử đó thường là do chuyện tình cảm đổ vỡ. - Từ lOMoAR cPSD| 23022540 12
mối quan hệ giữa vật chất với ý thức em rút ra được một số lời khuyên cho
chính bản thân cũng như cho các bạn sinh viên khác nhằm cải thiện lối sống của bản thân:
❖ Thứ nhất: Bản thân các sinh viên cần phải xác định được các yếu tố khách
quan ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên
con người cần phải ý thức được những vật chất của cuộc sống còn thiếu thốn
để có hành động phù hợp với thực tế khách quan.
❖ Thứ hai: Sinh viên phải phát huy điểm mạnh nhất của mình, đó chính là
tính năng động, sự sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết cấu của ý
thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển
tri thức, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho bản thân, không quá phụ
thuộc vào người khác mà phải tự phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ.
❖ Thứ ba: Sinh viên cần tự ý thức được rằng bản thân mình phải chống lại
bệnh chủ quan duy ý chí cũng như bệnh bảo thủ trì trệ.
❖ Thứ tư: Sinh viên hãy tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không được
phép chủ quan trong mọi tình huống.
❖ Thứ năm: Khi giải thích một hiện tượng xã hội các bạn sinh viên cần phải
tính đến điều kiện vật chất và yếu tố tinh thần, cả điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan.
❖ Thứ sáu: Sinh viên cần đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách quan và hành
động theo các quy luật mang tính khách quan, thể hiện qua một số hành
động như không cúp tiết, tham gia đầy đủ các buổi học, làm theo giảng viên
hướng dẫn và yêu cầu…
TÀI LIỆU, NGUỒN THAM KHẢO
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học
không chuyên lý luận chính trị), NXB chính trị quốc gia sự thật, lOMoAR cPSD| 23022540 13 Hà Nội, 2021, tr.172 - 182
Phạm Kim Oanh https://luathoangphi.vn/moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-
thuc/# Y_nghia_phuong_p hap_luan
Nguyễn Văn Phi https://luathoangphi.vn/moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuclien- he-ban-
than/#Lien_he_ban_than_voi_moi_quan_he_vat_chat_va_y_thuc
Nông Thị Nhung https://luatminhkhue.vn/amp/moi-quan-he-giua-vat-chat-va- y- thuc.aspx
Đinh Thanh Hoa https://hoatieu.vn/bieu-mau/moi-quan-he-bien-chung-giua-vat- chat-
va-y-thuc-y-nghia-va-phuong-phap-luan-170770
Trần Thị Phương Linh https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc- kinh-te-luat-
dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh/triet-hoc/phan-tich-moi-quan-
hegiua-vat-chat-va-y-thuc-van-dung/20803752