Phân tích nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật và rút ra ý nghĩa của phương pháp luận | Bài tập lớn môn Triết học Mác - Lênin
Phát triển là quá trình vận động tư thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, tư chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì thì mới là phát triển. Vận động diễn ra trong không gian và thời gian, nếu thoát ly chúng thì không thể có phát triển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Triết học mác - lênin (LT1011)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47206417
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề bài số 08:“ Phân tích nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng
duy vật và rút ra ý nghĩa của phương pháp luận”
Giảng viên hướng dẫn: Đồng Thị Tuyền
Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Quỳnh Anh – 21011176
Nhóm phó: Lê Hoàng Hải – 21011721
Thành viên nhóm: Nguyễn Thùy Dương – 21010565 Kim
Trường Giang – 21012173 ; Dương Hồng Đức – 21011720
Đinh Thẩm Bình – 21010923 ; Nguyễn Tú Anh – 21011719
Tạ Quang Đức – 21010920 ; Nguyễn Thị Vân Anh – 21012172
Nguyễn Mậu Đạt - 21010563
Lớp: Triết học Mác – Lê-nin_1_2(15.1FS).7_LT Nhóm: 02 Năm học: 2021-2022 MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………..2,3 B. NỘI DUNG
1, Nguyên lý về sự phát triển………………………………………………..3,4
2, Ý nghĩa của phương pháp luận…………………...……………………..4,5
3, Ý nghĩa (lý luận, thực tiễn) và sự vận dụng của sinh viên……….……..5,6
4, Phân tích, chứng minh ba tính chất……………………………………..7,8
C. KẾT LUẬN………………………………………………………………….8
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………..................9 1 A. LỜI NÓI ĐẦU
Phép biện chứng là một khoa học triết học, là một trong những phương
pháp chung nhất giúp con người nhận thức về sự vật, hiện tượng hay nhận
thức về thế giới xét trên nhiều phương diện thì phép biện chứng là một hiện
tượng có ý nghĩa thế giới quan rộng lớn như bản thân triết học lịch sử phép
biện chứng đã được hình thành và phát triển lâu đời có thể nói từ thời cổ đại
khi mà triết học ra đời, đỉnh cao của nó là phép biện chứng duy vật. Phép biện
chứng duy vật là sự kế thừa những giá trị nhận thức tinh hoa của nhân loại từ
xưa cho đến thời điểm nó ra đời, dựa trên truyền thống tư tưởng biện chứng
của nhiều thế kỷ phép biện chứng duy vật đã vạch ra những đặc trưng chung
nhất của biện chứng khách quan, nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự
vận động và phát triển của hệ nhiên, của xã hội loài người và của tư duy công
lao to lớn và vĩ đại của Marx và Ph.Angghen là đã xây dựng cho loài người
một phương pháp nhận thức thế giới khoa học, nó là chìa khóa để giúp con
người nhận thức và chinh phục thế giới. Nắm vững và vận dụng đúng đắn
những nguyên lý, những quy luật cũng như phương pháp luận của phép biện
chứng duy vật là nhân tố cơ bản để hình thành một thế giới quan khoa học.
Việc học tập, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của phép biện chứng
trong lịch sử là một nhu cầu hết sức cần thiết. Nó không những cho phép ta
nắm vững nội dung những nguyên lý, những quy luật, những cặp phạm trù
phản ánh quá trình con người nhận thức thế giới, phản ảnh nguồn gốc của sự
vận động cách thức cũng như khuynh hướng của sự phát triển của mọi sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan của phép biện chứng duy vật mà còn
giúp chúng ta thấu suốt những nguyên tắc, phương pháp luận từ các nguyên
lý, các học thuyết đó. Đồng thời qua đó cũng giúp chúng ta nắm được bức
tranh toàn cảnh, hiểu được nguồn gốc ra đời, sự hình thành và phát triển của
quá trình đấu tranh gay gắt với những tư tưởng của phép siêu hình cũng như 2
phép biện chứng duy tâm để khẳng định vị trí to lớn của nó trong nhận thức
và cải tạo thế giới của con người. Hiện nay nước ta đang tiếp tục thực hiện
công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước việc
nghiên cứu phép biện chứng một cách tường tận, có hệ thống nhất là nắm
vững bản chất của phép biện chứng duy vật càng là một nhu cầu bức thiết để
đổi mới tư duy, điều này đã thôi thúc nhóm tôi đến với đề tài “phân tích
nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng đuy vật và rút ra ý nghĩa phương pháp luận”. B. NỘI DUNG
1. Nguyên lý về sự phát triển
Phát triển là quá trình vận động tư thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn, tư chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là
vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động
nào theo khuynh hướng đi lên thì thì mới là phát triển. Vận động diễn ra trong
không gian và thời gian, nếu thoát ly chúng thì không thể có phát triển. Do vậy,
ở phương Tây trước Cantơ chưa có quan niệm về phát triển, vì trước đó người
ta chỉ mới suy tư về không gian mà chưa đặt vấn đề suy tư sâu về thời gian.
Còn ở phương Đông với văn hoá coi trọng truyền thống, mà Nho giáo là điển
hình, thì quan niệm phát triển không hẳn hướng về tương lai mà thường hướng
về quá khứ. Một xã hội lý tưởng không phải là xã hội sẽ có mà là đã có. Như
vậy, nếu người phương Tây xem vật chất vận động trong thời gian tuyến tính,
thì người phương Đông lại xem vật chất vận động trong thời gian tuần hoàn.
Xét từ cách tiếp cận phương Tây thì phương Đông không có khái niệm “ phát
triển”, mà chỉ có khái niệm “tăng trưởng”. 3
Cần phân biệt hai khái niệm gắn với khái niệm phát triển là tiến hóa và tiến
bộ. Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra theo cách từ từ, và thường là
sự biến đổi hình thức của tồn tại xã hội tư đơn giản đến phức tạp. Thuyết tiến
hóa tập trung giải thích khả năng sống sót và thích ứng của cơ thể xã hội trong
cuộc đấu tranh sinh tồn. Trong khi đó, khái niệm tiến bộ đề cập đến sự phát
triển có giá trị tích cực. Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện
thực trạng xã hội tư chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn so với thời điểm
ban đầu. Trong tiến bộ, khái niệm phát triển đã được lượng hóa thành tiêu chí
cụ thể để đánh giá mức độ trưởng thành của các dân tộc, các lĩnh vực của đời sống con người…
2. Ý nghĩa của phương pháp luận
- Thứ nhất, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ không tách rời
nhau và luôn chuyển hoá cho nhau; do hiện thực được chuẩn bị bằng khả
năng còn khả năng hướng tới sự chuyển hoá thành hiện thực, nên trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực chứ không thể
dựa vào khả năng. Tuy nhiên, vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển
của sự vật, hiện tượng trong tương lai nên khi đề ra kế hoạch, phải tính đến
mọi khả năng để kế hoạch đố sát với thực tiễn. Nhiệm vụ của hoạt dộng nhận
thức là phải xác định được khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng và tìm
ra khả năng ấy trong chính bản thân nó, bởi khả năng này nảy sinh vừa do sự
tác dộng qua lại giữa các mặt bên trong, vừa do sự tác động qua lại giữa sự
vật, hiện tượng với hoàn cảnh bên ngoài.
- Thứ hai, phát triển là quá trình mà trong đó khả năng chuyển hoá thành
hiện thực, còn hiện thực này trong quá trình phát triển của mình lại sinh ra các
khả năng mới, các khả năng mới ấy trong điều kiện thích hợp lại chuyển hoá
thành hiện thực, tạo quá trình vô tận; do vậy, sau khi đã xác định được các 4
khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng, thì mới nên tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng.
- Thứ ba, trong quá trình thực hiện khả năng đã lựa chọn cần chú ý là
trongmột sự vật, hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau, do vậy
cần tính đến mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợp cho từng
trường hợp có thể xảy ra.
- Thứ tư, cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện
tượng có thể tồn tại một số khả năng và ngoài một số khả năng vốn có, thì khi
có điều kiện mới bổ sung, ở sự vật, hiện tượng sẽ xuất hiện thêm một số khả
năng mới dẫn đến sự xuất hiện một sự vật, hiện tượng mới, phức tạp hơn. Bởi
vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải lựa chọn khả năng
trong số hiện có, trước hết là chú ý đến khả năng gần, khả năng tất nhiên vì
chúng dễ chuyển hoá thành hiện thực hơn.
- Thứ năm, khả năng chỉ chuyển hoá thành hiện thực khi có đầy đủ các điều
kiện cần thiết nên cần tạo ra các điều kiện đó để nó chuyển hoá thành hiện
thực. Cần tránh sai lầm, hoặc tuyệt đối hoá vai trò của nhân tố chủ quan, hoặc
cem thường vai trò ấy trong quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực.
3.Ý nghĩa (lý luận và thực tiễn) và sự vận dụng của sinh viên
*Ý nghĩa( lý luận và thực tiễn).
– Không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, hạ thấp vai trò của
lý luận trong lao động, công tác, sản xuất.Nếu không coi trọng vai trò
của lý luận, ta sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa kinh nghiệm.
Nếu không có lý luận, ta sẽ ở vào tình trạng mò mẫm, không phương
hướng, không xác định được các chương trình, kế hoạch khả thi. 5
– Ngược lại, ta không được đề cao vai trò của lý luận đến mức xem
nhẹ thực tiễn, rời vào bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí. Việc xa rời
thực tiễn sẽ đưa đến những chương trình, kế hoạch viển vông, lãng phí
nhiều sức người, sức của.
– Trong sự nghiệp Đổi Mới hiện nay, ta phải không ngừng đổi mới tư
duygắn liền với nắm sâu, bám sát thực tiễn. Chỉ có đổi mới tư duy lý
luận, gắn liền với việc đi sâu, đi sát vào thực tiễn thì mới đề ra đường
đường lối, chủ trương đúng đắn trong việc xây dựng một nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
*Việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập mang ý nghĩa rất
quan trọng, đặc biệt với sinh viên để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân.
Các cá nhân trong học tập phải biết nắm chắc cơ sở lý luận của quan
điểm toàn diện, để từ đó có thể vận dụng một cách sáng tạo, hợp lý. Trong quá
trình học tập cần phải phân biệt các mối liên hệ, phải chú ý đến các mối liên hệ
bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để
hiểu rõ về bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem
lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.
Bên cạnh đó, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định
Ngoài ra, cá nhân cần phải nắm rõ chương trình học và cũng phải thấy rõ
khuynh hướng phát triển của chuyên ngành theo học trong thời gian sau đó, yêu
cầu của xã hội đối với chuyên ngành đang học tập, nghiên cứu là gì? Xã hội
hiện tại và tương lai đòi hỏi những gì, qua đó hoàn thiện bản thân, nâng cao tri
thức cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. 6
4.Phân thích, chứng minh tính chất của nguyên lý về sự phát triển. Mọi
quá trình phát triển đều có ba tính chất chung là tính khách quan,tính phổ
biến và tính đa dạng phong phú. a) Tính khách quan:
Mọi quá trình phát triển trong tự nhiên,xã hội và tư duy đều là những quá
trình diễn ra theo tính tất yếu quy luật của nó:những quá trình biến đổi dần về
lượng tất yếu đến những quá trình biến đổi về chất,quá trình đấu tranh giữa
các mặt đối lập bên trong bản thân sự vật,hiện tượng..
Ví dụ ,quá trình phát sinh một giống lòa mới hoàn toàn diễn ra một cách
khách quan theo quy luật tiến hóa của giới tự nhiên.Con người muốn sáng tạo
một giống loài mới thì cũng phải nhận thức và làm theo quy luật đó. b) Tính phổ biến:
Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở chỗ:phát triển không phải là
đặc tính riêng có của một lĩnh vực nào đó của thế giới,mà trái lại nó là khuynh
hướng vận động được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên,xã hội và tư
duy.Tính phổ biến của sự phát triển còn được thể hiện ở chỗ:một sự vật hiện
tượng đều có thể bao hàm trong nó khả năng của sự phát triển phát sinh từ
chính sự vận động của nó và chịu sự chi phối của nhiều khuynh hướng phát triển khác.
Ví dụ trong giới tự nhiên:đó là sự phát triển từ thế giới vật chất vô cơ đến
hữu cơ;từ vật chất chưa có khả năng cho sự sống đến sự phát sinh các cơ thể
sống và tiến hóa dần lên các cơ thể có cơ cấu sự sống phức tạp hơn-sự tiến
hóa của các giống loài làm phát sinh các giống loài thực vật và động vật mới
đến mức có thể làm phát sinh loài người với các hình thức tổ chức xã hội từ
đơn giản đến trình độ tổ chức cao hơn;cùng với quá trình đó cũng là quá trình
không ngừng phát triển nhận thức của con người từ thấp đến cao... 7
c) Tính đa dạng phong phú:
Tính đa dạng phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ:các lĩnh vực
khác nhau,sự vật khác nhau,điều kiện khác nhau...thì cũng có sự khác nhau ít
hay nhiều về tính chất ,con đường,mô thức,phương thức...của sự phát triển.
Ví dụ,không thể đồng nhất tính chất,phương thức phát triển của giới tự
nhiên và sự phát triển của xã hội loài người.Sự phát triển của giới tự nhiên
thuần túy tuân theo tính tự phát,còn sự phát triển của xã hội loài người lại còn
có thể diễn ra một cách tự giác do có sự tham gia của nhân tố ý thức D. KẾT LUẬN
Tóm lại, thông qua bài chúng ta thấy được rằng Triết học đóng vai trò rất
quan trọng, đặc biệt là nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật
và ý nghĩa phương pháp luận nhóm chúng mình đã trình bày ở trên. Triết học
luôn luôn coi trọng sự vận động và phát triển, có thể nói chúng như là đối tác
của nhau nhưng lại không hề tách rời. Mọi thứ, mọi vật, con người luôn vận
động và phát triển không ngừng, đòi hỏi Triết học cũng như các nhà Triết học
phải thay đổi và phát triển đồng thời sao cho phù hợp với thời đại. Triết học và
sự phát triển sẽ không thể tách rời, chúng sẽ tồn tại song song với nhau, hỗ trợ,
bổ sung cho nhau. Nếu nắm vững được các kiến thức này thì con người sẽ có
những bước đi, những tư duy mới. Bài thuyết trình của nhóm 2 đến đây là kết
thúc, do thời gian có hạn nên còn nhiều thiếu xót, rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ cô và toàn thể các bạn. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
-https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-phep-bien-chung-duy-vat-hoc-thuyet-
vemoi-lien-he-pho-bien-va-su-phat-trien-1367828.html -GT học phần
Triết học MLN (C) Tr 57-Tr150 (trang 100)
-GT học phần Triết học MLN (C) Tr 57-Tr150 (trang 120)
-LUẬT HOÀNG PHI https://luathoangphi.vn/van-dung-nguyen-ly-ve- suphat-trien-trong-hoc-tap/
-Giáo trình Triết học Mác-Lenin:Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý
luận chính trị.(Trang 203) 9