-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trìnhđộ phát triển của lực lượng sản xuất - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trìnhđộ phát triển của lực lượng sản xuất - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Đề bài: Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất. Từ đó làm rõ vai trò của người lao
động trong giai đoạn hiện nay.
Sinh viên thực hiện: Hoàng Tuệ Lam Mã sinh viên: 11223197
Lớp: Quản trị Kinh doanh Quốc tế CLC 64C
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2023 MỤC LỤC LỜI MỞ
ĐẦẦU ......................................................................................................................3
NỘI DUNG ..........................................................................................................................4
Phân tch quy lu t quan h ậ sệ n xuâất phù h ả p v ợ i trình đ ớ phát tri ộ n c ể a l ủ c ự l ng s ượ n xuâất ả Khái ni m ph ệ ng th ươ c s n xuấất, l ứ ả c lự ng s ượ n xuấất, ả quan h s ệ n xuấất ả ……4
1.1. Khái quát chung……………………………………………………4 1.2. Khái ni m quan h ệ s
ệ n xuấất ........................................................... ả ....4 1.3. Khái ni m l ệ c l ự ng s ượ
n xuấất ............................................................ ả 6
TIỂU KẾẾT:……………………………………………………………………………8 2. Quy lu t quan h ậ s ệ n xuấất phù h ả p v ợ i trình đ ớ phát tri ộ n c ể a l ủ c l ự ng s ượ n ả
xuấất……………………………………………………………………………….8
2.1 Tính chấất và trình đ c ộ a L ủ c l ự ng s ượ n xuấất ả
……………………………8 2.2 L c lự ng s ượ n xuấất quy ả ếất đ nh quan h ị s ệ n xuấất ả ………………………9 2.3 S tác đ ự ng ộ tr l ở i c ạ a Quan h ủ s ệ n ả xuấất v i ớ L c l ự ng s ượ n ả
xuấất…………………………………………………………………………………11
2.4 Mốấi quan h thốấng nhấất có kh ệ năng bao hàm s ả chuy ự n hoá thành các m ể t ặ đốấi l p và phá ậ
t sinh mấu thuấẫn…………………………………….12 TI U KẾẾT Ể
:……………………………………………………………………. 13 II. Vai trò c a ng ủ i lao đ ườ ng trong giai ộ đo n hi ạ n nay ệ ..........................14
Khái quát chung ............................................................................................14
Tính đúng đăấn trong quan đi m c ể a C. Mác vếề vai tr ủ ò c a ng ủ i lao đ ườ ng trong l ộ c ự l ng s ượ n xuấất ả
………………………………………………………14 Vai trò c a ng ủ i lao đ ườ ng trong quá trình s ộ n xuấất v ả t chấất………14 ậ
2.2 Các yếấu tốấ nh h ả ng đếấn chấất l ưở ng la đ ượ ng………..14 ộ 1 3. Cu c ộ cách m ng 4.0 ạ
..........................................15 4. Th c ự tr ng c ạ a ng ủ i lao đ ườ ng trong cá ộ ch m ng
ạ 4.0 ...........................16
5. Vai trò của người lao động trong cách mạng công nghiệp 4.0 ....................17
6. Con người cần chuẩn bị gì ?……………………………………………18
TIỂU KẾT:……………………………………………………………18 LỜI
KẾT ..........................................................................................................19 Table of Contents
No table of contents entries found. 2
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực đã và đang gặp rất nhiều khó
khăn khi xây dựng đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng khi bắt tay vào công
cuộc xây dựng đất nước. Để nền kinh tế của một đất nước phát triển thật sự là sự chi
phối bởi rất nhiều yếu tố. Với việc vận dụng chủ động sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin mà điển hình là “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất” là rất cần thiết trong giai đoạn này, sự phù hợp hay mâu
thuẫn trong mối quan hệ đều có tác động rất lớn đến nền kinh tế, giữa chúng tồn tại
mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Và việc xây dựng quan hệ sản xuất phù
hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất luôn là yếu tố tất yếu
của một chế độ xã hội, kinh tế quốc gia.
Như chúng ta đã biết, cả thế giới đang bước những bước chân đầu tiên đến ngưỡng
cửa kỷ nguyên mới – Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hay Công nghiệp 4.0.
Trong bài phát biểu mở đầu phiên đối thoại tại Diễn đàn cấp cao năm 2018, đương
nhiệm Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
từng nhấn mạnh, “Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cơ hội để dân tộc Việt Nam thực
hiện khát vọng phồn vinh kinh tế”. Nền công nghiệp 4.0 đã đem lại cho kinh tế Việt
Nam những cơ hội và lựa chọn chưa từng có. Nhưng bên cạnh những cơ hội tích
cực đó, không thể không nhắc đến rất nhiều khó khăn, thách thức mà nước рhải
đương đầu. Làn sóng phát triển của khoa học công nghệ với tốc độ nhanh như vũ
bão ấy đang gây ra vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay “liệu con người có thất
nghiệp khimáy móc thông minh đang dần thay thế sức lao động con người trong
những hệ thống sản xuất thủ công”. Vậy vai trò của người lao động giờ đây là gì
giữa cơn lốc thay đổi đầy ngoạn mục này và liệu “khát vọng phồn vinh kinh tế” có
được hiện thực hoá hay không thì phụ thuộc hoàn toàn vào chính đường lối của
Đảng và cách vận dụng chúng trong thực tiễn. Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam đã –
đang – sẽ gia nhập vào lực lượng lao động nên có nhận thức sâu sắc về vai trò của
mình trong mắt xích của nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung trong thời
điểm Cách mạng 4.0 để thực hiện mong ước của Hồ Chủ tịch “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 3
Tự hào là một tân sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân, em mong muốn tìm hiểu
thêm Triết học Mác – Lênin; cụ thể hơn là về đề tài: “Phân tích quy luật quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Từ đó, làm rõ
vai trò của người lao động trong cách mạng 4.0.” Những hiểu biết của bản thân
em về đề tài trên sẽ được lý giải rõ ràng hơn trong phần nội dung.
Do lượng kiến thức còn hạn hẹp, em biết rằng bài làm của mình sẽ không tránh khỏi
nhiều điểm hạn chế, thiếu sót, em hi vọng nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I.
Phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
1. Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất 1.1 Khái quát chung
Từ những giai đoạn lịch sử sơ khai nhất, hoạt động sản xuất trong mọi thời kỳ đều
được sinh ra bởi sự hội tụ của nhiều yếu tố. Các yếu tố này đã được phân loại, bóc
tách xuyên suốt quá trình sản xuất. Điều đó góp phần lý giải nguyên nhân của nhiều
hiện tượng, sự việc trong đời sống sản xuất. Từ đó, các yếu tố ấy trở thành những
điểm mốc cơ sở giúp con người tìm ra đường lối phát triển nhằm tối đa hoá hoạt
động sản xuất. Sự kết hợp của những nhân tố trên tạo thành lực lượng sản xuất.
Khi nghiên cứu kĩ càng về hoạt động sản xuất, chúng ta có thể kết luận rằng con
người là một yếu tố then chốt. Việc này khiến mối quan hệ giữa con người với con
người trải dài dọc theo hoạt động sản xuất – tái sản xuất cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn bộ quá trình.
1.2 Khái niệm quan hệ sản xuất
Tuy lực lượng sản xuất là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất, nhưng nếu chỉ duy
nhất lực lượng sản xuất đơn lẻ thì chưa thể diễn ra hoạt động sản xuất hoàn chỉnh
mà còn cần có những quan hệ xã hội đóng vai trò là hình thức xã hội. 4
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
(sản xuất và tái sản xuất)
Gồm ba mối quan hệ kinh tế cơ bản: Quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất; quan hệ
trong tổ chức và quản lý sản xuất; quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
Quan hệ đối với sở hữu tư liệu sản xuất: được thể hiện dưới hai hình thức cơ
bản là sở hữu tư nhân (tư hữu) và sở hữu xã hội (công hữu) về tư liệu sản xuất.
Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất: hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ đối với sở
hữu tư liệu sản xuất bởi giai cấp nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất hơn sẽ là người nắm
vai trò tổ chức và quản lý sản xuất vật chất.
Quan hệ phân phối sản phẩm lao động: phụ thuộc vào quan hệ sở hữu đối với
tư liệu sản xuất bởi chủ thể xã hội nào nắm nhiều tài sản và tư liệu sản xuất thì họ sẽ
có mức tiêu dùng nhiều hơn và đồng thời cũng là người có quyền quyết định sự
phân chia sản phẩm của quá trình sản xuất trong xã hội.
➢ Ví dụ: Trong xã hội nguyên thuỷ, trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém,
công cụ lao động còn thô sơ, lạc hậu nên người nguyên thuỷ buộc phải thực hiện
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Quan hệ tổ chức quản lý sẽ thông qua các công
xã và quan hệ phân phối sản phẩm lao động là sự phân chia bình đẳng cho tất cả các thành viên.
Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác
động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Trong ba mối quan hệ trên, quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết
định hai mối quan hệ còn lại. Bên cạnh đó, quan hệ tư hữu và công hữu có sự khác
nhau về bản chất và đồng thời mang tính đối lập nhau.
Ngoài ra, quan hệ sản xuất là do con người tự quy định nhưng chúng lại mang tính
chất khách quan, không phụ thuộc vào quyết định chủ quan của bất cứ cá nhân hay
tổ chức nào. Do đó, quan hệ sản xuất là vật chất dưới dạng xã hội.
Xu hướng phát triển của quan hệ sản xuất
+ Vào giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất như một bộ phận tự nhiên của quá trình kinh tế nhiều thành phần và
cũng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển sản xuất. Tuy nhiên, duy trì và phát triển kinh tế
tư nhân cũng giúp thu hút được nguồn vốn, nguồn lao động, chuyển giao công nghệ,
…Tất cả các hoạt động này đều nằm dưới sự quản lý của nhà nước xã hội chủ
nghĩa, nhà nước có vai trò quyết định và điều tiết các hình thức sở hữu này để nó
phù hợp với lợi ích của người dân. 5
+ Hình thức quan hệ sản xuất công hữu trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đang
ngày càng phát triển và hoàn thiện. Trước kia, nền kinh tế nước ta chủ yếu vận hành
theo quan hệ sản xuất tư hữu đối với tư liệu sản xuất nhưng trong điều kiện nền
kinh tế thị trường hiện nay, nó đã dần chuyển sang quan hệ công hữu về tư liệu sản
xuất. Tuy có sự thay đổi nhưng hai quan hệ này vẫn có thống nhất với nhau xuyên
suốt nền kinh tế Việt Nam.
1.3 Khái niệm lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, tinh thần tạo thành sức
mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người.
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên bằng khả
năng chinh phục thế giới tự nhiên của con người.
Được cấu thành bởi hai nhân tố: Người lao động và tư liệu sản xuất. Chỉ khi nào
có sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người lao động thì mới là lực lượng sản xuất.
Ví dụ: Người nông dân đứng cạnh chiếc máy cày đã chết thì đó chưa phải là lực
lượng sản xuất. Vì chiếc máy cày đã mất đi khả năng sử dụng không được tính là tư
liệu sản xuất, không thuộc lực lượng sản xuất. Người lao động
+ Con người biết sáng tạo, sử dụng công cụ lao động để sản xuất ra những vật phẩm
phục vụ nhu cầu trong đời sống. Con người là chủ thể chính của quá trình sản xuất,
lao động. Là nhân tố quan trọng nhất, vì suy đến cùng, tư liệu sản xuất là sản phẩm
lao động của con người, hiệu quả sử dụng tư liệu sản xuất do con người quyết định
và trình độ của tư liệu sản xuất cũng do con người quyết định.
+ Khi sản xuất vật chất, con người tích luỹ kinh nghiệm, phát minh và sáng chế
nhiều sản phẩm, công cụ nhằm nâng cao năng suất. Đây là một trong các nguyên
nhân góp phần cải thiện trí tuệ con người qua các giai đoạn lịch sử. Vì vậy, nói rằng
lực lượng sản xuất là nhân tố vừa mang tính sáng tạo, vừa có tính lịch sử là bởi trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục thế giới tự nhiên của con người. - Tư liệu sản xuất 6
Bên cạnh đó, tư liệu sản xuất là nhân tố quan trọng không kém, là cái mà người lao
động – con người sử dụng trong quá trình lao động sản xuất.
+ Gồm: Tư liệu lao động và đối tượng lao động
• Tư liệu lao động là cái mà con người sáng tạo ra.
Gồm: Phương tiện lao động và công cụ lao động.
Phương tiện lao động (hệ thống cơ sở vật chất, nhà xưởng, kho bãi, thiết bị, …)
Công cụ lao động là một tiêu chuẩn để đánh giá, phân biệt, so sánh sự phát triển
giữa các thời đại, giai đoạn lịch sử khác nhau. Công cụ lao động tác dụng trực tiếp
vào đối tượng lao động, quy định trực tiếp vào năng suất lao động. Công cụ lao
động được xem như yếu tố động và cách mạng, luôn được cải tiến, phát triển và là
thước đo cho trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
Ví dụ: Người nông dân cày ruộng bằng con trâu trên một mảnh ruộng thì công cụ
lao động của người nông dân là con trâu.
• Đối tượng lao động bao gồm những vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người
đã tác động và những vật chất được trải qua quá trình lao động sản xuất trở thành sản phẩm.
Ví dụ: Những cái có sẵn trong tự nhiên là đất đai, rừng, biển, khoáng sản, …; những
cái đã qua bàn tay lao động con người là vải, bông, sợi, …
Xu hướng phát triển của lực lượng sản xuất
+ C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “Giai cấp tư sản trong quá trình
thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn
và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của các thế hệ trước kia gộp lại”. Khi lực lượng sản
xuất của giai cấp chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển tới một trình độ xã hội hoá
cao sẽ càng gia tăng mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với
sự kìm hãm, hạn chế của quan hệ sản xuất. Theo dòng lịch sử, ta có thể thấy lịch sử
của nền kinh tế sản xuất thay đổi không gì khác chính là sự ảnh hưởng của lực
lượng sản xuất và đó chính là sự nổi dậy, đấu tranh của lực lượng sản xuất, ví dụ
như giai cấp công nhân, để chống phá lại sự hiện đại hoá của quan hệ sản xuất. Khi nói đếấn s phát tri ự n c a ể l c l ủ n ự g s n ượ xuấất
ả là nhăấc đếấn hai yếấu tốấ khống thể
tách rời: tnh châất và trình độ. Tính chấất c a l ủ c l ự ng ượ s n ảxuấất ph n ả ánh tnh chấất 7 c a ủ cá nhấn, c a ủ t ổ ch c, ứ c a ủ xã hội đó trong vi c ệ s ử d ng ụ lao đ ng. ộ Trình đ ộ c a ủ l c l ự ng ượ s n xuấất là ả đếề c p ậ đếấn kh năng ả , kinh nghi m ệ và s phát tri ự n ể c a ủ ng i ườ lao đ ng ộ và t li ư u ệ s n ả xuấất, nh ng ữ ng ứ d ng ụ khoa h c ọ cống ngh ệ hi n ệ đ i ạ và đ c ặ bi t ệlà s phấn ự chia lao đ ng ộ trong xã h i. M ộ t ộl c ự l ng
ượ s nả xuấất phát tri n ể là l c ự l ng s ượ n xuấất t ả ấn tếấn và t n d ậ ng đ ụ
c tốất nhấất nguốền l ượ c ự và kh năng c ả a nó đ ủ ể nấng cao chấất l ng và s ượ n l ả ng s ượ n ph ả m ẩ đ c s ượ n xuấất r ả a trong xã h i đó. ộ V i ớ sự phát tri n ể v t ượ b c ậ c a ủ th i ờ đ i ạ cống nghệ hi n ệ đ i ạ hi n ệ nay thì khoa h c ọ tr thành ở l c l ự ng ượ s n x
ả uấất chính dấền thay thếấ lao đ ng ộ chấn tay và trong t ng ươ lai là thay thếấ con ng i. ườ Trong khi đó, l c ự l ng ượ s n ả xuấất th i ờ x a ư gấền như hoàn toàn là s c ng ứ i v ườ i trình đ ớ văn h ộ oá h n chếấ. Nghiến c ạ u v ứ
ếề quá trình này, C.Mác t ng ừ kh ng ẳ đ nh: ị “Tri th c x ứã h i ph ộ biếấ
ổ n đã chuy nể hoá đếấn m c ứ đ ộ nào thành l c l ự ng ượ s n xuấất tr ả c tếấp” ự
. Khoa h c đã giúp cho kho ọ ng cách t ả nghiến c ừ u đếấn ứ ng ứ d ng ụ đ c rút ượ ngăấn h n ơ đốềng th i
ờnấng cao năng suấất và l ng ượ c a ủ c i ả dư th a tr ừ ong xã h i tăng nhanh. ộ TIỂU KẾT:
Từ đây, ta thấy được rằng, khi xét về phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất chặt chẽ, gắn liền, đan xen nhau.
Sự tác động giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu thị quy luật chung chi
phối sự vận động và phát triển của các nền kinh tế tại mỗi thời điểm lịch sử nói
riêng và toàn bộ lịch sử xã hội của loài người nói chung.
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được xem là hai khía cạnh của phương
thức sản xuất, giữa chúng tồn tại mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Chúng
phụ thuộc và tác động lẫn nhau tạo thành quy luật xã hội cơ bản của lịch sử loài
người. Quy luật thể hiện động lực và xu thế phát triển của lịch sử.
C.Mác từng viết: “Trong sự sản xuất của xã hội ra đời sống của mình, con người có
những quan hệ nhất định, tất yếu, không phụ thuộc vào ý muốn của họ - tức những
quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định
của các lực lượng sản xuất vật chất của họ”.
2.1.1 Tính châất và trình đ c ộ a L ủ c l ự ng s ượ n xuâấ ả t. 8 Tính châất c a ủ l c ự l ng ượ s n
ả xuâất là tnh chấất c a ủ t li ư u ệ s nả xuấất và c a ủ ng i ườ lao đ ng. Có tnh cá th ộ ho ể c xã h ặ i, th ộ hi ể n ệ s đòi h ự i trong nếền s ỏ n xuấất. ả Trình đ ộc a ủ l c l ự ng ượ s n ả xuâất đ c ượ thể hi n ệ qua trình đ
ộ chuyến mốn, kyẫ năng lao đ ng c ộ a con ng ủ i, s ườ phát tri ự n c ể a ủ các cống c lao đ ụ ộng, trình đ phấn cống ộ lao đ ng và t ộ ch ổ c qu ứ n lí lao đ ả ng x ộ ã h i, quy mố c ộ a nếền s ủ n xuấất ả .
Tính chấất và trình đ cộ a l ủ c lự ng ượ s n xuấất ả quyếất đ nh ị s r ự a đ i ờ và phát tri n ể c a ủ quan h s
ệ n xuấất, hình thành quan h ả ch ệ ặt chẽẫ gi a ng ữ i lao đ ườ ng v ộ i nhau. ớ
2.1.2 Mốấi quan h thốấng nhâất bi ệ n ch ệ ng, trong đó l ứ c l ự ng ượ s n xuâất ả quyếất đ nh quan h ị s ệ n xuâất ả
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất
biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản
xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Như đã giải thích, ta biết rằng, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ
bản, tất yếu của quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội trong khi
lực lượng sản xuất lại là nội dung vật chất của quá trình sản xuất. Nếu như lực
lượng sản xuất là khung xương sống của hoạt động sản xuất, quan hệ xã hội chính
là những khớp nối những khung xương này.
Trong đời sống hiện thực, không có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để
tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên nào lại có thể diễn
ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định. Và ngược lại, cũng không có quá
trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản
xuất không có nội dung vật chất của nó.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau,
thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến, diễn ra trong mọi quá trình
sản xuất hiện thực của xã hội.
Tương đương với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng đòi hỏi
phải có quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ đó trên cả ba phương diện: -
Sở hữu tư liệu sản xuất -
Tổ chức – quản lý quá trình sản xuất -
Phân phối kết quả của quá trình sản xuất
Chỉ khi đó lực lượng sản xuất mới được duy trì, khai thác – sử dụng và không
ngừng phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy
trì, khai thác – sử dụng và phát triển trong một hình thức kinh tế - xã hội nhất định. 9
Biện chứng vốn có giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là khách quan do
quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở
từng giai đoạn lịch sử nhất định. Đó là do thuộc tính khác nhau của lực lượng sản
xuất – nội dung vật chất và quan hệ sản xuất – hình thức xã hội của quá trình lao
động sản xuất. Tức là, chính trình độ của lực lượng sản xuất đã quy định tính chất
của lực lượng sản xuất. Điều này được biểu hiện rõ nét nhất trong sự phân công lao động trong một xã hội.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất trong mối quan hệ biện chứng này.
Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất cũng đặc biệt tác động tới sự thay
đổi của quan hệ sản xuất, chủ yếu là do tính cách mạng trong sự phát triển của công
cụ lao động, do vai trò chủ thể hàng đầu của người lao động trong quá trình sản xuất
và do tính kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong suốt tiến
trình lịch sử. Con người muốn giảm nhẹ sức lao động thì luôn cần tạo ra công cụ lao
động mới, thay thế sức người, dần dần sẽ chuyển hoá sang kiểu quan hệ sản xuất
khác phù hợp hơn. Khi nói đến sự phát triển của lực lượng sản xuất là nhắc đến sự
phát triển của công cụ lao động (thủ công, cơ khí, công nghiệp hiện đại,…), trình độ
của người lao động (kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ, …).
Trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị”, C.Mác đã từng viết:
“Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ
nhất định, tất yếu không phụ thuộc ý muốn của họ, tức những quan hệ sản xuất.
Những quy luật này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng
sản xuất”. Quan niệm này đã được các nhà nghiên cứu triết học chứng minh nhưng
trước hết chúng ta cần phả hiểu rõ như thế nào là “sự phù hợp”. Phù hợp là sự cân
bằng, thống nhất giữa các mặt đối lập, là xu hướng mà những dao động không cân
bằng sẽ đạt tới. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là một nhu cầu tất yếu, đòi hỏi khách quan của nền kinh tế sản xuất.
Khi một phương thức sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất nhưng lực lượng sản xuất luôn luôn được con
người cải tiến nên dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất. Và đây chính là sự
không phù hợp tất yếu đòi hỏi phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằng một
quan hệ sản xuất mới. C.Mác đã từng nêu lên quan điểm của mình về sự phát triển
của lực lượng sản xuất ảnh hưởng tới sự thay đổi của quan hệ sản xuất: “Những
quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được
những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình,
và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi
tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có
lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”.
Khi công cụ sản xuất còn thô sơ, con người chỉ biết săn bắt hái lượm, vì muốn duy
trì sự sống và đảm bảo an toàn buộc họ phải sống theo chế độ công xã, hoạt động
sản xuất theo bầy đàn, theo cộng đồng, do đó mà quan hệ sản xuất lúc này dựa trên 10
chế độ công xã nguyên thuỷ. Dần dần, vì sự tồn tại và phát triển mà con người cần
phải sáng tạo và cho ra đời thêm nhiều các công cụ lao động mới tân tiến hơn. Sự
chuyển biến từ thời kì đồ đá sang sự xuất hiện của các công cụ bằng kim loại, con
người đã biết trồng trọt, tự cung tự cấp mà chuyển sang sản xuất theo hộ gia đình.
Từ đó, sự thặng dư về của cải vật chất trong xã hội ngày càng lớn do đó mà quan hệ
sản xuất theo chế độ công xã nguyên thuỷ đã được thay thế bằng quan hệ sản xuất
dựa trên chế độ tư hữu chủ nô. Theo thời gian, con người tiếp tục phát triển, đất đai
được khai hoang nhiều hơn, hàng hoá dần được buôn bán mở rộng, máy móc đang
dần xuất hiện vì vậy mà quan hệ sản xuất lúc bấy giờ không còn phù hợp với trình
độ năng lực của lực lượng sản xuất nữa, tất yếu quan hệ sản xuất mới dựa trên chế
độ tư hữu địa chủ ra đời. Khi máy móc ra đời và phát triển, người lao động không
còn là nông dân nữa mà dần chuyển sang làm công nhân trong các nhà máy, xí
nghiệp, xã hội đã có sự phân công lao động rõ rệt thì một lần nữa quan hệ sản xuất
cũ bị xoá bỏ mà thay thế bằng quan hệ sản xuất dự trên chế độ tư bản chủ nghĩa.
Chính quan hệ sản xuất này đã đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất lên cao hộ,
tính chuyên môn hoá sâu, trình độ văn hoá cao tất yếu tạo nên sự mâu thuẫn với
quan hệ sản xuất cũ và đòi hỏi sự xuất hiện của một quy luật quan hệ sản xuất mới. 2.3 S tác đ ự ng tr ộ l ở i c ạ a quan h ủ s
ệ n xuâất đốấi v ả i l ớ c l ự ng s ượ n ả xuâất
Trong sự phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, một mặt, quan hệ
sản xuất luôn được quy định bởi lực lượng sản xuất. Mặt khác, bản thân quan hệ sản
xuất cũng có tính độc lập thể hiện qua khả năng tác động trở lại với sự vận động của lực lượng sản xuất.
Quan hệ xã hội tác động vào lực lượng sản xuất theo hai chiều hướng: -
Thứ nhất, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất sẽ tạo điều kiện thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển với sự ra đời của các
công cụ lao động mới, trình độ người lao động được nâng cao, thành tựu khoa
học công nghệ được ứng dụng một cách tối đa, ngày càng nhiều các nghiên cứu
thành công, nâng cao hiệuq ủa sản xuất.
Ví dụ: Sự ra đời của các nhà máy, xí nghiệp giúp nâng cao hiệu quả, giảm bớt thời
gian và chi phí sản xuất. -
Nhưng trái lại, nếu quan hệ sản xuất lạc hậu, chậm phát triển hoặc quan hệ sản
xuất vượt quá xa trình độ lực lượng sản xuấtsẽ kìm hãm sự phát triển thậm chí là
ngăn cản sự tiến bộ của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên sự kìm hãm này không tác
động lên toàn bộ nền sản xuất àm chỉ ảnh hưởng trong một phạm vi nhất định.
Điều này khiến cho mặc dù lực lượng lao động về khía cạnh công cụ lao động có
thể được nâng cao phát triển nhưng người lao động chưa tìm được quan hệ sản
xuất phù hợp, chưa có khả năng chuyên môn hoá cao để tiếp cận các thiết bị,
máy móc nhằm nâng cao năng suất. 11
➢ Ví dụ: Sự cải tạo mang tính chiến dịch về việc ứng dụng công nghệ trong sản
xuất diễn ra quá nhanh trong khi chất lượng, trình độ lao động của người lao động
mặt bằng chung chưa thể được cải thiện với tốc độ tương đương để đáp ứng.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
nhu cầu tất yếu của xã hội trong suốt chiều dài lịch sử của nền kinh tế sản xuất. Sự
tác động biện chứng của quan hệ xã hội lên lực lượng sản xuất làm cho lịch sử xã
hội loài người tạo nên sự kế thừa, là cơ sở để các quan hệ mới kế tiếp và phát huy.
Trạng thái mâu thuẫn của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất không tự động
diễn ra mà đòi hỏi sự nhận thức cao và tính tự giác vận dụng quy luật ấy. Sự mâu
thuẫn này xảy ra từ phù hợp đến không phù hợp rồi phát triển đến sự phù hợp ở một
mức độ khác cao hơn. C.Mác từng khẳng định: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó
của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ
sản xuất hiện có, hay - đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó -
mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản
xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất,
những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó
bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”.
2.4 Mốấi quan h thốấng ệ nhâất có kh năng ả bao hàm s chuy ự n ể hoá thành các m t đốấi l ặ p và phát sinh mâu t ậ huâẫn
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất
có bao hàm khả năng chuyển hoá thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế - xã hội nhất định, lực
lượng sản xuất của xã hội sẽ được bảo tồn, khai thác – sử dụng và phát triển liên tục
trong quá trình sản xuất, tái sản xuất. Chính sự phát triển không ngừng nghỉ của lực
lượng sản xuất qua các trình độ khác nhau đã quy định và làm thay đổi quan hệ sản
xuất sao cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ấy.
Vì công cụ lao động trong lực lượng sản xuất là yếu tố động, luôn được con người
cải tiến nên khi một phương thức sản xuất mới ra đời, quan hệ sản xuất chưa bắt kịp
trình độ phát triển của lực lượng lao động dẫn đến sự mâu thuẫn trong mối quan hệ này.
Những quan hệ sản xuất này từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự
phát triển của lực lượng sản xuất đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát
triển đó. Lúc này, những đòi hỏi khách quan tạo ra mâu thuẫn và xuất hiện nhu cầu
thiết lập lại mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất; nói cách khác
là khiến quan hệ sản xuất cũ dần bị thay thế bởi một quan hệ sản xuất mới.
Ví dụ: Khi lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, công cụ lao động thô sơ là đồ đá,
cung tên,… người lao động chỉ biết săn bắt, hái lượm, nếu muốn duy trì sự tồn tại,
con người buộc phải sống thành bầy đàn, sản xuất theo cộng đồng để bảo đảm sự 12
sống cho nhau. Mối quan hệ sản xuất này là quan hệ dựa trên chế độ cộng sản nguyên thuỷ.
Sau này, khi loài người bắt đầu biết trồng trọt, chăn nuôi, hoạt động sản xuất được
cá nhân hoá, sản xuất theo hộ gia đình và dần có hàng hoá thặng dư, quan hệ sản
xuất tại chế độ cộng sản nguyên thuỷ không còn phù hợp và tự tan rã bởi sự thay thế
của quan hệ sản xuất mới dựa trên chế độ tư hữu chủ nô.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là sự
phù hợp trong mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất là nội dung thường
xuyên biến đổi – động với quan hệ sản xuất là hình thức xã hội ổn định – tĩnh.
Khi lực lượng sản xuất phát triển tới một giai đoạn nhất định, và những quan hệ sản
xuất thay đổi vai trò từ hình thức phát triển của lực lượng sản xuất thành “xiềng
xích” của các lực lượng sản xuất thì sẽ xảy ra những cuộc cách mạng xã hội với
mục đích thay đổi phương thức sản xuất.Dưới sự tác động nội tại của phương thức
sản xuất, quan hệ sản xuất cũ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới. Đồng nghĩa
với việc phương thức sản xuất cũ bị thế chỗ bởi một phương thức sản xuất khác tiến
bộ hơn nhờ những cuộc cách mạng xã hội.Từ đó, quan hệ sản xuất mới phù hợp với
nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và giúp mối quan hệ giữa chúng tiếp tục
được khai thác, thúc đẩy tích cực.
Ví dụ: Năm 1985 trở về trước, nước ta thực hiện và xây dựng đất nước trong nền
kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp. Nhưng sang đến năm 1986, đất nước đổi mới
và phát triển đòi hỏi cuộc cách mạng xã hội để thay đổi cơ chế đó và nền kinh tế thị trường đã ra đời.
Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những
khác biệt và đối lập, xung đột. Từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được
giải quyết theo nguyên tắc “Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất”. Đồng thời tuân theo quy luật “Từ những thay đổi về lượng
thành những thay đổi về chất và ngược lại” và quy luật “Phủ định của phủ định”
khiến quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến,
tuần tự lại có tính nhảy vọt, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao.
Mâu thuẫn cùng sự vận động của mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất là nội dung cơ bản của “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất”. Sự tác động của quy luật đó tạo nên động lực với
sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất, hoạt động sản xuất vật chất và
toàn bộ đời sống xã hội. TIỂU KẾT:
Như vậy, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo tính tất
yếu khách quan với lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định quan hệ sản xuất. Nó 13
cũng bao hàm khả năng chuyển hoá thành các mặt đối lập, sinh ra mâu thuẫn tại
thời điểm lực lượng sản xuất phát triển tới một giai đoạn nhất định xung đột với
quan hệ sản xuất gây ra mâu thuẫn gay gắt, dẫn đến việc phá vỡ quan hệ sản xuất –
phương thức sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất – phương thức sản xuất mới phù hợp hơn.
Sự thay đổi ấy thường được xảy ra trong xã hội thông qua cách mạng xã hội. Và
chính nhờ vào việc phương thức sản xuất luôn vận động khiến xã hội liên tục được
phát triển từ hình thái này sang một hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn.
II. Vai trò của người lao động trong cách mạng 4.0 1. Khái quát chung
Sự phát triển của xã hội bắt nguồn từ việc lực lượng sản xuất tạo ra dư thừa cho xã
hội. Triết học Mác – Lênin đã dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu về
điều này và làm rõ mối quan hệ giữa người lao động và tư liệu sản xuất.
Trước sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, thế giới đã chứng kiến
những bước nhảy vọt của cách mạng khoa học. Có nhiều ý kiến cho rằng công nghệ
hiện đại dần thay thế vị trí trung tâm và vai trò của người lao động trong lực lượng
sản xuất. Dưới lăng kính của Triết học Mác – Lênin, vai trò của nhân tố người lao
động lại luôn được đề cao trong lực lượng sản xuất.
Vậy sau gần hai thế kỷ kể từ khi Triết học Mác – Lênin ra đời, người lao động có
vai trò như thế nào ở thời đại này – thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0?
2. Tính đúng đắn trong quan điểm về vai trò của nhân tố người lao động
trong lực lượng sản xuất
2.1 Vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất vật chất
Chính trong quá trình lao động, con người đã bộc lộ bản chất của mình và thể hiện
vai trò động lực của sự phát triển sản xuất xã hội. Theo Triết học Mác – Lênin,
trong mọi phương thức sản xuất, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm và giữ vai
trò quyết định với công cụ lao động và đối tượng lao động.
Con người tạo ra công cụ lao động, đưa ra kế hoạch, lựa chọn phương pháp và sử
dụng công cụ lao động để tạo ra vật chất. Tư liệu lao động dù có dồi dào và giàu có
đến đâu nếu thiếu đi trí tuệ, bàn tay của con người thì không thể phát huy tác dụng
hay trở thành lực lượng sản xuất của xã hội. Do đó, mọi sự tiến bộ của xã hội tới từ
lực lượng sản xuất, bắt nguồn từ chính người lao động. Nguồn lực của con người là
tổng thể yếu tố thuộc về vật chất, tinh thần, đạo đức, tri thức, địa vị, phẩm chất,… 14
tạo thành năng lực của con người, của cộng đồng. Năng lực đó khi được phát huy sẽ
góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động Chấất l ng ượ lao đ ng ộ b nh ị ả h ng ưở ch yếấu ủ b i
ởhai nhấn tốấ gốềm trình độ nh n ậ th c
ứ và điếều ki n s ệ ức khoẻ c a ng ủ i lao đ ườ ng. ộ Trình đ nh ộ n th ậ c c ứ a ng ủ i lao ườ đ ng ộ c a con ủ ng i đ ườ c quyếất ượ đ nh ị b i ởchấất l ng ượ giáo d c
ụ và đào t oạ – điếều đóng vai trò quan tr ng ọ nhấất trong vi c ệ khai thác tếềm năng ng i ườlao đ ng. ộ Tri th c, ứ kiếấn th c ứ c a ủ con ng i ườ khống ng ng ừ đ c ượ
định hướng và trau dốềi b i các ở yếấu tốấ ngo i ạ c nh ả tác đ ng ộ tr c ự tếấp ngay từ khi sinh ra. Nh ng yếấu ữ tốấ này là mối tr ng sốấng ườ , điếều ki n sốấng, ệ hoàn c nh ả sốấng c a ủ m t cá ộ
nhân. Bởi vậy, chất lượng lao động chỉ được nâng cao khi trình độ nhận thức
của toàn xã hội được cải thiện. Và điều đó, quy trở về, lại đến từ sự tự giáo dục của
mỗi cá nhân và sự giáo dục của gia đình, xã hội với các thế hệ mới.
Điều kiện sức khoẻ cũng là nguyên tố trực tiếp tác động lên chất lượng lao động.
Sức khoẻ con người bao gồm sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ thể chất. Chỉ khi hai
yếu tố sức khoẻ này được duy trì ổn định, giúp người lao động luôn ở trạng thái làm
việc tốt nhất, hiệu quả lao động mới được đảm bảo.
3 Cuộc cách mạng 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn được gọi là Cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số cùng với sự trợ giúp của Internet vạn vật.
Cuộc cách mạng này cung cấp một cách tiếp cận mới và toàn diện hơn cho nền
sản xuất, cho phép các chủ doanh nghiệp kiểm soát một cách tốt nhất mọi khía
cạnh hoạt động trong nền sản xuất của họ, tận dụng dữ liệu tức thời để tăng
năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế rủi ro. Không chỉ vậy mà
cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư còn tạo ra một kỷ nguyên mới của các
phát minh vượt xa trí tưởng tượng của con người, đưa nhiều nghiên cứu đến gần
với sản xuất, ứng dụng. Một loạt những sản phẩm thông minh, chuỗi cung ứng
linh hoạt ra đời làm cho hệ thống sản xuất và dịch vụ đáp ứng một cách tối đa
nhu cầu của người tiêu dùng
• Ví dụ: Trí tuệ nhân tạo AI trở nên phổ biến hơn đã giúp các nhà lãnh đạo giải
quyết được một phần nhu cầu về nhân lực. Trong lĩnh vực Marketing, công
nghệ AI giúp phân tích dữ liệu khách hàng và lưu trữ một cách thông minh đồng 15
thời từ đó đưa ra các gợi ý phù hợp cho người tiêu dùng. Điều này vừa giúp
người tiêu dùng tiết kiệm thời gian vừa giúp các doanh nghiệp tiếp cận được các khách hàng tiềm năng.
Cuộc cách mạng 4.0 mang khả năng mở rộng và thích ứng cao, mang đến cho
các nhà sản xuất khả năng linh hoạt và co giãn để phù hợp với sự biến đổi của
môi trường và xã hội trong mọi hoàn cảnh.
Đặc điểm nổi bật nhất trong khoảng thời gian khởi đầu của kỷ nguyên 4.0 là
việc máy móc, thiết bị hiện đại được đưa vào thay thế con người trong các khâu
sản xuất vốn từng được vận hành bởi sức người. Điều này khiến chuỗi cung
ứng, hệ thống sản xuất và dịch vụ đáp ứng được với số lượng lớn, chất lượng
cao. Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học công nghệ, con người cũng cần
phải thay đổi liên tục để có thể bắt kịp và hoà nhập vào cuộc cách mạng mang tính thời đại ấy.
4. Thực trạng của người lao động trong cách mạng 4.0
Được ví như cơn lốc, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về
công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực theo cấp số nhân với phạm vi vô cùng lớn đòi
hỏi các quốc gia cần chuẩn bị sẵn tâm thế chủ động trước mọi biến đổi mạnh mẽ
của kỷ nguyên mới này. Cuộc cách mạng mang đến cả cơ hội lẫn thách thức đối với
sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, đặc biệt tác động đến sự phát triển của lực
lượng người lao động. Giúp mở rộng và đa dạng hoá các hành thức sản xuất và
quản lý con người, giúp con người tiếp cận một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn
với sự trợ giúp của Internet, hệ thống thông tin trực tuyến, mạng xã hội,…
Không chỉ vậy, nó còn giúp giải phóng sức lao động của con người, nâng cao năng
suất và hiệu quả lao động, tuy nhiên song hành với đó là đẩy hàng triệu nhân công
vào tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó, sự hiện đại hoá – công nghiệp hoá cũng
khiến nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất đến với nguy cơ bị xoá sổ khi nó được
thay thế bằng những sản phẩm tân tiến hay kỹ thuật công nghệ phát triển hơn.
• Ví dụ: Vào năm 1998, hãng máy ảnh Kodak đã tuyển dụng khoảng 170.000 người
lao động, chiếm 85% thị trường giấy ảnh trên thế giới nhưng hiện nay, lĩnh vực này
đã không còn hoạt động bởi có sự xuất hiện của những máy móc hiện đại và sản phẩm thay thế.
Như vậy, những doanh nghiệp cũng cần phải có sự dự đoán và chuẩn bị trước cho
những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Theo khảo sát của Viện phát triển Doanh
nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) và Viện phát triển sức khoẻ
cộng đồng Ánh sáng (LIGHT) được trình bày, có tới 42,7% doanh nghiệp tham gia
khảo sát chưa có chuẩn bị gì về lực lượng lao động cho cách mạng 4.0; trong khi đó
chỉ có 6% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã có kế hoạch và đang triển khai có kết quả. 16
Song song với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật – khoa học – công nghệ, cuộc
cách mạng đã tạo ra việc làm cho một số ngành như: thương mại điện tử, chuỗi
cung ứng hàng hoá, kinh doanh trực tuyến… Tuy nhiên nó cũng đe doạ đến những
lao động có trình độ văn hoá thấp hay những lao động làm công việc lặp đi lặp lại,
có thể tay thế bằng robot hoặc máy móc. Thẽo d báo c ự a T ủ ch ổ c Lao đ ứ
ng Quốấc tếấ năm 2019, tro ộ ng 10 năm t i ớ Vi t Nam sẽẫ ph ệ i ả đốấi m t v
ặ i sớ thay thếấ lao đ ự ng do s ộ ự ng d ứ ng m ụ nh mẽẫ c ạ a cống ngh ủ sốấ vào s ệ n ả
xuấất. Có t i 70% sốấ vi ớ c làm ệ m ở ức r i ro cao v ủ
à điếều này đòi h i các doanh nghi ỏ p cấền ệ ph i có s ả ự thích ứng nhanh chóng.
5. Vai trò của người lao động trong cách mạng công nghiệp 4.0
Sức lực của người lao động được tận dụng tối đa trong thời kỳ sản xuất thủ công.
Khi chuyển sang thời kỳ sản xuất công nghiệp cơ khí, máy móc thay thế con người
trong một vài khâu sản xuất thủ công trong những dây chuyền đơn giản. Các hoạt
động vẫn dựa vào sức người để vận hành. Tuy nhiên, Cách mạng 4.0 đã phát triển
công nghệ hiện đại với những dây chuyền tự động hoá có khả năng thâm nhập vào
hầu hết các lĩnh vực sản xuất cũng như trong đời sống.
Có ý kiến cho rằng, con người đang mất đi vị thế vốn có trong toàn tiến trình lịch
sử trước đây đối với lực lượng sản xuất trong hoạt động sản xuất. Vậy chỗ đứng nào
dành cho con người khi mà những cỗ máy thông minh đang dần thay thế, thậm chí
trong một tương lai không xa, thay thế hoàn toàn người lao động trong hoạt động
sản xuất vốn dĩ được thực hiện bởi sức người?
Theo lý thuyết “Tính đúng đắn trong quan điểm về vai trò của nhân tố người lao
động trong lực lượng sản xuất” của Triết học Mác – Lênin, con người luôn đứng ở
vị trí trung tâm và giữ vai trò quyết định với công cụ lao động và đối tượng lao động.
Do đó, để lý giải cho nghi vấn trên, về thực chất, dù là thô sơ như cuốc, xẻng,…
trong quá khứ hay khoa học, công nghệ tân tiến như người máy, máy móc dây
chuyền tự động, … hiện nay thì đều là công cụ lao động phục vụ trong quá trình sản
xuất. Tức là, khoa học, kĩ thuật, công nghệ cao cấp đến mấy cũng chỉ là sản phẩm
của quá trình nhận thức, sản phẩm của sự phát triển trí tuệ của nhân loại. Khoa học,
công nghệ vẫn là công cụ phục vụ mục đích sản xuất của con người. Mọi khuynh
hướng, tốc độ phát triển của khoa học, công nghệ đều tới từ quyết định của con
người. Nếu không có bàn tay, khối óc của con người, những cỗ máy hiện đại, công
nghệ vượt trội cũng chẳng thể phát triển, hoạt động, phát huy tác dụng của chúng.
Chúng đều phụ thuộc hoàn toàn vào những ý tưởng do con người nghĩ ra, những
chương trình phức tạp mà con người lập trình, những thông tin do con người cài đặt
và những quy trình giám sát chặt chẽ trong khâu vận hành do con người xây dựng, điều khiển. 17
Con người giờ đây đóng vai trò duy trì và phát triển khoa học, công nghệ hướng tới
tối ưu hoá tuyệt đối công dụng của những cỗ máy thông minh. Hiểu theo cách khác,
ở thời đại này, con người dần tiến tới việc không trực tiếp tham gia vào công đoạn
sản xuất thủ công, mà nâng lên một cấp độ khác – gián tiếp điều khiển, giám sát,
sửa chữa, cải thiện những máy móc, thiết bị tự động trong quy trình sản xuất vật chất, tạo ra sản phẩm.
Chính vì thế, tuy chúng ta có thể khẳng định công nghệ đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ
đại trong tiến trình tiến hoá của nhân loại, cụ thể hơn là sự phát triển của lực lượng
sản xuất trong hoạt động sản xuất vật chất nhưng chắc chắn chúng ta không thể phủ
nhận một thực tế hiển nhiên rằng khoa học chưa từng và sẽ không bao giờ có thể trở
thành một yếu tố độc lập, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
6. Con người cần làm gì trong thời đại hiện nay?
Trong thời kỳ công nghệ phát triển thịnh vượng hiện nay sự kết hợp giữa Internet và
Trí tuệ nhân tạo đã trí tuệ hoá máy móc, biến những cỗ máy vô tri, vô giác có khả
năng phản ứng, phân tích, giải quyết vấn đề như con người, thậm chí với độ chính
xác còn tinh vi hơn rất nhiều so với con người. Thế thì con người phải làm gì ở thời
đại này để tiếp tục sứ mệnh phát triển lực lượng sản xuất, tối đa hoá năng suất và
cải thiện hoạt động sản xuất?
Có thể khẳng định rằng, với sự tham gia của công nghệ, người lao động không còn
cần sử dụng quá nhiều tới sức mạnh cơ bắp như những thời kì trước đây. Thứ ưu
tiên hơn cả ở thời đại này chính là những sản phẩm được kết tinh bởi lao động trí
tuệ do con người làm chủ. Nhờ khoa học, chính những hàng hoá vật chất hiện nay
cũng đã thay đổi tỷ trọng về thành phần của tổng giá trị. Phần lớn, hàng hoá giờ đây
không còn phụ thuộc vào yếu tố đầu vào là nguyên liệu sản xuất hay sức lực con
người nữa mà phụ thuộc nhiều hơn vào hàm lượng tri thức của người lao động.
Điều này nói lên một điểm sáng mới trong quan điểm của Triết học Mác – Lênin
rằng, để thích nghi với nền sản xuất hiện đại, người lao động rất cần tới kiến thức.
Và tri thức con người trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong quá trình vật
chất. Giáo dục tri thức, kích thích sáng tạo cho thế hệ trẻ để nâng cao nền tảng tư
duy, nhận thức của mặt bằng chung trí tuệ nhân loại buộc phải đưa lên thành ưu tiên
hàng đầu nhằm thích nghi tối đa với sự đi lên của hoạt động sản xuất vật chất toàn cầu ngày nay.
Xét theo hai yếu tố chi phối chất lượng lao động mạnh mẽ nhất là Trình độ nhận
thức và Điều kiện sức khoẻ của người lao động, tuy rằng việc giáo dục nhận thức
được ưu tiên để con người tiếp cận, ứng dụng tri thức trong lao động, đời sống,
chúng ta cũng đồng thời phải nâng cao điều kiện sức khoẻ cả về khía cạnh thể xác
và tinh thần. Nếu bất cứ yếu tố nào bị bỏ mặc sẽ dẫn tới sự mất cân bằng và hiệu 18
quả sản xuất sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Trên diện rộng, điều này có thể gây ra nhiều
vấn đề về thiếu hụt vật chất. TIỂU KẾT
Dù ở bất cứ thời đại nào, có một sự thật luôn đúng rằng con người vẫn là nhân tố
đóng vai trò quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Dù quan trọng, khoa
học – công nghệ vẫn chỉ là công cụ lao động phục vụ mục đích sản xuất của con người.
Để có thể tiếp tục phát triển, cải thiện hoạt động sản xuất ở thời đại Cách mạng
Công nghiệp 4.0, con người cần ưu tiên việc trau dồi tri thức, nhận thức, cùng với
đó đảm bảo duy trì điều kiện sức khoẻ ở mức ổn định, lý tưởng để tối đa hiệu quả lao động. KẾT LUẬN
“ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất”, hai yếu tố quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt đối lập có sự
thống nhất chặt chẽ, luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Dù lực lượng sản xuất
được cấu thành từ nhiều nhân tố nhưng người lao động vẫn luôn giữ vị trí trung
tâm, là chủ thể của mọi hoạt động sản xuất của cải vật chất.
Sức mạnh cơ bắp trong kỷ nguyên cách mạng công. nghiệp lần thứ tư không còn
chiếm ưu thế trong quá trình sản xuất nữa mà thay vào đó là trí tuệ, năng lực của
con người được thể hiện qua những thành tựu khoa học ứng dụng vào sản xuất, sự
xuất hiện của những máy móc thông minh, hiện đại. Song hành với đó là nhu cầu
phát triển về mặt nhận thức cho các thế hệ trẻ để có thể kế thừa và phát huy những
sáng tạo vượt bậc ấy.
Suy cho cùng, dù có ở bất kỳ thời đại nào thì tư tưởng và quan niệm Triết học Mác
– Lênin vẫn luôn giữ được lập trường đúng đắn và phù hợp. T I LI U THAM KH O
Bọ Giáо du c Đàо ta о >
Gi о tr nh Tri t h c M c - L nin > Hà Nọi > 2019 19
Bọ Giáо du c Đàо ta о >
Gi о tr nh Tri t h c M c - L nin > Hà Nọi > 2021
http://lyluanchinhtri.vn/homẽ/indẽx.php/nguyẽn-cuu-ly-luan/itẽm/2898.html
https://www.tapchicongsan.org.vn/wẽb/guẽst/kinh-tẽ/-/2018/816338/viẽw_contẽnt
https://baochinhphu.vn/thu-tuong-cmcn-40-la-co-hoi-dẽ-thuc-hiẽn-khat-vong-phon-vinh- 102241656.htm
http://lyluanchinhtri.vn/homẽ/indẽx.php/nguyẽn-cuu-ly-luan/itẽm/2898.html
https://luatduonggia.vn/quy-luat-quan-hẽ-san-xuat-phu-hop-voi-trinh-do-phat-triẽn-cua- luc- luong-san-xuat/ 20