-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Vận dụng quan điểm này trong việc lập dự án nâng cao nhận thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin
Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Vận dụng quan điểm này trong việc lập dự án nâng cao nhận thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Vận dụng quan điểm này trong việc lập dự án nâng cao nhận thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin
Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Vận dụng quan điểm này trong việc lập dự án nâng cao nhận thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ BÀI TẬP LỚN
Môn: Triết học Mác – Lênin
Đề 2 : Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức. Vận dụng quan điểm này trong việc lập dự án
nâng cao nhận thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay.
GVHD: Lê Ngọc Thông
Họ tên: Lưu Ngọc Tài Mã SV: 11225659
Lớp: LLNL1105(204)_11 Hà Nội – 2023 lOMoAR cPSD| 23022540 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2
PHẦN 1. Lý luận chung về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
theo quan điểm của triết học Mác - Lênin ........................................................ 3
1. Vật chất ......................................................................................................... 3
1.1.Định nghĩa ............................................................................................... 3
1.2. Phương thức, cách thức hoạt động của vật chất ................................. 5
2. Ý thức ............................................................................................................ 7
2.1. Nguồn gốc của ý thức ............................................................................ 7
2.2. Bản chất của ý thức ............................................................................... 7
2.3. Kết cấu của ý thức ................................................................................. 8
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ........................................................ 10
3.1. Vật chất quyết định ý thức .................................................................. 10
3.2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất ......... 11
4. Ý nghĩa phương pháp luận ....................................................................... 12
PHẦN 2.Liên hệ thực tế: Vận dụng quan điểm về mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức của triết học Mác – Lênin để lập dự án nâng caonhận
thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay ............................................... 13
1. Thực trạng nhận thức của giới trẻ hiện nay về lịch sử Việt Nam ......... 13
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ..................................................... 14
3. Mục đích lập dự án .................................................................................... 15
4. Đưa ra các phương án lập dự án .............................................................. 16
5. Lựa chọn phương án .................................................................................. 17
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 19 LỜI MỞ ĐẦU Bác Hồ đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” 2 lOMoAR cPSD| 23022540
Quả đúng như thế, lịch sử có một vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi người
dân chúng ta, cho dù ở bất kì quốc gia nào trên thế giới. Bởi lẽ, lịch sử là cả hồn
cốt của một dân tộc. Học lịch sử để biết chúng ta là ai, học lịch sử để biết trân
trọng hơn cuộc sống này, để ta biết ghi ơn những công lao to lớn của ông cha đã
gìn giữ suốt chiều dài lịch sử chiến đấu anh hùng trong công cuộc dựng nước và
giữ nước với bao hi sinh mồ hôi nước mắt… Tuy nhiên trong những năm gần đây,
có một thực trạng đáng buồn xảy ra đối với cách tiếp cận lịch sử của giới trẻ Việt
Nam: ngày càng coi nhẹ, xem thường lịch sử, chưa có cái nhìn thực sự đúng đắn
về lịch sử. Đây là một thực trạng hết sức nghiêm trọng, nếu như không đưa ra
những giải pháp kịp thời thì như một điều tất yếu lịch sử Việt Nam sẽ sớm bị phai
mờ, điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của giới trẻ về nguồn cội
của chính chúng ta. Vì vậy, với tư cách là một sinh viên, sau khi được học về mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, em xin được vận dụng quan điểm này
để lập dự án nâng cao nhận thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay.
Bài tập lớn của em bao gồm 2 phần chính:
PHẦN 1:Lý luận chung về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo
quan điểm của triết học Mác – Lênin
PHẦN 2: Liên hệ thực tế: Vận dụng quan điểm này trong việc lập dự án nâng cao
nhận thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay
Trong quá trình tìm hiểu và làm bài không tránh khỏi những sai sót nên em kính
mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ cô để rút kinh nghiệm cho bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
PHẦN 1.Lý luận chung về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
theo quan điểm của triết học Mác - Lênin 1. Vật chất 1.1 Định nghĩa
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lênin
đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng 3 lOMoAR cPSD| 23022540
để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Hiểu một cách đơn giản, vật chất là những vật ta có thể cầm nắm, sử dụng được.
Nhưng trong triết học, vật chất không chỉ đơn thuần mang tính chất vật thể (xe,
nhà, cây cối…). Vật chất trong triết học là một thực tại khách quan. Thứ nào có
tính khách quan đều được coi là vật chất. “Tính khách quan là tính độc lập, sự tồn
tại không phụ thuộc vào ý thức của con người”.
Ví dụ:Trong đầu ta suy nghĩ với mong muốn cây bút trên tay biến mất đi. Nhưng
ý thức sẽ không thể làm cây thước biến mất vì cây thước là vật chất và có tính khách quan.
Như vậy, vật chất có thể là vật thể, tri thức, quy luật hay bất cứ thứ gì có tính khách quan.
- Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức
và không lệ thuộc vào ý thức.
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác.
Thứ ba, vật chất là cái ý thức mà chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
-Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm vật chất của triết học Mác – Lênin:
Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết
học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nó còn cung cấp nguyên
tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu tranh chống chủ nghĩa
duy tâm, thuyết không thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểu hiện của
chúng trong triết học tư sản hiện đại về phạm trù này. Đồng thời nó tạo sự liên kết
giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử. 4 lOMoAR cPSD| 23022540
1.2. Phương thức, cách thức hoạt động của vật chất
Phương thức tồn tại của vật chất là cách thức tồn tại và hình thức tồn tại của vật
chất. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vận động là cách thức tồn tại,
đồng thời là hình thức tồn tại của vật chất; không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất. 1.2.1. Vận động
Với tư cách là một khái niệm triết học, vận động theo nghĩa chung nhất là mọi sự
biến đổi nói chung. Ph.Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức
được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của
vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ,
kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
Sự tồn tại của vật chất là tồn tại bằng cách vận động, tức là vật chất dưới các dạng
thức của nó luôn luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng. Vận động của vật
chất là tự thân vận động và mang tính phổ biến.
Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu
hiện sự tồn tại của nó với các hình dạng phong phú. Do đó, con người chỉ nhận
thức được sâu sắc sự vật, hiện tượng bằng cách xem xét chúng trong quá trình vận động.
Vận động là thuộc tính cố hữu và là phương thức tồn tại của vật chất; vì vậy nó
tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra và không bị tiêu diệt.
Những hình thức vận động cơ bản của vật chất:
Dựa vào những thành tựu khoa học của thời đại mình, Ph.Ăngghen đã chia vận
động của vật chất thành năm hình thức cơ bản: cơ học, vật lí, hoá học, sinh học và xã hội.
Các hình thức vận động nêu trên được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao tương
ứng với trình độ kết cấu của vật chất. Cơ sở của sự phân chia đó dựa trên các 5 lOMoAR cPSD| 23022540
nguyên tắc: các hình thức vận động phải tương ứng với trình độ nhất định của tổ
chức vật chất; các hình thức vận động có mối liên hệ phát sinh, nghĩa là hình thức
vận động cao nảy sinh trên cơ sở của những hình thức vận động thấp và bao hàm
hình thức vận động thấp; hình thức vận động cao khác về chất so với hình thức
vận động thấp và không thể quy về hình thức vận động thấp.
Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản, Ăngghen đã đặt cơ sở cho
việc phân loại, phân ngành, hợp ngành khoa học, tư tưởng về sự thống nhất nhưng
khác nhau về chất của các hình thức vận động cơ bản. Đồng thời là cơ sở để chống
lại khuynh hướng đánh đồng các hình thức vận động này sang hình thức vận động
khác trong quá trình nhận thức.
Vận động và đứng im
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái ổn định
về chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể, là
hình thức biểu hiện sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện
cho sự vận động chuyển hoá của vật chất. Đứng im là tạm thời vì đứng im không
phải là cái tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, chỉ xét
trong một hay một số quan hệ nhất định, ngay trong sự đứng im vẫn diễn ra những
quá trình biến đổi nhất định. Vận động và đứng im tạo nên sự thống nhất biện
chứng của các mặt đối lập trong sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mọi sự vật,
hiện tượng nhưng đứng im là tương đối còn vận động là tuyệt đối.
1.2.2. Không gian và thời gian
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định tính khách quan của không gian và
thời gian, xem không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động.
Trong đó không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự
cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau. Thời gian là hình thức tồn
tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình. 6 lOMoAR cPSD| 23022540
Không gian và thời gian là hai thuộc tính, hai hình thức tồn tại khác nhau của vật
chất vận động nhưng chúng không tách rời nhau. Về thực chất, chúng là một thể
thống nhất không – thời gian.
Không gian và thời gian của vật chất nói chung là vô tận, xét về cả phạm vi lẫn
tính chất. Không gian và thời gian của một sự vật, hiện tượng cụ thể là có tận cùng và hữu hạn.
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về không gian và thời gian là cơ sở
lí luận khoa học để đấu tranh chống lại quan niệm duy tâm, siêu hình tách rời
không gian và thời gian với vật chất vận động. 2. Ý thức
2.1. Nguồn gốc của ý thức
-Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc người
và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách
quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình
phản ánh sáng tạo, năng động.
-Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ. Lao động là phương thức
tồn tại cơ bản của con người và mang tính xã hội, làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp,
trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội. Ngôn ngữ là hệ thống tín
hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích
chủ yếu làm chuyển biến dần bộ óc của loài vượn người thành bộ óc người và tâm
lí động vật thành ý thức con người. Như vậy, nguồn gốc xã hội có vai trò quyết
định trong việc hình thành ý thức.
2.2. Bản chất của ý thức
Nếu như chủ nghĩa duy tâm cường điệu vai trò của ý thức một cách thái quá, chủ
nghĩa duy vật siêu hình lại tầm thường hoá vai trò của ý thức thì đến chủ nghĩa
duy vật biện chứng đã luận giải một cách khoa học bản chất của ý thức.
Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản
ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người. 7 lOMoAR cPSD| 23022540
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Về nội dung mà ý thức phản
ánh là khách quan. Còn hình thức phản ánh là chủ quan, tức là chủ thể nhận thức
khác nhau thì ý thức khác nhau hay là một chủ thể nhận thức nhưng vào thời điểm
khác nhau thì ý thức khác nhau. Theo Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được
di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”.
Tính sáng tạo, năng động của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt
động tâm sinh lí của con người trong việc định hướng, chọn lọc, xử lí, lưu giữ
thông tin và trên cơ sở đó nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý
nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Hay như nó còn được thể hiện quá trình con
người tạo ra những giả tưởng, huyền thoại… Như vậy sáng tạo là đặc trưng bản
chất nhất của ý thức.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của
ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại
hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
2.3. Kết cấu của ý thức
Các lớp cấu trúc của ý thức
Khi xem xét ý thức với các yếu tố hợp thành các quá trình tâm lí tích cực đem lại
sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan, ta có: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí… -
Tri thức là hiểu biết nhất định về đối tượng, sự vật. Nó là nhân tố cơ bản,
cốtlõi nhất, là phương thức tồn tại của ý thức. -
Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh
quanhệ giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan. Tình
cảm tham gia và trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động
con người. Nó biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống, là một yếu tố
phát huy sức mạnh, thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn. 8 lOMoAR cPSD| 23022540 -
Ý chí chính là khả năng phát huy những năng lực của bản thân. Ý chí được
coilà mặt năng động của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được
mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn.
Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song tri
thức là yếu tố quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là
nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác.
Các cấp độ của ý thức
Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần nhận thức
được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức. -
Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ
với ýthức về thế giới bên ngoài. Đây là một thành tố rất quan trọng của ý thức,
đánh dấu trình độ phát triển của ý thức. Nó giúp xác định đúng vị trí, mạnh yếu
của bản thân; chủ động điều chỉnh hành vi của mình trong tác động qua lại với thế giới khách quan -
Tiềm thức là những hoạt động tâm lí diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý
thức.Thực chất tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng
gần như thành bản năng, kĩ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là ý thức
dưới dạng tiềm tàng. Tiềm thức có vai trò quan trọng trong đời sống và tư duy
khoa học, góp phần giảm bớt sự quá tải của đầu óc khi công việc lặp lại nhiều lần
mà vẫn đảm bảo sự chính xác cao. -
Vô thức là những hiện tượng tâm lí không phải do lí trí điều khiển, nằm
ngoàiphạm vi của lí trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó.
Chúng điều khiển hành vi thuộc về bản năng, thói quen… trong con người thông
qua phản xạ không điều kiện. Nó giúp con người giảm bớt sự căng thẳng không
cần thiết. Đồng thời nhờ nó mà những chuẩn mực con người đặt ra được thực hiện
một cách tự nhiên không có sự khiên cưỡng. 9 lOMoAR cPSD| 23022540
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất
3.1. Vật chất quyết định ý thức
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
Vật chất “sinh” ra ý thức, ý thức chỉ xuất hiện khi loài người xuất hiện và bộ não
người phát triển. Ý thức còn là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách
quan, gắn liền với hoạt động lao động và biểu hiện thông qua ngôn ngữ. Do đó,
nếu không có sự vận động của vật chất, cụ thể là nguồn gốc tự nhiên gồm các yếu
tố bộ não người (vật chất), sự tác động của thế giới quan (thế giới vật chất) lên bộ
não người và nguồn gốc xã hội là quá trình phản ánh, lao động (hoạt động vật
chất) và ngôn ngữ (tín hiệu vật chất) thì ý thức không thể được sinh ra, tồn tại và
phát triển.Như vậy chung quy lại, vật chất quyết định ý thức ở nguồn gốc của ý thức.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
Khi thế giới vật chất thay đổi thì nội dung của ý thức cũng biến đổi theo. Bởi lẽ,
dưới bất kì hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung
của nó chính là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con
người trên cơ sở của thực tiễn. Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực
mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc nội dung của ý thức con
người qua các thế hệ, qua các thời đại từ mông muội tới văn minh, hiện đại.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức
Bản chất của ý thức là phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người một
cách sáng tạo, năng động. Tức là thế giới vật chất được dịch chuyển vào bộ não
con người và được cải biên trong đó. Vậy nên vật chất chính là cơ sở để hình
thành bản chất của ý thức, trong đó ý thức con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo,
phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh. 10 lOMoAR cPSD| 23022540
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi. Vật chất luôn
vận động biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh
thần thì dĩ nhiên ý thức con người cũng phát triển cả về nội dung và hình thức
phản ánh của nó. Việc tưởng tượng cũng chính là lấy chất liệu của thế giới khách
quan (vật chất). Do đó, muốn giải thích một cách đúng đắn các hiện tượng trong
đời sống chính trị, văn hoá phải xuất phát từ hiện thực sản xuất, từ đời sống kinh tế. Ví dụ:
Tục ngữ có câu “Có thực mới vực được đạo”, tức có nghĩa là phải ăn uống đầy đủ
mới có sức để đi theo đạo, đời sống vật chất được đáp ứng thì ta mới hướng đến
đời sống tâm linh. Điều này đã chứng minh cho quan niệm vật chất có trước, ý
thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
3.2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Điều này được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, tính độc lập tương đối được thể hiện ở chỗ ý thức có “đời sống riêng”,
quy luật vận động, biến đổi và phát triển không phụ thuộc một cách máy móc vào
vật chất. Do đó, ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm hoặc đi song hành so với hiện
thực. Nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất.
Thứ hai, thông qua hoạt động thực tiễn của con người ý thức tác động trở lại vật
chất. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn
cảnh vật chất để phục vụ cuộc sống con người. Bản thân ý thức tự nó không thể
làm biến đổi hiện thực. Con người luôn phải dựa trên những tri thức về thế giới
khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương
hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện mục tiêu đã xác định. 11 lOMoAR cPSD| 23022540
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo, hướng dẫn con người trong
thực tiễn, nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai,
thành công hay thất bại. Ý thức không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới
mà nó trang bị cho con người tri thức về hiện tượng khách quan để con người xác
định mục tiêu, kế hoạch, hành động nên làm. Sự tác động của ý thức đối với vật
chất diễn ra theo hai chiều hướng:
-Tích cực: Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức sẽ là động lực kích thích, thúc đẩy vật chất phát triển.
-Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm, triệt tiêu sự phát triển của vật chất.
Thứ tư, xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của ý thức càng to lớn, nhất là trong
thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp. Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không
thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào
các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động.
Ví dụ:Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10,000C,
người ta tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ chứ không phải
bằng phương pháp thủ công cổ xưa.
4. Ý nghĩa phương pháp luận -
Tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ
quan.Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi nhận thức, hành động, chủ
trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu, chúng ta đều phải xuất phát từ thực tế
khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Nhận thức, cải tạo sự
vật hiện tượng, nhìn chung phải xuất phát từ chính bản thân của sự vật, hiện tượng
đó với những thuộc tính, mối liên hệ trong vốn có của nó. Cần tránh chủ nghĩa
chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực
dụng, chủ nghĩa khách quan. 12 lOMoAR cPSD| 23022540 -
Phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố
conngười, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ; phải coi trọng công
tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng. Đồng thời nâng cao trình độ tri thức khoa học,
củng cố, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí nghị lực bản thân. -
Phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích, kết hợp hài
hoàlợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, xã hội dựa trên thái độ khách quan, khoa học.
PHẦN 2.Liên hệ thực tế: Vận dụng quan điểm về mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức của triết học Mác – Lênin để lập dự án nâng caonhận
thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng nhận thức của giới trẻ hiện nay về lịch sử Việt Nam
Trải qua thời kì học phổ thông, chúng ta biết rằng, môn lịch sử được đưa vào giảng
dạy cho học sinh từ khi học Tiểu học, cụ thể là chương trình lớp 4. Xuyên suốt từ
đó cho đến lớp 12, môn lịch sử qua mỗi cấp học đều được biên soạn theo hướng
kĩ càng, có chiều sâu hơn phù hợp với độ nhận thức của mỗi lứa tuổi học sinh.
Tuy nhiên, có thể thấy suốt quãng thời gian dài học lịch sử như thế nhưng phần
lớn học sinh, sinh viên lại có cái nhìn khá khiêm tốn về lịch sử Việt Nam.
Điều này được thể hiện qua một số biểu hiện:
-Giới trẻ hiện nay nhàm chán, thờ ơ đối với lịch sử Việt Nam.
-Rất nhiều người không biết/ nhớ sai khi được hỏi về các sự kiện trọng đại của Việt Nam.
-Năm 2013, từng có vụ việc hàng trăm học sinh tại một trường THPT đã xé đề
cương ôn thi Lịch sử và rải trắng khắp sân trường khi nghe tin môn này không có
trong danh sách các môn thi tốt nghiệp.
-Năm 2015, Chuyển động 24h của VTV từng phát sóng phóng sự “Báo động tình
trạng thiếu hiểu biết kiến thức lịch sử của học sinh hiện nay”. 13 lOMoAR cPSD| 23022540
Phóng sự được thực hiện nhằm kiểm tra trình độ hiểu biết về lịch sử dân tộc của
học sinh hiện nay. Trong đó, có đoạn người làm chương trình đã phỏng vấn 7 em
học sinh ở các cấp học khác nhau xem có biết ông Quang Trung và ông Nguyễn
Huệ liên thế nào hay không. Đoạn hỏi đáp được ghi hình ngay ở khu vực gò Đống
Đa, nơi có tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Bất ngờ xảy ra khi khán giả được xem câu trả lời của các em học sinh. Cả 7 học
sinh được hỏi đều không biếthoặc chưa nhớ chính xác hoặc hiểu sai hoàn toàn về
vua Quang Trung. Có em cho rằng mối quan hệ giữaQuang Trung và Nguyễn
Huệlà hai bố - con, có em nói đây là hai anh em, là bạn chiến đấu…
Chỉ có một học sinh hiểu đúng rằng Quang Trung - Nguyễn Huệ là cùng một
người. Tuy nhiên, một học sinh khác lại có câu trả lời “giật mình” là: “Ông
Nguyễn Du chính là ông Quang Trung”.
-Trong những năm gần đây, tình trạng điểm thi THPTQG môn lịch sử luôn “đội
sổ”. Năm 2021 vừa qua, theo số liệu thống kê, lịch sử là môn thi có kết quả thấp
nhất trong kỳ thi. Ngoài ra, Lịch sử cũng là môn có số lượng thí sinh có điểm liệt
nhiều nhất, với 540 thí sinh có điểm thi ≤ 1 điểm (chiếm tỉ lệ 0.08%). Đây cũng
là môn thi có số thí sinh đạt điểm dưới trung bình nhiều nhất trong số các môn
của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Cụ thể số thí sinh đạt điểm dưới trung bình
là 331,429 (chiếm tỉ lệ 52.03%). Và so sánh điểm môn Lịch sử trong 3 năm gần
đây, có thể thấy Lịch sử luôn ở khu vực cuối bảng trong kỳ thi THPT. - Năm học
2022 - 2023 tới đây, học sinh lớp 10 sẽ học Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ngoài một số môn học bắt buộc, học sinh được phép chọn thêm một số môn học
theo sở thích. Điều dư luận đang quan tâm hiện nay là, môn Lịch sử ở bậc phổ
thông lại nằm trong nhóm những môn học tự chọn. Vì thế, học sinh không phải
học lịch sử nếu như bản thân không muốn.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
-Các yếu tố ngoại cảnh tác động: Ở trường học cũng như từ phía gia đình, sử bị
coi là môn học thuộc, là môn học phụ. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ việc hiện 14 lOMoAR cPSD| 23022540
nay những ngành nghề hot, hấp dẫn, lương cao, dễ xin việc khi ra trường lại không
phải thi môn lịch sử. Vì vậy tâm lí thi gì học nấy đã hình thành trong mỗi học sinh.
-Về phía nhà trường: chương trình sách giáo khoa nặng lí thuyết dẫn đến khô
khan, không hấp dẫn học sinh; thầy cô giảng dạy chưa có chiều sâu, phương pháp
dạy học chưa hiệu quả, thiếu nhiệt tình, không tạo được sự hứng thú cho học sinh
khi tham gia tiết học; chỉ học trong sách mà thiếu đi những trải nghiệm thực tế.
-Về phía gia đình: quan niệm lệch lạc của phụ huynh khi cho rằng sử là môn
họckhông thực tế, tương lai không kiếm được việc. Rất nhiều người đã có suy
nghĩ rằng “học sử không có tương lai”.
-Về phía cá nhân: bị thu hút quá nhiều vào truyền hình, giải trí qua internet hiện
nay; bị tác động từ nhiều phía bên ngoài về việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp
trong tương lai sẽ không liên quan gì đến lịch sử.
- Thế nhưng đó là do bộ phận giới trẻ đó chưa thực sự có cách tiếp cận, nhìn nhận
lịch sử phù hợp; nhận thức về lịch sử của họ bị phụ thuộc, tác động quá lớn từ các
yếu tố tiêu cực bên ngoài. Nếu như chăm chú và theo dõi các trang mạng xã hội
của nhiều kênh sử Việt, đọc các bình luận từ người xem, mới thấy không phải
người trẻ đang thờ ơ với lịch sử nước nhà, mà ngược lại còn rất quan tâm và yêu
thích. Ta có thể kể đến một số fanpage hay dự án lịch sử như: Fanpage Di tích
Nhà tù Hỏa Lò, fanpage Dainamball, fanpage Ấm chè, fanpage Cổ vật tinh hoa,
dự án phim dã sử diễn hoạ Việt Sử Kiêu Hùng, các boardgame như Đại Việt Kỳ
Nhân, Ngũ Hành Games… Nhìn vào lượt theo dõi cũng như các bình luận trên
mạng xã hội của những dự án này, một minh chứng rõ ràng là không phải lịch sử
Việt Nam nhàm chán mà đó là do cách truyền đạt, dạy học và “bị tác động tâm lí” đối với giới trẻ.
3. Mục đích lập dự án
Từ thực trạng đáng báo động trên cùng việc tìm hiểu được nguyên nhân của thực
trạng, em xin đưa ra cáccách giải quyết cho việc lập dự án để nâng cao nhận thức 15 lOMoAR cPSD| 23022540
cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay. Mục đích cụ thể của việc lập dự án này như sau:
- Nâng cao nhận thức của giới trẻ về lịch sử. Hiểu lịch sử để hiểu về truyền thống
vẻ vang dân tộc, biết được đất nước mình hình thành như thế nào, trải qua những
thăng trầm ra sao, trân quý cuộc sống hoà bình, độc lập mà ông cha ta đã hi sinh
xương máu để gây dựng.
-Truyền cảm hứng, đam mê, yêu thích lịch sử đến với các bạn trẻ. Giúp các bạn
thêm yêu nguồn cội dân tộc.
-Thay đổi lối suy nghĩ về lịch sử “khô khan”, “nhàm chán”, “môn phụ”.
-Giúp các bạn có tính tự giác khám phá, tìm tòi về lịch sử, những văn hoá, phong tục tập quán Việt Nam.
4. Đưa ra các phương án lập dự án
Vận dụng, phát huy kinh nghiệm, tri thức của bản thân, emđưa ra các phương án
xây dựng dự án như sau:
-Tổ chức các buổi tuyên truyền về tầm quan trọng của lịch sử Việt Nam.
-Treo băng rôn, khẩu hiệu, đăng bài truyền thông nhân các sự kiện lớn lịch sử đất nước.
-Phối hợp với các trường phổ thông tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn lịch
sử (đi tham quan, trải nghiệm, học hỏi tại các di tích lịch sử địa phương liên quan đến bài giảng).
-Tổ chức đa dạng hình thức các cuộc thi nhằm hưởng ứng các sự kiện lịch sử trọng
đại, có cấp giấy chứng nhận cho các bạn được giải (cuộc thi trắc nghiệm, viết bài
cảm nhận, làm video về lịch sử, thi cá nhân/nhóm…)
-Tổ chức các buổi diễn đàn, thảo luận về các sự kiện lịch sử.
-Tổ chức các buổi xem phim tài liệu lịch sử.
-Liên hệ với các di tích lịch sử để tổ chức hoạt động thực tế hiệu quả nhất. 16 lOMoAR cPSD| 23022540
5. Lựa chọn phương án
Vận dụng những kiến thức, hiểu biết và những trải nghiệm cá nhân, em xin đưa
ra lựa chọn làkết hợp có chọn lọc một sốphương án đượcnêu trên để lập dự án
nhằm nâng caonhận thức về lịch sử Việt Nam cho giới trẻ, trong đó ưu tiên trên
hết là việc học và tìm hiểu lịch sử gắn liền với thực tế. Dự án chi tiết
Trước hết, để lập được một dự án có tầm quy mô lớn tác động đến được sâu sắc
nhận thức của giới trẻ về lịch sử Việt Nam thì một cá nhân chắc chắn không thể
thực hiện được mà rất cần những nhân sự có chuyên môn, kiến thức về lịch sử,
yêu mến lịch sử và cùng có chung mong muốn truyền cảm hứng yêu sử nước nhà
cho mọi người. Vì vậy, em sẽ tìm các bạn có chung chí hướng với mình để thực
hiện dự án này cùng nhau.
Tiếp đó, em và các bạnsẽ cùng ngồi lại bàn bạc, thảo luận về phương hướng hoạt
động của dự án(kinh phí hoạt động, địa điểm tổ chức, liên hệ với các trường phổ
thông và ban quản lí các di tích lịch sử, lên nội dung truyền thông…). Dự án của
em ưu tiên hoạt động tìm hiểu lịch sử gắn với thực tế vì đây là cách mà có tác
động lớn nhất đến suy nghĩ, nhận thức của bạn trẻ về lịch sử. Học thuộc sử, học
trong mỗi sách giáo khoa thì rất khó để mà hiểu được hết bản chất của lịch sử.
Nó còn rất dễ gây chán nản cho người học. Vì vậy mục đính chính của dự án sẽ
phải đảm bảo thay đổi được cách tiếp cận của giới trẻ khi học lịch sử theo hướng tích cực.
Có thể thấy, khi thực hiện thành công dự án, rõ ràng vật chất có vai trò quyết định
ý thức. Việc chúng ta có những cách tiếp cận mới hiệu quả hơn khi tiếp thu kiến
thức lịch sử nó sẽ làm thay đổi ý thức của chúng ta về lịch sử. Lịch sử đối với các
bạn trẻ sẽ không còn nhàm chán nữa. Thay vì bị động trong cách học lịch sử thì
các bạn trẻ sẽ chủ động tìm hiểu các sự kiện lịch sử liên quan. Từ đó triển khai
những gì mình tìm hiểu được lên các công cụ trình chiếu và trình bày với các bạn
khác đồng thời cũng nêu lên những quan điểm, ý kiến, đánh giá cá nhân về các sự 17 lOMoAR cPSD| 23022540
kiện lịch sử có ý nghĩa như thế nào, phân tích được nguyên nhân thất bại hay
thành công của các cuộc đấu tranh gìn giữ đất nước… Song song với đó là tham
gia các cuộc thi của dự án sẽ giúp các bạn nhớ sự kiện lâu hơn và nhận được
những phần thưởng xứng đáng sauquá trình nỗ lực tìm tòi, học hỏi.Bên cạnh đó,
việc học lịch sử gắn với thực tế qua các chuyến đi trải nghiệm sẽ giúp các bạn hào
hứng hơn, có động lực hơn khi học và nghiên cứu lịch sử… Làm được những điều
trên, ý thức về lịch sử của các bạn trẻ sẽ dần thay đổi. Các bạn sẽ có hứng thú hơn
với lịch sử, có niềm đam mê với lịch sử và tôn trọng lịch sử.
Đồng thời, ta cũng thấy được ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại
vật chất qua việc thực hiện dự án. Khi một lượng bạn trẻ nhất định hiểu được tàm
quan trọng của lịch sử, có tình yêu và có đam mê với lịch sử, các bạn sẽ tìm cách
phát triển, lan toả tình yêu lịch sử ấy đến những bạn trẻ khác bằng cách tổ chức,
thực hiện thêm nhiều các dự án lịch sử khác nữa. KẾT LUẬN
Như vậy, nhờ vận dụngmối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan
điểm của triết học Mác – Lênin, em đã lựa chọn đượcphương án khả thi và hiệu
quả nhất cho việc lập dự án nhằm nâng cao nhận thức về lịch sử Việt Nam cho
giới trẻ hiện nay.Thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về lịch sử nước nhà sẽ đóng
góp vai trò rất lớn trong việc xây dựng đất nước sau này. Em tin rằng với những
nhiệt huyết, đam mê cùng tinh thần yêu nước sâu sắc và khả năng tiếp cận nhanh
với công nghệ, khoa học, truyền thông thì thế hệ trẻ sẽ ngày càng yêu lịch sử nước
nhà hơn, cảm thấy tự hào khi mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên. 18 lOMoAR cPSD| 23022540
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin 2019. GS-TS Phạm Văn Đức
2. “Thấy gì qua việc hàng trăm học sinh xé đề cương?” Báo Tuổi trẻ, 8 April
2013, https://tuoitre.vn/thay-gi-qua-viec-hang-tram-hoc-sinh-xe-de-cuong- 541816.htm
3. “PV học sinh: Nguyễn Du chính là ông Quang Trung.” 24H, 13 July 2015,
https://www.24h.com.vn/ban-tre-cuoc-song/pv-hoc-sinh-nguyen-du-chinh-
laong-quang-trung-c64a720455.html
4. “Điểm Lịch sử tốt nghiệp trung học phổ thông 2021 thấp vì sao? - Giáo dục
Việt Nam.” giao duc, 26 July 2021, https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/diem-
lich-su-tot-nghiep-trung-hoc-phothong-2021-thap-vi-sao-post219726.gd
5. “Lịch sử là môn học bắt buộc không ăn thua, phải đưa vào môn thi bắt buộc -
Giáo dục Việt Nam.” giao duc, 25 April 2022, https://giaoduc.net.vn/giao-
duc-24h/lich-su-la-mon-hoc-bat-buoc-khong-anthua-phai-dua-vao-mon-thi- bat-buoc-post225915.gd
6. “Điểm tên 8 làn gió mới về lịch sử cho giới trẻ.” Travellive, 28 September
2021, https://vntravellive.com/diem-ten-8-lan-gio-moi-ve-lich-su-cho-gioi-tre d33117.html
7, “Người trẻ 'kéo' lịch sử lại gần - Tuổi Trẻ Online.” Báo Tuổi Trẻ, 18 July
2021, https://tuoitre.vn/nguoi-tre-keo-lich-su-lai-gan-20210717230654177.htm. 19