Phân tích quan điểm duy vật biện chứng về bản chất, nguồn gốc, kết cấu của ý thức? Tri thức đóng vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần và trong hoạt động thực tiễn của con người? | Bài tập lớn học phần Triết học Mác - Lênin
Triết học Mác Lê-nin đã đưa ra ý kiến rằng ý thức chính là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao được gọi là bộ óc của con người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người. Nếu không xảy ra tác động của thế giới khách quan vào bộ não người với tính cách là cơ quan vật chất của ý thức thì sẽ không có ý thức từ đó có thể nói: “Bộ não người và sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Triết học mác - lênin (LT1011)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN
Tên đề tài: “Phân tích quan điểm duy vật biện chứng về bản chất, nguồn
gốc, kết cấu của ý thức?
Tri thức đóng vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần và trong hoạt
động thực tiễn của con người?”
Tên giảng viên hướng dẫn : Đồng Thị Tuyền
Lớp học phần : Triết học Mác Lê-nin_1_2(15.1FS).8_LT Năm học : 2021-2022
Họ và tên sinh viên : Hoàng Thị Hải Hà HÀ NỘI, NĂM 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................................3
1. Bản chất của ý thức ............................................................................................ 5
2. Nguồn gốc của ý thức.................................................................................4 ...... 6
2.1. Mặt tự nhiên ..................................................................................................... 6
2.2. Mặt xã hội ........................................................................................................ 7
3. Kết cấu của ý thức .............................................................................................. 7
3.1. Các lớp cấu trúc của ý thức ............................................................................. 7
3.2. Các cấp độ của ý thức ..................................................................................... 8
4. Vai trò của tri thức trong đời sống tinh thần và thực tiễn .............................. 9
4.1. Tri thức là gì? .................................................................................................. 9
4.2. Vai trò của tri thức trong đời sống thực tiễn ................................................. 10
4.3. Vai trò của tri thức trong đời sống tinh thần ................................................. 12
KẾT LUẬN................................................................................................................10 MỞ ĐẦU
Theo quan điển của Mác Lê-nin thì triết học được biết đến là hệ thống
quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó,
là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã
hội và tư duy, đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của con
người: cần phải tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa trí thức về thế giới
thành các khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật….để giải thích về thế giới
của chúng ta. Triết học đã xuất hiện ở cả Phương Đông và Phương Tây từ thế
kỉ VIII đến thế kỉ VI trước Công Nguyên và đã trải qua hàng ngàn năm để có
thể tồn tại và phát triển chính nhờ lẽ đó mà Triết học đã trở thành một nền tảng
vững chắc cho sự phát triển thể giới. Được tôn vinh là khoa học của mọi khoa
học, Triết học luôn cho chúng ta cái nhìn toàn diện, đa chiều và sâu sắc nhất về
mọi khía cạnh, sự vật, hiện tượng, giúp cho còn người đưa ra các cách giải
quyết mọi việc nhanh chóng và hợp lí nhất. Trong suốt chiều dài phát triển và
đi lên của Triết học, Triết học không bó buộc mình chỉ tìm hiểu về một đối
tượng nhất định mà sẽ thay đổi theo dòng thời gian của sự kiện. Có thể nói rằng,
đối tượng nghiên cứu xuyên suốt bao nhiêu năm của Triết học chính là: Tiếp
tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật
chất trên lập trường duy vật; nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư duy, từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động thực
tiễn của con người. Đối với Triết học Mác Lê-nin, vì được ra đời vào những
năm 30 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học
và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác
– Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong
lịch sử triết học. Triết học Mác Lê-nin nghiên cứu về những quy luật chung
nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Vai trò của con người đối với thế giới trên
cơ sở giải quyết khoa học vấn đề cơ bản của triết học. Với khối óc thiên tài của
mình, Mác đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại
đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời được coi là sự thừa kế thẳng và trực tiếp
những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong nền kinh
tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội và trong thời kì Triết học Mác Lê-nin
hình thành, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng
và với những phát minh đó, khoa học đã cung cấp cơ sở tri thức khoa học để tư
duy biện chứng vượt lên tính tự phát của phép biện chứng cổ đại, thoát khỏi
tính thần bí của phép biện chứng duy tâm và trở thành khoa học. Với khối lượng
kiến thức rút ra từ kết quả học cùng với việc tham khảo từ các tài liệu từ các
bài giảng của cô và từ thư viện trường, em xin phép được trình bày phân tích
quan điểm duy vật biện chứng về bản chất, nguồn gốc, kết cấu của ý thức và
làm rõ vai trò của tri thức trong đời sống xã hội trong bài luận dưới đây. Trong
quá trình làm bài nếu có những sai sót về mặt kĩ thuật hay kiến thức, em mong
sẽ có thể nhận được những lời nhận xét và góp ý từ cô để có thể cải thiện bản
thân hơn trong việc học tập. Em xin chân thành cảm ơn cô đã đọc bài của em! NỘI DUNG
1. Bản chất của ý thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cho rằng ý thức chính là sự phản ánh
năng động, sáng tạo của hiện thực khách quan vào trong bộ não của con người.
Chính vì lẽ đó mà bản chất của nó được khắc họa rõ nét qua ba mặt sau:
Đầu tiên, tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể
hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng
tiếp nhận, chọn lọc, xử lý và lưu giữ thông tin và dựa trên cơ sở của những
thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và có thể phát hiện ra ý
nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Ngoài ra tính năng động, sáng tạo của sự
phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người đặt ra những giả tưởng,
giả thuyết,…vào bên trong đời sống tinh thần của chính mình hoặc khái quát
về bản chất, quy luật khách quan, đồng thời xây dựng các mô hình tư tưởng, tri
thức trong các hoạt động của con người.
Tiếp theo đó, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa
là: ý thức còn là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh đó đã được thế giới
khách quan quy định cả mặt về nội dung lẫn mặt hình thức biểu hiện tuy nhiên
nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã biến đổi thông qua
lăng kính chủ quan của con người. Theo tư tưởng của Mác: ý thức “Chẳng qua
chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”.
Và cuối cùng, ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với những hoạt động thực tiễn và phải
chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy
luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt thực tế mà xã hội đã quy định.
2. Nguồn gốc của ý thức.
Dựa theo quan điểm của Mác Lê-nin thì vấn đề nguồn gốc, bản chất của ý
thức là một trong những vấn đề trọng tâm trong cuộc đấu tranh kéo dài giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử của triết học. Theo như
triết học duy vật biện chứng đã khẳng định thì ý thức của con người có nguồn
gốc từ tự nhiên và cả xã hội.
2.1.Mặt tự nhiên.
Triết học Mác Lê-nin đã đưa ra ý kiến rằng ý thức chính là một thuộc tính
của một dạng vật chất có tổ chức cao được gọi là bộ óc của con người, là sự
phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người. Nếu không xảy ra tác động của
thế giới khách quan vào bộ não người với tính cách là cơ quan vật chất của ý
thức thì sẽ không có ý thức từ đó có thể nói: “Bộ não người và sự tác động của
thế giới khách quan vào bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức”.
Về bộ óc con người: Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức
là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc
người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã
hội và có cấu tạo rất phức tạp, các tế bào não tạo ra các mối liện hệ để phân tích
xử lý, thu thập thông tin để đưa ra các hoạt động của cơ thể con người thông qua các phản xạ.
Về sự phản ánh: Chủ nghĩa Mác Lê-nin đưa ra ý kiến cho rằng phản ánh
là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất, cũng là năng lực giữ
lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất
khác. Khoảng thời gian phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản
ánh của vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp bao
gồm: Phản ánh vật lý, phản ánh sinh học, phản ánh ý thức.
2.2.Mặt xã hội.
Bên cạnh mặt tự nhiên thì mặt xã hội cũng là một trong những yếu tố để ý
thức ra đời và cũng chính là điều kiện tiên quyết cho ra đời ý thức của nguồn
gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.
Đầu tiên là về lao động: là hoạt động đặc thù của con người. Lao động đã
giúp cho con người có được dáng đi thẳng đứng, giải phóng hai tay; việc này
cùng với chế độ ăn có thịt có ý nghĩa quyết định đối với việc chuyển hoá từ
vượn thành người, từ tâm lý động vật thành ý thức. Ngoài ra chế tạo ra công cụ
lao động có ý nghĩa to lớn chính là con người đã có ý thức về mục đích của
hoạt động biến đổi thế giới. Qua đó bộ não con người được phát triển và ngày
càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người ngày càng
cao, cũng từ đó mà khẩu ngữ xuất hiện.
Tiếp đến là ngôn ngữ, theo quan điểm của triết học Mác Lê-nin thì ngôn
ngữ chính là: phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội, hệ thống tín hiệu
thứ hai, vỏ vật chất của tư duy, hình thức biểu đạt của tư tưởng; qua đó có thể
thấy ngôn ngữ là yếu tố để con người phát triển tâm lý là tư duy trong xã hội.
3. Kết cấu của ý thức.
3.1.Các lớp cấu trúc của ý thức.
Tri thức: là toàn bộ những hiểu biết của con người về hiện thực khách quan.
Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại như: tri
thức về tự nhiên, tri thức về con người và xã hội. Căn cứ vào trình độ phát triển
của nhận thức, tri thức có thể chia thành: tri thức đời thường và tri thức khoa
học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,…
Tình cảm: Những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các
quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được
hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác
động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời
sống của con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy
hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Ý chí: Sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua
những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của bản thân. Có thể coi ý chí
là mặt năng động của ý thức, ý chí còn là quyền lực của con người đối với
mình; nó điều khiển hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự
giác còn có thể cho phép con người tự kiềm chế và tự làm chủ bản thân và quyết
đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.
3.2.Các cấp độ của ý thức.
Tự ý thức: ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ
với ý thức về thế giới bên ngoài. Trong quá trình phản ánh thế giới khách quan,
con người tự phân biệt, tách mình, đối lập mình với thế giới để đánh giá mình
thông qua các mối quan hệ từ đó mà con người tự ý thức về bản thân mình như
một thực thể hoạt động có cảm giác, đang tư duy, tự đánh giá năng lực và trình
độ hiểu biết của bản thân về thế giới, về các quan điểm, nguyện vọng, hành vi,
lợi ích,…của mình. Đồng thời xác định vị trí, mạnh yếu của mình, làm chủ bản
thân, chủ động điều chỉnh hành vi của mình trong tác động qua lại với thế giới khách quan.
Tiềm thức: là hoạt động tâm lí diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức.
Thực chất thì tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng
đã gần như thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ
thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Tiềm thức không tự động gây ra các hoạt
động tâm lý và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực
tiếp; vai trò của tiềm thức quan trọng trong đời sống và tư duy khoa học: gắn
bó chặt chẽ với loại hình tư duy chính xác, được lặp lại nhiều lần, vẫn đảm bảo
độ chính xác cao và cần thiết của tư duy khoa học.
Vô thức: là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm
ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó
gọi là vô thức. Vô thức biểu hiện ra thành nhiều trạng thái khác nhau như bản
năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, trực giác… Mỗi hiện tượng vô thức có
vùng hoạt động, vai trò, chức năng riêng nhưng tất cả đều có một chức năng là
giải tỏa ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng, góp phần trong việc lập
lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con người.
4. Vai trò của tri thức trong đời sống tinh thần và thực tiễn.
4.1.Tri thức là gì?
Tri thức đã hình thành từ lâu trong thế giới quan, chúng ta bắt đầu có tư
duy từ khi nào thì tri thức cũng bắt đầu từ lúc đó và trải qua một thời gian dài
phát triển của lịch sử cho đến những thập kỷ gần đây tri thức và vai trò của nó
đối với sự phát triển kinh tế-xã hội mới được đề cặp nhiều. Tri thức có thể định
nghĩa theo rất nhiều cách, ta hiểu theo: “Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và
những khả năng, kỹ năng để ứng dụng nó (hiểu biết sáng tạo) vào việc tạo ra
cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Tri thức bao gồm tất cả
những thông tin, số liệu, bản vẽ, tưởng tượng (sáng tạo), khả năng, kỹ năng
quan niệm về giá trị và những sản phẩm mang tính tượng trưng xã hội khác”.
Tri thức có vai trò rất lớn đối với đời sống – xã hội.
Muốn ý thức của con người ngày càng cao và đi lên thì phải tích lũy thật
nhiều tri thức đào sâu vào bản chất của sự vật nhờ đó mà tính năng động của ý
thức đi lên. Nếu đem tri thức biến thành tình cảm, niềm tin, ý chí của con người
hoạt động thì tự nó không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực vì vậy chúng
ta phải biết cách tận dụng nguồn tri thức một cách đúng đắn. Với đất nước có
nền kinh tế đang phát triển như nước ta thì lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then
chốt để phát triển kinh tế và tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố sức lao động
và tài nguyên. Vào đúng thời điểm thì: “Tri thức đã trở thành động lực chủ yếu
của sự phát triển xã hội”, ”Tri thức là tài nguyên là tư bản”, tri thức là tâm điểm
của cạnh tranh và là nguồn lực dẫn dắt cho sự tăng trưởng dài hạn dẫn tới những
thay đổi lớn trong cách tổ chức sản xuất, cấu trúc thị trường, lựa chọn nghề nghiệp…
4.2.Vai trò của tri thức trong đời sống thực tiễn.
Đất nước đi lên cũng đồng nghĩa với việc ý thức đi lên từ đó chúng ta có
thể thấy tri thức mà nhân loại tìm ra ngày càng nhiều và cũng tác động mạnh
mẽ tới các lĩnh vực của xã hội: kinh tế, chính trị, văn hoá - giáo dục… Tri
thức là nền tảng, là động lực để phát triển kinh tế, là nhân tố đóng vai trò hết
sức quan trọng trong việc góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch
sử phát triển của văn minh nhân loại. Ta có thể lấy ví dụ khi so sánh các nước
Châu Phi với Nhật Bản; các nước ở Châu Phi có nguồn tài nguyên dồi dào và
phong phú nhưng nạn mù chữ và đói khát vẫn còn quá nhiều khiến cho các
nước đó rất kém phát triển. Trái lại, Nhật Bản – một đất nước nghèo tài nguyên,
thiên tai rất nhiều nhưng vẫn có nền kinh tế phát triển thậm chí còn có thể so
sánh và cạnh tranh với các cường quốc lớn mạnh như Mĩ, Trung Quốc. Qua
điều đó ta có thể thấy rằng với nguồn tri thức lớn mạnh và đầy sáng tạo thì sẽ
mang đất nước đến với các vinh quang và thành tựu, đem lại đời sống ấm no
cho nhân dân. Có thể nói rằng: “Tri thức chính là chìa khóa để thay đổi tương lai.”
Mỗi một lĩnh vực là một chân trời tri thức mà con người luôn khao khát
được vươn tới, lĩnh hội một cách trọn vẹn và từ những hiểu biết đó họ tạo thành
những ý tưởng, xây dựng những bước đi vững mạnh hơn, đưa ra những chính
sách thiết thực hơn nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của nhân dân chính
vì lẽ đó mà vào Đại hội VI của Đảng đã đánh dấu một sự chuyển hướng mạnh
mẽ trong nhận thức về nguồn lực con người. Đại hội đã nhấn mạnh: “Phát huy
yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi
hoạt đông” chiến lược phát triển con người đang là chiến lược cấp bách. Ta có
thể đã biết rằng Bác Hồ chủ tịch vĩ đại của chúng ta đã ra đi vơi hai bàn tay
trắng và đã dùng tri thức mà Bác tích lũy được sau 30 năm bôn ba để đưa nước
ta đến với một nền hòa bình độc lập như bây giờ. Từ đó ta có thể thấy tri thức
có vai trò quan trọng như thế nào đối với chính trị.
Tri thức cũng có vai trò rất lớn đến văn hoá - giáo dục của một quốc gia.
Nó giúp con người có được khả năng tiếp cận, lĩnh hội những kiến thức, ý thức
của con người được nâng cao. Giáo dục là nền tảng của xã hội; xã hội phát triển
là xã hội ở đó con người được hoàn thiện bản thân ở các lĩnh vực, đặc biệt là
đóng góp cho nền giáo dục ngày càng phát triển, cải tiến trên mọi phương diện.
Tuy nước ta vẫn có những mặt vẫn còn yếu kém của nền giáo dục nhưng khi
có tri thức giúp chúng ta có thêm kiến thức, sự hiểu biết để đổi mới nội dung,
phương pháp giáo dục của nước ta vừa theo kịp nền tri thức của nhân loại lại
vừa giữ gìn bản sắc văn hóa tốt của dân tộc Việt Nam.
4.3.Vai trò của tri thức trong đời sống tinh thần.
Để thỏa mãn nhu cầu giải trí và tận hưởng của con người, tri thức đã đưa
con người tới các ý tưởng để phục vụ nhu cầu như: các trò chơi dân gian cổ
truyền cho tới các trò chơi điện tử hiện đại, từ những bài hát lấy cảm hứng trong
cuộc sống đến những bài thơ bài văn về giá trị nhân văn. Nhờ sự sáng tạo của
tri thức loài người đã biến những thứ có sẵn trong tự nhiên trở thành những thú
vui phục vụ cho đời sống xã hội. Tri thức chính là nơi ươm mần nên thế giới
đầy phong phú ngập tràn sắc màu trong khoảng thời gian con người phát triển. KẾT LUẬN
Qua thời kì lịch sử của triết học mà ta có thể nhận ra đượcmối liên hệ mật
thiết giữa triết học nói chung và triết học duy vật biện chứng nói riêng và với vật
lí học là một tính tất yếu có quy luật và càng ngày càng phát triển hơn nữa. Chủ
nghĩa duy vật biện chứng luôn tự đặt cho mình một nhiệm vụ phải khái quát những
thành tựu mới của khoa học, xã hội và vật lí học để làm sâu sắc hơn, phong phú
hơn những hiện tượng trong đời sống, trong từng quy luật của nhân loại con người.
Cũng nhờ đó mà việc nghiên cứu toàn diện và sự vận dụng về phép biện chứng
có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết để nhằm xây dựng thế giới quan duy
vật triệt để và nhằm phổ biến về khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Tư duy biện chứng đó chính là năng lực là sức mạnh không thể thiếu được trong
nhận thứcvà trong hoạt động thực tiễn của mỗi con người chúng ta để có thể giúp
mỗi chúng ta tự nâng cao năng lực của bản thân. Là một sinh viên chúng ta cần
phải nắm rõ nội dung và phải có những phương pháp học hiệu quả, cần phải gắn
kết lý luận và cả thực tiễn đồng thời cũng phải rèn luyện phương pháp biện chứng
thường xuyên và vận dụng thực tế vào xã hội, đời sống của bản thân. Nâng cao tư
duy biện chứng và học cách giải quyết tốt xử lí những vấn đề về cuộc sống, học
tập, làm việc một cách khoa học để thực hiện giấc mơ to lớn chính là đưa đất nước
phát triển, đi lên sánh vai với năm châu bốn bể như lời Bác đã từng răn, để đổi
mới từng ngày đi lên từng bước vững vàng tương lai.
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tập huấn 2019 - Môn Triết học Mác Lê Nin:
https://dlib.phenikaauni.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=12/78/87/&doc=127887640403817752583395946985204393611&bit
sid=f74842e1-b137-44b6-aee0-19bb3c2d4beb&uid=71170034-6386-4be3- 8382-ef47c2881f35 (trang 76 đến 89)
Bài giảng chương 2 của giảng viên: Đồng Thị Tuyền
Slide bài giảng chương 2 của giảng viên Đồng Thị Tuyền:
https://drive.google.com/file/d/1dqQ6fQUd9NTT7xZ83GuNLDwXyd5X5mEL/ view