Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Giá trị, ý nghĩa đối với Việt Nam ngày nay | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Giá trị, ý nghĩa đối với Việt Nam ngày nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- BÀI TẬP LỚN:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI:
Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về việc xây dựng nền kinh tế nhiều
thành phần. Giá trị, ý nghĩa đối với Việt Nam ngày nay.
Họ và tên SV: Lưu Thị Kim Anh
Lớp: Kinh tế phát triển CLC 60 Mã SV: 11180219 HÀ NỘI, NĂM 2019 lOMoAR cPSD| 45469857 MỤC LỤC
NỘI DUNG ........................................................................................................... 2
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần ....................................................................................................................... 2
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH .... 2
1.1. Quan điểm của C.Mác ........................................................................... 2
1.2. Luận điểm của Lênin ............................................................................. 3
II. Quan niệm về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của Hồ Chí Minh1. Tính
tất yếu xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần khi lên CNXH ở ................. 4
Việt Nam ............................................................................................................ 4
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ......... 5
III. Giá trị, ý nghĩa đối với Việt Nam ngày nay ................................................ 8
1. Thực tiễn ........................................................................................................ 8
2. Giá trị, ý nghĩa .............................................................................................. 9
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 15 NỘI DUNG
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. 1.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH
1.1. Quan điểm của C.Mác
Trong lý luận về hình thái kinh tế xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi
của các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên và khi vận dụng quy luật đó vào phân
tích xã hội tư bản thì C.Mác và Ăngghen đều cho rằng: Phương thức sản xuất
TBCN có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới –
xã hội cộng sản chủ nghĩa. 2 lOMoAR cPSD| 45469857
C.Mác và Ăngghen dự báo những nét lớn về đặc trưng cơ bản của xã hội mới đó là:
+ Có lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao.
+ Chế độ tư hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu.
+ Nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội.
+ Sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội.
+ Sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí thức và lao động chân tay bị xóa bỏ…
Tuy nhiên để xây dựng xã hội mới với những đặc trưng trên cần trải qua hai
giai đoạn: giai đoạn thấp (giai đoạn đầu) và giai đoạn cao (giai đoạn sau).
Sau này Lênin gọi giai đoạn đầu là CNXH, giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản.
1.2. Luận điểm của Lênin
Vận dụng học thuyết của C.Mác vào công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
trước đây, Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên CNXH với nội dung như sau:
+ Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia nào đi lên
CNXH đều phải trải qua kể cả các nước có nền kinh tế rất phát triển.
+ Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều
thành phần và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau
nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi một cách sâu sắc.
Theo Lênin, trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ có sự xen kẽ của “những
yếu tố, những bộ phận nhỏ, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội”. Dựa trên những tư tưởng của C.Mác và Ăngghen về CNXH sau Cách mạng
tháng 10/1917, Lênin đã vận dụng vào xây dựng CNXH thông qua hai mô hình:
mô hình chính sách cộng sản thời chiến và mô hình chính sách kinh tế mới. Và mô 3 lOMoAR cPSD| 45469857
hình chính sách kinh tế mới của Lênin là sự đổi mới cả về phương diện lý luận và
chỉ đạo thực tiễn. Điều đó được thể hiện rõ ở nội dung trong đó có nội dung quan
trọng về sở hữu và các thành phần kinh tế. Theo V.I.Lênin, đối với các nước kinh
tế kém phát triển đi lên CNXH thì không thể xóa bỏ ngay các hình thức sở hữu và
các thành phần kinh tế, phải sử dụng ngay cả sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa để
xây dựng CNXH. Trong chính sách kinh tế mới của Lênin chủ trương không nôn
nóng xóa bỏ các thành phần kinh tế, không trực tiếp chuyển sang nền kinh tế
XHCN ngay được mà phải có một thời kỳ quá độ tương ứng với nó là sự tồn tại
nhiều thành phần kinh tế. II.
Quan niệm về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của Hồ Chí Minh 1.
Tính tất yếu xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần khi lên CNXH ở Việt Nam
Hồ Chí Minh luôn coi chủ nghĩa Mác – Lênin là “cẩm nang thần kỳ” vì
vậy học thuyết Mác xít đặc biệt là chính sách kinh tế mới của Lênin luôn được
Người quan tâm, tiếp thu và vận dụng vào chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là tất yếu khách quan mà
còn là động lực thúc đẩy, kích thích sự phát triển LLSX xã hội vì:
+ Nâng cao hiệu quả, thúc đẩy kinh tế; tăng năng suất lao động do tồn tại nhiều
hình thức tổ chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với trình độ khác nhau của LLSX.
+ Tạo tiền đề đẩy mạnh cạnh tranh, khắc phục tình trạng độc quyền… do sự đa
dạng, phong phú các chủ thể kinh tế
+ Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có
hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Đó là những “cầu nối”, “trạm trung gian”
cần thiết để đưa đất nước ta từ sản xuất nhỏ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
+ Là một trong những nội dung cơ bản của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN nước ta… 4 lOMoAR cPSD| 45469857 2.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
Trong tác phẩm Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minh đã chỉ
ra rằng: Con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có thể khác với Liên Xô.
Người viết: “Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô.
Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng
sản) như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam ta…”.
Để đi lên chủ nghĩa xã hội, nước ta cần phải trải qua giai đoạn dân chủ mới,
bởi vì “… đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp
lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển
tư bản chủ nghĩa”. Chính điểm xuất phát thấp này đã quy định tính chất phức tạp
của kết cấu kinh tế – xã hội và sự tồn tại đồng thời của các thành phần kinh tế khác
nhau. Hồ Chí Minh đã nhìn nhận và chỉ ra các loại hình kinh tế, các hình thức sở
hữu khác biệt nhưng được cố kết lại thành một chỉnh thể kinh tế – xã hội quá độ
trong quá trình vận động. Đặc biệt, khi sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác
nhau vẫn còn là một tất yếu khách quan và có vai trò nhất định đối với sự phát
triển của nền kinh tế thì cần phải tiếp tục sử dụng, phát triển chúng theo định hướng
XHCN. Người cho rằng: “Trong chế độ dân chủ mới, có năm thành phần kinh tế khác nhau:
+ Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân).
+ Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội).
+ Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp tác xã,
tức là nửa chủ nghĩa xã hội). + Tư bản của tư nhân.
+ Tư bản của Nhà nước (…).
Trong năm loại ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả, cho
nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản”. 5 lOMoAR cPSD| 45469857
Năm thành phần kinh tế nêu trên tồn tại khách quan trong suốt thời kỳ quá
độ. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng chúng một cách triệt để nhằm phát triển nền
sản xuất của xã hội, mà không sợ khuynh hướng phát triển tự phát theo CNTB của
các thành phần kinh tế phi XHCN. Chúng ta cần có những ưu tiên đúng mức đối
với thành phần kinh tế quốc doanh để nó phát triển và trở thành thành phần kinh
tế chủ đạo, đủ sức hướng dẫn các thành phần kinh tế khác vận động và phát triển
theo định hướng XHCN. Kinh tế quốc doanh cũng nằm trong quá trình vận động
theo các tầng nấc từ thấp đến cao, tương ứng với trình độ phát triển của LLSX và
quy mô xã hội hóa của nền sản xuất xã hội.
Trong rất nhiều bài viết, bài nói của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
chú ý đến việc thành lập các tổ chức hợp tác xã từ trình độ thấp đến trình độ cao.
Người coi đây là cách thức tổ chức thích hợp với điều kiện một nước mà lực lượng
lao động xã hội phần lớn là nông dân và hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp như nước ta. Người đã nhấn mạnh rằng: Tất cả đường lối, phương
châm, chính sách của Đảng đều nhằm nâng cao đời sống của nhân dân nói chung,
của nông dân nói riêng. Muốn đạt mục đích đó thì nhất định phải củng cố và phát
triển hợp tác xã cho thật tốt, phải không ngừng nâng cao thu nhập của xã viên.
Từ sau năm 1945, đặc biệt là trong thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc,
những tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta vận dụng vào thực
tiễn một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo. Có thể nói, trong suốt giai đoạn từ năm
1955 đến 1960, miền Bắc thực sự bước vào “thời kỳ vàng son“ của quá trình khôi
phục và phát triển kinh tế. Những thành tựu kinh tế thu được trong thời kỳ đó là
toàn diện và vững chắc; chất lượng, tốc độ và năng suất lao động đều vượt xa so
với trước chiến tranh (năm 1939) và mấy thập kỷ sau đó. Đó chính là thắng lợi của
đường lối phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ đi
lên CNXH. Nó trở thành nguồn động lực to lớn thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển
của sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, tạo cơ sở vật chất làm
nền tảng cho quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. 6 lOMoAR cPSD| 45469857
Sau thời kỳ khôi phục và cải tạo XHCN, cuối tháng 12/1959, Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng ta đã đề ra đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc. Điều cần
lưu ý là miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt: đất nước còn đang có chiến tranh, ảnh hưởng của chủ nghĩa
giáo điều khá mạnh khi hầu hết các nước thuộc hệ thống XHCN đều áp dụng
nguyên bản mô hình xây dựng CNXH kiểu Liên Xô… Trong điều kiện phức tạp
như vậy, để bảo đảm xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chủ động và sáng suốt vạch ra một đường lối phát triển kinh tế độc đáo,
sáng tạo và phù hợp với đặc điểm cụ thể của Việt Nam. Người chỉ rõ: “Trong nước
ta hiện nay có những hình thức sở hữu chính về tư liệu sản xuất như sau:
+ Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân.
+ Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
+ Sở hữu của người lao động riêng lẻ.
+ Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Mục đích của chế độ ta là xóa bỏ các hình thức không XHCN, làm cho nền
kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần nhất, dựa
trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể “.
Theo quan điểm của Người, việc cải tạo các thành phần kinh tế phi XHCN,
đưa người lao động vào con đường làm ăn tập thể nhằm xóa bỏ lối sản xuất manh
mún, ít hiệu quả và xóa bỏ mọi hình thức bóc lột đối với người lao động... không
thể tiến hành một cách nóng vội, mà phải tuân thủ các nguyên tắc: từng bước, vững
chắc và hoàn toàn tự nguyện; phải quán triệt phương châm cải tạo để sử dụng và
sử dụng để cải tạo. Bất cứ một hình thức tổ chức sản xuất nào cũng phải hướng
đến mục tiêu cao nhất là phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, bảo đảm lợi ích của các thành phần kinh tế cũng như
của người lao động. Đặc biệt, các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể cần phải
chứng tỏ bằng thực tế sự ưu việt, tính hơn hẳn của mình so với nền kinh tế cá thể.
Sự chỉ đạo có tính nguyên tắc đó đã thể hiện tư duy kinh tế sắc bén của Người. 7 lOMoAR cPSD| 45469857
Đáng tiếc là, trong quá trình xây dựng CNXH, có những lúc việc cụ thể hóa đường
lối phát triển kinh tế nói chung và sử dụng các thành phần kinh tế nói riêng vẫn
còn được tiến hành một cách máy móc, rập khuôn theo kinh nghiệm của nước
ngoài. Vì thế, những tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh về xây dựng và phát
triển kinh tế trong thời kỳ quá độ chưa được nhận thức đầy đủ và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.
III. Giá trị, ý nghĩa đối với Việt Nam ngày nay 1. Thực tiễn
Đối với nước ta, quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp
sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thực chất là xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ
VI và ngày càng được hoàn thiện. Hai mươi năm đổi mới và phát triển nền kinh tế
theo mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN đã chứng minh rằng kinh tế thị
trường là con đường phát triển kinh tế có hiệu quả, từ đó quá độ lên CNXH. Đây
là một quá trình vừa đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế, vừa bám sát
các quy luật khách quan và kịp thời tổng kết thực tiễn đầy sống động của Việt Nam.
Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, có sự thay đổi cơ bản
và toàn diện. Vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Sự tăng lên
của sức mạnh tổng hợp quốc gia đã tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi
lên với những triển vọng tốt đẹp. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng
với khả năng: sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém, nhiều vấn đề xã hội bức
xúc chưa được giải quyết tốt. Xây dựng XHCN là một quá trình, là một mục tiêu
mà chúng ta phải đạt tới. Trong quá trình đó, phải từng bước xác lập, tạo ra những
điều kiện, tiền đề của CNXH đồng thời tránh nguy cơ chệch hướng. Với quy luật
phát triển khách quan và xu thế tất yếu của thời đại thì phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta là sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp. 8 lOMoAR cPSD| 45469857 2. Giá trị, ý nghĩa
Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là sản phẩm của quá trình
Đảng và nhân dân ta nhận thức, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, thể
hiện tư duy mới của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trước đổi mới, trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa
thực sự thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần còn tồn tại ở nước ta trong một
thời gian tương đối dài. Việc cải tạo các thành phần kinh tế phi XHCN được thực
hiện một cách gò ép, không xem xét, căn cứ vào trình độ phát triển của LLSX.
Những sai lầm này tất yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm
trọng vào cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Trước tình hình
đó, để tìm ra con đường, bước đi phù hợp tiến lên CNXH đòi hỏi Đảng ta phải có
những thay đổi lớn trong cả nhận thức và hành động.
Tại Đại hội VI, khi đề ra đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta chủ trương
đa dạng hoá các loại hình sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo
định hướng XHCN. Đây là bước tiến quan trọng về tư duy lý luận và nhận thức
thực tiễn. Đảng không chỉ thừa nhận sự tồn tại như một tất yếu của nền kinh tế
nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ, mà còn nhận thấy sự cần thiết phải có
chính sách đúng đắn nhằm sử dụng và phát triển các thành phần kinh tế, trong đó
có kinh tế tư nhân nhằm thực hiện những mục tiêu của CNXH. Cùng với sự vận
động của thực tiễn và sự phát triển của nhận thức, lý luận về phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần theo định hướng XHCN tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam
bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX và X. Tại Đại hội X, Đảng ta
xác định cơ cấu nền kinh tế nước ta gồm 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Điểm mới ở đây là đã gộp kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân
thành thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời khẳng định đảng viên được phép làm
kinh tế tư nhân. Văn kiện Đại hội X cũng khẳng định các thành phần kinh tế đều 9 lOMoAR cPSD| 45469857
là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta và
chúng bình đẳng với nhau. Điều này có tác dụng tích cực tạo sự yên tâm phát triển
sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế phi nhà nước.
Sự phát triển không đồng đều của LLSX, tính kế thừa trong phát triển cũng
như đặc điểm cụ thể của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH,... quy định
sự tồn tại đa dạng, đan xen của các hình thức sở hữu và tương ứng với đó là sự tồn
tại của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay. Trong cơ cấu nền kinh tế
đó, kinh tế nhà nước được Đảng xác định là thành phần đóng vai trò chủ đạo, các
thành phần kinh tế khác góp phần quan trọng trong việc huy động mọi tiềm năng,
nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, phát triển LLSX.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, có những thành
phần kinh tế đã thể hiện tốt vai trò của mình, song cũng có những thành phần kinh
tế còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém.
Về kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế này lấy sở hữu công cộng về tư liệu
sản xuất là cơ sở kinh tế. Kinh tế nhà nước không chỉ bao gồm các doanh nghiệp
nhà nước mà còn bao gồm các tài sản, công cụ kinh tế quan trọng thuộc sở hữu
nhà nước,... Văn kiện Đại hội X của Đảng xác định rõ: “Kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo,... Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Trong những năm qua, tỷ trọng GDP của kinh tế nhà nước có xu hướng
giảm xuống. Trước thực trạng này, đã có nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế nhà nước
chỉ cần nắm lấy những yết hầu của nền kinh tế là đủ. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện
cần nhưng chưa đủ, bởi nếu nắm được yết hầu kinh tế mà các doanh nghiệp vẫn
thua lỗ triền miên, tỷ trọng GDP quá thấp thì sẽ không thể đem lại sức mạnh cho
kinh tế nhà nước. Vì vậy, kinh tế nhà nước chỉ có thể phát huy được vai trò chủ
đạo của mình khi nó vừa nắm được huyết mạch của nền kinh tế, vừa có năng suất
lao động cao và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. 10 lOMoAR cPSD| 45469857
Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể được coi là một thành phần kinh
tế của CNXH. Thành phần kinh tế này tồn tại và phát triển dựa trên hình thức sở
hữu tập thể và sở hữu của các thành viên. Theo V.I.Lênin, đây là mô hình dễ tiếp
thu nhất của những người nông dân để tiến lên sản xuất lớn XHCN, vì vậy, sự phát
triển kinh tế theo định hướng XHCN ở nước ta đòi hỏi phát triển mạnh mẽ và vững
chắc thành phần kinh tế này.
Kinh tế tư nhân bao gồm cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Nhìn chung, sau
hơn 20 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã có bước phát triển mạnh mẽ và đóng vai
trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Kinh tế dân doanh trong những
năm gần đây phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực,
chiếm 45.7% GDP (trong đó kinh tế hợp tác đóng góp 6.8% GDP). Như vậy, kinh
tế tư nhân đạt 38.9% GDP, tương đương với tỷ trọng GDP của kinh tế nhà nước.
Trong kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ
về tư liệu sản xuất có vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề ở cả thành thị và
nông thôn, có khả năng huy động vốn và lao động. Đóng góp của kinh tế cá thể,
tiểu chủ trong lĩnh vực nông nghiệp khá lớn, tỷ trọng GDP khá cao nhưng lại đang
giảm liên tục. Sự giảm sút này không đáng lo ngại, thậm chí là một dấu hiệu tích
cực, phản ánh sự di chuyển khá mạnh mẽ của nó vào các bộ phận, các thành phần
kinh tế có trình độ cao hơn; thực chất, là sự thu hẹp cách thức sản xuất nhỏ lẻ để
tiến lên những hình thức sản xuất tiến bộ hơn. Đây là một xu thế tất yếu, do sự
phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đang diễn ra một cách mạnh mẽ buộc những thành viên của kinh tế cá thể, tiểu chủ
phải thay đổi, di chuyển vào các bộ phận, các thành phần kinh tế khác để bảo đảm
lợi ích, do đó làm tăng sức cạnh tranh và cơ hội để phát triển khoa học và công
nghệ, nâng cao năng lực sản xuất.
Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu
hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài
nước dưới các hình thức liên doanh, hợp tác. Trong quan niệm của V.I.Lênin, kinh 11 lOMoAR cPSD| 45469857
tế tư bản nhà nước là hình thức kinh tế quá độ đặc biệt quan trọng và cần thiết để
đi lên CNXH. Ông coi nó là thứ CNTB mà hai phần ba là CNXH, là cái “không
đáng sợ”, thậm chí còn là “phòng chờ” để đi vào CNXH.
Tuy vậy, các cơ chế, chính sách, điều kiện ở Việt Nam hiện nay chưa tạo ra
sự thuận lợi cho thành phần kinh tế này phát triển. Những năm đầu tiên khi chúng
ta mới thực hiện đường lối mở cửa, có lẽ các doanh nghiệp nước ngoài hy vọng
vào việc khai thác những tiềm năng của một thị trường còn rất mới mẻ nên họ đã
đầu tư rất lớn vào Việt Nam, liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các
doanh nghiệp nước ngoài diễn ra mạnh mẽ, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
ở mức cao. Tuy nhiên, chỉ sau đó một thời gian, số vốn này giảm mạnh. Chính vì
nguồn vốn đầu tư giảm nên tỷ trọng GDP của thành phần kinh tế này cũng liên tục
giảm. Đầu tư nước ngoài là bộ phận phát triển nhất của kinh tế tư bản nhà nước ở
nước ta, nếu đầu tư nước ngoài giảm sút thì tất yếu sẽ làm cho thành phần kinh tế
này kém phát triển, thậm chí là không phát triển. Hiện nay, một số thành phần kinh
tế khác đang phát triển rất mạnh mẽ, nên trong tương lai không xa, nhu cầu liên
doanh, liên kết sẽ tăng cao, từ đó sẽ làm cho kinh tế tư bản nhà nước phát triển,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển sang nền sản xuất lớn XHCN.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế mới nảy sinh
trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Năm 1987, khi Luật Đầu tư trực tiếp
nước ngoài được ban hành thì kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới thực sự có
bước phát triển nhanh chóng. Hiện nay, đã có hàng ngàn công ty nước ngoài có dự
án đầu tư ở Việt Nam. Tính từ năm 1988 đến năm 2003, nước ta đã thu hút được
trên 40 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã thực hiện được hơn 20 tỷ USD.
Năm 2005, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 15.9%
GDP, năm 2007 khoảng 17%. Từ khi chúng ta gia nhập WTO, nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam tăng đột biến, năm 2007 là hơn 20 tỷ
USD (tăng khoảng 70% so với năm 2006), sáu tháng đầu năm 2008 là 31.6 tỷ USD. 12 lOMoAR cPSD| 45469857
Tuy nhiên, sự phát triển của thành phần kinh tế này đã và đang nảy sinh một
vấn đề – đó là sự lệ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Rõ ràng, sự phát triển
của thành phần kinh tế này đem lại những lợi ích kinh tế – xã hội rất lớn, đồng
thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng XHCN ở
Việt Nam. Để tận dụng được những đóng góp và hạn chế được những ảnh hưởng
tiêu cực của nó đối với nền kinh tế – xã hội nước ta, một mặt, chúng ta phải phát
triển mạnh mẽ kinh tế nhà nước để tạo nên sức mạnh thực sự của Nhà nước; mặt
khác, phải có biện pháp hướng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào
kinh tế tư bản nhà nước. 13 lOMoAR cPSD| 45469857 KẾT LUẬN
Như vậy, cùng với quá trình tổng kết kinh nghiệm và phát triển sáng tạo lý
luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã bước
đầu tìm ra những biện pháp, bước đi mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ
nghĩa xã hội. Một trong những biện pháp đó, xét về mặt kinh tế, là phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần. Để nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo đúng
định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt, chúng ta phải tạo môi trường phát triển
thuận lợi, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của các thành phần kinh tế, trong đó kinh
tế nhà nước phải thực sự đóng vai trò chủ đạo; mặt khác, chúng ta phải tăng cường
vai trò của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý kinh tế. 14 lOMoAR cPSD| 45469857
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I. Lênin. Toàn tập, tập 43, NXB Tiến bộ Matxcơva
2. Hồ Chí Minh. Toàn tập, T7, NXB CTQG
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X 4. https://bit.ly/2FMT45r 5. https://bit.ly/2TM75nB 15