Phân tích quan niệm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức và vai trò của nó trong thực tiễn, từ đó liên hệ với thực tiễn phát triển kinh tế (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin
Phân tích quan niệm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức và vai trò của nó trong thực tiễn, từ đó liên hệ với thực tiễn phát triển kinh tế (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----- ----- BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI SỐ 2:
Phân tích quan niệm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức
và vai trò của nó trong thực tiễn, từ đó liên hệ với thực tiễn phát
triển kinh tế (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay Họ, tên SV: Mã SV: Lớp: Khóa: Giảng đường: 1 lOMoAR cPSD| 23022540 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
NỘI DUNG .......................................................................................................... 3
1. Quan niệm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng ................................................. 3
1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức ....................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc của ý thức ................................................................................. 3
1.1.2. Bản chất của ý thức ..................................................................................... 5
1.2. Vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng ...................................................... 6
2. Liên hệ thực tiễn phát triển kinh tế (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay... 7
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 8 2 lOMoAR cPSD| 23022540 MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận của học thuyết triết học do
C. Mác và Ph. Ăngghen đề xướng. Nhận thấy, cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện
chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng. Đặc trưng của phương
pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái
luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.
Bằng việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên nền tảng thế giới quan duy
vật và phương pháp biện chứng, chủ nghĩa duy vật của chủ nghĩa MácLênin là
chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đây là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa
duy vật, là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học. Do đó, nắm vững những
nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là điều kiện tiên quyết để học
tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác— Lênin nói riêng và
toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung.
Bởi đây là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu và
nghiên cứu. Trước hết là những giá trị về nội dung mà nó mang lại và sau cùng là
những lợi ích để một dân tộc có thể thực sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên,
trong những đề tài nghiên cứu đó vẫn chưa thể làm rõ được những vai trò cũng
như ý thức của nó trong thực tiễn, đặc biệt là sự ảnh hưởng của nó đối với nền
kinh tế Việt Nam hiện nay. NỘI DUNG
1. Quan niệm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức
1.1.1. Nguồn gốc của ý thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Đầu tiên, đối với nguồn gốc tự nhiên của ý thức có nhiều yếu tố cấu thành
nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong đó, hai yếu tố cơ bản nhất là bộ óc người và
mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo.
Về bộ óc người: ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao
là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của
bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu
quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao quá 3 lOMoAR cPSD| 23022540
trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển nănglực của nhận thức,
của tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi sinh lý thần
kinh của con người không bình thường do bị tổn thương bộ óc.
Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình
phản ánh năng động, sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là
quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới
khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động
đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất
khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhan giữa chúng.
Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh được thể
hiện dưới nhiều hình thức, trình độ: phản ánh vật lý, hóa học; phản ánh sinh học;
phản ánh tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo. Những hình thức này tương
ứng với quá trình tiến hóa của các dạng vật chất tự nhiên.
Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trưng cho vật
chất vô sinh. Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa
(thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý - hóa qua quá trình kết hợp, phân giái các chất)
khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình thức phản
ánh này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động.
Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự
nhiên hữu sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh,
phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ.
Phản ánh tâm lý là phản ánh của động vật có hệ thân kinh trung ương được
thực hiện trên cơ sở điều khiên của hệ thần kinh thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
Phản ánh năng động, sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình
thức phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ
chức cao nhất là bộ óc người.
Thứ hai, đối với nguồn gốc xã hội của ý thức có nhiều yếu tố cấu thành
nguồn gốc xã hội của ý thức; trong đó, cơ bản nhất và trực tiếp nhất là lao động và ngôn ngữ.
Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Lao động cũng là quá 4 lOMoAR cPSD| 23022540
trình vừa làm thay đổi cấu trúc cơ thể người, vừa làm giới tự nhiên bộc lộ những
thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động, v.v. của nó qua những hiện
tượng mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt
động của các giác quan, tác động đến bộ óc người và bằng hoạt động của bộ óc,
tri thức nói riêng, ý thức nói chung về thế giới khách quan hình thành và phát triển.
Sự ra đời cùa ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã
mang tính xã hội. Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình lao động làm
nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhu
cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ
ngôn ngữ, con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết,
đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thể hệ này qua thể hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời
và phát triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là
ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn,
đã làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho
tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.
1.1.2. Bản chất của ý thức
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc
người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh được thể hiện ở khả năng
hoạt động tâm — sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông
tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông
tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin
được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ảnh còn được thể hiện
ở quá trình con người tạo ra những ý tưởng, giả thuyết, huyền thoại, v.v. trong đời
sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng
các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó thể hiện ở
chỗ: Ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, bị thế giới khách quan quy định
cả về nội dung và về hình thức biểu hiện, nhưng nó không còn y nguyên như thế
giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình
cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu, v.v.) của con người. Theo C. 5 lOMoAR cPSD| 23022540
Mác, ý thức "chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con
người và được cải biến đi trong đó".
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn
tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các
quy luật tự nhiên mà còn (và chủ yếu là) của các quy luật xã hội; được quy định
bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã
hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
1.2. Vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới được ra đời đã có vai trò
quan trọng và có thể giúp khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời
cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng là đỉnh cao
trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật.
Thế giới quan duy vật biện chứng không chỉ là phương thức định hướng
con người trong hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực, mà còn là phương thức
giúp con người tự ý thức được về bản thân mình. Thế giới quan duy vật biện chứng
giúp học viên xây dựng nguyên tắc mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi
người. Luôn đặt lên hàng đầu lợi ích xã hội, nhưng phải tôn trong lợi ích của mỗi
một con người. Trong khó khăn, lập trường luôn vững vàng, không dao động trước
những tình huống bất ngờ. Không dễ bị bên ngoài lôi kéo, tránh được thái độ cực
đoan. Nhận thức, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách khách quan. Xác định đúng
đắn hành vi, thái độ trách nhiệm đối với xã hội và với chính bản thân mình. Xác
định mục đích, động cơ học tập, góp phần tạo nên nhân cách người học viên.
Việc thấm nhuần thế giới quan duy vật biện chứng sẽ giúp bản thân mỗi
người có được những phẩm chất đạo đức cách mạng, giúp họ hiểu biết sâu sắc sự
nghiệp cách mạng của dân, do dân và vì dân. Đạo đức ấy không tìm ở đâu khác,
mà nền tảng của nó chính là là học tập, nghiên cứu thế giới quan duy vật biện
chứng và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Tóm lại, thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò vô cùng to lớn, tác động đến
mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của học viên. Để mỗi người cán bộ thực sự
lực lượng của Đảng, của Nhà nước và Nhân dân, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao trong mọi tình huống, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất 6 lOMoAR cPSD| 23022540
nước, đòi hỏi người học viên phải không ngừng ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện
để nắm vững và trang bị cơ bản, vững chắc thế giới quan duy vật biện chứng.
2. Liên hệ thực tiễn phát triển kinh tế (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay
Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác đã tạo ra một bước ngoặt trong triết học,
một trong những biểu hiện nổi bật của cuộc cách mạng này là sự thống nhất chủ
nghĩa duy vật và phép biện chứng. Phương pháp luận của phép biện chứng là
những kết luận được rút ra từ việc khảo sát các mối liên hệ của các sự vật, từ quá
trình phát sinh, phát triển cụ thể của nó, “từ các mặt liên hệ, liên kết, vận động,
sinh ra và mất đi của các sự vật”.
Phép biện chứng duy vật không chỉ là một lý luận khoa học cho phép phản
ánh đúng đắn các sự vật, hiện tượng, nó còn là một công cụ sắc bén để mổ xẻ,
phân tích các vấn đề xã hội và tìm ra các giải pháp thích hợp cho từng giai đoạn
phát triển lịch sử cụ thể. Chính nhờ công cụ sắc bén này, chủ nghĩa Mác đã tìm ra
các quy luật vận động của xã hội, đã nhìn xã hội như một cơ thể sống luôn vận
động, biến đổi do những mối liên hệ nội tại của nó tạo ra; thấy được vai trò quyết
định của điều kiện vật chất, của cơ sở kinh tế nhưng cũng thấy vai trò hết sức to
lớn của kiến trúc thượng tầng chính trị, của tư tưởng, văn hóa... Điều đó đã khắc
phục được tư tưởng duy tâm, siêu hình, lối nhìn nhận phản biện chứng trước đây.
Khái lược điều đó cho thấy các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng
duy vật là những nguyên tắc cơ bản để nhận thức về các mối quan hệ lớn ở nước ta hiện nay.
Việc nắm vững và giải quyết các mối quan hệ lớn là những khía cạnh cụ thể
để thực hiện mục tiêu tổng quát của thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được cơ
bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị,
tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ
nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa dựa trên quan niệm chủ nghĩa duy vật nhằm tăng trưởng kinh tế, phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là những bộ phận quan trọng không
thể thiếu, có quan hệ thống nhất, cùng tồn tại, có ảnh hưởng qua lại, vừa làm tiền
đề vừa làm điều kiện cho nhau. Trong đó, xã hội muốn phát triển phải có tăng
trưởng kinh tế để giải quyết các nhu cầu vật chất không thể thiếu của con người,
mặt khác, tăng trưởng kinh tế thì mới có khả năng huy động các nguồn lực vật
chất cho việc phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Thực tế 7 lOMoAR cPSD| 23022540
không thể có một nền văn hóa phát triển lành mạnh, phong phú và một xã hội tiến
bộ, công bằng trên cơ sở một nền kinh tế yếu kém, suy thoái hay một nền kinh tế
tăng trưởng nóng lấy số lượng tăng trưởng là thước đo duy nhất. Ngược lại, trong
một xã hội mà đạo đức xuống cấp, tham nhũng, lãng phí cao, nhiều lao động có
trình độ học vấn và tay nghề thấp, bị lâm vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói...thì
cũng không thể có kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững.
Nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ cơ bản trên là điều cần thiết để
tránh những điều đã được cảnh báo. Thực tế cho thấy, việc quán triệt và thực hiện
những chủ trương trên của Đảng, đời sống kinh tế - xã hội của đất nước có bước
chuyển biến cơ bản. Toàn bộ những tư tưởng cơ bản trong học thuyết Mác về hình
thái kinh tế- xã hội đã trở thành cơ sở lý thuyết và phương pháp luận khoa học của
sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Việt Nam từ một
nền kinh tế nông nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa, ta cần phải xây dựng từ đầu lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Đặc biệt, về đổi mới kinh tế, nhờ thực hiện chủ trương “lấy đổi mới kinh tế
làm trọng tâm”, tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân dân về sản
xuất và đời sống, giải phóng sức sản xuất, hình thành và phát huy vai trò của hệ
thống động lực..., nước ta đã thoát khỏi tình trạng trì trệ và khủng hoảng về kinh
tế - xã hội vốn kéo dài nhiều năm; hơn thế, còn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá cao, ổn định và liên tục, mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế
với nhiều quốc gia và tổ chức kinh tế quốc tế..., tạo môi trường thuận lợi để thu
hút đầu tư nước ngoài, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với sự đa dạng của các hình thức sở hữu, các
hình thức phân phối, trong đó lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả
kinh tế là chủ yếu, cũng như mô hình quản lý theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa được xác lập và bước đầu vận hành thông suốt. KẾT LUẬN
Triết học Mác- Lênin đã trang bị thế quan khoa học, nhân sinh quan cách
mạng và phương pháp luận khoa học để Đảng ta xây dựng chủ trương, đường lối,
chương trình, kế hoạch hành động và biến chúng thành hiện thực, thúc đẩy sự phát
triển của xã hội. Những bài học quý giá của thực tiễn cách mạng Việt Nam gần
một thế kỷ qua với thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, của 2 cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, những thành tựu của 35 năm 8 lOMoAR cPSD| 23022540
đổi mới đất nước vừa qua là những bằng chứng sinh động thể hiện rõ vai trò, sức
mạnh của vận dụng sáng tạo Triết học Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam.
Bàn về vấn đề này, tại Đại hội XII, Đảng ta nhận định: Nền kinh tế nước
ta tuy đã có những bước tăng trưởng nhưng còn chậm và chưa bền vững, chưa
tương xứng với tiềm năng hiện có. “Nền kinh tế chủ yếu vẫn phát triển theo chiều
rộng, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về vốn, tài nguyên,
lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học và công nghệ, lao
động có kỹ năng.” Chính nhờ quan niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương
hướng áp dụng vào thực tiễn nền kinh tế nước Việt Nam đã có những chuyển biến
và phát triển hơn, mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho các doanh nghiệp.
Từ việc nghiên cứu đề tài “Phân tích quan niệm của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng về ý thức và vai trò của nó trong thực tiễn, từ đó liên hệ với thực tiễn
phát triển kinh tế (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay” em đã trình bày được
những giá trị mà chủ nghĩa duy vật biện chứng mang lại và liên hệ với thực tiễn hiện nay. 9