























Preview text:
Trường Đại học Kinh tế quốc dân …..0O0….. BÀI T P L Ậ N Ớ TRIẾẾT H C MÁ Ọ C- LẾNIN Đề tài số:03
Họ và tên sinh viên: Trịnh Mai Chi Mã sinh viên: 11219037 Lớp: Ngân hàng CLC Khóa: 63 GĐ: Hà Nội – 11/2021 PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới và đang bước vào thời kỳ
phát triển mới.Mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa ta và các nước trên thế giới đang
càng này khăng khít bền chặt và rất nhiều những chính sách về công nghiệp hóa
hiện đại hóa đã được tạo ra nhằm phát triển nền kinh tế của đất nước .Khoa học và
công nghệ luôn tiên phong trong việc thúc đẩy và phát triển kinh tế của đất nước.
Cơ hội để phát triển của một đất nước thì luôn có nhưng vấn đề về thế mạnh công
nghệ và thị trường thuộc các nước đang phát triển làm cho các nước chậm phát
triển đang phải đối mặt với rất nhiều khó khan và thử thách.Là một nước có xuất
phát thấp đi lên từ môi trường đầy cạnh tranh nguy cơ tụt hậu của đất nước ta là rất
cao.Vì vậy Đảng và nhà nước ta cần tiếp tục thực hiện các công cuộc đổi mới đất
nước. Việc làm này sẽ giúp cho đất nước ngày càng phát triển và khẳng định vị trí
của mình trên toàn thế giới.Việc đổi mới này có một mối liên kết chặt chẽ giữa vật
chất và ý thức và từ đấy ta có thể áp dụng vào mối quan hệ giữa kinh tế và chính
trị, giúp công cuộc đổi mới diễn ra mạnh mẽ và đất nước ngày càng giàu mạnh
Với tầm quan trọng trên, em lựa chọn đề tài “ Phân tích quan niệm duy vật biện
chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương
pháp luận chung và liên hệ với thực tiễn.” Do kiến thức bản thân đang còn hạn
chế nên bài viết sẽ không thể tránh khỏi sai sót .Vậy kính mong sự góp ý của thầy giáo và bạn đọc Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN NỘI DUNG
I. Lí luận chung về mối quan hệ vật chất và ý thức.
1.Phạm trù vật chất và ý thức:
* Phạm trù vật chất:
a) Định nghĩa về vật chất:
“ Vật chất là một phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học. Trong lịch sử
tư tưởng nhân loại, xung quanh vấn đề này luôn diễn ra cuộc đấu tranh không
khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Bản thân quan niệm
của chủ nghĩa duy vật về phạm trù vật chất cũng trải qua lịch sử phát triển lâu dài,
gắn liền với những tiến bộ của khoa học và thực tiễn. ”.[Giáo trình triết học Mac Lenin]
Theo quan niệm của chúng ta thì vật chất là là một thứ tài sản của con người hay là
một đồ dùng nhưng trong quan niệm của Lenin nó là “ kết quả của sự khái quát
hóa, trừu tượng hóa những đặc tính, những mối liên quan vốn có của các sự vật,
hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất
đi; do đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một số biểu hiện cụ thể của vật
chất”.( https://luathoangphi.vn/dinh-nghia-vat-chat-cua-lenin). Ngay từ lúc ra đời,
xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra nhiều cuộc tranh cãi bùng nổ giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm .Chủ nghĩa duy vật coi thực thể thế giới là vật
chất tồn tại vĩnh cửu,tạo nên tất cả sự vật hiện tượng và các đặc điểm của nó. Chủ
nghĩa duy tâm lại cho rằng cơ sở tồn tại của thế giới có thể là do ý Chúa, do ý niệm
tuyệt đối tạo nên.Vì vậy, họ cho rằng vật chất chỉ là một lĩnh vực hạn hẹp, phi hiện
thực, một ý niệm tưởng tượng của các nhà duy vật.Vật chất có quá trình phát triển
gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người và sự hiểu biết của họ về thế giới tự
nhiên. .Việc tìm hiểu, khám phá về bản chất, cấu trúc của thếgiới xung quanh con
người luôn luôn là một vấn đề được quan tâm trong cáctrường phái triết học duy
vật. Trước khi có sự xuất hiện của triết họcMác thì người ta quan niệm, tìm mọi
cách để tìm hiểu , để giải thích tinh thể đầu tiên cấu tạo nên thế giới. Vì vậy, phạm
trù vật chất được xuất hiện rất sớm và được đặc biệt quan tâm. Chủ nghĩa duy vật
khẳng định thực thể tạo nên thế giới khách quan và các vật thể nói riêng đó là vật
chất và nó tồn tại vĩnh cửu. Tuy nhiên, việc lập luận và giải thích về vật chất của
các nhà triết học ở thời kỳ trước Mác là không thống nhất với nhau. Vào thời kỳ
cổ đại, ở Hy Lạp nói riêng, ở phương Tây nói chung các nhà triết học đã đồng nhất
vật chất nói chung với vật cụ thể nào đó của nó. Ở phương Đông, khái niệm về vật
chất thể hiện qua một số trường phái triết học Ấn Độ và Trung hoa về thế giới. Ấn
Độ có Trường phái Lokāyata cho rằng tất cả được tạo ra bằng sự kết hợp của 4 yếu
tố Đất- Nước - Lửa – Khí. Những yếu tố này có khả năng tự tồn tại, tự vận động
trong không gian và tạo thành nên vạn vật.Trung Hoa có Thuyết Âm Dương cho
rằng nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn vật là tương tác của những
thế lực đối lập nhau đó là Âm và Dương.Đầu những năm của thế kỷ 17 và 18, nền
khoa học tự nhiên phát triển, thực nghiệm ở châu âu diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là
trên lĩnh vực vật lý với sự sang chế của Newton, phương pháp nghiên cứu ở trong
vật lý đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ vào trong triết học. Thế kỷ 18 các nhà triết học
Pháp đã mở rộng phạm trù vật chất lên một thế giới mới. Đitơro cho rằng vũ trụ
trong con người, trong mọi sự vật chỉ có 1 thực thể duy nhất là vật chất. Quan niệm
ấy đã thao túng sự hiểu biết, nhận thức về vật chất, mọi hiện tượng của thế giới tự
nhiên đã được truyền đạt là được tác động qua lại giữa lực hút và lực đẩy, giữa các
phần tử của vật chất, những phần tử ấy là bất biến, không thể thay đổi . Vì vậy,các
nhà triết học duy vật thời kỳ này đã thống nhất vật chất với khối lượng và vận
động của vật chất chỉ là vận động cơ học và nguyên nhân của sự vận động đó là do
tác động từ bên ngoài. Cuối thế kỉ XIX, khoa học kỹ thuật phát triển, các thành tựu
khoa học ra đời đã bác bỏ những quan điểm của các nhà duy vật trước Mac:
Beccoren phát hiện ra tia phóng xạ (năm 1896), Tômson phát hiện ra điện tử
(1897), phát hiện ra hạt Quắc (năm 1964)... Trên cơ sở ra đời của các phát minh
khoa học đó, Lênin khẳng định: “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”
(https://vi.wikipedia.org).Ví dụ:
“Hỡi Cô tát nước bên đường,
Sao Cô múc Ánh trăng vàng đổ đi.”
Ánh trăng vàng là vật chất, vì chúng ta nhìn thấy, mang lại cho con người cảm
giác,nhớ lại và tả lại cho người khác được cảm giác của con người ghi nhớ lại,
,phản ánh với cảm giác đó, nó vẫn tồn tại dù không có Cô tát nước hay bất kỳ
ai (nó tồn tại không dựa vào cảm giác).( https://vi.wikipedia.org)
b) Hình thức tồn tại của vật chất:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động, không gian và thời
gian là hình thức tồn tại của vật chất;
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
Ăngghen định nghĩa: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là
một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hưũ của vật chất – thì
bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay
đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”
Theo quan niệm của Ăngghen: vận động không chỉ đơn giản là sự thay đổi vị trí
trong không gian mà là “mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ”, vận
động “là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật
chất” nên thông qua vận động mà mọi hình dạng của vật chất được thể hiện bằng
sự tồn tại cụ thể của mình; vận động của vật chất là tự nó vận động; và, sự tồn tại
của vật chất luôn đi song hành cùng vật chất.
Dựa trên thành tựu khoa học trong thời đại mình, Ăngghen đã phân chia vận động
thành năm hình thức cơ bản: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học,
vận động sinh học và vận động xã hội. Các hình thức vận động nói trên được sắp
xếp theo thứ tự từ thấp đến cao phù hợp với trình độ và cấu tạo của vật chất. Các
hình thức vận động khác nhau về chất song chúng không tồn tại không tham gia
mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở
các hình thức vận động thấp và bao gồm cả trong nó những hình thức vận động
thấp hơn. Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể có nhiều hình thức vận động
khác nhau nhưng bản thân nó bao giờ cũng có đặc điểm riêng bởi hình thức vận
động cao nhất mà nó có. Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản,
Ăngghen đã đặt nền tảng cho việc phân loại, phân ngành, hợp ngành khoa học. tư
tưởng về sự thống nhất nhưng khác nhau về chất của các hình thức vận động cơ
bản còn là cơ sở để phản đối lại khuynh hướng mà đánh giá như nhau các hình
thức vận động hoặc quy hình thức vận động này vào hình thức vận động khác
trong quá trình nhận thức. Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật
chất, là thuộc tính sẵn có từ lâu của vật chất; chủ nghĩa duy vật biện chứng ngày
xưa đã khẳng định vận động là vĩnh viễn. Điều này không có nghĩa chủ nghĩa duy
vật biện chứng phủ nhận sự đứng im, cân bằng, song đứng im, cân bằng chỉ là hiện
tượng tương đối, tạm thời và thực chất đứng im, cân bằng chỉ là một trong những
trạng thái đặc biệt của vận động.
Đứng im là tạm thời vì đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một số quan hệ nhất
định chứ không xảy ra với tất cả mọi quan hệ; đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong
một hình thức vận động chứ không phải xảy ra với tất cả các hình thức vận động.
Đứng im là tam thời vì đứng im không phải là cái tồn tại mãi mãi mà chỉ tồn tại
trong một thời gian nhất định, chỉ được xem trong một hay một số mối quan hệ
nhất định, ngay trong sự đứng im vẫn diễn ra những quá trình biến đổi cố định.
Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động.
- Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất:
Hình dạng cụ thể của vật chất đều ở một vị trí nhất định, có một quảng tính nhất
định và tồn tại trong những mối quan hệ qua lại nhất định với những dạng vật chất
khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian. Mặt khác, sự tồn tại
của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: kế tiếp và chuyển hóa, nhanh
hay chậm,. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian. Ăngghen viết:
“Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời
gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian”. Như vậy, vật chất, không
gian, thời gian không rời xa nhau; không có vật chất tồn tại ngoài không gian và
thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ngoài vật chất . Là những
hình thức tồn tại của vật chất, không tách riêng ra khỏi vật chất nên không gian,
thời gian có những thuộc tính như những đặc điểm của vật chất, đó là tính khách
quan, tính vĩnh cửu, tính vô hạn và vô tận . Ngoài ra, không gian có đặc tính ba
chiều còn thời gian chỉ có một chiều. tính ba chiều của không gian và một chiều
của thời gian biểu hiện hình thức tồn tại về quảng tính và quá trình xáy ra của vật
chất vận động. Đó là vận động trong thế ổn định, cân bằng; vận động chưa làm
biến đổi về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật.Như vậy không gian thời
gian và vận động là những hình thức phương thức tồn tại tất yếu vốn có của vật
chất .Chỉ có vật chất tồn tại,vận động mãi mãi trong thời gian và không gian và chỉ
có không gian thời gian của vật chất là hoạt động .Con người hiểu được vật chất
thông qua các hình thức và phương thức tồn tại. *Phạm trù ý thức:
a) Định nghĩa: “Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạm
trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế
giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức
có mối quan biện chứng với vật chất.” [vi.wikipedia]
b) Nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không thể thiếu là bộ óc con người và
thế giới bên ngoài tác động lên óc người.
Bộ óc con người là cơ quan vật chất của ý thức. Hoạt động ý thức của con người
diễn ra trên cơ sở hoạt động thần kinh của não bộ của con người. Ý thức không thể
tách rời khỏi hoạt động của bộ óc. Nguồn gốc tự nhiên là yếu tố cần thiết để cho ra
đời ý thức. Tuy nhiên, nhân tố cơ bản nhất và trực tiếp nhất tạo thành nguồn gốc xã
hội của ý thức chính là lao động và ngôn ngữ. Lao động là quá trình con người sử
dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra giới tự nhiên cho thỏa mãn
với nhu cầu của con người. Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế
giới khách quan làm thế giới khách quan thể hiện ra những quy luật vận động của
nó, biểu hiện thành những hiện tượng mà con người có thể nhận thức,quan sát
được. Từ các hoạt động của các giác quan, những hiện tượng ấy đã ảnh hưởng đến
bộ óc người, thông qua hoạt động của bộ não con người, tạo ra khả năng hình
thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung. Ngôn ngữ là hệ thống tín
hiệu vật chất mang nội dung của ý thức.Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện giao
tiếp trong xã hội, là phương tiện của tư duy tưởng tượng. Nhờ có ngôn ngữ mà con
người tổng kết được thực tiễn, trao đổi tri thức, thông tin nối tiếp qua các thế hệ.Ý
thức là kết quả là hiện tượng của xã hội
c) Bản chất của ý thức
Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập,
là thực tại duy nhất, từ đó nhấn mạnh tính năng động của ý thức đến mức xem ý
thức tạo ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất. Chủ nghĩa duy vật
biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người
qua ý thức, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội dung
của ý thức là do thế giới khách quan quyết định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ
quan, là hình ảnh tinh thần, nội tâm không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như
chủ nghĩa duy vật tầm thường định nghĩa. Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan, cùng có nghĩa là ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế
giới. Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do yêu cầu ý thức quy định.
Yêu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải thể hiện được cái được biểu hiện. Từ đó
hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng được biểu hiện
đúng đắn hơn hiện thực khách quan, cùng lúc đó, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng
tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh. Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản
ánh đó bao giờ cũng dựa trên hoạt động Ý thức và là sản phẩn của các quan hệ xã
hội. Là sản phẩm của các mối quan hệ xã hội, bản chất của ý thức mang tính chất
xã hội. Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và cốt lõi của ý thức hoàn
toàn trái ngược với chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức, tư duy là cái có trước,rồi mới
sinh ra vật chất và chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý thức là một dạng vật chất
hoặc coi ý thức là sự phản ánh giản đơn, không chủ động về thế giới vật chất. Theo
Cacmac và Ănghhen, ý thức: “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào
trong óc con người và được cải biến đi trong đó.”Và trên cơ sở đấy, ý thức có thể
mở ra tri thức mới về sự vật, có thể hình dung ra cái không có trong thực tế. Nó có
thể dự báo ,tiên đoán tương lai một cách tương đối chính xác, hoặc có thể tạo ra
những, huyền thoại, ảo tưởng. Thậm chí, một số người còn có khả năng tiên tri, ngoại cảm, thấu thị.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Trong chủ nghĩa duy tâm , “ý thức, tinh thần vốn có của con người đã bị trừu
tượng hoá, tách khỏi con người hiện thực thành một lực lượng thần bí, tiên
thiên. Họ coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra
tất cả; còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần,
là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra.” [ giáo trình triết học Mác] .Thuyết
nhị tâm một phần đồng ý vật chất là thực tại khách quan một phần xem ý thức là
một khởi nguyên độc lập không lệ thuộc vào vật chất.Mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức là mối quan hệ biện chứng.Vật chất có trước ý thức có sau;vật chất là nguồn
gốc của ý thức, quyết định ý thức, nhưng đồng thời ý thức không hoàn toàn phụ
thuộc mà nó có thể tác động lại vật chất qua các hoạt động thực tiễn của con
người. Quan điểm này đã được nhắc đến tới ngay trong định nghĩa của Lênin về
vật chất. Với định nghĩa này, Lênin đã phân biệt giữa Chủ nghĩa duy vật biện
chứng với Chủ nghĩa duy tâm đồng thời cũng nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa
vật chất và ý thức,nhằm giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức thể hiện qua vai trò quyết định của vật chất đối với ý
thức và tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất
a)Vai trò của vật chất đối với ý thức:
Trong mối quan hệ với ý thức, “vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật
chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh
đối với vật chất.” Ý thức là kết quả của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
người nên chỉ khi có con người thì mới có nhận thức, có ý thức. Trong mối quan hệ
giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu
dài của thế giới vật chất. Kết luận này đã được minh chứng bởi sự phát triển lâu
dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là bằng chứng khoa học chứng minh quan
điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.
Các thành phần tạo ra nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức đều hoặc là
chính bản thân thế giới vật chất, hoặc là những dạng tồn tại của vật chất nên vật
chất là nguồn gốc của ý thức .
Ý thức là cái phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh về thế giới vật chất nên đặc
điểm của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự
phát triển và vận động của hình
thức và ý thức, dấu hiệu của ý thức bị các quy luật xã hội, các quy luật sinh học và
sự tác động của môi trường xung quanh ta quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh
vực vật chất nên vật chất không chỉ ảnh hưởng đến nội dung mà còn ảnh hưởng cả
hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức. Nội dung của ý thức
được quyết định bởi vật chất vì ý thức là sự phản ánh thếgiới vật chất, là hình ảnh
chủ quan về thế giới vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức thể
hiện của ý thức bị các quy luật xã hội, các quy luật tự nhiên và sự tác động của môi
trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc khía cạnh của vật chất nên vật
chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng
như mọi sự thay đổi của ý thức
Và vai trò của vật chất còn được thể hiện ở đời sống xã hội: Trong đời sống xã hội,
vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được biểu hiện ở vai trò của nền kinh
tế đối với chính trị, đời sổng tinh thần với đời sống vật chất, ý thức xã hội đối với
tồn tại xã hội. Trong xã hội, sự phát triển của kinh té xét đến cùng ảnh hưởng đến
sự phát triển của văn hóa; đời sống vật chất thay đổi thì kiểu gì đời sống tinh thần
cũng bị ảnh hưởng theo.
b) Vai trò của ý thức đối với vật chất:
Trong mối quan hệ với vật chất, “ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn của con người.”
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò
của con người. Bản thân ý thức tự nó gián tiếp thay đổi trong hiện thực. Muốn
thay đổi hiện thực con người phải thực hiện những hoạt động vật chất. Song, mọi
hoạt động vật chất của con người đều do ý thức ảnh hưởng, nên vai trò của ý thức
không phải trực tiếp thay đổi hay tạo ra thế giới vật chất mà nó trang bị cho con
người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy, con người xác định mục đích,
đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn biện pháp,phương tiện, công cụ,
…để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình
đối với vật chất qua hoạt động thực tiễn của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc
tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách
mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật
khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực
hiện những mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực
của ý thức; còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách
quan, bản chất quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con
người đã đi ngược lại các quy luật. Hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đối với
hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan. Như vậy, bằng việc định hướng
cho hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành động của con người,
hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất,
của ý thức có thể nhận ra: không bao giờ và không ở đâu ý thức lại quyết định vật
chất. Trái lại, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và năng lực
sáng tạo của ý thức; là điều kiện quyết định để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả
năng tác động lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự bản thân nó mà phải thông
qua hoạt động thực tiễn của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này
phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ xâm nhập của ý thức vào
những hành động, trình độ tổ chức của con người và những hoàn cảnh vật chất,
điều kiện vật chất trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức.
*Ví dụ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:Trước khi ta vào một trận chiến
chúng ta phải tự phê bình và phê bình; rút ra các hạn chế để tiến bộ, khắc phục
những mặt này. Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua các phong trào, thực tiễn
tư tưởng cục bộ địa phương và đạo đức giả.
c)Ý nghĩa phương pháp luận:
-Phải luôn bắt nguồn từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động
Tri thức mà con người tiếp thu được sẽ thông qua quá trình học tập, nghiên cứu từ
các hoạt động phân tích, quan sát để tác động vào đối tượng vật chất và yêu cầu
những đối tượng đó phải bộc lộ những đặc tính, quy luật. Để cải thiển thế giới
khách quan thỏa mãn đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải dựa vào hiện thực
khách quan để có thể nhận xét, xác định biện pháp phương hướng, kế hoạch mới
có thể thành công. Bên cạnh đó cần phải né tránh những thói quen chỉ dựa vào
niềm tin, nhu cầu mà không đánh giá,nghiên cứu tình hình đối tượng vất chất.Và
chúng ta cần nhận ra rằng sự vật hiện tượng phải đúng đắn, trách bôi đen hoặc tô
hồng đối tượng, không được gán ghép cho đối tượng cái mà nó không có.Ví dụ
như ăn kiện Đại hội XII chủ trương phải nhìn thẳng vào sự thật; phản ánh đúng
chính xác sự thật; đánh giá đứng sự thật;nói rõ sự thật.
– Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.
Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ
động thể hiện khả năng của mình và luôn tìm kiếm, tạo ra cái mới. Bên cạnh đó,
con người phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện,phát huy năng lực bản thân và không
bỏ cuộc nửa chừng. Con người tuyệt đối không được quá phụ thuộc, ỷ lại trong
mọi trường hợp để tránh việc lười lao động, lười suy nghĩ. Và đặc biệt ta phải tôn
trọng vai trò của ý thức, tôn trọng giáo dục tư tưởng và công tác tư tưởng, coi trọng
giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, phải
giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, bồi dưỡng, củng cố nhiệt huyết ý
chí cách mạng cho đảng viên, cán bộ và người dân nói chung, nhất là trong nền
văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, xu hướng toàn cầu hoá hiện nay,coi trọng việc giữ
gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm sự kết nối giữa
nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.
Để thực hiện nguyên tắc coi trọng tính năng động chủ quan kết hợp phát huy tính
khách quan, chúng ta còn phải hiểu rõ và giải quyết một cách sáng suốt các quan
hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân, lợi ích tập
thể; phải có mục đích trong sáng, thái độ khách quan, khoa học, không vụ lợi
trong hành động và nhận thức của mình.
II) Liên hệ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức với thực tiễn:
Ta biết rằng ,Việt Nam,sau năm 1975, kinh tế miền bắc đang còn rất nhiều hạn
chế.Việt nam sau chiến tranh điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn khó khăn,
cơ cấu kinh tế nhiều mặt mất cân đối , năng suất lao động thấp,sản xuất chưa đáp
ứng được nhu cầu của đời sống.Về nông nghiệp có rất nhiều khó khăn chưa cung
cấp đầy đủ thực phẩm cho người dân, ngoài ra còn có nguyên liệu cho công nghiệp
, hàng hóa cho xuất khẩu.Hơn thế nữa miền Bắc còn bị tàn phá nặng nề bởi chiến
tranh chống Mỹ . Ở miền Nam nền kinh tế sau 20 năm chiến tranh bị đảo lộn và
suy sụp nông nghiệp nhiều vùng còn hoang hóa lạm phát trầm trọng.
Trước tình hình đó , Đại hội Đảng lần thứ IV lại đề ra những chỉ tiêu kế hoạchnăm
1976-1980 quá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất vượt quá khảnăng
của nền kinh tế, như : “Năm 1975, phấn đấu đạt 20 triệu tấn lương thực, 1 triệutấn
cá biển, 1 triệu ha khai hoang, 1 triệu 200 ha rừng mới trồng… 10 triệu tấn than
sạch, 2 triệu tấn xi măng…” Đặc biệt là đề ra việc xây dựng thêm nhiều cơ sở mới
về công nghiệp nặng, đặc biệt là cơ khí và đặt nhiệm vụ hoàn thành về cơ bản cải
tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam. Những chủ trương sai lệch đó cùng với cách
quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, ảnh hưởng
không tốt đến đời sống của người dân . Đến hết năm 1980, nhiều mục tiêu kinh tế
đề ra chỉ đạt khoảng 50%-60%mức đề ra, nền kinh tế tăng trưởng rất chậm : “tổng
sản phẩm xã hội tăng bình quân 1,5%, công nghiệp tăng 2,6%, nông nghiệp giảm
0,15%”. Đại hội Đảng lần thứ V cũng chưa tìm ra được đầy đủ những nguyên nhân
trực tiếp của sự trì trệ trong nền kinh tế của nước ta và cũng chưa đề đạt được các
chủ trương chính sách và toàn diện về đổi mới, nhất là kinh tế. Trong năm 1981-
1985 chúng ta chưa kiên quyết khắc phục chủ quan, chậm chạp trong tổ chức cơ
cấu kinh tế, cải cách cơ chế quản lí kinh tế và chủ nghĩa xã hội, lại mắc phải những
sai lầm mới trong lĩnh vực phân phối lưu thông. Nhìn chung, chúng ta chưa đáp
ứng được mục tiêu chung do Đại hội lần thứ V đề ra là ổn định đời sống, cơ bản
ổn định tình hình kinh tế- xã hội.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã
nhận định: “Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã có nhiều cố gắng
nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng đường lối, xác định đúng mục tiêu và phương
hướngxã hội chủ nghĩa. Nhưng Đảng đã sai phạm sai lầm chủ quan duy ý trí, vi
phạm quiluật khách quan: Nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ ngay
nền kinh tếnhiều thành phần; đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng;
duy trì cơchế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, có nhiều chủ trương sai trong
việc cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương”.Tất nhiên, ngoài những hạn chế chủ yếu
nêu trên, và cả những nguyên nhân khách quan như hậu quả của nhiều năm chiến
tranh, tình hình quốc tế…song chủ yếu là do chúng ta mắc phải sai lầm chủ quan,
những sai lầm đó cùng với chậm chạp trong viêc công tác tổ chức cán bộ đã hạn
chế lực lượng sản xuất và làm giảm nhiều động lực phát triển. Nhắc lại diễn biến
trên để thấy rõ ảnh hưởng không mất tích cực của ý thức (Ở đây là về các chính
sách quản lí) đối với vật chất (là nền kinh tế) và thấy rõ tác động qua lại giữa kinh
tế và chính trị trước khi có công cuộc đổi mới. Phép biện chứng duy vật khẳng
định rằng nếu ý thức là tiêu cực thì kiểu gì cũng sẽ bị xóa bỏ. Vì vậy trước tình
hình ngày càng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ở nước ta Đảng
và nhà nước ta đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích tình hình lấy ý kiến từ nhiều
nguồn như là của cơ sở, của nhân dân, và đặc biệt là thay đổi tư duy về kinh tế. Đại
hội lần thứ VI của Đảng đã rút ra bốn bài học lớn, trong đó phải luôn xuất phát từ
thực tế, tôn trọng và hanh động theo quy luật khách quan. Đảng đã đề ra đường lối,
tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Và tại đại hội đảng VI Đảng ta tự kiểm điểm bản thân một cách nghiêm khắc bàn
luận và phân tích về nguyên nhân khủng hoảng kinh tế xã hội đề ra các giải pháp
các định hướng về đổi mới kinh tế, đã thực hiện mục tiêu ba chương trình kinh tế
bao gồm: lương thực – hàng tiêu dùng – hàng xuất khẩu và hình thành nền kinh tế
hang hóa nhiều thành phần khẳng định sự có mặt của nền kinh tế tư sản, sản xuất
hàng hóa và kinh tế tư bản tư nhân, thay đổi cơ chế quản lí kinh tế , sử dụng đúng
đắn mối quan hệ hàng hóa- tiền tệ. Trong quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ VI, những tình hình phức tạp đã ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế
và xã hội của nước ta, nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực cải thiện
khó khăn, kiên trì khai phá, tìm tòi con đường đổi mới và công cuộc đổi mới. Và
đến Đại hội Đại Biểu toàn Quốc lần thứ VII ta đã nhận xét về tình hình kinh tế
chính trị xã hội việt nam sau 4 năm thực hiện chính sách đổi mới đã đặt được
những kết quả và thành tựu quan trọng. Chính trị đất nước ổn định nền kinh tế có
những thay đổi tích cực từng bước hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần được vận động theo cơ chế thị trườngvà buộc phải có sự quản lí của nhà
nước, nguồn lực sản xuất của xã hội được huy động tốt hơn tốc độ lạm phát được
giảm bớt bởi đời sống vật chất tinh thần của một bộ phận nhân dân được cải thiện,
sinh hoạt dân chủ ngày càng phát huy. Qua những dấu hiệu trên ta thấy tác động
qua lại giữa ý thức và vật chất giữa kinh tế và chính trị. Nhờ có đường lối mới ,sản
xuất phát triển,đời sống của nhân dân được cải thiển góp phần ổn định tình hình
chính trị của đất nước góp phần phát huy dân chủ trong xã hội.Không ỷ lại với
những thành tựu đã đạt được đại hội đã chỉ ra những khúc mắc lớn nhất cần giải
quyết đặc biệt về mặt kinh tế như là lạm phát; nạn thất nghiệp gia tăng. Và cũng tự
phê bình về việc chậm xác định yêu cầu và nội dung đổi mới còn nhiều thiếu sót
trong việc điều hành .Đặc biệt Đại hội còn xác định: “Về quan hệ giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị tập trung sức đổi mới kinh tế , đáp ứng những đòi hỏi
cấp bách của nhân dân và làm việc,các nhu cầu khác của xã hội,xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội khác,xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của
chủ nghĩa xã hội coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành đổi mới trong lĩnh vực chính trị”.
Việt Nam đang tiếp nhận đúng đắn duy luận biện chứng về quan hệ giữa vật chất
và ý thức vào sự phát triển vs đổi mới nền kinh tế nước ta từ đó là tiền để để phát
triển lĩnh vực chính trị. Sau khi tìm hiểu kĩ càng về tình hình quốc tế trong và
ngoài nước đảng đã xác định mục tiêu tổng quát vào các mục tiêu cụ thể, phương
án chỉ đạo,…. trong 5 năm. Đặc biệt chú ý là kết hợp động lực kinh tế và động lực
chính trị tinh thần và những phương châm này luôn đổi mới đi vào chiều sâu với
bước đi vững chắc , lấy đổi mới kinh tế làm trọng yếu làm tiền đề cho việc đổi mới các lĩnh vực khác.
Sau Đại hội lần thứ VII , Ban chấp hành trung ương đảng đã đề ra các nghị quyết
hội nghị trung ương để xác định rõ và xây dựng kế hoạch phát triển đường lối đảng
hội, một loạt vấn đề đối nội và đối ngoại.Hội nghị đại biểu đó đã nhận xét những
thành tựu có ý nghĩa tiên phong đã là cải thiện tình trạng khủng hoảng của kinh tế
xã hội. Ví dụ: “ Lạm phát đẩy lùi từ 67% năm 1991 còn 17,5 % năm 1992; GDP
bình quân là 8,2% nhưng mức đề ra trong năm 1991-1995 là 5,5 %-6,5%. Đặc biệt
là sản xuất nông nghiệp, sản lượng lương thực 5 năm qua tăng 26% tạo điều kiện
để ổn định đời sống nhân dân, mở rộng ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu, giải quyết
tốt vấn đề lương thực”. Quan hệ đối ngoại được mở rộng một cách đa dạng hóa và
đa phương hóa , mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, nhiều nguồn vốn đầu tư nước
ngoài tăng mạnh, kim gạch xuất khẩu từ năm 1991 đến nă 1995 đạt trên 17 tỷ
USD nhập các loại vật tư thiết bị và hang hóa đáp ứng nhu cầu sản xuất và cuộc
sống, cải thiển được cán cân thương mại.Việc phát triển khoa học công nghệ tập
trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới của
đất nước ta để giúp đỡ cho việc xây dựng đường lối chính sách của đảng và nhà
nước. Ngoài ra về văn hóa xã hội có sự thay đổi tích cực cuộc sống người dân
được cải thiện và quốc phòng an ninh được vững chắc và ổn định. Ngoài ra hội
nghị còn nói lên những thành tựu giữ vững sự ổn định chính trị phát triển mối
quan hệ đối ngoại tạo điều kiện cho công cuộc xây dựng nước nhà. Từ đó cho ta
thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của kinh tế đối với chính trị và xã hội, đối ngoại ,quốc
phòng, an ninh. Đại hội còn liệt kê những thiếu sót về kinh tế vẫn còn là nền công
nghiệp nhỏ bé, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kinh tế phát triển nhưng năng suất chất
lượng chưa được cải thiện và còn một số vấn đề lớn về văn hóa và xã hội.
Để có biện pháp giải quyết hội nghĩ đã bàn về những thách thức lớn sắp xảy ra và
từ đó lên kế hoạch xây dựng nhiệm vụ chủ yếu: nâng cao sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, thực hiện chính sách thống nhất phát triển
kinh tế nhiều thành phần, xây dựng cơ chế thị trường và phải có sự quản lý của nhà
nước đảm bảo an ninh quốc phòng và xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam của
dân do dân và vì dân. Sau hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì đảng đã ra
nghị quyết về phát triển công nghiệp công nghệ mới đến năm 2000 theo hướng
công nghệ hóa hiện đại hóa và hình thành giai cấp công nhân trong gia đoạn mới .
Với nội dung của hội nghị TW Đảng có thể nói đã hoàn thành một bước cương lĩnh
và chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Sự thành công của công cuộc đổi mới hơn mười năm chúng ta hoàn toàn khẳng
định rằng công cuộc đổi mới đảng và nhà nước ta là thực sự rất đúng đắn và hoàn
toàn phù hợp với xu thế phát triển hiện nay tức là chúng ta nên khẳng định quá
trình phát triển kinh tế thị trường mà trước đây chúng ta đã bỏ qua bác bỏ nó mà
một bước tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản.
Trước đây Đảng đã mắc sai lầm chủ quan duy ý chí và vi phạm luật khách quan:
hấp tấp trong việc cải tạo chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ nền kinh tế nhiều thành phần,
phát triển vượt quá việc xây dựng công nghiệp nặng, duy trì nền kinh tế bao cấp,
rất nhiều chủ trương sai lầm trong việc thay đổi tiền tệ giá cả công tác tư tưởng và
tổ chức cán bộ phạm nhiều thiếu sót nghiêm trọng. Quán triệt nguyên tắc khách
quan cải thiện bệnh chủ quan duy ý chí là nhiệm vụ của đảng và nhân dân nó chỉ
được thực hiện nếu ta kết hợp giữa cách mạng và tri thức khoa học. Dựa trên cơ sở
nghiên cứu tình hình về các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới để đưa ra phương
châm phát triển kinh tế việt nam sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
cơ chế thị trường và dưới sự quản lý của Nhà nước và ta cũng nhận thức rằng phát
triển kinh tế phải luôn đi cùng với công bằng xã hội.
Lúc này cùng với những kinh nghiệm đã có qua những năm đổi mới ta đi từ thực tế
khách quan đánh giá những đặc điểm kinh tế chính trị Việt nam khó khăn và thuận
lợi, nguy cơ và thời cơ. Đảng ta cũng đã thấy rõ được thuận lợi khó khăn xen lẫn
với nhau vì thế mà ta phải trực tiếp nắm vững vươn lên phát triển vững chắc,tạo ra
thế và lực mới. , và luôn luôn phải tỉnh táo kiên quyết đẩy lùi và khắc phục các
nguy cơ mới nảy sinh bảo đảm phát triển đúng hướng.
Trong những năm qua với những chính sách chương trình phát triển kinh tế hợp lý
chúng ta đã đạt được những bước tiến quan trọng, bình thường hóa quan hệ với mỹ
là thành viên của khối ASEAN, thành viên của APEC( 1998) .Từ chỗ cấm vận nay
ta đã bình thường hóa được tất cả các nước lớn với 167 nước về ngoại giao và 120
nước về thương mại. Đồng thời phát triển tốt đẹp với các nước láng giềng trong
khu vực .Điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc giữ vững môi trường hòa bình ổn
định là nền tang xây dựng tổ quốc. Tăng trưởng GDP tiếp tục tang, “năm 1996 là
9,3% năm 1997 là 8,2 % …” Lạm phát vẫn được giữ ở mức dưới 10% và tốc độ
phát triển đạt tới hai chữ số ; đời sống nhân dân được cải thiện ngày cảng ổn định .
Như vậy công cuộc đổi mới này được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng và hang hái
thực hiện chính vì đảng ngày càng nắm vững và vận dụng đúng đắn sang tạo
phương pháp luật triết học toàn diện .Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và
chính trị trong đổi mới kinh tế rất rõ rang.Ví dụ sản xuất từ năm 1988 trở về trước,
đất nước ta trong tình trạng thiếu lương thực triền mien và sản xuất lương thực
thực sự khởi sắc chỉ khi thực hiện chỉ thị 100 của ban bí thư TW về khoán sản
phẩm đến nhóm và người lao động, Từ đó việt nam trong 6 năm đã vươn lên đứng
thứ ba về xuất khẩu gạo. Do sản xuất nông nghiệp phát triển đời sống nông dân
ngày càng ổn định long tin vào chế độ ngày càng hưởng ứng. Thành công trên mọi
mặt trận tổ quốc là một chiến tích nổi bật trong quá trình đổi mới kinh tế đưa đất
nước thoát khỏi kinh tế và đây là biểu hiện về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
nhằm đổi mới kinh tế.
Đổi mới là khó khăn nhưng việc đổi mới là rất đúng đắn là bước đi thích hợp.Xây
dựng chủ nghĩa xã hội còn là một thứ mới mẻ phức tạp khó khan đòi hỏi phát huy
vai trò của nhân tố chủ quan đòi hỏi nhiều công phu nghiên cứu để khám phá tìm
ra phương pháp thích hợp với thực tiễn việt nam. Diễn biến phức tạp của thế giới
đầy biến động phong ba bão táp ta cần phải giữ vững long tin nỗ lực quyết tâm
khắc phục khó khan và nhạy bén tỉnh táo trước tình hình thực tế biến đổi từng ngày
từng giờ và cần phải thống nhất giữa ý thức cách mạng và tri thức khoa học. Tri
thức khoa học có được hay không đều là do long hiểu biết và trí thông minh ý chí
quyết tâm học tập. Và đồng thời nếu tri thức khoa học phát huy tác dụng thì nó sẽ
trở thành nguồn cảm hứng để tăng them ý chí và nhiệt tình cách mạng.
Cán bộ kinh tế phải tận dụng sang tạo chủ nghĩa mác lênin phương pháp luận toàn
diện và phép biện chứng duy vật vào phân tích, đề xuất và áp dụng vào các chủ
trương chính sách về kinh tế các phương pháp cơ chế quản lý kinh tế tài chính theo
tinh thần đổi mới để thúc đẩy nước ta để trở thành một nước có nền kinh tế phát
triển. Việc xóa bỏ chế độ quan lieu bao cấp đòi hỏi người quản lý kinh tế phải sang
tạo năm bắt và nhạy bén và phải hiểu được quy luật phát triển của nó.
Nói tóm lại xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ rất khó khẳn gian nan thử
thách và những diễn biến phức tạp về tình hình thế giới, những biến động của đất
nước ta cần nhà nước phải kiên định giữ vững lòng tin, đồng thời phải tỉnh táo sang
suốt để thích nghi với nhiều sự thay đổi sự biến động của thế giới.Quán triệt
phương pháp chủ nghĩa mác lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng thành thạo
phép duy vật biện chứng vào nghiên cứu kinh tế và phát huy mạnh mẽ giữa kinh tế
và chính trị nhằm nâng cao nền kinh tế của đất nước.Những cán bộ quản lí kinh tế
nhất định sẽ góp phần xứng đáng vào nền kinh tế việt nam từ đó nâng cao vị thế
việt nam trong chiến trường quốc tế, làm ổn định chính trị đất nước.Đây là nhiệm
vụ của các nhà quản lý kinh tế ở việt nam chúng ta. PHẦN KẾT LUẬN
Vậy vật chất luôn đóng vai trò đối với ý thức, vật chất có trước ý thức có sau và
đông thời ý thức tác động lại vật chất.Mối quan hệ này được thực hiện thông qua
những cách thức hoạt động thực tiễn của con người. Chúng ta đề cao tầm quan
trọng của ý thức và vật chất ở điểm nâng cao khả năng nhận thức các quy luật
khách quan và vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn của con người. Đảng và
nhà nước ta đã và đang vận dụng sâu sắc phương pháp luận của Mác vào việc
nghiên cứu và quản lý kinh tế và chính trị Việt nam đưa việt nam lên tầm năm châu
quốc tế là một thành viên quan trọng của thế giới, đất nước sẽ ngày càng phát triển
và đời sống của nhân dân tất cả mọi người sẽ được cải thiện và ấm no hạnh phúc sẽ
không còn nhiều gia đình khó khăn và không có cơm ăn áo mặc. Đất nước ta với
niềm tin hy vọng và nỗ lực phấn đấu hết mình thì mục tiêu nhiệm vụ sẽ được hoàn thành.
Trong quá trình viết bài đang còn nhiều thiếu sót em kính mong được thầy giáo bộ
môn Triết học Mác Lê nin cho em sự góp ý và nhận xét về lý luận và thực tiễn để
bài làm tiếp theo em có thể rút kinh nghiệm. Em xin chân thành cảm ơn!