Phân tích theo quan điểm triết học Mác-lênin | Bài tập lớn học phần Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Phenikaa
Theo quan niệm của triết học, nhận thức của con người là vô hạn, nhận thức được thế giới vật chất vô hạn, nhưng đó là nhận thức của con người triết học-con người trừu tượng, của loài người nói chung; còn khả năng ấy tồn tại ở mỗi thế hệ, trong mỗi con người cụ thể, trong mỗi cá nhân thì luôn có giới hạn. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta hoàn toàn có khả năng nhận thức thế giới khách quan nhờ các giác quan, nhờ hoạt động của não bộ. Cụ thể hơn các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan khi tác động vào cơ quan cảm giác sẽ gây ra cảm giác. Đó là nhận biết đầu tiên của con ngừơi về thế giới khách quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Triết học mác - lênin (LT1011)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ---o0o--- BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI SỐ 1: Phân tích theo quan điểm triết học Mác-lênin
Nhóm 1 - I.Triết học Mác - Lê-nin_1.2(15FS).1_LT Khoa: Khoa học cơ bản
Giảng viên: Đồng Thị Tuyền MỤC LỤC Mở đầu 1 Nội dung 5
1. Khái niệm triết học 5
2. Vấn đề cơ bản của triết học 7
2.1 Nội dung vấn đề cơ bản của triết học: Vật chất và ý thức. 7 2.1.1 Vật chất 7 2.1.2 Ý thức 7
2.1.3 Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái
nào quyết định cái nào? 8
2.1.4 Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? 9
2.2 Giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy 9 2.2.1 Tồn tại 9 2.2.2 Tư duy 10
2.2.3 Sự phản biện và tác động lẫn nhau của tư duy và tồn tại 10
2.3 Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật 11
2.3.1 Chủ nghĩa duy tâm 11
2.3.2 Chủ nghĩa duy vật 12
2.3.3 Sự khác nhau của chủ nghĩa duy tâm và Chủ nghĩa duy vật 13 Kết luận 15
Tài liệu tham khảo 17 MỞ ĐẦU
Triết học Mác-Lênin là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa rộng. Đó là hệ
thống quan điểm duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội và tư duy – thế giới quan
và phương pháp luận khoa học, cách mạng giai cấp công nhân và nhân dân lao động
để nhận thức và cải tạo thế giới.
Triết học Mác ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học
và khoa học của nhân loại, trong sự phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội,
mà trực tiếp là thực tiễn đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Là
sự thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Sự hình thành giai đoạn Lênin trong triết học Mác gắn liền với các sự kiện quan
trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Để bảo vệ cho chủ nghĩa Mác nói
chung và triết học Mác nói riêng Lenin đã trở thành người kế tục trung thành và phát
triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác và triết học Mác trong thời đại Đế quốc Chủ nghĩa
và quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Lênin đã đấu tranh bảo vệ, phát triển sáng tạo, toàn
diện các mặt của học thuyết Mác. Qua đó ta thấy được vai trò to lớn của Lênin đối
với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới. Đối
tượng của triết học Mác Lênin là nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư tưởng. Triết học Mác Lênin ra đời gắn liền với những thành tựu khoa
học và thực tiễn của phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác
Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng và triết học nhân loại.
Sự ra đời của triết học Mác Lênin là hiện tượng hợp quy luật. Triết học Mác Lênin
ra đời là một tất yếu lịch sử vì nó là sự phản ánh thực tiễn xã hội, sự phát triển hợp
logic của lịch sử tư tưởng nhân loại. 1 lOMoARcPSD|47880655
NỘI DUNG 1. Khái niệm triết học
Triết học là bộ môn nghiên cứu về vấn đề chung và cơ bản của con người, xã hội,
thế giới quan những vấn đề kết nối với chân lí, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật
va ý thức. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức
mà nó giải quyết những vấn đề dựa văn học, toán học, sử học ... đó là tính phê phán,
phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc việc lập luận Triết
học trong tiếng Anh là “ philosophy” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία
(philosophia) có nghĩa là “ tình yêu và sự thông thái”.Như vậy, theo nghĩa đen triết
học là tình yêu sự thông thái. Nhà triết học là nhà thông thái bởi nó có khả năng làm
sáng tỏ bản chất của sự vật, hiện tượng bằng hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật.
Sự ra đời của các thuật ngữ “triết học” và “triết gia” được gắn với tư tưởng của
Hy Lạp. Pythagoras ông xét thấy rằng: “nhà triết học” được hiểu theo nghĩa tương
phản với một “kẻ ngụy biện”.Những “kẻ ngụy biện” hay “ những người nghĩ mình
thông thái” có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi là những người
nhà giáo thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lí1 . Ở Hy Lạp cổ đại quan niệm,
philosophia vừa mang ý nghĩa giải thích vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi,
vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lí con người. Cơ bản vấn đề năm tương
ứng với năm chi nhánh của triết học là siêu hình học, lôgic, nhận thức, luân lý học
và mỹ học. Tuy nhiên, triết học tự nhiên được mở rộng đến chính trị, vật lý học, địa
chất học, sinh học, khí tượng học và thiên văn học. Bắt đầu từ Socrates, nhà triết học
Hy Lạp phát triển triết học theo hướng phân tích, tức là, vật thể phân chia có thể
thành các phần nhỏ hơn để nghiên cứu. Triết học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ
sở của triết học phương Tây. Hy lạp ngày xưa cũng từng phân biệt rõ ràng hai phương
diện rồi. Một bên thì là những kết quả nhỏ, nhưng bao giờ cũng có kiểm điểm kỹ
1 https://luatminhkhue.vn/triet-hoc-la-gi-doi-tuong-nghien-cuu-cua-triet-hoc-dieu-kien-ra-doi-cua-triet-hoc-mac.aspx 2 lOMoARcPSD|47880655
càng, những nghiên cứu có phép tắc mà đúng mực, nhất là có liên kết với nhau, cái
gì cũng cố gắng rồi mới giữ mà dùng như đá nền để lại các hòn non bộ khác lên trên.
Các nền triết học khác không phải luôn luôn phân chia, hoặc nghiên cứu theo cách
của người Hy Lạp. Triết học Ấn Độ có nhiều điểm tương tự như triết học phương
Tây. Trước thế kỷ thứ 19, trong ngôn ngữ của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc
hoặc Trung Quốc, không có từ "triết học" mặc dù nền triết học của các nước này đã
phát triển từ lâu rồi. Đặc biệt là các nhà triết học Trung Hoa sử dụng các phạm trù
hoàn toàn khác người Hy Lạp. Các định nghĩa không dựa trên các đặc điểm chung
mà thường có tính ẩn dụ và để chỉ một vài đối tượng cùng một lúc. Biên giới giữa
các phạm trù không rõ ràng như trong triết học phương Tây.2 Ở Âu châu, kể từ đời
cổ đại cho đến cuối thế kỷ thứ 15, triết học với khoa học vẫn thường gồm làm một.
Về đời Hi lạp cùng về đời Trung cổ, triết học với khoa học không có phân biệt nhau
bao giờ. Tự đời Cổ học phục hưng (Renaissance). “Cổ học phục hưng” là một thời
kỳ trong lịch sử Âu châu, gồm hai thế kỷ thứ 15 và 16, các nước Âu châu lúc bấy giờ
hết đời Phong kiến (Féodalité) lại giở về học thuật của Hi lạp La mã., nhất là từ ông
DESCARTES. Ông tổ triết học nước Pháp 15961950, thì triết học tức là khoa học
ngày nay, cái mục đích, cái tôn chỉ, cái phương pháp cũng thế. Cái phương pháp của
ông DESCARTES cũng như cái thực nghiệm phương pháp ngày nay, chủ sự hỗn hợp
cả khoa học cùng triết học.3 3
Như vậy cả phương Đông và phương Tây, ngay từ đầu triết học, triết học là hành
động thần linh bậc cao là loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng hóa và khái quát
2 https://luatminhkhue.vn/triet-hoc-la-gi-doi-tuong-nghien-cuu-cua-triet-hoc-dieu-kien-ra-doi-cua-triet-hoc-mac.aspx
3 http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/nhap-mon-triet-hoc/triet-hoc-la-gi_104.html lOMoARcPSD|47880655
hóa rất cao. Triết học nhìn nhận và đánh giá đối tượng và thông qua thực tế và thông
qua hiện tượng quan sát được về con người và vũ trụ. Ngay cả khi triết học còn bao
gồm mọi thành tựu của nhận thức, loại hình tri thức đặc biệt này đã tồn tại với tư
cách là một hình thái ý thức xã hội
2. Vấn đề cơ bản của triết học
2.1 Nội dung vấn đề cơ bản của triết học: Vật chất và ý thức 2.1.1 Vật chất
Phạm trù vật chất xuất hiện ngay từ khi triết học mới ra đời trong thời kỳ cổ đại,
dưới chế độ chiếm hữu nô lệ. Tuy nhiên nội dung của phạm trù này không phải là bất
biến mà luôn luôn biến đổi và phát triển. Vật chất cũng được định nghĩa khác nhau
và dần hoan thiện hơn qua từng thời kỳ.
“…vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.” 3 V.I.Lenin 2.1.2 Ý thức
Theo quan điểm của chủ nghĩa Lenin thì trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc,
bản chất của ý thức là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất một cách khách quan dựa vào bộ óc con
người có sự cải biến và sáng tạo
3 V.I.Lênin (1980), toàn t p, t.18, sdd, tr ậ151 4
“Sau lao động và cùng với lao động là ngôn ngữ đó là hai sức kích thích chủ
yếu của sự chuyển biến bộ não loài vật thành bộ não loài người, từ tâm lý động vật thành ý thức.” 4 Engels
2.1.3 Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau,
cái nào quyết định cái nào?
“Sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm
vi hết sức hạn chế, trong trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ
bản là thừa nhận cái gì có trước và sau? Ngoài giới hạn đó thì không còn nghi ngờ gì
nữa đằng sau sự đối lập đó là tương đối.” 5 V.I.Lenin
Vật chất là cái có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định ý thức, còn ý thức là
sự phản ánh thế giới vật chất vào trong bộ não con người. Vật chất quyết định nguồn
gốc của ý thức. Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não
người. Vật chất quyết định nội dung của ý thức. Vật chất quyết định bản chất của ý
thức. Vật chất quyết định phương thức, kết cấu của ý thức.
Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Ý thức có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động, phát triển của những điều
kiện vật chất ở những mức độ nhất định.
Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn như vậy đến chừng nào con người còn tồn tại.
4 “Biện chứng của tự nhiên”- Engels, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1971, trang 259.
5 “Lê nin”: Toàn tập, tập 18, Nhà xuất bản tiến bộ, Matcova, năm 1980, trang 173. 5
2.1.4 Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Theo quan niệm của triết học, nhận thức của con người là vô hạn, nhận thức được
thế giới vật chất vô hạn, nhưng đó là nhận thức của con người triết học-con người
trừu tượng, của loài người nói chung; còn khả năng ấy tồn tại ở mỗi thế hệ, trong
mỗi con người cụ thể, trong mỗi cá nhân thì luôn có giới hạn.6
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta hoàn toàn có khả năng nhận thức thế giới
khách quan nhờ các giác quan, nhờ hoạt động của não bộ. Cụ thể hơn các sự vật, hiện
tượng của thế giới khách quan khi tác động vào cơ quan cảm giác sẽ gây ra cảm giác.
Đó là nhận biết đầu tiên của con ngừơi về thế giới khách quan.
Sự vật hiện tượng của thế giới dù cho chúng tồn tại dưới những dạng khác nhau,
dù việc tìm hiểu quan sát chúng có khó khăn, phải dựa vào các phương tiện kỹ thuật,
con người vẫn có thể nhận biết được chúng. Hiện nay trong thế giới bao la đầy huyền
bí còn nhiều điều con người chưa biết.
2.2 Giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy 2.2.1 Tồn tại
“Tồn tại” là danh từ trong triết học chỉ tất cả những gì đang có, đang hiện hữu mà
chúng ta có thể thấy được hoặc không thấy được bằng giắc quan. Nói khác đi là “tồn
tại” – tức là những thứ đã xuất hiện – nằm ngoài ý thức chủ quan và tư tưởng của con người.
6 Giáo trình Nh ng nguyên lý c b n c a ch nghĩa Mác – LêNin – B giáo d c và đào t o – NXB Chính tr ữ ơ ả ủ ủ ộ ụ ạ ị quốốc gia 6 2.2.2 Tư duy
Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những
cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm
cho con người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó.
2.2.3 Sự phản biện và tác động lẫn nhau của tư duy và tồn tại
Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại thường được lý giải trực tiếp là mối quan hệ giữa ý thức và vật chất.
Áp dụng khái niệm tồn tại và tư duy cũng như mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
vào trong thực tiễn tình hình xã hội; đặc biệt cần nhắc đến đại dịch covid và cách
phòng chống dịch hiện nay, ta có thể hiểu vật chất chính là sự tồn tại khách quan của
đại dịch Covid-19. Còn ý thức ở đây là khi nhìn vào tình hình cụ thể của những khó
khăn, hậu quả mà đại dịch gây ra, con người đã nhận thức được độ nguy hiểm của
nó từ đó có những cách thức, thái độ phòng chống dịch từ mỗi cá nhân.
Các hoạt động đều phải xuất phát từ vật chất và xoay quanh vật chất. Có nghĩa là
từ hành động đến suy nghĩ của mỗi người dân đều phải ý thức được sự tồn tại của
dịch Covid-19 và thực hiện các biện pháp phòng chống nhằm đảm bảo an toàn sức
khỏe cho chính cá nhân và cả cộng đồng. Vì điều kiện dịch bệnh bùng phát ,nhận
thức được điều đó Đảng ta đã đề ra những cách thức, phương pháp đối phó “chống
dịch như chống giặc”, áp dụng một cách khéo léo tư tưởng Hồ Chí Minh vào công
tác phòng chống dịch “đoàn kết dân tộc” là sức mạnh to lớn chống lại mọi kẻ thù.
Đảng, Nhà nước đã huy động lực lượng trên khắp đất nước, đi đầu là cán bộ, cơ quan
nhà nước các cấp, y bác sĩ, bộ đội, công an...., toàn dân chống dịch, đề ra mục tiêu
phải kiểm soát được dịch bệnh nhanh nhất, không để thiệt hại về tính mạng của nhân
dân. Với nhiều cách thức khác nhau rà soát, kiểm dịch, cách ly để có thể hạn chế nhanh chóng dịch bệnh. 7
Đặc biệt, ý thức của mỗi cá nhân là điều kiện tiên quyết và là nền tảng căn bản để
đẩy lùi đại dịch. Thực tiễn đã tác động đến ý thức rằng có một chủng loại virus nguy
hiểm gây bệnh ở đường hô hấp với khả năng lây lan cao. Đó là tín hiệu đưa vào suy
nghĩ của mỗi người và yêu cầu mỗi người cần phải có sự phòng bị nhất định để đảm
bảo sức khỏe bản thân lẫn an nguy xã hội. Ý thức đó đã điều chỉnh và điều phối các
hành động để đáp lại thực tiễn. Cụ thể là thái độ tích cực và chủ động trước virus
Covid-19 và sự chấp hành các điều luật do cơ quan thẩm quyền ban hành. Từ ý thức
cá nhân đến ý thức cộng đồng đã góp phần tạo nên màng chắn bảo vệ Việt Nam khỏi đại dịch.
2.3 Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật là hai lý thuyết quan trọng hay đúng hơn
là nhóm các lý thuyết được sử dụng để mô tả các sự kiện xã hội. Chủ nghĩa duy vật,
như tên gọi của nó, là tất cả về tầm quan trọng của vật liệu hoặc vật chất, trong khi
chủ nghĩa duy tâm cho thực tế tầm quan trọng trung tâm trong cuộc sống.
2.3.1 Chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy tâm là một triết lý được ghi nhận cho nhà triết học Hy Lạp vĩ đại
Plato. Đặc điểm trung tâm của triết lý này là sự khẳng định rằng thực tế không là gì
ngoài những gì được xây dựng bởi tâm trí của chúng ta đối với chúng ta. Chủ nghĩa
duy tâm quan trọng hàng đầu đối với ý thức của con người và làm cho nó rõ ràng
rằng đó là một thế giới tin tưởng và thực tế là những gì tâm trí của chúng ta làm cho
chúng ta tin tưởng. Để hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện xã hội học,
trạng thái tâm trí của mọi người trong xã hội là công cụ tốt nhất trong tay theo chủ
nghĩa duy tâm. Đó là tiền đề của một người duy tâm rằng tâm trí con người đi trước
mọi thứ khác, kể cả vật chất hay chủ nghĩa duy vật, khi người ta bắt đầu nghĩ về quá
trình và sự kiện xã hội học. 8
Chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan:
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong
khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng
định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng theo
họ đấy là là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người. Thực
thể tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, tinh
thần tuyệt đối, lý tính thế giới,...
2.3.2 Chủ nghĩa duy vật
Lucretius, nhà triết học vĩ đại, cho rằng vật chất tạo nên mọi thứ trong vũ trụ có tầm
quan trọng hàng đầu và vấn đề đó hình thành không chỉ con người mà cả quá trình ý
thức và suy nghĩ của họ. Chủ nghĩa duy vật có thể bắt nguồn từ thế kỷ thứ 5 trước
Công nguyên khi các nhà triết học như Leucippus và Democritus tin rằng mọi thứ
xảy ra là do sự cần thiết, và không có gì là tình cờ. Ngay cả những cảm giác và cảm
xúc của con người là kết quả của các nguyên tử chạm vào nhau. Tuy nhiên, ngay cả
những người theo chủ nghĩa duy vật thừa nhận rằng con người có một ý chí tự do và
luôn tìm kiếm hạnh phúc (vẫn là mục tiêu chính của tất cả chúng ta). Cho đến nay,
chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất
phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật
thời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật
chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó
mang nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác. Tuy còn rất nhiều hạn chế, nhưng 9
chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên
để giải thích giới tự nhiên, không viện đến Thần linh hay Thượng đế.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể
hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao vào thế kỷ
thứ XVII, XVIII. Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ
nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa
duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình,
máy móc – phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo
nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện
thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống
lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường
trung cổ sang thời phục hưng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật,
do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được
V.I.Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và
sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng,
ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác
thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ
nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như
chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến
bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
2.3.3. Sự khác nhau của chủ nghĩa duy tâm và Chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy vật xem vật chất là cái có trước, bản chất của thế giới là vật chất,
nó quyết định ý thức. Nó có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn,
đồng thời thường gắn với với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật sử dụng phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, sự việc, 10
hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại một cách cô lập, không vận
động, không phát triển. Áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật, sự việc, hiện
tượng này lên một sự vật, sự việc, hiện tượng khác. Nó chính là điểm tựa về lý luận
cho các lực lượng xã hội lỗi thời. Kìm hãm sự phát triển xã hội.
Một con gà mái được được coi là cái khẳng định, nhưng khi con gà mái đó đẻ
trứng thì quả trứng đó sẽ đươc coi là cái phủ định của con gà. Sau đó quả trứng gà
trải qua thời gian vận động và phát triển thì quả trứng lại nở ra con gà con. Vậy con
gà con lúc này sẽ được coi là cái phủ định của phủ định, mà phủ định của phủ định
sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận động và phát triển này luôn diễn ra liên tục vận
động và phát triển và có tính chu kỳ.
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản chất của thế giới là ý thức, ý thức có trước và
quyết định vật chất. Nó có nguồn gốc từ nhận thức và nguồn gốc xã hội, thường gắn
liền với lợi ích các giai cấp tầng lớp áp bức bóc lột nhân dân lao động. Chủ nghĩa
duy tâm và tôn giáo thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chủ nghĩa duy tâm
sử dụng phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, sự việc, hiện tượng trong sự
ràng buộc lẫn nhau giữa chúng. Đồng thời trong sự vận động và phát triển không
ngừng của sự vật, sự việc, hiện tượng. Chủ nghĩa duy tâm ngược lại với chủ nghĩa
duy vật nó đóng vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò, vị
thế của con người đối với giới tự nhiên cũng như sự tiến bộ của xã hội.
Các đức tin Ấn Độ giáo về Brahman, Thiền của Phật giáo trung dung giữa tâm và
vật, còn giáo lý Kitô giáo dòng chính khẳng định tầm quan trọng của tính vật chất
của thể xác con người Chúa Kitô và sự cần thiết của việc tự kiềm chế khi giao tiếp
với thế giới vật chất. KẾT LUẬN
Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những
nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái độ con người đối với thế 11
giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Ở mỗi
quốc gia, Triết học sẽ mang một màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, dù là ở phương Đông
hay phương Tây, triết học đều được coi là đỉnh cao của trí thức nhân loại, sử dụng trí
óc để khám phá vạn vật.
Đối tượng nghiên cứu của triết học là những mối liên hệ chung nhất của thế giới
vật chất và cả bản chất, mối liên hệ giữa thế giới vật chất với nhũng sự vật hiện tượng
do con người tưởng tượng ra như Thượng đế, thế giới thần thánh, thần linh… Vấn
đề cơ bản của triết học là những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa tư duy và tồn
tại, giữa vật chất và ý thức.
Triết học Mac-Lenin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng
cho con người trong nhận thức và thực tiễn. Đối với bản thân, triết học đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành phương pháp suy luận của những sự vật, hiện tượng,
đời sống xung quanh. Hiểu được các cách nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực
tiễn, định hướng đúng hướng đi bản thân và tránh khỏi những hướng đi sai lầm.
Triết học Mac-Lenin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách
mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật phát triển mãnh mẽ.
Triết học Mac-Lenin là cơ sở lý luận khoa học trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Như vậy, vai trò của triết học Mac-Lenin đã được chứng minh không chỉ qua yếu
tố lịch sử, mà còn cho thấy sự hình thành nhân cách và tư duy của một con người.
Điều này còn cho ta thấy được việc bảo vệ, phát triển nền tư tưởng này để phát huy
tác dụng và sức sống đối với thời đại và đất nước là vô cùng quan trọng. Mong rằng,
đối với bản thân nói riêng và những công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 12
Nam thấy được những giá trị và tầm quan trọng đó, từ đó tích cực tham gia học tập,
rèn luyện, trở thành công dân có ích cho đất nước. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác-Lênin, 2019
2. https://luatminhkhue.vn/triet-hoc-la-gi-doi-tuong-nghien-cuu-cua-triet-
hocdieu-kien-ra-doi-cua-triet-hoc-mac.aspx
3. V.I.Lênin (1980), toàn tập, t.18, sdd, tr 151
4. “Biện chứng của tự nhiên”- Engels, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự
thật,Hà Nội, năm 1971, trang 259.
5. “C.Mác và Ph.Ăngghen”: Tuyển tập, tập I. Nhà xuất bản chính trị quốc giaSự
thật, Hà Nội, năm 1980, trang 290.
6. “Lê nin”: Toàn tập, tập 18, Nhà xuất bản tiến bộ, Matcova, năm 1980, trang 173
7. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin – Bộ giáo
dục và đào tạo – NXB Chính trị quốc gia
8. https://vntoworld.com/so-sanh-the-gioi-quan-duy-vat-va-the-gioi-quan-duy- tam/ 14