Phân tích tình hình việc làm tại Việt Nam | Trường Đại học Lao động - Xã hội
Phân tích tình hình việc làm tại Việt Nam | Trường Đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL101)
Trường: Đại học Lao động - Xã hội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm…………………………………………………………………...…...1
1.2. Phân loại việc làm……………………………………………………….…...….2
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm…………………………………….……...3
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM
2.1. Tình hình việc làm của Việt Nam những năm gần đây……………………….
2.2. Nguyên nhân thiếu việc làm ở Việt Nam………………………………………
PHẦN 3: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1. Chính sách của chính phủ về kinh tế…………………………………………..
3.2. Hướng nghiệp, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động………
3.3. Một số chính sách khác…………………………………………………………4 TÊN THÀNH VIÊN MỨC ĐỘ THAM GIA LỜI NÓI ĐẦU
Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những phát triển
vượt bậc về mọi mặt. Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dân số nước ta ngày càng tăng nhưng gắn với đó cũng phải
đối mặt với nhiều vấn đề như tệ nạn xã hội, thiếu việc làm, lạm phát...
Có lẽ vấn đề phức tạp và được quan tâm hàng đầu là thiếu việc làm. Thiếu việc làm -
một trong những vấn đề kinh niên của nền kinh tế. Bất kỳ quốc gia nào dù phát triển đến
đâu cũng vẫn thiếu việc làm ở một mức độ khác nhau.
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây gặp không ít khó khăn và chịu tác động
của nền kinh tế toàn cầu đã khiến tỷ lệ thiếu việc làm ở nước ta ngày càng gia tăng.
Hiểu được tầm quan trọng và là vấn đề nan giải của xã hội hiện nay. Do vậy chúng em
quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình việc làm của Việt Nam trong những năm
gần đây” để qua đó hiểu hơn về vấn đề thiếu việc làm cũng như các biện pháp giảm
thiểu thất nghiệp của nước ta.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tình hình việc làm của Việt Nam trong những năm gần đây.
Phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích và đánh giá. 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm
- Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Nhà
nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc
làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.
1.2. Phân loại việc làm
- Dựa theo ngành nghề và chức danh: Nhóm việc làm nghệ thuật, nhóm việc làm
kinh doanh, nhóm việc làm pháp luật, nhóm việc làm ngành y, nhóm việc làm
giáo dục và đào tạo, nhóm việc làm công nghệ,…
- Dựa theo hình thức làm việc: Việc làm toàn thời gian, việc làm bán thời gian,
việc làm tại nhà, việc làm thời vụ, thử việc,...
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm
- Các chính sách về lương, bảo hiểm xã hội. Đây không chỉ là khoản thu nhập để
chi tiêu của họ mà còn như động lực để làm việc tốt.
- Sự tác động của yếu tố giáo dục và đào tạo. Đây là yếu tố về trình độ và những
kiến thức đặc biệt trong thời kì khoa học công nghệ phát triển lại càng cần sự làm
chủ máy móc của con người.
- Các hợp tác quốc tế sẽ làm tăng lực lượng sản xuất, từ đó cũng tăng số lượng việc làm.
- Sự biến động liên tục của thiên nhiên như: thiên tai, dịch bệnh,…
- Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vẫn luôn là yếu tố ảnh hưởng đến việc là làm vì
đòi hỏi người lao động cần có thay đổi sao cho phù hợp.
2. Thực trạng việc làm của Việt Nam (Từ năm 2019 tới nay)
2.1. Tình hình việc làm của Việt Nam những năm gần đây
Trước đại dịch Covid-19, năm 2019 Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp và
giảm nhẹ so với năm 2018. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp chung
cả nước năm 2019 là 1,98%.
Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng trực tiếp
đến tình hình lao động và việc làm trong các ngành. Tính đến tháng 9 năm 2020, cả
nước có 31.8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19,
trong đó gồm người bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc, bị giảm giờ làm hay giảm thu nhập.
Dịch Covid-19 bùng phát ở một số địa phương vào những ngày giáp Tết Nguyên đán
năm 2021, làm ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm trong quý đầu 2021. Theo Tổng
cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động gần 1,1 triệu người, giảm
137.000 người so với quý trước và tăng 12.100 người so với cùng kỳ năm trước. Trong
năm 2021, tình hình dịch kéo dài và phức tạp hơn đã khiến cho hàng triệu người mất
việc, lao động trong các ngành tiếp tục giảm, đặc biệt là khu vực dịch vụ.
Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2019-2021
Tình hình lao động việc làm quý IV/ 2022 và cả năm 2022: Tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu
việc làm và tỷ lệ lao động phi chính thức đều có xu hướng giảm. Tỷ lệ lao động có việc
làm phi chính thức của cả nước trong năm 2022 là 65,6%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2022 là 68,5%.
Thị trường lao động việc làm quý I năm 2023 không duy trì được đà phục hồi và khởi
sắc như trong các quý đầu năm 2022. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I năm 2023
là 68,9%, không thay đổi so với quý trước và tăng 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước. Sang đến quý II năm 2023 số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động khoảng
1,07 triệu người, tăng 25,4 nghìn người so với quý trước.Trong nước, lực lượng lao
động, số người có việc làm quý III năm 2023 cũng như thu nhập bình quân tháng của
người lao động tiếp tục tăng so với quý II và so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ thiếu việc
làm và thất nghiệp trong độ tuổi lao động không thay đổi so với quý trước và tăng so
với cùng kỳ năm trước. Tình trạng hàng trăm nghìn lao động buộc nghỉ giãn việc, thôi
việc, mất việc ở các doanh nghiệp diễn ra từ quý IV năm 2022 đã giảm nhiệt cho tới thời điểm hiện tại.
Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2021-2023
2.2. Nguyên nhân thiếu việc làm ở Việt Nam
- Năng lực kém: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng
người lao động thiếu việc làm hiện nay. Chính vì năng lực kém mà người lao
động không thể thực hiện và đảm bảo năng suất công việc.
- Công việc không phù hợp: Do tính chất công việc không đáp ứng nhu cầu và
mong muốn của người lao động hoặc trình độ của người lao động không đáp ứng
được với công việc. Điều này dẫn đến tình trạng người lao động sẽ có xu hướng
tìm kiếm các công việc phù hợp hơn và dành ít thời gian lại cho công việc hiện tại.
- Tăng chi phí sản xuất: Yếu tố này xuất phát từ phía doanh nghiệp. Chi phí đầu
vào (Nguyên vật liệu, máy móc,…) gia tăng sẽ gây ra sự giảm thiểu lương nhân
công, hay ít nhất là không đổi.
- Giảm tổng cầu: Yếu tố này xuất phát từ phía thị trường. Như chúng ta vẫn biết,
có cung thì phải có cầu và ngược lại. Xã hội ngày càng hiện đại, mức sống của
con người càng được cải thiện, dẫn tới nhu cầu tiêu dùng có phần khắt khe hơn,
cầu kỳ hơn cũng như có sự giảm thiểu lại. Chính vì điều này mà ảnh hưởng trực
tiếp tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp và gián tiếp gây nên tình trạng
thiếu việc làm, sâu xa hơn là tình trạng thất nghiệp trong toàn xã hội.
3. Biện pháp giảm thiểu thất nghiệp ở Việt Nam
3.1. Chính sách của chính phủ về kinh tế
3.1.1. Gói kích cầu của chính phủ
- Nhằm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc bơm vốn và áp dụng các chính
sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm.
- Đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công, cải tạo và nâng cấp các công
trình đang xuống cấp nhằm giải quyết bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng của
nước ta, đồng thời sẽ tạo ra việc làm cho người lao động.
- Chính phủ có thể đầu tư gói kích cầu để tăng cường đầu tư, kích thích phát triển
sản xuất, dễ tạo công ăn, việc làm, cùng các hoạt động xúc tiến để mở rộng thị
trường, hỗ trợ sản xuất ở nông thôn. 3.1.2. Chính sách tài khóa
- Khi nền kinh tế suy thoái: Biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia ở mức thấp
hơn mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Chính phủ áp dụng
chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế. Kết
quả làm tổng cầu tăng lên, sản lượng tăng, tạo thêm nhiều việc làm và giảm thất nghiệp.
3.1.3. Chính sách thu hút vốn đầu tư
- Nhà nước cần thực hiện chính sách kinh tế mở cửa để hội nhập quốc tế và thu hút
các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để tăng lượng việc làm cho người lao động.
3.1.4. Chính sách xuất khẩu lao động
- Căn cứ Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ người
lao động đi xuất khẩu lao động, giúp gia tăng số người lao động có việc làm.
3.2. Hướng nghiệp và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động
Một trong những nguyên nhân gây ra thiếu việc làm là do chất lượng của nguồn nhân
lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Do đó vấn đề nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực phải được ưu tiên. Cần huy động nguồn lực đầu tư, tăng quy mô
và chất lượng cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Thứ nhất, công tác giáo dục và đào tạo cần phải phù hợp với yêu cầu và thực tế phát triển của nền kinh tế.
- Thứ hai, thực hiện phương châm giáo dục và đào tạo không ngừng, suốt đời. Không
chỉ trong quá trình học tập trên ghế nhà trường mà phải học ở cả thực tế, học ở ngoài xã
hội. Không ngừng mở rộng giao lưu quốc tế nhằm học hỏi các kinh nghiệm, nâng cao kiến thức.
- Thứ ba, nghiên cứu các chính sách phân luồng học sinh ngay từ khi tốt nghiệp phổ
thông trung học như: Quy định đối tượng được phép tham gia thi vào các trường đại
học, cao đẳng thông qua điểm học tập; khuyến khích học nghề…
- Ngoài ra còn phải định hướng, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Kéo dài
thời gian học nghề và nâng cao trình độ trung bình. Đào tạo và nâng cao năng lực hệ
thống quản lý lao động- việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện cho
người lao động học tập suốt đời.
3.3. Một số chính sách khác
- Tăng cường các chính sách hỗ trợ lao động: giảm tuổi về hưu, giảm giờ làm,…
- Hạn chế gia tăng dân số.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
- Đưa ra các giải pháp để chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, giải pháp
kích cầu và đầu tư tiêu dùng đề thúc đẩy sản xuất và tạo thêm việc làm cho người lao động. - …
Danh mục tài liệu tham khảo:
Giáo trình Kinh Tế Học Vĩ Mô http://www.chinhphu.vn/ http://www.tailieu.vn/ http://www.123doc.org/
http://www.gso.gov.vn/ (Website của Tổng cục Thống Kê)