-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích vai trò của triết học trong đời sống. Chọn một tácphẩm nghệ thuật và phân tích thế giới quan của tác phẩm ấytừ góc độ triết học - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Phân tích vai trò của triết học trong đời sống. Chọn một tácphẩm nghệ thuật và phân tích thế giới quan của tác phẩm ấytừ góc độ triết học - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -----***----- BÀI TẬP LỚN MÔN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN Đề tài:
Phân tích vai trò của triết học trong đời sống. Chọn một tác
phẩm nghệ thuật và phân tích thế giới quan của tác phẩm ấy
từ góc độ triết học.
Họ và tên: Nguyễn Đình Nhật Huy
Lớp: Triết học Mác - Lênin_AEP(CLC)_QT Marketing 63D Mã SV: 11212607
GVHD: Nguyễn Thị Lê Thư Hà Nội, năm 2021 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................2
PHẦN 1: LÝ LUẬN...............................................................................................4
1.1. Khái niệm về triết học....................................................................................4
1.2. Vai trò của triết học trong đời sống...............................................................5
PHẦN 2: VẬN DỤNG...........................................................................................8
KẾT LUẬN..........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................18 1 LỜI MỞ ĐẦU
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng , văn minh” - Đó là tôn chỉ của
hàng chục triệu con người với dòng máu Rồng Tiên hướng tới trong nhiều năm nay.
Chúng ta đang được sống, được trải nghiệm và hòa mình trong thời đại công nghệ
4.0 – kỉ nguyên của tri thức. Cũng vì lẽ đó, năng lực, trình độ học vấn, tu dưỡng
đạo đức, trách nhiệm và sự rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức lao động, của con
người được đặt lên hết sức bức thiết trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trên cơ sở tổng kết 25 năm thực hiện đường lối Đổi mới, 20 năm thực hiện
Cương lĩnh 1991 (Đại hội VII), Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục
nhất quán coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát
triển. Con người chính là nguồn lực tối tấn nhất mà mọi đất nước có thể trang bị
trong xây dựng và phát triển tất cả các mặt. Xã hội công nghiệp mà thế giới đang
dựng xây là nơi con người được giải phóng, mọi dân tộc có nền kinh tế phát triển
cao và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mọi người có cuộc sống ấm
no, tự do hạnh phúc, xã hội bình đẳng, không phân biệt, các cá nhân có điều kiện
phát triển toàn diện tương đương. Do đó, chúng ta phải khẳng định một lần nữa
rằng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển xã hội. Quan hệ này
có thể được gọi là quan hệ nguyên nhân kết quả, bởi nếu không có sức mạnh của
con người, sẽ chẳng có xã hội và nền văn minh.
Song hành cùng với sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người, triết học
xuất hiện và trở thành “Kim chỉ Nam” cho thế giới quan của con người. Với tư
cách một hệ thống lý luận, một học thuyết, triết học Mác - Lênin đã lý giải một
cách khoa học nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. 2
Để phân tích một cách chi tiết hơn về vai trò của triết học trong cuộc sống,
em đã chọn chủ đề: “Phân tích vai trò của triết học trong đời sống. Chọn một tác
phẩm nghệ thuật và phân tích thế giới quan của tác phẩm ấy từ góc độ triết học”
làm đề tài nghiên cứu của mình. Để giúp cho bài luận của mình thêm thuyết phục,
em đã vận dụng một số phương pháp như: tra cứu thông tin trên các trang báo điện
tử, phân tích, nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tế và chia bài tiểu luận ra làm ba phần chính: I. LÝ LUẬN II. VẬN DỤNG
Do khả năng chuyên môn còn hạn chế nên bài tiểu luận của em không tránh
khỏi những thiếu sót và mang ý kiến chủ quan, em rất mong nhận được sự nhận
xét góp ý của thầy cô để bài hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 3 I. LÝ LUẬN:
1. Khái niệm về triết học:
Triết học trong đời sống không hẳn là một khái niệm học thuật, nó xuất hiện với
vai trò là một hệ thống tư tưởng, trang bị thế giới quan khoa học cho cá nhân,
những cá nhân hay tổ chức phát triển theo hướng có thể hạn chế sự sai lệch đối với
quy chuẩn xã hội. Tuy nhiên, nếu chọn hướng giải thích bằng khoa học thì phỏng
theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Bản sửa đổi mới nhất tháng 6 năm 2021) ta có:
Triết học Marx-Lenin (phiên âm tiếng Việt: Triết học Mác - Lenin) hay học
thuyết Marx-Lenin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Marx-Lenin,
được Marx, Engels sáng lập vào giữa thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lenin và các
nhà macxit khác phát triển thêm. Triết học Marx-Lenin ra đời vào những năm 40
thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn
trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Marx-Lenin là một
cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học.
Triết học Marx-Lenin hình thành dựa trên hệ thống quan điểm của Marx, Engels
và được Lenin bổ sung sau này. Trong đó Engels đã phát triển triết học Marx, thông
qua việc khái quát các thành tựu khoa học và phê phán các lý thuyết triết học duy
tâm, siêu hình và cả những quan niệm duy vật tầm thường ở những người muốn trở
thành những người Mác-xít. Với những tác phẩm chủ yếu của mình như: Chống
Duyring, Biện chứng của tự nhiên, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và
nhà nước, Lut vich Phoi bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Engels đã
trình bày học thuyết Mác nói chung và triết học Mác nói riêng dưới dạng một hệ
thống lý luận. Ngoài ra những ý kiến bổ sung, giải thích của Engels sau khi Mác 4
qua đời đối với một số luận điểm của ông trước đây cũng có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc phát triển học thuyết Mác.[1]
2. Vai trò của triết học trong đời sống:
a) Vai trò phương pháp luận:
Phỏng theo Luật Minh Khuê, mục Khái niệm về phương pháp luận (2021):
Phương pháp luận có thể hiểu là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất
phát chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như trong việc xác định
phạm vi, khả năng áp dụng chúng một cách hợp lý, có hiệu quả tối đa.
Trước tiên, triết học không chỉ là hệ thống quan điểm lý luận về thế giới mà
còn là một phương pháp luận phổ biến chỉ đạo mọi hoạt động nhận thức và thực
tiễn của con người. Lí do là bởi, khi có bất kỳ một lý luận triết học nào ra đời, thể
hiện một quan điểm, một sự lý giải nhất định về các sự vật, hiện tượng thì đồng
thời cũng bộc lộ một phương pháp xem xét cụ thể biện chứng hay siêu hình về sự
vật, hiện tượng đó. Chưa dừng lại ở đó, mỗi lý luận triết học nêu trên đều có thể
biểu hiện thành một phương hướng cho phương pháp.
Vì những điều trên mà ta có thể thấy được vai trò, chức năng phương pháp
luận của một học thuyết triết học đối với đời sống con người càng to lớn. Khi học
thuyết đó phản ánh đúng đắn, khoa học trạng thái tồn tại của thế giới khách quan,
nó sẽ trở thành quan điểm chỉ đạo, định hướng những phương pháp của con người
nhằm đạt được mục tiêu của lý thuyết. Do đó, không chỉ góp phần xây dựng một
thế giới quan đúng đắn, việc tìm hiểu, ôn tập, trau dồi kiến thức triết học còn đóng
vai trò nòng cốt, là nền tảng hình thành một phương pháp luận chung thật sự đúng
đắn. Chỉ khi đạt được điều đó, hoạt động nhận thức và thực tế, thực tiến của thế
giới loài người mới có sự tiến triển theo chiều hướng đi lên. 5
b) Vai trò thế giới quan
Phỏng theo Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội (2006). Ta có được định nghĩa như sau:
“Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về
bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Trong
thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp
cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở
thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người”.
Thế giới quan đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng
hoạt động của con người trong cuộc sống; đó là bởi thế giới quan không chỉ bao
gồm yếu tố tri thức mà trong đó còn có cả những yếu tố như tình cảm, niềm tin, lý
tưởng, biểu hiện thái độ sống của con người.
Trong thế giới quan, mặc dù chưa cả các yếu tố khác nhưng yếu tố tri thức
mới là thứ mang tính bản lề, tính quyết định. Bởi lẽ, nền tảng, cơ sở của sự xác lập
niềm tin và lý tưởng chính là tri thức. Niềm tin, lý tưởng của con người cần phải
dựa trên cơ sở tri thức. Nếu niềm tin không được xây dựng trên cơ sở tri thức thì
niềm tin đó sẽ biến thành niềm tin mù quáng. Tương tự, lý tưởng đó sẽ biến thành
sự cuồng tín nếu lý tưởng không dựa vào tri thức.
Hoàn toàn có thể nỏi rằng, bên cạnh việc là một nhân tố định hướng, thế giới
quan là “Lăng kính” hay “Tấm gương” để con người tự nhìn nhận lại bản thân và
sửa đổi nhằm phát triển đến một mục đích, mục tiêu nhất định. Vì vậy, thế giới
quan đúng đắn là tiền đề quan trọng để xác lập một nhân sinh quan tích cực, biểu
hiện bằng thái độ sống tích cực. Như một lẽ tất yếu trình độ phát triển của thế giới 6
quan đã trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá về mức độ
phát triển, trưởng thành của một cá nhân cũng như một cộng đồng nhất định.
Ví dụ: Ở thời kỳ nguyên thủy, trình độ lạc hậu của con người nguyên thủy được
thể hiện qua việc họ có thế giới quan huyền thoại chứa đựng nhiều tư tưởng phi thực tế, phi khoa học.
Khi nói tới tri thức trong thế giới quan, người ta cần phải nói tới toàn bộ tri thức
ở mọi lĩnh vực, bao gồm tri thức khoa học tự nhiên, tri thức khoa học xã hội và cả
tri thức triết học, cũng như cả kinh nghiệm sống của con người. Tuy nhiên, trong
các loại tri thức đó, nhân tố cốt lõi nhất, trực tiếp nhất tạo nên thế giới quan chính
là tri thức triết học. Sở dĩ vậy bởi lẽ, xuất phát từ bản chất của mình, triết học và chỉ
có triết học mới đặt ra, một cách trực tiếp, rõ ràng để rồi tìm lời giải đáp cho các
vấn đề mang tính thế giới quan như bản chất thế giới là gì? Con người có quan hệ
thế nào với thế giới? Con nguời có vị trí và vai trò gì trong thế giới này? Mặt khác,
với nét đặc thù của mình là một loại hình lý luận, triết học đã cho phép diễn tả thế
giới quan của con người dưới dạng một hệ thống các phạm trù trừu tượng, khái
quát. Qua đó, triết học đã tạo nên một hệ thống lý luận bao gồm những quan điểm
chung nhất về thế giới như một chỉnh thể, trong đó có con người và mối quan hệ
giữa con người với thế giới xung quanh.
Như vậy, với “danh xưng” hạt nhân lý luận của thế giới quan, triết học ra đời đã
đem lại cho thế giới quan một sự thay đổi sâu sắc. Mang những đặc điểm đặc thù
của mình, triết học đã làm cho sự phát triển của thế giới quan của con người chuyển
từ trình độ thiếu căn cứ thực tiễn, tự phát, phi khoa học, nặng về cảm tính, lên trình
độ tự giác, có cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học, giàu tính trí tuệ, lý trí. Điều đó là
tiền đề cho xã hội loài người được hình thành, nơi mà các cá nhân sở hữu thái độ
sống đúng đắn, tích cực mà biểu hiện rõ nhất ở khả năng xử lí mâu thuẫn trong cuộc sống con người. 7
Từ tất cả những điều trên, ta hoàn toàn có khả năng khẳng định rằng việc tìm
hiểu và học tập triết học là cơ sở quan trọng để nâng cao hiểu biết, trình độ và năng
lực tư duy lý luận. Từ đó, thế giới quan và xã hội đúng đắn mới được sinh ra và nuôi dưỡng.
Tiểu kết: Ta có thể kết luận rằng, sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội sẽ
trở nên vô cùng thiếu hoàn thiện nếu không có triết học. Việc tìm hiểu, vận dụng
triết học là điều kiện không thể thiếu nếu muốn hiểu biết và năng lực tư duy lý luận
được nâng cao. Bên cạnh đó, nó cũng là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển
của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc trên toàn thế giới. Ph.Ăngghen đã
từng khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
không thể không có tư duy lý luận”. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ rõ rằng: “Nhưng tư
duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của con người ta mà
có thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì
cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước”. II. VẬN DỤNG:
Kể từ khi bộ phim đầu tiên của thế giới với độ dài chỉ 46 giây xuất hiện vào năm
1895, “Bộ môn nghệ thuật thứ 7” đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu
trong lòng cả giới mộ điệu và khán giả đại chúng. Tuy nhiên, bản thân em cho rằng,
nếu chỉ coi phim ảnh như một hình thức để giải tỏa căng thẳng thì sẽ là một thiếu
sót vô cùng lớn khi với khả năng truyền đạt dụ ý và tuyên truyền, chúng hoàn toàn
nên được xem như một cách khác để giáo dục, truyền thông nhằm đề cao những giá trị cốt lõi. 8
Ngay từ khi xuất hiện, phim ảnh đã chiếm được cảm tình trong lòng người xem
bởi tính chân thực và hấp dẫn mà câu chuyện trong nó có thể đem lại. Cũng vì vậy
mà đối tượng của phim ảnh vô cùng rộng lớn, bao gồm ngay cả người lớn tuổi hay
trẻ vị thanh niên. Ban đầu, mục đích thuần túy của những bộ phim là giải trí, tuy
nhiên, nhờ vào sự đầu tư và phát triển của thế giới loài người, những bộ phim đã
được “thổi hồn” bằng những kịch bản ngày càng chất lượng và đầy chất xám. Để
có được những câu chuyện hấp dẫn như vậy, các bộ phim đã phát triển từ việc sở
hữu nội dung đơn giản tới những thông điệp nhiều lớp lang. Dần dần, những tư duy
triết học như phương pháp luận, thế giới quan, những chủ nghĩa duy vật cũng được
lồng ghép vào phim ảnh một cách tự nhiên, mượt mà, từ đó đã nâng cấp nền công
nghiệp điện ảnh lên một tầng cao mới. Bởi giờ đây, không chỉ là công cụ giải khuây
đơn thuần, phim ảnh còn là những người thầy, người cô đem đến cho ta những bài
học sâu cay, những quan điểm chủ đạo dẫn lối, định hướng thế giới quan của chúng
ta nhằm tạo ra xã hội, cộng đồng đúng đắn.
Những “mọt phim” chắc hẳn không ai là không biết về lễ trao giải Oscar được
tổ chức hàng năm bởi Viện Hàn Lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh, nơi những
bộ phim xuất sắc được vinh danh. Vào năm 2019, vượt mặt nhiều đối thủ tiềm
năng, Ký sinh trùng tạo nên kỳ tích khi trở thành bộ phim châu Á đầu tiên đạt đến 4
giải thưởng gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Phim nước ngoài hay
nhất và Kịch bản gốc hay nhất. Điều đầu tiên cần nhắc tới, trái ngược với cái tên dễ
gây hiểu lầm, bộ phim Ký sinh trùng hoàn toàn không phải một bộ phim kinh dị với
sự xuất hiện của những sinh vật nhầy nhụa, mà theo chính lời của đạo diễn Bong
Joon Ho trong năm 2019: “Parasite là một bộ phim bi hài kịch lấy chủ đề về gia
đình với những ngã rẽ đen tối”. Vậy tại sao, bộ phim lại mang cho mình một cái tên
kỳ lạ đến như vậy? Trong xuyên suốt chiều dài 2 tiếng 12 phút của bộ phim, không
có bất kỳ một loài ký sinh trùng nào xuất hiện cả, mà đây là một hình tượng mang ý 9
nghĩa ẩn dụ, khi mà trong xã hội loài người tồn tại những mối quan hệ phụ thuộc
mà ở đó, con người vừa đóng vai trò là vật chủ, vừa đóng vai trò là ký sinh. Những
người nghèo sống ký sinh vào người giàu và không chỉ vậy, người giàu cũng có thể
ký sinh lại vào người nghèo. Nếu nhìn thế giới trong Parasite qua một lăng kính
triết học, cậu chuyện của phim sẽ không dừng lại ở việc là một trải nghiệm vô cùng
hấp dẫn với nhiều tầng lớp lang ý nghĩa, mà thêm vào đó, tác phẩm sẽ như một bức
tranh biếm họa, phản ánh lại về thế giới quan lệch lạc của con người giữa xã hội xô bồ.
Để hiểu được ý nghĩa của bộ phim, việc nắm bắt được sơ lược nội dung phim là
điều tối quan trọng. Ký sinh trùng kể về hai gia đình có hoàn cảnh và địa vị hoàn
toàn trái ngược nhau, tình cờ chạm mặt và từ đó, các biến cố bất ngờ xảy đến.
Những tưởng nội dung của bộ phim sẽ chỉ xoay quanh mối quan hệ giữa hai gia
đình kẻ giàu – người nghèo thôi, tuy nhiên, bước ngoặt đã xảy đến khi xuất hiện
thêm một “ký sinh trùng” thứ ba - một gia đình khác khác ở dưới tầng hầm của căn
biệt thự sang trọng. Thời điểm bước ngoặt đánh dầu sự thay đổi trong không khí mà
bộ phim mang lại chính là khi bà quản gia cũ bấm chuông cửa với ánh mắt và nụ
cười đầy ám ảnh khiến người xem không khỏi nổi da gà. Một sự thật kinh hoàng
được hé lộ rằng có một tầng hầm bí mật ở trong nhà nơi chồng của bà quản gia đã
sống ở đó bốn năm trời. Trong khoảnh khắc chạm mặt, hai gia đình bắt đầu vạch
trần sự giả dối, họ đòi đưa nhau ra ánh sáng như những loài kí sinh trùng chiến đấu
để đào thải lẫn nhau nhằm cố gắng bám víu vào vật chủ. Câu hỏi của ông bố Ki-
taek dành cho người chồng của bà quản gia rằng “Ông có thể sống thế này được
sao?” thật sự đầy chua xót, khi chính ông và gia đình cũng đang trú ngụ trong một
căn nhà hầm sập sệ, bên dưới mặt đường. Cái nghèo dường như không có giới hạn,
người nghèo còn có người nghèo hơn, biến họ trở thành những loài kí sinh, sống
dựa vào vật chủ là những người có tiền. Nhưng liệu chỉ có người nghèo là “ký sinh 10
trùng” trong cả bộ phim? Ta nhớ lại cảnh bà Park đã phải vật lộn như thế nào với
công việc “nữ công gia chánh” khi người quản gia cũ không còn. Như lời ông Park,
vợ ông chẳng giỏi nội trợ, cũng không biết quán xuyến việc nhà, vậy phu nhân Park
cũng đâu khác gì loài “ký sinh trùng”, sống dựa vào những đồng lương của người
chồng. Hay ta thấy rằng, cuộc sống của những kẻ giàu có cũng phải phụ thuộc vào
quản gia, tài xế hay gia sư và nói một cách rộng hơn, họ vẫn phải phụ thuộc vào đồng tiền.
Trong trailer của tác phẩm, khán giả có thể thấy được nổi bật là câu nói “Hạnh
phúc càng chia sẻ sẽ càng nhân lên” được lấy làm nhãn tự cho dụ ý sắp xếp các
phân cảnh trong video. Thế nhưng, ở trong phim, câu nói này đã bị biến đổi thành
một câu hỏi tu từ “Hạnh phúc không phải càng chia sẻ sẽ càng nhiều sao?” Sở dĩ có
sự biến đổi này là bởi đây là câu hỏi mà chỉ khi xem phim xong chúng ta mới có
được câu trả lời cho riêng bản thân. “Lá lành đùm lá rách”, người giàu chia sẻ cho
người nghèo, chẳng phải tất cả sẽ hạnh phúc sao? Nếu đã chứng kiến đến những
giây phút cuối cùng của bộ phim, ta đều biết rằng bộ phim không có được cái kết
hạnh phúc. Bi kịch này xảy đến đơn giản là vì không có khối tài sản nào đủ lớn để
sẻ chia cho toàn bộ mọi người, và cũng vì lòng tham vô đáy của con người không
cho phép ta dừng lại ở một khối tài sản nhất định. Khác với quan hệ cộng sinh
tương hỗ khi cả 2 loài đều có lợi, quan hệ kí sinh là nơi mà vật kí sống nhờ hút chất
dinh dưỡng từ vật chủ, tuy không trực tiếp giết chết vật chủ nhưng đôi khi nó lại
mang theo những mầm bệnh vô cùng nguy hiểm. Cũng giống như kí sinh, mối quan
hệ mà lợi ích chỉ đến từ một phía sẽ chẳng thể nào tồn tại được lâu dài.
Đi cùng với sự đối nghịch của cặp cá thể kí sinh - vật chủ chính là cách biệt giàu
nghèo, sự phân hoá giai cấp, vốn đã là một chủ đề quá đỗi quen thuộc trong số các
bộ phim của Bong Joon Ho. Trong Parasite, đạo diễn đã xây dựng nên hình ảnh
của 2 gia đình có nhiều điểm tương đồng, đơn cử là số lượng thành viên hay thành 11
phần gia đình. Cũng chính vì lí do đó, sự khác biệt giữa họ trở nên nổi bật hơn tất
thảy. Đó không chỉ là sự khác biệt về địa vị và tiền bạc, mà còn là sự khác biệt
trong thế giới quan, khi người giàu luôn hướng đến những giá trị khác, còn thứ duy
nhất tầng lớp nghèo trong phim hướng đến là đồng tiền. Điều này chính là nền tảng
cho cao trào của phim sau này, cũng chính là sự bùng nổ trong tư duy triết học của
đạo diễn, biên kịch Bong Joon Ho.
Khoảng cách giàu nghèo chênh lệch đến khủng khiếp ấy được thể hiện qua
những hình ảnh ẩn dụ đầy khéo léo. Nếu như trong (Đạo Us diễn Jordan Peele,
2019) cũng có xuất hiện hình ảnh ẩn dụ độc một chiếc bậc thang, thì ở Parasite
hình ảnh những bậc thang xuất hiện dày đặc và liên tục. Từ căn nhà hầm sập xệ của
gia đình ông Kim để đi lên căn biệt thự của gia đình Park phải bước qua rất nhiều
con dốc và những bậc thang dài dằng dặc khi đó là những nấc thang của tham vọng
được chạm đến đỉnh cao của tiền tài và địa vị, là khao khát thoát khỏi hiện thực
khắc nghiệt để tìm đến một nơi chốn tốt hơn. Còn ở chiều ngược lại, đó cũng là
những nấc thang hun hút, đi xuống tận cùng của sự nghèo đói, của tầng lớp lao
động dưới đáy của xã hội. Khi cơn mưa giông ập đến những dòng nước xối xả chảy
qua những bậc thang khiến cả khu phố nghèo ngập lụt, nhưng vs ng giàu đó lại là 1
phước lành khi đem đến 1 bầu không khí trong mát. Cùng một hiện tượng nhưng 2
phản ứng trái ngược cho thấy một sự chênh lệch khủng khiếp giữa 2 thái cực của
nấc thang giai cấp. Thậm chí trong căn nhà sập xệ của gia đinh Kim, chiếc bệ xí
còn được đặt trên cả một bậc thềm cao vống, cao hơn cả nền nhà, cao hơn cả địa vị
của tầng lớp nghèo trong bộ phim. Chiếc cầu thang dẫn xuống căn hầm định mệnh
bên trong căn biệt thự sang trọng cũng là một chi tiết rất hay khi được miêu tả như
một nỗi ô nhục mà ng chủ cũ còn không muốn đề cập tới. Thậm chí đây còn là
những bậc thang dẫn xuống hầm nằm dưới một căn hầm khác, thể hiện thứ bậc thấp
kém đến cùng cực của những người sống bên dưới. Trong phân cảnh cao trào của 12
bộ phim, mùi là biểu tượng then chốt, đẩy tâm lí của Ki-taek đến giới hạn của sự
chịu đựng và bộc phát thành hành động. Trước đó cái mùi của gia đinh Ki-taek đã
được nhắc tới nhiều lần, thể hiện lần đầu qua câu nói ngây thơ của cậu con trai nhà
Park rằng bác tài xế, cậu Kevin, cô Jessica đều có mùi giống nhau. Thế nhưng, đây
không phải là mùi của xà phòng, bột giặt hay mùi của riêng nhà Kim, mà đó là mùi
của cái nghèo chung. Cái mùi ấy được ông Park miêu tả là giống với mùi của địa
nhầm, của củ cải thối, của giẻ lau, hay nói cách khác đó là cái mùi của cuộc sống
cơ cực ở dưới đáy xã hội, của căn nhà hầm ẩm thấp, kìm bức. Hình ảnh những
chiếc - thứ dễ bốc mùi nhất trên cơ thể của con người, treo lửng lơ trong phòng tối
thiếu ánh sáng mặt trời chính là hình ảnh minh chứng rõ ràng nhất cho cái nghèo
mặc dù có cố gắng đến đâu đi chăng nữa cũng không thể rũ bỏ được. Và tất cả
những chi tiết ấy đã thúc đẩy sự tủi hổ cùng cực về thân phận của bản thân, dẫn đến
hành động trong phần cao trào của bộ phim của nhân vật Ki-taek.
Nhát dao của Ki-taek dành cho ông Park trong Kí sinh trùng cũng là một hành
động biểu tượng, bắt nguồn từ những mầm mống được sắp xếp đầy kì công trước
đó. Đơn cử như lúc ông Kim nằm dưới gầm bàn để nghe lén cuộc nói chuyện giữa
giám đốc Park và vợ mùi của ông hay những câu trả lời của ông Park khi được hỏi
rằng liệu mình có yêu vợ thật lòng. Trong thế giới quan của những con người như
Ki-taek, khi có tiền thì mọi thứ đều có thể trở nên dễ dàng, kể cả tình yêu. Sự ngập
ngừng và né tránh của giám đốc Park khi nói về chủ đề này đã khiến Ki-taek cảm
thấy giận dữ khi nhận ra những mặt tối của những con người bề ngoài tưởng chừng
hoàn hảo. Trong phim có một câu nói rằng: “Không phải họ giàu nhưng vẫn tốt mà
bởi họ giàu nên mới tốt”. Nó đã thể hiện cực kì chính xác rằng trong thâm tâm của
tầng lớp lao động luôn có một sự đố kị, thù ghét vô hình dành cho những người có
tiền. Đó là một rào cản vô hình, âm ỉ như ngọn lửa vốn đã được chứng minh bằng
lịch sử phát triển của triết học, khi mà những đất nước nổi tiếng nhất trong việc áp 13
dụng hệ tư tưởng Mác Lê-nin đều là những nước Cộng sản Chủ nghĩa, là nơi mà
nhân dân có thể làm chủ đất nước, chứ không bắt buộc phải là người có năng lực tài
chính, tiền tài hay địa vị.
Cuối cùng, ta không thể không nhắc đến hình ảnh “Tảng đá phong thủy”. “Tảng
đá này đã bám lấy con” Ki-woo đã nói như vậy khi vớt hòn đá lên trong dòng nước
lũ nhấn chìm khu nhà của cả gia đình cậu. Viên đá thực chất lại là hình ảnh ẩn dụ
cho cái nghèo, những gánh nặng mưu sinh đè nặng lên cuộc sống của tầng lớp
những người dân lao động cơ cực. Họ muốn thoát ra khỏi nó mỗi ngày nhưng
không thể. Ta không phủ nhận một sự thật rằng cho dù cố gắng đến đâu đi nữa, gia
đình của ông Kim cũng không thể nào chạm tới dù chỉ là 1 phần rất nhỏ đến tình
trạng giàu sang của gia đình nhà Park. Đó cũng chính là lí do vì sao Ki-woo khi đặt
viên đá xuống dưới nước và quyết tâm trở nên thành công để mua lại căn biệt thự
sang trọng, giải thoát cho bố lại chua xót đến như vậy. Chúng ta đều biết rằng giấc
mơ ấy viển vông, huyễn hoặc đến mức nào. Chưa dừng lại ở đó, phiến đá chính là
minh chứng rõ nhất cho sự khác biệt giữa thế giới quan của những người có địa vị,
tư duy khác nhau trong xã hội loài người. Trong mắt giới thượng lưu, viên đá ấy là
viên đá phong thủy, cũng giống như bức tranh, pho tượng – những đồ vật xuất hiện
trong nhà giám đốc Park. Người giàu có thể coi chúng là những món đồ cao siêu,
dùng để trưng bày trong nhà với hi vọng đem về thêm tiền bạc, may mắn. Tuy
nhiên, đối với người nghèo, chúng chỉ là thứ đồ để mang ra cọ rửa và thậm chí, làm công cụ giết người.
Tuy nhiên, tất cả những hành động sai trái từ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đến
giết người của gia đình ông Kim có lẽ đều là do họ bị mờ mắt bởi đồng tiền, từ đó
làm cho thế giới quan bị lệch lạc, phương pháp luận tiêu cực dẫn đến những quyết
định vô nhân tính. Điều này được thể hiện rõ nhất qua chính câu nói của người bố
Ki-taek: "Kế hoạch tốt nhất là không có kế hoạch nào cả". Đây là một sự biện hộ 14
đầy mĩ miều để che đi cái lí do cho sự nghèo khó của gia đình nhà ông Kim. Là
một lối suy nghĩ đầy thiển cận, sống chỉ tính đến ngày hôm nay mà chẳng nghĩ đến
tương lai. Nó là một suy nghĩ chết người, dẫn đến sự đi xuống trong nhận thức, xóa
mờ lằn ranh giữa việc thiện, việc ác. Xuất phát điểm là một gia đình nghèo với
khao khát làm giàu nhưng lại biếng lười, gia đình ông Kim đã trở thành một tổ
chức lừa đảo, giết người, chiếm đoạt tài sản. Sự lười biếng ấy được đổ lỗi cho số
phận không bao giờ đi theo ý muốn của mình. Tuy rằng, đây chỉ là một chi tiết
mang tính phê phán nhẹ nhàng, nhưng đi cùng với nó cũng là một sự cảm thông.
Nếu đặt mình vào hoàn cảnh của tầng lớp lao động nghèo, chúng ta mới hiểu đc
guồng quay của cuộc sống mưu sinh hàng ngày là khốc liệt thế nào. Phải lo cho
ngày hôm nay để đủ ăn đã rồi mới tính tiếp được tới ngày mai. Không thể trách họ
không có một cái nhìn rộng lớn hơn, bởi cuộc sống không cho họ có được cơ hội
đó. Để rồi, qua tất cả những điều đó, chúng ta đã thấy được vai trò và tầm quan
trọng của việc trau dồi, nâng cao tri thức triết học, rèn luyện thế giới quan đúng đắn
là quan trọng đến nhường nào khi nó có thế quyết định số phận của không chỉ bản
thân, mà có thể là cả những tầng lớp, tổ chức. KẾT LUẬN
Qua những phân tích, đánh giá kĩ càng, bài tiểu luận đưa ra những vấn đề chung
về vai trò của triết học trong đời sống, cụ thể:
Thứ nhất, vai trò của triết học trong đời sống được thể hiện qua những chức năng
của triết học. Triết học có nhiều chức năng như: Chức năng nhận thức, chức năng
đánh giá, chức năng giáo dục... Nhưng chức năng thế giới quan và chức năng
phương pháp luận vẫn là hai chức năng chủ chốt, đóng vai trò quan trọng nhất. Từ 15
một thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức, quan sát và nhìn
ra mọi vấn đề của thế giới xung quanh. Điều này giúp mọi người điều chỉnh thái độ
và hoạt động của mình. Sự ra đời của triết học là cốt lõi lý luận của nhân sinh quan
thế giới, biến nó thành một quá trình có ý thức dựa trên kinh nghiệm thực tiễn toàn
diện và tri thức khoa học được cung cấp. Bên cạnh đó, phương pháp luận được chia
thành nhiều cấp độ: phương pháp luận môn học, phương pháp luận chung và
phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học). Phương pháp luận tuy
không phải là một ngành khoa học độc lập nhưng lại là một bộ phận không thể
thiếu của bất kỳ ngành khoa học nào. Phương pháp luận triết học đóng vai trò định
hướng, chỉ đạo trong quá trình tìm tòi, lựa chọn, vận dụng những cách thức nhận
thức và hoạt động thực tiễn một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Thứ hai, nền công nghiệp phim ảnh hiện đại đã phát triển tới mức độ nhất định,
khi những giá trị thực tiễn và những bài học cũng được lồng ghép vào các thước
phim. Một trong những ví dụ điển hình chính là bộ phim Parasite, khi dưới góc
nhìn triết học, bộ phim hiện lên đầy giá trị nội dung và giá trị nhân đạo.
Từ những nhận định trên, em tin rằng bài tiểu luận đã cung cấp đủ cơ sở căn cứ
cho thấy vai trò và tầm quan trọng của triết học trong đời sống. Mặc dù đã ra đời từ
gần 200 năm trước, thế nhưng những giá trị trong việc định hướng thế giới quan,
xây dựng phương pháp luận vẫn không bao giờ thay đổi. Và thậm chí, trong thời
đại hiện nay, triết học Mác – Leenin vẫn là cơ sở lý luận khoa học cho con người
chống lại mọi luận điểm sai lầm trong các trào lưu của triết học tư sản hiện đại,
chống chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều. Như vậy, ta có thể thấy rằng, công
cuộc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lenin là tối quan trọng, qua đó luôn
hướng nền tảng tư tưởng đúng đắn và là “kim chỉ nam” trong mọi hành động của Đảng và đất nước. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
2. PGS.TS Đoàn Văn Khái, PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Giáo trình Logic học
và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học.
3. Giới thiệu một số tác phẩm của C.Mác, PH.ĂNGGHEN VÀ V.I.LÊNIN - Triết học
https://luatminhkhue.vn/gioi-thieu-mot-so-tac-pham-cua-c-mac--ph-
angghen-va-v-i-lenin---triet-hoc.aspx?fbclid=IwAR3h_-
vUObI_QHoTEz9pnnAEhMrufDuJZMqvnXdyeOTarU0u7BivtYz5f3A
4. Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở Tiếng Việt.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh
5. Tọa đàm khoa học “Thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt Nam hiện nay”.
6. Parasite: What the Oscar win means for Korean cinema – BBC
https://www.bbc.com/news/world-asia-51449513
7. Parasite's Best Picture Oscar Is Historic. Is This the Beginning of a New Era in Film?
https://time.com/5779940/parasite-best-picture-oscars/ 8. The ‘Parasite’ impact
https://www.thejakartapost.com/life/2020/02/23/the-parasite-impact.html
9. Bong Joon-ho, Parasite Director, Best Picture Oscar Winner
https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-12-03/bong-joon-ho-
parasite-director-best-picture-oscar-winner-bloomberg-50-2020 17
10. HƯỚNG DẪN CÁCH TRÍCH DẪN CHUẨN APA VÀ LẬP DANH MỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG CÁC KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP,LUẬN VĂN VÀ CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC.
https://kqm.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2020/07/HKDN-7-HU%CC
%9BO%CC%9B%CC%81NG-DA%CC%82%CC%83N-TRI%CC%81CH-
DA%CC%82%CC%83N-KHOA-HO%CC%A3C-THEO-APA.pdf 11. Rotten tomatoes
https://www.rottentomatoes.com/m/parasite_2019
12. Review PARASITE - KÝ SINH TRÙNG
https://www.facebook.com/cuongphimreview/posts/2353007511681755/ 18