Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội | Bài tập lớn môn Chủ nghĩa xã hội Neu

Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
7 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội | Bài tập lớn môn Chủ nghĩa xã hội Neu

Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

26 13 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45740413
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------
BÀI TẬP LỚN
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ BÀI:
Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành
của mỗi thành viên?
Họ và tên SV:
Lớp tín chỉ:
Mã SV:
HÀ NỘI, NĂM 2021
lOMoARcPSD| 45740413
2
Lời mở đầu
“Gia đình một tế bào bản tự nhiên cấu thành nên từng cộng đồng, hội. Gia
đình giữ vai trò trung tâm trong đời sống của mỗi con người, là nơi bảo đảm đời sống vật
chất và tinh thần của mỗi cá nhân, là một trong những giá trị xã hội quan trọng bậc nhất
của người Á Đông, trong đó Việt Nam”. Đối với sự phát triển của hội trong bất kỳ
giai đoạn phát triển nào, sự vững vàng bền bỉ của nền tng gia đình cũng syếu tố quyết
định đến sự giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước. Cho nên, việc quan m coi trọng đến
yếu tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một hội phát triển n định
bền vững. Điều này càng thấy khi chúng ta nhìn nhận đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng
của gia đình trong xã hội hiện nay. Nhưng, xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ
một đơn vtình cảm – tâm , mà còn một tchức kinh tế – tiêu dùng, một môi trường
giáo dục văn hóa, một cấu thiết chế hội đặc biệt. Với tất cả những đặc biệt đó,
cho thấy gia đình có một vị trí vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của xã hội nói
chung. Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh
phúc vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng hội chủ nghĩa. Xuất phát từ bối cảnh
trên đặt ra câu hỏi: Thực trạng của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới này như thế
nào? Giải pháp xây dựng phát triển gia đình Việt Nam hiện nay? Với mục đích trả lời
cho những câu hỏi trên, em chọn đề tài “Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một
thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải trách nhiệm để làm cho gia đình
mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự
hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên?”.
Chương 1:
Vị trí của gia đình trong xã hội
1. Khái niệm về gia đình:
Gia đình là thiết chế hội, trong đó những người quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt
cùng chung sống). Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa
của dân tộc và thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với
tổng thể xã hội.
Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất
của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ
chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống
có kinh tế chung.
lOMoARcPSD| 45740413
C.Mác: “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra
những người khác, sinh sôi, nảy n- đó quan hệ giữa chồng vợ, cha mẹ và con cái,
đó là gia đình”.
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt. Nó khác các hình thức cộng đồng
hội khác chỗ quan hệ hôn nhân và huyết thống là quan hệ bản, đặc trưng nhất
của sự hình thành, tồn tại và phát triển của gia đình, cùng với những quy định về quyền
và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
2. Vị trí của gia đình trong xã hội:
Gia đình “tế bào của hội”. Điều này chúng ta luôn luôn khẳng định trong
hoàn cảnh nào, hội nào nó vẫn luôn luôn đúng. Nó nói lên mối quan hệ mật thiết giữa
gia đình hội, quan hệ đó giống như sự tương tác hữu của quá trình trao đổi chất,
duy trì sự sống của cơ thể. Xã hội (cơ thể) lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến
bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hòa của xã hội.
Trong mối quan hệ ấy, trình độ phát triển vmọi mặt của hội quyết định đến hình
thức, tính chất, kết cấu và quy của gia đình. C.Mác nhiều lần lưu ý rằng: tôn giáo,
gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật…chỉ là những hình thức
đặc thù của sản xuất và phục ng quy luật chung của sản xuất. Và thực tế cũng cho ta
thấy, gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đoạn phát triển xã hội khác
nhau.
Gia đình cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình với hội. Mỗi nhân chỉ
thể sinh ra trong gia đình. Không thể con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia
đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển
tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách
xử với người xung quanh xã hôi. Nhiều thông tin về hội tác động
đến con người
thông qua gia đình. Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận
hoàn cảnh gia đình của người ấy. Nhiều nội dung quản hội không chỉ thông qua
hoạt động của các thiết chế hội, mà còn thông qua hoạt động của gia đình để tác động
đến con người; nghĩa vụ quyền lợi xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp
tác chung của các thành viên trong gia đình. Qua đó ý thức công dân được nâng cao và
sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có ý nghĩa thiết thực.
Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị
hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hôi. Chỉ
trong gia đình, mới thể hiên mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ chồng, chạ
mẹ và con cái. Gia đình là nơi nuôi dưng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hôi. Sự
hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của
lOMoARcPSD| 45740413
4
xã hôi. Vì vậ y muốn xây dựng hộ i thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ
tịch
nói: “Gia đình tốt thì xã hôi tốt, nhiều gia đình tốt cộ ng lại thì làm cho xã hộ i tố hơn”.
Gia đình nơi cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hiện nay ngày ng đòi hỏi trình độ và yêu cầu cao, đó phải là những người “giàu lòng
yêu nước, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; tri thức, sức khỏe, lao động giỏi;
sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”. Gia đình chính “là môi
trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” để hình thành
nên những phẩm chất tốt đẹp của mỗi nhân, mỗi con người, góp phần đắc lực vào
chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Gia đình là nơi nuôi dưng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành phát triển với nhng
chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị
truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu tơng, đùm bọc lẫn nhau,
thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên ờng
vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt
quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng gia đình là t trách nhiệ m, mộ t bộ phậ n cấu thành trong chỉnh thể các mục
tiêu phấn đấu của xã hôi, vì sự ổn định và phát triển của xã hộ i. Thế nhưng, các cá
nhân
không chỉ sống trong quan hê gia đình còn những quan hệ hộ i. Mỗi
nhân
không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hôi. Không thể có con
người bên ngoài hôi. Gia đình đóng vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu về quan
hê xã hộ i của mỗ cá nhân. Ngược lại, bất cứ xã hộ i nào cũng thông qua gia đìn để tác
đông đến mỗi cá nhân. Mặ t khác, nhiều hiệ n tượng của xã hộ i cũng thông quạ gia đình
mà có ảnh hưởng tích cực hoăc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng,
đạo đức, lối sống.
thể thấy rằng, trong sự phát triển chung của hội hiện nay, gia đình luôn đóng
một vai trò quan trọng. Không thể một hội giàu mạnh, văn minh nếu như không
dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ. Vì vậy, xây dựng và
phát triển gia đình với những giá trị tốt đẹp trong hội hiện đại một trong những
yếu tố cốt lõi trong mục tiêu chung của xây dựng nền văn hóa mới XHCN.
Chương 2:
lOMoARcPSD| 45740413
Trách nhiệm của bản thân để làm cho gia đình mình thực sự một
tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự
hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên.
Tình yêu gia đình là nền tàng của tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước. Từ
tình yêu người thân, con người mới biết yêu thương trân trọng những người có xung
quanh mình. cũng từ ý thức xây dựng một gia đình hạnh phúc, con người mới yêu
cuộc sống này, biết yêu quê hương, đất nước mình.
Bởi vậy em nghĩ rằng thể hiện trách nhiệm của bản thân với gia đình là một điều cùng
quan trọng. Để gia đình thể một tế bào tốt của hội tviệc xây dựng một gia đình
văn hóa là không thể thiếu. Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần phải thực hiện
tốt bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình. Sống giản dị, không ham những thú
vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. Mỗi gia đình biết kế thừa, phát huy các
giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Đồng thời, tiếp thu chọn lọc các
giá trị tiên tiến của thời đại về gia đình. Em nghĩ bản thân mình cũng cần phải nỗ lực hết
mình để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình. Xây dựng gia đình
theo những chuẩn mực mà xã hội và đất nước đã đề ra. Bên cạnh đó, em nghĩ rằng mình
cũng cần trách nhiệm nhắc nhở bản thân các thành viên trong gia đình, khi tham
gia các trang mạng xã hội, cần phải biết chắt lọc những thông tin, tránh rơi vào lối sống
ảo, đăng tải những hình ảnh mang tính tiêu cực làm ảnh hưởng đến nhân phẩm đạo đức,
thuần phong, mỹ tục vốn có từ bao đời của nền tảng văn hóa gia đình của dân tộc. Bởi lẽ
sống ảo rất dễ khiến cho chúng ta rơi vào tình trạng lập, dần dần xa lánh gia đình,
người thân đổi lấy tình yêu trên mạng. Thậm chí sống ảo sẽ khiến cho chúng ta càng ngày
càng xa rời với cuộc sống thực, dễ dàng quên đi người thân đang sống bên mình đầu óc
trở nên mộng mị, không định hướng gì đến cuộc sống thực tại.
Để gia đình thể một tấm mang lại các giá trị hạnh phúc shài hòa trong đời
sống cá nhân của mỗi thành viên, em nghĩ bổn phận lớn nhất của mình là phải biết vâng
lời cha mẹ, nghe theo những lời hay lphải của cha mẹ. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường,
chúng ta phải học tập thật tốt để thể xây dựng một tương lai tươi đẹp cho bản thân,
không phụ công ơn nuôi dưng của cha mẹ. Ngoài ra còn phải biết tránh xa những thói
tật xấu của xã hội rèn luyện những đức tính tốt đẹp cho bản thân như xử đúng
mực với những người xung quanh mình nhất là người lớn, yêu thương và tôn trọng mọi
người, không xa hoa đua đòi với bạn bè…Và quan trọng hơn hết, chúng ta phải biết quan
tâm, chăm sóc giúp đ cha mẹ từ những việc nhỏ nhất. Hiện nay, với cuộc sống bận
rộn, việc dành nhiều thời gian để cùng nhau trò chuyện điều khá khó khăn với nhiều
gia đình. thế, hãy sắp xếp dành nhiều thời gian hơn để tchuyện, tâm sự với nhau
qua những bữa ăn tối hay một chuyến du lịch gia đình,… Mọi người thể chia sđể
lOMoARcPSD| 45740413
6
thêm hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn. Đó là tất cả những gì một người con phải
có trách nhiệm thực hiện để làm tròn chữ hiếu của mình. Chữ hiếu là nền tảng của đạo
luân thường của con người, thế ai không đối xtốt với cha mẹ người thân của
mình thì hội cũng không còn tử tế với họ nữa. Hiếu với cha mẹ không những chỉ cốt
giữ được lòng kính mến là đủ mà còn làm cho cha mẹ vui lòng. Cha mẹ là người sinh ra
con cái, và một kỳ vọng lớn lao vào con cái, con cái hạnh phúc, cha mẹ hạnh phúc.
vậy hiếu thảo với cha mẹ một nền tảng của tình yêu thương trong hội con người
chúng ta.
Trong gia đình thì ai cũng cần được tôn trọng. Sự thiếu tôn trọng sẽ gây ra những tổn
thương cho người khác. Không chỉ bố mẹ cần phải tôn trọng các quyết định cũng như
khoảng không gian riêng của con chính con cái cũng cần bày tỏ sự tôn trọng vi
những lời khuyên bảo, nhắc nhở, góp ý của bố mẹ.
Bên cạnh đó em nghĩ mình cũng cần phải tự hoàn thiện bản thân. Khi bản thân đã hoàn
thiện ta mới đủ sức mạnh để xây dựng hạnh phúc cho gia đình. Biết sống tốt đẹp
xứng đáng với những người thân mong mỏi. Con người thừa hưởng những lợi ích từ
gia đình để trưởng thành. Trách nhiệm của em là phải tạo ra những lợi ích khác cho các
thế hệ kế cận thừa hưởng và phát triển. Những giá trị này phải được duy trì để đảm bảo
gia đình phát triển bền vững ngày ng tốt đẹp hơn. Bởi vậy, sự thành công của mỗi
cá nhân trong cuộc sống sẽ lại nguồn lực duy trì ổn đinh và cần thiết.
Cuộc sống của bất kỳ ai cũng đều có điều vui sự buồn xen kẽ với nhau. Để gia đình hạnh
phúc thì yếu tố quan tâm, chia sẻ là điều không thể thiếu. Sự chia sẻ không nên chỉ dừng
lại nhng lời nói suông hãy biến chúng thành những hành động thiết thực, chẳng
hạn như nêu ra vấn đề khó khăn để cùng nhau giải quyết. Hoặc nếu như em đang khủng
hoảng tâm lý, đối mặt với nhiều khó khăn trong quá tình học tập hay làm việc, em có thể
chủ động tìm kiếm sự giúp đ về mặt tinh thần ở những người thân trong gia đình, họ sẽ
là những người sẵn sàng lắng nghe, động viên và ở bên cạnh đồng hành với em.
Biết gắn kết tình thân bền chặt là trách nhiệm cao cả của mỗi con người. Một gia đình
hạnh phúc không nhất thiết phải giàu nhưng rất cần các thành viên sống tôn trọng,
yêu kính hòa thuận với nhau. Tiền thể mua được một ngôi nhà nhưng không th
mua được một gia đình hạnh phúc. Mỗi gia đình một tế bào của hội. Gia đình
hạnh phúc, hội mới yên bình phát triển. Chính niềm tin tưởng, lòng thủy chung
chính là nguồn cội của mỗi gia đình.
lOMoARcPSD| 45740413
Kết luận
Qua việc nghiên cứu phân tích vai trò của gia đình trong hội, em nhận thức được
những gtrị mà gia đình đem lại “Gia đình tế bào của xã hội và cũng chính nơi gìn
giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta được kết tinh qua hơn 4.000
năm văn hiến’ và ý thức được trách nghiệm của bản thân trong việc xây dựng, phát triển
gia đình. Hãy biết trân trọng gia đình khi còn có thể. Thật may mắn cho ta nếu được sinh
ra trong một gia đình ngập tràn yêu thương. Cho những gia đình chưa thực sự hạnh phúc,
mỗi người hãy cùng nhau trò truyện, đùm bọc lẫn nhau, hòa giải mọi khúc mắc. Hãy cố
gắng hết sức xây dựng, phát triển và bảo vệ bến đỗ tuyệt vời nhất mang tên Gia Đình.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng việt:
1. Giáo trình chủ nghĩa xã hội học
Tài liệu trực tuyến:
2. Gia đình và vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại
http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/gia-dinh-va-vi-tri-vai-tro-cua-gia-dinh-trong-xa-hoi-
hiendai/
3. Quan niệm của C. Mác Ph. Ăngghen về gia đình trong mối quan hệ với sự
phát triển kinh tế - xã hội (2018)
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c-
mac/nghiencuu-hoc-tap-tu-tuong/quan-niem-cua-c-mac-va-ph-angghen-ve-gia-dinh-
trong-moiquan-he-voi-su-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-3191 4. Để có “tế bào khỏe”
cho xã hội
https://www.baobaclieu.vn/doi-song-xa-hoi/de-co-te-bao-khoe-cho-xa-hoi-59630.html
| 1/7

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45740413
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- BÀI TẬP LỚN
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ BÀI: Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành
viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm
cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm
mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong dời sống cá nhân
của mỗi thành viên? Họ và tên SV: Lớp tín chỉ: Mã SV:
HÀ NỘI, NĂM 2021 lOMoAR cPSD| 45740413 Lời mở đầu
“Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên cấu thành nên từng cộng đồng, xã hội. Gia
đình giữ vai trò trung tâm trong đời sống của mỗi con người, là nơi bảo đảm đời sống vật
chất và tinh thần của mỗi cá nhân, là một trong những giá trị xã hội quan trọng bậc nhất
của người Á Đông, trong đó có Việt Nam”
. Đối với sự phát triển của xã hội trong bất kỳ
giai đoạn phát triển nào, sự vững vàng bền bỉ của nền tảng gia đình cũng sẽ là yếu tố quyết
định đến sự giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước. Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến
yếu tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một xã hội phát triển ổn định
và bền vững. Điều này càng thấy rõ khi chúng ta nhìn nhận đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng
của gia đình trong xã hội hiện nay. Nhưng, xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ
là một đơn vị tình cảm – tâm lý, mà còn là một tổ chức kinh tế – tiêu dùng, một môi trường
giáo dục – văn hóa, một cơ cấu – thiết chế xã hội đặc biệt. Với tất cả những đặc biệt đó,
cho thấy gia đình có một vị trí vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của xã hội nói
chung. Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh
phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ bối cảnh
trên đặt ra câu hỏi: Thực trạng của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới này như thế
nào? Giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay? Với mục đích trả lời
cho những câu hỏi trên, em chọn đề tài “Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một
thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình
mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự
hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên?”.
Chương 1:
Vị trí của gia đình trong xã hội 1.
Khái niệm về gia đình:
Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt
cùng chung sống). Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa
của dân tộc và thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội.
Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất
của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ
chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung. 2 lOMoAR cPSD| 45740413
C.Mác: “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra
những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”.
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt. Nó khác các hình thức cộng đồng
xã hội khác ở chỗ quan hệ hôn nhân và huyết thống là quan hệ cơ bản, đặc trưng nhất
của sự hình thành, tồn tại và phát triển của gia đình, cùng với những quy định về quyền
và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
2. Vị trí của gia đình trong xã hội:
Gia đình là “tế bào của xã hội”. Điều này chúng ta luôn luôn khẳng định và dù trong
hoàn cảnh nào, xã hội nào nó vẫn luôn luôn đúng. Nó nói lên mối quan hệ mật thiết giữa
gia đình và xã hội, quan hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất,
duy trì sự sống của cơ thể. Xã hội (cơ thể) lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến
bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hòa của xã hội.
Trong mối quan hệ ấy, trình độ phát triển về mọi mặt của xã hội quyết định đến hình
thức, tính chất, kết cấu và quy mô của gia đình. C.Mác nhiều lần lưu ý rằng: tôn giáo,
gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật…chỉ là những hình thức
đặc thù của sản xuất và phục tùng quy luật chung của sản xuất. Và thực tế cũng cho ta
thấy, gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đoạn phát triển xã hội khác nhau.
Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình với xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có
thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia
đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển
tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách
cư xử với người xung quanh và xã hôi. Nhiều thông tin về xã hội tác động ̣ đến con người
thông qua gia đình. Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận rõ
hoàn cảnh gia đình của người ấy. Nhiều nội dung quản lý xã hội không chỉ thông qua
hoạt động của các thiết chế xã hội, mà còn thông qua hoạt động của gia đình để tác động
đến con người; nghĩa vụ và quyền lợi xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp
tác chung của các thành viên trong gia đình. Qua đó ý thức công dân được nâng cao và
sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có ý nghĩa thiết thực.
Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị
hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hôi. Chỉ ̣
trong gia đình, mới thể hiên mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, chạ
mẹ và con cái. Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hôi.̣ Sự
hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của lOMoAR cPSD| 45740413
xã hôi. Vì vậ y muốn xây dựng xã hộ i thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ ̣ tịch
nói: “Gia đình tốt thì xã hôi tốt, nhiều gia đình tốt cộ ng lại thì làm cho xã hộ i tốṭ hơn”.
Gia đình là nơi cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hiện nay ngày càng đòi hỏi trình độ và yêu cầu cao, đó phải là những người “giàu lòng
yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi;
sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”.
Gia đình chính “là môi
trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”
để hình thành
nên những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, mỗi con người, góp phần đắc lực vào
chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Gia đình là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những
chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị
truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau,
thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường
vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt
quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng gia đình là môt trách nhiệ m, mộ t bộ phậ n cấu thành trong chỉnh thể các mục ̣
tiêu phấn đấu của xã hôi, vì sự ổn định và phát triển của xã hộ i. Thế nhưng, các cá ̣ nhân
không chỉ sống trong quan hê gia đình mà còn có những quan hệ xã hộ i. Mỗi cá ̣ nhân
không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hôi. Không thệ̉ có con
người bên ngoài xã hôi. Gia đình đóng vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu vệ̀ quan
hê xã hộ i của mỗ cá nhân. Ngược lại, bất cứ xã hộ i nào cũng thông qua gia đìnḥ để tác
đông đến mỗi cá nhân. Mặ t khác, nhiều hiệ n tượng của xã hộ i cũng thông quạ gia đình
mà có ảnh hưởng tích cực hoăc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân vệ̀ tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Có thể thấy rằng, trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay, gia đình luôn đóng
một vai trò quan trọng. Không thể có một xã hội giàu mạnh, văn minh nếu như không
dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ. Vì vậy, xây dựng và
phát triển gia đình với những giá trị tốt đẹp trong xã hội hiện đại là một trong những
yếu tố cốt lõi trong mục tiêu chung của xây dựng nền văn hóa mới XHCN.
Chương 2: 4 lOMoAR cPSD| 45740413
Trách nhiệm của bản thân để làm cho gia đình mình thực sự là một
tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự
hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên.
Tình yêu gia đình là nền tàng của tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước. Từ
tình yêu người thân, con người mới biết yêu thương và trân trọng những người có ở xung
quanh mình. Và cũng từ ý thức xây dựng một gia đình hạnh phúc, con người mới yêu
cuộc sống này, biết yêu quê hương, đất nước mình.
Bởi vậy em nghĩ rằng thể hiện trách nhiệm của bản thân với gia đình là một điều vô cùng
quan trọng. Để gia đình có thể là một tế bào tốt của xã hội thì việc xây dựng một gia đình
văn hóa là không thể thiếu. Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần phải thực hiện
tốt bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình. Sống giản dị, không ham những thú
vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. Mỗi gia đình biết kế thừa, phát huy các
giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc các
giá trị tiên tiến của thời đại về gia đình. Em nghĩ bản thân mình cũng cần phải nỗ lực hết
mình để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình. Xây dựng gia đình
theo những chuẩn mực mà xã hội và đất nước đã đề ra. Bên cạnh đó, em nghĩ rằng mình
cũng cần có trách nhiệm nhắc nhở bản thân và các thành viên trong gia đình, khi tham
gia các trang mạng xã hội, cần phải biết chắt lọc những thông tin, tránh rơi vào lối sống
ảo, đăng tải những hình ảnh mang tính tiêu cực làm ảnh hưởng đến nhân phẩm đạo đức,
thuần phong, mỹ tục vốn có từ bao đời của nền tảng văn hóa gia đình của dân tộc. Bởi lẽ
sống ảo rất dễ khiến cho chúng ta rơi vào tình trạng cô lập, dần dần xa lánh gia đình,
người thân đổi lấy tình yêu trên mạng. Thậm chí sống ảo sẽ khiến cho chúng ta càng ngày
càng xa rời với cuộc sống thực, dễ dàng quên đi người thân đang sống bên mình đầu óc
trở nên mộng mị, không định hướng gì đến cuộc sống thực tại.
Để gia đình có thể là một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời
sống cá nhân của mỗi thành viên, em nghĩ bổn phận lớn nhất của mình là phải biết vâng
lời cha mẹ, nghe theo những lời hay lẽ phải của cha mẹ. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường,
chúng ta phải học tập thật tốt để có thể xây dựng một tương lai tươi đẹp cho bản thân,
không phụ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Ngoài ra còn phải biết tránh xa những thói
hư tật xấu của xã hội và rèn luyện những đức tính tốt đẹp cho bản thân như cư xử đúng
mực với những người xung quanh mình nhất là người lớn, yêu thương và tôn trọng mọi
người, không xa hoa đua đòi với bạn bè…Và quan trọng hơn hết, chúng ta phải biết quan
tâm, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ nhất. Hiện nay, với cuộc sống bận
rộn, việc dành nhiều thời gian để cùng nhau trò chuyện là điều khá khó khăn với nhiều
gia đình. Vì thế, hãy sắp xếp dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện, tâm sự với nhau
qua những bữa ăn tối hay một chuyến du lịch gia đình,… Mọi người có thể chia sẻ để lOMoAR cPSD| 45740413
thêm hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn. Đó là tất cả những gì mà một người con phải
có trách nhiệm thực hiện để làm tròn chữ hiếu của mình. Chữ hiếu là nền tảng của đạo lý
và luân thường của con người, vì thế ai mà không đối xử tốt với cha mẹ là người thân của
mình thì xã hội cũng không còn tử tế với họ nữa. Hiếu với cha mẹ không những chỉ cốt
giữ được lòng kính mến là đủ mà còn làm cho cha mẹ vui lòng. Cha mẹ là người sinh ra
con cái, và có một kỳ vọng lớn lao vào con cái, con cái hạnh phúc, cha mẹ hạnh phúc. Vì
vậy hiếu thảo với cha mẹ là một nền tảng của tình yêu thương trong xã hội con người chúng ta.
Trong gia đình thì ai cũng cần được tôn trọng. Sự thiếu tôn trọng sẽ gây ra những tổn
thương cho người khác. Không chỉ bố mẹ cần phải tôn trọng các quyết định cũng như
khoảng không gian riêng của con mà chính con cái cũng cần bày tỏ sự tôn trọng với
những lời khuyên bảo, nhắc nhở, góp ý của bố mẹ.
Bên cạnh đó em nghĩ mình cũng cần phải tự hoàn thiện bản thân. Khi bản thân đã hoàn
thiện ta mới có đủ sức mạnh để xây dựng hạnh phúc cho gia đình. Biết sống tốt đẹp và
xứng đáng với những gì người thân mong mỏi. Con người thừa hưởng những lợi ích từ
gia đình để trưởng thành. Trách nhiệm của em là phải tạo ra những lợi ích khác cho các
thế hệ kế cận thừa hưởng và phát triển. Những giá trị này phải được duy trì để đảm bảo
gia đình phát triển bền vững và ngày càng tốt đẹp hơn. Bởi vậy, sự thành công của mỗi
cá nhân trong cuộc sống sẽ lại nguồn lực duy trì ổn đinh và cần thiết.
Cuộc sống của bất kỳ ai cũng đều có điều vui sự buồn xen kẽ với nhau. Để gia đình hạnh
phúc thì yếu tố quan tâm, chia sẻ là điều không thể thiếu. Sự chia sẻ không nên chỉ dừng
lại ở những lời nói suông mà hãy biến chúng thành những hành động thiết thực, chẳng
hạn như nêu ra vấn đề khó khăn để cùng nhau giải quyết. Hoặc nếu như em đang khủng
hoảng tâm lý, đối mặt với nhiều khó khăn trong quá tình học tập hay làm việc, em có thể
chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt tinh thần ở những người thân trong gia đình, họ sẽ
là những người sẵn sàng lắng nghe, động viên và ở bên cạnh đồng hành với em.
Biết gắn kết tình thân bền chặt là trách nhiệm cao cả của mỗi con người. Một gia đình
hạnh phúc không nhất thiết phải giàu có nhưng rất cần các thành viên sống tôn trọng,
yêu kính và hòa thuận với nhau. Tiền có thể mua được một ngôi nhà nhưng không thể
mua được một gia đình hạnh phúc. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình có
hạnh phúc, xã hội mới yên bình và phát triển. Chính niềm tin tưởng, lòng thủy chung
chính là nguồn cội của mỗi gia đình.
6 lOMoAR cPSD| 45740413 Kết luận
Qua việc nghiên cứu phân tích vai trò của gia đình trong xã hội, em nhận thức rõ được
những giá trị mà gia đình đem lại “Gia đình là tế bào của xã hội và cũng chính là nơi gìn
giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta được kết tinh qua hơn 4.000
năm văn hiến’’
và ý thức được trách nghiệm của bản thân trong việc xây dựng, phát triển
gia đình. Hãy biết trân trọng gia đình khi còn có thể. Thật may mắn cho ta nếu được sinh
ra trong một gia đình ngập tràn yêu thương. Cho những gia đình chưa thực sự hạnh phúc,
mỗi người hãy cùng nhau trò truyện, đùm bọc lẫn nhau, hòa giải mọi khúc mắc. Hãy cố
gắng hết sức xây dựng, phát triển và bảo vệ bến đỗ tuyệt vời nhất mang tên Gia Đình.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng việt: 1.
Giáo trình chủ nghĩa xã hội học
Tài liệu trực tuyến: 2.
Gia đình và vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại
http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/gia-dinh-va-vi-tri-vai-tro-cua-gia-dinh-trong-xa-hoi- hiendai/ 3.
Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về gia đình trong mối quan hệ với sự
phát triển kinh tế - xã hội (2018)
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c-
mac/nghiencuu-hoc-tap-tu-tuong/quan-niem-cua-c-mac-va-ph-angghen-ve-gia-dinh-
trong-moiquan-he-voi-su-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-3191
4.
Để có “tế bào khỏe” cho xã hội
https://www.baobaclieu.vn/doi-song-xa-hoi/de-co-te-bao-khoe-cho-xa-hoi-59630.html